Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương Mại Việt Nam
Trang 11.2.3 Tiết kiệm chi phí giao dịch 16
1.2.4 Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển 16
1.3 PHÂN LOẠI QUYỀN CHỌN 17
1.3.1 Phân loại theo quyền của người mua 17
1.3.2 Phân loại theo thời gian thực hiện quyền chọn 17
1.3.3 Phân loại theo tài sản cơ sở 18
1.4 KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ 22
1.4.1 Khái niệm 22
1.4.2 Các chủ thể tham gia trên thị trường quyền chọn 22
1.4.3 Giá quyền chọn tiền tệ và các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền chọntiền tệ 22
1.4.3.1 Tỷ giá kỳ hạn (forward rates) 23
1.4.3.2 Tỷ giá giao ngay (spot rates) 24
1.4.3.3.Thời hạn của hợp đồng (Time to maturity) 24
1.4.3.4 Sự biến động của tỷ giá (volatility) 24
Trang 21.4.3.5 Quyền chọn kiểu Mỹ hay kiểu châu Âu và yếu tố chênh lệch lãi
suất (interest diferentials) 25
1.4.3.6 Tỷ giá thực hiện ( alternative option strike price) 26
1.4.4 Mô hình định giá quyền chọn tiền tệ 26
1.4.4.1 Định giá quyền chọn theo mô hình Black – Scholes 26
1.4.4.2 Hạn chế của công thức Black-Scholes và công thức bổ sung 27
1.4.5 Các mô hình chiến lược kinh doanh quyền chọn tiền tệ 28
1.4.5.1.Chiến lược Short Straddle 28
1.4.5.2.Chiến lược Short Strangle 33
1.4.5.3 Chiến lược Long Put Butterfly 37
1.4.5.4 Chiến lược Long Condor: 40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤQUYỀN CHỌN TIỀN TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆTNAM 43
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM 43
2.1.1 Sự cần thiết của việc triển khai thị trường quyền chọn tiền tệ tạiViệt Nam 43
2.1.1.1 Nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp ViệtNam 43
2.1.1.2 Nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của các Ngân hàngthương mại Việt Nam 45
2.1.2 Thực trạng thị trường quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam hiện nay .462.1.2.1 Về thị trường công cụ phái sinh nói chung 46
2.1.2.2 Về thị trường quyền chọn tiền tệ nói riêng 50
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai, phát triểnthị trường quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam 55
2.1.3.1 Thuận lợi 55
2.1.3.2 Khó khăn 57
Trang 32.2 TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN
CHỌN TIỀN TỆ TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 62
2.2.1 Tình hình triển khai và phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tạiNgân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam 62
2.2.2 Tình hình triển khai và phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tạiNgân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 68
2.2.3 Đánh giá chung về quá trình phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiềntệ tại một số Ngân hàng thương mại Việt Nam 73
2.2.3.1 Kết quả 73
2.2.3.2 Tồn tại, hạn chế 75
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤQUYỀN CHỌN TIỀN TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆTNAM 81
3.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN TRÊNTHẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂNTRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN 81
3.1.1 Tình hình hoạt động của thị trường quyền chọn trên thế giới 81
3.1.2 Kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển thị trườngquyền chọn và bài học đối với Việt Nam 87
3.1.2.1 Kinh nghiệm của Mỹ 87
3.1.2.2 Kinh nghiệm của Anh 90
3.1.2.3 Kinh nghiệm của Nhật 91
3.1.2.4 Bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển đối với Việt Nam 92
3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ TẠICÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 94
3.2.1.Mục tiêu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàngthương mại Việt Nam 94
3.2.2 Giải pháp phát triển thị trường quyền chọn tiền tệ tại các Ngânhàng thương mại Việt Nam 95
Trang 43.2.2.1.Tạo nhu cầu cho thị trường 95
3.2.2.2 Xây dựng cơ cấu bộ máy của trung tâm giao dịch ngoại tệ 99
3.2.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng 100
3.2.2.4 Đưa phí quyền chọn tiền tệ trở thành một lợi thế cạnh tranh .1013.2.2.5 Hoàn thiện các quy trình, quy chế của nghiệp vụ quyền chọn tiềntệ 102
3.2.2.6 Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về những ưu việt của các côngcụ phái sinh trong đó có quyền chọn tiền tệ 102
3.2.2.7 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 103
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Thị trường phi tập trung
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài
Quỹ Hỗ trợ phát triển chính thức
Xuất nhập khẩu Việt Nam
VIETCOMBANK Ngân hàng Thương mại cổ phầnNgoại thương Việt Nam
Sài Gòn Thương Tín
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Lãi lỗ của chiến lược Short Straddle 32
Bảng 1.2: Bảng lãi lỗ chiến lược Short Strangle 35
Bảng 1.3: Lãi lỗ của chiến lược Long Put Butterfly 39
Bảng 2.1: Cơ cấu sản phẩm phái sinh trong tổng doanh thu và lợi nhuận của cácNgân hàng thương mại 46
Bảng 2.2: Độ sâu tài chính M2/GDP tại một số quốc gia trong khu vực 61
Bảng 2.3: Doanh số thực hiện quyền chọn tiền tệ trong 2 năm 2006-2007 68
Bảng 2.4: Trạng thái ngoại tệ cuối năm của VCB 70
Bảng 2.5: Doanh số mua bán ngoại tệ - VND của Vietcombank 70
Bảng 2.6: Doanh số mua bán Ngoại tệ - Ngoại tệ trên thị trường quốc tế củaVietcombank 71
Bảng 2.7: Doanh số mua bán Ngoại tệ - Ngoại tệ trên thị trường trong nước củaVietcombank 71
Bảng 2.8: Doanh số mua bán ngoại tệ với NHNN và phục vụ xăng dầu củaVietcombank 72
Bảng 3.1: Doanh số hoạt động ngoại hối và hoạt động phái sinh ngoại hối của thếgiới giai đoạn 1995 -2007 82
Bảng 3.2: Hoạt động của thị trường ngoại hối truyền thống 83
Bảng 3.3: Hoạt động của thị trường ngoại hối phái sinh 84
Bảng 3.4: Doanh số hoạt động ngoại hối theo cặp tiền tệ 85
Bảng 3.5: Doanh số hoạt động quyền chọn theo cặp tiền tệ 86
Trang 7DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Biểu đồ lãi và lỗ của người mua quyền chọn mua 12
Hình 1.2: Biểu đồ lãi và lỗ của người bán quyền chọn mua 12
Hình 1.3 : Biểu đồ lãi và lỗ của người mua quyền chọn bán 13
Hình 1.4: Biểu đồ lãi và lỗ của người bán quyền chọn bán 13
Hình 1.5: Mô hình chiến lược Short Straddle 30
Hình 1.6: Mô hình chiến lược Short Strangle 35
Hình 1.7: Mô hình chiến lược Long Put Butterfly 38
Hình 1.8: Mô hình chiến lược Long Condor 41
Hình 2.1: Biểu đồ Lãi từ kinh doanh ngoại hối năm 2003 – 2006 của Eximbank .64
Hình 2.2 : Quy trình thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại Eximbank 65
Hình 2.3: Biểu đồ tỷ trọng doanh số giao dịch quyền chọn tiền tệ của Vietcombank 73
Trang 8MỞ ĐẦU1 Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên WTO vào tháng 112006 và bắtđầu thực hiện các cam kết với tổ chức này vào tháng 1-2007 Căn cứ theo lộ trìnhgia nhập WTO, những quy định hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài sẽ dầndần bị loại bỏ và một sân chơi bình đẳng đang hình thành ngày càng rõ nét Sự cạnhtranh trở nên gay gắt và khốc liệt hơn Để có thể tồn tại và phát triển, các Ngân hàngThương mại Việt Nam phải đổi mới trên nhiều lĩnh vực, tiến tới giành thế chủ động,nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh.
Đứng trước thực tiễn đó, các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đã và đangcố gắng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh thể hiện qua sự phong phú về sản phẩm,dịch vụ cung cấp cho khách hàng Bên cạnh các nghiệp vụ ngân hàng mang tínhtruyền thống, các ngân hàng đã không ngừng phát triển các nghiệp vụ tài chính mới,hiện đại, trong đó phải kể đến các nghiệp vụ tài chính phái sinh như: nghiệp vụ muabán ngoại tệ kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ và nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ.
Tháng 2/2003, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã chính thức cho thực hiệnthí điểm tại Eximbank nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ mà trước tiên là quyền chọnngoại tệ trên thị trường ngoại hối Việt Nam Đây là một trong những nghiệp vụ pháisinh quan trọng góp phần giảm thiểu rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp và đem lạilợi nhuận cho các ngân hàng Hơn năm năm thực hiện, tuy đã có nhiều cố gắngtrong việc giới thiệu và đưa công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng quyền chọn tiềntệ đến các đối tượng khách hàng nhưng nhìn chung đến nay nghiệp vụ này vẫn cònkhá mới mẻ, chưa được triển khai rộng rãi tại các Ngân hàng Trước thực tế này,
chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệtại các Ngân hàng thương Mại Việt Nam” để tìm ra những tồn tại, khó khăn mà
các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối mặt trong quá trình triển khai nghiệpvụ quyền chọn tiền tệ, từ đó tìm ra hướng giải quyết, cũng như đưa ra đề xuất, kiếnnghị về chính sách đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước để nghiệp vụ quyềnchọn tiền tệ có thể phát triển và phổ biến hơn ở Việt Nam.
2 Tình hình nghiên cứu
Trang 9Liên quan đến đề tài các công cụ tài chính phái sinh nói chung và đề tàiQuyền chọn tiền tệ nói riêng, trên thế giới đã có những nghiên cứu của tác giảRobert Kolb với “How i trade options” và Giáo sư Jon Najarian với cuốn sách“Understanding Options” Ở Việt Nam, những nghiên cứu về đề tài quyền chọntiền tệ chủ yếu mang tính lý thuyết, khả năng ứng dụng vào nền kinh tế Việt Namcòn chưa cao Với luận văn này, chúng tôi nghiên cứu thực tiễn triển khai nghiệp vụquyền chọn tiền tệ tại một số Ngân hàng thương mại Việt Nam, đánh giá nhữngthành tựu đã đạt được và những khó khăn, tồn tại mà các ngân hàng phải đối mặt từđó đề xuất giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ này tại các Ngân hàng thương mạiViệt Nam.
Luận văn nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của nghiệp vụ quyềnchọn trên thế giới, thừa nhận các kết quả nghiên cứu về định giá quyền chọn, tìmhiểu các loại quyền chọn trong đó nghiên cứu sâu về quyền chọn tiền tệ Trên cơ sởđó, phân tích thực trạng triển khai và phát triển nghiệp vụ này tại Việt Nam Từnhững những phân tích đó, đề tài rút ra những hạn chế của các ngân hàng trong quátrình đưa nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ vào thị trường Việt Nam.
Cuối cùng, đề tài cũng đưa ra một số giải pháp thiết thực cũng như ứng dụngcác mô hình chiến lược kinh doanh quyền chọn để khắc phục những hạn chế, tạođiều kiện phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mạiViệt Nam.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu : Luận văn nghiên cứu về nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ
với vai trò là nghiệp vụ giúp phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp ViệtNam và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cho các ngân hàng thương mại Để thựchiện việc nghiên cứu này, chúng tôi đã lựa chọn hai Ngân hàng thương mại là Ngânhàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam và Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam là những Ngân hàng đi đầu trong việc triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ
4 Mục đích nghiên cứu
Trang 10Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn triển khai nghiệp vụ quyền chọntiền tệ các Ngân hàng thương mại Việt Nam, mục đích của luận văn là đề xuất cácnhóm giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm tháo gỡ khó khăn mà các Ngân hàng thươngmại Việt Nam gặp phải, đưa nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ ngày càng phát triểnmạnh mẽ và phổ biến tại Việt Nam.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, chúng tôi sẽ thực hiện một sốnhiệm vụ sau: 1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ; 2)Nghiên cứu thực tiễn việc triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại một số Ngânhàng thương mại Việt Nam; 3) Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụquyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Nghiên cứu những khái niệm và thuật ngữ cơ bản về nghiệp vụ quyềnchọn nói chung và nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ nói riêng.
Nghiên cứu thực trạng và khả năng xây dựng, phát triển thị trường quyềnchọn tiền tệ tại Việt Nam
Nghiên cứu thực trạng quá trình triển khai và phát triển nghiệp vụ quyềnchọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại, những khó khăn, hạn chế và bất cập Nghiên cứu một số giải pháp để khắc phục những hạn chế và sử dụng các
mô hình chiến lược kinh doanh quyền chọn để phát triển nghiệp vụ này tại các ngânhàng thương mại.
6 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp cơbản như sau:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp phân tích và tổnghợp lý thuyết, hệ thống hoá lý thuyết
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp phân tích và tổng kếtkinh nghiệm, phương pháp chuyên gia.
Nhóm phương pháp phụ trợ: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê.
7 Kết cấu của luận văn:
Trang 11Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luậnvăn gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ quyền chọn và quyền chọn tiền tệ.
Chương 2: Thực trạng triển khai và phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Trang 13CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN VÀQUYỀN CHỌN TIỀN TỆ
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNGQUYỀN CHỌN VÀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN
Hợp đồng quyền chọn (Option Contract): là một thỏa thuận giữa bên
mua và bên bán quyền chọn, theo đó bên bán quyền đồng ý trao cho bên mua quyềnmột quyền chọn, chứ không phải nghĩa vụ, để thực hiện quyền mua hoặc khôngmua, bán hoặc không bán một lượng hàng hóa cơ sở nhất định, có thể là ngoại tệ,hàng hóa, chứng khoán,… theo một mức giá hoặc tỷ giá được thỏa thuận và địnhtrước trong hợp đồng, có hiệu lực trong một thời gian nhất định kể từ ngày muaquyền chọn.
Bên mua quyền chọn phải trả cho bên bán quyền chọn một khoản tiềngọi là phí quyền chọn hay giá quyền chọn ngay tại thời điểm ký hợp đồng muaquyền chọn
Quyền chọn mua (Call Option): là quyền được mua một lượng hàng hóa
cơ sở nhất định tại một mức giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thờiđiểm đã xác định
Quyền chọn bán (Put Option): là quyền được bán một loại hàng hóa cơ sở
nhất định tại tỷ tại một mức giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thờiđiểm đã xác định
Bên bán quyền chọn (Seller of options): là bên phát hành quyền chọn, sau
khi đã thu phí quyền chọn có trách nhiệm phải thực hiện việc mua hoặc bán mộtlượng hàng hóa cơ sở, tại một thời điểm trong hạn định của hợp đồng khi ngườimua muốn thực hiện quyền chọn, theo tỷ giá đã được thỏa thuận trong hợp đồng.Bên bán có vùng lời giới hạn, tối đa là phí quyền chọn, còn vùng lỗ là vô hạn (Xemhình 1.2 và hình 1.4)
Trang 14Trên thị trường có hai loại người bán quyền chọn : người bán quyền chọn mua(Seller of a Call Option) và người bán quyền chọn bán (Seller of a Put Option)
Bên mua quyền chọn (Buyer of options): là bên nắm giữ quyền chọn, và
phải trả cho bên bán phí quyền chọn Bên mua quyền chọn được quyền thực hiệnhoặc không thực hiện quyền chọn đã mua Bên mua quyền chọn có vùng lỗ là giớihạn, tối đa là phí quyền chọn, còn vùng lời là vô hạn (Xem hình 1.1 và hình 1.3).Trên thị trường có hai loại người mua quyền chọn : người mua quyền chọn mua(Buyer of a Call Option) và người mua quyền chọn bán (Buyer of a Put Option)
Hình 1.1: Biểu đồ lãi và lỗ của người mua quyền chọn mua
Nguồn : [19]
Hình 1.2: Biểu đồ lãi và lỗ của người bán quyền chọn mua
Trang 16Nguồn: [19]
Thực hiện giao dịch (exercise): bao gồm các cách thể hiện: thực hiện hay
tiến hành giao dịch, thực hiện hay tiến hành thanh toán, thực hiện hay tiến hànhthanh toán hợp đồng
Thời hạn hết hiệu lực (Expiration date): là khoảng thời gian quyền chọn
còn giá trị thực hiện
Tỷ giá giao dịch (Exercution price or strike sprice): tỷ giá áp dụng trong
giao dịch quyền chọn được gọi là tỷ giá giao dịch Tỷ giá quyền chọn không chỉ phụthuộc vào yếu tố cung cầu mà còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn cao hay thấp.
Giá quyền chọn (Premium): là khoản tiền mà bên mua quyền chọn phải
trả cho bên bán quyền chọn để có được quyền chọn
Các trạng thái của quyền chọn: có 3 trạng thái của quyền chọn[19].
- Ngang giá quyền chọn (At the money – ATM): là trạng thái mà nếu bỏ qua
phí quyền chọn, thì người nắm giữ quyền chọn dù có thực hiện hay không thực hiệnquyền chọn cũng không làm phát sinh một khoản lãi hay lỗ nào Tức là lúc này, giáthị trường cũng chính bằng với giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn (Exercution
Trang 17price or strike sprice) Quyền chọn ở trạng thái ngang giá được gọi là Quyền chọn ởđiểm hòa vốn
- Được giá quyền chọn (In the money – ITM): là trạng thái mà nếu bỏ qua
phí quyền chọn, thì người nắm giữ quyền chọn sẽ thu lãi khi thực hiện quyền chọn.Tức là lúc này, đối với hợp đồng quyền chọn mua thì giá thị trường cao hơn giágiao dịch của hợp đồng quyền chọn, đối với hợp đồng quyền chọn bán thì giá thịtrường thấp hơn giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn
- Giảm giá quyền chọn (Out of the money – OTM): là trạng thái mà nếu
bỏ qua phí quyền chọn, thì người nắm giữ quyền chọn sẽ chịu lỗ nếu thực hiệnquyền chọn tức là lúc nay, đối với hợp đồng quyền chọn mua thì giá thị trường thấphơn giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn, đối với hợp đồng quyền chọn bán thìgiá thị trường cao hơn giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn
1.2 VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN TRONG NỀN KINH TẾ1.2.1 Vai trò của thị trường các sản phẩm phái sinh
1.2.2.1 Phòng ngừa rủi ro
Vì giá của sản phẩm phái sinh có quan hệ chặt chẽ với giá của tài sản cơ sởtrên thị trường giao ngay, các sản phẩm phái sinh có thể được sử dụng để làm giảmhay tăng rủi ro của việc sở hữu tài sản giao ngay Ví dụ, mua một tài sản giao ngayvà bán một hợp đồng giao sau hay một quyền chọn mua sẽ làm giảm rủi ro của nhàđầu tư Nếu giá hàng hoá giảm xuống, giá của quyền chọn cũng sẽ giảm Khi đó nhàđầu tư có thể mua lại hợp đồng với giá thấp hơn, do đó nhận được một khoản lợinhuận ít nhất có thể bù đắp phần nào mức lỗ từ tài sản cơ sở Dạng giao dịch nàygọi là phòng ngừa rủi ro.
Các hợp đồng quyền chọn cung cấp một cơ chế hiệu quả cho phép phòng tránhrủi ro và dịch chuyển rủi ro từ những người không thích rủi ro sang những người ưathích mạo hiểm và chấp nhận rủi ro để kiếm lời
Trang 18Ngược lại với phòng ngừa rủi ro là đầu cơ Trừ khi người phòng ngừa rủi rotìm được một người phòng ngừa rủi ro khác có nhu cầu đối lập hoàn toàn vớimình, rủi ro của người phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ bởi các nhà đầucơ Thay vì giao dịch cổ phiếu hoặc trái phiếu cơ sở, nhà đầu tư có thể giaodịch sản phẩm phái sinh.Việc đầu cơ dễ dàng hơn bằng sản phẩm phái sinh lạitạo điều kiện cho việc phòng ngừa rủi ro ít tốn kém hơn.
1.2.2.2 Vai trò định giá
Các thị trường quyền chọn là nguồn thông tin rất quan trọng đối với giá cả.Đặc biệt, thị trường quyền chọn được xem như một công cụ chủ yếu để xác định giágiao ngay của tài sản Vàng, dầu và hàng hoá giao dịch ở nhiều nơi khác nhau và ởcác thời điểm khác nhau Ứng với mỗi loại tài sản, có rất nhiều xếp hạng khác nhauvề chùủng loại và chất lượng Vì vậy, có rất nhiều mức giá “giao ngay” có thể xảyra đối với tài sản Thị trường quyền chọn tổng hợp tất cả các thông tin vào một dạngthống nhất, phản ánh giá giao ngay của một tài sản riêng biệt, là cơ sở của hợp đồngquyền chọn Giá của hợp đồng giao sau đáo hạn sớm nhất thường được xem là giágiao ngay.
Giá hợp đồng quyền chọn cũng chứa những thông tin về những gì mà người tamong đợi về giá giao ngay trong tương lai Thị trường quyền chọn không cung cấpnhững dự báo về giá giao ngay trong tương lai một cách trực tiếp Tuy nhiên, chúngcung cấp những thông tin quý giá về độ bất ổn, và cũng là rủi ro của tài sản cơ sởgiao ngay Vai trò định giá: thị trường không trực tiếp phản ánh dự đoán về giá giaongay trong tương lai mà phản ánh sự biến động giá của hàng hóa cơ sở, điều nàycũng có nghĩa là phản ánh độ rủi ro gắn liền với mỗi tài sản cơ sở
1.2.2.3 Tiết kiệm chi phí giao dịch
Các thị trường sản phẩm phái sinh nói chung và thị trường quyền chọn nóiriêng cung cấp rất nhiều lợi thế về hoạt động Thứ nhất chúng có chi phí giao dịchthấp hơn Điều này làm cho việc sử dụng giao dịch trên các thị trường này thay thế
Trang 19hoặc bổ sung cho các giao dịch trên thị trường giao ngay trở nên dễ dàng và hấp dẫnhơn.
Thứ hai, thị trường quyền chọn có tính thanh khoản cao hơn so với thị trườnggiao ngay Mặc dù thị trường giao ngay nói chung có tính thanh khoản rất cao đốivới các chứng khoán của các công ty lớn, chúng không thể hấp thụ được các giaodịch có giá trị lớn mà không gây ra biến động giá đáng kể Tính thanh khoản caohơn một phần là do mức vốn yêu cầu để tham gia vào thị trường sản phẩm phái sinhnói chung và quyền chọn nói riêng là thấp hơn Tỷ suất sinh lợi và rủi ro có thểđược điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn, nhưng vì cần ít vốn hơn nêncác thị trường này có thể hấp thu nhiều giao dịch hơn.
Thứ ba, các thị trường quyền chọn cho phép các nhà đầu tư bán khống dễ dànghơn Thị trường chứng khoán áp đặt nhiều giới hạn được thiết kế để hạn chế hoặckhông khuyến khích việc bán khống, nhưng những giới hạn này thì không được ápdụng cho giao dịch sản phẩm phái sinh.
1.2.2.4 Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển
Các thị trường giao ngay có thể vẫn hiệu quả ngay cả khi không có thị trườngsản phẩm phái sinh Tuy nhiên một số cơ hội kinh doanh chênh lệch lãi suất có thểđem lại lợi nhuận vẫn tồn tại, ngay cả trong thị trường thường xuyên hiệu quả Sựtồn tại của những cơ hội này có nghĩa là giá của một số tài sản tạm thời vi phạm cácquy luật Các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận vượt hơn mức hợp lý của thịtrường ứng với mức rủi ro cho trước.
Việc giao dịch dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn trên các thị trường này tạođiều kiện cho giao dịch kinh doanh chênh lệch giá và những điều chỉnh nhanhchóng về giá sẽ loại trừ ngay lập tức những cơ hội lợi nhuận này.
Vai trò thúc đẩy thị trường tài chính, thị trường chứng khoán phát triển: thị
trường quyền chọn đem lại cho những nhà đầu tư thích mạo hiểm tỷ suất sinh lợicao, do đó có sức hấp dẫn mạnh với các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, giúp hìnhthành các quỹ đầu tư mạo hiểm, huy động thêm nhiều nguồn lực trong xã hội Ngoài
Trang 20ra, việc tham gia thị trường quyền chọn không đòi hỏi chi phí quá lớn đã cho phépcác nhà đầu tư có thể dễ dàng tham gia vào thị trường, điều này khiến cho thịtrường trở nên sôi động hơn và góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tàichính và thị trường chứng khoán trong nền kinh tế
1.3 PHÂN LOẠI QUYỀN CHỌN
1.3.1 Phân loại theo quyền của người mua
Có 2 loại quyền chọn:
Quyền chọn mua (Call Option): là hợp đồng quyền chọn trong đó bên muaquyền chọn mua có quyền mua hoặc không mua một đồng tiền, hàng hóa, chứngkhoán… theo mức giá thỏa thuận, trong một khoảng thời gian quy định Bên bánquyền chọn mua phải thực hiện nghĩa vụ bán loại hàng hóa cơ sở này khi người muaquyết định thực hiện trong thời gian quy định của hợp đồng
Quyền chọn bán (Put Option): là hợp đồng quyền chọn trong đó người muaquyền chọn bán có quyền bán hoặc không bán một đồng tiền, hàng hóa, chứngkhoán… theo một mức giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian nhất định Bênbán quyền chọn bán phải thực hiện nghĩa vụ mua loại hàng hóa cơ sở này khi ngườimua quyền chọn quyết định thực hiện trong thời gian quy định
1.3.2 Phân loại theo thời gian thực hiện quyền chọn
Có 2 loại quyền chọn:
Quyền chọn kiểu Mỹ (American - style Option): cho phép người nắm giữquyền chọn thực hiện hợp đồng quyền chọn vào bất kỳ ngày nào trong thời hạn hợpđồng đến trước ngày đáo hạn
Quyền chọn kiểu Châu Âu (European - style Option): chỉ cho phép ngườinắm giữ quyền chọn thực hiện hợp đồng quyền chọn tại đúng ngày đến hạn
1.3.3 Phân loại theo tài sản cơ sở Quyền chọn về chứng khoán
Trang 21Quyền chọn chứng khoán là một hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ với tài sản cơsở là các loại chứng khoán Người nắm giữ quyền chọn có quyền mua hay bán 100cổ phiếu với mức giá thực hiện xác định và có hiệu lực đến ngày đáo hạn
Quyền chọn về chỉ số chứng khoán
Một quyền chọn chỉ số chứng khoán là một hợp đồng quyền chọn với tài sảncơ sở là các chỉ số chứng khoán phổ biến, hợp đồng quyền chọn về chỉ số chứngkhoán cho phép người nắm giữ quyền chọn được quyền mua hoặc bán một khốilượng bằng 100 nhân với chỉ số ở mức giá thực hiện đã được thỏa thuận trong hợpđồng và có hiệu lực trong một khoản thời gian xác định
Quyền chọn tiền tệ
Quyền chọn tiền tệ là một hợp đồng quyền chọn với tài sản cơ sở là các loạitiền tệ, trong đó cho phép người nắm giữ quyền chọn tiền tệ được quyền mua hoặcbán một lượng ngoại tệ nhất định theo một tỷ giá thỏa thuận trong một khoảng thờigian xác định
Quyền chọn về hợp đồng tương lai
Là hợp đồng quyền chọn với tài sản cơ sở là các hợp đồng tương lai Ngườinắm giữ quyền chọn về hợp đồng tương lai được quyền chứ không phải nghĩa vụmua hoặc bán tham hợp đồng tương lai cơ sở với mức giá tương lai xác định vàomột thời điểm nhất định Ngày đáo hạn của hợp đồng quyền chọn này thường làđúng hoặc trước một vài ngày so với ngày giao hàng sớm nhất của hợp đồng tươnglai
Có 2 loại quyền chọn về hợp đồng tương lai:
− Mua quyền chọn về hợp đồng tương lai: là quyền tham gia hoặc không thamgia hợp đồng tương lai cơ sở với vị thế là người mua, với mức giá xác định vàothời điểm nhất định Khi quyền chọn loại này được thực hiện, người nắm giữ nóthu từ người phát hành có trạng thái trường trên hợp đồng tương lai cùng với số tiềnbằng mức vượt trội giá tương lai trừ giá thực hiện
Trang 22− Bán quyền chọn về hợp đồng tương lai: là quyền tham gia hoặc không thamgia hợp đồng tương lai cơ sở ở vị thế người bán, với một mức giá xác định Khiquyền chọn loại này được thực hiện, người nắm giữ nó thu từ người phát hành cótrạng thái đoản trên hợp đồng tương lai cộng với số tiền bằng mức vượt trội giá thựchiện trừ giá tương lai
Quyền chọn về hợp đồng tương lai có một số ưu điểm như sau :
Hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao và dễ giao dịch hơn tài sản cơ sởkhác Bên cạnh đó, giá tương lai được biết ngay lập tức trên thị trường tương lai, vìthế quyền chọn về hợp đồng tương lai được các nhà đầu tư ưa chuộng hơn
Việc thực hiện quyền chọn về hợp đồng tương lai không dẫn đến việc giaonhận hàng hóa vì hợp đồng tương lai được đóng trước ngày chuyển giao hàng hóa.Do đó, quyền chọn về hợp đồng tương lai thường được thanh toán bằng tiền mặt.Đây là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư vì họ có thể tránh được những khó khăn trongviệc tăng vốn để mua tài sản cơ sở nếu phải thực hiện quyền chọn
Bên cạnh đó, các hợp đồng tương lai và quyền chọn về hợp đồng tương laiđược giao dịch trên những sàn giao dịch cạnh nhau trong cùng một trung tâm Dođó, tạo thuận lợi cho các hoạt động mua bán, bảo hộ, kinh doanh chênh lệch giá…Nhờ vậy mà thị trường hoạt động có hiệu quả hơn
− Quyền chọn về hợp đồng tương lai thường có chi phí giao dịch thấp hơn sovới quyền chọn giao ngay
Quyền chọn về lãi suất
Đây là một dạng của quyền chọn về hợp đồng tương lai trong đó tài sản cơ sởlà các hợp đồng tương lai về lãi suất Khi quyền chọn lãi suất được thực hiện, cùngvới thu nhập bằng tiền mặt, người nắm giữ quyền chọn sẽ có vị thế dài hạntrạng tháitrường trên hợp đồng tương lai cơ sở, và người phát hành quyền chọn thì có vị thếngắn hạntrạng thái đoản tương ứng
Trang 23Trên thị trường có tổ chức, quyền chọn lãi suất phổ biến là quyền chọn trênhợp đồng tương lai về trái phiếu kho bạc dài hạn và quyền chọn trên hợp đồngtương lai về Eurodollar
Trên thị trường OTC, quyền chọn lãi suất được các NHTM và công ty tàichính đưa ra nhằm chuyển đổi một cách hiệu quả các khoản vay và cho vay từ lãisuất thả nổi sang lãi suất cố định; phổ biến là các loại: hợp đồng Caps – call quyềnchọn lãi suất với mức trần lãi suất, hợp đồng Floor – Put quyền chọn lãi suất vớimức sàn lãi suất, giao dịch Collars – kết hợp một hợp đồng Cap và một hợp đồngFloor, quyền chọn hoán đổi lãi suất - Swap option
Một số loại quyền chọn khác
1- Quyền chọn linh hoạt (flex option): đúng như tên gọi, quyền chọn linh
hoạt là một loại quyền chọn trên thị trường chính thức nhưng linh hoạt về một sốđiều kiện như giá thực hiện, ngày đáo hạn khác với những quy định phổ biến
2- Các loại quyền chọn ngoại lai (Exotic options):
Quyền chọn có rào chắn (Barrier option): thường giao dịch nhiều nhất là 2loại: Knock-Out option và Knock-In option
o Knock-Out option: là một loại option trong đó hợp đồng quyền chọn
sẽ hết tồn tại nếu giá tài sản cơ sở trong hợp đồng đạt đến một mức cụ thể đượcquy định, đó chính là rào chắn
o Knock-In option: cũng là một loại quyền chọn trong đó hợp đồngquyền chọn chỉ tồn tại nếu giá tài sản cơ sở trong hợp đồng đạt đến một mức ràochắn
Binary option: (thường gọi là quyền chọn đôi) là loại quyền chọn có khoảnthanh toán gián đoạn Đối với vị thế là người nắm giữ quyền chọn mua thì có 2 loạinhư sau:
Trang 24o Cash-or-nothing call option: là loại quyền chọn sẽ có khoản thanh toánbằng một lượng tiền cố định nếu giá tài sản cơ sở cao hơn giá thực hiện của quyềnchọn và bằng zero nếu giá tài sản cố định thấp hơn giá thực hiện của hợp đồng.
o Asset-or-nothing call option: là loại quyền chọn sẽ có khoản thanh toánbằng giá tài sản cơ sở nếu giá tài sản cơ sở cao hơn giá thực hiện của hợp đồngquyền chọn và bằng zero nếu giá tài sản cơ sở thấp hơn giá thực hiện của hợp đồngquyền chọn
Đối với vị thế là người nắm giữ quyền chọn bán thì cũng có 2 loại nothing put option và Asset-or-nothing put option với định nghĩa tương tự như trên Quyền chọn theo người chọn (Chooser option): là loại quyền chọn mà trongmột vài ngày trước thời điểm đáo hạn, người nắm giữ có thể chọn đó là mua quyềnchọn mua hay quyền chọn bán.
Cash-or-Quyền chọn kép (Compound option): là loại quyền chọn của quyền chọn,bao gồm: quyền chọn mua để thực hiện quyền chọn mua, quyền chọn mua để thựchiện quyền chọn bán, quyền chọn bán để thực hiện quyền chọn mua, quyền chọnbán để thực hiện quyền chọn bán
Quyền chọn chứng khoán dành cho nhân viên (Employee stock option): Đâylà loại quyền chọn chứng khoán thường do các công ty cổ phần phát hành cho cácnhân viên của họ Nhân viên có quyền mua hoặc không mua chứng khoán của côngty theo một mức giá được xác lập trước trong một khoảng thời gian quy định Đâycũng là một hình thức khuyến khích các nhân viên gắn bó với công ty và thu hútnhân tài về đây làm việc
1.4 KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ 1.4.1 Khái niệm
Quyền chọn tiền tệ (foreign currency option) là một hợp đồng trong đó chophép người mua quyền chọn (the buyer) có quyền, chứ không phải nghĩa vụ, mua
Trang 25hoặc bán một lượng ngoại tệ trong một khoảng thời gian nhất định (cho đến ngàyđáo hạn – time to the maturity date).
1.4.2 Các chủ thể tham gia trên thị trường quyền chọn
Nhà nhập khẩu (Importer): có nhu cầu mua ngoại tệ và lo ngại sự biến độngcủa tỷ giá Nhà nhập khẩu chấp nhận một khoản phí cho hợp đồng quyền chọn đểđổi lấy một tỷ giá cố định
Nhà xuất khẩu (Exporter): có nhu cầu bán ngoại tệ và lo ngại sự biến độngvề tỷ giá làm giảm giá trị lượng ngoại tệ sẽ có trong tương lai Nhà xuất khẩu chấpnhận một khoản phí cho hợp đồng quyền chọn để đổi lấy một tỷ giá cố định
Các nhà đầu cơ (Speculator): là một nhóm có tính chất quyết định tham dựthị trường quyền chọn Họ tham dự với mục đích thu lợi nhuận chênh lệch.
Bên cạnh đó còn có sự tham gia quan trọng của các NHTM, ngân hàng đầu tư,công ty tài chính…với vai trò là nhà phát hành quyền chọn
1.4.3 Giá quyền chọn tiền tệ và các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn tiềntệ
Như đã định nghĩa tại phần 1.1, giá quyền chọn (Premium) là khoản tiền mà
bên mua quyền chọn phải trả cho bên bán quyền chọn để có được quyền chọn Giáquyền chọn là tổng của 02 thành phần là giá trị nội tại (Instrinsic value) và giá trịthời gian (Time value), ta có :
Giá quyền chọn tiền tệ (Premium)= Giá trị nội tại (Instrinsic value) + Giá trị thời gian (Time value) [19].
Trong đó giá trị nội tại là khoản lãi có thể thu được nếu thực hiện quyền chọntại một thời điểm nhất định Như vậy, đối với quyền chọn mua tiền tệ, giá trị nội tạichính là chênh lệch tỷ giá giao ngay và tỷ giá quyền chọn tại một thời điểm nhấtđịnh Ngược lại, đối với hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ, giá trị nội tại chính làchênh lệch tỷ giá quyền chọn và tỷ giá giao ngay tại một thời điểm nhất định.
Đối với hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ:
Trang 26Giá trị nội tại= Tỷ giá giao ngay - Tỷ giá quyền chọn
Đối với hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ:
Giá trị nội tại= Tỷ giá quyền chọn - Tỷ giá giao ngay
Giá trị thời gian (hay còn gọi là giá trị ngoại lai –extrinsic value): của hợp
đồng quyền chọn là hiệu số giữa phí quyền chọn và giá trị nội tại, nó phản ánh mộtthực tế là hợp đồng quyền chọn có thể có giá trị lớn hơn giá trị nội tại Điều này ngụý rằng, do sự biến động của tỷ giá giao ngay trong tương lai làm cho giá trị của hợpđồng quyền chọn cũng thay đổi, tức có giá trị thời gian Giá trị thời gian của quyềnchọn tiền tệ thể hiện khả năng giá trị nội tại của nó sẽ tăng lên trước khi hết hiệu lựcvà khả năng này phụ thuộc nhiều vào sự biến động tỷ giá.
Tuy nhiên giá của bất kỳ quyền chọn tiền tệ nào cũng gồm 6 yếu tố tác độngđến, đó là:
1.4.3.1 Tỷ giá kỳ hạn (forward rates)
Mặc dù tỷ giá giao sau ảnh hưởng không nhiều đến phí quyền chọn nhưng nócũng cung cấp những thông tin hữu ích để những nhà kinh doanh quyền chọn xácđịnh giá trị của hợp đồng quyền chọn Nếu tỷ giá giao sau cao hơn nhiều so với tỷgiá giao ngay, điều đó có thể ảnh hưởng đến phí hợp đồng quyền chọn mua tiền tệsẽ cao Ví dụ:
Tỷ giá giao ngay USD/VNĐ= 17.000
Trường hợp 1 :Tỷ giá giao sau 3 tháng USD/VNĐ = 18.000Trường hợp 2 : Tỷ giá giao sau 3 tháng USD/VNĐ = 17.500
Như vậy người mua quyền chọn mua USD với thời hạn 3 tháng sẽ phải trả phíquyền chọn trong trường hợp 1 cao hơn trong trường hợp 2 vì khả năng khi muahợp đồng mua USD trong trường hợp 1 người mua có khả năng có lãi nhiều hơntrong trường hợp 2 và ngược lại người bán quyền chọn mua (các ngân hàng) khảnăng bị lỗ ở trường hợp 1 là lớn hơn, tất nhiên còn phụ thuộc vào tỷ giá của hợpđồng quyền chọn.
Trang 271.4.3.2 Tỷ giá giao ngay (spot rates)
Đối với một quyền chọn mua, tỷ giá giao ngay và giá của quyền chọn muatăng (giảm) cùng chiều Đối với một quyền chọn bán thì ngược lại, đó là mối quanhệ tăng giảm ngược chiều.
1.5.1 Các yếu tố cấu thành nên giá quyền chọn
Giá trị nội tại của hợp đồng quyền chọn - Intrinsic Value
Giá trị nội tại của hợp đồng quyền chọn là giá trị của hợp đồng ở trạng thái“được giá quyền chọn” - ITM Nói cách khác, giá trị nội tại là chênh lệch giữa tỷgiá quyền chọn và tỷ giá hiện hành của thị trường
Ví dụ: Hợp đồng quyền chọn mua USD với tỷ giá quyền chọn là VND/USD =20 000, có 100 điểm giá trị nội tại so với tỷ giá kỳ hạn hiện hành là 20 100, nhưsau:
Tỷ giá kỳ hạn USD hiện hành Tỷ giá quyền chọn mua USD
Giá trị nội tại của hợp đồng Phí của hợp đồng quyền chọn sẽ là một số khôngnhỏ hơn giá trị nội tại của hợp đồng, bởi vì nếu nhỏ hơn thì sẽ phát sinh hoạt độngkinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) Thật vậy, giả sử phí của hợp đồng được yết là40 điểm, nhỏ hơn giá trị nội tại là 100 điểm Hoạt động kinh doanh chênh lệch giáxảy ra như sau:
Bảng 1: Arbitrage xảy ra nếu yết phí quyền chọn nhỏ hơn giá trị nội tại.
Các giao dịch
Luồng tiềnU
1 Mua quyền chọn mua USD với phí 40
Trang 28điểm VNĐ
Thực hiện quyền chọn mua USD
2.Bán kỳ hạn tại tỷ giá 20.100
Nguồn : Giao dịch quyền chọn tiền tệ - Nguyễn Văn Tiến
Do đó, một hợp đồng quyền chọn có giá trị nội tại càng lớn thì phí hợp đồngquyền chọn phải càng cao
Giá trị ngoại lai của hợp đồng quyền chọn - Extrinsic Value
Giá trị ngoại lai của hợp đồng quyền chọn là giá trị còn lại của phí hợp đồngsau khi đã trừ đi giá trị nội tại
Giá trị ngoại lai = Phí hợp đồng - Giá trị nội tại
Giá trị ngoại lai được biết đến như là giá trị thời gian của hợp đồng quyềnchọn (Option Time Value) hay là giá trị biến thiên của quyền chọn (OptionVolatility Value) Giả sử, phí hợp đồng là 360 VND/USD và giá trị nội tại là 100VND/USD, ta tính được giá trị thời gian của hợp đồng quyền chọn, như sau:
Phí hợp đồng (= phí quyền chọn) Trừ đi: Giá trị nội tại
Giá trị thời gian của quyềnchọn
+ 360- 100+ 260
Trang 291.4.3.3 Nếu một hợp đồng quyền chọn ở trạng thái ATM hay OTM sẽ khôngcó giá trị nội tại Nếu người nắm giữ hợp đồng tiến hành quyền chọn ngaylập tức, thì sẽ không phát sinh một khoản lãi nào Do đó, toàn bộ phí của hợpđồng quyền chọn ở trạng thái ATM hay OTM đều là giá trị thời gian của hợpđồng Rõ ràng là, giá trị thời gian là một bộ phận của phí hợp đồng quyềnchọn; và nó phát sinh từ khả năng có thể xảy ra tại một thời điểm trong tương lairằng, hợp đồng quyền chọn sẽ có giá trị nội tại cao hơn so với thời điểm hiệnhành Do đó, nếu tỷ giá thị trường biến động càng mạnh thì giá trị thời giancủa hợp đồng quyền chọn càng lớn, cho nên giá trị thời gian của hợp đồngquyền chọn còn được biết đến như là giá trị biến thiên của hợp đồng quyềnchọn (Option Volatility Value) Hơn nữa, tỷ giá thị trường biến động càngmạnh, thì các cơ hội thực hiện quyền chọn có lợi cho người nắm giữ hợp đồngcàng lớn và chi phí mà người bán phải chịu càng tăng, bởi vì, do tỷ giá thịtrường biến động, cho nên tại một thời điểm trong tương lai nó có thể lớn hơn tỷgiá quyền chọn của hợp đồng quyền chọn mua hoặc có thể thấp hơn tỷ giá quyềnchọn của hợp đồng quyền chọn bán Kết quả là, người mua hợp đồng sẵnsàng trả phí quyền chọn cao hơn và người bán cũng yêu cầu phí quyền chọn caohơn nếu tỷ giá thị trường biến động càng mạnh
1.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn Thời hạn của hợp đồng (Time to maturity)
Thời hạn đến hạn của hợp đồng quyền chọn càng dài thì càng có nhiều khảnăng tỷ giá thị trường biến động trên mức tỷ giá quyền chọn đối với hợp đồngquyền chọn mua và thấp hơn tỷ giá quyền chọn của hợp đồng quyền chọn bán.Do đó, thời hạn hợp đồng càng dài, thì người mua sẵn sàng trả phí hợp đồng quyềnchọn càng lớn và người bán yêu cầu phí quyền chọn càng cao
Đối với các quyền lựa chọn kiểu Mỹ (cả quyền chọn mua và chọn bán), thờigian đáo hạn càng dài thì giá của quyền càng cao, vì giá của tài sản cơ sở có khảnăng biến động để cho quyền chọn trở thành có lãi và đem lại lợi nhuận cho người
Trang 30sở hữu Đối với các quyền chọn kiểu Châu Âu, ảnh hưởng của thời gian cho đến khiđáo hạn phụ thuộc vào việc quyền chọn là quyền chọn mua hay quyền chọn bán.
1.4.3.4 Sự biến động của tỷ giá (volatility)
Tỷ giá của thị trường biến động càng mạnh, thì xác suất tỷ giá giao ngay vượttỷ giá giao dịch tại thời điểm hợp đồng đến hạn càng lớn, do vậy phí quyền chọnmua càng cao.
1.4.3.5 Quyền chọn kiểu Mỹ hay kiểu châu Âu và yếu tố chênh lệch lãi suất(interest diferentials)
Trước hết, hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ là linh hoạt hơn quyền chọn kiểuchâu Âu, do đó, người mua hợp đồng kiểu Mỹ sẵn sàng trả phí quyền chọn cao hơncho hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ có cùng tỷ giá quyền chọn và kỳ hạn với hợpđồng quyền chọn kiểu châu Âu Thật vậy, với mức tỷ giá quyền chọn, mức độ biếnđộng của tỷ giá và kỳ hạn đến hạn của hợp đồng thì hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹluôn được định phí cao hơn (có phí cao hơn) hợp đồng kiểu châu Âu Hơn nữa, nếuđồng tiền chọn mua có lãi suất cao hơn đồng tiền chọn bán, thì người nắm giữ hợpđồng quyền chọn mua sẽ quan tâm đến việc thực hiện quyền chọn trước khi hợpđồng đến hạn nhằm thu được lãi suất cao hơn Lợi thế về lãi suất này khiến cho phícủa hợp đồng kiểu Mỹ cao hơn phí của hợp đồng kiểu châu Âu Nếu lãi suất củađồng tiền chọn mua thấp hơn lãi suất của đồng tiền chọn bán thì lợi thế về lãi suấtcủa quyền chọn kiểu Mỹ đối với người mua không còn nữa mà lợi thế này sẽ trởthành lợi thế tiềm năng thuộc người bán nếu người mua tiến hành giao dịch Do đó,về nguyên tắc trong trường hợp đồng tiền chọn mua có lãi suất thấp hơn thì ngườibán có thể giảm phí hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ so với hợp đồng kiểu châu Âu.Tuy nhiên, người bán không nhất thiết phải giảm phí, bởi vì: thứ nhất, do không cólợi thế về lãi suất nên người mua sẽ không thực hiện giao dịch và do đó lợi thế tiềmnăng của người bán không trở thành hiện thực; thứ hai, lãi suất là yếu tố của thịtrường nên có thể thay đổi vào bất cứ thời điểm nào trong tương lai Điều này khiếncho lãi suất của đồng tiền chọn mua có thể cao hơn tại một thời điểm nhất định
Trang 31trong tương lai và do đó lợi thế tiềm năng của lãi suất sẽ chuyển từ người bán sangngười mua Cho nên ảnh hưởng của sự biến động lãi suất lên phí quyền chọn có thểđược xem xét theo các góc độ sau:
Nếu người bán quyền chọn dự tính rằng lãi suất của đồng tiền trong hợpđồng chọn mua luôn ở mức thấp hơn đồng tiền chọn bán, thì người mua tính phíquyền chọn đối với các hợp đồng kiểu Mỹ là giống như phí quyền chọn trong cáchợp đồng kiểu châu Âu
Nếu người bán dự tính rằng lợi thế lãi suất tiềm năng sẽ chuyển từ ngườibán sang người mua trong tương lai, thì sẽ nâng mức phí quyền chọn lên cao hơn.Ngoài ra, việc xác định một hợp đồng quyền chọn ở trạng thái ITM, ATM, hayOTM là một phần không thể thiếu được trong khâu định phí quyền chọn Do đó,nếu chỉ tiến hành so sánh tỷ giá quyền chọn với tỷ giá giao ngay thì sẽ bỏ sót ảnhhưởng của yếu tố điểm kỳ hạn lên giá cả ngoại hối Kết quả là, phí của quyền chọnchịu ảnh hưởng của điểm tỷ giá kỳ hạn, hay nói cách khác các mức lãi suất củahai đồng tiền tham gia quyền chọn có ảnh hưởng lên phí quyền chọn
1.4.3.6 Tỷ giá thực hiện ( alternative option strike price)
Tại mỗi mức mức tỷ giá giao ngay, nếu tỷ giá thực hiện của hợp đồng quyềnchọn tiền tệ mua càng cao, thì xác suất xảy ra thực hiện quyền chọn càng thấp, dođó phí quyền chọn mua càng thấp.
1.4.4 Mô hình định giá quyền chọn tiền tệ
1.4.4.1 Định giá quyền chọn theo mô hình Black – Scholes[10].
Mô hình này là do hai nhà kinh tế Fischer Black và Myron Scholes nghiên cứuvà trình bày vào năm 1973 Mô hình này đặt ra một số giả định sau:
- Tài sản được giao dịch liên tục với sự biến động giá ngẫu nhiên và liên tục.Nhà đầu tư có thể tiếp tục giao dịch trên thị trường và tài sản được giao dịch liêntục
Trang 32- Lãi suất phi rủi ro áp dụng cho các khoản vay và cho vay không thay đổitrong suốt thời gian hiệu lực của quyền chọn Áp dụng phân phối log chuẩn cho giákỳ hạn của tài sản và phân phối chuẩn cho giá giao ngay của tài sản, phương saihàm phân phối này không đổi trong suốt dòng đời của tài sản
- Không có thuế và chi phí giao dịch
Công thức Black-Scholes:
C = SN(d1) – EN(d2)e-rT
P = e-rTEN(-d2) – SN(-d1) Trong đó:
C: giá trị quyền chọn mua P: giá trị quyền chọn bán S: tỷ giá giao ngay E: tỷ giá thực hiện
T: thời hạn hết hiệu lực (%/năm) e: hàm mũ e=2,71828
N(x): hàm mật độ tích lũy chuẩn r: lãi suất phi rủi ro
:% biến động của tỷ giá
; d2=d1- T
Theo mô hình Black-Scholes, có 5 yếu tố tác động lên giá quyền chọn đó là: tỷgiá giao ngay, tỷ giá thực hiện của quyền chọn, thời hạn của quyền chọn, lãi suấtcủa 2 đồng tiền và quan trọng nhất là độ biến động của tỷ giá
Trang 331.4.4.2 Hạn chế của công thức Black-Scholes và công thức bổ sung
Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số hạn chế, cụ thể: các giả định của môhình gần như là những giả định của một thị trường vốn hiệu quả Điều này thườngkhông thể xảy ra trên thực tế khi diễn ra các cuộc khủng hoảng tài chính Lúc đó,lạm phát của đồng tiền quốc gia đang gặp khủng hoảng sẽ tăng cao và có thể trởthành phi mã, làm cho giả định về tính ổn định của lãi suất phi rủi ro không còn tồntại Thêm vào đó, nếu việc phá giá hoặc nâng giá tiền tệ xảy ra thì có thể dẫn đếnmột biến động đột ngột, điều này trái với giả thuyết tỷ giá biến động dần dần
Dựa trên những kết quả đạt được của mô hình định giá Black-Scholes, năm1983 hai nhà kinh tế Garman và Kohlhagen đã bổ sung vào công thức trên yếu tố lãisuất của hai đồng tiền :
rf: lãi suất ngoại tệ (%/năm tính cho kỳ hạn bằng kỳ hạn của quyền chọn) rd: lãi suất nội tệ (%/năm tính cho kỳ hạn bằng kỳ hạn của quyền chọn) C = e-rfTSN(d1) – EN(d2)e-rdT
P = e-rdTEN(-d2) – SN(-d1)e-rfT
d2 = d1 - T
Trên thực tế, người ta đã tin học hóa các công thức trên để tiện sử dụng Ngàynay chúng ta chỉ cần nhập số liệu vào, chương trình sẽ tự động chạy và cho kết quảgiá quyền chọn.
Giá trị hiện tại ST XST >X
Trang 34T = ST
Thu nhập từ danh mục B luôn ít nhất là bằng với thu nhập của danh mục A vàđôi khi còn lớn hơn Các nhà đầu tư sẽ nhận thấy điều này và định giá danh mục Btối thiểu cũng bằng với danh mục a, có nghĩa là:
Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T S0 Ce(S0,T,X) S0 - X(1+r)-T
Nếu S0 - X(1+r)-T là âm, chúng ta xem giá trị thấp nhất của quyền chọn mua là0 Kết hợp các kết quả này cho ta một giới hạn dưới:
Ce(S0,T,X) Max(0, S0 - X(1+r)-T)
Nếu giá quyền chọn mua thấp hơn giá cổ phiếu cơ sở trừ đi hiện giá của giáthực hiện, chúng ta có thể xây dựng một danh mục kinh doanh chênh lệch giá.Chúng ta mua quyền chọn mua và trái phiếu phi rủi ro và bán khống tài sản cơ sở.Danh mục này có dòng tiền ban đầu dương vì giá quyền chọn cộng với giá tráiphiếu thấp hơn giá cổ phiếu Khi đáo hạn, thu nhập của danh mục là X – ST nếu C >ST và bằng 0 nếu ngược lại Danh mục có dòng tiền dương ngay bây giờ và có dòngtiền hoặc bằng không hoặc dương khi đáo hạn.
Trang 35Hình 1: Đường cong biểu diễn giá của quyền chọn mua kiểu Châu Âu
Hình 1.5 thể hiện kết quả của quyền mua kiểu Châu Âu Đường cong là giáquyền chọn mua, nằm trên đường giới hạn dưới Khi thời gian đáo hạn đến gần, thờigian đến khi đáo hạn giảm đến mức mà đường giới hạn dưới di chuyển sang bênphải Giá trị thời gian cũng giảm xuống đối với quyền chọn và di chuyển theođường giới hạn dưới, tất cả đều dần về giá trị nội tại, Max(0,S0 – X), khi đáo hạn.
Quyền chọn mua kiểu Mỹ so với kiểu Châu Âu
Ca(S0,T,X) Ce(S0,T,X)
1.6.2 Nguyên tắc định giá quyền chọn bán
1.6.2.1 Giá trị nhỏ nhất của quyền chọn bán
Một quyền chọn bán là một quyền chọn cho phép bán một cổ phiếu Mộtngười sở hữu quyền chọn bán không bị bắt buộc phải thực hiện quyền chọn và sẽkhông làm vậy nếu việc thực hiện làm giảm giá trị tài sản Vì vậy một quyền chọnbán không bao giờ có giá trị âm:
P(S0,T,X) 0Ce(S0,T,X)
Max(0,S0 – X)
XX(1+r)-T
Trang 36Một quyền chọn bán kiểu Mỹ có thể thực hiện sớm Vì vậy Pa(S0,T,X) Max(0,X - S0)
Giá trị Max(0,X - S0) được gọi là giá trị nội tại của quyền chọn bán Chênhlệch giữa giá quyền chọn bán và giá trị nội tại là giá trị thời gian hay giá trị đầu cơ.Giá trị thời gian được định nghĩa là Pa(S0,T,X) - Max(0,X - S0) Giá trị thời gianphản ánh những gì mà một nhà đầu tư sẵn sàng trả cho sự không chắc chắn của kếtquả cuối cùng.
Hình 2: Giá trị tối thiểu của quyền chọn bán kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ
0 Giá cổ phiếu (S0)(a) Giá quyền chọn kiểu Châu Âu
Max(0,X -S0)
(b) Giá quyền chọn kiểu MỹX
Trang 37Trong hình 1.6, giá quyền chọn bán kiểu Châu Âu nằm trong khu vực được tômàu sậm trong đồ thị a Giá quyền chọn bán kiểu Mỹ nằm trong khu vực được tômàu sậm trong đồ thị b.
Đặc điểm về giá trị nội tại, Max(0,X - S0) không đúng cho quyền chọn bánkiểu Châu Âu vì quyền chọn phải có thể được thực hiện đối với nhà đầu tư thựchiện các giao dịch kinh doanh chênh lệch lãi suất.
1.6.2.2 Giá trị lớn nhất của quyền chọn bán
Khi đáo hạn, thu nhập từ một quyền chọn bán kiểu Châu Âu là Max(0,X - ST).Hiện giá của giá thực hiện là giá trị lớn nhất có thể đạt được của quyền chọn bánkiểu Châu Âu Vì quyền chọn bán kiểu Mỹ có thể được thực hiện sớm vào bất cứlúc nào, giá trị lớn nhất của nó là giá thực hiện
Pe(S0,T,X) Xr T
Pa(S0,T,X) X
Hình 3: Giá trị tối thiểu và tối đa của quyền chọn bán kiểu Châu Âu và Mỹ
Giá cổ phiếu (S0)0
Giá
quyền chọn bánX(1+r)-T
(a) Quyền chọn kiểu Châu Âu
Trang 381.6.2.3 Giá trị của quyền chọn bán khi đáo hạn
Vào ngày đáo hạn quyền chọn bán không còn giá trị thời gian Quyền chọnbán kiểu Mỹ vì vậy cũng giống như quyền chọn bán kiểu Châu Âu Giá trị của cảhai loại quyền chọn bán này phải bằng giá trị nội tại Vì vậy
P(ST,T,X) = Max(0,X – ST)
Nếu X>ST và giá quyền chọn bán thấp hơn X – ST, các nhà đầu tư có thể mua quyềnchọn bán và cổ phiếu, rồi thực hiện quyền chọn bán ngay lập tức để kiếm lợi nhuận phi rủiro Nếu quyền chọn bán đáo hạn dưới giá (X<ST), nó không có giá trị
Hình 4: Giá trị quyền chọn bán tại thời điểm đáo hạn
0Giá
quyền chọn bánX
(b) Quyền chọn kiểu Mỹ
Giá cổ phiếu (S0)
P(ST,0,X)
Trang 391.6.2.4 Tác động của thời gian đến khi đáo hạn
Xét hai quyền chọn bán kiểu Mỹ, một quyền có thời gian đáo hạn là T1 vàquyền chọn còn lại có thời gian đến khi đáo hạn là T2, với T2>T1 Bây giờ giả địnhngày hôm nay là ngày đáo hạn của quyền chọn bán có thời hạn đáo hạn ngắn hơn.Giá cổ phiếu là ST1 Quyền chọn bán đang đáo hạn có giá trị Max(0,X - ST1 ).Quyền chọn bán khác, với thời gian còn lại đến khi đáo hạn là T2 – T1, có giá trịthấp nhất là Max(0,X - ST1) Vì vậy, vào thời điểm 0, chúng ta phải có:
Pa(S0,T2,X) Pa(S0,T1,X)
Các nguyên tắc về giá trị thời gian của quyền chọn bán giống với các nguyêntắc về giá trị thời gian của quyền chọn mua Giá trị thời gian lớn nhất khi giá cổphiếu gần với giá thực hiện và nhỏ nhất khi giá cổ phiếu hoặc là rất cao hoặc là rấtthấp so với giá thực hiện.
Hình 5: Biểu diễn giá quyền chọn bán kiểu Mỹ
Mối quan hệ giữa thời gian đến khi đáo hạn và quyền chọn bán sẽ phức tạphơn trong trường hợp quyền chọn bán kiểu Châu Âu việc mua một quyền chọn bán
Giá quyền chọn bán
Max(0,X -S0)
Giá cổ phiếu (S0)
Trang 40giống như trì hoãn việc bán cổ phiếu với giá thực hiện X Thời gian cho đến khiđáo hạn càng xa, người sở hữu quyền chọn bán phải chờ lâu hơn để bán cổ phiếu vànhận được X Điều này có thể khiến quyền chọn bán kiểu Châu Âu có thời hạn dàihơn có giá trị thấp hơn quyền chọn ván có thời hạn ngắn hơn Điều này không đúngđối với quyền chọn bán kiểu Mỹ, vì người sở hữu luôn luôn được thực hiện quyềnchọn và nhận về X ngay hiện tại Đối với quyền chọn bán kiểu Châu Âu, thời gianđến khi đáo hạn dài hơn vừa có lợi thế - giá trị thời gian lớn hơn – và bất lợi - phảiđợi lâu hơn để nhận được khoản tiền bằng với giá thực hiện Tuy nhiên hiệu ứng giátrị thời gian có xu hướng vượt trội hơn và trong hầu hết các trường hợp quyền chọnbán có thời hạn dài hơn sẽ có giá trị hơn so với quyền chọn bán có thời hạn ngắnhơn.
1.6.2.5 Tác động của giá thực hiện
Tác động lên giá quyền chọn Xét hai quyền chọn bán kiểu Châu Âu chỉ khácnhau giá thực hiện Một quyền chọn bán có giá thực hiện là X1 và phí quyền chọn làPe(S0,T,X1); quyền chọn còn lại có giá thực hiện là X2 và phí quyền chọn làPe(S0,T,X2); X2>X1.
Xét hai danh mục A và B Danh mục A gồm một vị thế mua đối với quyềnchọn bán có giá Pe(S0,T,X2) và một vị thế bán đối với quyền chọn bán có giá trịPe(S0, T, X1) Danh mục B gồm một vị thế trường đối với trái phiếu phi rủi ro cómệnh giá X2 – X1 và hiện giá là (X2 – X1)(1+r)-T
Thu nhập khi đáo hạn của hai danh mục A và B
Giá trị hiệntại
ST < X1X1ST X2 X1X2 ST
A -Pe(S0,T,X1) -X1 +ST
+Pe(S0,T,X2) X2 – ST X2 – ST 0