1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG LOÉT DẠ DÀY VÀ GIẢM ĐAU TRÊN THỰC NGHIỆM CỦA BỘT CAO KHÔ NGẢI CỨU (Artemisia vulgaris L.)

72 206 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Artemisia là một trong những chi lớn nhất trong họ Cúc (Asteraceae) bao gồm 500 loài và ngày càng được các nhà khoa học quan tâm do sự đa dạng về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học và đặc biệt là việc chiết xuất, phân lập ra artemisinin, một thuốc chống sốt rét đầy hứa hẹn. Trong các loài thuộc chi Artemisia, Ngải cứu là một trong những loài cây thuốc quan trọng nó được sử dụng từ lâu đời để điều trị bệnh ở nhiều nơi trên thế giới. Y học Cổ truyền Trung Quốc dùng Ngải cứu để điều trị đau dạ dày, loét dạ dày, viêm gan, vàng da sơ sinh. Y học hiện đại cũng chứng minh Ngải cứu có tác dụng hạ đường huyết, điều kinh, chống nhiễm trùng, tiêu độc, lợi tiểu, giảm đau và chống giun sán và được coi là một loại thuốc hữu ích trong điều trị thấp khớp, hen suyễn, ung thư và động kinh. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã làm sáng tỏ về thành phần hóa học trong cây như nhóm terpenoid, flavonoid, coumarin, acid caffeoylquinic, sterol, acetylene và polysaccharide 1. Trong đó, nhóm hoạt chất flavonoid là một nhóm quan trọng mà đáng quan tâm nhất là hợp chất eupatilin. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, hoạt chất này có một số tác dụng sinh học đáng quan tâm như: chống ung thư, chống viêm, bảo vệ tế bào thần kinh, chống oxy hóa…Ngoài ra eupatilin còn được biết đến là một tác nhân có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm giảm nhu động đường tiêu hóa. Hiện nay, Ngải cứu thường được dùng tươi hay phơi khô tán thành bột, hãm hoặc sắc uống. Với cách sử dụng như vậy sẽ gây bất tiện cho người dùng (tốn thời gian sắc, liều lượng không đồng đều…), đặc biệt với những người sử dụng trong thời gian dài. Trong khí đó nhóm hoạt chất chính của Ngải cứu là flavonoid không hòa tan tốt trong nước. Để khắc phục những nhược điểm đó, người ta bào chế ra một số dạng dùng như: siro, cao thuốc, viên nén, viên nang… giúp người sử dụng thuận tiện hơn khi dùng và nâng cao được hiệu quả điều trị. Theo xu hướng này, để điều chế được bột cao khô Ngải cứu làm nguyên liệu sản xuất thuốc có tác dụng giảm đau, chống loét dạ dày, đề tài: “Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng chống loét dạ dày và giảm2 đau trên thực nghiệm của bột cao khô ngải cứu (Artemisia vulgaris L.)”. Với các mục tiêu: 1. Xây dựng phương pháp điều chế bột cao khô Ngải cứu bằng phương pháp phun sấy quy mô phòng thí nghiệm. 2. Đánh giá được tác dụng chống loét dạ dày, giảm đau của cao khô ngải cứu trên động vật thực nghiệm. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ LOÀI NGẢI CỨU 1.1.1. Tên gọi và phân loại thực vật 1.1.1.1. Tên gọi Tên khoa học: Artemisia vulgaris L. thuộc họ Cúc Asteraceae. Tên thường gọi: Ngải cứu Tên khác: Cây thuốc cứu, Ngải, Nhã ngải, Ngải cao, Ngải diệp. Hình 1.1. Cây Ngải cứu (Hình chụp tại Thanh Hóa tháng 9 năm 2018). 1.1.1.2. Phân loại thực vật Theo phân loại thực vật, cây Ngải cứu được xếp theo trình tự: Ngành: Thực vật bậc cao (Tracheophyta) Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida) Bộ (order): Cúc (Asterales) Họ (family): Cúc (Asteraceae) Chi (genus) : Ngải (Artemisia) Loài (species): vulgaris4 1.1.2. Đặc điểm thực vật Chi Artemisia là một trong những chi lớn nhất và phân bố rộng rãi nhất của họ Cúc (Asteraceae) gồm khoảng hơn 500 loài khác nhau 1 2 3.Ở Việt Nam có khoảng 15 loài đã được mô tả trong từ điển thực vật Việt Nam. Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L. thuộc họ Cúc–Asteracea 1 2 3 4. Cây sống lâu năm, cao từ 70cm 150cm, cây bụi phân nhiều nhánh và thân rễ có khớp nối phía ngoài hoặc thân bò. Mặc dù vậy, loại thảo mộc này có thể có phân nhánh cao hoặc ngắn nhưng một số loài Artemisia không phân nhánh và cao (2 m) cũng đã được báo cáo ở một số nơi trên thế giới. Thân rễ có màu nâu nhạt, đường kính lên đến 1 cm và có thể mọc sâu đến 718 cm trong đất. Lá mọc so le, phiến rộng, xẻ theo nhiều kiểu khác nhau, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới màu tro trắng do có nhiều lông mịn như nhung. Hoa mọc tập trung đầu cành, hình đầu, màu vàng lục nhạt. Đầu hoa có hình trứng, dài 34 mm, rộng 2 mm, đế hoa có nhiều lông; hoa lưỡng tính, với tràng hoa hình ống. Quả bế nhỏ, dài và nhẵn, quả có mép không rõ ràng. Toàn cây có mùi thơm hắc 4. 1.1.3. Phân bố và thu hái Chi Artemisia có nguồn gốc châu Âu (chủ yếu là khô hạn và bán khô hạn), châu Á và Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada, chủ yếu). Nó cũng được tìm thấy ở Đông Nam Á, Úc và Nam Mỹ (chủ yếu là Brazil), Nam Phi và quần đảo Thái Bình Dương và được du nhập ở các vùng ấm ôn đới của miền nam Bắc Mỹ đến dãy núi Himalaya (3700 m). Nam Cực là lục địa duy nhất nơi mà A. vulgaris chưa được báo cáo, cho đến nay. Sự phân bố rộng rãi cho thấy sự thay đổi lớn về hành vi và hình thái học 4. Được biết, cây phát triển tốt trong một khí hậu mát mẻ với cát, sỏi và đất thoát nước tốt. Cây này chịu được một phổ nhiệt độ rộng, nhưng thích đất ẩm hơn 2. Ở nước ta từ lâu, cây ngải cứu được trồng làm rau và gia vị khá phổ biến. Cây này trồng nhiều ở hầu hết các tỉnh trong cả nước, đặc biệt5 thấy mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình…. Thu hái quanh năm khi chưa ra hoa và lá đang tươi tốt. Cắt lấy đoạn thân cành dài 40cm, phơi trong râm hay sấy nhẹ cho khô. 1.1.4. Bộ phận dùng Bộ phận dùng làm thuốc của ngải cứu là thân cành mang ngọn và lá. Thu hái quanh năm khi chưa ra hoa và lá đang tươi tốt. Cắt lấy đoạn thân cành dài 40cm, phơi trong râm hay sấy nhẹ cho khô. 1.1.5. Thành phần hóa học của cây Ngải cứu Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng thành phần hóa học của các loài này chủ yếu là terpenoid, flavonoid, coumarin, acid caffeoylquinic, sterol, acetylene và polysaccharid 1. Flavonoid: có khoảng hơn 20 flavonoid đã được phân lập từ cây ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) 3. Tricin, R1 = R2 = R5 = H, R3 = R4 = OCH3 Jaceosidine, R1 = R4 = R5 = H, R2 = R3 = OCH3 Eupafolin, R1 = R4 = R5 = H, R2 = OCH3, R3 = OH Diosmetin, R1 = R2 = R4 = H, R3 = OH, R5 = CH3 Chrysoeriol, R1 = R2 = R4= R5= H, R3 = OCH3 Isorhamnetin, R1 = OH, R2 = R4= R5= H, R3 = OCH3 Apigenin, R1 = R2 = R3 = R4= R5= H Kaempferol, R1 = OH, R2 = R3 = R4= R5= H Luteolin, R1 = R2 = R4= R5= H, R3 = OH Rutin, R1 = Orhamnoglucosyl, R2 = R4= R5= H, R3 = OH6 Eupatilin, R1 = H, R2 = R3 = R4= CH3 Eriodictyol, R1 = R2= H, R3 = R4 = H Homoeriodictyol, R1 = R2= H, R3 = CH3, R4= H Vitexin, R = glucosyl Sesquiterpen 3,5: Coumarin 6 6methoxy7,8 methylenedioxycoumarin, R1 = CH3, R2R3 = CH27 Fraxetin, R1 = CH3, R2 = R3 = H 8methoxy6,7methylenedioxycoumarin, R1R2 = CH3, R3 = CH3 Aesculetin, R1 = R2 = H Aesculetin6 methyl ether, R1 = H, R2 = CH3 Scopoletin, R1 = OCH3, R2 = H 1.1.6. Tác dụng dược lý 1.1.6.1. Tác dụng chống loét dạ dày Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dịch chiết cồn từ loài Artemisia asiatica (DA9601, StillenTM) với thành phần chủ yếu là eupatilin, Jaceosidin và các flavonoid khác có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm ở đường tiêu hóa, gan và tụy trên thực nghiệm 69. DA9601 uống với liều 40 mgkg trọng lượng cơ thể có tác dụng làm giảm tổn thương chảy máu niêm mạc dạ dày và quá trình peroxy hóa lipid do ethanol tuyệt đối gây ra ở chuột. Tác dụng trên thông qua việc DA9601 có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase và các stress oxy hóa gây ra bởi ethanol 10. DA9601với liều 100 mgkg có tác dụng bảo vệ các tổn thương của niêm mạc dạ dày gây ra bởi NSAIDs trên chuột thông qua làm bình thường hóa quá trình sản sinh prostaglandin và tăng cường chức năng của niêm mạc dạ dày do làm tăng lượng GSH (glutathione) đồng thời giảm quá trình viêm bằng cách giảm hàm lượng MDA (malondialdehyde) và MPO (myeloperoxidase) 11. Dịch chiết cồn từ loài A. argyi chứa các flavonoid như jaceosidin và eupatilin, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày trên mô hình gây tổn thương niêm mạc dạ dày bởi ethanol trên chuột nhờ việc kiểm soát các yếu tố gây viêm và giảm oxy hóa. Do đó, dịch chiết A. argyi thích hợp cho người có tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc có thói quen ăn uống không lành mạnh.8 1.1.6.2. Tác dụng chống ung thư của ngải cứu DA9601 ức chế sự phát triển của tế bào MCF10Aras (rastransfected human mammary epithelial cell) 11, ức chế hoạt động của enzyme 5 lipoxygenase, gây ra quá trình apoptosis của tế bào HL60 (tế bào ung thư bạch cầu ở người) và tế bào ung thư dạ dày người (AGS). Eupatilin phân lập từ loài A. asiatica còn có tác dụng ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư dạ dạy người (MKN1) thông qua hoạt hóa caspase3 và khả năng di căn của các tế bào này nhờ vào việc giảm điều hòa hoạt động của NFκB, sau đó giảm các cytokine gây viêm 13.Ngoài ra Eupatilin còn có tác dụng ức chế sự hình thành mạch (angiogenesis) ở tế bào ung thư dạ dày thông qua khóa STAT 3 (activator of transcription 3) và yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF: Vascular endothelial growth factor) 14. Eupatilin còn có tác dụng kháng khối u 15. Tinh dầu chiết xuất từ phần trên mặt đất của cây ngải cứu (A. vulgaris) với thành phần chính là caryophyllene, alphazingiberene, borneol và arcurcumenecó tác dụng thúc đẩy quá trình apoptosis trên dòng bạch cầu tủy cấp tính ở người (HL60) và trên một số dòng tế bào ung thư khác như Jurkat, K562, MCF7, HepG2, PC3, HeLa 16. 1.1.6.3. Tác dụng chống oxy hóa Dịch chiết nước từ ngải cứu có tác dụng dọn gốc tự do DPPH với giá trị IC50 là 11,4 µgmL tương đương với tác dụng của rutin (10µgmL). Ngoài ra dịch chiết nước của ngải cứu còn có tác dụng dọn gốc tự do NO với IC50 là 125 mgmL. Trên chuột, dịch chiết nước từ ngải cứu có tác dụng làm tăng đáng kể lượng glutathione, SOD trong máu so với nhóm chứng tương ứng 17. Các hợp chất phenolic phân lập từ lá ngải cứu có tác dụng chống oxy hóa thông qua cơ chế dọn gốc tự do DPPH với giá trị EC50 là 16,0 và khả năng hấp thu gốc oxy hóa (ORAC: oxygen radicalabsorbance capacity) 5700 (µmol đương lượng Troloxg dịch chiết) khả năng chống oxy hóa từ dịch chiết methanol của A. vulgaris mạnh hơn tác dụng chống oxy hóa từ dịch chiết nước của loài A. anomala, A. argyi và A. annua 18. 1.1.6.4. Tác dụng kháng khuẩn9 Tinh dầu từ ngải cứu có tác dụng kháng các loại vi khuẩn Erwinia herbicola, Bacillus subtilis, Salmonella typhe, Pseudomonas putida, Escherichia colivà các loại nấm như Penicillium expansum, Fusarium oxysporum, Aspergillus flavus và Aspergillus terreus 18. Dịch chiết cồn và ethanol từ ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn trên Bacillus subtilis, Staphylococcus aureusvà MethicillinResistant Staphylococcus aureus(Tụ cầu vàng kháng Methicillin) 20. Dịch chiết nước từ A. vulgaris có tác dụng ức chế vi khuẩn Streptococcus mutans 21. 1.1.6.5. Tác dụng giảm đau, chống viêm Dịch chiết methanol từ A. vulgaris với liều 400 mgkg trọng lượng cơ thể có tác dụng ức chế 55,3% trọng lượng của viên cotton ẩm và 64,06% trọng lượng của viên cotton khô trên mô hình gây viêm hạt bằng viên cotton trên chuột (Cotton Pellet Granuloma Method) 23. Dịch chiết methanol 70% từ ngải cứu còn có tác dụng làm giảm nồng độ của TNFα và interleukin1α 23. Tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenin, dịch chiết methanol từ A. vulgaris với liều 200, 400 và 800 mgml có tác dụng ức chế lần lượt 71,3, 72,2 và 74% phù bàn chân chuột so với nhóm chứng. Trên mô hình mâm nóng ở nhiệt độ 55o C (hot plate) và mô hình tail – flick (vẫy đuôi), dịch chiết methanol với các mức liều ở trên có tác dụng làm tăng ngưỡng đau. Điều này chứng tỏ dịch chiết từ A. vulgaris có tác dụng giảm đau, chống viêm tốt 24. 1.1.6.6. Tác dụng bảo vệ gan Thuốc tiêm truyền thành phần gồm có 40% carbohydrat, 2,9% protein và 9,8% phenolic và Inulin từ A. vulgariscó tác dụng làm giảm ALT, AST và ALP huyết tương và ức chế quá trình peroxy hóa lipid ở gan. Inulin một polysaccharide được chiết xuất từ A. vulgarisvới liều thấp (10 mgkg) có tác dụng làm giảm ALT, AST và ALP về gần giá với nhóm khỏe mạnh. Cơ chế của tác dụng trên là do khả năng chống oxy hóa và ức chế quá trình peroxy hóa10 lipid 25. Trên mô hình gây viêm gan bằng DGalactosamine và lipopolysaccharide ở chuột, dịch chiết methanol 70% từ A. vulgaris với liều 150600 mgkg làm giảm ALT và AST huyết tương. Trên mô bệnh học của gan, cải thiện cấu trúc, không có sung huyết nhu mô gan…26. 1.1.6.7. Các tác dụng khác Theo Đông y, ngải cứu là vị thuốc có tính ôn, vị cay dùng để điều hòa khí huyết, trục hàn thấp, an thai, cầm máu thường được dùng để chữa các bệnh ở phụ nữ, bệnh thổ huyết, chảy máu cam, nôn mửa, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp, ghẻ lở… 1.1.7 Liều dùng và cách dùng Liều dùng và cách dùng Ngải cứu được dùng tươi hay phơi khô tán thành bột, hãm hoặc sắc uống. Ngày dùng 610g. Thường phối hợp với Ích mẫu, Cỏ gấu để điều hòa kinh nguyệt. Phối hợp với Gừng tươi trị hàn lỵ ra huyết. Phối hợp với Hà thủ ô, mạch nha làm thuốc bổ máu…thường được dụng trực tiếp như: dạng hãm trà, hoặc ngâm rượu với liều khoảng 1g ngày. 1.2. TỔNG QUAN VỀ EUPATILIN 1.2.1. Công thức cấu tạo Hình 1.2 Công thức cấu tạo Eupatilin IUPAC: 2(3,4dimethoxyphenyl)5,7dihydroxy6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y LÊ BÁ BÁCH NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG LOÉT DẠ DÀY VÀ GIẢM ĐAU TRÊN THỰC NGHIỆM CỦA BỘT CAO KHÔ NGẢI CỨU (Artemisia vulgaris L.) LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y LÊ BÁ BÁCH NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG LOÉT DẠ DÀY, GIẢM ĐAU TRÊN THỰC NGHIỆM CỦA BỘT CAO KHƠ NGẢI CỨU (Artemisia vulgaris L.) Chun ngành: Cơng nghệ dược phẩm Bào chế thuốc Mã số: 872.02.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS NGUYỄN VĂN THƯ HÀ NỘI - 2019 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Quân y, Phòng sau đại học, Hệ sau đại học, các Bộ môn chuyên ngành Dược đã tạo điều kiện thuận lợi cho suốt quá trình học tập, nghiên cứu Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất tới TS Nguyễn Văn Thư, người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ suốt quá trình thực luận văn này Tơi xin tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Nguyễn Duy Bắc chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu bào chế tính an tồn tác dụng điều trị lt dày, hành tá tràng viên nén từ Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) Chè dây (Ampelopsis cantoniensis)”, đã tạo điều kiện cho sử dụng số liệu để báo cáo luận văn Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt thành, tình cảm tốt đẹp toàn thể cán bộ nhân viên Viện Đào tạo Dược, Học viện Quân y đã hỗ trợ suốt quá trình nghiên cứu thực đề tài Tôi xin cảm ơn các đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên suốt thời gian qua Lần nữa, xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc nhất tới tất cả sự giúp đỡ, động viên quí báu Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2019 Lê Bá Bách LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là một phần số liệu đề tài nghiên cứu có tên là: “Nghiên cứu bào chế tính an tồn tác dụng điều trị lt dạ dày, hành tá tràng viên nén từ ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) chè dây (Ampelopsis cantoniensis)” Kết quả đề tài này là thành quả nghiên cứu tập thể mà là một thành viên chính Tôi đã chủ nhiệm đề tài và toàn bộ các thành viên nhóm nghiên cứu đồng ý cho phép sử dụng đề tài này vào luận văn để bảo vệ lấy bằng thạc sĩ Các số liệu, kết quả nêu luận văn là trung thực và chưa công bố bất cứ công trình nào khác Tác giả Lê Bá Bách MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt luận văn Danh mục bảng Danh mục hình ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN VỀ LOÀI NGẢI CỨU 1.1.1 Tên gọi và phân loại thực vật 1.1.2 Đặc điểm thực vật 1.1.3 Phân bố và thu hái 1.1.4 Bộ phận dùng 1.1.5 Thành phần hóa học Ngải cứu 1.1.6 Tác dụng dược lý 1.2 TỔNG QUAN VỀ EUPATILIN 10 1.2.1 Công thức cấu tạo 10 1.2.2 Tính chất Eupatilin 11 1.2.3 Định tính 11 1.2.4 Tác dụng sinh học Eupatilin 11 1.3 KỸ THUẬT CHIẾT XUẤT SIÊU ÂM VÀ BÀO CHẾ CAO KHÔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHUN SẤY 14 1.3.1 Kỹ thuật chiết xuất siêu âm 14 1.3.2 Bào chế cao khô bằng phương pháp phun sấy 15 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.1 ĐỐI TƯỢNG, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU 17 2.1.1 Nguyên liệu 17 2.1.2 Hóa chất và thiết bị nghiên cứu 17 2.1.3 Đối tượng nghiên cứu 18 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.2.1 Xây dựng phương pháp điều chế bột cao khô Ngải cứu 18 2.2.2 Đánh giá tác dụng chống loét dạ dày, giảm đau cao khô ngải cứu động vật thực nghiệm 24 2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU 26 2.4 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 26 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 28 3.1 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CAO KHÔ NGẢI CỨU 28 3.1.1 Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng eupatilin toàn phần dịch chiết dược liệu 28 3.1.2 Kết quả xây dựng quy trình điều chế bột cao khô ngải cứu 34 3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU, CHỐNG LOÉT DẠ DÀY CỦA BỘT CAO KHÔ NGẢI CỨU 48 3.2.1 Tác dụng chống loét bảo vệ niêm mạc dạ dày mô hình thực nghiệm gây loét dạ dày bằng cồn 90% chuột nhắt trắng 48 3.2.2 Tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic 53 KIẾN NGHỊ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ AE Aerosil BP British pharmacopoeia (Dược điển Anh) COX2 Cyclooxygenase CR Chất rắn CT Công thức CK Cao khô CI Compression index (Chỉ số nén) DM/DL Dung môi/Dược liệu DĐVN Dược điển Việt Nam 10 DC Dược chất 11 DP Dịch phun 12 d2 Tỷ trọng gõ 13 EtOAc Ethyl acetate 14 FI Fractioned by ion exchange chromatography (Phân đoạn tách bằng sắc ký trao đổi ion) 15 HS Hiệu suất 16 HL E Hàm lượng eupatilin 17 HPS Hiệu suất phun sấy 18 HTH Hiệu suất thu hồi hoạt chất 19 HLLT Hàm lượng hoạt chất theo lý thuyết 20 HIV gp41 Human Immunodeficiency Virus glycoprotein (Virut gây suy giảm miễn dịch người) 21 HepG2 Human liver cancer cell G2 (Tế bào ung thư gan G2 người) TT 22 Phần viết đầy đủ Phần viết tắt HPLC - High performance liquid chromatography – 1,1- DPPH diphenyl-2-picrylhydrazyl (Sắc ký lỏng hiệu cao gắn 1,1- diphenyl-2-picrylhydrazyl) 23 H2SO4 đđ H2SO4 đậm đặc 24 IC50 Inhibitory concentration 50% (Nồng độ ức chế 50%) 25 IL Interleukin 26 iNOS Inducible nitric oxide synthetase (Enzym cảm ứng sản xuất nitric oxide) 27 KL Khối lượng 28 KL E Khối lượng eupatilin 29 LPS Lipopolysaccharide 30 LT Lý thuyết 31 NO Nitric oxide 32 NSAIDs Non-steroidal anti-inflammatory drugs (Các thuốc giảm đau chống viêm không steroid) 33 NF - κB Nuclear factor – kappa B (Yếu tố nhân kappa B) 35 PS Polysaccharide 37 PGE2 Prostaglandin E2 38 RSD Relative Standard Deviation (Độ lệch chuẩn tương đối) 39 SD Standard Deviation (Độ lệch chuẩn) 40 TCCL Tiêu chuẩn chất lượng TT Phần viết đầy đủ Phần viết tắt 41 TCCS Tiêu chuẩn sở 42 TNF - α Tumor necrosis factor – α (Yếu tố hoại tử khối u α) 43 TLR4 Toll-like receptor (Thụ thể Toll-like 4) 44 Tvào Nhiệt độ đầu vào 45 TD Tá dược 46 UV-VIS Ultraviolet- Visible (Tử ngoại-khả kiến) 47 USP United states pharmacopoeia (Dược điển Mỹ) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1 Các hóa chất, dung môi sử dụng nghiên cứu 17 2.2: Khảo sát pha động 19 3.1 Kết quả đánh giá tính tương thích hệ thống 29 3.2 Sự tương quan giữa diện tích píc và nồng độ eupatilin 31 3.3 Kết quả xác định độ ẩm dược liệu Ngải cứu 32 3.4 Kết quả đánh giá độ lặp lại 32 3.5 Kết quả đánh giá độ đúng 33 3.6 Kết quả khảo sát lựa chọn dung môi chiết 34 3.7 Kết quả khảo sát phương pháp chiết 35 3.8 Kết quả khảo sát thời gian chiết 35 3.9 Kết quả khảo sát số lần chiết 36 3.10 Một vài thông số cao lỏng Ngải cứu 37 3.11 Thiết kế ảnh hưởng loại tá dược hỗ trợ phun sấy 39 3.12 Kết quả đánh giá ảnh hưởng loại tá dược đến quá trình phun sấy 40 3.13 Thiết kế khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ tá dược đến quá trình phun sấy 42 3.14 Kết quả đánh giá ảnh hưởngcủa tỷ lệ tá dược đến quá trình phun sấy 42 3.15 Thiết kế khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ đầu vào đến quá trình phun sấy 3.16 44 Kết quả khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ đầu vào đến quá trình phun sấy 45 3.17 Kết quả tỷ lệ chuột có loét dạ dày các nhóm nghiên cứu 48 3.18 Kết quả số loét và phần trăm ức chế loét dạ dày các nhóm nghiên cứu 50 3.19 Mức độ tổn thương niêm mạc dạ dày tại các thời điểm nghiên cứu 51 3.20 Kết quả số đau quặn và tỷ lệ giảm đau quặn các nhóm nghiên cứu 53 47 Bột ngải cứu khô Bã DL Dịch chiết Dịch chiết đã loại tạp Tạp, cắn Cao lỏng Cao lỏng đã loại tạp Bột cao khô Chiết siêu âm , 60 phút, etanol 90%, lần, 600C Gạn, lọc Cô: 70-800C Gạn, lọc Phun sấy TD: AE/MD (8/2) TD/CR: 40% Tvào: 1400C Tốc độ: 15ml/phút CR/DP: 15% Kiểm tra TCCL Sản phẩm Hình 3.9 Sơ đờ quy trình bào chế bột cao khô ngải cứu * Mô tả quy trình: Bợt dược liệu đạt TCCS chiết x́t bằng thiết bị chiết siêu âm với các điều kiện: dung môi ethanol 90%, tỉ lệ DM/DL 15/1, nhiệt độ 600C, thời gian 60 phút Dịch chiết lọc qua vải gạc, cô đặc dịch chiết nhiệt độ 70 – 800C cao lỏng Cao lỏng gạn lấy phần dịch, phần cắn đem lọc bằng 48 máy hút chân không, thu cao lỏng 1:1 sử dụng làm nguyên liệu cho trình phun sấy Đánh giá các tiêu cao lỏng về hàm lượng chất rắn cao, hàm lượng eupatilin Tiến hành phun sấy với tá dược hỗ trợ AE/MD (8/2) tỉ lệ 40%, tốc độ cấp dịch 15 ml/phút, nhiệt độ đầu vào 1400C, tỉ lệ chất rắn dịch phun 15% 3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU, CHỐNG LOÉT DẠ DÀY CỦA BỘT CAO KHÔ NGẢI CỨU 3.2.1 Tác dụng chống loét bảo vệ niêm mạc dạ dày mô hình thực nghiệm gây loét dạ dày cồn 90% chuột nhắt trắng 3.2.1.1 Kết tỷ lệ chuột có loét dày nhóm nghiên cứu Bảng 3.17 Kết quả tỷ lệ chuột có loét dạ dày các nhóm nghiên cứu STT Nhóm nghiên cứu Tỷ lệ loét % Loét Nhóm chứng (1) 0/10 0% Nhóm cờn (2) 6/10 60 Nhóm cờn + Omeprazole (3) 1/10 10 Nhóm cờn + cao ngải cứu liều (171,43mg/kg/24h) 2/10 20 Nhóm cồn + cao ngải cứu liều (342,86mg/kg/24h) 1/10 10 P P5,4,3,-2

Ngày đăng: 25/06/2020, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w