Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương Mại Việt Nam.doc (Trang 140 - 150)

Nếu sử dụng sai mục đích và không được giám sát chặt chẽ, các công cụ phái sinh, từ chỗ là công cụ phòng chống rủi ro sẽ mang đến những mầm hoạ khôn lường cho nền kinh tế. Tuy nhiên làm thế nào để vừa không quản lý quá chặt cản trở sự phát triển của nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ vừa đưa nghiệp vụ về đúng quỹ đạo của nó, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng những trụ cột cơ bản đảm bảo việc triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ được phát triển bền vững

Thứ nhất: Quy định về giới hạn và giá mua

Quy định này nhằm khống chế các nhà đầu tư đưa ra những mức giá quá cao hay quá thấp làm cho thị trường bị xáo trộn hay bị bóp méo. Nói cách khác, đây là những quy định nhằm kiểm soát (không ngăn cấm) các nhà đầu cơ tác động lên giá cả. Việc kết hợp các chiến lược phòng ngừa rủi ro trong các quyền chọn tiền tệ là rất phong phú, nó cho phép các doanh nghiệp Việt Nam kết hợp vừa phòng ngừa (tỷ giá) vừa tiến công khi có cơ hội (đặc biệt đối với các định chế muốn tìm kiếm lợi nhuận). Dĩ nhiên là mặt trái của quyền chọn là đầu cơ rất cao vì các nhà đầu cơ có thể kích giá lên nhằm mục đích thu lợi nhuận cao nếu họ mua hợp đồng quyền chọn bán với giá cao hơn giá giao ngay. Các nhà đầu cơ có thể đầu cơ giá lên hoặc đầu cơ giá xuống bằng các quyền chọn mua và bán.

Việc đầu cơ giá trên hợp đồng quyền chọn tiền tệ có thể làm cho tỷ giá biến động vượt ra khỏi biên độ dự kiến và do đó làm mất niềm tin của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư vào hệ thống tỷ giá mà chúng ta đã hoạch định. Mặc dù vậy, vẫn chưa có những chứng cứ nào cho thấy việc đầu cơ vào các hợp đồng quyền chọn tiền tệ dẫn tới sự sụp đổ hoặc khủng hoảng tỷ giá ở các nước trên thế giới. Chế độ tỷ giá

phụ thuộc chủ yếu vàọ sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế quốc gia. Trong những năm qua, Việt Nam được đánh giá rất cao về chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, nỗi lo về tính bất ổn của tỷ giá khi mở rộng biên độ sẽ giảm đi rất nhiều. Chính vì thế, chúng ta có thể triển khai các quyền chọn có điều kiện phù hợp với điều kiện các nước như Việt Nam đã từng áp dụng và thành công.

Quyền chọn có điều kiện là một dạng quyền chọn lai tạp giữa các quyền chọn phức tạp ở các nước phát triển nhưng nó làm giảm nhẹ đi tính đầu cơ để tránh thua lỗ tối đa cho các nhà đầu tư và thậm chí các nhà đầu cơ có ham muốn sử dụng quyền chọn tiền tệ như một công cụ kiếm lời. Các quyền chọn tiền tệ có điều kiện đưa ra những quy định về các mức tỷ giá trần (tối đa) và sàn (tối thiểu). Nếu tỷ giá vượt quá các mức giá này thì quyền chọn sẽ không còn có giá trị. Những rào cản này sẽ làm nản lòng các nhà đầu cơ và do đó giảm đi đáng kể tính bất ổn do Ngân hàng Nhà nước mở rộng biên độ dao động tỷ giá. Các khống chế nêu trên có thể áp dụng cho toàn bộ các hàng hoá và tài sản trên thị trường Việt Nam.

Thứ hai: Yêu cầu về vốn và thế chấp trong giao dịch

Kể từ vụ sụp đổ của công ty Enron năm 2001, một công ty có thể mở ra một hay nhiều công ty con "dưới bóng" của mình. Công ty con dựa uy công ty mẹ để được vay vốn, để thắng thầu, để xây dựng thương hiệu. Công ty mẹ sử dụng công ty con để huy động vốn, để hứng chịu những hợp đồng đầy rủi ro, để giấu bớt những trách nhiệm nợ của mình, làm cho báo cáo tài chính "đẹp đẽ" hơn..., các nhà kinh tế đã bắt đầu thảo luận để đặt ra những qui định về thế chấp tài sản trên các hợp đồng phái sinh. Khi một công ty có những khó khăn về mặt tài chính hoặc thậm chí đang còn hoạt động rất tốt vẫn phải đưa ra những khoản thế chấp hay các mức duy trì đặt cọc cao để chắc chắn công ty sẽ tuân thủ hợp đồng mỗi khi có những biến động cao trong giá. Mức duy trì có thể là một khoản tối thiểu mà khi tài khoản ký quỹ giảm xuống một mức nào đó, thì cách tham gia hợp đồng bổ sung vào.

Trong điều kiện Việt Nam, mức tài khoản ký quỹ và mức duy trì ắt phải là rất cao, có thể lên tới 30% hợp đồng (so với mức 5% trên các thị trường thế giới). Đối

với các nhà môi giới trên các hợp đồng phái sinh yêu cầu đầu tiên là phải có đủ vốn, mặc dù họ chỉ là những ngân hàng hoặc các công ty không trực tiếp tham gia vào các giao dịch phái sinh. Yêu cầu về vốn rất quan trọng, vì chúng giúp cho hệ thống các ngân hàng Việt Nam giảm bớt những nguy cơ về động cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán của nhà môi giới.

Thứ ba: Yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc tế

Yêu cầu này nhằm khống chế và bắt buộc hệ thống NHTM trong nước không được gánh chịu những rủi ro từ người mua các hợp đồng quyền chọn hoặc kỳ hạn. Các ngân hàng chỉ là trung gian, đứng ra thu phí giữa người mua trong nước và sau đó đem bán lại trên thị trường thế giới. Quy định này được áp dụng trong hầu hết các nước phát triển, nhưng trong điều kiện Việt Nam chúng ta bắt buộc các ngân hàng về các giao dịch này còn hạn chế nhiều, đó là chưa kể đến những yếu kém về vốn trong hệ thống NHTM.

Thứ tư: Yêu cầu mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợp đồng quyền chọn

Mở cửa thị trường các công cụ tài chính phái sinh, để tránh tình trạng phổ biến hiện nay là chính phủ chỉ cho phép một số ngân hàng làm thí điểm. Có thể nói “thí điểm” hiện nay là một căn bệnh của các cơ quan hoạch định chính sách. Trong những trường hợp như thế, giá trị hợp lý của các hợp đồng phái sinh sẽ chỉ là độc quyền của một số ngân hàng, và chắc chắn sẽ cao hơn trên thị trường thế giới. Tất cả những bóp méo giá trị các hợp đồng phái sinh sẽ đẩy sang phía người mua gánh chịu. Tác dụng ngược của các độc quyền là hoặc sẽ không tồn tại công cụ phòng ngừa rủi ro trên thực tế, do giá phí quá cao làm nản lòng các nhà đầu tư, hoặc là các nhà đầu tư sẽ càng chấp nhận mạo hiểm cùng tham gia canh bạc với cái giá phải trả rất cao với hy vọng gỡ gặc lại bằng cách hy vọng đầu cơ trên những thị trường bất đầu cơ trên không khí bất ổn của giá cả thị trường. Chính vì thế mà cần xem xét để tạo ra một thị trường tự do, để các định chế tài chính có đủ các điều kiện có thể cung cấp các hợp

đồng quyền chọn. Và dĩ nhiên đi liền với đó là thiết lập khung quản lý chung cho các định chế này.

Thứ năm: Yêu cầu về đăng ký và lập các Báo cáo tài chính

Đây là một chuẩn mực bắt buộc nhằm làm tăng tính minh bạch cho tất cả thành viên tham gia thị trường. Tất cả các thành viên tham gia thị trường phái sinh phải hiểu hết về nhau trước khi tiến hành các giao dịch với nhau Chẳng hạn như một ngân hàng Việt nam đồng ý thực hiện một hợp đồng tương lai 1000 lượng vàng với người mua tương lai. Trong trường hợp này người mua tương lai cần phải có những thông tin rằng hiện nay ngân hàng Việt Nam hiện đang ký quỹ là bao nhiêu tại một ngân hàng nước ngoài để mua vàng thế giới bán lại cho người từ trong nước. Nói cách khác, trong cuộc chơi này trong cuộc chơi này ai cũng phải có thông tin lẫn nhau, để cuộc chơi tăng thêm phần minh bạch và có lợi cho thị trường giao dịch.

Thứ sáu: Hoàn thiện những quy định tài chính kế toán liên quan, nâng cao tính thanh khoản của hợp đồng quyền chọn tiền tệ

Nhà nước nên hoàn chỉnh khung pháp lý xác định rõ ràng nghiệp vụ giao dịch hợp đồng quyền chọn là một nghiệp vụ kinh doanh tài chính mang tính chất phòng ngừa rủi ro hối đoái của các doanh nghiệp không thuộc các tổ chức tài chính tín dụng, bảo hiểm, kinh doanh. Trên cơ sở này, Bộ tài chính xác định phí giao dịch quyền chọn là một khoản chi phí hợp lý, hợp lệ được tính vào chi phí khi tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.

Song song với việc triển khai các công cụ tài chính phái sinh thuần nhất, nên có những tiếp cận đối với các sản phẩm lai tạp. Các sản phẩm quản trị rủi ro lãi suất, tỷ giá, giá cả và cả rủi ro tín dụng đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Thời gian tới sẽ vẫn tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng của thị trường tài sản cơ cở. Từ đó, sẽ là cơ sở có thể định giá các sản phẩm phái sinh hiệu quả nhất.

Thứ bảy: Chấm dứt giai đoạn thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn tiền đồng

Cho phép các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tiền đồng. Nên tạo một sân chơi lớn, bình đẳng để các ngân hàng cạnh tranh và phát triển, còn khách hàng mới có cơ hội lựa chọn những dịch vụ tốt nhất cho mình, một thị trường nhiều người mua và nhiều người bán thì mới có thể sôi động và phát triển. Ngân hàng Nhà nước sớm nghiên cứu và mở rộng phạm vi giao dịch hợp đồng Quyền chọn, thay vì chỉ cho phép giao dịch giữa ngoại tệ với ngoại tệ, cho phép giao dịch cả VND với ngoại tệ. Không nên quá lo lắng các doanh nghiệp sẽ “đánh bạc” với nghiệp vụ giao dịch này cũng như lo lắng trình độ hiểu biết về các giao dịch ngoại hối của doanh nghiệp. Thực tế, các doanh nghiệp quan tâm đến nghiệp vụ này thường là các doanh nghiệp có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn, trong những năm gần đây các cán bộ quản lý tài chính ở những doanh nghiệp này đa số đã có sự chuẩn bị kiến thức để thực hiện những nghiệp vụ giao dịch hối đoái đa dạng.

Tạo điều kiện giúp hoàn chỉnh và đẩy mạnh hoạt động của thị trường liên ngân hàng. Nới lỏng các quy định trong việc đáp ứng các nhu cầu mua ngoại tệ của các doanh nghiệp.

Thứ tám, Ngân hàng Nhà nước nên xác định chính sách tỷ giá giữa VND và USD một cách hợp lý

Trên cơ sở xác định ngang giá trung tâm dựa trên tỷ giá thực tế với một dải băng có biên độ lớn hơn làm khung giao dịch Ngân hàng Nhà nước nên xác định chính sách tỷ giá giữa VND và USD một cách hợp lý, có như vậy tỷ giá VND mới có sự biến động theo tín hiệu của thị trường,

Trên đây là một số giải pháp mang tính vĩ mô. Đó là những công việc mà nhà nước, chính phủ và các cơ quan liên quan cần có kế hoạch triển khai. Tuy nhiên, để thị trường ngày càng phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả thì cần những nỗ lực của tất cả các chủ thể kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng ngân hàng, những chủ thể cung cấp và sử dụng sản phẩm phái sinh. Và vấn đề cốt lõi chính là

nhận thức của chính các chủ thể tham gia trực tiếp chứ không phải là các chủ thể quản lý.

KẾT LUẬN

Nghiệp vụ tài chính phái sinh nói chung và quyền chọn tiền tệ nói riêng vẫn còn là một nghiệp vụ khá mới mẻ đối với các Ngân hàng thương mại và đối với khách hàng vì đây là một nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi phải có sự phát triển toàn diện về trình độ chuyên môn của các ngân hàng cũng như kiến thức về tài chính của khách hàng. Bên cạnh đó nghiệp vụ này còn đòi hỏi được triển khai trên nền tảng công nghệ hiện đại, hệ thống thông tin đồng bộ, xuyên suốt và cập nhập. Ngoài ra hành lang pháp lý cũng cần thiết phải được đổi mới để hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh hợp pháp của các ngân hàng và khách hàng, không tạo ra những rào cản không cần thiết đối với việc thực hiện các giao dịch này.

Với việc vận dụng kiến thức, hiểu biết và phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá được các lý thuyết, mô hình về nghiệp vụ quyền chọn và quyền chọn tiền tệ.

Thứ hai, khái quát được thực tiễn triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại một số Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Thứ ba, đề xuất nhóm giải pháp phù hợp với điều kiện Việt Nam để có thể phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Người viết hy vọng luận văn sẽ đóng góp được một phần nhỏ trong việc tìm ra giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu và hoàn thiện để có thể đạt được những kết quả như đã trình bày, song do hạn chế về thời gian và trình độ nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đọc quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. TS. Bùi Lê Hà, TS. Nguyễn Văn Sơn, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, Ths. Nguyễn Thị Hồng Thu (2000), Giới thiệu về thị trường Future và Option, NXB Thống Kê.

2. TS. Nguyễn Ninh Kiều (1998), Thị trường ngoại hối, NXB Tài Chính.

3. Nguyễn Đức Lệnh (2005), Quyền chọn tiền tệ - Công cụ hạn chế rủi ro hối đoái đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu”, Công nghệ ngân hàng (7), tr 15-18.

4. Lê Quốc Lý (2004), Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, NXB Thống Kê.

5. Ngân hàng Nhà nước (2007), Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam, NXB Văn hóa – Thông tin.

6. Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (2006), Báo cáo thường niên.

7. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2007), Báo cáo thường niên.

8. Lê Hoàng Nga (2003), Thị trường tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập, NXB Chính Trị Quốc Gia.

9. Võ Trí Thanh (2002), Exchange Rate in Vietnam, NXB Thống Kê.

10.TS. Trần Ngọc Thơ, TS. Vũ Việt Quảng (2007), Lập mô hình tài chính, NXB Lao động – Xã hội.

11.Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn Thị Chiến (2001),

12.Nguyễn Văn Tiến (2004), Quyền chọn tiền tệ, NXB Thống Kê.

13.Nguyễn Văn Tiến (2001), Tài Chính Quốc Tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống Kê, Hà Nội.

14.Hồ Viết Tiến (2005), “ Tổng quan về thị trường các sản phẩm phái sinh”, Công nghệ ngân hàng(7), tr 18-22.

15.GS.TS. Lê Văn Tư (2004), Tiền tệ Ngân hàng-Thị trường Tài chính, NXB Tài Chính.

16.Website: www.eximbank.com.vn

17.Website: www.vietcombank.com.vn

18.Website: www.sbv.gov.vn

TIẾNG ANH

19.David K.Eiteman, Arthur I.stonehill, Michael H. Mofett (2004),

Multinational business finance, Pearson Education, Inc.

20.F. Peter Boer (2002), The real options Solution, John Wiley & Sons, Inc.

21.John C.Hull (2000), Option, Future & Other Derivatives, Prentice Hal International,Inc.

22.John F.Summa, Jonathan W.Lubow (2002), Options and Future-New trading strategies, John Wiley & Sons, Inc..

23.Jon Najarian (2002), How I trade options, John Wiley & Sons, Inc..

24.Leonard Yates (2003), High Performance Options Trading-Option Volatility & Pricing Strategies, John Wiley & Sons, Inc.

25.Marion A.Brach (2003), Real Options in practice, John Wiley & Sons, Inc.

26.Pilbean (1998), International Finance, London Macmillan Business.

27.Robert W.Kolb (2002), Understanding options, John Wiley & Sons, Inc..

28.Stefano Lavinio (2000), The hedge fund handbook-A Definitie Guide

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương Mại Việt Nam.doc (Trang 140 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w