• Giá trị nội tại của hợp đồng quyền chọn - Intrinsic Value.
Giá trị nội tại của hợp đồng quyền chọn là giá trị của hợp đồng ở trạng thái “được giá quyền chọn” - ITM. Nói cách khác, giá trị nội tại là chênh lệch giữa tỷ giá quyền chọn và tỷ giá hiện hành của thị trường.
Ví dụ: Hợp đồng quyền chọn mua USD với tỷ giá quyền chọn là VND/USD = 20 000, có 100 điểm giá trị nội tại so với tỷ giá kỳ hạn hiện hành là 20 100, như sau:
Tỷ giá kỳ hạn USD hiện hành Tỷ giá quyền chọn mua USD
Giá trị nội tại của hợp đồng Phí của hợp đồng quyền chọn sẽ là một số không nhỏ hơn giá trị nội tại của hợp đồng, bởi vì nếu nhỏ hơn thì sẽ phát sinh hoạt động kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage). Thật vậy, giả sử phí của hợp đồng được yết là 40 điểm, nhỏ hơn giá trị nội tại là 100 điểm. Hoạt động kinh doanh chênh lệch giá xảy ra như sau:
Bảng 1: Arbitrage xảy ra nếu yết phí quyền chọn nhỏ hơn giá trị nội tại.
Các giao dịch
Luồng tiền U
SD VNĐ
1. Mua quyền chọn mua USD với phí 40 điểm VNĐ
Phí hợp đồng = 40x 1 -40
Thực hiện quyền chọn mua USD
+ 1 -20 000 2.Bán kỳ hạn tại tỷ giá 20.100 - 1 +20 100 Lãi ròng 0 +60
Nguồn : Giao dịch quyền chọn tiền tệ - Nguyễn Văn Tiến
Do đó, một hợp đồng quyền chọn có giá trị nội tại càng lớn thì phí hợp đồng quyền chọn phải càng cao.
Giá trị ngoại lai của hợp đồng quyền chọn là giá trị còn lại của phí hợp đồng sau khi đã trừ đi giá trị nội tại.
Giá trị ngoại lai = Phí hợp đồng - Giá trị nội tại
Giá trị ngoại lai được biết đến như là giá trị thời gian của hợp đồng quyền chọn (Option Time Value) hay là giá trị biến thiên của quyền chọn (Option Volatility Value). Giả sử, phí hợp đồng là 360 VND/USD và giá trị nội tại là 100 VND/USD, ta tính được giá trị thời gian của hợp đồng quyền chọn, như sau:
Phí hợp đồng (= phí quyền chọn) Trừ đi: Giá trị nội tại
Giá trị thời gian của quyền chọn
+ 360 - 100 + 260