Chiến lược Long Put Butterfly

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương Mại Việt Nam.doc (Trang 55)

Nội dung chiến lược Long Put Butterfly

Long Put Butterfly là chiến

lược kết hợp: {1hợp đồng mua quyền chọn bán mua tỷ giáX 2 hợp đồng bán quyền chọn bán tỷ giá Y 1 hợp đồng mua quyền chọn bán tỷ giá Z Với cùng một số lượng ngoại tệ, cùng một ngày đáo hạn

Gọi: S : là mức giá giao ngay hiện hành trên thị trường. S = Y và Y = ( X + Z ) / 2

p1: là mức phí quyền chọn ( Option premium) của hợp đồng mua quyền chọn bán tỷ giá X

p2: là mức phí quyền chọn ( Option premium) của hợp đồng bán quyền chọn bán tỷ giá Y

p3: là mức phí quyền chọn ( Option premium) của hợp đồng mua quyền chọn bán tỷ giá Z

Tương tự như phương án trên, ta có thể tổng hợp : Người sử dụng chiến lược Long Put Butterfly ở các trạng thái sau :

Lỗ giới hạn : khi S < X + /p/ hoặc S > Z – /p/ Hòa vốn : khi S = X + /p/ hoặc S = Z – /p/ Lãi : khi X +/p/ < S < Z - /p/

Lãi ti đa: khi S = Y Lỗ Max = p

Lãi Max = Tỷ Giá hợp đồng mua quyền chọn bán lớn nhất - /p/

Nguồn: [27]

Hình 1.7: Mô hình chiến lược Long Put Butterfly

Ứng dụng chiến lược Long Put Butterfly :

• Tương tự như trong chiến lược Short Straddle, khi ký kết hợp đồng bán quyền chọn bán ngoại tệ cho khách hàng, nếu nhận định tình hình thuận lợi cho sử dụng mô hình này, ngân hàng tiến hành thực hiện tiếp các hợp đồng quyền chọn còn lại để tạo ra lợi nhuận cao hơn và giới hạn khoản lỗ trong

một mức cho phép. Tất nhiên, rủi ro nhiều hơn nhưng lợi nhuận sẽ cao hơn trường hợp mà ngân hàng hay là ký kết hợp đồng đối ứng với ngân hàng khác để phòng ngừa rủi ro và hưởng phần chênh lệch phí. Chiến lược này sẽ cho lợi nhuận tối đa chỉ khi tỷ giá ở ngay mức giá Y.

• Ngoài ra trong trường hợp dự đoán xu hướng thích hợp, ngân hàng cũng nên chủ động thực hiện chiến lược này để tối đa hóa lợi nhuận.

Ví dụ cụ thể :

Ngân hàng A vừa ký kết hợp đồng quyền chọn với Doanh nghiệp B có nội dung như sau: Ngân hàng A bán quyền chọn bán EUR/USD

Số lượng 100.000 EUR – tỷ giá EUR/USD : 1.3950

Kỳ hạn : 1 tháng – Thu phí quyền chọn : 0.0060USD/1EUR (gọi tắt là hợp đồng QC1)

Nhận định tình hình không biến động nhiều, Ngân hàng A ký kết tiếp tục với ngân hàng ABC 3 hợp đồng quyền chọn khác như sau :

* 1 hợp đồng bán quyền chọn bán EUR/USD như trên: Số lượng 100.000 EUR – tỷ giá EUR/USD : 1.3950

Kỳ hạn : 1 tháng – Thu phí quyền chọn : 0.0060USD/1EUR (gọi tắt là hợp đồng QC 2)

* 1 hợp đồng mua quyền chọn bán EUR/USD : Số lượng 100.000 EUR – tỷ giá EUR/USD : 1.3900

Kỳ hạn : 1 tháng – Trả phí quyền chọn : 0.0040USD/1EUR (gọi tắt là hợp đồng QC 3)

* 1 hợp đồng mua quyền chọn bán EUR/USD : Số lượng 100.000 EUR – tỷ giá EUR/USD : 1.4000

(gọi tắt là hợp đồng QC 4)

Khi tỷ giá biến động, lãi lỗ của chiến lược kinh doanh này như sau: Phí ròng = 600+600-900+400=-100

Bảng 1.4: Lãi lỗ của chiến lược Long Put Butterfly

Đơn vị tính : USD Tỷ giá EUR/USD HĐQC 1 HĐQC 2 HĐQC 3 HĐQC 4 Tổng lãi/ lỗ 1.3850 - Thực hiện - Lỗ: 1000 - Thực hiện - Lỗ: 1000 - Thực hiện - Lãi: 500 - Thực hiện - Lãi: 1500 - Lỗ 100 (=p) 1.3900 - Thực hiện

- Lỗ: 500 - Thực hiện- Lỗ: 500 - Không thực hiện -Thực hiện- Lãi: 1000 - Lỗ 100 (=p) 1.3910 - Thực hiện - Lỗ: 400 - Thực hiện - Lỗ: 400 - Không thực hiện -Thực hiện - Lãi: 900 - Hòa vốn (=-400-400+9 00-100) 1.3930 - Thực hiện - Lỗ: 200 - Thực hiện - Lỗ: 200 - Không thực hiện -Thực hiện - Lãi: 700 - Lãi :200 1.3950 - Không

thực hiện - Không thực hiện - Không thực hiện -Thực hiện- Lãi: 500 - Lãi max :400 1.3970 - Không

thực hiện - Không thực hiện - Không thực hiện -Thực hiện- Lãi: 300 - Lãi :200 1.3990 - Không thực hiện - Không thực hiện - Không thực hiện -Thực hiện - Lãi: 100 - Hòa vốn 1.3995 - Không

thực hiện - Không thực hiện - Không thực hiện -Thực hiện- Lãi: 50 Lỗ 50 1.4000 - Không thực hiện - Không thực hiện - Không thực hiện - Không thực hiện Lỗ 100

1.4.5.4. Chiến lược Long Condor:

Long Condor là chiến lược kết hợp: {1 hợp đồng mua quyền chọn mua tỷ giá X 1 hợp đồng bán quyền chọn mua tỷ giá Y 1 hợp đồng bán quyền chọn mua tỷ giá Y 1 hợp đồng bán quyền chọn mua tỷ giá W

với cùng một số lượng ngoại tệ, cùng một ngày đáo hạn. Gọi: S là mức giá giao ngay hiện hành trên thị trường. ( X + W ) / 2 = S và (Y + Z) / 2 =S

X là giá nhỏ nhất so với Y,Z,W W là giá lớn nhất so với X,Y,Z

p: phí ròng bao gồm tổng các khoản phí thu vào và các khoản phí chi ra

Đây là chiến lược kết hợp của Strangle và Butterfly. Chúng ta có thể tổng hợp chiến lược này như sau:

Người sử dụng chiến lược Long Condor ở các trạng thái sau : Lỗ giới hạn : khi S < X + /p/ hoặc S > W - /p/

Hòa vốn : khi S = X + /p/ hoặc S = W – /p/ Lãi : khi X +/p/ < S < W - /p/

Lỗ Max = p

Nguồn: [27]

Hình 1.8: Mô hình chiến lược Long Condor

Ứng dụng chiến lược Long Condor :

Chiến lược Long Condor là sự kết hợp của Short Strangle và Long Butterfly, nó giới hạn được khoản lỗ và cũng giới hạn khoản lời. Chiến lược này giúp ngân hàng có thêm lợi nhuận, đồng thời phòng ngừa rủi ro trong một khoản lỗ xác định. Đây là ưu điểm của chiến lược Long Butterfly. Bên cạnh đó, lợi nhuận tối đa sẽ đạt được khi tỷ giá biến thiên trong khoảng Y đến Z. Đây là ưu điểm của chiến lược Short Strangle. Có thể nói, chiến lược này khá tối ưu vì nó bao gồm những ưu điểm của 2 chiến lược trên. Trong giai đoạn đầu ứng dụng các chiến lược, để phòng ngừa được rủi ro cũng như có thêm lợi nhuận, nên chăng ngân hàng nên nghiên cứu chiến lược này để thực hiện.

Các mô hình trên là những mô hình phát triển từ đơn giản đến phức tạp theo một xu hướng của mô hình. Ngược lại với các chiến lược trên là các chiến lược Long Straddle, Long Strangle, Short Butterfly, Short Condor với mô hình theo chiều ngược lại. Tùy từng trường hợp riêng biệt với dự báo xu hướng tỷ giá mà ngân hàng áp dụng cho từng mô hình chiến lược. Vấn đề ở đây là dựa trên các lý thuyết này để tìm ra

một chiến thuật trong kinh doanh quyền chọn hay dậm chân tại chỗ để tránh rủi ro. Tất nhiên, rủi ro càng cao thì tỷ suất sinh lời cũng càng cao. Bên cạnh đó, việc ứng dụng các chiến lược trên còn thể hiện tính chuyên nghiệp chứ không chỉ đơn thuần là nhà môi giới.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa một số cơ sở lý luận liên quan đến nghiệp vụ quyền chọn nói chung và nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ nói riêng. Ngoài ra, luận văn cũng công nhận kết quả nghiên cứu của mô hình định giá quyền chọn tiền tệ và một số chiến lược kinh doanh quyền chọn tiền tệ. Từ cơ sở lý luận ở chương 1, chương 2 sẽ phân tích thực trạng triển khai và phát triển nghiệp vụ quyền chọn ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào, để từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp ở chương 3.

Theo luật một giá thì giá trị hiện tại của hai danh mục này phải bằng nhau. Vì vậy

S0 + Pe(S0,T,X) = Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T

Kết quả này được gọi là ngang giá quyền chọn mua - quyền chọn bán.

Hình 7: Mối liên hệ giữa quyền chọn mua, quyền chọn bán, tài sản cơ sở và trái phiếu phi rủi ro

Quyền chọn mua Tài sản cơ sở Quyền chọn Trái phiếu Ngang giá quyền

chọn mua - quyền chọn bán

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM TRƯỜNG QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM

2.1.1. Sự cần thiết của việc triển khai thị trường quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam Nam

2.1.1.1 Nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp Việt Nam

Sự biến động mạnh và không ổn định của tỷ giá trong thời gian qua đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình hoạt động và sản xuất kinh doanh và gây thiệt hại không ít cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, khi phần lớn trong số họ đều không có được sự chuẩn bị để đối phó với các vấn đề còn khá mới mẻ này.

Khi phạm vi giao thương ngày một rộng, sự chuyển dịch của các dòng vốn đầu tư tự do hơn...thì vấn đề rủi ro tỷ giá hối đoái đang được coi là mối quan tâm hàng đầu.

Trong một khoảng thời gian dài từ trước quý III/2007 trở về trước, diễn biến của tỷ giá nói chung và tỷ giá USD/VND nói riêng rất ổn định, xu hướng diễn biến của tỷ giá có thể dự báo được và điều này đã dẫn đến tâm lý chủ quan của doanh nghiệp và đặt doanh nghiệp trước những rủi ro lớn một khi thị trường ngoại hối có sự biến động mạnh.

Hiện nay, doanh nghiệp chưa quen với rủi ro tỷ giá, nhu cầu sử dụng các sản phẩm tài chính phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá chỉ ở mức độ tiềm năng khi phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng biến động tỷ giá trên thị trường không quá lớn. Doanh nghiệp chưa nhận thức thật đầy đủ về các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp. Các sản phẩm ngân hàng cũng còn nghèo nàn chưa đúng nhu cầu thực tiễn.

Khi tỷ giá USD/VND giảm mạnh trên thị trường, đã có ít nhiều doanh nghiệp nhập khẩu có được lợi thế tương đối. Tuy nhiên điều này lại gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp xuất khẩu, khi hàng hoá đã được xuất đi và doanh nghiệp được nhận lại đồng USD.

Một hợp đồng xuất khẩu được dự kiến sẽ đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp, tuy nhiên sự biến động của tỷ giá như trong thời gian qua có thể làm cho doanh nghiệp ở vào tình trạng lãi giả và lỗ thực. Ngược lại, khi tỷ giá USD/VND tăng mạnh như thời gian vừa qua đã lại gây thiệt hại rõ ràng cho các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã chịu thiệt hại trong đợt tăng giá này khi kỳ vọng giá USD/ VND sẽ tiếp tục tăng và quyết định không bán đồng USD mà thay vào đó là gửi lại đồng USD tại các ngân hàng và chờ đợi.

Và khi tỷ giá USD/VND đã giảm mạnh trở lại, doanh nghiệp vừa phải bán USD theo giá thấp và vừa phải mất đi phần chi phí cơ hội là phần chênh lệch lãi suất khi lãi suất gửi USD chỉ ở mức 6%/năm, trong khi lãi suất tiền đồng đã tăng lên mức trên 18%/năm. Thậm chí khi tính thanh khoản trên thị trường giảm mạnh, có thời điểm doanh nghiệp nhập khẩu chấp nhận thiệt hại để mua USD, vì phải thanh toán cho nhà xuất khẩu theo cam kết nhưng nguồn USD tại các ngân hàng lại không đáp ứng được, điều này dẫn đến việc chậm trả và gây thiệt hại về uy tín của doanh nghiệp.

Như vậy, khi tỷ giá lên doanh nghiệp cũng thiệt hại và khi tỷ giá xuống doanh nghiệp cũng chịu thiệt hại.

Vì vậy, phòng ngừa rủi ro tỷ giá là một việc cần làm ngay, sự ổn định về tỷ giá hối đoái sẽ giúp cho doanh nghiệp an tâm hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp không chỉ cố định tỷ giá mà với các sản phẩm ngoại hối của các ngân hàng cung cấp, doanh nghiệp còn có cơ hội hưởng lợi trên sự biến động của thị trường.

Ví dụ như chỉ với một hợp đồng mua USD kỳ hạn đơn giản, với tỷ giá kỳ hạn tương ứng với tỷ giá giao ngay được các ngân hàng công bố, doanh nghiệp có thể chốt được mức tỷ giá mong muốn mà không cần quan tâm đến sự biến động của thị

trường trong một khoảng thời gian dài sau đó. Hoặc với một sản phẩm quyền chọn, doanh nghiệp có thể chọn bất kỳ tỷ giá nào và chỉ với một khoản phí hợp lý, doanh nghi ệp vừa bảo hiểm được tỷ giá vừa có cơ hội hưởng lợi khi tỷ giá trên thị trường biến động theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên xem các sản phẩm bảo hiểm tỷ giá như các công cụ để bảo vệ chính mình mà sự cần thiết của nó được ví như việc mua một chiếc bình cứu hoả đặt trong nhà...

2.1.1.2. Nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam Việt Nam

Hiện nay Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tài chính – ngân hàng là một trong các lĩnh vực Việt Nam cam kết mở cửa. Trong tương lai không xa, sẽ có nhiều ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động ở Việt Nam và như vậy sự cạnh tranh trên thị trường tài chính – ngân hàng sẽ trở nên ngày càng mạnh mẽ. Muốn tồn tại và cạnh tranh được đối với các ngân hàng nước ngoài vốn đã có tiềm lực về tài chính, nền tảng công nghệ hiện đại và kinh nghiệm lâu đời, một trong các biện pháp để mà các NHTM Việt Nam phải áp dụng đó là đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Như chúng ta đã biết, hiện nay tại các NHTM Việt Nam, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng còn khá nghèo nàn, đơn giản, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng là các doanh nghiệp cũng như khách hàng thể nhân. Vì vậy, việc triển khai và phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ là một yêu cầu bức thiết đặt ra cho các NHTM phải nỗ lực thực hiện trong tiến trình hội nhập, đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng, bởi vì quyền chọn tiền tệ là một nghiệp vụ có thể nói là rất phổ biến và được ưa chuộng trên thế giới vì tính ưu việt và linh hoạt của nó. Bên cạnh đó, với việc triển khai thành công nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ, các ngân hàng sẽ thu được phí quyền chọn tiền tệ (premium) và như vậy sẽ đem lại lợi nhuận từ nghiệp vụ này, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Nhìn vào bảng 2.1 ta có thể thấy vai trò của sản phẩm phái sinh nói chung và quyền chọn tiền tệ nói riêng.

Bảng 2.1: Cơ cấu sản phẩm phái sinh trong tổng doanh thu và lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại

1995 2000 2006 2007

Tổng doanh thu thực hiện 100 100 100 100

Trong đó Sản phẩm phái sinh 11,7 15,4 17,5 19,5 Tổng lợi nhuận 100 100 100 100 Trong đó Sản phẩm phái sinh 10,2 16,5 19,9 21,5 Nguồn [5]

2.1.2. Thực trạng thị trường quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam hiện nay

2.1.2.1. Về thị trường công cụ phái sinh nói chung

Giao dịch tài chính tiền tệ là lĩnh vực chưa có sự xuất hiện của các nhà bảo hiểm bởi tính biến động khôn lường của nó. Các chủ thể tham gia không còn cách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương Mại Việt Nam.doc (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w