1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại trên thế giới và một số bài học rút ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.doc

66 3,3K 52
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 430 KB

Nội dung

Quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại trên thế giới và một số bài học rút ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trang 1

Khoa Kinh tế và Kinh Doanh Quốc Tế

Đề tài:

Quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM trên thế giớivà một số bài học rút ra cho các NHTM Việt Nam.

Giảng viên hướng dẫn: thầy Đặng Chí Thọ.

Sinh viên:Đỗ Thị Kim Cúc-25

Trần Thị Cúc -26 Bùi Mai Phương-35

STT:17

Lớp: Anh5- K46C-KTĐN

Hà Nội - 2009

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 5

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH KHOẢN, RỦI ROTHANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONGNGÂN HÀNG 8

I KHÁI QUÁT VỀ THANH KHOẢN 8

1 Khái niệm thanh khoản 8

1.1 Tính thanh khoản của tài sản 8

1.2 Tính thanh khoản của nguồn 8

1.3 Tính thanh khoản của ngân hàng 9

2 Cung-cầu thanh khoản, mua-bán thanh khoản 9

2.1 Cầu thanh khoản (tài khoản nợ ) 9

2.2 Cung thanh khoản ( tài khoản có ) 11

II.RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI(NHTM) 13

1.Khái niệm 13

2.Các nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản 13

2.1.Những nguyên nhân tiền đề 13

2.2.Những nguyên nhân từ hoạt động 14

3.Hậu quả của rủi ro thanh khoản 16

4.Phương pháp quản lý thanh khoản 16

4.1.Quản lý theo phương pháp truyền thống 16

4.1.1 Nội dung của phương pháp 16

4.1.2 Điều kiện áp dụng 18

4.2 Quản lý theo phương pháp hiện đại 18

4.2.1.Nội dung của phương pháp 18

4.2.2 Điều kiện áp dụng 19

Trang 3

CHƯƠNG II: CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN

CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI… 20

I MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP THẤT BẠI TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM TRÊN THẾ GIỚI 20

1 Rủi ro thanh khoản ở Argentina năm 2001 20

1.1 Vài nét về tình hình kinh tế Argentina tiền khủng hoảng 20

1.2 Diễn biến 20

1.3 Nguyên nhân 23

2 Sự sụp đổ của ngân hàng Northern Rock năm 2007 24

2.1 Vài nét về ngân hàng Northern Rock 24

2.Quản trị rủi ro thanh khoản của HSBC 29

3 Tỉ lệ tiền cho vay/tiền gửi của HSBC 33

CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 36

I CÁC VỤ RỦI RO THANH KHOẢN ĐÃ XẢY RA Ở VIỆT NAM 36

1.Rủi ro thanh khoản của NH thương mại cổ phần Á Châu (ACB) 36

1.1.Diễn biến sự việc 36

1.2.Một số nhận định 38

2.Rủi ro thanh khoản tại 38

2.1.Diễn biến sự việc 38

2.2.Một số nhận định 39

Trang 4

II.CĂNG THẲNG THANH KHOẢN TRÊN TOÀN HỆ THỐNG NHTM VIỆT

NAM ĐẨU NĂM 2008 40

Trang 5

1.Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng thanh khoản của các NHTM

Argentina 55

2.Bài học rút ra từ nghiên cứu NH Northern Rock 2007 56

3.Bài học rút ra từ nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản ở NH HSBC 57

Trang 6

1.Sự cần thiết của đề tài

Từ nhiều thế kỉ nay, ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mạiluôn là định chế tài chính có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất trong nền kinh tế.Các NHTM được ví như “chất dầu nhờn” để vận hành cỗ máy kinh tế của mộtquốc gia

Những lợi ích mà hệ thống các NHTM đem đến cho nền kinh tế nóichung cũng như mức lợi nhuận mà nó mang lại cho những người chủ sở hữunói riêng là vô cùng to lớn Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng đồng thời lại làmột trong những hoạt động kinh tế mang lại nhiều rủi ro nhất và một nhàquản trị ngân hàng tốt là người phải biết làm thế nào để giảm đến mức tốithiểu những rủi ro ấy

Trong số những rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt, rủi ro thanh khoảnđược xem là đặc biệt nguy hiểm, có thể gây ra hàng loạt những tác hại nghiêmtrọng cho hoạt động ngân hàng mà tác hại lớn nhất là ngân hàng bị phá sản (bịquốc hữu hoá hoặc sáp nhập) Chính vì vậy, quản trị rủi ro thanh khoản luônlà mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý ngân hàng không chỉ ở ViệtNam mà còn ở bất kì ngân hàng nào trên thế giới Mặc dù vậy, thực tế lịch sửđã chứng minh, không phải tất cả các ngân hàng đều có chiến lược quản trị rủiro thanh khoản hợp lý Đặc biệt ở Việt Nam, phương pháp thực hiện việcquản lý thanh khoản còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập và chưa theo kịp vớitrình độ công nghệ, trình độ quản lý của hệ thống ngân hàng hiện đại

Trước thực tế đó, là những sinh viên kinh tế có mối quan tâm đặc biệt tớingành tài chính ngân hàng nói chung và vấn đề quản lý thanh khoản nói riêng,

chúng em quyết định chọn đề tài “Quản trị rủi ro thanh khoản của cácNHTM trên thế giới và một số bài học rút ra cho các NHTM Việt Nam”1 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý thanh khoảncủa NHTM

Trang 7

- Phân tích một số những ví dụ điển hình về công tác quản trị rủi ro thanhkhoản của các ngân hàng nước ngoài (cả thất bại và thành công)

- Phân tích thực trạng quản lý thanh khoản của các NHTM Việt Nam, đánhgiá những kết quả đã đạt được, những mặt còn yếu kém và những nguyênnhân dẫn đến thực trạng đó

- Đưa ra một số bài học kinh nghiệm dành cho các NHTM Việt Nam trongcông tác quản lý thanh khoản từ việc nghiên cứu hoạt động quản lý thanhkhoản của các ngân hàng nước ngoài Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằmtăng cường quản lý thanh khoản tại các NHTM Việt Nam

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là hoạt động quản lý thanh khoảntại các NHTM

- Phạm vi nghiên cứu là hoạt động quản lý thanh khoản của một số ngânhàng nước ngoài và của Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu

Bài tiều luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp giữa phântích và tổng hợp, giữa nghiên cứu lý thuyết và phân tích thực tiễn, phươngpháp thu thập thống kê số liệu, so sánh, phương pháp mô hình hóa và hệthống hoá

4 Kết cấu bài tiểu luận

Để tìm hiểu và phân tích hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản cần phảitrả lời được những câu hỏi sau:

Thứ nhất, thế nào là thanh khoản, rủi ro thanh khoản và làm thế nào để

quản lý rủi ro thanh khoản

Thứ hai, thực tiễn hoạt động quản lý thanh khoản của các ngân hàng trên

thế giới ra sao

Thứ ba, hoạt động này ở các NHTM Việt Nam gần đây như thế nào

Trang 8

Thứ tư, các NHTM Việt Nam học hỏi được gì từ các NHTM nước ngoài

trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản Từ những bài học đó có thể đưara được những đề xuất gì

Trên cơ sở những câu hỏi đã đặt ra, bài tiểu luận được chia thành 4chương Lần lượt mỗi chương sẽ trả lời cho từng câu hỏi:

Chương I: Lý luận chung về thanh khoản, rủi ro thanh khoản vàquản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng

Chương II: Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản của các ngânhàng trên thế giới

Chương III: Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTMViệt Nam

Chương IV: Những đề xuất trong hoạt động quản lý rủi ro thanhkhoản tại các NHTM Việt Nam

Do đây là một đề tài lớn và tầm hiểu biết của chúng em về vấn đề cònhạn chế nên bải tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.Chúng em rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của thầy giáo để có thểhoàn thiện vốn kiến thức cho bản thân và cũng để rút kinh nghiệm về phươngpháp làm một bài viết nghiên cứu khoa học về sau.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH KHOẢN, RỦIRO THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH

KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG

I KHÁI QUÁT VỀ THANH KHOẢN1 Khái niệm thanh khoản

Với một ngân hàng tính thanh khoản được xét trên ba góc độ tính thanhkhoản của tài sản , tính thanh khoản của nguồn và tính thanh khoản của ngânhàng, trong đó tính thanh khoản của ngân hàng được tạo lập với tính thanhkhoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn

1.1 Tính thanh khoản của tài sản.

Đứng dưới góc độ tài sản, thanh khoản (Liquidity) được hiểu là khả năngchuyển hóa thành tiền của tài sản được đo bằng thời gian và chi phí Chi phí ởđây được hiểu là tổn thất (giảm giá) của tài sản Ví dụ giá trị của tài sản là 10đơn vị, nhưng khi cần bán chỉ thu được 9 đơn vị, 1 đơn vị tổn thất được coi làchi phí để chuyển tài sản thành tiền Một tài sản được coi là có tính thanhkhoản cao nếu việc chuyển tài sản đó thành tiền mất thời gian ngắn và chi phíthấp Ngược lại, một tài sản mất thời gian dài hoặc chi phí cao để chuyểnthành tiền thì tài sản đó bị coi là có tính thanh khoản thấp.

Ngân hàng nắm giữ tài sản với tính thanh khoản khác nhau Kết cấu củatài sản với tính thanh khoản khác nhau tạo nên tính thanh khoản của nhóm tàisản hoặc của cả danh mục tài sản.

1.2 Tính thanh khoản của nguồn.

Tính thanh khoản của nguồn là khả năng huy động, mở rộng nguồn vốncủa ngân hàng, được đo bằng thời gian và chi phí mở rộng nguồn khi cầnthiết Thời gian và chi phí càng thấp thì tính thanh khoản của nguồn càng caovà ngược lại Ví dụ, một ngân hàng có khả năng huy động vốn với khoảng

Trang 10

thời gian và mức lãi suất hợp lý thì với ngân hàng đó tính thanh khoản củanguồn là cao.

1.3 Tính thanh khoản của ngân hàng.

Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việcthực hiện các nghĩa vụ tài chính khí chúng đến hạn với một chi phí hợp lý.Đối với NHTM thì tính thanh khoản là khả năng đáp ứng các nhu cầu thanhtoán, chi trả, rút tiền và xin vay mới theo các yêu cầu cấp tín dụng hợp lệ củakhách hàng.

Như vậy một ngân hàng được coi là thanh khoản tốt nếu có khả năng đápứng đầy đủ các nhu cầu thanh toán chi trả phát sinh mới một chi phí hợp lýđúng vào thời điểm khách hàng hoặc đối tác có nhu cầu

Tính thanh khoản của một ngân hàng được tạo lập bởi tính thanh khoảncủa tài sản mà ngân hàng đó nắm giữ và tính thanh khoản của nguồn, tức là từtài sản hiện có( dự trữ) và nguồn vốn có thể huy động mới Một ngân hàng cótính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh toán hoặc có khả năng mởrộng nguồn vốn nhanh với chi phí thấp hoặc cả hai điều trên.

2 Cung-cầu thanh khoản, mua-bán thanh khoản.

2.1 Cầu thanh khoản (tài khoản nợ )

Cầu thanh khoản là nhu cầu thanh toán cho các nghĩa vụ tài chính đã cam

kết của ngân hàng.

Nếu xếp theo thứ tự ưu tiên chi trả, các nguồn cầu về thanh khoản thườngđược xếp như sau:

Đảm bảo dự trữ bắt buộc.Khác hàng rút tiền gửi.

Thanh toán các giấy tờ có giá và hoàn trả nợ vay khi đến hạn.

Thanh toán các chi phí hoạt động, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, trả cổ tứccho cổ đông, thanh toán các nghĩa vụ tài chính khác.

Nhu cầu tín dụng của khách hàng.Trong đó:

Trang 11

 Đảm bảo dự trữ bắt buộc theo các Quy định vvề dự trữ bắt buộc do các cơquan quản lý tiền tệ đặt ra là nhu cầu thanh khoản đầu tiên mà các NHTMphải đáp ứng Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của NHTW về tỷ lệ giaữtiền mặt và tiền gửi mà các NHTM bắt buộc phải ptuân thủ để đảm bảo tínhthanh khoản Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dựtrữ bắt buộc nhưng không được phét giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này Nếu thiếuhụt tiền mặt các NHTM phải vay them tiền mặt để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắtbuộc Ở Việt Nam, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định cho hai loại tiền gửi:(i) tiền gửi không kỳ hạn cộng với tiền gửi tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm, (ii)tiền gửi có thời hạn từ 1 đến 2 năm, trong đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho tiền gửicó kỳ hạn từ 1 đến 2 năm thấp hơn Tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHNN quy địnhvà thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu , yêu cầu của chính sách tiền tệ ở từng thờikỳ.

 Khách hàng rút tiền gửi là nhucầu thanh khoản có tính thường xuyên , tứcthời và vô điều kiện, bao gồm các laọi thuộc tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửithanh toán, tiền gửi có kỳ hạn Trong điều kiện bình thường, tiền gửi của côngchúng là nguồn vốn khá ổn định do ngân hàng có thể dựa vào những diễn biếntrong cầu rút tiền gửi để ước tính lượng tiền gửi sẽ bị rút Nhưng trong trườnghợp có những diễn biến bất thường trong hoạt động ngân hàng, cầu rút tiềngửi sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm do yếu tố quyết định lượng cầu thanh khoảnnày là tâm lý của người gửi tiền.

 Thanh toán các giấy tờ có giá, hoàn trả nợ vay, thanh toán các hợp đồngđến kỳ hạn: khi một NHTM phát hành các loại giấy tờ có giá như chứng chỉtiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu ngân hàng hoặc đi vay NHTW, vaycác TCTD, ngân hàng đó phải có kế hoạch chuẩn bị đáp ứng nhu cầu thanhkhoản khi các loại giấy tờ có giá và các khoản vay đến hạn Ngoài ra khi cáchợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai trên các sàn giao dịch quốc tế đến hạnthì ngân hàng cũng phải sẵn sang đáp ứng.

Trang 12

 Nhu cầu tín dụng của khách hàng: Cho vay là hoạt động cơ bản củaNHTM vì hoạt động này mang lại lợi nhuận cao và kéo theo các dịch vụ khácphát triển Bên cạnh việc tìm kiếm khách hàng để cho vay, bao gồm nhu cầucấp tín dụng mới và sử dụng hạn mức tín dụng của khách hàng Trên lý thuyếtchỉ với các khoản tín dụng “cam kết giải ngân” (committed) thì ngân hàngmới phải giải ngân trong bất kỳ điều kiện nào nhưng trên thực tế, để duy trìuy tín và mối quan hệ với khách hàng, các ngân hàng thường hiếm khi từ chốigiải ngân các khoản tín dụng hợp lệ đã cam kết.

 Cầu thanh khoản cũng phát sinh khi phải thực hiện việc thanh toán các chiphí hoạt động như tiền lương và các chế độ trợ cấp, mua sắm tài sản, chi phísử dụng dịch vụ của các tổ chức khác, trả thuế, trả cổ tức cho các loại cổphiếu mà ngân hàng phát hành và chi trả các nghĩa vụ tài chính khác.

2.2 Cung thanh khoản ( tài khoản có )

Cung thanh khoản là những nguồn thu của ngân hàng để đáp ứng cầuthanh khoản Cung thanh khoản bao gồm tài kiệu sẵn có và khả năng huyđộng mới của ngân hàng.

Tài sản hiện có

Tiền mặt trong quỹ và tiền gửi tạicác NHNN và các TCTD khác.Các khoản tín dụng được hoàn trả.Chứng khoán chính phủ và chứngkhoán có tính lỏng cao.

Trang 13

trạng thái tiền mặt của ngân hàng chỉ trở thành nguồn cung thanh khoản khivựot quá số dự trữ bắt buộc.

 Các khoản tín dụng đến hạn hoàn trả: hoạt động tín dụng mang lại nguồnthu lớn cho ngân hàng nhưng cũng chứa đựng rủi ro mất vốn, ảnh hưởng đếnkkhả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng.

 Chứng khoán do chính phủ phát hàng: do nắm giữ tài sản tiền mặ khiếnngân hàng bị tônt thất lãi suất nên ,ột nguồn cung thanh khoản mà các ngânhàng thường chọn là các loại chứng lhoán chính phủ như tín phiếu, kỳ phiếu,trái phiếu kho bạc.

 Các tài sản có tính thanh khoản khác : ví dụ như các khoản tiền mà ngânhàng đem cho vay trên thị trường tiền tệ cũng được coi là tài sản thanh khoản,miền là kỳ hạn của các khoản vay nàt phù hợp với các dự tính về cầu thanhkhoản.

 Tiền gửi mới của khách hàng được xem là nguồn để đáp ứng nhu cầuthanh khoản thường xuyên Tiền gửi mới bao gồm các loại tiền gửi mới, tiềngửi bổ sung hay kếo dài thời hạn.

 Đi vay trên thị trường liên ngân hàng: đây là nguồn cung thanh khoảnđáp ứng nhu cầu thanh khoản lớn và tức thời Khả năng đi vay trênm thịtrường tiền tệ liên ngân hàng phụ thuộc vào uy tín và mức độ hợp tác củangân hàng với các TCTD khác.

 Đi vay NHTW: khi thiếu cung thanh khoản , NHTM cũng có thể đi vayngắn hạn NHTW với mức lãi suất chiết khấu do NHTW quy định Nếu vaythường xuyên và nhiều thì có thể bị áp lãi phạt.

II.RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANHCỦA NHTM

1.Khái niệm

Trang 14

Rủi ro thanh khoản là tổn thất xảy ra cho ngân hàng khi nhu cầu thanh

khoản thực tế vựot quá khả năng thanh toán dự kiến Nói cách khác, rủi rothanh khoản là rủi ro mà ngân hàng không thể có được đủ số vốn khả dụngđể thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình khi chúng đến hạn thanh toán.

Trên thực tế, rủi ro thanh khoản không chỉ là nỗi lo của ngân hàng mà còn

là nỗi lo của các tổ chức tài chính nói chung, nhưng rủi ro thanh khoản xảy ravới các ngân hàng là nghiêm trọng hơn cả Thực tế này xuất phát từ đặc điểmmang tính đặc thù của bảng cân đối tài sản: ngân hàng đã dùng các nguồn vốnngắn hạn, như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi phát hành séc, tiền gửi có kỳhạn…Trong khi đó phần lớn các tài sản có lại có thời hạn dài hơn, như tíndụng, các khoản đầu tư, cho thuê…Ngân hàng dùng các nguồn vốn ngắn hạnbên tài sản nợ để tài trợ cho các tài sản bên tài sản có với thời hạn dài hơn Đặt tình huống tất cả hoặc một lượng lớn nguồn vốn bên tài sản nợ đềubị rút ra thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản do không thể ngaylập tức thu hồi các tài sản bên tài sản có

2.Các nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản.

2.1.Những nguyên nhân tiền đề:

Có ba nguyên nhân chính khiến cho ngân hàng phải đối mặt với rủi rothanh khoản thường xuyên là:

Nguyên nhân thứ nhất: ngân hàng huy động và đi vay vốn với thời hạn

ngắn, và cứ tuần hoàn chúng để sử dụng cho vay với thời hạn dài hơn Do đó,nhiều ngân hàng phải đối mặt với sự không trùng khớp về thời hạn đến hạngiữa tài sản có và tài sản nợ Thật hiếm khi luồng tiền ròng bên tài sản có lạivừa khít để trang trải luồng tiền ròng bên tài sản nợ Thực tế là, ngân hàngthường có một tỷ lệ đáng kể tài sản nợ có đặc điểm là phải được hoàn trả tứcthoời nếu người có kỳ hạn có thể rút trước hạn, tài khoản NOW…Do đó, ngânhàng luôn phải sẵn sàng thanh khoản.

Nguyên nhân thứ hai: Sự nhạy cảm của tài sản tài chính với những thay

đổi của lãi suất Khi lãi suất tăng, nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm kiếm

Trang 15

nơi gửi khác có mức lãi suất cao hơn.Những người có nhu cầu tín dụng sẽhoàn lại, hoặc rút hết số dư hạn mức tín dụng với mức lãi suất thấp đã thỏathuận Ngoài ra, lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến thị giá của các tài sản màngân hàng đem bán để tăng thanh khoản, và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phíđi vay trên thị trường tiền tệ của ngân hàng.

Nguyên nhân thứ ba: Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản

một cách hoàn hảo Những trục trặc về thanh khoản sẽ làm sói mòn niềm tincủa dân chũng vào ngân hàng Chúng ta hãy hình dung những gì sẽ xảy ra vớingân hàng nếu như một buổi sang các quầy chi trả tiền hay các máy trả tiền tựđộng của ngân hàng đóng cửa với lý do là thiếu tiền mặt tạm thời, không thểthanh toán các tờ séc chuyển đến cũng như những khoản tiền gửi đến hạn?Một trong những công việc quan trọng đối với nhà quản lý ngân hàng là luônliên hệ chặt chẽ với những khách hàng có số dư tiền mặt lớn và những kháchhàng đang còn hạn mức tín dụng lớn chưa sử dụng để biết được kế hoạch củahọ khi nào thì rút tiền và rút bao nhiêu để có phương án thanh khoản hợp lý.

2.2.Những nguyên nhân từ hoạt động

Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh từ hoạt động bên tài sản nợ hoặc tàisản có của ngân hàng.

Nguyên nhân bên tài sản nợ: Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh bất cứ

khi nào khi những người gửi tiền thực hiện rút tiền ngay lập tức Khi nhữngngười gửi tiền rút tiền đột ngột, buộc ngân hàng phải đi vay bổ sung hoặc phảibán bớt tài sản (chuyển hóa tài sản có thành dạng tiền mặt) để đáp ứng khảnăng thanh khoản Trong tất cả các nhóm thuộc tài sản có, thì tiền mặt có mứcđộ thanh khoản cao nhất, chính vì vậy, ngân hàng sử dụng tiền mặt là phươngthức đầu tiên và trực tiếp để đáp ứng nhu cầu thanh khoản Nhưng điều đángtiếc là tiền mặt không mang lại thu nhập lãi suất, do đó các ngân hàng luôn cóxu hướng giảm thiểu tài sản có ở dạng tiền mặt Để thu được lãi suất, cácngân hàng phải đầu tư tiền vào các tài sản ít thanh khoản hoặc vào những tàisản có thời hạn dài Cho dù cuối cùng thì hầu hết các tài sản khác nhau cũng

Trang 16

có thể chuyển hóa thành tiền nhưng chi phí để chuyển hóa thành tiền ngay lậptức của các tài sản khác nhau thì rất khác nhau Khi phải bán một tài sản ngaylập tức thì giá của nó có thể thấp hơn rất nhiều so với trường hợp có thời gianđể tìm kiếm người mua và thương lượng giá cả Kết quả là, một số tài sản chỉcó thể chuyển hóa thành tiền ngay lập tức tại mức giá bán rất thấp (fire-saleprices), do đó có thể đe dạo đến khả năng thanh toán cuối cùng của ngânhàng Ngoài thanh lý tài sản, ngân hàng có thể tìm kiếm các nguồn vốn bổsung thong qua việc đi vay trên thị trường tiền tệ.

Nguyên nhân bên tài sản có: Rủi ro thanh khoản phát sinh lien quan đến

các cam kết tín dụng Một cam kết tín dụng cho phép người vay tiến hành rúttiền vay bất cứ lúc nào trong thời hạn của nó Khi một cam kết tín dụng đượcngười vay thục hiện, thì ngân hàng phải đảm bảo có đủ tiền ngay tức thời đểđáp ứng nhu cầu của khách hàng, nếu không ngân hàng phải đối mặt với rủiro thanh khoản Tương tự như bên tài sản nợ, để đáp ứng nhu cầu thanh khoảnbên tài sản có, ngân hàng có thể giảm số dư tiền mặt, chuyển hóa các tài sảnkhác thành tiền, hoặc đi vay các nguồn vốn bổ sung trên thị trường tiền tệ.

3.Hậu quả của rủi ro thanh khoản

Hậu quả nhẹ của rủi ro thanh khoản là giảm uy tín và thu nhập của ngânhàng Ngân hàng phải huy động với lãi suất cao hơn để mua thanh khoản trênthị trường hay bán các tài sản với giá thấp hơn giá thị trường Tính thanhkhoản yếu kém cũng dẫn tới sự mất long tin của công chúng cũng như đối tác.Điều đó đồng nghiac với uy tín của ngân hàng bị sutuj giảm một cách đáng kểvà nếu có vượt qua được giai đoạn khó khăn gây ra bới rủi ro thanh khoản,chắc chắn cũng sẽ mất thời gian, công sức, chi phí để xây dựng lại long tincủa người gửi tiền và đối tác.

Tình trạng tồi tệ của rủi ro thanh khoản là ngân hàng bị phá sản, bị quốchữu hóa, bị bán hoặc bị sát nhập Nghiêm trọng nhất là từ rủi ro thanh khoảncủa một ngân hàng chuyển thành khủng hoảng thanh khoản và nguy cơ vỡ nợtrên toàn hệ thống ngân hàng.

Trang 17

4 Phương pháp quản lý thanh khoản

4.1.Quản lý theo phương pháp truyền thống4.1.1 Nội dung của phương pháp.

Quản lý theo phương pháp truyền thống hay còn gọi là phương phápphân tích thanh khoản tĩnh, là phương pháp quản lý thanh khoản bằng cáchphân tích các chỉ số rút ra từ bảng tổng kết tài sản và cơ sở dữ liệu hiện tại, từđó đưa ra giới hạn cho các chỉ số đảm bảo thanh khoản.

Một số chỉ tiêu quản lý thanh khoản thông dụng:

a/ Chỉ số trạng thái tiền mặt

Vốn khả dụng

Chỉ số trạng thái tiền mặt = Tổng tài sản có

-Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán nhanh của các ngân hàng tạithời điểm báo cáo Nếu chỉ số này càng lớn thì ngân hàng càng có khả năngthanh toán tức thì để xử lý các nhu cầu tiền mặt tức thời Tuy nhiên, nếu chỉsố này quá cao thì lại làm giảm lợi nhuận của ngân hàng Theo chuẩn mựcquốc tế, các ngân hàng thương mại nên duy trì chỉ tiêu này dao động từ 2% -3% là hợp lý.

b/ Chỉ số dự trữ thanh toán.

Dự trữ thanh toánChỉ số dự trữ thanh toán = - Tổng tài sản có

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán của ngân hàng tại thời điểmbáo cáo Thông thường các ngân hàng không đặt giới hạn cho chỉ tiêu này,trên thực tế hiện nay các ngân hàng đang có xu hướng tăng đầu tư vào giấy tờcó giá và đầu tư liên ngân hàng nhằm mục tiêu lành mạnh hóa tình hình tàichính.

c/ Chỉ số cho vay/tiền gửi

Trang 18

Dư nợ cho vay khách hàng trước dự phòng rủi roChỉ số cho vay/tiền gửi = -

Tiền gửi của khách hàng

Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng tự huy động để sử dụng cho vay củangân hàng tại thời điểm báo cáo Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanhtoán của ngân hàng càng thấp nhưng lại mang lại lợi nhuận nhiều hơn Theochuẩn mực quốc tế, các ngân hàng thương mại nên duy trì chỉ tiêu này tối đalà 75% là hợp lý.

d/ Chỉ số tiền gửi cơ sở

Tiền gửi cơ sởChỉ số tiền gửi cơ sở = -

Tổng tài sản nợ

Nếu chỉ tiêu “tiền gửi cơ sở” càng lớn thì ngân hàng càng được coi là cókhả năng thanh khoản ổn định do huy động được các nguồn vốn ổn định.

e/ Một số chỉ số khác như: chỉ số cơ cấu tiền gửi, chỉ số nguồn vốn ngắn hạn

cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ khả năng chi trả…

4.1.2 Điều kiện áp dụng

Ngân hàng cần xây dựng các giới hạn thực hiện phù hợp với quy mô,tính chất hoạt động của ngân hàng mình Thông thường các ngân hàng thựchiện theo quy định của các ngân hàng Nhà nước hoặc hạn mức thực hiện củacác ngân hàng họat động trên cùng địa bàn, khu vực có quy mô, tính chấttương đương.

Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần có kho dữ liệu tập trung và chươngtrình phần mềm để xác định các chỉ số theo yêu cầu.

4.2 Quản lý theo phương pháp hiện đại4.2.1.Nội dung của phương pháp

Phương pháp quản lý thanh khoản hiện đại hay còn gọi là phương phápphân tích thanh khoản động, là phương pháp đánh giá trạng thái thanh khoản

Trang 19

của ngân hàng bằng cách dự đoán cung, cầu thanh khoản, dự đoán chênh lệchcung cầu (khe hở) thanh khoản, từ đó đưa ra quyết định quản lý thanh khoảnbằng những hạn mức, giới hạn thực hiện Theo phương pháp này, bộ phận cóchức năng quản lý thanh khoản cần thực hiện các công viêc như sau:

4.2.1.1 Lập báo cáo dự tính thanh khoản

Khi lập báo cáo, mọi khoản mục thuộc bảng cân đối kế toán đều phảiđược báo cáo bằng cách phân bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiền ra đếnhạn vào các dải kỳ hạn: 1 ngày, 2 đến 7 ngày, 8 ngày đến 1 tháng, 1 tháng đến3 tháng, 3 tháng đến 6 tháng Đối với những khoản mục không có kỳ hạnhoặc không có ngàu đến hạn cầu thì cần sử dụng các giả thiết kết hợp vớiphân tích dữ liệu lịch sử để chia vào các thang kỳ hạn cụ thể.

4.2.1.2Phân tích mô phỏng thanh khoản

Thiết lập cả kịch bản trong tương lai dựa trên các giả định với xác suấtxảy ra tối thiểu 5% Các giả định gồm:

Giả địng thay đổi lãi suất.

Giả định thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô.

Với mỗi kịch bản, cần dự báo các yếu tố: kế hoạch cho vay mới, khảnăng huy động tiền gửi mới, khả năng huy động vốn mới…

4.2.1.3.Phân tích khả năng thanh khoản

Được thực hiện với giả thiết hoạt động kinh doanh ngân hàng là “bìnhthường” Khi đó các ngân hàng sẽ ước tính được lượng tiền gửi vào hoặc rútra Nhà quản lý ngân hàng sẽ cần phải nắm vững và giám sát hành vi của cácnhóm đối tượng khách hàng theo loại sản phẩm và ngày đáo hạn, xây dựnhcác kịch bản tác động đến luồng tiền vào, luồng tiền ra để từ đó xác định trạngthái thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thới gian tới dư thừa hay thiếuhụt.

4.2.1.4 Đánh giá rủi ro thanh khoản

Mục đích là nhằm đánh giá tình trạng ngân hàng “sẽ” ra sao nếu tìnhhuống xấu nhất có thể xảy ra mà cụ thể tình huống được đề cập ở đây là

Trang 20

khủng hoảng ngân hàng xảy ra tại ngân hàng, từ đó đánh giá khả năng chốngđỡ của ngân hàng trước những tình huống xấu.

4.2.2 Điều kiện áp dụng

Ngân hàng phải có kho dữ liệu tập trung với cơ sở dữ liệu đủ mạnh phụcvụ cho công tác lập báo cáo, phân tích, dự báo Như vậy yêu cầu của ngânhàng phải có một nền tảng cơ sở vật chất cũng như trình độ công nghệ pháttriển ở mức tương đối cao.

Với phương pháp này đối tượng là trạng thái thanh khoản trong tương laivới nhiều yếu tố khách quan tác động nên yêu cầu khả năng phân tích, dự báo,tương đối chính xác và phức tạp, do vậy yêu cầu về trình cán bộ tác nghiệpcũng tương đối cao trong khi đây cũng là hạn chế phổ biến của các NHTMViệt Nam hiện nay.

CHƯƠNG II: CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO THANHKHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI

I MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP THẤT BẠI TRONG QUẢN TRỊ RỦI ROTHANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM TRÊN THẾ GIỚI

1 Rủi ro thanh khoản ở Argentina năm 2001

Trang 21

1.1 Vài nét về tình hình kinh tế Argentina tiền khủng hoảng

Vào đầu thế kỷ 20, Argentina là một trong những quốc gia giàu nhất thếgiới Với tài nguyên giàu có, Argentina xuất khẩu mạnh thực phẩm và nguyênvật liệu Sau 2 cuộc siêu lạm phát và hai cuộc khủng hoảng ngân hàng xảy ratừ năm 1976 đến năm 1989, Argentina đã có những cải cách quan trọng nhằmkhôi phục nền kinh tế Liên tục trong 10 năm của thập niên 1990, Argentinađã thực hiện các chương trình tái cấu trúc nền kinh tế rất mạnh mẽ, nổi bậtnhất là chương trình tư hữu hóa hàng loạt xí nghiệp quốc doanh Nguồn thu từchương trình tư hữu hóa cùng với việc vay nợ nước ngoài đã giúp Chính phủArgentina ổn định giá trị của đồng nội tệ Tất cả điều này đã làm nền tảng chocác tăng trưởng ngoạn mục sau đó Thêm vào đó, những thành tựu kinh tế vàsự ổn định trong giá trị đồng nội tệ đã dẫn tới một hệ quả đương nhiên, đó làdòng vốn quốc tế chảy ồ ạt vào Argentina Những yếu tố đó khiến Argentinađược ngợi khen như là một điển hình của sự thần kỳ mới và là một trongnhững “học trò xuất sắc” được IMF thừa nhận trong các tình huống nghiêncứu Nhưng cùng với cái gọi là thần kỳ đó là ảo tưởng ngủ quên trên chiếnthắng.

1.2 Diễn biến:

Từ cuối thập kỉ 90, nền kinh tế Argentina lại bắt đầu phải đối mặt vớimột cuộc khủng hoảng trầm trọng: GDP giảm mạnh (4%), nền kinh tế bị thuhẹp 10-15%, tỉ lệ thất nghiệp đạt mức kỉ lục (25%), thiếu vốn và thâm hụt tàikhoá nặng nề Trong đó, thiếu vốn là một thách thức lớn đối với Argentiangây ra bởi các nguyên nhân sau:

- Các khoản nợ quốc tế của Argentina ngày một nhiều ( từ 35% GDP năm1995 lên gần 65% năm 2001, tương đương với 155 tỉ USD) và không có khảnăng chi trả Chi tiêu của chính phủ tiếp tục tăng (tỷ lệ chi ngân sách/GDPtăng từ 27% năm 1997 lên 30% vào năm 2000) Mặc dù IMF vẫn tiếp tục choArgentina vay tiền và gia hạn các khoản nợ nhưng Argentina vẫn gặp vấn đề

Trang 22

nghiêm trọng về ngân sách do nạn trốn thuế diễn ra phổ biến, tham nhũng trànlan.

- Hoạt động rửa tiền khiến cho một phần lớn vốn của nước này chảy sangcác ngân hàng nước ngoài

- Cũng trong thời điểm này, Brazil, Mexico – 2 đối tác thương mại lớn củaArgentina cũng gặp khủng hoảng (Brazil phải phá giá đồng real và Mexicophá giá đồng Peso Mexico), khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài mất lòng tinvào các thị trường mới nổi ở khu vực châu Mĩ Latin Nguồn đầu tư nướcngoài không tiếp tục chảy vào Argentina.

- Xuất khẩu đình trệ do biến động lớn trong tỉ giá giữa đồng PesoArgentina và đồng đô-la Mĩ Nguồn thu từ xuất khẩu giảm đi và cùng với đólà các khoản nhập khẩu tăng lên liên tục.

Năm 2000, Argentina thông báo kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tìm kiếm sựgiúp đỡ từ IMF Vào tháng 4 năm 2001, các nhà chức trách đã ban hành mộtloạt biện pháp trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng song song với hạn chế thâmhụt tài khoá (zero deficit plan) Chính phủ Argentina cho rằng đầu tư của khốidoanh nghiệp gia tăng nếu tăng thanh khoản của hệ thống ngân hàng, giảmthuế đối với mặt hàng vốn, tăng thuế đối với mặt hàng tiêu dung Về mặt tàikhoá, chính phủ áp thuế lên các giao dịch tài chính để tăng thu nhập cho chínhphủ Tuy nhiên, các biện pháp này không những không làm chững lại sự suythoái kinh tế mà còn khiến cho Argentina lún sâu hơn vào khủng hoảng Sựthiếu minh bạch trong việc thực thi các chính sách này cộng với những mâuthuẫn giữa những nhà ban hành chính sách đã làm giảm lòng tin của thịtrường Các nhà đẩu tư nghi ngờ mức độ điều chỉnh thâm hụt tài khoá donhiều địa phương không bị buộc cắt giảm chi tiêu Việc nới lỏng dự trữ bắtbuộc tại các ngân hàng với mục đích ban đầu là làm tăng thanh khoản nhưngthực tế lại làm giảm chất lượng tín dụng và giảm khả năng thu hút vốn củacác ngân hàng

Trang 23

Các nhà tài trợ quốc tế đã phản ánh rất hài hước về cái gọi là “kế hoạchgiảm thâm hụt ngân sách xuống bằng không” này Moody's và S&P đã hạthấp điểm xếp hạng tín nhiệm quốc gia Argentina ngay sau khi quốc hộithông qua kế hoạch hoang tưởng này, các chỉ số niềm tin liên tục sút giảmnhư một tín hiệu phản ứng trước vụ việc nước đến chân mới nhảy của quốchội nước này.

Song song với chỉ số niềm tin bị giảm sút là các dòng tiền gửi bị rút ồ ạtkhỏi ngân hàng

Từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2001, 15 tỉ đô đã bị rút ra khỏi tài khoản tạicác ngân hàng

Sau sự rút chạy của dòng vốn đầu tư nước ngoài, tháng 12/2001, chính phủArgentina đã thông qua một nhóm đạo luật mới được biết tới dưới cái tênCorralito Theo đó, các tài khoản ngân hàng trong toàn quốc đều bị đóng băngtrong vòng 12 tháng Chủ tài khoản chỉ được phép rút một lượng nhỏ tiền,phục vụ cho chi tiêu cá nhân(1000USD/tháng/tài khoản) và thay các khoảntiền gửi bằng trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm Biện pháp cứng rắn nàycủa chính phủ Argentina có tác dụng giảm bớt dòng tiền ồ ạt bị rút ra.

Tuy nhiên, sau đó tòa án đã phủ quyết lệnh đóng băng tài khoản của chínhphủ Tiền tiếp tục được rút ra buộc ngân hàng trung ương phải in tiền để tạotính thanh khoản cho các ngân hàng thương mại Cơ chế hội đồng tiền tệ đượchuy bỏ và đồng peso nhanh chóng bị mất giá so với đồng USD.

Tháng 1/2002, đồng Peso mất giá 29%, 1USD = 1.4 Peso Trước sự mấtgiá của đồng Peso, làn sóng rút tiền lại nổi lên Người dân rút các khoản tiềngửi bằng đồng Peso để chuyển sang đồng USD để tránh rủi ro sụt giá củađồng Peso và tránh các biện pháp cứng rắn hơn nữa của chính phủ.

Tháng 2/2002, khi tỉ giá 1 USD = 2.6 Peso, số tiền gửi bị rút ra khỏi ngânhàng là 100 triệu USD mỗi ngày Chính phủ phải ra hạn mức rút tiền là500USD/tháng/tài khoản.

Trang 24

Tháng 3/2002, tài sản ngân hàng được chuyển đổi sang đồng Peso, cácngân hàng lỗ khoảng 10-20 tỉ USD USD/Peso = 3.75, các ngân hàng bắt đầuthiếu tiền mặt

Tháng 4/2002, các ngân hàng được yêu cầu đóng cửa vô thời hạn

Tính từ tháng 3/2001 đến tháng 12/2001, lượng tiền gửi bằng đồng Pesotại các ngân hàng Argentina giảm một lượng khổng lồ, từ khoảng 30 nghìn tỉPeso xuống còn 17 nghìn tỉ, lượng tiền gửi bằng đồng đôla Mĩ giảm từkhoảng 51 nghìn tỉ xuống xấp xỉ 41 nghìn tỉ

HSBC cho biết cuộc khủng hoàng ở Argentina đã làm mất 1,85 tỷ USDtrong năm tài chính 2001 Michael Smith – giám đốc HSBC tại Argentina :“điều này giống như chết đi sống lại cả ngàn lần”.

Scotia Bank dự định rút chi nhánh của họ tại Argentina vì không chịu nổirủi ro

1.3 Nguyên nhân

Có 4 nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, Argentina lúc đó đang ở trong cuộc suy thoái kinh tế Rất nhiều

nhà đầu tư nước ngoài đã đóng các tài khoản tại các ngân hàng Argentina

Thứ hai, những người gửi tiền bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp bị

mất niềm tin vào chính phủ, các chính sách của chính phủ và hệ thống ngânhàng Khi niềm tin đã bị giảm sút thì bất kì người gửi tiền nào cũng đều longại cho các khoản tiền gửi của mình, họ sợ không thu hồi được nếu ngânhàng phá sản hay bị đóng cửa nên nôn nóng muốn rút tiền khỏi tài khoản ngânhàng

Thứ ba, trong khi người gửi tiền mất niềm tin và muốn rút tiền khỏi ngân

hàng, những biến động trong tỉ giá hối đoái giữa đồng đôla Mĩ và đồng Pesocàng làm tăng thêm mức độ của các cuộc khủng hoảng thanh khoản Việcđồng Peso bị mất giá so với đồng đôla khiến cho những người gửi tiền bằngđồng Peso bị thiệt và muốn rút các tài khoản tiền gửi bằng đồng Peso càngsớm càng tốt để tránh thiệt hại thêm

Trang 25

Thứ tư, việc NHTW Argentina can thiệp bằng cách ra các hạn mức rút

tiền hàng tháng/tài khoản tiền gửi cá nhân tuy làm giảm lượng tiền rút trên tàikhoản nhưng lại làm tăng số lượng người đến rút tiền vì khi NHTW phảikhống chế lượng tiền rút ra hàng tháng thì người gửi tiền càng có cơ sở để longại về khả năng thanh khoản của ngân hàng và càng muốn rút hơn.

Cuộc khủng hoảng sâu sắc của các ngân hàng Argentina năm 2001 đãđược các nhà phân tích tài chính thế giới xếp vào danh sách 12 vụ phá sảnngân hàng tồi tệ nhất trong lịch sử với vị trí thứ 5

2 Sự sụp đổ của ngân hàng Northern Rock năm 2007

2.1 Vài nét về ngân hàng Northern Rock

Northern Rock Building Society được thành lập vào ngày 08/07/1965, vốnlà một tổ chức chuyên cấp tín dụng để xây nhà có trụ sở đặt tại Newcastle –vùng đông bắc nước Anh Ban đầu, nó chỉ là một ngân hàng rất nhỏ so vớiHalifax, ngân hàng cùng lĩnh vực Northern Rock, vào thời điểm năm 1965,đứng thứ 60 trong bảng xếp hạng các tổ chức cung cấp tín dụng xây dựng.

Sau 40 năm hoạt động, nhờ vào việc tiếp nhận và mua lại các quỹ đầu tưcũng như đa dạng hóa hình thức kinh doanh và bước chân vào lãnh địa chovay, cho thuê nhà, Northern Rock trở thành một trong 10 ngân hàng cho vaythế chấp lớn nhất nước Anh, sau khi tiếp quản thành công Tổ chức tín dụngNorth of England có trụ sở tại Sunderland với hơn 300.000 các tài khoản đầutư, 43.000 người cho vay và tổng số tài sản lên tới 1.500 triệu bảng Anh vớitổng tài sản lên tới 10 tỉ bảng.

Năm 2006 lợi nhuận của ngân hàng này đạt 1,18 tỉ bảng Anh và là ngânhàng cho vay tín chấp lớn thứ 5 tại Anh Ngoài ra Northern Rock còn là nhàtài trợ chính thức cho CLB Bóng đá nổi tiếng Newcastle United.

2.2 Diễn biến

Tháng 9 năm 2007, cả nước Anh và toàn thế giới choáng váng với sự kiệnngân hàng Northern Rock đứng bên bờ vực phá sản.

Trang 26

Ngày 12 tháng 9 năm 2007, Northern Rock đã đề nghị NHTW Anh (Bankof England) cho vay 3 tỉ bảng Anh vốn ngắn hạn để chi trả các nghĩa vụ tàichính đến hạn của mình Cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn(subprime mortgage crisis) trên thị trường Mĩ mùa hè năm 2007 có ảnh hưởngđến cung thanh khoản của Northern Rock do ngân hàng này có 150 triệu đôlaMĩ trong các khoản cho vay thế chấp bằng bất động sản trên thị trường Mĩ(với đối tác là ngân hàng Lehman Brothers - một “ông lớn” trong lĩnh vực chovay mua bất động sản tại Mĩ, cũng đã bị phá sản vào ngày 15/9/2008) Lý dokhiến Northern Rock phải vay vốn của NHTW Anh là do Northern Rockkhông huy động được vốn trên thị trường liên ngân hàng và các tổ chức tíndụng khác Cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn tại Mĩ làm dấylên nỗi lo sợ về một cuộc khủng hoảng tương tự xảy ra đối với các ngân hàngvà các tổ chức tài chính kinh doanh dịch vụ này, trong đó có Northern Rock.Các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng và từ các tổ chức tín dụng đểphục vụ cho nhu cầu thanh khoản tức thời nếu trước kia khá dễ dàng tiếp cậnthì nay trở nên khó khăn với Northern Rock Tỉ lệ lãi suất liên ngân hàng(LIBOR - London Inter-bank Offered Rate) tăng cao 3 lần liên tục trong năm2007, quá mức chịu đựng của Northern và khiến ngân hàng này gặp khó khăntrong việc huy động nguồn vốn cho vay Northern Rock buộc phải tìm kiếmđối tác để bán bớt những bộ phận kinh doanh nhỏ của mình để có thêm vốnduy trì hoạt động Khi Giám đốc điều hành Apple Adamgarth ra tuyên bố điềuchỉnh hạ thấp dự đoán lợi nhuận của năm 2007 từ 17% xuống còn 15% thìphản ứng tiêu cực của thị trường xảy ra Tồi tệ hơn, thị trường tiền mặt bán sỉ(thị trường vay ngắn hạn liên ngân hàng) đóng băng khiến việc huy động vốnngắn hạn của Northern Rock gặp khó khăn nghiêm trọng Ngày 9 tháng 8 năm2007, theo quyết định của BNP Paribas’s, ngân hàng của Pháp, tạm dừng cácquỹ đầu tư do cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp thứ cấp tại Mỹ đã gây ra cúsốc cho hệ thống tài chính toàn cầu, gây đóng băng các thị trường tiền tệ

Trang 27

Sau đó Northern Rock đã liên lạc với các cơ quan tài chính của chính phủcũng như Ngân hàng Anh để được trợ giúp giải quyết các vấn đề đang gặpphải Những thông tin bí mật về các cuộc trao đổi giữa Northern Rock vàngân hàng TW Anh cũng như các tổ chức tài chính khác bị giới truyền thôngbiết được Báo chí dồn dập đưa ra những dự đoán về nguy cơ vỡ nợ vớinhững cái tít giật gân như “ Northern Rock đang thiếu tiền mặt trầm trọng”,“Northern Rock đang gánh hậu quả do cho vay cầm cố tràn lan”, “NorthernRock bị ảnh hưởng nặng nề sau khủng hoảng cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩnMĩ”

Những thông tin rò rỉ này đã làm cho cổ phiếu của Northern Rock rớtkhông phanh, các nhà đầu tư tức giận và từng đoàn người nườm nượp kéo đếncác chi nhánh của Northern Rock rút tiền gây nên cảnh hỗn loạn Hình ảnhnày đã trở thành hình ảnh đáng nhớ nhất của năm 2007, nếu không muốn nóilà của cả một thập kỉ Không ai có thể tin được điều này lại có thể xảy ra ởnước Anh vào thế kỷ 21

Sáng ngày 15/7, hàng ngàn người đã xếp hàng trước cửa 72 chi nhánh củaNorthern Rock để chờ rút tiền Trong ngày hôm đó, 1 tỉ bảng Anh đã bị rút ratừ các tài khoản tiền gửi tại Northern Rock, chiếm 5% tổng số dư tiền gửi tạingân hàng này Suốt trong hai ngày 14 và 15/9, đường dây điện thoại củaNgân hàng Northern Rock bị tắc nghẽn, trang web bị quá tải vì số khách hàngtruy cập tăng vọt

Ngày 17/9, những người gửi tiền vẫn lo lắng và tiếp tục kéo đến NorthernRock rút tiền mặc dù các nhà chức trách ngân hàng ra sức trấn an 1,4 triệukhách hàng rằng, với nguồn vốn đến 113 tỷ USD, ngân hàng bảo đảm chi trảđầy đủ và khách hàng nên sắp xếp thời gian để rút tiền Theo con số thống kêđã có hơn 2 tỉ bảng Anh bị rút ra kể từ khi Northern Rock xin vay tiền củaNHTW Anh Trong ngày hôm đó, giá cổ phiếu của Northern Rock giảm45.5% từ 483 pence xuống còn 263 pence Cuối ngày hôm đó, NHTW Anh đãtuyên bố ngân hàng này và chính phủ Anh sẽ đảm bảo tất cả các khoản tiền

Trang 28

gửi tại Northern Rock Giá cổ phiếu của Northern Rock tăng 15% sau lờituyên bố này

Việc NHTW Anh đứng ra bảo lãnh cho các khoản tiền gửi và hỗ trợ tiềncho Northern Rock khiến ngân hàng này không bị thiếu tiền mặt và cũng làmcho công chúng yên tâm phần nào nhưng không thể chấm dứt luồng tiền tiếptục bị rút ra

Tính đến tháng 1 năm 2008, khoản nợ của Northern Rock với NHTW đãtăng lên đến 26 tỉ bảng Anh Northern Rock đã bán một phần các khoản chovay trong danh mục tài sản của mình cho ngân hàng JP Morgan, Mĩ lấy 2.2 tỉbảng Anh để trả nợ một phần cho NHTW Anh.

Các ngân hàng lớn tại Anh và châu Âu đều từ chối trợ giúp Northern Rockvượt qua khủng hoảng, trong đó có cả HSBC, Barclays, Lloyds TSB, RBS,Santander và Credit Agricole Chính phủ Anh buộc phải ra tay và tiến hànhthương lượng đàm phán với các thể chế tài chính lớn trên thế giới về cácphương án giải cứu Northern Rock Trong số những quỹ đầu tư lớn tham giađàm phán mua lại Northern Rock có cả tập đoàn Virgin, dẫn đầu bởi ngàiRichard Branson Tuy nhiên những nỗ lực đàm phán này đã thất bại Cuốicùng ngày 21 tháng 2 năm 2008 Northern Rock chính thức bị quốc hữu hóasau 3 ngày tranh cãi tại Thượng và Hạ viện Anh.

2.3 Nguyên nhân

Tờ báo khổ nhỏ Sun ở Anh cho rằng trong vụ này, nguyên nhân đầu tiên

và trực tiếp nhất dẫn đến rủi ro thanh khoản của Northern Rock chính là rủi rotín dụng mà ngân hàng này phải đối mặt Sai lầm lớn nhất của ngân hàngNorthern Rock là tiếp tục cho các khách hàng vay cầm cố nhiều gấp 5 lầnlương của người vay Khi cho vay thế chấp bằng nhà đất, ngân hàng NorthernRock đã cho vay nhiều gấp 125% giá trị nhà đất của người vay đưa đi cầm cố,bất chấp những lời cảnh báo về sự không ổn định của nền kinh tế cũng nhưcác dự báo về giá bất động sản tụt dốc Việc cho vay thế chấp sai lầm nói trênđã khiến cho tài sản bong bóng xà phòng của ngân hàng Northern Rock tồn

Trang 29

tại trong một thời gian dài và liên tục được thổi căng phồng lên Chính vì thế,khi bị ảnh hưởng từ việc thị trường cho vay dưới chuẩn của Mĩ lâm vàokhủng hoảng thì việc thiếu vốn là điều dễ hiểu.

Ngoài ra, việc rò rỉ thông tin khiến giới truyền thông nhảy vào cuộc vàkhiến mọi chuyện thêm tồi tệ cũng là một tác động khiến cuộc khủng hoảngthêm trầm trọng và gây hậu quả nặng nề.

Trên đây là 2 ví dụ điển hình và nổi tiếng về sự thất bại trong vấn đề quảntrị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Phần tiếp theo của bàitiểu luận sẽ đề cập đến các chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản của cácngân hàng thương mại Châu Âu

II HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂNHÀNG HSBC

1 Vài nét về HSBC

Có trụ sở chính đặt tại London, HSBC là một trong những tổ chức cungcấp dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới Với mạng lưới khoảng 10000 văn phòng, chi nhánh hoạt động tại 86 quốc gia và vùng lãnh thổ ở ChâuÂu; Hongkong; phần còn lại của Châu Á-Thái Bình Dương bao gồm khu vựcTrung Đông và châu Phi; Bắc Mĩ và khu vực Mĩ Latin Được niêm yết ở cácthị trường chứng khoán London, New York, Paris, Hongkong và Bermuda,hiện HSBC có khoảng trên 210 000 cổ đông ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.Năm 2007, tổ chức tiền tệ châu Âu (Euromoney) bình chọn HSBC là “Ngânhàng quản lý tiền tệ tốt nhất” (Best Cash Management House), “Ngân hàngquản lý rủi ro tốt nhất” (Best Risk Management House) Năm 2008, HSBCđược tạp chí Tài chính quốc tế (Global Finance Magazine) bình chọn là“Ngân hàng có mạng lưới khách hàng quốc tế tốt nhất” (Best ConsumerInternet Bank) và được tạp chí The Banker bình chọn là “Ngân hàng hàng đầuthế giới” (Top World Bank)

Trang 30

Những thành công mà HSBC đã đạt được từ khi thành lập cho đến nay lànhờ phần lớn vào chính sách quản trị rủi ro mà Hội đồng quản trị đã đặt ra,đặc biệt là đối với quản trị rủi ro thanh khoản

2 Quản trị rủi ro thanh khoản của HSBC

HSBC đề cao hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản

Trong tất cả các hoạt động của HSBC đều có sự phân tích, đánh giá, quảntrị và chấp nhận rủi ro ở một mức độ nào đó Đối với HSBC, rủi ro thanhkhoản được xem là vô cùng quan trọng Trong hoạt động quản trị rủi ro thanhkhoản, ngoài việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, các qui định bắt buộc tạicác thị trường nơi HSBC hoạt động, HSBC luôn có chính sách của riêngmình Các chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của HSBC được thiết kếnhằm phát hiện, phân tích, đặt các mức giới hạn thích hợp cho loại hình rủi ronày HSBC thường xuyên xem xét lại các chính sách và hệ thống quản trị rủiro của mình để phù hợp với những diễn biến trên thị trường và những thay đổitrong chiến lược hoạt động của HSBC HSBC duy trì tính nguyên tắc, thậntrọng, bảo thủ nhưng mang tính xây dựng trong văn hoá quản trị rủi ro thanhkhoản

HSBC có ban quản trị rủi ro do Hội đồng quản trị và ban giám đốc lập ra.Tại các chi nhánh của HSBC đều có bộ phận chuyên trách về rủi ro thanhkhoản, chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về các vấn đề thanh khoản.Các báo cáo về tình hình thanh khoản của các chi nhánh thường xuyên đượccập nhật lên các chi nhánh cấp cao hơn Hội nghị về Quản trị rủi ro (RiskManagement Meeeting) thường xuyên được tổ chức để báo cáo và rà soát lạitình hình quản trị rủi ro thanh khoản trên toàn hệ thống

Mục tiêu

Trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, HSBC đề ra các mục tiêu sau:- Tất cả các nghĩa vụ mà HSBC đã cam kết cấp vốn và các yêu cầu rút tiềngửi phải được đáp ứng khi đến hạn.

Trang 31

- Có thể dễ dàng tiếp cận vốn trên thị trường “bán buôn” với mức chi phíhợp lý

- Duy trì một nguồn vốn đa dạng và ổn định, trong đó chủ yếu là các khoảntiền gửi của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và tiền trên tài khoản của cáctổ chức

Chính sách

Có 2 điểm nổi bật trong chính sách quản lý thanh khoản của HSBC- Chính sách quản lý thanh khoản phải phù hợp với từng thị trường cụ thể- Các chi nhánh và văn phòng phải chủ động quản lý thanh khoản của chínhmình

HSBC nổi tiếng với slogan “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”(The world’s local bank) Trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, HSBCcũng áp dụng slogan đó Việc quản lý thanh khoản của HSBC được từng chinhánh, từng văn phòng tiến hành một cách linh hoạt, phù hợp với từng địaphương nơi các chi nhánh, văn phòng đó hoạt động nhưng phải tuân thủ cácnguyên tắc, mục tiêu mà hội đồng quản trị của HSBC đặt ra Tuỳ thuộc vàomức phát triển của thị trường tài chính ở các địa phương mà chính sách quảntrị rủi ro thanh khoản của từng chi nhánh, văn phòng có thể thay đổi cho phùhợp

HSBC luôn nhấn mạnh từng chi nhánh, từng văn phòng phải tự đảm bảokhả năng thanh khoản của chính mình, dùng nguồn vốn của chính chi nhánh,văn phòng đó để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản Chỉ những chi nhánh hoặcvăn phòng nào theo qui định không được huy động tiền gửi tiết kiệm thì mớiđược trụ sở hoặc các chi nhánh khác tài trợ thanh khoản, nhưng việc tài trợ đócũng được diễn ra theo những qui định hết sức nghiêm ngặt và mức giới hạnnhất định do hội đồng quản trị đặt ra Việc HSBC khống chế lượng vốn hỗ trợcho các chi nhánh là hoàn toàn hợp lý vì như vậy sẽ làm tăng ý thức quản trịrủi ro thanh khoản trong toàn hệ thống của tập đoàn này và tránh trường hợp

Trang 32

rủi ro thanh khoản tại một chi nhánh có thể kéo theo sự sụp đổ của các chinhánh khác.

Qui trình quản trị rủi ro thanh khoản của HSBC

- Lên kế hoạch dự báo các luồng tiền vào và ra của các đồng tiền mạnh.Trong trường hợp luồng tiền ra dự kiến lớn hơn luồng tiền vào dự kiến thìxem xét khả năng chuyển thành tiền của các tài sản để tài trợ cho khoảngchênh lệch đó.

- Điều chỉnh các tỉ lệ thanh khoản trên bảng cân đối theo các qui định bắtbuộc và các qui định trong nội bộ

- Duy trì một danh mục đa dạng các nguồn cung thanh khoản trong đó cócác phương án dự phòng

- Quản lý hồ sơ các khoản nợ, đặc biệt là thời điểm đáo hạn của các khoảnnợ lớn.

Có thể thấy qui trình quản lý thanh khoản của HSBC rất chặt chẽ và rõràng Với văn hoá quản trị rủi ro thận trọng, nguyên tắc, HSBC duy trì mộtqui trình quản trị rủi ro thanh khoản mang tính phòng ngừa cao, hoạt độngquản trị rủi ro thanh khoản diễn ra liên tục ngay cả khi không có một dấu hiệubất ổn gì từ phía thị trường

Cung - cầu thanh khoản của HSBC

Trang 33

HSBC kết hợp cả cung và cầu thanh khoản trong hoạt động quản trị rủi rothanh khoản Trong hoạt động quản lý thanh khoản, HSBC đặc biệt chú trọngđến thời điểm đáo hạn của các nghĩa vụ tài chính và thực hiện hoạt độngthống kê, dự đoán các luồng tiền ra thông qua các nghĩa vụ tài chính.

Thời điểm đáo hạn của các nghĩa vụ tài chính của HSBC tính đến ngày31 tháng 12 năm 2008

Đơn vị: Triệu USD

Dưới 3tháng

tháng 1-5 năm

Trên 5nămTiền gửi của các ngân

hàng -Deposits by banks 45,884 82,514 8,734 4,875 2,356Tiền gửi của khách hàng-

Customer accounts 698,187 332,207 69,721 34,537 5,798Chứng khoán nợ-Debt

Phát sinh từ các giao

-Các nghĩa vụ tài chính khác-Other financial liabilities

Nguồn: HSBC, báo cáo thường niên 2008

Từ bảng trên có thể thấy, chi trả các khoản tiền gửi và tài trợ các khoảncho vay đã cam kết là hai nghĩa vụ lớn nhất trong tất cả các nghĩa vụ củaHSBC xét về mặt qui mô vốn Riêng về tiền gửi, các khoản tiền gửi không kìhạn và kì hạn ngắn 3-12 tháng lần lượt là 698,187 và 332,207 triệu USD,

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Từ bảng trên có thể thấy, chi trả các khoản tiền gửi và tài trợ các khoản cho vay đã cam kết là hai nghĩa vụ lớn nhất trong tất cả các nghĩa vụ của  HSBC xét về mặt qui mô vốn - Quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại trên thế giới và một số bài học rút ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.doc
b ảng trên có thể thấy, chi trả các khoản tiền gửi và tài trợ các khoản cho vay đã cam kết là hai nghĩa vụ lớn nhất trong tất cả các nghĩa vụ của HSBC xét về mặt qui mô vốn (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w