Lời mở đầu Quản lý thiết chế văn hóa là một trong những môn học quan trọng của chuyên ngành Quản lý văn hóa, nó giúp cho sinh viên có những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ quản lý các hoạt động của ngành văn hóa thông qua chức năng, nhiệm vụ cũng như cơ chế vận hành của các thiết chế như: Thư viện, Bảo tàng, Nhà hát, Nhà văn hóa… Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có những chủ trương, chính sách để xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, trong đó có xây dựng phát triển hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu: “Tiếp tục đưa văn hoá thông tin về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phát động phong trào toàn dân đoàn kết tham gia thực hiện nếp sống văn minh, gia đình, làng, bản văn hoá, tiến tới hoàn chỉnh hệ thống thiết chế văn hoá bằng nguồn lực Nhà nước và mở rộng xã hội hoá, làm cho văn hoá thấm sâu vào từng khu vực dân cư”... Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định việc: Xây dựng và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá ở tất cả các cấp… Hiện nay, toàn quốc có 72 thiết chế văn hoá cấp tỉnh, có 542698 quận, huyện có Trung tâm Văn hoá Thông tin, Trung tâm Văn hoá Thể thao, có 4.82311.100 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hoá Thể thao, có 45.259101.231 thôn, làng, ấp, bản, buôn, khu phố có Nhà văn hoá. Thiết chế văn hoá cơ sở từ cấp tỉnh tới các thôn, làng, ấp, bản là công cụ trực tiếp và đắc lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo quần chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Các nội dung hoạt động phong phú, thiết thực của hệ thống thiết chế văn hoá đã tạo điều kiện cho sinh hoạt văn hoá cộng đồng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nhiều điển hình về cơ chế xây dựng, quy hoạch thiết chế văn hoá và cách làm sáng tạo trong nhân dân đã góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
Trang 1Lời mở đầu
Quản lý thiết chế văn hóa là một trong những môn học quan trọng của chuyên ngành Quản lý văn hóa, nó giúp cho sinh viên có những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ quản lý các hoạt động của ngành văn hóa thông qua chức năng, nhiệm vụ cũng như cơ chế vận hành của các thiết chế như: Thư viện, Bảo tàng, Nhà hát, Nhà văn hóa… Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có những chủ trương, chính sách để xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, trong đó có xây dựng phát triển hệ thống thiết chế văn hoá
cơ sở - Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu: “Tiếp tục đưa văn hoá - thông tin về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phát động phong trào toàn dân đoàn kết tham gia thực hiện nếp sống văn minh, gia đình, làng, bản văn hoá, tiến tới hoàn chỉnh hệ thống thiết chế văn hoá bằng nguồn lực Nhà nước và
mở rộng xã hội hoá, làm cho văn hoá thấm sâu vào từng khu vực dân cư” - Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định việc: Xây dựng và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá ở tất cả các cấp… Hiện nay, toàn quốc có 72 thiết chế văn hoá cấp tỉnh, có 542/698 quận, huyện có Trung tâm Văn hoá -Thông tin, Trung tâm Văn hoá - Thể thao, có 4.823/11.100 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hoá - Thể thao, có 45.259/101.231 thôn, làng, ấp, bản, buôn, khu phố có Nhà văn hoá Thiết chế văn hoá
cơ sở từ cấp tỉnh tới các thôn, làng, ấp, bản là công cụ trực tiếp và đắc lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo quần chúng thực hiện các
Trang 2nhiệm vụ chính trị Các nội dung hoạt động phong phú, thiết thực của
hệ thống thiết chế văn hoá đã tạo điều kiện cho sinh hoạt văn hoá cộng đồng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc Nhiều điển hình về cơ chế xây dựng, quy hoạch thiết chế văn hoá và cách làm sáng tạo trong nhân dân đã góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
I Khái niệm NVH
Nhà văn hóa là một cơ quan giáo dục văn hóa ngoài nhà trường,
có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục, là cơ quan tổng hợp đa chức năng đucợ xã hội thiết lập, tổ chức đáp ứng nhu cầu giao giao lưu văn hóa, tiếp nhận thông tin nâng cao hiểu biết hưởng thuk sang tạo giá trị văn hóa nghệ thuật, thể thao vui chơi giải trí lành mạnh cho mọi người mọi tầng lớp nhân dân nhằm mục tiêu giáo dục phát triển con người toàn diện
Nhà văn hóa là thiết chế tổng hợp gồm những hoạt động cơ bản sau: hoạt động biểu diễn quần chúng như : ca, múa, nhạc
Hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động
Hoạt động xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang , cưới, hỏi
Hoạt động tổ chức câu lạc bộ
II Các hoạt động nghiệp vụ của Nhà văn hóa
1 Hoạt động biểu diễn quần chúng như : ca, múa, nhạc.
Có 2 loại hoạt động biểu diễn quần chúng là:
Trang 3 Biểu diễn định kì : là theo kế hoạch, đề án đã định sẵn từ đầu năm hoặc trước đó 1 thời gian
Ví dụ: xây dựng chương trình chòa mừng kỉ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị trong năm Hoạt động định kỳ trong năm thường không nhiều nhưng lớn về mặt quy mô đòi hỏi đầu tư nhiều về sức lực, kinh phí và được chuẩn bị chu đáo về mặt chuyên môn
Hoạt động đột xuất : là hoạt động không có trong kế hoạch nảy sinh để đpá ứng nhu cầu và hoàn cảnh khách quan như phục vụ `1 nhiệm vụ đột xuấ của địa phương , tiếp khách hoặc nhiệm vụ giao lưu văn hóa của địa phương với địa phương khác
Các loại hoạt động định kì, đột xuất đều có giá trị tinh thần như nhau, đòi hỏi đạt đucợ nhiều kết quả tốt nhất, vì vậy các cán bộ văn hóa cần quán triệt để chủ đọng tìm ra nhiều biện pháp đúng, tổ chức các hoạt động có hiệu quả, có nội dung chi tiết, cụ thể, biện pháp sinh động và linh hoạt
Phương pháp xác định chương trình ca múa nhạc
Chương trình thường có 1 chủ đề hoặc 1 chủ đề chính, 1 chủ đề phụ thường thì tập trung vào 1 chủ đề thì kết cấu chương trình càng chăt chẽ, tạo nên sức hấp dẫn và ấn tượng mạnh mẽ
Chương trình nghệ thuật thường chia ra làm 2 loại là
Có đề
Không có đề
Các yếu tố cấu thành 1 chương trình : âm nhạc, âm thanh, vũ đạo, mỹ thuật
Kết cấu chương trình
Trang 4Viết kịch bản: xác định đề tài, chủ đề Đề tài một cuộc liên hoan hay hội thi đề có ra đề tài chung Chủ đề là mặt biểu hiện của đề tài, là
sự khai phá và biểu hiện 1 khái cạnh, 1 nội dung nào đó của đề tài chung
Phân loại kịch bản chương trình: chương trình có chủ đề và không có chủ đề
Ví dụ : để ca ngợi những người chiến sĩ có cần có ¾ tiết mục nói
về người chiến sĩ anh hùng Hoặc chọn những bài hát dàn trải theo mốc thời gian các mục chương trình
Kết cấu chung : trước khi sắp xếp các tiết mục cụ thể vào chương trình, cần thiết nêu ra khung chương trình, phải nêu ra các loại khung chương trình khác nhau nhưng phổ biến
Dạng 1 : mạnh – trầm
Dạng 2 : mạnh – trầm – mạnh
Phương pháp tư duy nghệ thuật gồm:
Tư duy hình tượng căn cứ vào chủ đề đọa diễn hình thành trong đầu, 1 chương trình biểu diễn, từng tiết mục lần lượt xuất hiện, từ đó đạo diễn lựa chọn sắp xếp, điều chỉnh…theo cảm hứng nghệ thuật, cảm hứng nghệ thuật được lý trí soi sang Từ duy hình tượng đòi hỏi trả lời câu hỏi: muốn biểu đạt gì? Muốn đem đén cái gì cho người xem qua từng tiết mục của toàn bộ chương trình?
Tư duy logic bổ sung cho tư duy hình tượng để đạt được 1 tư duy hoàn thiện tư duy logic trả lời câu hỏi: các tiết mục sắp xếp như thế nào? Hợp lý hay chưa có sự điều chỉnh them bớt gì? ở khâu nào?
Có yếu tố nào hỗ trợ để đạt được hiệu quả cho từng phần và tổng thể
Trang 5Đó là 1 quá trình tư duy hình tượng, cảm xúc, tư duy logic, sắp xếp, lựa chọn, cấu trúc diễn ra lien tục và gắn bó mật thiết
Cuối cùng người đạo diễn cần xác định trình tự, thứ tự tiết mục
từ đầu tới kết thúc chương trình thông qua lãnh đạo và tập thể để đi đêna thống nhất xây dựng chương trình biểu diễn
2 Hoạt động thông tin tuyên truyền , cổ động
Tính chất
Tính đảng, tính tử tưởng: công tác thông tin tuyên truyền, cổ động thuộc lĩnh vực thông tin chính trị vì vậy nđược thể hiện cụ theertrong từng nội dung, từng hình thứ, từng pham vi tác động và ở từng thời điểm hoạt động Do đó đòi hỏi công tác thông tin tuyên truyền cổ động phải tạo niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đường lối của đảng , hiệu lực của pháp luật vào sự chỉ đạo của chính quyền địa phương trong lãnh đạo và quản lý xã hội ở mọi nơi mọi thời điểm hoàn cảnh cụ thể
Tính đảng, tư tưởng đòi hỏi phải tuyên truyền giải thích đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước 1 cách chân thực, khách quan.\
Tính chân thực, chính xác : công tác thông tin tuyên truyền cổ động nhằm mục đích bảo đảm long tin của quần chúng nhân dân khi tiếp nhận nội dung thông tin tuyên truyền đảm bào cho quần chúng có căn cứ , cơ sở nhận thức đúng đắn trước khi hành động trong phong trào cách mạng, trong hoạt động thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội theo đúng sự hướng dẫn của các cấp ủy, chính quyền cơ sở
Trang 6Chỉ có sự thông tin tuyên truyền chính xác , đúng sự thật mới thuyết phục được quần chúng , qua đó xác định tinh thần trách nhiệm chính trị, nâng cao tính tích cực sáng tạo trong các hoạt động xã hội
Tính thiết thực và cụ thể: chất lượng công tác thông tin tuyên truyền cổ động không thể chung mà phải gắn bó với đặc điểm, không gian, thời điểm thiết thực mà người dân cơ sở đang quan tâm Nội dung của công tác thông tin tuyên truyền cổ động phải chỉ ra cho những công việc thiết thực , cụ thể để cổ vũ mọi người làm theo do vậy yêu cầu của công tác là nêu điển hình hình mẫu rõ ràng, lý lẽ thiết thực sử dụng vào nhiều hình thức tuyên truyền sinh động, gần gũi, cụ thể và sát hợp với trình độ của nhân dân
Tính rõ ràng, dễ hiểu: đối tượng công tác là quần chúng nhân dân với trình độ học vấn và khả năng tiếp thu khác nhau do vậy hình thức và nội dung tuyên truyền phải làm cho mọi người dân nhận thức
rõ về mục đích, yêu cầu các vấn đề cơ bản đi đến thống nhất hoạt động Tính rõ ràng dễ hiều ở hình thứ diễn đạt từ lời văn , giọng nói , nét vẽ, kiểu chữ…
Tính nhạy cảm kịp thời thường xuyên lien tục thông tin tuyên truyền nhanh nhạy khi có sự kiện , có vấn đề xảy ra không để mất đi tính thời sự nhưng phải đảm bảo đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng, đúng phạm vi và nắm bắt những sự kiện , diến biến tình hình mới từ
đó nhanh chóng định hướng suy nghĩ và hành động , hình thành dư luận tốt trong xã hội
Nhiệm vụ : trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền cổ động bằng hệ thống hoạt động của ngành với các phương
Trang 7pháp nghiệp vụ và các hình thức sinh động, phù hợp với các điều kiện đặc trưng của địa phương , cơ sở qua đó góp phần hướng dẫn quần chúng thực hiện chủ trương đường lối của đảng và nhà nước
Quản lý hướng dẫn các cơ quan , đoàn thể, các tổ chức xã hội hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động trực tiếp quần chúng trong địa bàn, trong các hoạt động, các phong trào của địa phương
Các hình thức hoạt động thông tin tuyên truyền
thông tin tuyên truyền cổ động bằng tin tức
thông tin tuyên truyền bằng lời nói trực tiếp
thông tin tuyên truyền bằng các hình thức văn nghệ
3 Hoạt động xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang cưới hỏi
3.1 Quy chế này quy định việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, công ty của nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong các đơn vị thuộc lực lượng
vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân) phải gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm vận động gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện cơ chế này
Mọi gia đình công dân có trách nhiệm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội
3.2 Tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội phải đảm bảo
Trang 8o Không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không được thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan như xem số, xem bói, xem thẻ, yểm bùa, trừ tà và các hình thức mê tín dị đoan khác
o Không gây mất trật tự, an ninh xã hội; không lợi dụng để truyền đạo trái phép và có các hoạt động chia rẽ đoàn kết dân tộc
o Không làm cản trở giao thông và các hoạt động công cộng
o Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức
o Giữ gìn sự yên tĩnh, hạn chế gây tiếng ồn vào ban đêm
o Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quy chế này không mời, không dự tiệc cưới trong giờ làm việc, không sử dụng thời gian làm việc, công quỹ và phương tiện của cơ quan, đơn vị, tổ chức để đi dự lễ hội khi không có nhiệm vụ
o Không lợi dụng việc cưới, việc tang để nhận quà biếu nhằm trục lợi cá nhân; sử dụng công quỹ của cơ quan, đơn vị, tổ chức
để làm quà mừng cưới, việc đám tang để phục vụ cho mục đích cá nhân
3.3 Tổ chức việc cưới
Việc cưới cần được tổ chức trang trọng, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc
Các thủ tục có tính phong tục, tập quán như chạm ngõ, lễ hỏi, xin dâu cần được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ
Trang trí lễ cưới và phục vụ cô dâu, chú rể phải lịch sự, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc
Trang 9 Trường hợp tổ chức ăn uống cần tiết kiệm, không kéo dài nhiều ngày và phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Lễ đăng ký kết hôn và trao giấy chứng nhận kết hôn phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình
Khuyến khích thực hiện các hình thức sau trong việc cưới:
Báo hỷ thay cho lời mời dự lễ cưới, tiệc cưới
Tổ chức tiệc trà thay cho tổ chức tiệc mặn tại gia đình, hội trường cơ quan, nhà văn hóa… tổ chức đám cưới không hút thuốc lá
Cơ quan, tổ chức hoặc đoàn thể xã hội đứng ra tổ chức lễ cưới
Đặt hoa ở đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ hoặc tròng cây lưu niệm ở vườn cây hạnh phúc tại địa phương trong ngày cưới
Tổ chức cưới và đưa đón dâu phải tuân thủ quy luật về an toàn giao thông và trật tự an toàn công cộng
3.4 Tổ chức việc tang
Tổ chức việc tang phải thực hiện theo đúng quy luật về hộ tịch, môi trường, về sinh an toàn thực phẩm; việc tổ chức chu đáo, trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm; khi đưa ra các quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự, an toàn, hạn chế tối đa việc rắc hàng mã, tiền âm phủ trên đường, hoặc tiền xu trên đường
Việc chôn cất, hỏa tang, điện tang, bốc mộ và di chuyển hài cốt phải thực hiện theo quy định tại Điều lệ vệ sinh tuân theo Nghị định số 23/HĐBT ngày 24 tháng 11 năm 1991 của Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
Trang 10 Tang phục, cờ tang và treo cờ tang theo phong tục của từng vùng, miền, dân tộc, tôn giáo
Khuyến khích thực hiện các hình thức sau
Sử dụng băng, đĩa nhạc tang thay cho phường bát âm
Hạn chế mang vòng hoa
Các hình thức hỏa tang, điện tang
Các tuần tiết trong việc tang như lễ cũng 3 ngày, 7 ngày,
100 ngày, giỗ đầu và cải tang nên tổ chức trong nội bộ gia đình, họ hàng
Việc tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, việc thực hiện theo quy định tại quy chế tổ chức lễ tang đối với các viên chức nhà nước khi từ trần ban hành kèm theo nghị định số 62 ngày 12 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ
Chính quyền địa phương các cấp phải có quy định và đầu
tư kinh phí, từng bước xây dựng nghĩa trang thành đài tưởng niệm của địa phương
Việc chôn, cải tang, xây mộ phải nằm trong nghĩa trang,
ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xây
mộ cho phù hợp với quỹ đất, phong tục tập quán của mình
3.5 Lễ hội
Khi tổ chức lễ hội, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa và Quy chế tổ chức lễ hội do Bộ trưởng văn hóa – thông tin ban hành
Trang 11Chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải có biện pháp quản lí chặt chẽ, ngăn chặn và xử lí kịp thời những hành vi, vi phạm di tích, danh lam thắng cảnh, lừa đảo, trộm cắp của du khách; thương mại hóa và các hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội theo phạm vi và thẩm quyền của mình khi tổ chức lễ hội
Tổ chức lễ đón nhận huân chương, danh hiệu cao quý và các ngày lễ kỉ niệm, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải thực hiện đúng quy định tại nghị định số 154/2004/NĐ – CP ngày 9 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về nghi thức Nhà nước trong
tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm, trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước, Huân chương, Huy chương, cờ thi đua của Chính phủ, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
4 Câu lạc bộ
Nguyên tắc hoạt động:
- Câu lạc bộ hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện tham gia của các thành viên, dân chủ trong trong hoạt động và quản lý tập trung
- Câu lạc bộ hoạt động theo sự tổ chức và điều hành của Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ, nhưng chịu sự quản lý, giám sát và quyết định trực tiếp của Ban Tổng Giám đốc
- Hoạt động của Câu lạc bộ được xây dựng dựa trên sự đóng góp nội dung hoạt động của các thành viên Các nội dung hoạt động của câu lạc bộ được chọn lựa dựa trên một số tiêu chí:
+ Thu hút được đông đảo các thành viên tham gia
Trang 12+ Góp phần thúc đẩy vai trò của việc hiệp lực trong công tác xây dựng thương hiệu toàn hệ thống
+ Nội dung mang tính thiết thực, hấp dẫn và sinh động
+ Không có các nội dung xuyên tạc và vi phạm pháp luật nhà nước, an ninh quốc gia và hoạt động tôn giáo
+ Khuyến khích các ý tưởng mới lạ về hình thức hoạt động