Điểm mới của đề tài: Qua nghiên cứu trên mạng, sách báo tôi thấy có rất nhiều giải pháp giúp trẻ cảmthụ tốt tác phẩm văn học như giáo viên rèn đọc kể diễn cảm, áp dụng đa dạng các giáo c
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi nâng cao
khả năng cảm thụ tác phẩm văn học
Trang 2Quảng Bình, tháng 9 năm 2018
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi nâng cao
khả năng cảm thụ văn học.
Họ và tên: Nguyễn Du Lịch Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường mầm non Hồng Thủy
Trang 3Quảng Bình, tháng 9 năm 2018
Trang 41 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống đã rất quan tâm đến mọi người, nhất làcác cháu thiếu niên nhi đồng Bác chú trọng từng bữa ăn, giấc ngủ và sự tiến bộ của cáccháu Bác Hồ nói: “ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Đúng như vậy, trẻ em ở lứa tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn ngây thơ, hồnnhiên như tờ giấy trắng Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình chăm sóc trẻ ởtrường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên Như chúng ta đã biết,trong mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội Cùng với một sốngành khác, giáo dục góp phần nâng cao đời sống xã hội của mỗi con người, có điều tuỳtheo mỗi thời đại mà giáo dục sẽ tổ chức kiểu này hay kiểu khác Tuỳ theo mỗi độ tuổi
mà giáo dục khác nhau Do đặc điểm của lứa tuổi nên việc giáo dục học sinh mẫu giáođược tiến hành theo phương châm "Chơi mà học".Và dạy trẻ cảm thụ văn học là mộttrong những nội dung quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ Trẻ được cảmthụ văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúcthẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên ở quả, cây hoa lá, lòngkính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà,
bố mẹ, cô giáo, anh chị em
Từ khi lọt lòng mẹ, đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, đọcthì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ Nói những tiếng nói, đi nhữngbước đi đầu tiên, ngôn ngữ trau chuốt của trẻ, ca dao, chuyện kể là tấm gương mẫu mực
về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòngyêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, yêu mến bạn bè và những người thân, biếtđược Bác Hồ kính yêu, thật thà, ngoan ngoãn… và còn là phương tiện hình thành cácphẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt ở trẻ ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh
mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói diễn cảm, nói đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp Văn học
Trang 5nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật Vì vậy việc đem tácphẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết Đối với trẻ mẫu giáo,quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phứctạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình Khả năng cảm thụ đó là sựphát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức - ngôn ngữ - tình cảm xã hội Tuynhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sángtạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ Vì vậy
bản thân tôi nghiên cứu suy nghĩ để từ đó đưa ra : “Một số biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi
nâng cao khả năng cảm thụ văn học.”
1.2 Phạm vi áp dụng đề tài:
Việc cho trẻ làm quen văn học thì bất kì nơi đâu, bất kì lúc nào và ở lĩnh vực nàochúng ta cũng có thể áp dụng được nhưng bản thân tôi là một giáo viên mầm non đangdạy lớp 4- 5 tuổi nên tôi muốn tập trung khai thác thế mạnh của trẻ trong phạm vi trườngmầm non Vì thế phạm vi đề tài của tôi áp dụng cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm non Ở trẻmạnh dạn và tự tin hơn khi tiếp xúc với tác phẩm văn học và từ đó trẻ bộc lộ khả năngcảm thụ văn học của mình
1.3 Điểm mới của đề tài:
Qua nghiên cứu trên mạng, sách báo tôi thấy có rất nhiều giải pháp giúp trẻ cảmthụ tốt tác phẩm văn học như giáo viên rèn đọc kể diễn cảm, áp dụng đa dạng các giáo cụtrực quan, lựa chọn tác phẩm phù hợp, làm quen tác phẩm mọi lúc mọi nơi, hướng dẫn trẻ
kể chuyện và đóng kịch dựa vào những giải pháp sẵn có tôi nghiên cứu và áp dụngthêm hai giải pháp mới đó là xây dựng môi trường mở kích thích trẻ yêu thích tác phẩmvăn học; nắm bắt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của từng cá nhân trẻ Đây là haigiải pháp mà tôi rất tâm đắc, vì giải pháp xây dựng môi trường mở là một yếu tố hết sứcquan trọng kích thích trẻ sáng tạo và rèn luyện ngôn ngữ bản thân một cách tốt nhất Cònđối với giải pháp nắm bắt khả năng cảm thụ của từng cá nhân trẻ, đây là giải pháp rất phùhợp với tính cá nhân hóa trong giáo dục mầm non hiện nay
Trang 62 PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng trước khi nghiên cứu các giải pháp
Năm học 2018 - 2019 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẩu giáo 4- 5 tuổi,gồm 37 cháu, trong đó số cháu nam 20 cháu, nữ 17 cháu
Trong quá trình giảng dạy các môn làm quen văn học tôi đã gặp những thuận lợi
- Giáo viên trong lớp có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, tâm huyếtvới nghề
- Được phụ huynh quan tâm hỗ trợ các nguyên vật liệu dễ kiếm ở địa phương đểlàm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học Đồ chơi đơn giản, dễ kiếm, đảm bảo
an toàn cho trẻ và đảm bảo khoa học
- Đối với phụ huynh môn văn học là một trong mối quan tâm hàng đầu, họ luôn mong muốn con em học tốt môn văn học
- Luôn được giao lưu học hỏi đồng nghiệp qua các tiết dạy
- Bên cạnh những thuận lợi bản thân gặp cũng không ít khó khăn sau
Khó khăn:
Trang 7- Cơ sở vật chất nhà trường gặp nhiều khó khăn: Diện tích lớp học chật hẹp, số học sinh trong lớp đông.
- Trong lớp có rất nhiều trẻ bị suy dinh đưỡng, thấp còi, nên gây rất nhiều khó khăn cho việc tham gia vào các hoạt động, nhất là giờ hoạt động đóng kịch
- Đại đa số là trẻ em con của nông dân nghèo nên ít cháu được quan tâm đầy đủ.Mặc dù có cùng độ tuổi song tính tháng thì có trẻ sinh đầu năm, có trẻ sinh cuối nămchính vì lí do đó trong lớp lại có sự chênh lệch về nhận thức, có nhiều cháu quá hiếuđộng trong khi một số cháu còn chậm chạp, rụt rè, e ngại …
- Đồ dùng đồ chơi ngoài trời chưa có, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học chủ yếu là đồ dùng tự làm, thiếu các phương tiện hỗ trợ mọi lúc mọi nơi
- Một số trẻ không được qua học lớp bé nên còn rất bỡ ngỡ với một số tiết làm quen tác phẩm văn học
- Bên cạnh các trẻ nhút nhát còn có một số trẻ quá hiếu động nên ảnh hưởng đến quá trình cảm thụ tích cực của trẻ
* Kết quả khảo sát thực tế : Khi chưa thực hiện đề tài kết quả như sau:
ra phương pháp thích hợp, để trẻ được cảm thụ tác phẩm văn học tốt hơn tôi đã sử dụngmột số giải pháp sau:
Trang 82.2 Các giải pháp
2.2.1.Giáo dục văn học ở mọi lúc mọi nơi:
Thực tế giáo dục văn học ở mẫu giáo cho ta thấy rằng năng lực cảm thụ văn họccủa trẻ không thể tự nó mà phát triển được, mà phải qua một quá trình: Học mà chơi vàmọi lúc mọi nơi
Vào buổi sáng đón trẻ, ngoài công việc nhắc trẻ chào ba mẹ, giữ vệ sinh tôi thườnghay trò chuyện với trẻ theo chủ điểm của chương trình học
Ví dụ: Chủ điểm một số ngành nghề Tôi trò chuyện với trẻ về gia đình có bao
nhiêu người bố mẹ con làm nghề gì, anh chị làm nghề gì, làm ở đâu, làm ra những sảnphẩm gì, hoặc trò chuyện với trẻ về công việc của một số ngành nghề trong xã hội, ích lợicủa công việc đó, nghề đó làm ra những sản phẩm gì, con lớn lên thích làm nghề gì Tôicảm thấy có tác dụng rất lớn đối với trẻ Trong lúc trò chuyện cô đã cung cấp cho trẻnhiều vốn từ giúp trẻ hiểu nghĩa của câu, nói trọn câu, diễn đạt mạch lạc Không nhữngtrẻ còn tìm hiểu về thế giới xung quanh làm quen với kiến thức mới, giúp trẻ bước vàotiết học một cách dễ dàng Vì vậy trong lúc trò chuyện với trẻ cô phải nói rõ ràng, chínhxác, ngắn gọn, đủ nghĩa giúp trẻ học nói tốt hơn Qua thời gian thực hiện tôi nhận thấycác cháu mạnh dạn hồn nhiên rất thích trò chuyện với người lớn Đặc biệt có một vốn từrất đáng kể
Không những thế vào các giờ như sinh hoạt chiều tôi cho trẻ được chơi theo ýthích trong đã góc sách truyện tôi luôn khuyến khích trẻ tham gia Trẻ sẽ được “đọc”,xem các câu chuyện mà trẻ thích, được chơi với các con rối trẻ yêu, được nghe các câuchuyện bài thơ mà trẻ cảm thấy hứng thú…Khi trẻ được tiếp xúc nhiều lần trẻ sẽ dần dầncảm nhận được những cái hay cái đẹp trong các tác phẩm đó và sẽ càng ngày càng thíchthú hơn với các hoạt động văn học Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen vớivăn học: Trẻ được cùng cô và các bạn đọc thơ, đọc đồng dao
( Cô giáo lưu ý hướng trẻ đọc thật diễn cảm theo nội dung và nhịp điệu của tácphẩm), trẻ được ngồi dưới tán cây nghe cô kể các câu chuyện cổ tích, những câu chuyệngắn với cuộc sống hàng ngày của các trẻ
Trang 9Qua hoạt động dạo chơi này cô giáo còn có thể cung cấp cho trẻ nhiều từ ngữ với cảnh vật cây cối xung quanh
Ví dụ: Khi cho trẻ dạo quanh vườn hoa cô có thể kể cho trẻ nghe chuyện về cácloại hoa mà cô tự nghĩ ra, cô nên nhập vai mình với một loại hoa nào đó để kể về cuộcsống của hoa…Vào những ngày nóng nực như thế này chúng tôi cần đến nước… từ đó sẽgây được sự chú ý cho trẻ Sau khi cô kể xong cô đặt một số câu hỏi để trẻ trả lời giúp trẻphát triển ngôn ngữ mạch lạc và qua câu chuyện giúp trẻ hiểu được mùa hè trời nắngnóng nên hoa cần có nước và trẻ biết giúp cô cho cây uống nước
2.2.2 Dạy trẻ cảm thụ văn học của trẻ trên tiết học
Muốn trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm văn học trước hết cô giáo cần nắm bắt được khảnăng của trẻ như khả năng chú ý, tiếp thu bài của trẻ trong hoạt động làm quen với tácphẩm văn học giáo viên đứng cùng lớp tổ chức Qua quá trình giảng dạy tôi khảo sát khảnăng cảm thụ văn học của trẻ thông qua việc kể cho trẻ nghe một câu truyện, hoặc đọccho trẻ nghe một bài thơ ngắn Sau đó cho từng trẻ nói lại nội dung câu chuyện, bài thơ.Kết quả đạt như sau:
+ 50% trẻ nhớ và nói được nội dung câu truyện , bài thơ
+ 40% trẻ chỉ nhớ một phần nội dung câu truyện, bài thơ Hay tôi có thể hỏi trẻ những câu hỏi thật gần với trẻ như:
- Con thích nhân vật nào? Vì sao?
- Con thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
- Con thấy tình tiết nào, phần nào, hay câu từ nào mà con thấy ấn tượng ( thích )nhất? Vì sao?
Qua câu trả lời của trẻ tôi có thể nắm bắt được sự cảm nhận của trẻ với các tácphẩm văn học như thế nào? Và tôi đã phát hiện ra khả năng cảm thụ văn học còn chậmcủa nhiều trẻ trong lớp tôi như: cháu Đức Huy, Trường, Anh Tuấn, Nam, Vĩnh, Tuấn Vũ,Thiên Ân, Toàn, Yến Nhi, Kiệt, Bảo Ngọc
Từ đó tôi sẽ có các biện pháp phù hợp hơn trong giờ dạy của mình Sau đó phảibiết lựa chọn các tác phẩm có nhiều giá trị nghệ thuật cho trẻ cảm nhận Tôi thấy trên
Trang 10thực tế hiện nay giáo viên mầm non đang được khuyến khích sáng tác ra các câu chuyệnbài thơ để dạy trẻ, điều này cũng tốt tôi không hề phản đối tuy nhiên không phải ai cũng
có thể sáng tác tốt Chính vì vậy phải lựa chọn thật kĩ trước khi dạy trẻ Nếu là một tácphẩm để trẻ cảm nhận ta nên chọn các tác phẩm đã được chuyên môn đánh giá cao Ta cónhiều cách lựa chọn Chẳng hạn với tác phẩm có nhiều giá trị cảm thụ cao về ngôn từ tahướng trẻ về những từ hay ý đẹp trong tác phẩm
Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen bài thơ bó hoa tặng cô trẻ biết được ý nghĩa khi cầm nhữngbông hoa đến tặng cô giáo, ca các từ hay ý đẹp như: “ ngày 8/3, hồng hồng, đỏ rực…” côgiải thích ý nghĩa của các từ, nội dung câu thơ có chứa các từ đó để trẻ hiểu được
Có những tác phẩm cho trẻ cảm nhận nhiều hơn về mặt nhịp điệu, âm vần
VD: Bài thơ chú giải phóng quân cócâu 6 câu 8 thể loại gì? Trẻ biết đọc ngắt nghỉđúng nhịp
Hay có những tác phẩm ta cho trẻ thấy được nội dung rất hay
Ví dụ: Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện quả bầu tiên trẻ sẽ biết được đức tính tốtbụng của cậu bé biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn
Khi đã chọn được tác phẩm hay lúc đó ta mới có các hình thức giúp trẻ cảm nhậncho phù hợp
Để tiết học đạt kết quả cao thì trước hết người giáo viên phải xác định rõ mục đíchyêu cầu của tác phẩm và phải thuộc tác phẩm Từ đó đưa ra nội dung giáo dục phù hợpvới cốt truyện, phù hợp với lứa tuổi của trẻ Bên cạnh đó giáo viên phải chú ý đến giọng
kể của mình, kể diễn cảm, đúng ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện, thể hiện nét mặt
cử chỉ, tư thế phù hợp với diễn biến của câu truyện thì mới thu hút sự chú ý của trẻ.Giọng đọc, giọng kể của cô nhịp nhàng, đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn vềnội dung bài thơ, câu truyện và khả năng cảm thụ văn học của trẻ cũng được nâng cao
Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học ( dù là một câu chuyện hay mộtbài thơ) thì người giáo viên phải luôn dành thời gian để đọc tác phẩm nhiều lần Vì vậykhi tôi dạy về văn học, tôi tin rằng mình cũng đã phần nào góp phần nâng cao khả năngcảm thụ tác phẩm văn học của trẻ
Trang 11Điều mà tôi đặc biệt chú ý trong các tiết học là phải đưa ra nhiều hình thức cho trẻlàm quen với tác phẩm văn học.
Để hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ hay truyện, muốnđạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹphấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ
Trước đây giáo viên thường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chính trong hoạtđộng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
Song với hình thức đổi mới hiện nay, thời đại CNTT nên việc ứng dụng CNTT vàobài giảng mang lại kết quả rất cao.Biện pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ Vìvậy giáo viên nên đưa CNTT vào giảng dạy để mang lại kết quả cao
Đơn giản là các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phù hợpcũng đã gây sự chú ý của trẻ
Những giáo viên có khả năng sử dụng máy tính thành thạo hơn họ có thể chuyểncác bức tranh có sẵn của bài thơ, câu chuyện thành đoạn phim hoạt hình, hay ta có thểđưa đoạn phim quay sẵn phù hợp với nội dung như thế rất thu hút và gây hưng thú hơncho trẻ
VD: Với câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống” tôi đã xây dựng đoạn phim hoạt
hình về nội dung câu chuyện, ngoài ra tôi còn làm đoạn phim về các con vật kết hợp vớinhạc đệm rất hứng thú làm cho trẻ dễ nhớ nội dung truyện và thấy được nét đặc trưng củacác nhân vật
Trong tất cả các tác phẩm văn học mà tôi định đưa ra cho trẻ cảm nhận tôi luônxác định chuẩn giọng đọc, giọng kể cho câu chuyện, bài thơ đó, giọng đặc trưng cho từngnhân vật, từng tình huống trong truyện Và khi kể, đọc cho trẻ nghe hay khi đã hướng dẫntrẻ đọc, kể tôi cố gắng giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể, lờithuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường(khẫu ngữ) và ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính Qua tác phẩn văn học, trẻ quen dần tính chấtnhiều ý nghĩa và tinh luyện của ngôn ngữ văn hoá, dần dần tiến tới hiểu được nghĩa thựcđến nghĩa bóng, từ nghĩa văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền đạt
Trang 12VD: Khi kể cho trẻ làm quen chuyện quả bầu tiên, khi tôi kể cho trẻ nghe thì tôi thểhiện rõ giọng của các nhân vật,giọng cậu bé nhẹ nhàng, trìu mến, còn giọng địa chủ thì quátmắng dữ tợn Để thông qua lời kể trẻ có thể cảm nhận được tính cách các nhân vật.
* Sử dụng nghệ thuật múa rối:
- Việc sử dụng rối trong tiết học gây được sự chú ý, tò mò của trẻ tạo điều kiện chotrẻ tiếp cận với nghệ thuật múa rối, một môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc
- Với câu truyện “Chú thỏ thông minh” tôi sử dụng mô hình sân khấu là một khu
đầm lầy nhỏ, có hoa, cỏ, cây… nhân vật trong truyện được cách điệu hoá, thỏ mặc quần
áo, đi bằng 2 chân… Khi tôi dạy, tôi dùng cánh tay lồng vào con rối, điều khiển con rốibằng ba ngón tay: ngón cái, trỏ, giữa sao cho những cử chỉ phù hợp với lời thoại trongtruyện… Nhờ việc sử dụng nghệ thuật rối trong tiết học mà số trẻ có khả năng cảm thụtác phẩm văn học đạt cao, đa số trẻ nhớ được nội dung câu truyện, lời thoại của các nhânvật trong truyện và qua đó trẻ biết nhận xét đánh giá tính cách của nhân vật trong truyệnnhư ai là người xấu? Ai là người tốt
* Trò chơi đóng kịch:
- Là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể Quahoạt động đóng kịch trẻ truyền đạt lại nội dung câu truyện, làm sống lại tâm trạng, hànhđộng ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện, đồng thời trẻ biết thể hiện tìnhcảm và đánh giá các nhân vật trong truyện Khi đóng kịch trẻ dễ dàng nắm được nộidung, ý nghĩa của tác phẩm, nắm được tính liên tục của câu truyện, điều này góp phầnđẩy mạnh sự phát triển tư duy, cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc ở trẻ Để đạt được điều
đó thì trước khi cho trẻ đóng kịch giáo viên phải cho trẻ ôn lại nội dung câu truyện vàđàm thoại với trẻ về nội dung Giúp trẻ hiểu sâu hơn về nội dung truyện và lời thoại củacác nhân vật trong truyện Để từ đó trẻ biết thể hiện những sắc thái khác nhau về ngữđiệu, tính cách tâm trạng của các nhân vật trong truyện Nhằm giúp trẻ phân biệt đượcgiọng điệu lời nói của các nhân vật Qua đó trẻ khắc hoạ được tính cách nhân vật Để trẻnhớ được ngôn ngữ, lời thoại của các nhân vật trong truyện để đóng kịch thì trước hết chotrẻ nhắc lại lời thoại của nhân vật sau đó cho trẻ đóng vai theo tổ hoặc nhóm