Kinh nghiệm của Anh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương Mại Việt Nam.doc (Trang 110 - 111)

Năm 1986, Anh ban hành Đạo luật dịch vụ tài chính (Financial Service Act - FSA) tạo ra khung pháp lý cho các công cụ đầu tư, đạo luật chứng tỏ sự tiến bộ hơn hẳn so với các đạo luật Mỹ cùng thời điểm.

FSA chi phối cả các giao dịch quyền chọn và kỳ hạn thực hiện trên sàn hay ngoài thị trường tự do. Bản phát hành đầu tiên của FSA chủ yếu quy định về các quyền chọn tiền tệ (cũng như hợp đồng tương lai, hay các hoạt động đầu cơ ăn chênh lệch và các giao dịch quyền chọn vàng bạc. Theo FSA, những người tham gia giao dịch phải là những người được cho phép bởi Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán (SIB – Securities and Investment Board) hoặc là thành viên của một tổ chức nào đó như Hiệp hội Môi giới (AFBD – Association of Future Broker and Dealer) hoặc Hiệp hội chứng khoán (TSA – The Securities Association) và hoạt động theo các nguyên tắc của Hiệp hội. Cả AFBD và TSA đều công bố tiêu chuẩn khi tham gia giao dịch như: tiêu chuẩn về vốn, độ rủi ro, tiêu chuẩn về nguồn tài chính riêng biệt, và yêu cầu báo cáo hàng ngày.

Chủ trương của FSA, AFBD và TSA đều hướng về bảo vệ các nhà đầu tư và người chơi nhỏ (thị trường bán lẻ) hơn là những người chơi lớn (thị trường bán buôn). Riêng đối với những nhà đầu tư là ngân hàng hay các quỹ tiền gửi thì vẫn thực hiện theo Luật Ngân hàng năm 1987. Phần 43 của FSA khẳng định vai trò của Ngân hàng Trung ương Anh đối với thị trường bán buôn và loại bỏ khỏi danh sách các tổ chức (Listed Institution) bị chi phối bởi đạo luật cũng như các tổ chức giao dịch tiền, vàng, bạc với số lượng lớn.

Bản sửa đổi lần thứ năm của FSA đặt nền móng cho các hoạt động của các tổ chức trên cũng như quy định về các giao dịch tiền vàng bạc với số lượng lớn.

Tờ báo “Grey Paper” của Anh cũng như các bài phát biểu của giám đốc Ban quản lý thị trường bán buôn (Whole sale market Division) của Ngân hàng Trung ương Anh quốc đều ngụ ý rằng Ngân hàng sẽ đưa ra các quy định cụ thể về các giao dịch tài chính bao gồm: chứng chỉ tiền gửi, giao dịch quyền chọn trên thị trường tự do, giao dịch kỳ hạn tiền vàng bạc cũng như quyền chọn về lãi suất, thỏa thuận tỷ giá trong tương lai hay các giao dịch mua lại (repos). Tuy nhiên, không như trước đây, Ngân hàng Trung ương sẽ không bắt buộc yêu cầu các giao dịch phải được thực hiện trên các thị trường được thừa nhận. Các tổ chức tham giao dịch chỉ cần thông báo với Ngân hàng Trung ương về giao dịch của họ và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về vốn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương Mại Việt Nam.doc (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w