Quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận sơn trà, thành phố đà nẵng Quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận sơn trà, thành phố đà nẵng Quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận sơn trà, thành phố đà nẵng Quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận sơn trà, thành phố đà nẵng Quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận sơn trà, thành phố đà nẵng Quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận sơn trà, thành phố đà nẵng Quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận sơn trà, thành phố đà nẵng Quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận sơn trà, thành phố đà nẵng Quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận sơn trà, thành phố đà nẵng Quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận sơn trà, thành phố đà nẵng Quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận sơn trà, thành phố đà nẵng Quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận sơn trà, thành phố đà nẵng Quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận sơn trà, thành phố đà nẵng
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa Việt Nam là toàn bộ sáng tạo của con người tích lũy lại trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội được đúc kết thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội, biểu hiện thông qua vốn di sản văn hóa
và hệ ứng xử văn hóa cộng đồng người Chúng ta tự hào về nền văn hóa Việt Nam được bồi đắp ngày càng rạng rỡ bằng trí tuệ và tâm hồn biết bao thế hệ, tự hào về truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quật cường, tinh thần cao cả, tình nghĩa nhân hậu thủy chung, luôn hướng tới chân, thiện, mỹ Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh được mạch sống lưu truyền đó
Vai trò văn hoá đã được Đại hội VIII khẳng định “Văn hoá là
nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội” [14, tr.55], kết tinh những giá trị
tinh thần cốt lõi và đặc sắc có tính bền vững và trường tồn trong lịch
sử của dân tộc
Công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước ta từ Đại hội VI đến nay đã đạt được những thành tựu vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng Góp phần vào những thành tựu ấy, có sự đóng góp không nhỏ của lĩnh vực văn hóa Trong tình hình hiện nay, dư luận xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng đã phản ánh rất nhiều vấn đề liên quan đến những mặt tiêu cực của văn hóa với nhiều mức độ khác nhau Các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về văn hóa cũng gặp nhiều khó khăn, lúng túng, bị động trong công tác quản lý,
xử lý vi phạm, nhất là việc quản lý các loại hình dịch vụ văn hóa Trong quá trình hình thành và phát triển, Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng - với lợi thế của một quận có vị trí quan trọng về kinh
Trang 2tế biển, kinh tế du lịch, quốc phòng và an ninh, là cửa ngõ ra biển Đông của thành phố, là tuyến giao thông huyết mạch đặc biệt quan trọng của hành lang kinh tế Đông Tây Sơn Trà là cánh cửa tiếp nhận sự giao lưu văn hoá đa dạng, phong phú, thực sự có giao lưu từ nhiều nền văn hoá Đông và Tây, văn hoá sa đảo
Với những mặt thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội ở địa phương, thực trạng về văn hóa trên địa bàn quận còn tiềm
ẩn nhiều biểu hiện tiêu cực ở một số hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, lối sống, hành vi cư xử của con người có những biểu hiện đáng lo ngại, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Trong bối cảnh phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa hiện nay, công tác quản lý nhà nước về văn hóa sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại bởi thực tế đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về văn hóa còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn nghiệp
vụ, các thiết chế văn hóa chưa được thành phố và quận đầu tư kịp thời, các chính sách đầu tư cho con người làm công tác quản lý nhà nước về văn hóa chưa thật sự được quan tâm, chú trọng
Trước thực trạng và sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, trên cơ
sở khoa học, thực tiễn, tiếp thu những công trình khoa học đi trước Với mục đích nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước về văn hóa, qua đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với văn hóa trên địa
bàn quận Vì vậy, tôi chọn “Quản lý nhà nước về văn hóa từ thực
tiễn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn cao học
chuyên ngành Luật hành chính
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác quản lý văn hóa Việt Nam, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, nhất là giai
Trang 3đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, điển hình là các công trình nghiên cứu như:
- TSKH Phan Hồng Giang và TS Bùi Hoài Sơn (đồng chủ
biên) (2012) “Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế”, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội
- TSKH Phan Hồng Giang và TS Bùi Hoài Sơn (đồng chủ
biên) “Quản lý văn hóa ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí cộng sản số 1, tr.52-59
- Lê Như Hoa (2000), “Quản lý văn hóa đô thị trong điều kiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước”, Nxb Văn hóa-thông tin, Hà
đề tài “Quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng” tập trung đi sâu phân tích cơ sở lý luận và thực
tiễn quản lý nhà nước về văn hóa tại địa bàn quận, qua đó đưa ra những giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận Sơn Trà trong thời gian tới
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát là nghiên cứu thực trạng công tác quản lý
Trang 4nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận Sơn Trà hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong điều kiện thực tế hiện nay của địa phương
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của quản lý nhà nước về văn hóa; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về văn hóa ở nước ta hiện nay;
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong thời gian từ năm 2010 đến nay
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận Sơn Trà
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật, Thực tiễn hoạt động văn hóa, quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Quản lý nhà nước về văn hóa là một trong những vấn đề nóng bỏng và có phạm vi rộng cả về không gian và thời gian Đề tài tập trung một số nội dung sau:
- Nghiên cứu một số lĩnh vực chủ yếu như: quản lý nhà nước
về xây dựng dịch vụ văn hóa, môi trường văn hóa, gia đình văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
- Phạm vi thời gian: từ năm 2010 đến nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Trang 5Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng và
hạ tầng kinh tế; các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và văn bản pháp luật quản lý nhà nước về văn hóa và hoạt động văn hóa Đồng thời, luận văn tham khảo và kế thừa một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực này
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp cụ thể được tác giả sử dụng trong luận văn gồm: thu thập tư liệu, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp xã hội học, phương pháp tổng hợp , từ đó rút ra những kết luận cần thiết
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
- Qua nghiên cứu đề tài này, bản thân nhận thức được những quy định của pháp luật đối với quản lý nhà nước về văn hóa, nắm rõ những căn cứ, nội dung, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố
Đà Nẵng hiện nay
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn góp phần hệ thống hoá đầy đủ hơn về lý luận và thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa, đồng thời kiến nghị hoàn thiện một số quy định pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về văn hóa
- Đề xuất một số giải pháp khác nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa
- Đề tài cung cấp những nghiên cứu, tư liệu, khảo sát thực tế tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, qua đó đóng góp các dữ liệu của cơ sở thực tiễn để làm căn cứ điều chỉnh và hoàn thiện chính sách
Trang 67 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu làm 03 chương:
Chương 1 Một số vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về văn hóa
Chương 2 Thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Trang 7Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA
1.1 Khái niệm, vai trò, đặc điểm của quản lý nhà nước về văn hoá
1.1.1 Khái niệm văn hóa và vai trò của văn hóa
1.1.1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là tổng thể hệ thống những giá trị, những chuẩn mực, những hoạt động, những thói quen trong thực tiễn, có ý thức, mang tính sáng tạo và nhân văn của một cộng đồng dân cư nhất định trong lịch sử, qua đó thể hiện những đặc tính riêng, phân biệt cộng đồng dân cư này với cộng đồng dân cư khác
1.1.1.2 Vai trò của văn hóa
1.1.2 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của quản lý nhà nước
về văn hóa
1.1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa
Quản lý nhà nước về văn hóa là một lĩnh vực cụ thể của khoa học quản lý, đây là một trong những chức năng cơ bản của nhà nước,
là sự quản lý của nhà nước đối với toàn bộ hoạt động văn hóa của quốc gia bằng quyền lực của nhà nước thông qua Hiến pháp, pháp luật và cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo gìn giữ một nền văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, đảm bảo sự phát triển của nền văn hóa dân tộc, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển
xã hội một cách hài hòa, phù hợp với giá trị truyền thống và văn hóa của đất nước, trong đó pháp luật nổi lên với tư cách là công cụ có uy lực nhất để đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước
1.1.2.2 Vai trò của quản lý Nhà nước về văn hóa
1.1.2.3 Đặc điểm của quản lý nhà nước về văn hóa
Trang 8Thứ nhất, về đối tượng quản lý
Thứ hai, về nội dung quản lý có những đặc thù so với nội dung
quản lý của các lĩnh vực khác
Thứ ba, về phương pháp quản lý
Thứ tư, về mức độ xã hội hoá hoạt động quản lý về văn hóa
tương đối nhiều hơn so với các ngành, lĩnh vực khác
1.2 Nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về văn hoá
1.2.1 Nội dung quản lý nhà nước về văn hoá
Thứ nhất, xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật nhằm quản
lý thống nhất các hoạt động văn hóa
Thứ hai, xây dựng các thiết chế quản lý nhà nước về văn hóa
và thiết chế văn hóa
Thứ ba, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về văn hóa Thứ tư, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực văn hóa
Thứ năm, hợp tác quốc tế về văn hóa
1.2.2 Phương pháp quản lý nhà nước về văn hoá
Phương pháp quản lý là tổng thể những cách thức mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động có định hướng vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã định
1.3 Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về văn hóa
Trang 9Thứ hai, pháp luật tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và cá nhân giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa
Thứ ba, pháp luật là công cụ hữu hiệu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống
Thứ tư, pháp luật có vai trò giáo dục ý thức con người trong
việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống
1.3.3 Tổ chức hệ thống quản lý, đội ngũ cán bộ, công chức quản
2.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế, xã hội của quận Sơn Trà
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.2 Đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế - xã hội
2.2 Thực tiễn quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn quận Sơn Trà từ năm 2010 đến nay
2.2.1 Công tác ban hành văn bản pháp luật về quản lý văn hoá trên địa bàn quận
a/ Kết quả
Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ IV Đảng bộ quận ngày
Trang 1004/8/2010 xác định: “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vùng biển quận Sơn Trà, tăng đầu tư ngân sách cho văn hóa, đồng thời xã hội hóa ở các lĩnh vực phù hợp để huy động các nguồn lực cho phát triển văn hóa, phấn đấu 70% các phường có điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng với đầy đủ các thiết chế văn hóa Quản lý chặt chẽ các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí, lễ hội trên địa bàn quận” [17, tr.105]
Nghị quyết số 04-NQ/ĐH ngày 07 tháng 8 năm 2015 Đại hội Đại biểu Đảng bộ quận Sơn Trà lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 – 2020
“Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa – xã hội nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng nếp sống văn hóa – văn minh đô thị” [20, tr.168]
Trên cơ sở Nghị quyết của Quận ủy, UBND quận Sơn Trà ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch như: Kế hoạch thực hiện Đề
án Bảo tồn và phát huy những giá trị Văn hoá vùng biển quận Sơn Trà đến năm 2010 và những năm tiếp theo; Kế hoạch số: 145/KH-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2010 thực hiện Quyết định số 581/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020; Kế hoạch số 231/KH-VH&TT ngày 09 tháng
12 năm 2010 của Phòng Văn hoá – Thông tin quận Sơn Trà về thực hiện chiến lược phát triển văn hóa giai đoạn 2011 – 2015; Kế hoạch
số 123/KH-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2012 về “Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa giai đoạn 2012-2015” theo Quyết định số
3421/QĐ-UBND ngày 03 tháng 5 năm 2012 của UBND thành phố
Đà Nẵng về phê duyệt Đề án “Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa giai đoạn 2012-2015”; Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 26 tháng
10 năm 2016 của UBND quận Sơn Trà về tổ chức thực hiện “Xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” trên địa bàn quận Sơn Trà
Trang 11giai đoạn 2016 – 2020; Kế hoạch số 31-KH/QU ngày 29 tháng 4 năm
2017 của Quận ủy Sơn Trà và Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2017 của UBND quận Sơn Trà về thực hiện Chỉ thị 18-CT/TU, ngày 13/3/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”;
b/ Hạn chế
Một số ngành chưa chủ động trong việc đề xuất ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, UBND liên quan đến lĩnh vực văn hóa mà mình quản lý mà chỉ thực hiện đề nghị ban hành văn bản QPPL khi phát sinh yêu cầu hoặc văn bản của trung ương
c/ Nguyên nhân
- Nguyên nhân kết quả đạt được
+ Trước hết phải nói đến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa được sự quan tâm lãnh đạo của Quận, các ngành, đơn vị có liên quan đã xây dựng tương đối kịp thời, đảm bảo cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn
+ Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp chế, cán bộ làm công tác văn bản từ quận đến phường được bồi dưỡng nghiệp vụ
và tập huấn nghiệp vụ soạn thảo, kiểm tra văn bản QPPL
- Nguyên nhân hạn chế
+ Một số đơn vị địa phương chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL mang lại cho đời sống
+ Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong soạn thảo, ban hành chưa chặt chẽ, thiếu hiệu quả, có nhiều cơ quan, đơn vị chỉ phối hợp mang tính hình thức
Trang 122.2.2 Tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức quản lý văn hoá quận Sơn Trà
a/ Kết quả
Tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức quản lý văn hoá được thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 43/2008/TTLTBVHTTDL-BNV ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Bộ văn hóa-thể thao-du lịch và
Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở Văn hóa, thể thao và du lịch thuộc UBND cấp tỉnh và phòng Văn hóa-thông tin thuộc UBND cấp huyện
b/ Hạn chế
c/ Nguyên nhân
- Nguyên nhân kết quả đạt được:
+ Có sự quan tâm trách nhiệm của lãnh đạo quận Sơn Trà
trong việc tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ công chức quản lý văn hóa + Tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức quản lý văn hóa luôn được thể hiện, tham mưu tốt cho lãnh đạo địa phương quản
lý có hiệu quả các hoạt động văn hóa trên địa bàn
- Nguyên nhân hạn chế:
+ Việc kiện toàn, củng cố, bổ sung cán bộ, công chức quản lý
về văn hóa trên địa bàn quận còn chậm do yếu tố chủ quan của lãnh đạo quận
+ Bộ máy quản lý về văn hóa ở quận tuy tương đối đảm bảo về
số lượng, nhưng chất lượng chưa đảm bảo Ngoài ra, một số cán bộ chưa thể hiện hết vai trò, trách nhiệm của mình trong thực thi công vụ
2.3 Tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực văn hóa ở quận Sơn Trà từ năm 2010 đến nay
2.3.1 Công tác tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa
a/ Kết quả