Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại CP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới –WTO đã đánh dấu một quá trình hội nhập đầy đủ của nước ta vào kinh tế thế giới,điều đó đã đem lại nhiều cơ hội và và cũng đặt ra nhiều thách thức Muốn thànhcông chúng ta phải thấy được hết thách thức, tận dụng cơ hội để đẩy lùi thách thức.Suy cho cùng cơ hội và thách thức chính là động lực để phát triển nền kinh tế.
Việt Nam hiện nay có 156 tổ chức tín dụng, trong đó có 6 ngân hàng thươngmại cổ phần quốc doanh và 34 ngân hàng thương mại cổ phần Sự cạnh tranh ngàycàng trở nên mạnh mẽ và quyết liệt hơn khi có sự xuất hiện của các Ngân hàngthương mại nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO Đứng trước thực trạngđó, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần phải cải tổ cơ cấu một cách mạnh mẽ để trởthành hệ thống ngân hàng đa dạng về hình thức, có khả năng cạnh tranh cao, hoạtđộng an toàn và hiệu quả, huy động tốt các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầutư đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước VPBank cũng không phải là một ngoại lệ,Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Ngân hàng VPBank đã chú trọng nghiên cứuviệc phát triển Ngân hàng và mang lại những thành công nhất định cho VPBank.Tuy nhiên, so với các đối thủ lớn trên thị trường thì VPBank vẫn còn nhiều hạn chếvà điều này đã làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Vì vậy, sauthời gian thực tập và tìm hiểu tại Ngân hàng VPBank em đã quyết định lựa chọn đề
tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương
mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank” làm
luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn Ngân hàng sẽ phát triển bền vữngtrong xu thế hội nhập.
Trang 2Bài luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng VPBank.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng VPBank.Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank.
Đây là một đề tài khó và em còn thiếu kiến thức thực tế nên bài luận văn củaem vẫn còn những thiếu sót, em mong các thầy, cô thông cảm và giúp đỡ !
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ Phòng phục vụ khách hàngdoanh nghiệp trong Ngân hàng và đặc biệt là thầy giáo PGS Trần Ngọc Chương đãtận tình giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.
Trang 3CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG VPBANKI.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng VPBank.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ViệtNam VPBank được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gianhoạt động 99 năm Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theogiấy phép thành lập số 153/QĐ-UB ngày 04 tháng 9 năm 1993.
- Tên ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài
quốc doanh Việt Nam ( tên viết tắt tiếng Việt : Ngân hàng Ngoài quốc doanh ).- Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Join – Stock Commercial Bank for Private
Enterprises (viết tắt “VPBank”)
- Trụ sở: 8 Lê Thái Tổ - Hoàn Kiếm – Hà Nội
Khi mới thành lập, VPBank có số vốn điều lệ ban đầu là 20,01 tỷ đồng với16 cổ đông sáng lập là cá nhân, pháp nhân Việt Nam Sau đó, VPBank tiếp tục tăngvốn điều lệ lên 70 tỷ đồng theo Quyết định số 193/QĐ-NH5 ngày 12/9/1994 và tiếptục tăng lên 174,9 tỷ đồng theo quyết định số 53/QĐ-NH5 vào ngày 18/3/1996 củaNgân hàng Nhà nước Tính đến tháng 6/2006, VPBank đã được Ngân hàng Nhànước cho phép nâng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng và tính đến thời điểm ngày31/12/2007 số vốn điều lệ của VPBank đã đạt 2000 tỷ đồng
Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của VPBank là những năm 1995 – 1996.Nhưng ngay trong thời gian đó đã tiềm ẩn những nguy cơ to lớn mà những ngườilãnh đạo thời kỳ đó chưa thể nắm bắt hết được Năm 1996, VPBank đạt được mứclãi trước thuế kỷ lục lên gần đến 76 tỷ đồng, song chỉ là con số trên sổ sách, còntiền thật thì đã cho vay mà khó có khả năng thu hồi Tới cuối năm 1996, đầu 1997VPBank thực sự đứng trên bờ vực phá sản: Nợ quá hạn quá cao lên tới 71% so với
Trang 4tổng dư nợ, nợ L/C trả chậm lên tới trên 40 triệu USD, năng lực tài chính củaVPBank không đủ để thực hiện nghĩa vụ thanh toán, thanh khoản hàng ngày Trongthời gian này VPBank đã bị đặt trong tình trạng giám sát đặc biệt của Ngân hàngNhà nước.
Ngày 11/12/2000, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng đã ký Quyết địnhsố 196/QĐ – HĐQT thành lập “Ban đề án Triển khai cải tổ VPBank” Thêm vào đóHội đồng quản trị đã tiến hành một loạt những cải cách về mô hình tổ chức vàotháng 06/2001, tháng 05/2002, cùng với những đợt cải cách mạnh mẽ những thángđầu năm 2003 nhằm kiện toàn bộ máy tổ chức cho phù hợp hơn với chiến lược hoạtđộng vủa Ngân hàng Đồng thời Ngân hàng đã tạo dựng một cơ chế hoạt độngthuận lợi hơn cho các phòng, ban nghiệp vụ với mục tiêu luôn hướng tới kháchhàng, và nhiệm vụ thu hồi nợ là ưu tiên số một Trong năm 2003, VPBank đã thuhồi được 75 tỷ đồng nợ quá hạn, đồng thời xử lý bằng Quỹ dự phòng rủi ro được 67tỷ đồng Tỷ lệ quá hạn đã giảm từ 31% năm 2002 xuống còn 13% năm 2003 Năm2004, đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của VPBank Ngânhàng vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng đều đặn, vốn điều lệ được tăng lên 210 tỷđồng, đặc biệt là tỷ lệ nợ quá hạn của VPBank đã giảm từ 13,2% vào cuối năm2003 xuống còn 0,5% vào cuối năm 2004 Nhờ có kết quả này, đến tháng 11/2004VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước chính thức ký quyết định chấm dứt tìnhtrạng kiểm soát đặc biệt, mở đầu một giai đoạn mới của VPBank.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý tới việcmở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn Trong 2năm đầu hoạt động, mạng lưới hoạt động của VPBank mới chỉ có 3 chi nhánh và 6phòng giao dịch,qua các năm qui mô mạng lưới của VPBank tăng lên đáng kể, tínhđến đến cuối năm 2007 hệ thống VPBank đã có 2 công ty trực thuộc và 128 điểmgiao dịch Ngân hàng (bao gồm Hội sở, 34 Chi nhánh và 93 phòng giao dịch).
Trang 5II.CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank:
Nhìn vào sơ đồ 1 ta thấy cơ cấu tổ chức của Ngân hàng được tổ chức theo
mô hình trực tuyến - chức năng Cơ quan quyền lực cao nhất của VPBank là Đạihội cổ đông Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị để đại diện, chỉ đạo việcđiều hành hoạt động của ngân hàng và bầu ra Ban kiểm soát để giám sát mọi hoạtđộng của ngân hàng HĐQT bầu ra Tổng giám đốc – là người trực tiếp điều hànhmọi hoạt động của ngân hàng Giúp việc cho Tổng giám đốc hiện tại có 2 Phó Tổnggiám đốc Một Phó Tổng giám đốc phụ trách công tác ngân quỹ kho quỹ, công táctổng hợp và quản lý các chi nhánh, một Phó Tổng giám đốc chuyên trách công tácphục vụ khách hàng, thẩm định TSCĐ, thanh toán quốc tế và khách hàng, kế toán.
2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban.
Phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ: Trực thuộc ban điều hành, có chức năng
kiểm tra, giám sát các hoạt động thường ngày và toàn diện trong tất cả các giaiđoạn trước, trong và sau quá trình thực hiện mỗi nhiệm vụ của Ngân hàng
Phòng Kế toán: Chỉ đạo công tác thống kê, thực hiện các công tác kế toán và tài
chính, sử dụng tốt tài sản, tiền vốn Phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng nhằm cung cấp cho Ban giám đốc và các phòng nghiệp vụnhững thông tin cần thiết, kịp thời.
Phòng Ngân quỹ: là nơi quản lý các khoản thu, chi của Ngân hàng
Phòng Thu hồi nợ: Theo dõi và đôn đốc công tác thu hồi các khoản nợ lớn, nợ
khó đòi, tài sản thế chấp của KH để đưa ra những quyết định kịp thời và chính xác
Phòng Tổng hợp và Quản lý chi nhánh: Thực hiện công tác theo dõi và đánh
giá tình trạng kinh doanh của các chi nhánh, qua đó có những thông tin cụ thể về
tình hình hoạt động của mỗi chi nhánh
Văn phòng: Thực hiện các công việc văn thư, lưu trữ, tiếp đón khách, sắp xếp
lịch làm việc …
Trang 6III.Kết quả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng1 Hoạt động huy động vốn:
(Nguồn: báo cáo thường niên 06,07)
Trong năm 2007, thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt, nhiềungân hàng mới thành lập, mạng lưới các chi nhánh của các NHTM liên tục đượcmở rộng, tuy nhiên bằng các biện pháp hữu hiệu như: thường xuyên theo dõi vàđiều chỉnh kịp thời lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh; thực hiện cácchương trình khuyến mại với các phần quà và giải thưởng hấp dẫn dành cho kháchhàng gửi tiền…VPBank đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao
Đến 31/12/2007, tổng số dư huy động vốn của VPBank là 15.448 tỷ đồng,đạt 113% kế hoạch của năm 2007, tăng 6.393 tỷ so với cuối năm 2006 (tươngđương tăng 70%) Trong đó nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư (thịtrường I) đạt 12.764 tỷ đồng, tăng 128% so với cuối năm 2006 Nguồn vốn liênngân hàng (thị trương II) cuối năm 2007 là 2.493 tỷ đồng, giảm 947 tỷ đồng so vớicuối năm 2006.
2 Hoạt động tín dụng:
Trang 7Bảng 2 : Bảng cơ cấu dư nợ tín dụng 2005 - 2007
Đvị: tỷ đồng
so sánh2006/2005
so sánh2007/2006
(Nguồn: Báo cáo thường niên 06,06)
Mặc dù cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt,hoạt động tín dụng của VPBank trong năm 2007 vẫn tăng trưởng tốt, đó là nhờ nỗlực của toàn thể cán bộ nhân viên toàn hệ thống đã tích cực tiếp thị tới các kháchhàng mới và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng cũ.
Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 13.323 tỷ đồng, tăng 8.317 tỷ đồngso với cuối năm 2006 (tương ứng tăng 165% so với cuối năm 2006) và vượt 53%so với kế hoach cả năm 2007, trong đó dự nợ cho vay bằng VNĐ đạt 12.726 tỷđồng, chiếm 95% tổng dư nợ Dư nợ ngắn hạn đạt 6.959 tỷ đồng, chiếm 52% tổngdư nợ Chất lượng tín dụng của hệ thống vẫn tiếp tục duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu củangân hàng đến cuối tháng 12/2007 là 0,49%.
Trang 83 Các hoạt động kinh doanh khác
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Trong năm 2007, tổng doanh số mua ngoại
tệ là 265 triệu USD (tăng 138 triệu USD so với năm trước), doanh số bán là 277triệu USD (tăng 121 triệu USD so với năm trước) Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệđạt 10,6 tỷ đồng, tăng 2,5 tỷ đồng so với năm trước
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ khác: Trong năm
VPBank đã mua 683,8 tỷ đồng trái phiếu; số dư chứng từ có giá tới cuối năm 2007còn 660 tỷ đồng Thu lãi giấy tờ có giá năm 2007 đạt 62,4 tỷ đồng tăng gấp 2 lần sovới năm 2006.
Hoạt động đầu tư: Tổng số tiền góp vốn mua cổ phần tính tới ngày
31/12/2007 là 19,7 tỷ đồng, thu nhập từ tiền cổ tức năm 2007 là 2,3 tỷ đồng.
Hoạt đồng thanh toán quốc tế: Dịch vụ này trong năm 2007 có xu hướng
tăng Trị giá LC nhập khẩu mở trong năm 2007 đạt hơn 97 triệu USD, tăng 60% sovới năm 2006 Doanh số chuyển tiền thanh toán quốc tế (TTR) năm 2007 đạt hơn
143 triệu USD, tăng 79% so với cuối năm 2006 Doanh số chuyển tiền trong nước
năm 2007 đạt 8944 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2006 Phí dịch vụ chuyển tiềntrong nước thu được năm 2007 là 5 tỷ đồng
Hoạt động kiều hối: Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài của VPBank qua
Western Union năm 2007 tăng 220% so với năm 2006 Doanh số chi trả cả năm đạtgần 30 triệu USD, tăng 64% so với năm 2006 Tổng số đại lý phụ đến cuối năm2007 là 390 điểm, tăng 158 điểm so với năm 2006 Tổng số phí Western Unionđược hưởng năm 2007 đạt gần 500 ngàn USD tăng 68% so với năm 2006.
Trang 94 Nhận xét về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VPBank
Kết thúc năm tài chính 2007, VPBank đạt kết quả lợi nhuận trước thuế là hơn313 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2006, trong đó lợi nhuận từ hoạt động của Ngân hang là 273 tỷ đồng, lợi nhuận từ công ty chứng khoán đạt 38,9 tỷ đồng, lợi nhuận từ công ty AMC đạt trên 2 tỷ đồng.
Trong năm 2007, VPBank phát sinh rất nhiều khoản chi phí lớn nhằm xâydựng cơ sở hạ tầng cho việc phát triển lâu dài Nếu không có các khoản đầu tư đó,lợi nhuận năm 2007 có thể đạt mức cao hơn Tuy nhiên việc đầu tư vào yếu tố hạtầng, công nghệ và mạng lưới là rất cần thiết, bảo đảm duy trì một lợi thế cạnhtranh tốt cho VPBank trong tương lai.
Trong 3 năm (2005-2007) tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp gâykhông ít khó khăn cho các ngân hàng Đối với VPBank, tuy trong điều kiện khókhăn nhưng bằng nhiều giải pháp tổng thể như tăng cường đào tạo nghiệp vụ nhằmrút ngắn thời gian phục vụ khách hàng, tăng cường tiếp thị quảng bá hình ảnh củaVPBank nên Ngân hàng đã có được những thành công tương đối khả quan Cụ thểlà doanh thu tiêu thụ của Ngân hàng tăng đáng kể trong 3 năm (năm 2006 là39,14% , năm 2007 là 43,74%) Cùng với đó là số lượng cán bộ nhân viên trongNgân hàng cũng tăng thêm, tuy nhiên ta có thể thấy năng suất lao động của nhânviên cũng đã tăng (năm 2006 là 27,5%, năm 2007 là 13,75%)
Tuy nhiên, khả năng của VPBank trong đa dạng hoá sản phẩm ngân hàngcòn yếu so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thường là đi sau các ngânhàng khác 2 - 3 năm Năm 2008 cũng là năm cũng có quá nhiều biến động, khủnghoảng tài chính xuất phát từ Mỹ đã lan rộng ra các nước trong đó có cả Việt Nam.Đối với riêng VPBank, dù kết quả kinh doanh không đạt được như kế hoạch đặt ranhưng cũng đã làm hết sức và trụ vững qua một năm đầy biến động Trong thờigian tới, VPBank việc đầu tiên cần làm là duy trì hoạt động ngân hàng được ổnđịnh và an toàn Đặc biệt quan tâm đến đội ngũ khách hàng cũ, đang có quan hệ tíndụng với ngân hàng Đồng thời cũng phải tập trung vào phát triển dịch vụ trên nềntảng có công nghệ tốt và mạng lưới rộng…Quan trọng nhất, song song với nhữngcông việc trên là toàn bộ hệ thống tiếp tục phải tiết giảm tối đa các chi phí khôngcần thiết, phải “thắt lưng buộc bụng” thì hoạt động kinh doanh mới có hiệu quả.
Trang 10CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂNHÀNG VPBANK
CỦA NGÂN HÀNG VPBANK
Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng, trước hết ta cần phântích thực trạng của Ngân hàng trên thị trường: về hoạt động của Ngân hàng, thịphần, các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường… đồng thời dựa trên nhữngnguồn lực sẵn có của Ngân hàng để có thể đề ra những biện pháp hợp lý, kịp thờivà hiệu quả.
1.Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực hiện nay đang là điểm mạnh và là lợi thế đáng kể của Ngân
hàng VPBank so với các ngân hàng khác trên thị trường Qua bảng 4 ta thấy tổng
số lao động của Ngân hàng tăng lên qua các năm; điều này là phù hợp với sự pháttriển của VPBank Trình độ của người lao động qua 3 năm đã có những thay đổi.Lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 66% trở lên, cao đẳngvà trung cấp khoảng 22%, và lao động mới tốt nghiệp phổ thong trung học hoặctrung học cơ sở là khá thấp chiếm khoảng 3% Toàn hệ thống tính đến 31/12/2007có 2.681 người tăng 1.356 người so với cuối năm 2006, đội ngũ các bộ nhân viêncủa VPBank phần lớn là trẻ (hơn 70% cán bộ nhân viên của VPBank có độ tuổidưới 30 tuổi) nhiệt tình và ham học hỏi, mong muốn gắn kết và phát triển cùngVPBank.
Do nhu cầu mở rộng quy mô và phát triển, hàng năm Ngân hàng vẫn bổ sunglực lượng lao động, đồng thời vẫn chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ trẻ kế cận.Đặc biệt, VPBank thường xuyên chú ý đến việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệpvụ cho người lao động Trong năm 2007, tính trên phạm vi toàn hệ thống, phòngNhân sự và Đào tạo đã tổ chức được 54 khoá đào tạo với 2.108 lượt học viên vàtổng chi phí đào tạo là gần 809 triệu đồng Trong đó, chủ yếu là đào tạo tân chuyển
Trang 11do nhu cầu mở rộng mạng lưới và phát triển điểm giao dịch trong năm qua Cácnhân viên VPBank luôn nỗ lực hết mình đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ một cáchan toàn và chính xác Các thông tin về tình hình tài chính luôn được giữ tuyệt mật,các chứng từ giao dịch đều được thông qua các khâu kiểm soát nghiêm ngặt, dovậy, các giao dịch diễn ra hầu như không gặp sai sót nào, đảm bảo nâng cao đượcuy tín cho VPBank Hơn nữa, tại các đơn vị trên toàn hệ thống, VPBank cũng tổchức các khoá đào tạo lạo các kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên (đặcbiệt là nhân viên mới) do chính các cán bộ chuyên viên có kinh nghiệm trong Ngânhàng giảng dạy Thực tế cho thấy Ngân hàng luôn quan tâm đến chiến lược pháttriển con người và coi đó là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đề ra.
Bảng 4 : Bảng cơ cấu nhân lực của Ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007
Trang 122.Nguồn vốn
Tổng vốn của Ngân hàng luôn tăng qua 3 năm từ năm 2005 – 2007 theo
bảng 5 Tỷ trọng vốn vay tăng khá mạnh, năm 2007 vốn vay tăng 83% so với năm
2006, điều này cho thấy lượng tiền gửi vào Ngân hàng ngày càng tăng, thể hiện uytín của Ngân hàng đã được nhiều khách hàng công nhận Cùng với đó, VPBank đãcho thấy phương thức kinh doanh thành công của mình, chú trọng các biện pháphuy động vốn, bổ sung và xây dựng kịp thời các chi nhánh mới đã thu hút mộtlượng tư bản nhàn rỗi rất lớn từ xã hội Nhưng để phát triển mạnh hơn, VPBankcần chú trọng đầu tư vào nguồn vốn chủ sở hữu (VCSH) của mình bởi nguồn vốnnày vẫn chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng nguồn vốn Đối với doanh nghiệp, VCSH lànguồn quan trọng để doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nângcao chất lượng để chiến thắng trong cạnh tranh và trong trường hợp rủi ro VCSHcủa ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài vai trò này Chức năng và mụctiêu của VCSH không phải là để tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng mà là nền tảng đểđảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng được an toàn, cụ thể là chống đỡ rủi ro, bảovệ người gửi tiền khi Ngân hàng gặp khó khăn, đóng vai trò kháng thể trong kinhdoanh Trên cơ sở VCSH của mình, ngân hàng có quyết định hùn vốn kinh doanh,mua cổ phần cho vay cao nhất đối với một khách hàng… đồng thời dựa trên VCSHNgân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ như: bảo lãnh, thanh toán quốc tế, kinhdoanh ngoại tệ, mở chi nhánh văn phòng … Việc phát triển các dịch vụ mới, hiệnđại đòi hỏi rất nhiều chi phí, chi mua máy móc thiết bị, lắp đặt, bảo dưỡng, vậnhành… nên Ngân hàng muốn đa dạng được sản phẩm dịch vụ của mình thì phải cómột nguồn VCSH đủ lớn mới có thể đầu tư vào các thiết bị công nghệ mới để pháttriển cơ sở vật chất mạnh mẽ hơn nhằm cạnh tranh cùng nhiều ngân hàng có các hệthống chi nhánh và tín dụng hiện đại khác như: Vietcombank, Agribank, Ngânhàng Á Châu…
Trang 13Bảng 5 : Cơ cấu vốn của VPBank qua 3 năm 2005 – 2007
Đvị: tỷ đồng
So sánh2006/2005
So sánh2007/2006
Tuy nhiên VPBank đã ngày càng cải thiện công nghệ được hiện đại hơn đểcó thể cạnh tranh với các NHTM khác Ngày 12/8/2006, VPBank đã chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa mang tên Autolink, bên cạnh đó VPBank cũng đã rấttích cực hoàn thiện các nghiên cứu và thử nghiệm cần thiết để xin chứng nhận
Trang 14offline phát hành và thanh toán thẻ từ của Thẻ tín dụng quốc tế Master Card, Thẻtrả trước quốc tế Master Card Tháng 7/2007, VPBank cho ra mắt sản phẩm thẻVPBank Platinum EMV MasterCard dưới 2 loại hình : thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.Với sản phẩm thẻ này, VPBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻchip theo tiêu chuẩn EMV quốc tế Cũng trong tháng 7/2007, trung tâm ThẻVPBank cũng đã hoàn tất việc kết nối hệ thống ATM của VPBank và Vietcombankđồng thời hoàn thành việc chấp nhận thanh toán thẻ MasterCard tại ATM củaVPBank Trung tâm Thẻ cũng đã hoàn thành việc chấp nhận thanh toán thẻ chipEMV tại POS của VPBank trước thời hạn quy định Tháng 12/2007, VPBank tiếptục cho ra đời dòng thẻ quốc tế thứ 2: VPBank MC2 EMV MasterCard – thẻ dànhriêng cho giới trẻ, cũng dưới 2 hình thức Credit Card và Debit Card.
Trước đây, VPBank đã đầu tư mua phần mềm Bank 2000 để thực hiện trựctiếp các nghiệp vụ trong toàn hệ thống Tuy nhiên, cho đến nay phần điều chuyểnvốn cho chi nhánh và các văn phòng chi nhánh cấp 1,2 được thực hiện thông quaphân hệ thu – chi hộ qua mạng Foxpro cũ nên hay gặp những lỗi kỹ thuật Hệ thốngmạng WAN được nối mạng trên toàn hệ thống giúp cho nhân viên nắm bắt đượccác thông tin từ các chi nhánh khác một cách nhanh chóng Bên cạnh đó, mạngđiện thoại nội bộ giữa các chi nhánh được thiết lập và nâng cấp đảm bảo an toàncho hoạt động ngân hàng Chi phí đầu tư cho mua sắm máy vi tính, thiết bị côngnghệ thông tin đều tăng qua các năm từ 20-30% Tuy vậy so với trình độ công nghệthông tin trong ngành ngân hàng trên thế giới cũng như so với hệ thống ngân hàngthương mại Việt Nam thì VPBank còn nhiều lạc hậu.
4.Yếu tố giá cả và lãi suất
Cũng như các ngân hàng thương mại khác, VPBank cũng thường xuyên thayđổi bảng phí dịch vụ và lãi suất theo hướng có lợi cho khách hàng và đảm bảo tínhcạnh tranh của Ngân hàng với các đối thủ khác trên thị trường Nhìn chung phí dịchvụ của VPBank cũng tương tự như ở một số ngân hàng khác, do vậy tính cạnh
Trang 15tranh trên thị trường không cao Đặc biệt là so với các ngân hàng thương mại khácnhư Ngân hàng Á Châu, Techcombank thì VPBank không thể cạnh tranh về phíđược do họ có mức phí thấp hơn hẳn Để thu hút khách hàng trong các dịch vụ nhưthanh toán, mở tài khoản, chuyển tiền qua tài khoản các ngân hàng thương mại đềulien tục giảm giá đến mức thấp nhất chỉ đủ để trang trải lương nhân viên và chi phívăn phòng phẩm… nên trong tương lai mức này không còn giảm thấp hơn đượcnữa Nguyên nhân đó là các dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa phát triển ở VPBank,do vậy mức phí dịch vụ trên một nghiệp vụ còn cao hơn so với ngân hàng khác.Hoạt động của các dịch vụ này chỉ đảm bảo được tính đa dạng trong danh mục sảnphẩm của VPBank mà thôi Tuy nhiên, để đảm bảo tính cạnh tranh trong lĩnh vựcnày, Tổng giám đốc VPBank đã ra quyết định về việc ban hành biểu phí dịch vụngân hàng ngày 10/02/2004 tại điều 3 cũng cho phép Giám đốc các chi nhánh cấp 1của VPBank được phép điều chỉnh biểu phí dịch vụ theo các mức linh hoạt nhưđược điều chỉnh giảm tối đa 30% mức phí dịch vụ, được tăng mức thu phí dịch vụphù hợp với thị trường nơi chi nhánh hoạt động…
Về chính sách lãi suất, các mức lãi suất VPBank đưa ra nhìn chung khôngchênh lệch so với thị trường cũng như bám sát được lãi suất cơ bản của Ngân hàngNhà nước đưa ra trong từng giai đoan Trên thị trường VPBank cũng là một trongcác ngân hàng đưa ra các mức lãi suất và kỳ hạn tương đối hấp dẫn Tuy nhiên, khảnăng đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi với mức lãi suất khác nhau của VPBankcòn hạn chế so với ngân hàng khác Trong thời gian qua các ngân hàng thương mạiluôn đưa ra các sản phẩm tiết kiệm khác nhau để thu hút khách hàng như: Tiết kiêmbậc thang, tiết kiệm luỹ tiến – Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế, tiết kiệmhỗn hợp – Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam.
5.Chất lượng Marketing của Ngân hàng
Đến cuối năm 2007 hệ thống VPBank đã có tới 128 điểm giao dịch (bao gồmHội sở, 34 Chi nhánh và 93 phòng giao dịch) Tuy nhiên công tác tiếp thị, quảng
Trang 16cáo của VPBank vẫn còn chưa được quan tâm so với các ngân hàng khác Các ngânhàng thương mại khác đã có những chính sách quảng cáo, tiếp thị rất hấp dẫn như:tặng quà cho khách hàng tiềm năng, tiếp thị qua báo chí, tờ gấp giới thiệu chi tiếtvề nghiệp vụ và các dịch vụ mới… Hoặc như một số ngân hàng có đội bóng riêngvà thành lập công ty tiếp thị thể thao như Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB), Ngânhàng Đông Á Trước đây, hệ thống mạng lưới phân phối: chi nhánh, phòng giaodịch của VPBank là rất hạn chế, đây là một bất lợi rất lớn Nhưng trong thời giangần đây ngân hàng đã kịp thời khắc phục điều đó một cách nhanh chóng để tạo điềukiện thuận lợi giúp VPBank cạnh tranh với các ngân hàng khác nhất là trong bối
cảnh hội nhập hiện nay Với vị thế thuận lợi trong trung tâm thành phố của Hội sở
cũng như những nơi đặt chi nhánh, văn phòng giao dịch của VPBank đều nằmtrong những khu dân cư đông đúc Do vậy, mọi khách hàng đến VPBank đều cảmthấy sự thuận tiện, an toàn và dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ, sản phẩm
VIỆT NAM.
Hiện nay tại Việt Nam có tổng cộng 194 tổ chức tín dụng đang hoạt động,bao gồm: 6 ngân hàng thương mại quốc doanh, 38 ngân hàng thương mại cổ phầnđô thị, 12 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, 45 chi nhánh ngân hàng nướcngoài tại VN, 5 ngân hàn liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 17 côngty tài chính, 13 công ty tài chính, 53 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại
VN Theo số liệu (bảng 6) khảo sát một số ngân hàng cho thấy:
- Về vốn điều lệ : Trong số 6 ngân hàng cổ phần, Ngân hàng cổ phần đô thị có
vốn điều lệ lớn nhất là Sacombank(650 tỷ đồng), nhỏ nhất là Ngân hàngTechcombank ( 202 tỷ đồng ), và vốn điều lệ bình quân là 3432,5 tỷ đồng.VPBank có vốn điều lệ xếp thứ 5 trong số 6 ngân hàng.
Trang 17- Về quy mô hoạt động : Ngân hàng cổ phần đô thị có tổng tài sản Có lớn nhất là
Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB) với 79.278 tỷ đồng, trong đó mức bình quântài sản Có của 6 ngân hàng là 40.156 tỷ đồng Riêng VPBank có mức tài sản Cólà 18.200 – xếp thứ 5 và gần bằng 1/2 mức bình quân 6 ngân hàng cổ phần lớnnhất.
- Về mức sinh lời : Ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cao nhất là Ngân hàng
ACB với 25% Trong đó mức bình quân 6 ngân hàng cổ phần đô thị là 18% Sốliệu này của VPBank là 15%.
- Về tỷ trọng thu nhập thuần từ dịch vụ: Trong số 6 ngân hàng có số liệu khảo sát
được, bình quân thu nhập từ dịch vụ chiếm tỷ trọng 10,3% (cao nhất là ACB16% và thấp nhất là Saigonbank với 6%) VPBank đạt tỷ lệ 7,4% - bằng 2/3mức trung bình.
- Về mạng lưới hoạt động: Bình quân mỗi ngân hàng cổ phần đô thị có 41,6 chi
nhánh cấp 1 (kể cả Hội sở) VPBank có 25 chi nhánh cấp 1 – trên 1/2 mức bìnhquân 6 ngân hàng cổ phần lớn nhất.
- Về công nghệ : Hiện nay đã có 5 ngân hàng : Sacombank, Ngân hàng cổ phần Á
Châu (ACB), Eximbank, Ngân hàng Đông Á (EAB), Techcombank thức hiệnxong dự án hiện đại hóa ngân hàng, cho phép tập trung dữ liệu và thực hiện giaodịch trực tuyến Có 4 ngân hàng đã tự mình triển khai độc lập được dịch vụ thẻngân hàng (Sacombank, ACB, Eximbank, EAB) và 3 ngân hàng (Techcombank,VIBank, Ngân hàng Phương Nam) phát hành thẻ thông qua liên kết vớiVietcombank Như vậy, trong số 11 ngân hàng cổ phần có VĐL lớn nhất hiệnnay thì VPBank có trình độ công nghệ ở mức trung bình Sắp tới, hệ thống côngnghệ thông tin mới của VPBank sẽ hoàn thành, có thể sẽ nâng cao trình độ côngnghệ của VPBank lên mức cao hơn.
Trang 18- Về thị phần : Năm 2007 có khoảng 302.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ được
đăng kí chính thức theo Luật Doanh nghiệp và chiếm hơn 97% tổng số cácdoanh nghiệp, trong đó DNNN chỉ chiếm 3% còn lại chủ yếu là các doanhnghiệp ngoài quốc doanh Tuy vậy, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ có quanhệ với VPBank còn rất khiêm tốn Điều này được thể hiện qua 2 bảng so sánh
(Nguồn: Hội thảo khoa học VPBank 2007)
Ta có thể thấy so với tốc độ phát triển của doanh nghiệp trên thịtrường thì thị phần của VPBank cũng giảm đi, nguyên nhân là do VPBankrất hay để mất khách hàng truyền thống Chúng ta có thể thấy rõ điều nàykhi theo dõi số khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế Năng lựccạnh tranh của VPBank trong cung ứng các sản phẩm dịch vụ thanh toán
Trang 19quốc tế trên thị trường còn yếu, chúng ta sẽ so sánh với các ngân hàng
(Nguồn: Hội thảo khoa học VPBank năm 2005)
Bảng 10: So sánh doanh số kiều hối của VPBank với một số ngân
(Nguồn: Hội thảo khoa học VPBank năm 2005)
Ngoài ra trên thị trường nhiều ngân hàng đã áp dụng công nghệ hiệnđại trong thanh toán và xử lý các thanh toán quốc tế, đặc biệt là hệ thốnggiao dịch một cửa Một số ngân hàng đã có áp dụng chính sách ưu đãi dànhcho khách hàng như mức kí quỹ thấp (dao động từ 20 – 70% trị giá L/C);Techcombank có thể cho khách hàng triết khấu chứng từ, tài trợ xuất khẩuvới mức triết khấu có thể tới 95% trị giá bộ chứng từ) Hơn nữa, mạng lướicủa các ngân hàng khác cũng phát triển rộng khắp, bớt được các cầu trung
Trang 20gian làm chi phí giao dịch đáng kể, tăng khả năng cạnh tranh Mặt khác, họcũng tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế có trọng điểm.Qua đây có thể thấy sức cạnh tranh của VPBank chỉ ở mức trung bìnhkhá, đang có tiềm năng vươn lên để trở thành một trong những ngân hàngthương mại hàng đầu, tuy nhiên, nếu không có những biện pháp thiết thực đểnâng cao sức cạnh tranh thì ngân hàng cũng sẽ có nguy cơ tụt hậu
1 Điểm mạnh
Về nguồn nhân lực: So với các ngân hàng khác đặc biệt là ngân hàng
thương mại quốc doanh thì VPBank có lợi thế là đội ngũ nhân viên trẻ trung, tâmhuyết với Ngân hàng và có trình độ cao Chế độ đãi ngộ tốt, sự quan tâm của lãnhđạo là động lực giúp các nhân viên nhiệt tình, tâm huyết trong hoạt động của Ngânhàng Đội ngũ nhân viên nhiều năm làm việc trong môi trường khó khăn, danhtiếng không cao, thu nhập hạn chế, luôn phải giải quyết công việc bức xúc, phứctạp nên có đầy đủ bản lĩnh làm việc, công tác được nâng cao.
Về độ an toàn và chính xác: Các nhân viên VPBank luôn nỗ lực hết mình
đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ một cách an toàn và chính xác Các thông tin vềtình hình tài chính luôn được giữ tuyệt mật Chỉ khi có các yêu cầu của toà án haycác cơ quan quản lý nhà nước có chức năng thì thông tin mới được tiết lộ với sựđồng ý của Tổng giám đốc đến các trưởng phòng Các chứng từ giao dịch đều đượcthông qua các khâu kiểm soát nghiêm ngặt từ việc lập chứng từ của kế toán giaodịch thông qua sự kiểm soát chặt chẽ của Phòng Kế toán (qua 2 lần chấm chứng từ)chứng từ mới được đưa vào lưu trữ và được bảo quản trong vòng 10 năm Do vậy,các giao dịch diễn ra hầu như không gặp sai sót nào đảm bảo nâng cao được uy tíncho VPBank
Trang 21VPBank xác định rõ được chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn pháttriển: Đó là tập trung trong công tác thu hồi nợ (năm 95,96) đạt được chỉ tiêu an
toàn của Ngân hàng Nhà nước, tập trung vào những sản phẩm, dịch vụ nhỏ, đào tạovà nâng cao trình độ nhân viên, hiện đại hoá hệ thống tin học và từ đó chấm dứttình trạng Ngân hàng phát triển không có định hướng rõ rang trong nhiều năm.Đồng thời điều chỉnh hệ thống hành chính để vận hành hệ thống ngân hàng theohướng vừa thông thoáng, vừa chặt chẽ để điều tiết mọi hoạt động Điều đó đã đápứng được những yêu cầu trong quá trình hội nhập Ngoài ra, còn có một số điểmmạnh khác là: vị trí thuận tiện cho giao dịch, các trụ sở chính đều đi thuê do đó tiếtkiệm được vốn tự có để đầu tư sang lĩnh vực khác, thái độ phục vụ nhiệt tình…sẽtạo được lợi thế canh tranh cho VPBank.
2 Những hạn chế
Khách hàng mục tiêu của VPBank: là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mà đối tượng khách hàng này lại hay thay đổingành nghề kinh doanh (có tới 40% khách hàng không quan hệ với VPBank nưa dothay đổi ngành nghề hay thay đổi vị trí kinh doanh) Ngoài ra VPBank chưa đủ điềukiện và có chính sách hấp dẫn khách hàng lớn hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu đạtdoanh số trên 1 triệu USD.
Uy tín của Ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế còn yếu: Trong
hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank thì các sản phẩm dịch vụ mang tính tíndụng đạt mức độ cạnh tranh trung bình, còn các sản phẩm dịch vụ mang tính thuầntuý có mức độ cạnh tranh khá Điều này là do vẫn còn những điểm yếu như: Ngânhàng đã mất uy tín trong một thời gian dài trên thị trường thế giới nên gặp nhiềukhó khăn trong quan hệ đối với các đối tác cũng như thanh toán với nước ngoài.Trình độ của nhân viên thanh toán quốc tế, đặc biệt là trình độ nghiệp vụ của nhânviên Phục vụ khách hàng còn hạn chế làm ảnh hưởng ít nhiều đến công tác tiếp thịvà bán chéo sản phẩm; nguồn ngoại tệ còn hạn chế, ưu đãi dành cho khách hàngcòn kém.