1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kinh tế lượng các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại 63 tỉnh thành việt nam năm 2016

29 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 662 KB

Nội dung

Cùng với các biến số kinh tế khả quan, xu hướng tích cực của dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời kì hiện nay đã trở thành động lực thôi thúc chúng em thực hiện đề tài Các nhân tố ảnh hư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

-TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG

ĐỀ TÀI: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ NƯỚC NGOÀI TẠI 63

TỈNH THÀNH Ở VIỆT NAM NĂM 2016

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Ngọc Huyền 1813310069

Lớp tín chỉ: KTE309(20192).2 Giảng viên hướng dẫn: TS Chu Thị Mai Phương

Hà Nội, tháng 3 năm 2020

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1.1 Định nghĩa, khái niệm và các lý thuyết liên quan 4

1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 4

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH 7

2.1 Phương pháp luận của nghiên cứu 7

2.2 Xây dựng mô hình lý thuyết 7

2.2.1 Xác định dạng mô hình 7

2.2.2 Mô tả các biến 7

2.3 Thống kê mô tả và phân tích tương quan 9

2.3.1 Thống kê chung 9

2.3.2 Thống kê mô tả riêng 9

2.3.3 Thống kê tương quan 12

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ 14

3.1 Bảng kết quả thu được 14

3.2 Phân tích kết quả 14

3.2.1 Mô hình hồi quy mẫu 14

3.2.2 Ý nghĩa các hệ số hồi quy 15

3.2.3 Phân tích các số liệu liên quan 16

3.2.4 Kiểm định giả thuyết 17

CHƯƠNG 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ 23

4.1 Kết luận 23

4.2 Kiến nghị giải pháp 23

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

PHỤ LỤC 27

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Có thể nói, quá trình “đổi mới” bắt đầu từ năm 1986 là một bước ngoặt trong nền kinh tếViệt Nam Trong thời kì hội nhập và phát triển hiện nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn kếthừa lộ trình hòa nhập vào nền kinh tế thế giới để phát triển và trở thành một trong nhữngnền kinh tế có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới trong nhiều năm trở lại đây Để có thểđạt được kết quả ấn tượng trên, chúng ta không thể không kể đến sự đóng góp không thểthay thế của dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam từ năm 1988đến nay

Cùng với các biến số kinh tế khả quan, xu hướng tích cực của dòng vốn FDI vào Việt Nam

trong thời kì hiện nay đã trở thành động lực thôi thúc chúng em thực hiện đề tài Các nhân tố

ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại 63 tỉnh thành Việt Nam năm 2016 Nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của nguồn vốn này, chúng em

muốn thông qua bài tiểu luận này để có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về FDI, cũngnhư tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai thông qua FDI, dựa vào cácchỉ số hiện tại (cụ thể là năm 2016) Từ đó, chúng em có thể đề xuất được một số giải pháp

để khai thác tối ưu các tiềm lực kinh tế sẵn có và có lợi thế tại mỗi tỉnh thành của Việt Namnhằm huớng tới mục tiêu chung là nền kinh tế tăng trưởng bền vững

Trong quá trình thực hiện tiểu luận, nhóm nghiên cứu đã gặp phải một số hạn chế nhấtđịnh, có thể kể đến sự giới hạn của nguồn dữ liệu hay khó khăn trong việc nghiên cứu cáctài liệu tham khảo để chọn lọc các biến độc lập để đưa vào mô hình Các hạn chế kể trên

có thể ảnh hưởng đến tính chính xác tuyệt đối của kết quả nghiên cứu, do vậy, nhómchúng em rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, bổ sung của cô để nghiên cứuđược hoàn thiện hơn

Bố cục tiểu luận gồm 4 phần:

Phần 1: Lời mở đầu - Tổng quan về nghiên cứu.

Phần 2: Nội dung nghiên cứu, gồm 3 mục:

1 Cơ sở lý luận về các nhân tố tác động lên FDI

2 Xây dựng mô hình kinh tế lượng dựa vào nguồn dữ liệu thu thập được

3 Kết quả ước lượng mô hình, các kiểm định liên quan

Phần 3: Kết luận và kiến nghị giải pháp.

Phần 4: Tài liệu tham khảo và phụ lục.

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Định nghĩa, khái niệm và các lý thuyết liên quan.

 Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI - Foreign Direct Invesment) Tổ chức Thươngmại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầutư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tàisản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài

là các cơ sở kinh doanh.”

Tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài là bước đi hiệu quả nhất cho các nước có xuất phátđiểm thấp và gặp nhiều hạn chế về nguồn lực như Việt Nam Trong đó, nguồn vốn FDIđóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, không chỉ nhằm bổ sungnguồn vốn cho đầu tư phát triển, mà còn nhằm mục đích tiếp nhận, chuyển giao côngnghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, kỹ năng kinh doanh quốc tế, mở rộng thị trường, tạoviệc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động

 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI - Provincial Competitiveness Index)

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh,thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanhthuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh

1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về FDI thường xoay quanh nền tảng là mô hình OLI của John Dunning, tậptrung theo ba hướng nghiên cứu chính đó là: (1) “Tại sao”, đâu là động cơ để các tập đoànthực hiện FDI (Lợi thế về sở hữu của doanh nghiệp); (2) “Như thế nào”, việc đầu tư nênđược thực hiện ra sao để tối đa hóa lợi ích doanh nghiệp (Lợi thế về nội bộ hóa sản xuất); và(3)“Ở đâu”, đâu là địa điểm thuận lợi để tiến hành đầu tư (Lợi thế về địa điểm) Trong đó,địa điểm là vấn đề nhận được đặc biệt nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, bởi quyếtđịnh của nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng mạnh khi họ cân nhắc tính khả thi bằng việc trả lời

Trang 5

nhuận về lâu dài Từ nhận định này, hàng loạt các nghiên cứu trước đó đã được tiến hành

và tập trung vào các yếu tố lợi thế về địa điểm: Tiềm năng thị trường, Lao động, Cơ sở

hạ tầng, Chính sách chính phủ và Tác động tích lũy.

 Về tiềm năng thị trường, các biến thường được sử dụng phổ biến là Dân số, Tốc độtăng dân số, GDP, GDP đầu người hay Tốc độ tăng GDP Vào tháng 1/ 2012, nghiêncứu của Bulent Esiyok và Mehmet Ugur về các nhân tố liên quan đến lợi thế địa điểmquyết định lên lượng vốn FDI tới 62 tỉnh thành ở Việt Nam từ năm 2006-2009 chỉ rarằng GDP trên đầu người của một địa phương càng cao thì số vốn FDI đăng kí cànglớn, hay tác động của GDP lên FDI là tác động dương

 Về lao động, biến số này không thường xuyên được đo đạc bằng phần trăm công nhân

đã qua đào tạo trên tổng số lao động sẵn có của từng địa phương Đúng với kỳ vọng,

số lượng lao động có kỹ năng có tác động dương lên FDI trong nghiên cứu của Rimbert Hemmer và Nguyễn Thị Phương Hoa vào năm 2002, về Đóng góp của FDItrong công cuộc giảm đói nghèo ở Việt Nam những năm 1990

Hans- Về cơ sở hạ tầng, biến số được sử dụng khá đa dạng trong các nghiên cứu, có thể là sốlượng điện thoại, nguồn cung điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh, số bến cảng,

… Tuy được dự đoán sẽ đem lại tác động tích cực đến FDI nhưng trên thực tế, nhiềunghiên cứu đã chỉ ra rằng trong nhiều trường hợp, biến số không hề có tác động đếnFDI Có thể kể đến nghiên cứu của Nguyễn Thị Tường Anh và Nguyễn Hữu Tâm

(2013), biến đại diện cho chất lượng cơ sở hạ tầng là khoảng cách đến sân bay gần

nhất không có ý nghĩa trong cả 2 mô hình năm 2001-2007 và năm 2008-2010

 Về chính sách của chính phủ, một biến số được sử dụng rộng rãi đó là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Tuy nhiên các nghiên cứu sử dụng chỉ số này cho thấynhiều khác biệt Ảnh hưởng của biến độc lập lên biến phụ thuộc là dương trongnghiên cứu của Bulent Esiyok và Mehmet Ugur, trong khi Edmund J Malesky trongnghiên cứu của mình là Điều hành địa phương và FDI ở Việt Nam – 20 năm đầu tưnước ngoài: nhìn lại và định hướng tương lai (1987-2007) được xuất bản năm 2007 đãphân tích 10 chỉ số thành phần của PCI và chỉ nhận thấy ảnh hưởng mạnh ở một sốchỉ số như chính sách phát triển khu vực tư nhân, minh bạch và tiếp cận đất đai

PCI- Về tác động tích lũy, biến số thường được sử dụng là FDI của thời kì trước nghiên cứu.Malesky cho rằng tác động tích lũy, hay sự xuất hiện của các nhà đầu tư thời kì trướcnghiên cứu không quan trọng bằng các chính sách và cách điều hành của chính phủ địaphương Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Tường Anh và Nguyễn Hữu Tâm, nhóm

Trang 6

tác giả sử dụng các biến số liên quan đến doanh nghiệp như số lượng doanh nghiệptrên 1000 dân, quy mô bình quân của doanh nghiệp về vốn và lao động hay doanh thubình quân của doanh nghiệp trên địa bàn Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố tíchlũy mang tới ảnh hưởng dương và có vai trò quan trọng, hay nói cách khác: “các nhàđầu tư không hề có sự thay đổi tâm lý khi cân nhắc quyết định đầu tư trên khía cạnhxem xét sự hoạt động của các doanh nghiệp trước đó” (trích từ nghiên cứu củaNguyễn Thị Tường Anh và Nguyễn Hữu Tâm).

Trang 7

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH

2.1 Phương pháp luận của nghiên cứu

Trong quá trình thu thập số liệu, nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để thuthập các con số liên quan đến các yếu tố tác động và dòng vốn đầu tư FDI

Nhóm sử dụng phương pháp ước lượng OLS để xác định sự ảnh hưởng của các biến đại diện cho các yếu tố tác động tới biến FDI

2.2 Xây dựng mô hình lý thuyết

2.2.1 Xác định dạng mô hình

Từ việc tham khảo các mô hình và lý thuyết nêu trên, nhóm quyết định sử dụng hàm hồiquy tuyến tính để thực hiện mục đích nghiên cứu Hàm hồi quy tuyến tính tổng quát có

6 biến độc lập Dạng hàm như sau:

FDI = β0 +β1*inc + β2* per + β3*pop+ β4*labor + β5*m + β6*pci + uiinc + β2*inc + β2* per + β3*pop+ β4*labor + β5*m + β6*pci + ui per + β3*inc + β2* per + β3*pop+ β4*labor + β5*m + β6*pci + uipop+ β4*inc + β2* per + β3*pop+ β4*labor + β5*m + β6*pci + uilabor + β5*inc + β2* per + β3*pop+ β4*labor + β5*m + β6*pci + uim + β6*inc + β2* per + β3*pop+ β4*labor + β5*m + β6*pci + uipci + ui

Trong đó: β0: Hệ số tự do

βi: Hệ số hồi quyui: Sai số ngẫu nhiên

2.2.2 Mô tả các biến

Thu nhập bình quân Biến đại diện cho thu Mang dấu (+) trong Tổng cục

Inc dầu người nhập bình quân đầu

hàm hồi quy thống kê

(Đơn vị : Triệu đồng) người một tỉnh.

Tỷ lệ phần trăm tự Biến đại diện cho tỉ lệ Mang dấu (+) trong Tổng cục

Per tăng dân số một tỉnh gia tăng dân số của

hàm hồi quy thống kê

Trang 8

Tỷ lệ lao động từ 15 Biến đại diện cho tỷ lệ

tuổi trở lên đã qua lao động từ 15 tuổi trở Mang dấu (+) trong Tổng cục

hàm hồi quy thống kê

(Đơn vị : %) nền kinh tế đã qua đào

tạo ở một tỉnh

Khối lượng hàng hóa Biến đại diện cho khối Mang dấu (+) trong Tổng cục

M vận chuyển lượng hàng hóa vận

hàm hồi quy thống kê

(Đơn vị : Nghìn tấn) chuyển ở một tỉnh.

Chỉ số năng lực cạnh Biến đại diện cho chỉ

của một tỉnh

điểm 100)

Nhóm kỳ vọng tất cả dấu của các biến độc lập trong hàm hồi quy mang dấu dương vìnhững lý do sau đây:

Về biến thu nhập bình quân đầu người Inc, thu nhập bình quân đầu người tăng, đồng

nghĩa với việc họ sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn để thỏa mãn nhu cầu của mình, từ đó nhucầu của thị trường sẽ tăng lên Do vậy khi thu nhập bình quân đầu người tăng thì lượngvốn FDI tăng

Về biến tỷ lệ gia tăng dân số Per, tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm cao, dẫn đến việc tỉnh

này sẽ có nhiều lao động trong tương lai Do vậy, khi tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm tăngthì lượng vốn FDI tăng

Về biến dân số của một tỉnh Pop, số lượng dân cư của một tỉnh càng cao thì lượng người

trong độ tuổi lao động càng lớn, sẽ là điều đáng lưu ý với các nhà đầu tư Do vậy, khi dân

số của một tỉnh tăng thì lượng vốn FDI tăng

Về biến tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo

Labor, giá trị này càng cao thể hiện lượng lao động đã qua đào tạo càng lớn Do đó, những người sử dụng lao động không cần mất nhiều chi phí để đào tạo lại lao động nữa.

Do vậy, khi tỷ lệ lao động từ tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạotăng, lượng vốn FDI tăng

Trang 9

Về biến khối lượng hàng hóa vận chuyển M, khối lượng hàng hóa vận chuyển của một

tỉnh có thể đại diện cho trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, cụ thể là hạ tầng giao thông.Đây một yếu tố quyết định khi nhà đầu tư cân nhắc có nên bỏ tiển đầu tư vào địa phươngnày hay không Do vậy, khi khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng, lượng vốn FDI tăng

Về biến chỉ số năng lực cạnh tranh giữa các tỉnh PCI, đây là chỉ số đánh giá chất lượng

điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanhnghiệp dân doanh Nhà đầu tư có thể cân nhắc việc đầu tư thông qua chỉ số này Do vậy,chỉ số PCI cao, lượng vốn FDI tăng

2.3 Thống kê mô tả và phân tích tương quan

2.3.1 Thống kê chung

Về số lượng các quan sát, nhóm tiến hành thu thập số liệu trên tất cả các tỉnh, thành phốcủa Việt Nam và thu về 63 quan sát hợp lệ Dưới đây là bẳng mô tả chung cho các biếnthành phần:

Trung bình Độ lệch Giá trị lớn Giá trị nhỏ Số quan sát

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán

2.3.2 Thống kê mô tả riêng

Ở phần này, nhóm nghiên cứu sử dụng bảng tần suất dể mô tả các biến số đáng chú ý của các yếu tổ ản hưởng đến dòng vốn FDI

Ta có các bảng tần suất như sau:

Trang 10

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán

Đối với biến PCI, hầu hết các tỉnh có chỉ số PCI nằm trong khoảng từ 56.5 đến 65.4, chiếm

73.01% trên tổng số địa phương Các chỉ số nằm trong khoảng này có ý nghĩa năng lực cạnhtranh từ tương đối thấp cho đến trung bình khá Trên cả nước có 2 địa phương có chỉ số nănglực cạnh tranh đạt mức từ tốt trở lên và 11 tỉnh có năng lực cạnh tranh thấp

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán

Đối với biến Pop, đa số các tỉnh (thành phố) trên lãnh thổ Việt Nam có lượng dân cư

dưới 2 triệu người, chiếm 90.47% số tỉnh Chỉ có một số ít các tỉnh có số dân trên 2 triệungười, trong đó chỉ có 2 tỉnh (thành phố) có số dân từ 6 triệu người trở lên, đó là Hà Nội

Trang 11

Đối với biến Per, hầu hết tỷ lệ gia tăng dân số của các tỉnh trên cả nước chỉ đạt từ 1.5%

trở xuống, chiếm 77.42% số tỉnh Giá trị tỷ lệ gia tăng dân số càng cao thì càng có ít địa phương đạt được Có khoảng 12.69% số tỉnh có tỷ lệ gia tăng dân số từ 2% trở lên,

cá biệt chỉ có 3.17% số tỉnh có tỷ lệ gia tăng dân số trên 3%

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán

Đối với biến Labor, đa số các tỉnh có tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong

nền kinh tế đã qua đào tạo đạt từ 10 - 30% trên tổng số dân, chiếm 87.3% số tỉnh Ngoài

ra, có 3 tỉnh có tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã quađào tạo đạt dưới 10%, chỉ có 5 tỉnh đạt trên 30%

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán

Đối với biến thu nhập bình quân đầu người Inc, đa số các tỉnh trên cả nước có thu nhập

bình quân đầu người trong khoảng từ 20 triệu VNĐ đến 40 triệu VNĐ, chiếm 63.49% sốtỉnh trên cả nước Ngoài ra, các tỉnh có thu nhập bình quân đầu người dưới 20 triệu VNĐchiếm 19.04%, nhiều hơn số lượng các tỉnh có thu nhập bình quân đầu người trên 40 triệuVNĐ/năm (chiếm 17.46%)

Trang 12

2.3.3 Thống kê tương quan

Trong phần này, nhóm tiến hành phân tích ma trận tương quan giữa các biến trong môhình nghiên cứu nhằm xem xét về mức độ tương tác giữa các biến với nhau cả về hướnglẫn độ mạnh của biến:

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán

Thông qua bảng trên ta thấy, biến FDI có tương quan (+) với tất cả các biến Về độ mạnh yếu, biến FDI có tương quan mạnh với các biến Pop, Inc và rất mạnh với M (Evans, 1996) Dự đoán 3 biến pop, inc và m có khả năng sẽ có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Trang 13

Biến pci chỉ có tương quan đáng kể với biến inc và labor, với các biến còn lại tương quan yếu, pci chỉ có tương quan âm với biến per.

Biến pop có tương quan rất mạnh với biến m (Evans, 1996), dự đoán mô hình xảy ra đa cộng tuyến không hoàn hảo Biến pop gần như không đáng kể với biến per (độ tương

quan là 0.0648)

Biến per có tương quan yếu với tất cả các biến, tương quan âm với biến pci.

Biến labor có tương quan (+) với tất cả các biến và có tương quan mạnh với biến m

Trang 14

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ

3.1 Bảng kết quả thu được

Đầu tiên, để ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương

nhỏ nhất (OLS), ta dùng lệnh reg fdi inc per pop labor m pci

Bảng 1: Kết quả hồi quy OLS

(Nguồn: Nhóm tác giả tính toán)

3.2 Phân tích kết quả

3.2.1 Mô hình hồi quy mẫu

Ta có mô hình hồi quy mẫu:

̂

Ngày đăng: 22/06/2020, 21:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dunning, J. H. (1977), Trade, location of economic activity and the MNE: a search for an eclectic approach. In: Ohlin B.. Hesselborn PO., Wijkman P.M. (eds) TheInternational Allocation of Economic Activity, Palgrave Macmillan, London Khác
2. Hans-Rimbert Hemmer, Nguyen Thi Phuong Hoa (2002): Contribution of Foreign Direct Invesment to Poverty Reduction: The case of Vietnam in the 1990s. University Giessen Khác
3. J. Peter Neary: World Economy FDI: The OLI framework, University of Oxford and CERF Khác
4. Malesky, E. (2007). ‘Provincial Governance and Foreign Direct Investment in Vietnam’. 20 Years of Foreign Investment: Reviewing and Looking Forward (1987– Khác
5. Sajid Anwar (2010): Foreign direct investment and economic growth in Vietnam. University of the Sunshine Coast Khác
6. Bulent Esiyok and Mehmet Ugur (2015): A SPATIAL REGRESSION APPROACH TO FDI IN VIETNAM. University of Greenwich Khác
7. Nguyễn Thị Tường Anh. Nguyễn Hữu Tâm (2013): Nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Kinh tế đối ngoại. Trường Đại học Ngoại Thương Khác
8. Evans, J. D. (1996), Straightforward statistics for the behavioral sciences, Pacific Grove, CA: Brooks/Cole Publishing Khác
9. Anwar, S., & Nguyen, L. P. (2010). Foreign direct investment and economic growth in Vietnam. Asia Pacific Business Review, 16(1-2), 183–202. doi:10.1080/10438590802511031 Khác
10. Pham, H. M. (2002). Regional economic development and foreign direct investment flows in Vietnam, 1988–98. Journal of the Asia Pacific Economy, 7(2), 182–202. doi Khác
11. Meyer, K. E., & Nguyen, H. V. (2005). Foreign investment strategies and sub- national institutions in emerging markets: Evidence from Vietnam. Journal of Management Studies, 42(1), 63–93.Số liệu được tổng hợp từ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w