Biện pháp kỹ thuật trồng một số loại rau trên địa bàn huyện Yên Lạc

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bạn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (Trang 28)

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

3.2.3.Biện pháp kỹ thuật trồng một số loại rau trên địa bàn huyện Yên Lạc

Để đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp kỹ thuậy trồng rau trên địa bàn huyện. Chúng tôi đã tiến hành điều tra, phỏng vấn 150 hộ nông dân trực tiếp sản xuất rau ở xã Đại Tự, xã Hồng Phương và thị trấn Yên Lạc kết quả điều tra như sau:

3.2.4.1. Về sử dụng phân bón cho rau

Bảng 3.3. Tình hình sử dụng một số loại phân bón cho rau năm 2014

STT Chỉ tiêu điều tra Số hộ sử dụng Tỉ lệ %

1 Phân hoá học 130 86,7

2 Phân vi sinh 8 5,3

3 Phân chuồng tươi 12 8

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ nông dân năm 2014)

Kết quả điều tra bảng 3.3 cho thấy có 86,7% số hộ được hỏi trả lời có sử dụng phân hoá học chiếm đại đa số người trồng rau. Việc sử dụng phân hoá học mang lại lợi ích trực tiếp cho người trồng rau xong nó để lại hậu quả xấu về môi trường đất, ảnh hưởng đến chất lượng rau. Đặc biệt là tồn dư hàm lượng nitrat trong rau. Số hộ trả lời sử dụng phân vi sinh còn rất thấp (chiếm 5,3%). Trong khi đó vẫn còn những hộ sử dụng phân chuồng tươi (chiếm 8%). Sử dụng phân chuồng tươi sẽ làm lây lan nguồn bệnh, tồn dư hàm lượng vi sinh vật có hại trong rau. Đặc biệt là rau ăn lá như rau bí,….

Bảng 3.4. Mức đầu tư phân bón cho rau ở huyện Yên Lạc cho 1 ha

S

TT Loại rau

Phân chuồng (tấn) Phân N (kg) Phân P2O5 (kg) Phân K2O (kg) Bón trước khi thu (ngày) Thực tế Quy trình RAT Thực tế Quy trình RAT Thực tế Quy trình RAT Thực tế Quy trình RAT 1 Bắp cải 16,3 20-25 190,1 120-140 124,6 80-100 108,5 100-120 20 2 Su hào 11,1 20-25 127,4 100-110 109,6 90-100 77,56 120-140 10-20 3 Cà chua 16,6 20-25 156,6 120-130 149,5 60-90 248,1 130-170 7-15 4 Súp lơ 10,5 25-30 127,4 100-110 109,6 80-90 139,6 120-130 10-15 5 Cải xanh 13,8 15-20 130 90-100 45 60-65 110 115-120 10-15

Kết quả điều tra bảng 3.4 cho thấy: Với cây bắp cải lượng phân chuồng 16,3 tấn/ha. Trong khi quy trình sản xuất RAT từ 20- 25 tấn/ha.

Phân đạm trồng theo quy trình trồng RAT bón với mức là 120- 140 kg/ha. Người dân bón bình quân là 190,1 kg/ha, (cao hơn 1,35 đến 1,58 lần).

Phân supe lân, theo quy trình bón với mức 80- 100 kg P2O5/ha. Người dân bón bình quân là 124,6 kg/ha, cao hơn 1,24 lần.

Phân kali theo quy trình RAT bón với mức 100- 120 kg K2O/ha. Người dân bón 108,5 kg/ha bằng mức quy định.

Với các loại cây khác người nông dân cũng chăm sóc với lượng phân chuồng ít hơn so với quy trình sản xuất RAT còn phân đạm, phân supe lân, phân kali lại nhiều hơn so với quy trình sản xuất RAT.

Như vậy có thể thấy việc sử dụng phân bón cho cây rau của người dân huyện Yên Lạc như sau: Lượng phân chuồng được bón ít so với quy trình trong khi phân hoá học lại được bón quá cao. Điều đó cho thấy vì lợi ích kinh tế mà người dân chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm, hầu hết các loại rau được trồng trên địa bàn huyện là chưa đảm bảo chất lượng RAT về tiêu chuẩn Nitrat.

3.2.4.2. Về sử dụng thuốc BVTV

* Tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân trên cây rau.

Qua điều tra 150 hộ sản xuất rau ở 2 xã và 1 thị trấn thuộc huyện Yên Lạc cho thấy tình hình sử dụng thuốc BVTV như sau:

Một số bệnh thường gặp và thuốc dùng phổ biến trên cây rau tại huyện Yên Lạc được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.5. Một số loại sâu bệnh hại chủ yếu và thuốc dùng phổ biến trên cây rau vụ đông năm 2014 tại huyện Yên Lạc

STT Tên sâu, bệnh hại Loại thuốc Liều lượng

1 Sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh, sâu đục quả

- Pegasus 500SC - Delfil WG

0,5-1 lít thuốc/ha 0,5 - 1 lít thuốc/ha

2 Rệp Trebon 30 EC 0,3 - 0,5 lít thuốc/ha

3 Bọ nhảy Success 25 SC 0,4 - 1 kg thuốc/ha

4 Bệnh thối bẹ, đốm vàng Antracol 70 WP 1,5 - 2 kg thuốc/ha 5 Bệnh thối lở cổ rễ, thối củ Validacin 5L 1 lít thuốc/ha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Bệnh thối ướt Kasumin 2L 1,5 - 2 lít thuốc/ha

7 Sâu xám Pounce 1,5G 20 - 30 kg thuốc/ha

8 Bệnh gỉ sắt Bayleton 250EC 0,2- 0,3 lít thuốc/ha

9 Bệnh sương mai Ridomil MX 72 WP 2,5-3 kg thuốc/ha 10 Bệnh phấn trắng Score 250 EC 0,3 - 0,5 lít thuốc/ha

(Nguồn tổng hợp số liệu điều tra hộ nông dân năm 2014)

Qua kết quả điều tra cho thấy, người dân trồng rau của 2 xã và 1 thị trấn đều biết phát hiện ra các loại sâu, bệnh thường gặp và sử dụng thuốc đúng chủng loại với từng loại sâu, bệnh. Tuy nhiên kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV với cây rau còn nhiều bất cập.

Chúng tôi đã tiến hành điều tra về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV của người dân cho cây rau. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.6. Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV của người dân huyện Yên Lạc trên cây rau năm 2014

STT Chỉ tiêu Tiêu chí đánh giá Tỷ lệ

Số hộ (%) 1 Lý do phun thuốc Kiểm tra thấy sâu bệnh thì phun 70

Theo người xung quanh 20

Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật 10 2

Cách chọn thuốc

Tự chọn 60

Theo người xung quanh 8

Do người bán gợi ý 18

Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật 14 3 Đọc hướng dẫn

khi dùng

Có 72

Không 28

4 Thời gian phun thuốc Buổi sáng 22 Buổi chiều 76 Thời gian khác 2 5 Số lần phun / vụ

Đối với rau ăn lá, thân:

Phun từ 5 - 7 lần/vụ 88

Phun dưới 5 lần 12

Đối với rau ăn quả như cà chua:

Phun 10 - 12 lần/vụ 82

Phun dưới 10 lần 18

6 Nồng độ phun Theo hướng dẫn trên bao bì 86

Tăng nồng độ lên gấp 1,5 - 2 lần 14

Tăng nồng độ > 2 lần 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuốc BVTV/lần

phun

Hỗn hợp từ 2 - 3 loại 28

Hỗn hợp > 3 loại 0

8 Thời gian cách ly trước khi thu hái rau Trên 7 ngày 24 Từ 3 - 7 ngày 48 Không trả lời 28 9 Thu gom vỏ thuốc BVTV

Thu gom tập trung 16

Thu gom vào bãi rác 0

Vứt tự do trên đồng ruộng 84

(Nguồn tổng hợp số liệu điều tra hộ nông dân năm 2014)

Qua bảng 3.6 cho thấy người nông dân trồng rau ở huyện Yên Lạc chỉ tiến hành phun thuốc BVTV khi thấy sâu bệnh phát sinh gây hại (chiếm 70% số điều tra). Số hộ phun thuốc theo hướng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật chỉ chiếm 10% đó chủ yếu là những hộ đã được tập huấn về áp dụng IPM trên cây rau.

Về cách chọn thuốc: Người dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân (chiếm 60%) theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật chỉ chiếm 14%.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi phun có 72 % số hộ.

Thời gian phun thuốc: Hầu hết người dân được hỏi đều trả lời phun thuốc BVTV vào buổi sáng và chiều là thời gian hợp lý nhất (chiếm 98% số hộ).

Nồng độ phun: Có 86% số hộ phun theo nồng độ hướng dẫn trên bao bì, 14% còn lại phun tăng nồng độ từ 1,5 - 2 lần.

Số lần phun / vụ còn quá cao: Đối với rau ăn lá, thân: Phun từ 5 - 7 lần/vụ là 88%, phun dưới 5 lần là 12%. Đối với rau ăn quả như cà chua: Phun 10 - 12 lần/vụ là 82%, phun dưới 10 lần là 18%.

Về thời gian cách ly trước khi thu hoạch rau: Có 48% số hộ trả lời với thời gian cách ly từ 3 - 7 ngày, 24% số hộ trả lời có cách ly trên 7 ngày, 28% số hộ không trả lời.

Việc sử dụng thuốc BVTV với thời gian cách ly quá ngắn như vậy sẽ tồn dư thuốc BVTV trong sản phẩm rau và ảnh hưởng lớn đến chất lượng rau.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bạn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (Trang 28)