THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

33 5.7K 26
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ THẠCH KHÔI HUYỆN GIA LỘC TỈNH HẢI DƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 1. Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam Quỹ tín dụng nhân dân là một trong những tổ chức của ngân hàng .Nó hoạt động giống như các Ngân hàng thương mại. Nhưng quỹ tín dụng lại là nơi gần gũi với nhân dân hơn cả vì nó được thành lập bởi nhân dân và phục vụ nhân dân đóng tại địa bàn đó, nó là một chi nhánh của quỹ tín dụng trung ương được phân về từng địa bàn để nắm bắt tình hình kinh tế và nhu cầu vay vốn của hộ nông dân và đưa vốn về tận tay người nông dân cần vốn một cách dễ dàng. Quỹ tín dụng có vị thế hoạt động đặc biệt trong lĩnh vực tiền tệ. Có thể coi quỹ tín dụng như một doanh nghiệp có quyền tự chủ về tài chính và phương thức hoạt động. Vốn tự có của quỹ tín dụng là do các thành viên trong hội đồng quản trị tự góp vốn (gọi là cổ phần thường xuyên) để hoạt động, lĩnh vực chủ yếu của quỹ tín dụng là địa bàn xã (tất cả các tổ chức kinh tế đóng tại địa bàn, những cá nhân tập thể làm ăn kinh tế, phát triển ngành nghề, những hộ nông dân chăn nuôi trồng trọt .). Quỹ tín dụng được quyền kinh doanh tổng hợp và lựa chọn phương án đầu tư . 2. Nguồn vốn và hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân a, Nguồn vốn Nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng bao gồm : -Vốn điều lệ : Là vốn góp của các thành viên, tối thiểu bằng mức vốn pháp định do thống đốc Ngân hàng nhà nước công bố trong từng thời kỳ, vốn điều lệ gồm có : +Vốn xác lập: Là vốn góp để xác định tư cách thành viên .Mức giá vốn xác định do Đại hội thành viên quyết định, nhưng không dưới mức tối thiểu theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước (thường là 50 .000đ một thẻ thành viên ). Các thành viên đều góp vốn xác lập như nhau và được hưởng lãi theo kết quả kinh doanh . +Vốn thường xuyên: Là vốn góp của các thành viên để kinh doanh tiền tệ, tín dụng theo hình thức phát hành cổ phiếu có mệnh giá theo Nghị quyết Đại hội thành viên. Chỉ những thành viên đã góp vốn xác lập mới được góp vốn thường xuyên, nhưng mức tối đa không được vượt quá 30% tổng số vốn điều lệ của QTDND (theo luật HTX). Vốn thường xuyên có thể được chuyển nhượng, thừa kế và chia lãi theo kết quả kinh doanh. Các trường hợp rút vốn góp phải do điều lệ QTDND quy định . -Vốn huy động: Là sở hữu của người gửi ,Quỹ tín dụng nhân dân chỉ được phép sử dụng vào mục đích cho vay và có trách nhiệm hoàn trả cả vốn gốc và tiền lãi cho người gửi. Vốn huy động là nguồn vốn tín dụng chủ yếu, tuy nhiên mức độ tuỳ thuộc vào vốn tự có, quy định của pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính hiện nay chỉ cho phép một tổ chức tín dụng huy động không quá 20 lần vốn tự có. Để huy động ngày càng nhiều vốn, QTDND phải có nhiều biện pháp tích cực, vận động sáng tạo nhiều hình thức tiền gửi như: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn (ngắn hạn dưới 12 tháng, trung, daì hạn trên 12 tháng ),tiền gửi tiết kiệm . Quỹ tín dung nhân dân muốn huy động được nhiều vốn thì phải trú trọng tạo lập được lòng tin và luôn luôn bảo đảm chi trả đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu người gửi. Đề phòng trường hợp thiếu khả năng thanh toán, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân thực hiện quy chế lập quỹ an toàn và tham gia bảo hiểm trách nhiệm tiền gửi. Việc điều hành lãi suất tiền gửi ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút vốn huy động, nhưng phải hoà đồng với thị trường vốn và bảo đảm cho sử dụng vốn không ứ thừa và luôn tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay. -Vốn đi vay: Là nguồn vốn bổ sung nhằm mở rộng cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân .Chỉ khi nào vốn tự có và vốn huy động của Quỹ bị hạn chế, trong khi nhu cầu vay còn nhiều chưa đáp ứng được Quỹ mới đi vay vốn. Khi vay vốn phải tính toán kỹ lưỡng đến tiền vay thực sự cần thiết để không bị ứ đọng vốn, hơn nữa phải lựa chọn loại vốn vay và lãi suất vay hợp lý nhất để đảm bảo kinh doanh cho Quỹ tín dụng. Quỹ có thể tìm vay vốn từ nhiều nguồn vốn như: Vay trong hệ thống qua QTD khu vực, QTD Trung ương, vay các tổ chức tín dụng khác, các tổ chức tài chính, vay Ngân hàng nhà nước . - Các loại vốn và quỹ khác: Quỹ tín dụng nhân dân có các loại quỹ sau. +Quỹ bù đắp rủi ro, quỹ khấu hao cơ bản tài sản cố định được trích lập từ chi phí theo chế độ quy định . +Quỹ dự trữ chung, quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ, quỹ khen thưởng và phúc lợi, quỹ thưởng cho thành viên sử dụng dịch vụ của Quỹ tín dụng nhân dân được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm (sau khi trích nộp thuế lợi tức). Quy tín dụng nhân dân là một tổ chức tín dụng do đó trong quá trình hoạt động sẽ phát sinh một số nguồn vốn khác như : +Vốn dịch vụ uỷ thác của các tổ chức kinh tế -xã hội, cá nhân trong và ngoài nước . +Vốn tài trợ của nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước . +Vốn hình thành khi Quỹ làm dịch vụ thanh toán cho khách hàng . +Vốn phát sinh khi thanh lý tài sản ,các khoản lãi chưa chia .vv b, Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân Cho vay vốn là nghiệp vụ cơ bản của QTDND. Ngoài việc phải chấp hành nghiêm chỉnh các thể lệ cho vay, thu nợ chung, quy chế cho vay của quỹ tín dụng cơ sở còn đề ra nguyên tắc chỉ cho vay thành viên của quỹ mình. Nguyên tắc đó nhằm quán triệt tinh thần hợp tác xã, tương trợ cộng đồng và tạo thêm khả năng cơ bản giúp an toàn vốn . Tuy nhiên các thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân khi vay vốn cũng phải đạt đủ các điều kiện bắt buộc, nhất là về uy tínnhân và gia đình; về mục đích vay vốn phải cụ thể chủ yếu là để sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống; về khả năng trả nợ đúng hạn và chịu trách nhiệm vật chất đối với các khoản vay vốn. Trên tinh thần hợp tác công bằng, văn minh Quỹ tín dụng nhân dân loại trừ các biểu hiện sai trái trong xử lý cho vay thiên vị gia đình, họ tộc và ưu ái quyền chức. Tuỳ khả năng nguồn vốn, Quỹ tín dụng có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Chú ý đặc biệt trong cho vay là việc xử lý kiên quyết theo quy chế đối với các trường hợp nợ quá hạn và chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế an toàn như: không cho vay một người (hoặc tổ chức ) quá 10 % vốn tự có và quỹ dự trữ ; dư nợ của 10 khách vay nhiều nhất không quá 30% tổng dư nợ . Trong hoạt động cho vay khách hàng phải làm đầy đủ thủ tục hồ sơ vay vốn và cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích đầy đủ, rõ ràng cho khách hàng về điều kiện tín dụng và thủ tục hồ sơ vay vốn .và cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm thẩm định dự án, khả năng chi trả của khách hàng ,nguồn kinh tế của gia đình .xem có đủ điều kiện để có thể cho vay được không.Khi đó giám đốc mới quyết định ký duyệt cho vay . Để đảm bảo khả năng chi trả và làm dịch vụ thanh toán, các quỹ tín dụng nhân dân đều phải duy trì vốn khả dụng sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu chi trả bằng cách duy trì mức tồn tại quỹ tiền mặt hợp lý, gửi tiền vào các tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước, vào Quỹ tín dụng khu vực, Quỹ tín dụng trung ương hoặc các tổ chức tín dụng khác, mua trái phiếu kho bạc .Tạo nguồn vốn tích luỹ lớn để có nguồn vốn quay vòng cho vay khách hàng một cách thuận lợi. 3. vài nét về sự hình thành, cơ cấu tổ chức và hoạt động chủ yếu của quỹ tín dụng nhân dân xã thạch khôi Quỹ tín dụng nhân dân xã Thạch Khôi được thành lập tháng 12/1996 theo mô hình mới có nhiệm vụ quan trọng trong việc huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng của nhân dân, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn . Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong cơ chế thị trường một mặt phải hỗ trợ vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất kinh doanh, mặt khác phải bảo toàn vốn, phải tự trang trải được các chi phí trong hoạt động để tồn tại và phát triển. Quỹ tín dụng nhân dân Thạch Khôi cũng như các tổ chức tín dụng khác chỉ có thể ra đời, tồn tại và phát triển khi có nhu cầu tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Nó không thể được thành lập tràn lan, theo ý kiến chủ quan của các cấp các ngành khi không đủ điều kiện trên. Mục tiêu hoạt động của QTDND là nhằm thu hút các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư và trong các tổ chức kinh tế -xã hội để cho vay phục vụ sản xuất, dịch vụ, đời sống của nhân dân. Xây dưng QTDND Thạch Khôi thực chất là tổ chức lại mô hình HTXTD trước đây nhưng nó được đổi mới và mở rộng sao cho phù hợp với nền kinh tế trong cơ chế thị trường. Chức năng chủ yếu của Quỹ tín dụng nhân dân là áp dụng nhiều hình thức, biện pháp linh hoạt nhằm thu hút các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mọi tầng lớp dân cư , của mọi tổ chức để tập trung thành một khối lượng vốn tín dụng ngày càng nhiều, nhằm cung ứng cho các nhu cầu vay vốn trong địa bàn xã . Cùng với việc tự tạo vốn bằng tự nguyện đóng góp cổ phần và tổ chức huy động tiền gửi, quỹ tín dụng nhân dân còn tranh thủ tiếp nhận vốn từ các nguồn khác như: Đi vay, nhận vốn uỷ thác .để không ngừng mở rộng quy mô và khối lượng cung ứng vốn tín dụng cho nhân dân trong xã. Tổ chức vay vốn đối với các thành viên QTDND nhằm góp phần trợ giúp các hộ phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, nhất là tham gia tích cực vào việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo tại địa phương.Thông qua chức năng trung gian tín dụng, các QTDND trực tiếp xây dựng khối đoàn kết, tương trợ cộng đồng, ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi ; góp phần tích cực vào việc ổn định thị trường tiền tệ . Thực hiện tốt các chức năng tín dụng thì hoạt động của quỹ sẽ không gặp khó khăn cộng với sự quản lý và điều hành của những người có tín nhiệm, có kiến thức về quản trị kinh doanh về trình độ nghiệp vụ. Người quản lý có kinh nghiệm ,có vốn cổ phần phải thường xuyên được đào tạo huấn luyện về nghiệp vụ đồng thời phải có kiểm tra giám sát thường xuyên đảm bảo cho hoạt động của QTDND phát triển an toàn, ổn định và đúng hướng, cạnh tranh lành mạnh trên thương trường. Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân không chỉ đảm bảo lợi ích của các thành viên trong cộng đồng, mà còn góp phần tạo lập thị trường tài chính trong nông thôn. Là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng, góp phần thực hiện chủ trương đưa đất nước ta thoát khỏi cảnh đói nghèo . SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QTDNDTK BAN KIỂM SO TÁ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN ĐIỀU H NHÀ GI M Á ĐỐC ĐIỀU H NHÀ C N BÁ Ộ T N DÍ ỤNG BỘ PHẬN KẾ TO NÁ BỘ PHẬN THỦ QUỸ + Hội đồng quản trị: Đó là một bộ phận không thể thiếu được trong bộ máy hoạt động của quỹ tín dụng vì đó là lòng cốt ban điều hành quỹ. Các thành viên tham gia hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ đưa quỹ hoạt động ngày một tốt hơn đồng thời các thành viên có quyền góp vốn khi có yêu cầu của Quỹ tín dụng nhân dân trung ương. Trong quá trình hoạt động của quỹ hàng tháng hội đồng quản trị được phép yêu cầu các ban ngành như ( ban kiểm soát, bộ phận kế toán, cán bộ tín dụng, giám đốc .) họp mặt để báo cáo kết quả hoạt động trong tháng và đưa ra ý kiến về tình hình kinh tế tại địa phương , nguồn vốn của qu, sự biến động của kinh tế thị trường đồng thời hội đồng quản trị đưa ra phương hướng hoạt động cho tháng tiếp theo. + Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người có quyền hành cao nhất trong Hội đồng quản trị (HĐQT) và là người chịu trách nhiệm trước Ngân hàng nhà nước, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương (QTDNDTW) về mọi hoạt động của quỹ cũng như sự sai sót trong quá trình điều hành và hoạt động chính vì vậy mà chủ tịch HĐQT phải luôn giám sát nhân viên làm việc hàng ngày. Cùng với Giám đốc điều hành kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở nhân viên trong quỹ làm việc đúng theo quy định và theo đúng quy chế của Ngân hàng nhà nước đặt ra, thường xuyên kiểm tra tình hình vay vốn của người dân xem họ sử dụngđúng mục đích hay không? + Ban điều hành: Là một tổ chức độc lập trong quỹ, hoạt động độc lập cùng ban kiểm soát điều hành kiểm tra đôn đốc nhân viên hoạt động tốt nhiệm vụ, trức trách của mình trong quỹ tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của hội đồng quản trị. + Giám Đốc điều hành: Là người cao nhất trong ban điều hành và là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh theo quyền hạn của QTDND và là người chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Giám đốc có trách nhiệm ký kết hợp đồng tín dụng ( hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do QTD và khách hàng lập ),quyết định các biện pháp sử lý nợ cho gia hạn nợ ,điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thực hiện các chế độ tín dụng đối với khách hàng. + Cán bộ tín dụng: Có nhiệm vụ tập trung vào việc thực hiện biện pháp nhằm huy động tối đa tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi của nhân dân, cán bộ tín dụng là đầu mối tiếp xúc với các cấp uỷ, chính quyền địa phương, cấp quản lý trực tiếp của khách hàng. Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, sưu tầm các định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến khách hàng. Lập hồ sơ khách hàng được phân công mở sổ theo dõi cho vay, thu nợ, dư nợ. Giải thích hướng dẫn khách hàng về quy chế cho vay và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Thẩm định các dự án đầu tư vốn theo đúng mục đích, thực hiện kiểm tra trong khi cho vay và sau khi cho vay, xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng quý. + Bộ phận kế toán : Bộ phận kế toán thực hiện các chức năng sau : -Kiểm tra hồ sơ cho vay theo quy định -Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục nhận tiền -Làm thủ tục phát tiền vay theo lệnh của giám đốc hoặc người được uỷ quyền -Hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ chuyển nợ quá hạn -Nộp báo cáo cho cơ quan chức năng hàng tháng, quý, năm -Lưu giữ hồ sơ theo quy định + Bộ phận thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm cất giữ tiền mặt của quỹ tại thời điểm sử dụng. Thủ quỹ thực hiện các chức năng sau: Kiểm đếm, bảo quản, thu chi tiền mặt, điều chuyển tiền, bảo quản các chứng từ và tài sản có giá trị. Thủ quỹ luôn phải dự trữ lượng tiền mặt cần thiết để chi trả trong trường hợp khách hàng cần rút vốn hoặc vay với khối lượng lớn. + Ban kiểm soát: Kiểm tra các hoạt động kinh doanh nhằm chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật của Nhà nước, thể lệ chế độ của ngành để nâng cao chất lượng kinh doanh và có trách nhiệm đi đôn đốc các khoản nợ quá hạn trì trệ không trả. ban kiểm soát hoạt động độc lập có trức trách và quyền hạn ngang với ban điều hành. SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ THẠCH KHÔI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ THẠCH KHÔI CÁC TỔ CHỨC VAY VỐN VÀ HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH [...]... vốn có hiệu quả hay không của quỹ tín dụng và hỗ trợ nông dân nâng cao công tác tín dụng - Quỹ tín dụng nhân dân xã Thạch Khôi tiến hành thu nợ hộ nông dân theo cách : Là số tiền lãi hộ nông dân phải nộp hàng quý ( 3 tháng một lần ) trong thời gian vay vốn quỹ tín dụng, còn số tiền gốc thì họ phải trả quỹ tín dụng vào cuối kỳ vay ( ngày đến hạn theo hợp đồng ) Quỹ tín dụng cũng tiến hành thu cả gốc... của nhân dân trong xã là rất lớn, đòi hỏi quỹ tín dụng phải có những chính sách huy động vốn hiệu quả để có nguồn vốn cung cấp cho các hộ sản xuất d, Doanh số cho vay Đối với quỹ tín dụng thì mục tiêu chính là hoạt động tín dụng mang lại nguồn vốn cần thiết cho người dân trên địa bàn xã Đối tượng mà quỹ cho vay chủ yếu là hộ nông dân có nhu cầu vay vốn Các nghiệp vụ cho vay đều được cán bộ tín dụng thực. .. thừa sang nơi thiếu Quỹ tín dụng thực hiện việc " đi vay để cho vay " đó là hoạt động chủ yếu của quỹ Việc hoàn trả vốn và thu nợ vốn vay có ý nghĩa to lớn và quan trọng trong hoạt động tín dụng Quỹ tín dụng rất quan tâm đối với việc thu nợ được vì đây là công việc đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của quỹ tín dụng nó đảm bảo cho sự an toàn trong kinh doanh tiền tệ, đánh giá được mức độ sử dụng vốn có hiệu... ra quỹ tín dụng còn cử cán bộ tín dụng và trưởng ban kiểm soát đi kiểm tra đôn đốc nợ quá hạn của các thành viên vay vốn b, thực trạng cho vay vốn đối với hộ sản xuất của quỹ Để triển khai nghị quyết của Quỹ tại địa bàn xã và công việc được thuận lợi bộ máy cán bộ quỹ tín dụng đã làm việc nhiệt tình đúng việc, đúng bộ phận chức năng của mình làm cho quỹ tín dụng đóng tại địa bàn xã được người nông dân. .. của quỹ tín dụng + Phương pháp trực tiếp: Được sử dụng chủ yếu nhất Những hộ có nhu cầu vay vốn tại Quỹ tín dụng phải có đơn xin vay vốn, kèm theo biên bản xác nhận quyền sở hữu đất gửi trực tiếp đến quỹ tín dụng Khi nhận được đơn xin vay của hộ nông dân thì quỹ tín dụng hoàn thành hồ sơ (tuỳ theo mức độ vay vốn lớn hay nhỏ mà trong hồ sơ đó cần có những loại giấy tờ gì ) gồm có : Hợp đồng tín dụng. .. đã tham gia vay vốn tại quỹ tín dụng tính đến 2006 là 1.319 thành viên BIỂU 4 SỐ HỘ SẢN XUẤT ĐƯỢC VAY VỐN TẠI QUỸ TÍN DỤNG 2004 Chỉ tiêu 1 Số HSX được vay vốn (hộ) 2 Chiếm tỷ lệ trên tổng số hộ của toàn xã (%) 2005 1.132 2004 237 2006 So với Thực tế 2005 1.319 187 13,88 2,76 15,996 Thực tế Thực tế 895 11,12 So với 2,116 Qua biểu 4 cho thấy Số lượt người tham gia vay vốn tại quỹ tín dụng liên tục tăng... nên quỹ tín dụng đã tạo lập được nguồn vốn huy động khá phong phú, và lòng tin đối với khách hàng Với mức lãi suất huy động của quỹ tín dụng là tương đối cao so với các quỹ tín dụng và hệ thống ngân hàng khác Trong khuôn khổ lãi suất trần và lãi suất sàn của Nhà nước quy định ban lãnh đạo quỹ tín dụng Thạch Khôi đã điều chỉnh mức lãi suất sao cho phù hợp linh hoạt Chính vì vậy mà lượng vốn huy động. .. tưởng vào sự lớn mạnh của quỹ tín dụng xã 2.Tình hình cho vay Song song với công tác huy động nguồn vốn thì, công tác đầu tư cho chính là yều tố sống còn đối với quỹ tín dụng Nghiệp vụ cho vay được thực hiện theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với các quỹ tín dụng nhân dân, về việc ban hành "Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng"... cố tình thì quỹ tín dụng sẽ giải quyết tài sản thế chấp để trả nợ Cũng nhằm hạn chế nợ quá hạn quỹ tín dụng đã sử dụng những biện pháp phạt nợ quá hạn bằng 150% mức lãi suất trần hay lãi suất ghi trên hợp đồng tín dụng Tóm lại vấn đề nợ quá hạn luôn là nỗi lo của ban điều hành quỹ tín dụng và đối với cả khách hàng, nợ với lãi suất cao là quá nặng đối với khách hàng còn đối với quỹ tín dụng nợ quá hạn... điều kiện vay vốn tại QTD đối với hộ sản xuất Do điều kiện của xã nên đối tượng mà quỹ tín dụng cho vay chủ yếu là nông dân đóng tại địa bàn xã ( không cho vay ngoài địa bàn xã ) và là những người đã kết nạp vào thành viên của quỹ Ngoài ra quỹ tín dụng cũng cho một số thành viên ở nơi khác đến nhưng làm việc tại các khối cơ quan trên địa bàn xã vay vốn và những cá nhân có tiền gửi tại quỹ ( thế chấp sổ . THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ THẠCH KHÔI HUYỆN GIA LỘC TỈNH HẢI DƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 1. Quỹ tín. soát hoạt động độc lập có trức trách và quyền hạn ngang với ban điều hành. SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ THẠCH KHÔI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

Ngày đăng: 09/10/2013, 06:20

Hình ảnh liên quan

BIỂU 3. CƠ CẤU DƯ NỢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

3..

CƠ CẤU DƯ NỢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT Xem tại trang 19 của tài liệu.
Qua biểu trên cho thấy tình hình cho vay của quỹ tín dụng đã có biến đổi qua 3 năm tính từ năm 2004 đến năm 2006 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

ua.

biểu trên cho thấy tình hình cho vay của quỹ tín dụng đã có biến đổi qua 3 năm tính từ năm 2004 đến năm 2006 Xem tại trang 19 của tài liệu.
3. Tình hình hoàn trả vốn vay và kết quả sử dụng vốn vay của hộ - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

3..

Tình hình hoàn trả vốn vay và kết quả sử dụng vốn vay của hộ Xem tại trang 25 của tài liệu.
BIỂU 8. TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN HỘ SẢN XUẤT - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

8..

TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN HỘ SẢN XUẤT Xem tại trang 26 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan