Quan điểm và giải pháp chiến lược phòng ngừa tội xâm phạm quyền sở hữu: Trong đó các tội xâm phạm sở hữu thì tội phạm trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu của tội phạm xâm phạm sở hữu chiếm 73,38%, tiếp đến là cướp giật tài sản chiếm 9,50%, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra chiếm 5,25%, tội cướp tài sản chiếm 4,60%, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xảy chiếm 3,05%, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chiếm 2,51%, cưỡng đoạt tài sản chiếm 1,64%, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản chiếm 0,07%.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có nhiều diễn biến phức tạp, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm ở nước ta
Trong đó các tội xâm phạm sở hữu thì tội phạm trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu của tội phạm xâm phạm sở hữu chiếm 73,38%, tiếp đến là cướp giật tài sản chiếm 9,50%, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra chiếm 5,25%, tội cướp tài sản chiếm 4,60%, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xảy chiếm 3,05%, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chiếm 2,51%, cưỡng đoạt tài sản chiếm 1,64%, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản chiếm 0,07%.1
Qua nghiên cứu cho thấy, số vụ xâm phạm sở hữu tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, dịch vụ như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng …
Trong những năm qua, tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu do các băng nhóm tội phạm gây ra diễn biến rất phức tạp, xảy ra tại nhiều nơi, tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, đời sống của người dân, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, gây thiệt hại cả về người và tài sản, gây mất an ninh trật tự tại các địa phương
Các băng nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu có xu hướng dịch chuyển từ các tỉnh phía Bắc, miền Trung và các tỉnh Tây Nam bộ về các tỉnh miền Đông Nam bộ, chủ yếu
là thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu ẩn náu, cấu kết, móc nối tiếp tục thực hiện các hành vi phạm tội và tổ chức nhanh chóng, gây án
có tính chất cơ hội, ít để lại dấu vết; đối tượng trong các băng nhóm đa số có tiền án, tiền
sự, nằm trong diện sưu tra, quản lý của lực lượng Công an
Phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng táo bạo, công khai và thể hiện sự coi thường tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác Thời gian gần đây, đối tượng phạm tội sử dụng hung khí, công cụ hỗ trợ, vũ khí nóng gây án ngày càng gia tăng
và sẵn sàng chống trả lại lực lượng truy bắt khi bị phát hiện, chạy trốn, các đối tượng có
xu hướng chuyển dần từ sự trốn tránh, né tránh sang sẵn sàng đối đầu với lực lượng thi hành công vụ và người dân khi bị truy bắt
Vì vậy tôi xin chọn đề tài: “Quan điểm và giải pháp chiến lược phòng ngừa tội xâm phạm quyền sở hữu”
2 BỐ CỤC ĐỀ TÀI:
Chương 1: KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN SỞ HỮU
1 Tội phạm ở Việt Nam năm 2014 và dự báo năm 2015, sách do Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân biên soạn, Nxb CAND, 2014
Trang 2Chương 2: NGUYÊN NHÂN - THỰC TRẠNG
2.1 Nguyên nhân
2.2 Thực trạng
2.3 Các vụ án xâm phạm quyền sở hữu gây chấn động xã hội
Chương 3: GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÒNG NGỪA TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện tiếu luận này, tôi đã lựa chọn thực hiện thông qua các phương pháp: Phương pháp lôgic
Phương pháp tổng hợp, phân tích các thông tin liên quan đến đề tài
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Khi lựa chọn thực đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu đến các tội phạm liên quan đến quyền sở hữu (bao gồm 13 tội được quy định tại chương XVI Bộ luật hình sự) Tuy nhiên, tác giả không phân tích hết các tội phạm quy định tại chương XVI Bộ luật hình sự mà chỉ phân tích chung chung về mặt lý thuyết của một số tội danh Đồng thời, tác giả có đánh giá, dẫn chứng những vụ án có tính chất chuyên nghiệp, gây tâm lý bức xúc trong quần chúng nhân dân trong thời gian qua trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam
NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN SỞ HỮU
Theo quan điểm kinh tế học, sở hữu được coi là việc chiếm giữ những của cải vật chất của con người trong đời sống xã hội Theo quan điểm này, sở hữu là một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan, xuất hiện cùng với sự tồn tại của xã hội loài người
Quá trình tồn tại của xã hội loài người luôn gắn liền với sự phân hóa tài sản trong việc chiếm giữ những của cải vật chất Cùng với đó là sự phân chia giai cấp, và những người có quyền thế trong xã hội thấy rằng, chỉ điều hành xã hội bằng phong tục tập quán
sẽ không có lợi cho mình nên cần phải có một bộ máy bạo lực với pháp luật là công cụ
để bảo vệ sự chiếm hữu của cải vật chất cho mình và cho giai cấp mình
Trên cơ sở kinh tế để bảo đảm cho sự thống trị về chính trị và tư tưởng chính là các quan hệ sở hữu có lợi cho giai cấp thống trị Giai cấp thống trị phải dùng tới một bộ phận của pháp luật về sở hữu để thể hiện ý chí của giai cấp mình Là một hình thái của thượng tầng kiến trúc, pháp luật về sở hữu ghi nhận và củng cố địa vị, ghi nhận lợi ích của giai cấp thống trị đối với việc đoạt giữ các của cải vật chất trước các giai cấp khác trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông Do đó, trong bất kỳ nhà nước nào, luật pháp về sở hữu cũng được sử dụng với ý nghĩa là một công cụ có hiệu quả của giai cấp nắm chính quyền để bảo vệ cơ sở kinh tế của giai cấp đó
Trang 3Trong khoa học pháp lý, quyền sở hữu được hiểu là một phạm trù pháp lý phản
ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật về sở hữu nhằm điều chỉnh các quan hệ sở hữu trong đời sống xã hội Các quy phạm pháp luật về sở hữu là cơ sở để xác nhận, quy định và bảo vệ các quyền lợi của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản
Quyền sở hữu với tư cách là một chế định của pháp luật dân sự, một bộ phận
thuộc thượng tầng kiến trúc, quyền sở hữu chỉ xuất hiện khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp và có Nhà nước Pháp luật về sở hữu chính là sản phẩm của xã hội có giai cấp nhằm bảo vệ lợi ích trước hết là của giai cấp thống trị, giai cấp nắm quyền lãnh đạo trong
xã hội Pháp luật về sở hữu dù được ghi nhận và quy định dưới bất kỳ góc độ nào cũng luôn mang tính giai cấp và phản ánh những phương thức chiếm giữ của cải vật chất trong
xã hội “Vì vậy, pháp luật về sở hữu bao giờ cũng nhằm mục đích:
– Xác nhận và bảo vệ bằng pháp luật việc chiếm giữ những tư liệu sản xuất chủ yếu của giai cấp thống trị
– Bảo vệ những quan hệ sở hữu phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị
Tạo Điều kiện pháp lý cần thiết bảo đảm cho giai cấp thống trị khai thác được nhiều nhất những tư liệu sản xuất đang chiếm hữu để phục vụ cho sự thống trị; đồng thời xác định mức độ xử sự và các ranh giới hạn chế cho các chủ sở hữu trong phạm vi các quyền năng: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
Với cách hiểu này, khái niệm quyền sở hữu có thể hiểu theo hai nghĩa sau:
– Theo nghĩa khách quan (còn được gọi là nghĩa rộng), quyền sở hữu là luật pháp
về sở hữu trong một hệ thống pháp luật nhất định Do đó, quyền sở hữu là tổng hợp một
hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, những của cải vật chất trong đời sống xã hội
– Theo nghĩa chủ quan (còn được gọi là nghĩa hẹp), quyền sở hữu là mức độ xử
sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong những điều kiện nhất định Với cách hiểu này thì quyền sở hữu chính là những quyền năng dân sự chủ quan của từng loại chủ sở hữu nhất định đối với một tài sản cụ thể, được quy định trong các quy phạm pháp luật về sở hữu cụ thể
Trên phương diện khoa học luật dân sự, quyền sở hữu được hiểu là một quan hệ
pháp luật dân sự – quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu Bởi, bản thân nó chính là hệ quả của sự tác động của một bộ phận pháp luật vào các quan hệ xã hội (các quan hệ sở hữu) Theo cách hiểu này, quyền sở hữu bao gồm đầy đủ ba yếu tố của quan hệ pháp luật dân sự: chủ thể, khách thể và nội dung như một quan hệ pháp luật dân sự bất kỳ
Trên phương diện khoa học luật hình sự, các tội xâm phạm quyền sở hữu được
Trang 4quy định tại chương XVI Bộ luật Hình sự năm 2015, bao gồm các tội như sau:
Tội cướp tài sản (Điều 168)
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 1169)
Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)
Tội cướp giật tài sản (Điều 171)
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172)
Tội trộm cắp tài sản (Điều 173)
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175)
Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176)
Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177)
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178)
Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179)
Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180)
CHƯƠNG II:
NGUYÊN NHÂN - THỰC TRẠNG 2.1 Nguyên Nhân:
Qua nghiên cứu tình hình, diễn biến của tội phạm xâm phạm sở hữu, nhất là các
vụ án còn tồn chưa khám phá cho thấy nguyên nhân của tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng về cơ bản nổi lên một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Việc tổ chức thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm sở hữu và các lực lượng liên quan còn nhiều hạn chế, nhất là công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi và xây dựng, sử dụng cộng tác viên bí mật chưa đáp ứng được yêu cầu công tác, hiệu quả chưa cao, đặc biệt tại các khu vực, địa bàn trọng điểm Đối tượng gây án thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu, nhất là cướp, cướp giật, trộm cắp, cường đoạt tài sản… đa phần là đối tượng lưu manh chuyên nghiệp, có tiền án tiền sự, đa số là nam giới tuổi đời còn trẻ, không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định, nhiều đối tượng nghiện ma túy
- Công tác nắm tình hình của một số Công an đơn vị, địa phương, nhất là cấp cơ
sở còn nhiều hạn chế, có nơi, có lúc chưa kịp thời, chưa nắm chắc diễn biến tình hình tội phạm, chưa đánh giá, dự báo đúng tình hình diễn biến đối với nhóm tội phạm xâm phạm
sở hữu để có giải pháp đấu tranh hiệu quả Công tác quản lý địa bàn, quản lý nhân hộ
Trang 5khẩu đặc biệt, quản lý đối với số đối tượng có tiền án, tiền sự, đối tượng không nghề nghiệp… cũng như di biến động của các loại đối tượng chưa chặt chẽ, kịp thời của lực lượng Công an cơ sở ở một số nơi còn sơ hở, lỏng lẻo, chưa làm tốt công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng
- Công tác phối hợp trao đổi thông tin về di biến động của đối tượng trong diện quản lý, nhất là đối tượng hoạt động băng nhóm, đối tượng hoạt động gây án liên tuyến, liên tỉnh chưa tốt, nên không kịp thời cập nhật thông tin và quản lý được đối tượng Công tác phối hợp, trao đổi thông tin, điều tra mở rộng các vụ án, liên quan đến các đối tượng gây án, nhất là các đối tượng trong băng nhóm tội phạm thiếu kịp thời, chặt chẽ, chưa hiệu quả
- Công tác tiếp nhận và giải quyết tin báo tố giác về tội phạm chưa tốt, nhất là tội phạm trộm cắp, cướp giật… ngoài ra tình hình kết quả điều tra thu hồi tài sản đạt tỉ lệ thấp, nên có phần tạo tâm lý không tin tưởng vào việc thu hồi tài sản bị mất, người dân ngại đến cơ quan chức năng trình báo, tố giác tội phạm, hoặc trình báo không kịp thời dẫn đến khó khăn cho công tác điều tra xử lý Những vụ trộm cắp, cướp giật tài sản khách du lịch, người nước ngoài, thường họ chỉ báo cho lãnh sự quán, có trường hợp họ
đã rời Việt Nam, sau đó lãnh sự quán có công hàm gửi đến sở ngoại vụ để phản ảnh, ảnh hưởng đến công tác điều tra, làm rõ của cơ quan Công an
- Một số nơi, một số địa bàn chưa làm tốt công tác tuyên truyền về phòng chống tội phạm, thông báo về phương thức thủ đoạn hoạt động của các tội phạm xâm phạm sở hữu, nhất là tội phạm trộm cắp, cướp, cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản để người dân nâng cao ý thức cảnh giác, phòng chống tội phạm
- Phong trào quần chúng nhân dân tham gia phòng chống tội phạm tại một số địa bàn chưa sâu rộng, có những nơi người dân còn mất cảnh giác, còn có nhiều sơ hở để đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội chiếm đoạt tài sản
Tội phạm xâm phạm về trật tự xã hội đang có xu hướng diễn biến phức tạp hơn, gia tăng cả về số vụ phạm tội và tính chất của tội phạm, tuy các loại án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được kiềm chế, nhưng các loại thường án, án xâm phạm sở hữu vẫn chưa có giải pháp, biện pháp ngăn chặn hiệu quả, nhất là loại tội phạm trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là những loại tội phạm chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu, cũng như chiếm tỷ lệ cao (án trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ cao nhất) trong cơ cấu tội phạm xâm phạm trật tự xã hội Vì vậy, trong thời gian tới tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu tiếp tục diễn biến phức tạp khó lường, một số loại tội phạm cụ thể như trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản, cướp tài sản có xu hướng gia tăng theo từng thời gian, thời điểm nhất định trong năm
Các tội phạm trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn là
Trang 6những tội chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm của nhóm tội xâm phạm sở hữu bị phát hiện, trong đó tội phạm trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản vẫn chiếm tỷ lệ nhất trong tổng số các tội xâm phạm trật tự xã hội Theo quy luật hàng năm vào dịp cuối năm, chuẩn bị đón năm mới, dịp hè, dịp các giải bóng đá trong nước và quốc tế tổ chức thi đấu các loại tội phạm trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản sẽ gia tăng cả về số vụ và tính chất tội phạm
Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội có xu hướng trẻ hóa, đa phần là đối tượng lưu manh chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự, có độ tuổi chủ yếu từ 18 đến 30 tuổi, phần lớn là nam giới, không nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định, các đối tượng luôn
có xu hướng cấu kết chặt chẽ với nhau thành băng nhóm, hoạt động liên tuyến, liên tỉnh Các đối tượng trộm cắp, cướp giật, cướp, cưỡng đoạt tài sản thường có quan hệ chặt chẽ với đối tượng tiêu thụ, nhất là tội trộm cắp xe máy, chúng tạo thành đường dây tổ chức chặt chẽ
Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm xâm phạm sở hữu ngày càng táo báo, quyết liệt và tinh vi, tính chất ngày càng nghiêm trọng, phức tạp Hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra ngày càng lớn, không chỉ xâm phạm đến quyền sở hữu, tài sản của người dân mà còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm của người dân, gây mất an ninh trật tự địa phương
2.2 Thực trạng
Trong những năm qua, các ngành, các cấp do các lực lượng chuyên trách làm nòng cốt đã triển khai đồng bộ, toàn diện nhiều nội dung, biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, thu được nhiều kết quả quan trọng Cuộc đấu tranh đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, huy động được nhiều nguồn lực xã hội, động viên được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân Công tác phòng ngừa xã hội mà nòng cốt là phong trào “Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và quản lý, giáo dục, giúp đỡ người phạm tội trong gia đình, ở địa bàn dân cư” được triển khai sâu rộng, gắn với Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và nhiệm vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân đã mang lại hiệu quả rõ nét, góp phần củng cố nền tảng ngăn ngừa tội phạm ngay từ cơ sở Các lực lượng chuyên trách tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm Hàng chục nghìn băng nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm, đường dây mua bán vận chuyển ma túy đã được triệt phá, bóc gỡ; hoạt động của tội phạm có tổ chức và băng nhóm tội phạm hình sự mang tính chất “xã hội đen” đã được ngăn chặn; tình hình tội phạm ở các thành phố lớn, trên các tuyến, địa bàn trọng điểm cơ bản được kiềm chế
Đạt được những kết quả trên là do đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống
Trang 7chính trị, sức mạnh tổng hợp của xã hội và sự cố gắng, nỗ lực của các lực lượng chuyên trách
Mặc dù vậy, tình hình tội phạm ở nước ta vẫn diễn biến rất phức tạp Nhiều loại tội phạm nghiêm trọng chưa được kiềm chế Tội phạm có tổ chức, băng nhóm tội phạm mang tính chất “xã hội đen”, tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu lộng hành ở nhiều thành phố lớn, trên các tuyến biên giới, trắng trợn xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, xã hội và nhân dân Tội phạm có tính quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia và tội phạm sử dụng công nghệ cao đang là một thách thức lớn
Nguyên nhân của tình hình trên, một phần là do các yếu tố khách quan, như tác động của những vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế; sự xuống cấp về đạo đức xã hội, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, làm ăn chụp giật nhưng chủ yếu vẫn là do những hạn chế, yếu kém trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là phòng ngừa xã hội Cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tội phạm, vì vậy, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm chưa được đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước Nhiều cấp, nhiều ngành còn đứng ngoài cuộc hoặc chỉ tham gia một cách hình thức, chiếu lệ, đối phó Tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp ở các cơ quan bảo vệ pháp luật
và chuyên trách còn bất cập, dẫn đến chồng chéo, trùng lặp Năng lực tham mưu, quản lý
và tổ chức thực hiện cũng như tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên quyết tấn công tội phạm của một bộ phận cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật, chiến sĩ lực lượng chuyên trách còn hạn chế, yếu kém, sa sút Điều kiện hậu cần
-kỹ thuật bảo đảm cho công tác phòng, chống tội phạm còn nhiều khó khăn, hạn chế Chính sách đãi ngộ đối với lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm còn chưa phù hợp
2.3 Các vụ án xâm phạm quyền sở hữu gây chấn động xã hội:
1 Vụ án cướp tài sản tại nơi dân cư đông đúc: khoảng 13 giờ 30 phút ngày
4/1/2012, khi tiệm vàng Kiều Ngọc (trên đường Đặng Dung, thuộc khối phố 7, phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh) đang hoạt động bình thường thì con gái chủ tiệm (cũng là người bán hàng) thấy có một người có biểu hiện lén lút đứng sát cửa nên đi ra kiểm tra Bất ngờ, có một đối tượng bịt mặt, đeo găng tay, trùm mũ kín đầu, tay cầm búa đinh lao vào cửa hàng Người bán hàng hoảng sợ bỏ chạy, còn những người khác chưa kịp định hình chuyện gì xẩy ra thì đối tượng đã dùng búa đinh đập mạnh làm vỡ tủ kính, đưa tay vơ lấy
8 vòng kiềng, tương đương với 37 chỉ vàng 9999, trị giá tại thời đó 157 triệu đồng
Nhanh như cắt, hung thủ chạy ra ngoài, nhảy lên xe do một đối tượng khác đang
nổ máy chờ sẵn rồi tẩu thoát Theo camera an ninh của tiệm vàng ghi lại, vụ cướp chỉ
Trang 8xẩy ra trong khoảng 2 giây không ai kịp truy hô hay nhận diện đối tượng
Vụ cướp táo tợn này không chỉ gây khiếp đảm cho những người chứng kiến, hoảng sợ cho gia đình bị hại, thu hút sự quan tâm của dư luận mà còn làm đau đầu lực lượng công an
Các đối tượng gây án là người ngoại tỉnh nên khi xẩy ra vụ việc không thể thực hiện rà soát hết Hai tên này là những đối tượng đã có tiền án, tiền sự, lưu manh chuyên nghiệp nên trong quá trình đấu tranh chúng khai báo quanh co, thủ đoạn gian dối, gây khó khăn cho công tác điều tra Vật chứng vụ án là các vòng kiềng vàng đã bán nên khó thu hồi Thời gian xẩy ra vụ án đã lâu nên một số chi tiết các đối tượng, người liên quan nhớ không chính xác…
2 Vụ án cướp tài sản tại ngân hàng có trang bị vũ khí: Khoảng 15 giờ 15 phút ngày
27/9/2017, nhân viên và khách giao dịch tại một ngân hàng ở KCN Hoà Phú (huyện Long Hồ, Vĩnh Long) hết sức hoảng loạn khi một đối tượng bịt mặt, cầm súng bất ngờ xông vào khống chế
Thời điểm trên có 9 người (bảo vệ, nhân viên ngân hàng và khách giao dịch) bị tên cướp chĩa súng và yêu cầu nằm xuống rồi ném túi xách vào trong, buộc 2 nữ nhân viên bỏ tiền vào nếu không sẽ bắn
Lo sợ, 2 nữ nhân viên bỏ hơn 200 triệu vào đồng vào túi xách rồi đưa cho tên cướp Tên cướp tiếp tục yêu cầu phải mở kho để lấy thêm tiền, khi nghe các nhân viên nói sếp đi vắng nên không có chìa khoá
Nhờ những hình ảnh mà camera an ninh, chân dung kẻ cướp được phác hoạ là nam, khoảng 40 tuổi, cao khoảng 1,6m, dáng mập, đội mũ bảo hiểm màu đỏ, đeo khẩu trang, mặc áo thun sáng, quần kaki, mang giầy thể thao, mang theo túi xách… sau 3 phút rời ngân hàng
Trong quá trình điều tra, công an tỉnh Vĩnh Long nhận được tin thượng uý N.V.K (42 tuổi) dùng súng tự sát tại nơi làm việc Lực lượng chức năng thu giữ 1 khẩu súng và
lá thư tuyệt mệnh được cho là do người này để lại với nội dung thực hiện vụ cướp do nợ nần, làm ăn với công ty xăng dầu thua lỗ, không có khả năng thanh toán…
3 Vụ án giả danh công an nhân dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản: vào khoảng 8h30
ngày 3/8, trong quá trình trinh sát trên địa bàn, Đội Cảnh sát Hình sự Công an TP Hà Tĩnh phối hợp với Công an xã Thạch Trung tiến hành kiểm tra hành chính phòng 503 -nhà nghỉ Thủy Nhung thì phát hiện đối tượng Lê Văn Đỉnh cùng một bộ quân phục cảnh sát nhân dân
Quá trình điều tra, Lê Văn Đỉnh đã khai nhận không phải là cán bộ công an, toàn
bộ số quân phục, công cụ hỗ trợ trên là do đối tượng lên mạng đặt mua nhằm mục đích
để lừa đảo chiếm đoạt tài sản những người nhẹ dạ cả tin
Trang 9Tiếp tục điều tra mở rộng, Công an TP Hà Tĩnh xác định được Lê Văn Đỉnh chính
là đối tượng đang bị Công an TP Lạng Sơn truy tìm vì liên quan đến vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với chị V.T.V (SN 1964, trú tại TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn)
Trước đó, Lê Văn Đỉnh đã giới thiệu với chị V mình là cán bộ công an, công tác tại Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động Đông Bắc II (khu Nà Tâm, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) Khi đã tạo được lòng tin với chị V., Đỉnh đã viện ra nhiều lý do để vay tiền
Để tránh bị phát hiện và tăng thêm niềm tin của chị V đối với mình, Đỉnh đã mặc quân phục công an nhân dân chụp nhiều tấm hình khác nhau gửi cho chị V
Tin tưởng, chị V đã nhiều lần cho Lê Văn Đỉnh vay mượn tiền và tài sản là 1 chiếc xe ô tô hiệu Mazda BKS 12C- 057.13 với tổng giá trị theo trình báo ban đầu ước tính trên 4 tỷ đồng
4 Vụ án ăn trộm cước viễn thông lớn nhất Việt Nam: Ngày 28-11-2016, Cục
An ninh Văn hóa, Thông tin, Truyền thông Bộ Công an phối hợp với Cục An ninh Điều tra (ANĐT), Thanh tra Bộ thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh Quảng Ninh khám phá thành công chuyên án trộm cắp cước viễn thông quốc tế với quy mô lớn, thủ đoạn hoạt động hết sức tinh vi, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho các nhà mạng tại Việt Nam
Theo đó, thông qua các thiết bị đặc chủng công nghệ mới, tiên tiến nhất, kết hợp với công nghệ, ứng dụng di động, cố định, mạng máy tính ảo, Sim ảo, mạng internet và lợi dụng kẽ hở trong quy định về quản lý thông tin thuê bao trả trước, các đối tượng tội phạm đã thiết lập trái phép hệ thống viễn thông quốc tế để chuyển lưu lượng điện thoại
từ nước ngoài về Việt Nam
Ngày 17-11, Tổng cục An ninh và Tranh tra Bộ thông tin Truyền thông, Công an tỉnh Quảng Ninh tiến hành thanh tra đột xuất và bắt, khám xét đồng loạt 7 địa điểm tại
Hà Nội và Quảng Ninh Qua đây phát hiện 8 hệ thống viễn thông chuyên dụng đang hoạt động chuyển bất hợp pháp các cuộc điện thoại quốc tế về Việt Nam
Cơ quan ANĐT đã bắt khẩn cấp 4 đối tượng trực tiếp tham gia việc lắp đặt và vận hành hệ thống Thu giữ 12 thiết bị VOIP GSM Gateway loại Dinstar DWG2000-32G (32 Kênh/1 thiết bị) do Trung Quốc sản xuất, tương đương với một hệ thống 384 kênh liên lạc quốc tế và nhiều tài liệu, tang vật có liên quan
Kết quả điều tra bước đầu xác định thủ đoạn hoạt động của đường dây này là: Các đối tượng trong nước móc nối với đối tượng nước ngoài đặt các hệ thống thu phát sóng
di động kích thước nhỏ gồm: Hệ thống thu phát sóng (VOIP GSM Gateway) được kết nối với máy chủ điều khiển hệ thống đặt tại Hồng Kông (SIM Server), máy chủ lưu dữ liệu SIM ảo (SIMBANK Server) đặt tại Trung Quốc và các hệ thống máy chủ Voice Over IP (SIP Server) tại Mỹ, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác tại châu Âu và châu Á
Trang 10Cơ quan ANĐT đã bắt khẩn cấp các đối tượng trực tiếp tham gia việc lắp đặt và vận hành hệ thống, trong đó có 2 đối tượng là Phạm Ngọc Anh (tức Phạm Công Toàn, 29 tuổi, ở phường Hải Xuân, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) và Nguyễn Văn Trịnh (33 tuổi, ở phường Văn Quán, quận Hà Đông, TP Hà Nội)
Trong đó, đối tượng cầm đầu tổ chức, trực tiếp lắp đặt hệ thống nói trên tại các địa điểm gồm Văn Quán (Hà Đông), Lương Thế Vinh (Nam Từ Liêm), Phú Lương (Hà Đông), Định Công (Hoàng Mai), Chùa Bộc (Đống Đa) và Móng Cái (Quảng Ninh); thu gom SIM trả trước tại một số địa phương hoặc SIM chưa kích hoạt mang sang Trung Quốc dùng phần mềm để tự kích hoạt, tạo SIM ảo, tạo Imei giả… và đặt máy chủ tại Hồng Kông (đầu mối viễn thông toàn cầu) để giảm chi phí thuê đường truyền
Phương thức, thủ đoạn của tổ chức tội phạm này là mua SIM từ Việt Nam chuyển sang Trung Quốc để nạp vào máy chủ lưu SIM (SIMBANK) và từ đây đẩy Data của các SIM điện thoại sang máy chủ điều khiển mạng (SIM Server tại Hồng Kông)
Để tránh sự phát hiện của Cơ quan Công an, các đối tượng đã kết nối hệ thống thu phát sóng tại Việt Nam với hệ thống máy chủ tại Hồng Kông và Trung Quốc, thường xuyên thay đổi SIM ảo (nạp trong máy chủ SIM Server) kết nối với các hệ thống thu phát sóng khác nhau ở các tỉnh, thành phố của Việt Nam Đồng thời, chúng còn lợi dụng các chính sách khuyến mại gọi nội mạng để sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí và có lợi nhuận cao để trộm cước viễn thông quốc tế
Đây là một trong những vụ án thiết lập trái phép hệ thống viễn thông quốc tế để chuyển lưu lượng điện thoại từ nước ngoài về Việt Nam sử dụng công nghệ cao có tổ chức quy mô do lực lượng Công an phối hợp với Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông và các nhà mạng phát hiện
5 Vụ án làm giả tài liệu để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác: Do
cần tiền để trả nợ và tiêu xài cá nhân, Trang đã tạo vẻ ngoài thành đạt, tự xưng là Giám đốc Công ty Havbarco chuyên kinh doanh bất động sản, đặt văn phòng tại Hà Nội, Trang
đã làm tài liệu, con dấu giả để "hợp pháp" doanh nghiệp "ma" này Trang đã thuyết phục, lôi kéo một số người quen biết tham gia đầu tư vào công ty "ma" của Trang để được nhận chia khuyến mãi gồm tiền, ô tô và một số tài sản có giá trị khác
Tin tưởng Trang đầu tư bất động sản là có thật nên từ đầu tháng 4/2019 đến tháng 7/2019, bà Hoàng Thị H đã trực tiếp nhiều lần đưa cho Trang số tiền tổng cộng hơn 2 tỷ đồng với lý do Trang đưa là nộp tiền phí, nộp thuế đất, tiền xe…đầu tư vào bất động sản
Cơ quan Cảnh sát điều tra đã thu hồi tất cả các tại liệu có liên quan cùng tài sản mua được từ số tiền chiếm đoạt được bao gồm 1 xe ô tô MazdaCX5, 15.600.000 đồng cùng nhiều tang vật khác có liên quan đến vụ án