Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Trang 1MỤC LỤC
TRANGLỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I LÍ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
1.1.2.1 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH QUỐC GIA
1.2 BỐI CẢNH VÀ XU THẾ CẠNH TRANH CỦA HÀNG
THUỶ SẢN XUẤT KHẨU TRÊN THẾ GIỚI
1.2.3 CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN LỚN TRÊN
THẾ GIỚI VÀ XU THẾ CẠNH TRANH VỀ XUẤT KHẨU
THUỶ SẢN GIỮA CÁC NƯỚC NÀY
13
1.3 SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH MẶT HÀNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM
18
Trang 21.3.1 VỊ TRÍ NGÀNH THUỶ SẢN XUẤT KHẨU TRONG
XUẤT KHẨU NÓI CHUNG
18
1.3.1.2 CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN
CHÍNH CỦA VIỆT NAM
24
1.3.2 SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH MẶT HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT
NAM
27
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN SANG
THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
29
2.1.1 THỊ HIẾU TIÊU DÙNG VÀ TẬP QUÁN KINH
DOANH CỦA NGƯỜI MỸ
29
2.1.2 CÁC SẢN PHẨM THUỶ SẢN TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC ĐƯỢC NGƯỜI TIÊU DÙNG MỸ ƯA CHUỘNG
2.1.4 CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VÀ HỆ THỐNG LUẬT
PHÁP MỸ LIÊN HỆ TRỰC TIẾP ĐẾN NGÀNH THUỶ SẢN
45
2.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY
48
2.2.1 KẾT QUẢ XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG THỜI GIAN QUA
Trang 32.2.3.3 Thuỷ sản khác 572.2.4 Vấn đề thương hiệu, uy tín và an toàn thực phẩm của
hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ
58
2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của thuỷ sản xuất khẩu Việt
Nam sang thị trường Mỹ
61
Chương III Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy
sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ
72
3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ xuất
khẩu
82
3.2.2 Phát huy vai trò của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ
sản Việt Nam (VASEP) trong việc hỗ trợ xuất khẩu
3.3.1 Hiểu rõ các chính sách thương mại và nắm chắc hệ thống
pháp luật trong ngành thuỷ sản Mỹ
84
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Trong dự thảo Luật Thủy sản lần thứ 12 đã được Quốc hội thông quangày 11/11/2003 và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2004, Đảng và Nhà
nước ta đã xác định ngành Thuỷ sản l!ẳmột ngàkh kinh tế mũi nhọn trong
nền kinh tế quốc dân Với đường bờ biển dài hơn 3000 km, hệ thống sông
ngòi ao hồ dày đặc, hơn 4 triệu lao động nghề cá, tiềm năng phát triển ngànhthuỷ sản của Việt Nam là rất lớn Đóng góp trên 10% trong tổng kim ngạchxuất khẩu cả nước năm 2002, đưa Việt Nam đứng vào hàng thứ 11 trong sốcác nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới năm 2000, xuất khẩu thuỷ sản
đã trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong điều kiện hiện naykhi đất nước đang trên đà phát triển, mở cửa kinh tế hội nhập với khu vực vàthế giới Đây là hướng đi rất đúng đắn của Đảng và nhà nước ta vì xuất khẩuthuỷ sản phù hợp với khả năng của Việt Nam, phát huy được lợi thế so sánhkhi cạnh tranh với các nước khác
Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ,Trung Quốc và EU Lô hàng thuỷ sản Việt Nam đầu tiên cập cảng nước Mỹvào tháng 7/1994, sau 4 tháng Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam,
mở ra cho thuỷ sản Việt Nam một thị trường mới đầy hứa hẹn Từ đó đến nay,kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ không ngừng tăng lên, đặcbiệt là sau khi “Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ” được ký kết(7.2000) và chính thức có hiệu lực (10/12/2001), Việt Nam đã được hưởngQuy chế Tối huệ quốc của Mỹ Từ năm 2001, Mỹ đã trở thành bạn hàng lớnnhất của Việt Nam về xuất khẩu thuỷ sản Đây là một thị trường không chỉphong phú về nhu cầu nhập khẩu hàng thuỷ sản mà giá nhập khẩu cũng caohơn các thị trường khác, và lượng nhập khẩu cũng lớn vào hàng đầu thế giới.Hơn nữa thị trường này cũng không khắt khe như thị trường EU về các yêucầu kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm hay dư lượng kháng sinh đối vớithuỷ sản nhập khẩu
Trang 5Xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ đúng là có rất nhiều thuận lợi và thị trườngnày thật sự là một mảnh đất màu mỡ, tuy nhiên cũng chính vì thế nên nó vôcùng hấp dẫn, là mục tiêu của rất nhiều các quốc gia, không phải chỉ dànhriêng cho Việt Nam Hiệp định thương mại Việt Mỹ mở ra cho ngành thuỷsản xuất khẩu Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức trong đóthách thức lớn nhất là tính cạnh tranh quyết liệt tại thị trường này Đặc biệtkhi chúng ta mới chỉ nổi lên ở Mỹ từ 2 năm nay, chúng ta chưa có nhiều kinhnghiệm như các nước đi trước như Thái Lan, Trung Quốc là hai cường quốc
về xuất khẩu thuỷ sản và là các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất vào Mỹ.Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu là rất cầnthiết và vô cùng quan trọng, nó sẽ là vũ khí quyết định khả năng tồn tại, đứngvững của doanh nghiệp Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng doanh nghiệp
mà của cả chính phủ và tất cả những ai quan tâm đến sự phát triển ngành thuỷsản Việt Nam
“Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản
Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ?”, đây một câu hỏi lớn cho tất
cả các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Hi vọng bài khoá luận tốtnghiệp này có thể trả lời được phần nào câu hỏi đó với các nội dung sau:
Chương I Lí luận chung về năng lực canh tranh và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ, trong đó có nêu cả khái quát về tình hình xuất nhập
khẩu thuỷ sản trên thế giới và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những nămqua
Chương II Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ và đánh giá năng lực năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ, phản ánh thực trạng các mặt hàng thuỷ sản được
người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng, các nước xuất khẩu thuỷ sản chính vào Mỹvới các sản phẩm thế mạnh, kinh nghiệm của các nước, từ đó so sánh và đánhgiá năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam so với các nước đó
Trang 6Chương III Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Thạc sĩ TrầnViệt Hùng, các thầy cô giáo khoa Kinh tế ngoại thương, Trung tâm thông tin
Bộ Thuỷ sản (10 Nguyễn Công Hoan, Hà Nội), công ty TNHH Minh Phú(tỉnh Cà Mau) đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này
Hà Nội ngày 5 tháng 12 năm 2003
Sinh viên thực hiện Phan Thị Vân- Lớp Nhật 2- K38
Trang 7CHƯƠNG I LÍ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
1.1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1.1 Năng lực cạnh tranh là gì
Ngày nay chúng ta đang sống trong một môi trường siêu cạnh tranh,tức là một môi trường có mức độ cạnh tranh rất khốc liệt và liên tục gia tăng.Vậy cạnh tranh là gì và năng lực cạnh tranh là gì?
Cạnh tranh trên thị trường hàng hoá (sau đây gọi tắt là cạnh tranh) làviệc đấu tranh hoặc giành giật của một số đối thủ về khách hàng, thị trườnghoặc nguồn lực của các tổ chức
Năng lực cạnh tranh là một khái niệm phức tạp, hiện nay năng lực cạnhtranh được chia theo các cấp khác nhau, ít nhất bao gồm 3 cấp độ là:
- Năng lực cạnh tranh quốc gia xét trong quan hệ giữa các quốc
gia trên phạm vi toàn cầu
- Năng lực cạnh tranh công ty (hay doanh nghiệp) xét trong quan
hệ giữa các tập đoàn công ty, giữa các ngành hàng
phẩm cùng loại hoặc có khả năng gây tranh chấp trên thị trườngtrong và ngoài nước
Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF): “Năng lực cạnh tranh của mộtquốc gia là khả năng đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở cácchính sách, thể chế tương đối bền vững và các đặc trưng kinh tế khác” Từ đó
có thể mở rộng khái niệm năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho một ngành hàng:
“Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của một ngành hàng là khả năng một chủ thểtạo ra và duy trì lợi nhuận và thị phần tại các thị trường ngoài nước mà tại đó
có nhiều chủ thể khác cùng tham gia kinh doanh ngành hàng đó, thông quaviệc tận dụng lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất và một loạt các
Trang 8nhân tố đặc trưng khác của ngành” Việc đạt tới một sự tăng trưởng về thịphần đòi hỏi một sự phối hợp xác đáng các yếu tố vĩ mô và vi mô thông quaviệc định hướng một cách tích cực đối với sức cạnh tranh của mặt hàng Nănglực cạnh tranh của ngành hàng thuỷ sản có thể hiểu là khả năng mà ngànhthuỷ sản đạt mức tăng trưởng, tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điềukiện cạnh tranh quốc tế, thông qua một chiến lược sản xuất, chế biến và xúctiến thương mại hợp lí
1.1.2 Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh
Như đã trình bày ở trên, tuỳ theo từng cấp độ khác nhau mà người tađưa ra các khái niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh, do đó các chỉ tiêuđánh giá năng lực cạnh tranh dưới mỗi cấp độ cũng khác nhau Về năng lựccạnh tranh quốc gia, thì có 3 nhóm chỉ tiêu chính để đánh giá, đó là môitrường kinh tế vĩ mô, khoa học công nghệ và thể chế kinh tế (Trong nhữngnăm trước để đánh giá năng lực cạnh tranh của một quốc gia người ta phânthành 8 nhóm chỉ tiêu với 500 tiêu chí khác nhau 8 nhóm đó là độ mở củanền kinh tế, vai trò hoạt động của chính phủ, hoạt động tài chính, công nghệ,kết cấu hạ tầng, quản trị nguồn nhân lực, lao động, thể chế pháp luật) Vềnăng lực cạnh tranh ngành hàng, có các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh
là lợi thế so sánh, năng suất lao động, sản phẩm… Về năng lực cạnh tranh sảnphẩm, thì người ta lại chú ý đến các chỉ tiêu giá cả, chất lượng, quy mô thịtrường Cụ thể như sau:
1.1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia
a) Môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường vĩ mô là các hệ thống chính sách, quan điểm, công cụ, biện pháp và chủ trương mà Nhà nước can thiệp vào nhằm gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và kinh doanh theo chiều hướng tích cực và có lợi nhất Những chỉ tiêu này cụ thể hơn bao gồm các chính sách về thuế quan như hệ thống thuế quan, hàng rào phi thuế quan, các chính sách về xuất nhập khẩu, chính sách về tỷ giá hối đoái, mức độ can thiệp của Nhà nước, năng lực và quy mô của Chính phủ, những chính sách tài khoá, các chỉ tiêu liên quan đến tài chínhnhư khả năng thực hiện các hoạt động trung gian tài chính, rủi ro tài chính,
Trang 9đầu tư và tiết kiệm, các chỉ tiêu về kết cấu hạ tầng như giao thông liên lạc, kho tàng bến bãi, các chỉ tiêu về quản trị, lao động…
b) Khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ liên tục được nhắc đến như là chìa khoá cho sự thành công của mỗi quốc gia Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế tri thức đang dần chiếm vị trí thống lĩnh thì khoa học công nghệ đặc biệt là sự phát triển của mạng lưới thông tin Internet trở thành yếu tố quan trọng bậc nhất Đối với các quốc gia đang phát triển, thì việc đầu tư vào khoa học và công nghệ để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một bước tiến chiến lược vững chắc trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trên trường quốc tế Các chỉ tiêu về khoa học công nghệ bao gồm những chỉ tiêu về năng lực phát triển công nghệ trong nước (công nghệ thông tin và viễnthông, công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất, khai thác v.v…), khai thác công nghệ thông qua đầu tư nước ngoài, hoặc phát triển công nghệ thông qua các kênh chuyển giao công nghệ
c)Thể chế công
Thể chế công được đánh giá bằng các chỉ tiêu chi tiết hơn như hệ thốngpháp luật, tình hình chống tham nhũng và chống tội phạm có tổ chức, các thểchế pháp lý, các luật và các văn bản pháp quy khác
1.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh ngành hàng
a) Lợi thế so sánh
Lợi thế so sánh là một yếu tố rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đếnnăng lực cạnh tranh của một quốc gia, một doanh nghiệp cũng như một ngànhhàng Đó là tập hợp tất cả các yếu tố tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm baogồm nguồn nhân lực, vật lực và điêù kiện tự nhiên Ngoài ra còn có thể kểđến các yếu tố khác là nhân tố đầu vào và các chi phí nội bộ ngành cũng như
hệ số chi phí nguyên vật liệu
b) Năng suất lao động
Một sản phẩm được tạo ra với năng suất lao động cao sẽ có năng lựccạnh tranh cao hơn so với sản phẩm khác cùng loại nhưng được tạo ra vớinăng suất lao động thấp hơn Điêù này được giải thích với cùng một chi phínhư nhau, năng suất lao động cao hơn sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm hơn màchất lượng vẫn như thế, như thế sẽ tạo ra được những sản phẩm có giá thành
Trang 10thấp hơn và hiển nhiên là được người tiêu dùng lựa chọn Năng suất lao độngbao hàm các khái niệm giá trị sản phẩm và hiệu quả mà nó mang lại.
c) Sản phẩm
Trước hết phải kể đến chất lượng của sản phẩm Đối với tất cả các sảnphẩm nói chung và hàng thuỷ sản nói riêng, đây được coi là yếu tố then chốtquyết định đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm Nhất là trong điêù kiệnquốc tế hiện nay, khi mà mức sống ngày càng được nâng cao, thì yếu tố chấtlượng trở thành yếu tố hàng đầu chứ không phải là yếu tố số lượng Hơn nữa,yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng tăng và đa dạng, các quốc giacũng sử dụng các hàng rào phi thuế quan ngày một nhiều hơn với yếu tố chấtlượng sản phẩm như một công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước Chất lượngcủa sản phẩm là kết quả tổng hoà của các khâu khác nhau trong quá trình sảnxuất Đối với mặt hàng thuỷ sản, việc nâng cao chất lượng được thực hiện bởiviệc áp dụng nhất loạt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định
về kiểm dịch và đặc biệt là hệ thống HAACP
Tiếp theo là tính đa dạng hoá của mặt hàng Việc đa dạng hoá mặt hàngluôn là một động thái chiến lược nhằm nâng cao tối đa tính thích nghi củangành hàng đối với sự thay đổi và đặc điểm khác nhau của các thị trường mụctiêu Nhờ đó, nó còn giúp cho việc mở rộng thị trường, thâm nhập các thịtrường mới và bao được nhiều các phân đoạn thị trường khác nhau
1.1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm
a) Giá cả
Các nhà sản xuất luôn hiểu rằng, sản phẩm làm ra có mức giá phải chăng, rẻ hơn đối thủ cạnh tranh trong khi chất lượng như nhau thì sẽ có năng lực cạnh Giá cả luôn là yếu tố quyết định cuối cùng xét trong tầm vĩ mô Muốn giảm giá bán thì doanh nghiệp phải tăng năng suất, giảm các chi phí phụ có trong giá thành sản phẩm Điều này lại liên quan đến năng lực quản lí của doanh nghiệp, trình độ kĩ thuật công nghệ, nguồn nhân lực v.v… Một ví
dụ dễ thấy về mặt hàng Cá tra và cá basa của Việt Nam có giá cả phù hợp, chất lượng tốt đã thể hiện rõ thế mạnh của mình trên thị trường Mỹ trong vài năm trở lại đây
b) Chất lượng
Trang 11Đời sống nâng cao, người tiêu dùng cũng đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao hơn Chất lượng sản phẩm phân đoạn thị trường Đặc biệt với những nước phát triển như Mỹ, các nước EU, Nhật Bản, thu nhập trung bình của người dân rất cao thì yếu tố chất lượng, và lại là chất lượng hàng thuỷ sản(thực phẩm), được đặt lên hàng đầu trước khi bàn đến vấn đề giá Nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là phương châm của các nhà sản xuất biết nhìn xa trông rộng
c) Quy mô thị trường
Quy mô thị trường cũng là một yếu tố quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của một sản phẩm Một sản phẩm có quy mô thị trường lớn ắt có năng lực cạnh tranh cao Càng mở rộng thị phần, sản phẩm càng có chỗ đứng vững vàng hơn, càng thể hiện được vị trí của sản phẩm trên thị trường
Như vậy, có rất nhiều các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh, sựphân chia các yếu tố riêng lẻ tác động đến năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh ngành hàng hay năng lực cạnh tranh sản phẩm cũng chỉ có ý nghĩa tương đối bởi vì tổng hoà các yếu tố đó sẽ tác động đến năng lực cạnh tranh nói chung với các mức độ khác nhau và trên các phương diện khác nhau Phần tiếp theo của chương, tôi xin trình bày về bối cảnh và xu thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu trên thế giới để có thể có một cái nhìn sắc nét hơn về khái niệm năng lực cạnh tranh nói chung và cái nhìn tổng thể về năng lực cạnh tranh về mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu trên thế giới nói riêng
1.2 BỐI CẢNH VÀ XU THẾ CẠNH TRANH CỦA HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1 Tình hình thị trường thuỷ sản trên thế giới
Hình1.1: Sản lượng thủy sản thế giới (Triệu tấn)
Trang 12Nu«i trång TS Tæng s¶n l îng TS thÕ giíi Khai th¸c TS
Hình 1.2: Giá trị thương mại thuỷ sản thế giới (tỷ USD)
55.2 82.5
XuÊt khÈu TS Tæng gi¸ trÞ th ¬ng m¹i TS NhËp khÈu TS
Nguồn: Tạp chí TT khoa học và công nghệ thuỷ sản số 6/2003
Hiện nay các sản phẩm thuỷ sản được tiêu thụ một cách rộng rãi trênthế giới Hơn 1/3 sản lượng thuỷ sản (cả khai thác và nuôi trồng) được tiêuthụ trên thị trường quốc tế Các nước đang phát triển hiện là những nước cungcấp chính, chiếm khoảng 50% trong tổng khối lượng xuất khẩu trên thị trườngthế giới Việc buôn bán các sản phẩm thuỷ sản là nguồn thu ngoại tệ quantrọng đối với các nước đang phát triển Nguồn thu ngoại tệ thực từ các sảnphẩm thuỷ sản (không kể chi phí và thuế) của những nước này tăng từ 4 tỷUSD năm 1981 lên 17,7 tỷ USD năm 2001, cao hơn so với lượng xuất khẩuthực từ các sản phẩm nông nghiệp khác như gạo, cacao, thuốc lá và chè
Trung Quốc và Thái Lan là hai nước xuất khẩu chính trên thế giới vớigiá trị xuất khẩu của mỗi nước là 4 tỷ USD Năm 2001, tổng lượng nhập khẩu
Trang 13các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới giảm nhẹ về mặt giá trị xuống còn 59.300triệu USD trong đó lượng nhập khẩu của các nước phát triển chiếm hơn 80%với Nhật Bản và Mỹ là 2 nước nhập khẩu chính Về mặt giá trị tôm là mặthàng quan trọng nhất, chiếm khoảng 19% trong thương mại quốc tế.
Về tiêu thụ thuỷ sản, so với thuỷ sản đã chế biến, thuỷ sản tươi vẫnđược ưa chuộng trên thị trường Khối lượng tiêu thụ sản phẩm tươi tăng từ24,9 triệu tấn năm 1998 lên 57 triệu tấn năm 2001 Thuỷ sản đã chế biến(đông lạnh, khô và đóng hộp) tăng từ 46 triệu tấn (tương đương trọng lượngsống) năm 1998 lên hơn 50 triệu tấn vào năm 2001 Tăng trưởng chủ yếu làmặt hàng thuỷ sản đông lạnh tăng từ 24 triệu tấn năm 1998 lên 27 triệu tấnnăm 2001 Tuy nhiên điều đáng chú ý là sản lượng thuỷ sản đông lạnh khôngtăng trong 3 năm qua Sản phẩm thuỷ sản đóng hộp tăng nhẹ từ 12 triệu tấnđến 13 triệu tấn Khối lượng sản phẩm khô (bao gồm các phương pháp chếbiến truyền thống như hun khói, muối, sấy khô…) giảm trong nhiều năm.Việc phát triển khoa học và công nghệ cùng với những giây chuyền làm lạnhtiên tiến và sử dụng lò vi sóng làm ra các sản phẩm thuận tiện, ăn liền và cácsản phẩm giá trị gia tăng khác đang ngày càng gia tăng
Trong tổng số sản lượng thuỷ sản, chỉ 25% được bán ra dưới dạng tươisống trong khi 75% là dùng để chế biến Trong tổng số 75
% lượng thuỷ sản chế biến này, 40% được chế biến thành bột cá và dầu cá,60% được chế biến thành thực phẩm cho người Trong những năm qua, sảnlượng bột cá rất ổn định (chiếm 30% trong tổng sản lượng) Sản lượng khaithác dùng để chế biến bột cá cao nhất chiếm tới 38% vào năm 1970 nhưng lạigiảm xuống nhanh chóng còn 27% vào năm 1973 do hiện tượng El Ninô ởngoài khơi vùng biển Nam Mỹ và từ đó đến nay vẫn chưa được khôi phục
Về xuất khẩu thuỷ sản, trong những năm gần đây, xuất khẩu cá và cácsản phẩm thuỷ sản trên thế giới (bao gồm bột cá và dầu cá) tăng lên đáng kểvới giá trị tăng từ 7 tỷ USD năm 1976 lên tới 56 ty USD năm 2001 Các nướcđang phát triển đóng vai trò quan trọng trong buôn bán thương mại và lượng
Trang 14xuất khẩu chiếm gần 50% trong tổng lượng xuất khẩu trên thế giới Năm 2000
và 2001, lượng xuất khẩu của những nước này cao hơn ít so với các nước pháttriển và xu hướng sẽ tiếp tục còn tăng cao hơn, đặc biệt là trong tình hìnhnguồn lợi khó khăn của các nhà xuất khẩu thuỷ sản chính ở các nước pháttriển
Về nhập khẩu thuỷ sản, tổng nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản thế giớigiảm nhẹ trong năm 2001 về giá trị đạt 59.300 triệu USD Các nước phát triểnchiếm hơn 80% tổng nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản Nhật Bản vẫn là nướcnhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới chiếm 22% tổng nhập khẩu thuỷ sản củathế giới, mặc dù đã giảm thị phần từ mức 30% trước đây của nước này Nhậpkhẩu các sản phẩm thuỷ sản của Nhật Bản đã giảm do tình trạnh nền kinh tếsuy yếu kéo dài
EU tăng hơn nữa nhập khẩu thuỷ sản vì nguồn cung cấp thuỷ sản của
họ phụ thuộc vào nhập khẩu Nhập khẩu của EU chiếm 35% giá trị nhập khẩucủa thế giới Mỹ vừa là nước xuất khẩu lớn thư 4 thế giới vừa là nước nhậpkhẩu thuỷ sản lớn thứ 2 trong năm 2001, với giá trị đạt 10.200 triệu USD,chiếm 17%
Về các mặt hàng thuỷ sản chính, tôm là mặt hàng quan trọng nhất, chiếm 19%giá trị thương mại thuỷ sản thế giới Tôm đã giữ ổn định tỷ trọng này trongsuốt 20 năm qua mặc dù đã có những bước thăng trầm đáng kể về nguồn cungcấp thuỷ sản trên thị trường thế giới Cá đáy cũng là mặt hàng quan trọng thứhai, chiếm tỷ trọng 11% trị giá thương mại thuỷ sản thế giới Cá ngừ là mặthàng quan trọng thứ ba, chiếm tỷ trọng 9% Ngoài ra còn có cá hồi là mặthàng quan trọng, đã tăng xuất khẩu trong mấy năm qua, đạt 7% năm 1999 và9% năm 2000 vì ngành công nghiệp nuôi cá ngừ tăng trưởng mạnh ở Nauy vàChilê
1.2.2 Các thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn
Như đã trình bày ở trên, Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường nhập khẩuthuỷ sản lớn nhất thế giới Chỉ tính riêng 2 nước này, giá trị thuỷ sản nhập
Trang 15khẩu đã chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản của thế giới.Trước khi tìm hiểu một số thị trường cụ thể như thị trường Mỹ và thị trườngNhật Bản, chúng ta cùng tìm hiểu những nét khái quát về tình hình nhập khẩuthuỷ sản của toàn thế giới.
Bảng 1.1: Giá trị nhập khẩu thuỷ sản thế gi i th i kì 1991- 2000ới thời kì 1991- 2000 ời kì 1991- 2000
Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ thuỷ sản số 8/2003
Theo công bố của FAO, giá trị nhập khẩu thuỷ sản năm 2000 đạt 60 tỷUSD, tăng 4,1% so với mức năm 1999, 4,9% so với mức năm 1996 và 37,6%
so với mức năm 1991 Diễn biến giá trị nhập khẩu thuỷ sản thế giới thời kỳ1991- 2000 như ở bảng 2
Cuộc khủng hoảng tài chính ở khi vực Đông Á và Đông Nam Á năm
1997 ảnh hưởng rất lớn tới nhập khẩu thuỷ sản thế giới Tuy nhiên, tới năm
1999 gía trị đã vượt mức cao của năm 1996 và tiếp tục tăng trưởng với mứctrên 4%/năm Diễn biến giá trị nhập khẩu thuỷ sản thế giới thập kỉ 1991- 2000vừa qua cho thấy nó luôn luôn biến động, tăng giảm đan xen rất khó có thể dựbáo chính xác được
1.2.2.1 Thị trường Mỹ
Mỹ là một nước nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ hai trên thế giới sau NhậtBản với trị giá nhập khẩu trên 8 tỷ USD/năm Năm 2000, Mỹ nhập khẩu thuỷsản từ 130 nước trên thế giới với khối lượng 1,6 triệu tấn, giá trị đạt khoảng
Trang 1610 tỷ USD Năm 2002 Mỹ nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn thuỷ sản với giá trịcũng đạt tương đương 10 tỷ USD Người tiêu dùng Mỹ sử dụng xấp xỉ 8%tống sản lượng thuỷ sản của thế giới, trong đó hơn một nửa từ nhập khẩu Mỹ
có khoảng 1300 nhà máy chế biến thuỷ sản với trang bị hiện đại, đóng gópkhoảng 25 tỷ USD vào tổng thu nhập quốc dân Có thể khẳng định Mỹ là thịtrường tiềm năng rất lớn đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Các mặt hàng thuỷ sản được dân chúng Mỹ ưa chuộng là tôm, cá nướcngọt, phi lê tươi và đông lạnh như cá basa, cá tra, tôm hùm sống, tươi và ướplạnh, cá ngừ nguyên con ướp đông lạnh, cá ngừ đóng hộp, cá hồi nguyên contươi và ướp lạnh Cụ thể các mặt hàng này được tiêu dùng như thế nào ở thịtrường Mỹ sẽ được trình bày cụ thể ở chương II phần I (Bức tranh chung vềthị trường thuỷ sản Mỹ)
Các quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ là TháiLan, ấn Độ, Ecuađo, Trung Quốc v.v… Khi xuất khẩu thuỷ sản sang thịtrường Mỹ, Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh rất gay gắt với hàng thuỷ sảncủa các nước này chẳng những về chất lượng, giá cả mà còn về phương thứcthanh toán Chẳng hạn, hàng thuỷ sản Việt Nam thường xuất khẩu theo điềukiện FOB, thời hạn thanh toán trả tiền ngay, trong khi đối thủ cạnh tranh của
ta chào giá CFR thời hạn trả tiền 30 – 60 ngày kể từ khi cấp vận đơn Bêncạnh đó hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ còn vấp phải sự cạnhtranh của chính hàng thuỷ sản trong nước Mỹ vì sản lượng thuỷ sản người Mỹ
tự cung cấp rất lớn gần một nửa nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản trong nước
Giá trị nhậpkhẩu (triệu
% tăng, giảm
so với năm
Trang 17Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ thuỷ sản số 8/2003
Hàng năm, Nhật Bản khai thác được 7 triệu tấn thuỷ sản các loại vàhơn 1 triệu tấn là thu được từ nuôi trồng, nhưng Nhật Bản vẫn phải nhập khẩu
từ 3,5 đến 4 triệu tấn thuỷ sản để đáp ứng nhu cầu rất cao trong nước Mứctiêu thụ trung bình về thuỷ sản là 65,2kg/người.năm, với dân số 126 triệungười, hàng năm Nhật Bản tiêu thụ 8,2 triệu tấn thuỷ sản Đây là một con sốkhổng lồ Trong vài thập kỷ qua Nhật Bản luôn là thị trường nhập khẩu thuỷsản số 1 của thế giới và cũng là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất của cácnước khu vực Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng
Trước cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, nhập khẩu thuỷ sản củaNhật Bản tăng trưởng rất nhanh và đạt con số kỷ lục là 18,3 tỷ USD năm
1995, chiếm 32,6 tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản của thế giới 3 năm sau cuộckhủng hoảng, nhập khẩu thuỷ sản giảm sút rất lớn và xuống mức thấp nhất là13,3 tỷ USD năm 1998 (bằng mức năm 1992) Tuy nhiên, những năm gầnđây, kinh tế Nhật Bản dần khôi phục, mức sống của người Nhật được hồiphục, sức mua các sản phẩm thuỷ sản lại tăng lên Năm 1999 nhập khẩu tăng14,7% so với mức năm 1998 và năm 2000 tăng 2% so với mức năm 1999
Các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu chính của Nhật Bản là tôm, cá thu, cángừ, cá hồi, cua, cá chình, cá tuyết, nhuyễn thể chân đầu, tôm đóng hộp, bạchtuộc, ngọc trai… trong đó tôm là mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn nhất vàgiữ vị trí số 1 thế giới cho đến năm 1998, từ năm 1999 đến nay nhập khẩu
Trang 18tôm của Nhật đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ Năm 2002, Việt Namvượt qua Ấn Độ trở thành nước đứng vị trí thứ 2 về giá trị tôm xuất khẩu sangthị trường Nhật Bản.
Hình 1.3: Thị trường cung cấp thủy sản chính cho Nhật Bản thời kỳ 1991- 2000 (triệu USD)
Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ thuỷ sản số 8/2003
Nhật Bản nhập khẩu thuỷ sản từ hàng trăm nước trên thế giới Tuynhiên chỉ có 10 nước cung cấp chính các sản phẩm thủy sản cho thị trườngNhật Bản đó là Trung Quốc, Mỹ, Nga, Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Chi
Lê, Đài Loan, ấn Độ, Na Uy (hình 1.3)
Hiện nay, người tiêu dùng Nhật Bản chuyển dần sang tiêu thụ các sảnphẩm thuỷ sản bình dân thay cho các sản phẩm thuỷ sản cao cấp Các nướcdẫn đầu về xuất khẩu thuỷ sản vào Nhật Bản hiện nay là Trung Quốc, Mỹ,Nga, Hàn Quốc đều lấy cá là sản phẩm xuất khẩu chính theo xu hướng tiêu
dùng hiện nay của người Nhật
1.2.3 Các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới và xu thế cạnh tranh về xuất khẩu thuỷ sản giữa các nước này
Trang 19Có rất nhiều nước xuất khẩu thuỷ sản nhưng gần 95% giá trị thuộc về
50 nước, 21 nước có giá trị xuất khẩu thuỷ sản năm 2000 từ 1 tỷ USD trở lên,
6 nước dẫn đầu có giá trị xuất khẩu từ 2 tỷ USD trở lên 4 nước Thái Lan,Trung Quốc, Nauy và Mỹ có giá trị xuất khẩu từ 3 tỷ USD trở lên
Bảng 1.3: Giá trị và khối lượng thuỷ sản xuất khẩu trên thế giới thời kì 1991- 2000
Năm Giá trị xuất khẩu
thuỷ sản (tỷ
USD)
% tăng, giảm
so với năm kếtrước
Khối lượng xuấtkhẩu thuỷ sản(triệu T)
Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ thuỷ sản số 3/2002
Sau đây, xin nêu những nét chính về xuất khẩu thuỷ sản của một sốnước dẫn đầu
1.2.3.1 Thái Lan
Năm 1993 Thái Lan vượt qua Mỹ trở thành nước xuất khẩu thuỷ sản số
1 thế giới và giữ vững vị trí này tới ngày nay Diễn biến giá trị xuất khẩu thuỷsản của Thái Lan thời kì 1991- 2000 như sau:
Bảng 1.4: Giá tr thu s n xu t kh u Thái Lan 1991-2000ị thuỷ sản xuất khẩu Thái Lan 1991-2000 ỷ sản xuất khẩu Thái Lan 1991-2000 ản xuất khẩu Thái Lan 1991-2000 ất khẩu Thái Lan 1991-2000 ẩu Thái Lan 1991-2000
Trang 201997 4.329 +5,6
Nguồn: Tạp chớ khoa học và cụng nghệ thuỷ sản số 3/2002
Năm 1995 giỏ trị xuất khẩu tăng tới 53,4% so với năm 1991 Cuộckhủng hoảng tài chớnh năm 1997 tuy hậu quả rất nặng nề cho nền kinh tế ThỏiLan, nhưng xuất khẩu thuỷ sản vẫn mạnh và sau 2- 3 năm giỏ trị lại trở lại gầnbằng mức kỉ lục năm 1995
Năm 2000, giỏ trị xuất khẩu thuỷ sản của Thỏi Lan đạt 4,36 tỷ USD,chiếm tỷ trọng gần 8% tổng giỏ trị xuất khẩu thuỷ sản thế giới Thỏi Lan cúcỏc mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản chủ lực là tụm đụng, hộp tụm, hộp cỏ ngừ,mực đụng, hộp cỏ cỏc loại với tỷ trọng như sau:
Hỡnh 1.4: Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của Thỏi Lan năm 2000
Tôm đông , 35.3, 42%
Hộp tôm, 23.7, 28%
Hộp cá ngừ, 14, 17%
Mực đông, 6.4, 8%
Hộp cá các loại, 4.6, 5%
Nguồn: Tạp chớ khoa học và cụng nghệ thuỷ sản số 3/2002
Xột riờng 3 mặt hàng tụm sỳ đụng, hộp tụm và hộp cỏ ngừ đó chiếm73% tổng giỏ trị xuất khẩu của Thỏi Lan 3 mặt hàng này đó chiếm lĩnh thịtrường Mỹ Sau thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU và cỏc nước Đụng Á là cỏc thịtrường chớnh tiờu thụ sản phẩm thuỷ sản của Thỏi Lan
Trang 21Tuy dẫn đầu thế giới suốt thập kỷ qua về xuất khẩu thuỷ sản, nhưng từnăm 1996 trở lại đây, xuất khẩu của Thái Lan đã chững lại Trong khi đó,Trung Quốc đang tăng tốc về xuất khẩu thuỷ sản Họ chỉ còn kém Thái Lanhơn 600 triệu USD Với tốc độ tăng trưởng là 24% (1999- 2000) thì chỉ sauvài năm, việc Trung Quốc đuổi kịp và vượt Thái Lan là không còn nghi ngờ.
Năm 2000, Trung Quốc đã có bứt phá ngoạn mục, vượt qua Nauy vươnlên vị trí số 2 và đang đe doạ vị trí số 1 của Thái Lan Sau thời kỳ 1999- 2000,giá trị xuất khẩu thuỷ sản tăng lên 200% là mức tăng kỉ lục và từ vị trí thứ 10,Trung Quốc vươn lên đứng hàng thứ nhì trên thế giới
Diễn biến của giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Trung Quốc như sau:
B ng 1.5: Giá tr thu s n xu t kh u c a Trung Qu c th i k 1991-ản xuất khẩu Thái Lan 1991-2000 ị thuỷ sản xuất khẩu Thái Lan 1991-2000 ỷ sản xuất khẩu Thái Lan 1991-2000 ản xuất khẩu Thái Lan 1991-2000 ất khẩu Thái Lan 1991-2000 ẩu Thái Lan 1991-2000 ủa Trung Quốc thời kỳ 1991- ốc thời kỳ 1991- ời kì 2000 ỳ 2000
Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ thuỷ sản số 3/2002
Khác hẳn với Thái Lan dựa chủ yếu vào tôm sú nuôi, Trung Quốc dựahẳn vào các sản phẩm cá gồm cá đông, cá tươi, cá sống và cá hộp Cơ cấu cácnhóm hàng xuất khẩu chính như sau:
Trang 22H×nh 1.5 C¬ cÊu hµng thuû s¶n xuÊt khÈu Trung Quèc 2000
Gi¸p x¸c, nhuyÔn thÓ Gi¸p x¸c hép, nhuyÔn thÓ hép
C¸c s¶n phÈm kh¸c
Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ thuỷ sản số 3/2002
Các mặt hàng xuất khẩu chính là cá biển tươi và cá đông nguyên liệu,
cá philê đông và tươi, cá hộp, tôm đông, cá chình, cua, cá sống Mặc dù cósản lượng tôm rất lớn (1 triệu tấn tôm khai thác và khoảng 4000 tấn tôm nuôi,năm 2000), nhưng Trung Quốc xuất khẩu rất ít tôm vá với giá rất rẻ, còn lại
để phục vụ nhu cầu tiêu dùng khổng lồ trong nước
Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông, EU Gầnđây, EU cấm vận nhiều sản phẩm thuỷ sản của Trung Quốc Trung Quốc đáplại bằng cách cấm vận một số sản phẩm thịt của một số nước EU
Trung Quốc có tiềm năng rất lớn về thuỷ sản, tổng sản lượng thuỷ sản năm
2000 vượt 40 triệu tấn Họ có đủ các loại sản phẩm từ cao cấp tới bình dân>Gần đây, công nghiệp cá philê và hộp cá đã có bước tiến vượt bậc Họ khôngchỉ có tiềm năng rất lớn về nguồn nguyên liệu mà còn nhập khẩu nhiều thuỷsản nguyên liêụ của các nước làng giềng để tái chế xuất khẩu Việc TrungQuốc trở thành nước xuất khẩu thuỷ sản số 1 thế giới chắc sẽ không còn xa
Họ luôn là đối thủ cạnh tranh rất đáng ghờm của các nước xuất khẩu thuỷ sản
ở khu vực và trên thế giới Việc tôm chân trắng nuôi của Trung Quốc đang
lấn lướt sản phẩm cùng loại của Cuađo tại thị trường Mỹ là bằng chứng
*Sau Thái Lan và Trung Quốc là hai nước dẫn đầu, Nauy nhiều nămliền đứng ở vị trí xuất khẩu thuỷ sản số 2 thế giới, mới chịu tụt xuống vị trí số
Trang 233 Năm 1999 giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt cao nhất 3,76 tỷ USD, mức độtăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 1991- 1999 là 63,5%, là mức tăngcao nhất khu vực Tây Âu Xuất khẩu thuỷ sản Nauy cũng dựa hẳn vào các sản
phẩm cá, đặc biệt là cá hồi nuôi nhân tạo.
*Mỹ: Thời kì 1989- 1992, Mỹ là nước xuất khẩu thuỷ sản số 1 thế giới.Đến nay Mỹ đã tụt xuống hàng thứ 4 và hết hi vọng quay lại thời hoàng kimxưa Xuất khẩu thuỷ sản của Mỹ giảm liên tục từ 3,58 tỷ USD năm 1992xuống còn 2,4 tỷ USD năm 1998 (giảm 33%) Từ năm 1998 đến năm 2000,giá trị xuất khẩu tăng dần và đạt 3 tỷ USD năm 2000 (số 4 thế giới) Nguyênnhân chính là hàng xuất khẩu của Mỹ có giá trị không cao, ít hàng cao cấp,
chủ yếu là cá biển khai thác (cá tuyết, cá hồi, cá trích), hàng cao cấp chỉ có
tôm hùm, cá biển, surimi cá tuyết Thị trường tiêu thụ thuỷ sản của Mỹ cũnghẹp (chủ yếu là Nhật Bản, Canađa) Xu hướng của Mỹ là xuất khẩu tiếp tụcduy trì hoặc giảm nhẹ, nhập khẩu tăng lên dẫn đến thâm hụt thương mại quốc
tế về thuỷ sản của Mỹ ngày một tăng (hiện nay là 7 tỷ USD)
1.3 SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
Vị trí ngành thuỷ sản xuất khẩu trong xuất khẩu nói chung
Hiện nay, ngành thuỷ sản xuất khẩu đã trở thành ngành xuất khẩu chủ lựccủa Việt Nam Năm 2002, ngành đã đóng góp hơn 2tỷ USD tổng kim ngạchxuất khẩu, chiếm gần 14% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng13,8% so với năm 2001 Giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động
B ng 1.6: T l óng góp v o t ng kim ng ch xu t kh u c n ảng 1.6: Tỷ lệ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ỷ lệ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ệ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ạch xuất khẩu cả nước ất khẩu cả nước ẩu cả nước ảng 1.6: Tỷ lệ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ước c
v v o t ng thu nh p qu c dân c a t ng kim ng ch xu t kh u thu ào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ập quốc dân của tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ ốc dân của tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ ủa tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ ổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ạch xuất khẩu cả nước ất khẩu cả nước ẩu cả nước ỷ lệ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước
s n Vi t Nam ảng 1.6: Tỷ lệ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ệ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước
Tổng giá trị xuất khẩu cả
nước (triệu USD)
Trang 24Sản lượng xuất khẩu thuỷ
Trang 25Nguồn: www.oil survey.com, tạp chí khcn thuỷ sản
Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam là Mỹ, NhậtBản, Trung Quốc, Hồng Kông và EU
Trang 26Xuất khẩu thuỷ sản có vị trí rất quan trọng trong đời sống kinh tế củangười dân Việt Nam Vì Việt Nam vẫn là một đất nước nông nghiệp đangtrong quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước, khoảng 70% dân sốlàm nông nghiệp Hơn nữa, Việt Nam có tiềm năng khai thác và nuôi trồngthuỷ sản rất lớn, phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản để xuất khẩu sẽgiải quyết được công ăn việc làm cho rất nhiều người dân đặc biệt là cư dânven biển vốn rất đông do đặc thù nông thôn Thuỷ sản cung cấp trên 40% chấtđạm có nguồn gốc động vật cho nhân dân và là ngành kinh tế quan trọng gópphần làm cho nông – ngư dân vùng nông thôn ven biển sử dụng có hiệu quảmặt đất và các vùng đất chua mặn hoang hoá, góp phần đảm bảo an ninh vàchủ quyền quốc gia vùng biển Việt Nam có 3260 km bờ biển, 12 đầm phá vàcác eo vịnh, 112 cửa sông, lạch, trên 4000 đảo lớn nhỏ, nhiều đảo lớn như Cô
Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Bà vừa là những nơi có tiềm năng du lịch vừa là tuyếncăn cứ cung cấp các dịch vụ hậu cần, trung chuyển sản phẩm cho đội tàu khaithác hải sản Trong vùng biển có nhiều vịnh, vụng, đầm phá, cửa sông Trongnội địa, hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt và các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện,
đã tạo cho nước ta có tiềm năng lớn về mặt nước với khoảng 1 700 000 hamặt nước Bên cạnh đó, Việt Nam còn có nguồn lợi giống loài thuỷ sản rấtphong phú và đa dạng: trên 2000 loài cá biển, 186 loài cá nước lợ, khoảng
544 loài cá nước ngọt Trong đó khoảng 130 loài cá biển có giá trị kinh tế.Trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn trong đó sản lượng chophép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn tấn cá đáy, 700 nghìntấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương Bên cạnh đó, có 1600 loàigiáp xác, sản lượng khai thác cho phép là 60 nghìn tấn/năm, các sản phẩm cógiá trị kinh tế cao như tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ v.v… Một
số loài nước ngọt có giá trị kinh tế như: cá song, cá hồng, cá tráp, cá vược, cámăng, cá cam, cá bống, cá bớp, cá đối, cá dìa Trong đó đã đưa vào nuôi cávược, cá giò, cá măng, cá cam… Về tôm nước ngọt, có 16 loài chủ yếu có giátrị kinh tế được đưa vào nuôi: tôm sú (P.monodon), tôm lớt (P.merguiensis),
Trang 27tôm he Ấn Độ (P.indicus), tôm rảo (Metapenaeus ensis), tôm nương(P.orientalis), tôm hùm bông (Panulirus ornatus) , tôm càng xanh(Macrobrachium rosenbergii)…
Khí hậu thời tiết Việt Nam chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới giómùa, các điều kiện tự nhiên đa dạng tạo điều kiện phát triển nuôi trồng nhiềuloại thuỷ sản Vùng biển nhiệt đới cũng làm cho nguồn lợi thuỷ sản nước ta
có thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợicao Chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi căn bản điều kiện hải dương học, làmcho sự phân bố cá cũng thay đổi rõ ràng, sống phân tán với quy mô đàn nhỏchiếm 82% số đàn cá, đàn vừa chiếm 15% và đàn lớn + đàn rất lớn chỉ chiếm0,8% trong tổng số đàn cá Số đàn cá mang đặc điểm sinh thái gần bờ chiếm68%, các đàn mang tính đại dương chỉ chiếm 32%
Hiện nay, hàn thuỷ s¯ xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được ưa thuỷ s¯ xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được ưachuộng ở nhiều nước và khu vực, xuất khẩu sang trên 50 nước và vùng lãnhthổ trên thế giới Tốc độ tăng kim ngạch thủy sản xuất khẩu sang các thịtrường lớn như Mỹ, EU trung bình trong 5 năm trở lại đây tương đương 25%.Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, tôm vẫn là mặt hàng chủ lực chiếm khoảng50% trong tổng kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu, tiếp đó là các mặt hàng mực
và bạch tuộc đông lạnh, cá đông lạnh, mực khô, cá ngừ
Như vậy, xuất khẩu thuỷ sản có vai trò rất quan trọng trong đời sốngkinh tế của người dân Việt Nam Phát triển xuất khẩu thuỷ sản đã, đang và sẽvẫn là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là tất yếu khách quantrong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay
1.3.1.1 Tổ chức xuất khẩu thuỷ sản
Như đã trình bày ở trên, phát triển xuất khẩu thuỷ sản có vai trò rấtquan trọng và là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế củaViệt Nam Để có một cái nhìn đầy đủ hơn, chúng ta cùng xem lại nhữngchặng đường đã qua của ngành thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam
Trang 28Từ năm 1980 trở về trước, ngành thuỷ sản Việt Nam về cơ bản vẫn làmột ngành kinh tế tự cấp, tự túc, thiên về khai thác những tiềm năng có sẵncủa thiên nhiên theo kiểu “hái lượm” Cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trungkéo dài, tiêu thụ theo cách giao nộp sản phẩm đã khiến chúng ta quen đánhgiá thành tích theo tấn, tạ, bất kể giá trị, triệt tiêu tính hàng hoá của sản phẩm.Điều đó dẫn tới sự suy kiệt của các động lực thúc đẩy sản xuất, đưa ngành tới
bờ vực suy thoái vào cuối những năm 70
Trang 29Năm 1957, nhà máy cá hộp Hạ Long, cơ sở đầu tiên của công nghiệpchế biến thuỷ sản Việt Nam, được thành lập Tháng 4 năm 1960, Bộ NôngLâm được sắp xếp lại, chia thành 4 tổ chức mới là Bộ Nông nghiệp, Bộ Nôngtrường quốc doanh, Tổng cục Lâm nghiệp và Tổng cục Thuỷ sản Ngày 5/10năm 1961, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ban hành Nghị định
150 CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Thuỷsản Đây là thời điểm ra đời của ngành thuỷ sản như một chính thể ngành kinhtế- kỹ thuật của đất nước, phát triển một cách toàn diện về khai thác, nuôitrồng, hậu cần dịch vụ, chế biến, nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tácquốc tế để phát triển Trong thời kì này, chỉ có các công ty nhà nước đượcphép và chiếm độc quyền về việc xuất khẩu thuỷ sản Không một tư nhân nào,một địa phương nào có quyền xuất khẩu trực tiếp bất cứ mặt hàng thuỷ sảnnào Với cơ chế bao cấp, sản xuất kinh doanh sa sút, xuất khẩu giảm từ 21triệu USD (1976) xuống chỉ còn 11,2 triệu USD (1980) Từ năm 1960- 1975,duy nhất phòng Hải súc sản, gọi tắt là AGREXPORT (*) thuộc bộ Ngoạithương được quyền xuất khẩu thuỷ sản Hiện nay Phòng Hải súc sản đã tách
ra và đổi tên là Công ty xuất nhập khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến ĐàNẵng (Agrexport Danang), là đơn vị thành viên của Tổng công ty Rau quả-Nông sản, công ty không chỉ xuất khẩu hải sản mà còn xuất khẩu các mặthàng nông, lâm sản, thực phẩm Từ năm 1976- 1980, thay thế cho Công tyAgrexport, quyền xuất khẩu thuỷ sản thuộc về một bộ phận trong Công tyXuất nhập khẩu hải súc sản MERANIMEX(*) vẫn trực thuộc Bộ Ngoạithương Năm 1976, tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chỉ đạt 21,3 triệuUSD, tổng kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu năm 1980 còn thấp hơn, đạt 11,2triệu USD (bảng 11)
Trang 30Thời kỳ thứ 2, từ năm 1980 đến năm 1990 là thời kỳ tích luỹ và xâydựng của ngành thuỷ sản, được mở đầu bằng chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu
và thử nghiệm cơ chế “Tự cân đối, tự trang trải” mà thực chất là chú trọngnâng cao giá trị của sản phẩm làm ra nhằm tạo nguồn đầu tư để tái sản xuất
mở rộng đã tạo nguồn động lực mới cho sự phát triển Ngành Thuỷ sản có thểcoi là ngành tiên phong trong quá trình đổi mới, chuyển hướng sang nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Tổng sản lượngthuỷ sản xuất khẩu đã vượt qua ngưỡng 1 triệu tấn vào năm 1990 Xuất khẩutăng trưởng, nhưng thị trường hạn chế, trên 80% giá trị hàng thuỷ sản xuấtkhẩu sang Nhật Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao
B ng 1 7: Kim ng ch xu t kh u thu s n c a Vi t Nam t ảng 1.6: Tỷ lệ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ạch xuất khẩu cả nước ất khẩu cả nước ẩu cả nước ỷ lệ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ảng 1.6: Tỷ lệ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ủa tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ ệ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ừ
Trang 31Nguồn: Tạp chí TT khoa học và công nghệ thủy sản
Trong thời kỳ này, công ty độc quyền trong xuất khẩu thuỷ sản là Tổngcông ty thuỷ sản Việt Nam SEAPRODEX(*) đã được thành lập (ngày26/06/1978), phát huy cơ chế tự cân đối, tự trang trải Thời kì này có hơn 100nhà máy đông lạnh thuỷ sản, năng lực cấp đông 100.000 tấn/năm Từ năm
1989, sau khi kết thúc thời kỳ độc quyền trong ngoại thương, thì việc độcquyền xuất khẩu thuỷ sản cũng chấm dứt Doanh nghiệp địa phương đượcquyền xuất khẩu thuỷ sản trực tiếp, xuất hiện nhiều doanh nghiệp đánh bắt,nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, tích luỹ dần kinh nghiêm, ngànhthuỷ sản trở nên mạnh và hiệu quả hơn SEAPRODEX không còn độc quyềnnữa nhưng vẫn là công ty xuất khẩu thuỷ sản lớn mạnh nhất với tổng giá trịxuất khẩu thuỷ sản năm 2000 là 174 triệu USD, tốc độ tăng giá trị xuất khẩubình quân hàng năm là từ 8- 10% Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là tôm,
cá, mực Thị trường xuất khẩu lớn nhất của SEAPRODEX là Mỹ, sau đó đếnNhật và thứ 3 là Trung Quốc
B ng 1.8: K t qu th c hi n k ho ch h ng n m c a ng nh ảng 1.6: Tỷ lệ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ết quả thực hiện kế hoạch hàng năm của ngành ảng 1.6: Tỷ lệ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ực hiện kế hoạch hàng năm của ngành ệ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ết quả thực hiện kế hoạch hàng năm của ngành ạch xuất khẩu cả nước ào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ăm 1976-2002 ủa tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ ào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước thu s n VN ỷ lệ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ảng 1.6: Tỷ lệ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước
Sản lượng nuôi thuỷ sản (nghìn tấn)
Giá trị xuất khẩu (triệu USD)
Tổng số tàu thuyền (nghìn chiếc)
Diện tích mặt nước NTTS (nghìn ha)
Số lao động nghề cá (nghìn người)
Trang 32Nguồn:Báo cáo tổng kết hàng năm của bộ Thuỷ sản
Thời kỳ thứ 3 từ năm 1990- nay là thời kỳ đổi mới và phát triển Kimngạch xuất khẩu thuỷ sản đã vượt mức 500 triệu USD năm 1995 và năm 2002kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã vượt mức 2 tỷ USD So với năm 1990, đếnnăm 2002, tổng sản lượng thuỷ sản tăng gấp 2,4 lần, còn giá trị kim ngạchxuất khẩu tăng gấp gần 10 lần Ngành thuỷ sản Việt Nam có trên 200 nhà máychế biến thuỷ sản với năng lực cấp đông trên 200.000 tấn/năm Các doanhnghiệp thuỷ sản liên tục đầu tư nâng cấp điều kiện đảm bảo vệ sinh an toànthực phẩm, đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lí chất lượng theoGMP, SSOP, HACCP Bắt đầu quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước,
đa dạng hoá thị trường, xuất khẩu sang trên 50 nước trên thế giới, đa dạng hoásản phẩm, thay đổi cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu với tỉ trọng xuất khẩuvào thị trường Mỹ không ngừng tăng lên
Dưới đây xin dẫn ra 10 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu thuỷ sảnlớn nhất trong những năm gần đây và một số thông tin có thể có ích cho các
cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp… trong việc tìm kiếm bạn hàng (phụ lục1)
1.3.1.2 Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam
Hiện nay, các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam là Mỹ,Nhật Bản, EU, Trung Quốc+Hồng Kông, ASEAN Trong đó, đứng đầu là
Mỹ, thứ 2 là Nhật Bản và thứ 3 là Trung Quốc về giá trị thuỷ sản nhập khẩu
từ Việt Nam (xem hình 1.6)
Trang 33Mỹ là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam hiện nay Kimngạch thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ gia tăng không ngừng, nếu như năm 1998,
tỷ trọng hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 9,8% trong tổng giá trịxuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thì năm 2002, con số đó là 32,4%, đẩy NhậtBản xuống vị trí thứ hai về giá trị thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam Thịtrường Mỹ là một thị trường tiêu thụ thuỷ sản khổng lồ với nhu cầu nhập khẩu
10 USD thuỷ sản hàng năm, thị trường này luôn sôi động và đặc biệt hấp dẫn,với sức mua lớn và giá cả tương đối tốt Hàng thuỷ sản cao cấp đắt tiền nhậpkhẩu vào đây rất dễ bán, đặc biệt phải kể đến tôm, Mỹ là thị trường nhập khẩutôm lớn nhất thế giới, vượt xa thị trường Nhật Bản kể từ năm 1997, hơn nữagiá tôm ở thị trường này lại cao và nhu cầu nhập khẩu luôn luôn tăng ViệtNam xuất khẩu vào Mỹ khoảng trên 30 loại thuỷ sản với khoảng 100 dạng sảnphẩm chế biến khác nhau như tươi sống, sấy khô, ướp lạnh, ướp muối, hunkhói, đóng hộp, ăn liền… Trong số các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹthì tôm và cá là những nhóm mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất, các mặt hàngnhư tôm hay cá tra, cá basa của Việt Nam được người tiêu dùng Mỹ rất ưachuộng Đây là những thế mạnh của thuỷ sản Việt Nam ở thị trường Mỹ Tuynhiên, Việt Nam chưa phải là bạn hàng truyền thống của Mỹ, thị phần của
thuỷ sản Việt Nam tại thị trường này chỉ chiếm 4,9% (thông tin chuyên đề
thuỷ sản số 3/2002) Hiệp đinh thương mại Việt Mỹ kí kết ngày 13/7/2000 với
các ưu đãi tối huệ quốc đã mở ra cho các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nammột thị trường hết sức hấp dẫn và đầy tiềm năng, mở ra nhiều cơ hội lớn chothuỷ sản Việt Nam trong tương lai
Nhật Bản vốn là bạn hàng xuất khẩu thuỷ sản truyền thống của Việt Nam, trong những năm 1990- 1995, thị trường này chiếm tới tương đương 70% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam Hiện nay, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ nhì của Việt Nam do một số nguyên nhân như đồng Yên Nhật biến động theo chiều hướng không có lợi, rồi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á 1997… dẫn đến việc người dân Nhật tiêu dùng
Trang 34hàng có giá trị thấp hơn so với trước đây Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn là một trong những nước nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất trên thế giới Cũng giống như
ở thị trường Mỹ, thị phần của thuỷ sản Việt Nam tại đây cũng rất nhỏ bé, chỉ chiếm 3,06% và đứng thứ 13 trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản năm 2001 Vì thế việc tăng thị phần cho thuỷ sản Việt Nam tại đây được coi là nhiệm vụ quan trọng của các nhà chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của nước ta
Hình 1.6: Kim ngạch và cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 1998- 2002
Mü NhËt Trung Quèc & Hång K«ng
Nguồn: Trung tâm thông tin KHKT và Kinh tế thuỷ sản- Bộ thuỷ sản
Trung Quốc và Hồng Kông là hai thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam về các mặt hàng thuỷ sản Trong 3 năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu vào hai thị trường này không ngừng gia tăng đặc biệt là vào Hồng Kông, năm
2002, giá trị xuất khẩu thuỷ sản vào Hồng Kông của Việt Nam đã bằng 3/4 giá trị thuỷ sản xuất sang Trung Quốc Đây là hai thị trường đầy tiềm năng với mức tiêu thụ của hơn 1 tỷ dân Trung Quốc và một thị trường có tốc độ phát triển và tiêu thụ mạnh như Hồng Kông Trung Quốc không phải là thị trường khó tính, vấn đề ở chỗ hàng thuỷ sản Việt Nam rất dễ bị ép giá vì phải cạnh tranh với hàng giá rẻ ở Trung Quốc Để tăng thị phần của thuỷ sản Việt Nam tại Trung Quốc, các doanh nghiệp của chúng ta cần đa dạng hoá các mặthàng như sản phẩm khô, sản phẩm muối và mở rộng thị trường sang các tỉnh
Trang 35phía tây của Trung Quốc như Vân Nam, Quý Châu…
Thị trường EU nhiều năm trước đây giữ vị trí số hai trong các nước nhậpkhẩu thuỷ sản của Việt Nam Năm 1998, xuất khẩu sang EU đạt 23 nghìn tấn,trị giá 93,4 triệu USD chiếm 11,4% trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản Tuynhiên đến năm 1999, trị giá xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này chỉ đạt90,0 triệu USD chiếm 9,6% trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản, rớt xuốnghàng thứ ba Từ năm này trở đi giá trị xuất khẩu sang EU liên tục giảm, khốilượng xuất khẩu hầu như không tăng Nguyên nhân chính là do thị trường nàyngày càng trở nên ưa chuộng các sản phẩm có giá trị cao và đặt ra rất nhiềucác tiêu chuẩn khắt khe về vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn của thực phẩm.Tuy nhiên tháng 9/2002, EU đã bãi bỏ quyết định kiểm tra dư lượng khángsinh và Chloramphenicol đối với 100% lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam, làmtăng uy tín của hàng Việt Nam tại thị trường này Các mặt hàng xuất khẩuchính vào EU là cá đông lạnh, tôm đông lạnh, mực và bạch tuộc đông lạnh.Ngoài ra còn có mực khô, cá ngừ và một số mặt hàng khác Như vậy, tuykhông tăng về tỷ trọng nhưng thị trường EU là thị trường truyền thống củaViệt Nam với nhu cầu ổn định nên chúng ta cần quan tâm giữ vững vị thế ởthị trường này
1.3.2 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam
Trước hết, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành là một tất yếutrong xu thế phát triển hiện nay của thương mại thế giới Môi trường kinh tế
xã hội biến đổi mạnh mẽ cùng với sự phát triển vũ bão của khoa học côngnghệ đã làm biến đổi sâu sắc diện mạo của nền kinh tế thế giới Khu vực hoá
và toàn cầu hoá nền kinh tế là những xu hướng chính trong thế giới hiện đại.Như vậy, hơn bao giờ hết, tính cạnh tranh của nền kinh tế là một vấn đề sốngcòn Mội trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các công ty, các doanhnghiệp không ngừng củng cố nội lực của chính mình nếu không muốn bị rơi
Trang 36ra khỏi quỹ đạo phát triển của thời đại Ngành thuỷ sản Việt Nam với thếmạnh sẵn có của mình cũng đã ý thức được tính bức thiết của vấn đề sức cạnhtranh và cũng đã dần dần hoà nhập vào dòng chảy chung của khu vực cũngnhư của toàn thế giới Trong đó, mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu rõ ràng là có vịtrí ngày càng xứng đáng trong việc góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăngcủa thế giới.
Xuất phát từ tính khác quan của việc nâng cao năng lực cạnh tranh cácmặt hàng xuất khẩu nói chung và mặt hàng thuỷ sản nói riêng, chúng ta nhậnthấy rằng những thành quả đạt được trong việc xuất khẩu thuỷ sản là chưatương xứng với tiềm năng dồi dào của ngành và chưa phát huy triệt để cácnguồn lực trong nước Một trong những lý do của sự không tương xứng này
là tính cạnh tranh của ngành hàng Chỉ so sánh riêng trong khu vực ASEAN,
cụ thể là với Singapore, mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam có sựcách biệt rõ rệt về phẩm chất dẫn đến sự thua sút về giá trị xuất khẩu Do đó,công nghệ chế biến cực kỳ hiện đại, Singapre chỉ làm công việc nhập khẩuthực phẩm thuỷ sản nguyên liệu hay sơ chế rồi tiến hành chế biến và đóng gói
để tái xuất ra nước ngoài Vì vậy, giá thành sản phẩm cùng loại của họ luôncao hơn và được ưa chuộng hơn so với các mặt hàng thông thường Đối vớinền kinh tế Việt Nam, đây là một nhược điểm cố hữu (cũng như giá trị xuấtkhẩu của mặt hàng gạo của nước ta thấp hơn nhiều so với sản phẩm của TháiLan)
Ngoài ra, một số khâu quan trọng khác của quá trình xuất khẩu thuỷsản ở nước ta cũng còn nhiều điều đáng bàn Cụ thể là bên cạnh việc nâng caochất lượng mặt hàng, tiến độ làm hàng, thời gian giao hàng và thủ tục thanhtoán quốc tế trong hoạt động ngoại thương của nước ta còn chưa bắt kịp mặtbằng chung của khu vực và thế giới Do đó, việc nâng cao năng lực cạnhtranh không chỉ ở khía cạnh chất lượng, giá cả mà còn phải quan tâm tới cácyếu tố mang tính chuyên nghiệp và chuyên môn hoá khác trong hoạt độngkinh tế đối ngoại
Trang 37Nói tóm lại, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thuỷ sảnxuất khẩu của Việt Nam là một việc làm thiết yếu nhằm đáp ứng sự thay đổicủa môi trường kinh tế thế giới và quan trọng hơn là để vươn lên vị trí xứngđáng, góp phần gia tăng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, cải thiện và đẩynhanh quá trình Công nghiệp hoá nông – lâm - ngư nghiệp của nước ta.
Trang 38CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
2.1BỨC TRANH CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN MỸ
2.1.1 Thị hiếu tiêu dùng và tập quán kinh doanh của người Mỹ
2.1.1.1 Thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ
Dân tộc Mỹ là một dân tộc chuộng mua sắm và tiêu dùng Họ có tâm lí
là càng mua sắm và tiêu xài nhiều thì càng kích thích sản xuất và dịch vụ tăngtrưởng, do đó nền kinh tế sẽ phát triển Ngày nay tâm lí này không chỉ ảnhhưởng đến riêng nền kinh tế Mỹ mà còn có tác động sâu rộng đến các nhàxuất khẩu trên toàn thế giới
Hàng hoá dù chất lượng cao hay vừa, đều có thể bán được trên thịtrường Hoa Kỳ vì các tầng lớp dân cư ở nước này đều tiêu thụ nhiều hànghoá Riêng đối với các nước đang phát triển và Việt Nam, khi xuất hàng vàoHoa Kỳ, cần phải lấy giá cả làm yếu tố quan trọng, mẫu mã có thể không quácầu kỳ, nhưng rất cần sự đa dạng, sự đặc thù, hợp thị hiếu và tiện dụng
Những đặc điểm riêng về địa lí và lịch sử đã hình thành nên một thịtrường người tiêu dùng khổng lồ và đa dạng nhất thế giới Tài nguyên phongphú, không bị ảnh hưởng nặng nề của hai cuộc chiến tranh thế giới cộng vớichiến lược phát triển kinh tế lâu dài đã tạo cho Hoa Kỳ một sức mạnh kinh tếkhổng lồ và thu nhập cao cho người dân Với thu nhập đó, mua sắm đã trởthành nét không thể thiểu trong văn hoá hiện đại của nước này Mua sắm tại
cửa hàng (shopping) là nơi họ đến mua hàng, dạo chơi, gặp nhau, trò chuyện
và mở rộng giao tiếp xã hội Qua thời gian, người tiêu dùng Hoa Kỳ có mộtniềm tin gần như tuyệt đối vào hệ thống các cửa hàng đại lí bán lẻ tại Hoa Kỳ,nơi họ có sự bảo đảm về chất lượng, bảo hành và các điều kiện vệ sinh antoàn khác Điều này cũng làm họ có ấn tượng rất mạnh khi tiếp xúc lần đầutiên với các mặt hàng mới Nếu ấn tượng này là xấu, hàng hoá đó sẽ khó có
Trang 39cơ hội quay lại Được sự đảm bảo của các nhà phân phối có tiếng, chắc chắnhàng hoá sẽ được chấp nhận Vì vậy sự xâm nhập của các nhà xuất khẩu đơn
lẻ thường không mấy khi đe doạ được sự hiện diện thương mại của nhữngngười đến trước Con đường mà các doanh nghiệp Nhật Bản đã đi thường tốn
từ 10- 20 năm để có lòng tin giờ đây phần nào không còn tỏ ra thích hợp tạithị trường Hoa Kỳ
Đối với những đồ dùng cá nhân như sản phẩm quần áo, may mặc vàgiầy dép, nói chung người Mỹ thích sự giản tiện, nhưng hiện đại, hợp mốt.Hơn nữa, đồ dùng cá nhân là đồ hiệu thì càng được ưa thích và được muanhiều Mặt khác, khi mua đồ dùng cá nhân, nhiều người thường coi trọng yếu
tố khác biệt, độc đáo Mọi người có thể mặc đồ gì họ thích Ở những thànhphố lớn, nam giới thường mặc comple, nữ giới mặc váy hoặc juyp khi đi làmtrong khi đó ở nông thôn thì thường ăn mặc khá xuyềnh xoàng, quần Jean vàquần vải thô rất phổ biến Tuy vậy, hầu hết người Mỹ, kể cả người lớn tuổi,ngoài giờ làm việc thường ăn mặc thoải mái theo ý họ Những đồ dùng cánhân thường phải là hàng hoá theo mùa và theo sự hợp mốt
Ở Hoa Kỳ, không có các lệ ước và tiêu chuẩn thẩm mỹ xã hội mạnh vàbắt buộc như ở các nước khác Các nhóm người khác nhau vẫn sống theo vănhoá, tôn giáo của mình và dần dần theo thời gian, hoà trộn, ảnh hưởng lẫnnhau Chính điều này tạo sự khác biệt trong thói quen tiêu dùng của người
Mỹ, so với thói quen tiêu dùng ở các nước Châu Âu Cũng tôn trọng chấtlượng, nhưng sự thay đổi luôn là yếu tố chính, làm thay đổi thị hiếu tiêu dùngcủa người Hoa Kỳ Cùng một đồ vật nhưng thời gian sử dụng của họ có thểchỉ bằng một nửa thời gian sử dụng của người tiêu dùng ở các nước pháttriển khác Vởi sự thay đổi luôn như vậy, giá cả trở nên có vai trò rất quantrọng Điều này giải thích tại sao hàng hoá tiêu dùng từ một số nước đangphát triển có chất lượng kém hơn nhưng vẫn có chỗ đứng ở Hoa Kỳ vì gía bán
thực sự cạnh tranh (trong khi điều này khó xảy ra tại Châu Âu).
Trang 40Nói tóm lại, chất lượng, sự tiện lợi, nét độc đáo phân phối và giá cả làyếu tố ưu tiên trong thứ tự cân nhắc quyết định mua hàng của người dân HoaKỳ.
Các phân tích cụ thể trên cho thấy thị hiếu người tiêu dùng Hoa Kỳ rất
đa dạng do nhiều nền văn hoá khác nhau đang cùng tồn tại Ví dụ kích cỡgiường ngủ thì người gốc Châu Á khác với người gốc Châu Âu Người gốcChâu á ăn uống nhiều gia vị hơn, màu sắc các đồ dùng cũng thiên về nền vànhã hơn v.v… Sở thích về màu sắc khác nhau từ miền Bắc xuống miền Nam.Người miền Bắc chuộng màu ấm cúng như đỏ, nâu v.v… trong khi ngườimiền Nam thích các gam màu mát như xanh dương, trắng, nâu nhạt v.v…
Địa lí rộng lớn, phong cảnh đa dạng đã tạo ra cho người dân Mỹ mộtthói quen ham du lịch, ưa khám phá trong và ngoài nước Tất cả các đồ đạc,hàng hoá tiêu dùng liên quan đến các chuyến du lịch bằng xe hơi đều có mộtthị trường hết sức rộng lớn Các đồ dùng như may mặc và giầy dép, mũ liênquan đến thể thao bán rất chạy với đủ các dải thị trường từ hàng rất đắt hayhàng rẻ cho dân nghèo thành thị Xác định rõ phân đoạn thị trường mình sẽthâm nhập và lợi dụng cộng đồng dân tộc di cư từ nước xuất khẩu là một chìakhoá để đi đến thành công Nếu không, tốt nhất nhà xuất khẩu nên tham giavào một hệ thống phân phối sẵn có tại Mỹ và chấp nhận theo các tiêu chuẩn
kỹ thuật cũng như thương mại mang tính toàn cầu mà họ đề ra Để làm được
cả hai điều trên, nhà xuất khẩu trước hết phải nắm được một điểm hết sức cơbản là hệ thống chính sách luật lệ và thủ tục của Chính quyền liên bang, liênquan đến tiếp cận thị trường Sau đó, khi đi vào những thương vụ cụ thể, tưvấn luật và tư vấn thăm dò thị trường sẽ mang đến yếu tố quyết định cho sựthành công của doanh nghiệp
2.1.1.2 Tập quán kinh doanh của người Mỹ
Người Mỹ nói chung được nhìn nhận là mạnh mẽ, cởi mở, thẳng thắn,luôn tự tin, đề cao cá nhân, khá nồng nhiệt và dễ dàng tạo lập quan hệ bạn bè.Trong đàm phán kinh doanh, theo kinh nghiệm truyền thống, sau vài câu xã