Nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương Mại Việt Nam.doc (Trang 63 - 65)

Sự biến động mạnh và không ổn định của tỷ giá trong thời gian qua đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình hoạt động và sản xuất kinh doanh và gây thiệt hại không ít cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, khi phần lớn trong số họ đều không có được sự chuẩn bị để đối phó với các vấn đề còn khá mới mẻ này.

Khi phạm vi giao thương ngày một rộng, sự chuyển dịch của các dòng vốn đầu tư tự do hơn...thì vấn đề rủi ro tỷ giá hối đoái đang được coi là mối quan tâm hàng đầu.

Trong một khoảng thời gian dài từ trước quý III/2007 trở về trước, diễn biến của tỷ giá nói chung và tỷ giá USD/VND nói riêng rất ổn định, xu hướng diễn biến của tỷ giá có thể dự báo được và điều này đã dẫn đến tâm lý chủ quan của doanh nghiệp và đặt doanh nghiệp trước những rủi ro lớn một khi thị trường ngoại hối có sự biến động mạnh.

Hiện nay, doanh nghiệp chưa quen với rủi ro tỷ giá, nhu cầu sử dụng các sản phẩm tài chính phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá chỉ ở mức độ tiềm năng khi phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng biến động tỷ giá trên thị trường không quá lớn. Doanh nghiệp chưa nhận thức thật đầy đủ về các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp. Các sản phẩm ngân hàng cũng còn nghèo nàn chưa đúng nhu cầu thực tiễn.

Khi tỷ giá USD/VND giảm mạnh trên thị trường, đã có ít nhiều doanh nghiệp nhập khẩu có được lợi thế tương đối. Tuy nhiên điều này lại gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp xuất khẩu, khi hàng hoá đã được xuất đi và doanh nghiệp được nhận lại đồng USD.

Một hợp đồng xuất khẩu được dự kiến sẽ đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp, tuy nhiên sự biến động của tỷ giá như trong thời gian qua có thể làm cho doanh nghiệp ở vào tình trạng lãi giả và lỗ thực. Ngược lại, khi tỷ giá USD/VND tăng mạnh như thời gian vừa qua đã lại gây thiệt hại rõ ràng cho các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã chịu thiệt hại trong đợt tăng giá này khi kỳ vọng giá USD/ VND sẽ tiếp tục tăng và quyết định không bán đồng USD mà thay vào đó là gửi lại đồng USD tại các ngân hàng và chờ đợi.

Và khi tỷ giá USD/VND đã giảm mạnh trở lại, doanh nghiệp vừa phải bán USD theo giá thấp và vừa phải mất đi phần chi phí cơ hội là phần chênh lệch lãi suất khi lãi suất gửi USD chỉ ở mức 6%/năm, trong khi lãi suất tiền đồng đã tăng lên mức trên 18%/năm. Thậm chí khi tính thanh khoản trên thị trường giảm mạnh, có thời điểm doanh nghiệp nhập khẩu chấp nhận thiệt hại để mua USD, vì phải thanh toán cho nhà xuất khẩu theo cam kết nhưng nguồn USD tại các ngân hàng lại không đáp ứng được, điều này dẫn đến việc chậm trả và gây thiệt hại về uy tín của doanh nghiệp.

Như vậy, khi tỷ giá lên doanh nghiệp cũng thiệt hại và khi tỷ giá xuống doanh nghiệp cũng chịu thiệt hại.

Vì vậy, phòng ngừa rủi ro tỷ giá là một việc cần làm ngay, sự ổn định về tỷ giá hối đoái sẽ giúp cho doanh nghiệp an tâm hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp không chỉ cố định tỷ giá mà với các sản phẩm ngoại hối của các ngân hàng cung cấp, doanh nghiệp còn có cơ hội hưởng lợi trên sự biến động của thị trường.

Ví dụ như chỉ với một hợp đồng mua USD kỳ hạn đơn giản, với tỷ giá kỳ hạn tương ứng với tỷ giá giao ngay được các ngân hàng công bố, doanh nghiệp có thể chốt được mức tỷ giá mong muốn mà không cần quan tâm đến sự biến động của thị

trường trong một khoảng thời gian dài sau đó. Hoặc với một sản phẩm quyền chọn, doanh nghiệp có thể chọn bất kỳ tỷ giá nào và chỉ với một khoản phí hợp lý, doanh nghi ệp vừa bảo hiểm được tỷ giá vừa có cơ hội hưởng lợi khi tỷ giá trên thị trường biến động theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên xem các sản phẩm bảo hiểm tỷ giá như các công cụ để bảo vệ chính mình mà sự cần thiết của nó được ví như việc mua một chiếc bình cứu hoả đặt trong nhà...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương Mại Việt Nam.doc (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w