MỤC LỤC
Nguồn thu ngoại tệ thực từ các sản phẩm thuỷ sản (không kể chi phí và thuế) của những nước này tăng từ 4 tỷ USD năm 1981 lên 17,7 tỷ USD năm 2001, cao hơn so với lượng xuất khẩu thực từ các sản phẩm nông nghiệp khác như gạo, cacao, thuốc lá và chè. Năm 2000 và 2001, lượng xuất khẩu của những nước này cao hơn ít so với các nước phát triển và xu hướng sẽ tiếp tục còn tăng cao hơn, đặc biệt là trong tình hình nguồn lợi khó khăn của các nhà xuất khẩu thuỷ sản chính ở các nước phát triển.
Các quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ là Thái Lan, ấn Độ, Ecuađo, Trung Quốc v.v… Khi xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ, Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh rất gay gắt với hàng thuỷ sản của các nước này chẳng những về chất lượng, giá cả mà còn về phương thức thanh toán. Các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu chính của Nhật Bản là tôm, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cua, cá chình, cá tuyết, nhuyễn thể chân đầu, tôm đóng hộp, bạch tuộc, ngọc trai… trong đó tôm là mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn nhất và giữ vị trí số 1 thế giới cho đến năm 1998, từ năm 1999 đến nay nhập khẩu.
Mặc dù có sản lượng tôm rất lớn (1 triệu tấn tôm khai thác và khoảng 4000 tấn tôm nuôi, năm 2000), nhưng Trung Quốc xuất khẩu rất ít tôm vá với giá rất rẻ, còn lại để phục vụ nhu cầu tiêu dùng khổng lồ trong nước. Nguyên nhân chính là hàng xuất khẩu của Mỹ có giá trị không cao, ít hàng cao cấp, chủ yếu là cá biển khai thác (cá tuyết, cá hồi, cá trích), hàng cao cấp chỉ có tôm hùm, cá biển, surimi cá tuyết.
Ngành thuỷ sản Việt Nam với thế mạnh sẵn có của mình cũng đã ý thức được tính bức thiết của vấn đề sức cạnh tranh và cũng đã dần dần hoà nhập vào dòng chảy chung của khu vực cũng như của toàn thế giới. Xuất phát từ tính khác quan của việc nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu nói chung và mặt hàng thuỷ sản nói riêng, chúng ta nhận thấy rằng những thành quả đạt được trong việc xuất khẩu thuỷ sản là chưa tương xứng với tiềm năng dồi dào của ngành và chưa phát huy triệt để các nguồn lực trong nước. Cụ thể là bên cạnh việc nâng cao chất lượng mặt hàng, tiến độ làm hàng, thời gian giao hàng và thủ tục thanh toán quốc tế trong hoạt động ngoại thương của nước ta còn chưa bắt kịp mặt bằng chung của khu vực và thế giới.
Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ ở khía cạnh chất lượng, giá cả mà còn phải quan tâm tới các yếu tố mang tính chuyên nghiệp và chuyên môn hoá khác trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Nói tóm lại, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam là một việc làm thiết yếu nhằm đáp ứng sự thay đổi của môi trường kinh tế thế giới và quan trọng hơn là để vươn lên vị trí xứng.
- Tăng cường nghiên cứu nguồn lợi để có thể đi đến quy định cụ thể, hợp lí việc phân bổ và khai thác các nguồn lợi xa bờ thuộc quyền phán xét quốc gia cho các địa phương và các ngư trường khơi trên cơ sở quy định hạn mức cường lực khai thác, chủng loại tàu thuyền, nghề nghiệp khai thác cho mỗi địa phương. - Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và năng lực nghiên cứu, triển khai của trung tâm công nghệ sinh học và công nghệ chế biến thuộc viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II thuộc Bộ thuỷ sản đầu tư khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm và tư vấn cho các doanh nghiệp. - Giáo vụ khoa học công nghệ chủ trì cùng với NAFIQACEN (trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản) tổ chức thực hiện áp dụng chế độ kiểm tra giảm đối với các lô hàng thuỷ sản xuất khẩu của các doanh nghiệp đã được chấp nhận đạt các tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ 1/7/2000 theo tinh thần Quy chế kiểm tra và chứng nhận Nhà nước về chất lượng hàng hoá thuỷ sản ban hành tại Quyết đinh số 08/2000/QĐ_BTS ngày 7/1/2000 của bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, đồng thời gấp rút sửa chữa, bổ sung quy chế này phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp.
- Vụ khoa học công nghệ chủ trì cùng các Vụ, Cục, NAFIQACEN sửa đổi nội dụng quy chế kiểm tra và chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành kèm quyết định số 01/2000/QĐ-BTS ngày 3/1/2000 của bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, có kết hợp đánh giá áp dụng hệ thống HACCP (Hazand Analysis Critical Control Point) để. - Đẩy mạnh nâng cấp cơ sở sản xuất và đổi mới công nghệ ở những khâu cần thiết, tránh lãng phí việc cải tạo nhà xưởng thiết bị là rất tốn kém và mất nhiều thời gian, do đó cần cân nhắc việc nâng cấp chỉ ở những công đoạn quyết định đến chất lượng, vấn đề không phải bỏ vốn lớn cho máy móc mà là vận dụng công nghệ một cách có lợi nhất và thích hợp với tình hình từng công ty.
- Tài trợ tín dụng xuất khẩu để hỗ trợ các doanh nghiệp hiện đại hoá và mở rộng cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như tăng cường nghiên cứu công nghệ bao gồm khoa học công nghệ cứng và công nghệ mềm, khoa học kinh tế quản lý. - Về chi phí cho hoạt động xúc tiến Việt Nam cần học tập mô hình hiệu quả của các tổ chức như JETRO của Nhật, KOTRA của Hàn Quốc hay THAITRADE của Thái Lan hoặc như ở Đài Loan các nhà xuất khẩu nộp 4,25% doanh thu để Chính phủ chi cho hoạt động xúc tiến. - Thay đổi mức khấu trừ VAT đối với thu mua hàng thuỷ sản theo hướng nếu mua có bảng kê thì khấu trừ 2% và nếu có hoá đơn thì khấu trừ 3%, áp dụng cho cả doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.
- Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần có giải pháp cụ thể thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của thủ tướng Chính phủ thông qua thực hiện sản xuất theo hợp đồng, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân. - Tăng cường khả năng hợp tác giữa các doanh nghiệp xuất khẩu để giải quyết tốt khâu tiêu thụ; tăng cường mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với việt kiều mỹ; tăng cường sử dụng internet trong công tác tiếp thị.
Vì Mỹ là quốc gia rất hay kiện tụng, hệ thống luật pháp phức tạp và người Mỹ khi kinh doanh rất gắn với luật pháp nên khi xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ, các doanh nghiệp cần có luật sư tư vấn hoặc ít nhất là có các chuyên giỏi có thể giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến luật pháp. Nắm rừ cỏc chớnh sỏch thương mại Mỹ đang ỏp dụng với Việt Nam nhất là trong tình hình hiện nay khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã có hiệu lực để kịp thời thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ lệ hàng chế biến cao cấp có giá trị cao (hiện nay chủ yếu Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ dưới dạng thô). Mới đây, ngày 3/12/2003, đoàn đại biểu của Việt Nam do Phó Thủ tướng Vũ Khoan dẫn đầu đã có cuộc hội đàm tiếp xúc với nhiều nhà lãnh đạo Chính phủ và nghị sĩ Mỹ, trong đó có Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell, Đại diện Thương mại Robert Zoellick, Bộ trưởng Nông nghiệp Veneman và Quyền Bộ trưởng Thương mại Botman.
Các vị lãnh đạo chính phủ và các nghị sĩ Mỹ khẳng định sẵn sàng mở rộng các lĩnh vực hợp tác về kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, đồng thời ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Khi đã đủ mạnh, đủ hiểu thị trường và đủ lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm, doanh nghiệp cần tiếp tục các bước tiến khác để khẳng định vị thế của mình, vai trò độc lập của mình trên cơ sở, tinh thần hợp tác với các nhà nhập khẩu trong nước.