Đối với các tổ chức và doanh nghiệp, thương mại điện tử góp phần hình thành các hoạt động mới, thị trường mới và các mô hình kinh doanh mới, giúp các doanh nghiệp, tổ chức nâng cao hiệu
Trang 1ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TIỂU LUẬN
Bộ môn: Thương mại điện tử căn bản Ứng dụng Thương mại điện tử tại doanh nghiệp UNIQLO
Họ và tên : Phạm Hà Anh MSV : 1512210024 Lớp tín chỉ : TMA306.1_LT Giảng viên: ThS.Nguyễn Thị Hồng Vân
Hà Nội ,03/2017
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ THUYẾT TMĐT 4
1.1Khái niệm thương mại điện tử 4
1.2Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử 5
1.3Quá trình phát triển TMĐT 5
1.4Các vấn đề chiến lược trong TMĐT 5
1.5Đặc điểm của TMĐT 5
1.6Những lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp 6
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP UNIQLO VÀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI UNIQLO 8
2.1 Tổng quan về doanh nghiệp Uniqlo 8
2.2 Ứng dụng thương mại điện tử tại UNIQLO 10
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 13
LỜI KẾT 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động quản
lý và kinh doanh của mọi tổ chức và cá nhân Đối với các tổ chức và doanh nghiệp, thương mại điện tử góp phần hình thành các hoạt động mới, thị trường mới và các mô hình kinh doanh mới, giúp các doanh nghiệp, tổ chức nâng cao hiệu quả quản lý và kinh doanh Còn đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử đem lại nhiều giá trị mới, giúp việc mua sắm thuận tiện, hiệu quả, nhanh chóng, có khả năng giúp khách hàng tiếp cận với nhiều sản phẩm và dịch vụ trên thế giới
Chiếm số lượng giao dịch nhiều nhất trong các mô hình thương mại điện tử là mô hình thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp và người tiêu dùng hay còn gọi là mô hình B2C Và một trong các doanh nghiệp ứng dụng mô hình bán lẻ trực truyến thành công hiện nay chính là UNIQLO đến từ đất nước Nhật Bản UNIQLO đứng thứ tư thế giới về bán lẻ Tính đến nay, UNIQLO đã có 826 cửa hàng tại Nhật và 619 cửa hàng tại Trung Quốc, Pháp, Hongkong, Hàn Quốc, Malaysia, Philippins, Nga, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Anh và Mỹ Nghiên cứu về ứng dụng thương mại điện tử trong UNIQLO không chỉ cho ta thấy những cách thức người Nhật Bản sử dụng hiệu quả thương mại điện tử mà còn có thể ứng dụng ngay cho các mô hình bán lẻ ở Việt Nam hiện nay như Lazada, Tiki, Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài “Ứng dụng thương mại điện tử tại doanh nghiệp UNIQLO”
Trang 4CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Khái niệm Thương mại điện tử
- Khái niệm thương mại điện tử (TMĐT) theo nghĩa hẹp:
TMĐT bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa và dịch vụ, các giao dịch có thể giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C), hoặc giữa các cá nhân với nhau (C2C)
- Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng:
+ Liên minh châu Âu (EU): TMĐT bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng phương tiện điện tử NÓ bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đồi hàng hóa hữu hình) và TMĐT trực tiếp( trao đổi hàng hóa vô hình)
+ Tổ chức hợp tác và phát triền kinh tế (OECD): TMĐT bao gồm các giao dịch thương mại liên quan đến tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử lí và truyền đi các dữ liệu
đã được số hóa thông qua các mạng mở hoặc các mạng đóng có cổng thông với mạng
mở
+ Dưới góc nhìn của doanh nghiệp: TMĐT là việc thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiện điện tử (MSDP)
+ Dưới góc nhìn của nhà nước: TMĐT bao gồm các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, thông điệp dữ liệu, các quy tắc cơ bản, các quy tắc riêng cho từng lĩnh vực, các ứng dụng (IMBSA)
+ WTO: TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng việc giao nhận có thể như truyền thống hoặc giao nhận qua Internet dưới dạng số hóa
+ AEC: TMĐT là làm kinh doanh có sử dụng các công cụ điện tử
Trang 5+ UNCITRAL: luật về TMĐT của Ủy ban liên hiệp quốc về luật thương mại quốc
tế định nghĩa: TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch
1.2 Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử :
TMĐT được thường được thực hiện qua điện thoại, máy fax, truyền hình và mạng Internet Tuy nhiên TMĐT phát triển chủ yếu qua Internet và trở nên thật sự quan trọng khi mạng Internet được phổ cập Mặc dù vậy, gần đây các giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử đa dạng hơn, các thiết bị điện tử di động cũng dần dần chiếm lĩnh một vị trí quan trọng, hình thức này được biết đến với tên gọi TMĐT di động (M-commerce)
1.3 Quá trình phát triển TMĐT
- Thương mại Thông tin (i-Commerce)
- Thương mại giao dịch (t-Commerce)
- Thương mại cộng tác (c-Business)
1.4 Các vấn đề chiến lược trong TMĐT
- Để phát triển TMĐT các nước cần quan tâm 4N
+ Nhận thức
+ Nhân lực
+ Nối mạng
+ Nội dung
- Vấn đề khó khăn nhất hiện nay của TMĐT là thanh toán trực tuyến, an ninh, bảo mật trong giao dịch và chứng thực điện tử quốc tế
1.5 Đặc điểm TMĐT
TMĐT có 6 đặc điểm:
- Sự phát triển của TMĐT gắn với tác động qua lại của ICT
- Hình thức: giao dịch TMĐT có thể hoàn toàn qua mạng
- Phạm vi hoạt động TMĐT: toàn cầu, phi biên giới
- Chủ thể: 3; gồm hai bên giao dịch và cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực
- Thời gian không giới hạn
1.6 Những lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp
a Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp
Trang 6- Mở rộng thị trường :Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại điện tử truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và các đối tác trên khắp thế giới Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cùng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thành thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn
- Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin, chi phí
in ấn, gửi văn bản truyền thống
- Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng tồn kho và độ trễ trong phân phối hàng
- Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua web và internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7 không mất thêm nhiều chi phí biến đổi
- Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến như “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
- Mô hình kinh doanh mới : Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng
- Tăng tốc tung những sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng tính hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường
- Giảm chi phí liên lạc: enail tiết kiệm hơn fax hay gửi thư truyền thống
- Giảm chi phí mua sắm: thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính , giảm giá mau hàng
- -Củng cố quan hệ khách hàng: thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan
hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng
cố lòng trung thành
- Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả, đều
có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời
- Chi phí đăng kí kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng kí kinh doanh qua mạng
- Những lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, đối tác kinh doanh mới, đơn gairm hóa và chuẩn hóa các quy
Trang 7trình giao dịch, tăng năng suất , giảm chi phí giấy tờ, tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh
b Hạn chế của thương mại điện tử
Có hai loại hạn chế của Thương mại điện tử:
- Về hạn chế về mặt kĩ thuật:
+ Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy
+ Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng , nhất là trong thương mại điện tử
+ Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển
+ Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng vafd các cơ sở dữ liệu truyền thống
+ Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt( công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư
+ Chi phí truy cập Internet còn cao
+ Thực hiện các đơn đặt hàng trong B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn
- Hạn chế về thương mại điện tử
+ An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia thương mịa điện tử
+ Thiếu lòng tin vào TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp
+ Nhiều vấn đề về luật , chính sách, thuế chưa được làm rõ
+ Một số chính sách chưa thực sự hỗ trọ tạo điều kiện để TMĐT phát triển
+ Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện + Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian
+ Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian
+ Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hòa vốn và có lãi)
+ Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT
+ Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ của hàng loạt các công ty dot.com
Trang 8CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP UNIQLO VÀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TẠI UNIQLO 2.1 Tổng quan về doanh nghiệp Uniqlo
- Tên đầy đủ của công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Uniqlo
- Logo công ty :
- Loại hình: công ty con hợp nhất
- Ngành nghề: Thiết kế, may mặc và bán lẻ trang phục thương ngày của Nhật Bản
- Lịch sử hình thành công ty: Ban đầu UNIQLO là một bộ phận của công ty Fast Retailing, Uniqlo trở thành một công ty con từ tháng 11 năm 2005, và có tên trong nhóm hạng nhất của sàn chứng khoán Tokyo Hiện nay Uniqlo là thương hiệu thời trang số một của Nhật Bản, thường hiệu thời trang bán lẻ lớn thứ 4 thế giới
- Sản phẩm: Trang phục thời trang Fast Fashion/Unisex Trong khi hầu hết các thương hiệu đều chạy theo xu hướng thời trang thì quan điểm của ông chủ Uniqlo là sản xuất loại quần áo phù hợp với mọi đối tượng khách hàng và có thể mặc ở bất kỳ đâu và bất kỳ nơi nào
- Thành lập: tại Ube, Yamaguchi Prefecture năm 1949
Trang 9- Trụ sở chính: Tháp Midtown, Akasaka Kyuchome, Minato, Tokyo, Nhật Bản
- Người điều hành: Tadashi Yanai, Chủ tịch hội đồng quản trị & Giám đốc điều hành Takahiro Wakabayashi, Phó chủ tịch
- Thị trường hoạt động: Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Pháp, Malaysia, Bangladesh, Philippines, Nga, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Vương quốc Anh, Mỹ và Indonesia
- Số lượng nhân viên, thị trường và doanh thu: Năm 2005, UNIQLO có khoảng 30,000 nhân viên Năm 2015, hãng có 54,000 nhân viên
- Quy mô: Năm 2005, Uniqlo chỉ có xấp xỉ 100 cửa hàng và tất cả đều ở Nhật Năm nay, chuỗi cửa hàng thời trang Nhật này dự kiến sẽ có 840 cửa hàng tại Nhật và thêm 1.170 cửa hàng ở những nước khác
- Doanh thu: UNIQLO dự kiến đạt doanh số bán tới 14 tỉ USD trong năm tài chính 2014
Theo một thống kê khác của trang Business Insider, tình hình kinh doanh toàn cầu của Uniqlo là rất sáng sủa Không chỉ tiếp tục “bành trướng” thế lực ở Châu Á, thương hiệu này còn đang phát triển mạnh mẽ ở phương Tây, với việc vừa mở thêm 40 cửa hàng nữa tại Mỹ Con số này được kỳ vọng sẽ sớm tăng lên thành 1.000 trong ít năm tới Hãng dự kiến doanh thu sẽ đạt 1,7 nghìn tỷ Yên (22 tỷ USD) khi kết thúc năm tài khóa vào tháng 8/2015, và đạt tới 64 tỷ USD vào năm 2020
2.2 Ứng dụng thương mại điện tử tại UNIQLO
Trước hết , công ty đã xây dựng hệ thống thương mại điện tử trong doanh nghiệp Nói cách khác, công ty đã mua các phần cứng phần mềm , các hệ thống mạng truyền thông, thuê nhân lực, các quả trị viên để xây dựng thu thập, tạo và tái tạo, phân phối và chia sẻ thông tin nhằm phục vụ mục tiêu của công ty Nhờ đó công ty có thể thu thập và nhận dữ liệu, chuyển dữ liệu thành thông tin có nghĩa, phân phối thông tin đến các bộ phận hoặc khách hàng, lưu trự thông tin và cung cấp thông tin phản hồi UNIQLO đã sử dụng website thương mại điện tử (https://www.uniqlo.com) Website có các chức năng cơ bản catalog trưng bày sản
Trang 10catalog tĩnh và động, giỏ mua hàng giúp lưu trữ các sản phẩm người mua đã chọn , cho phép người mua có thể xem lại những mặt hàng mình đã lựa chọn đưa vào giỏ, thêm mặt hàng mới hoặc bỏ bớt sản phẩm, đây là một công cụ cạnh tranh trong thương mại điện tử Sau khi người mua đã quyết định mua hàng bằng cách
ấn Check out , trang web thực hiện quy trình xử lý giao dịch: tính giá, thế, chiết khấu, Khi check out cả khách hàng và người bán đều chuyển sang giao diện giao dịch an toàn Website luôn được bài trí, sắp đặt đễ tìm, dễ lựa chọn, thu hút người dùng và luôn cập nhật giá thành, hàng mới, số lượng, Công ty UNIQLO
có các website bé hơn trong website chính tại các thị trường khách nhau như thị trường nội địa nhật bản, thị trường Anh, Mỹ, Công ty cũng sử dụng các phần mềm chuyên dụng để tích hợp thêm các công cụ như gửi email xác nhận đơn hàng
tự động đến khách hàng, theo dõi hàng vi của khách hàng, số lần truy cập, đưa ra gợi ý sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm đi kèm hoặc các sản phẩm giảm giá,
Sau đó, công ty triển khai dự án thương mại điện tử trong doanh nghiệp Có thể là công ty mua hệ thống bên ngoài hoặc sử dụng nguồn nội lực để xây dựng hệ thống, phần mềm ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp Để xây dựng phần mềm ứng dụng cần qua 9 bước: Lập kế hoạch, mô tả hệ thống, thiết kế hệ thống, xây dựng hệ thống, kiểm đinh hệ thống, xây dựng tài liệu hướng dẫn, cài đặt hệ thống, vận hành hệ thống, bảo trị hệ thống.Ngoài ra, công ty có thể đã sử dụng các phương pháp thửu nghiệm,phương pháp phát triển ứng dụng nhanh Còn
để mua và triển khai phần mềm thương mại điện tử chỉ cần 3 giai đoạn: lập kế hoạch, phát triển hệ thống và lắp đặt hệ thống Cụ thể, doanh nghiệp cần xác định
cụ thể hệ thống thông tin cần xây dựng, đưa ra bản mô tả nêu yêu cầu cụ thể cho nhà cung cấp tiềm năng, lập danh sach các sản phẩm phù hợp, Dù vậy thường thi chi phí mua hệ thống tiết kiệm hơn chi phí tự xây dựng hệ thống
Công ty sử dụng kỹ năng quản lý dự án thương mại điện tử trong doanh nghiệp, ứng dụng CRM( quản trị quan hệ khách hàng ) để tăng cường lòng trung
Trang 11thành của khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới qua các chương trình tích lũy, khuyến mại,
Ngoài ra công ty có thể sử dụng các phần mềm SCM( Quản trị chuổi cung ứng(, ERP (kế hoạch nguồn lực),
Tiếp đó, công ty xây dựng kế hoạch kinh doanh điện tử (trình bày kế hoạch kinh doanh điện tử, lập bản tóm tắt kế hoạch kinh doanh điện tử), trong đó trình bày sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu, mô tả sản phẩm và dịch vụ .Sau đó UNIQLO phân tích thị trường: UNIQLO ứng dụng martketing điện tử, ví dụ: chia khách hàng thành 3 nhóm :
- Với người xem hàng hóa : Website thiết kế ấn tượng để thu hút khách hàng
- Với người mua hàng: websites tổ chức và thiết kế sao cho mua hàng thuận tiện ,
có giỏ mua hàng tiện lợi, có các gợi ý , tư vấn các sản phẩm tương tự hoặc đi kèm,
- Với người tìm hiểu về hàng háo: Có các công cụ gợi ý, tư vấn có bình luận đánh giá của khách hàng đã mua, UNIQLO phân tích tính cạnh tranh trên thị trường, tổ chức thực hiện,phân tích hiệu quả tài chính,xây dựng hệ thống kinh doanh điện tử,
Cuối cùng, công ty xây dựng quản lý website thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến (cài đặt, quản lý website, quản lý các module chức năng trên website), cài đặt và quản lý cửa hàng trực tuyến, nâng cấp phát triển website thương mại điện
tử, thực hành sử dụng hợp đồng điện tử và thanh toán điện tử B2C