Phát triển bền vững với ba trụ cột: phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường là nhu cầu tất yếu và đang là thách thức đối với mọi quốc gia trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế hiện nay. Việc lựa chọn con đường, biện pháp và cơ chế, chính sách bảo đảm PTBV luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nước trong quá trình phát triển. Ở Việt Nam, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã sớm được Đảng và Nhà nước ta đặt ra với nội dung ngày càng hoàn thiện và đã trở thành một chủ trương nhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điều hành tiến trình phát triển của đất nước trong hơn một thập kỷ qua. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020 và Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành T.Ư khoá X được Ðại hội XI thông qua đều rút ra bài học về mục tiêu phải bảo đảm phát triển bền vững nền kinh tế, đó là đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời duy trì tỷ lệ tăng trưởng hợp lý. Để thực hiện mục tiêu PTBV đất nước, ở cấp quốc gia, Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 2020 đã được Chính phủ ban hành năm 2012. Đây là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện, đồng thời thể hiện sự cam kết của Việt Nam với quốc tế. Tuy nhiên, ở từng lĩnh vực riêng biệt và ở từng địa phương trong đó có các vùng KTTĐ, vấn đề PTBV cần được xem xét một cách có hệ thống và cụ thể hoá để có thể triển khai thực hiện, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp lĩnh vực có ảnh hưởng quyết định đến sự PTBV của các vùng này.Với chủ trương tập trung đầu tư phát triển các vùng KTTĐ có ý nghĩa tạo động lực, lôi kéo các vùng khác cùng phát triển, Đảng và Nhà nước đã thành lập bốn vùng kinh tế trọng điểm, trong đó có vùng KTTĐ Bắc Bộ. Vùng KTTĐ Bắc Bộ gồm có 7 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Đây là vùng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Trong thời gian gầy đây, vùng KTTĐ Bắc Bộ đã có những chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội nhập quốc tế. Nhờ có những chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp đúng đắn nên công nghiệp trong vùng bước đầu đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng nhanh với GDP gia tăng bình quân 16,2%năm trong giai đoạn 2006 2010, cao gấp 1,15 lần mức bình quân của cả nước. Nhìn chung công nghiệp trong vùng đã có một cơ cấu tương đối đầy đủ với sự có mặt của hầu hết các ngành công nghiệp như chế biến nông lâm sản thực phẩm, khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hoá chất, sản xuất điện... Tỷ trọng công nghiệp trong GDP của vùng năm 2010 là 45,5% 19, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Những kết quả đạt được nêu trên là khả quan, nhưng so với tiềm năng, lợi thế và vai trò của vùng KTTĐ Bắc Bộ thì những kết quả đó chưa đáp ứng được yêu cầu, công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn phát triển ở mức khiêm tốn và chưa theo hướng bền vững, trong đó: tốc độ tăng trưởng cao nhưng không ổn định; giá trị gia tăng thấp, tỷ suất giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất công nghiệp có xu hướng giảm dần; công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới; công nghiệp hỗ trợ trong vùng kém phát triển... Bên cạnh đó, việc thành lập các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung... đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách về mặt xã hội và môi trường, đe doạ đến sự phát triển bền vững, ổn định của toàn vùng và đất nước. Những vấn đề này cần sớm được nghiên cứu và có các giải pháp khắc phục kịp thời, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Trước những vấn đề cấp bách đó, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững” làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
Phạm Kim Tiền MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu Công trình“QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, do nghiên cứu sinh hoàn thành tại Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng, trên cơ sở tham khảo hơn 100 công trình, tài liệu có liên quan, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS, TS Phan Huy Đường và PGS, TS Bùi Ngọc Quỵnh cùng sự tư vấn của nhiều nhà khoa học kinh tế trong nước. Công trình được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết nhằm trả lời ba câu hỏi nghiên cứu chính: Thứ nhất, thế nào là một nền công nghiệp phát triển theo hướng bền vững? vấn đề này đã được nghiên cứu, đề cập như thế nào trong và ngoài nước? Thứ hai, công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam trong những năm qua đã phát triển theo hướng bền vững chưa? những vấn đề đặt ra cần giải quyết là gì? Thứ ba, cần thực hiện những quan điểm và giải pháp nào để công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam phát triển theo hướng bền vững? 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Phát triển bền vững với ba trụ cột: phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường là nhu cầu tất yếu và đang là thách thức đối 1 Phạm Kim Tiền với mọi quốc gia trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế hiện nay. Việc lựa chọn con đường, biện pháp và cơ chế, chính sách bảo đảm PTBV luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nước trong quá trình phát triển. Ở Việt Nam, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã sớm được Đảng và Nhà nước ta đặt ra với nội dung ngày càng hoàn thiện và đã trở thành một chủ trương nhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điều hành tiến trình phát triển của đất nước trong hơn một thập kỷ qua. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành T.Ư khoá X được Ðại hội XI thông qua đều rút ra bài học về mục tiêu phải bảo đảm phát triển bền vững nền kinh tế, đó là đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời duy trì tỷ lệ tăng trưởng hợp lý. Để thực hiện mục tiêu PTBV đất nước, ở cấp quốc gia, Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã được Chính phủ ban hành năm 2012. Đây là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện, đồng thời thể hiện sự cam kết của Việt Nam với quốc tế. Tuy nhiên, ở từng lĩnh vực riêng biệt và ở từng địa phương trong đó có các vùng KTTĐ, vấn đề PTBV cần được xem xét một cách có hệ thống và cụ thể hoá để có 2 Phạm Kim Tiền thể triển khai thực hiện, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp - lĩnh vực có ảnh hưởng quyết định đến sự PTBV của các vùng này. Với chủ trương tập trung đầu tư phát triển các vùng KTTĐ có ý nghĩa tạo động lực, lôi kéo các vùng khác cùng phát triển, Đảng và Nhà nước đã thành lập bốn vùng kinh tế trọng điểm, trong đó có vùng KTTĐ Bắc Bộ. Vùng KTTĐ Bắc Bộ gồm có 7 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Đây là vùng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trong thời gian gầy đây, vùng KTTĐ Bắc Bộ đã có những chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội nhập quốc tế. Nhờ có những chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp đúng đắn nên công nghiệp trong vùng bước đầu đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng nhanh với GDP gia tăng bình quân 16,2%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010, cao gấp 1,15 lần mức bình quân của cả nước. Nhìn chung công nghiệp trong vùng đã có một cơ cấu tương đối đầy đủ với sự có mặt của hầu hết các ngành công nghiệp như chế biến nông lâm sản thực phẩm, khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hoá chất, sản xuất điện Tỷ trọng công nghiệp trong GDP của vùng năm 2010 là 45,5% [19], cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Những kết quả đạt được nêu trên là khả quan, nhưng so với tiềm năng, lợi thế và vai trò của vùng KTTĐ 3 Phạm Kim Tiền Bắc Bộ thì những kết quả đó chưa đáp ứng được yêu cầu, công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn phát triển ở mức khiêm tốn và chưa theo hướng bền vững, trong đó: tốc độ tăng trưởng cao nhưng không ổn định; giá trị gia tăng thấp, tỷ suất giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất công nghiệp có xu hướng giảm dần; công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới; công nghiệp hỗ trợ trong vùng kém phát triển Bên cạnh đó, việc thành lập các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách về mặt xã hội và môi trường, đe doạ đến sự phát triển bền vững, ổn định của toàn vùng và đất nước. Những vấn đề này cần sớm được nghiên cứu và có các giải pháp khắc phục kịp thời, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Trước những vấn đề cấp bách đó, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững” làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 4 Phạm Kim Tiền Luận án được thực hiện nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho những giải pháp phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự phát triển công nghiệp theo ba nội dung của phát triển bền vững: kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững có thể là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành kinh tế như: Quản lý công nghiệp, kinh tế phát triển, kinh tế đầu tư, kinh tế học…Trong luận án này, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị, có nghĩa là phát triển công nghiệp theo hướng bền vững được xem như là cơ sở để phát triển bền vững nền kinh tế nói chung và giải quyết các quan hệ kinh tế có liên quan như phân phối thu nhập, việc làm, chia sẻ lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích môi trường giữa các chủ thể có liên quan. Khía cạnh kinh tế chính trị của luận án còn được thể hiện ở những quan điểm và giải pháp mang tính định hướng chính sách mà nó đưa ra. * Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Luận án nghiên cứu phát triển công nghiệp nói chung, không đi sâu nghiên cứu chi tiết ở các phân ngành công nghiệp cụ thể. Luận án 5 Phạm Kim Tiền không chú trọng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp mang tính kỹ thuật, mà chủ yếu là các quan điểm và các giải pháp mang tính định hướng, tính phương pháp luận của kinh tế chính trị nhằm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Về không gian: Luận án nghiên cứu phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ trong mối quan hệ với nền kinh tế quốc dân nói chung. Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu phát triển công nghiệp ở vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam trong giai đoạn 2001-2012. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Đóng góp mới của Luận án - Hệ thống hoá và làm rõ quan niệm, nội dung, các tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. - Khái quát bài học phát triển công nghiệp theo hướng bền vững cho vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam từ kinh nghiệm của một số nước. - Đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp ở vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững. * Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án 6 Phạm Kim Tiền Luận án được thực hiện thành công góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp theo hướng bền vững ở vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Luận án góp phần phát triển lý luận về phát triển bền vững, áp dụng trong những ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội cụ thể. Đồng thời, Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy trong các trường đại học khối kinh tế. 7 Phạm Kim Tiền TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước 1.1.1. Các công trình tiêu biểu liên quan đến phát triển bền vững - Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” (Our common future) đưa ra năm 1987, đã phân tích các nguy cơ và thách thức đe doạ sự PTBV của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, Báo cáo đã đưa ra khái niệm về PTBV: “sự đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không gây trở ngại cho các thế hệ mai sau” đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. - Peter P. Rogers, Kazi F. Jalal và John A. Boyd trong cuốn “Giới thiệu về phát triển bền vững” (An Introduction to Sustainable Development) [103] đã giới thiệu những kiến thức cơ sở về PTBV, trong đó đã tập trung phân tích những vấn đề đo lường và chỉ số đánh giá tính bền vững; vấn đề đánh giá, quản lý và chính sách đối với môi trường; cách tiếp cận và mối liên kết với giảm nghèo; những ảnh hưởng và phát triển cơ sở hạ tầng; các vấn đề về kinh tế, sản xuất, tiêu dùng, những trục trặc của thị trường và về vai trò của xã hội dân sự. - John Blewitt trong cuốn “Tìm hiểu về phát triển bền vững” (Understanding Sustainable Development) [104] cũng đóng góp một phần quan trọng vào lý thuyết về PTBV, trong đó phải kể đến những phân tích về mối 8 Phạm Kim Tiền quan hệ giữa xã hội và môi trường, PTBV và điều hành của Chính phủ; các công cụ, hệ thống để PTBV, cũng như phác thảo về một xã hội bền vững. - Simon Dresner trong cuốn “Các nguyên tắc của phát triển bền vững” (The Principles of Sustainability) [105] đã tổng hợp và phân tích các vấn đề có liên quan như: lịch sử phát triển khái niệm PTBV, các cuộc tranh luận hiện nay về con đường để đạt được sự PTBV; các trở ngại và triển vọng về PTBV. - Simon Bell và Stephen Morse trong cuốn “Các chỉ số phát triển bền vững: đo lường những thứ không thể đo?”(Sustainability Indicators: Measuring the Immeasurable?) [106] đã có đóng góp lớn về lý luận và thực tiễn trong việc sử dụng các chỉ số PTBV. Các tác giả đã giới thiệu hệ thống các quan điểm và một loạt các công cụ, kỹ thuật có khả năng giúp làm sáng tỏ hơn những vấn đề phức tạp trên cơ sở tiếp cận định tính hơn là tiến hành các biện pháp đo lường định lượng. 1.1.2. Các công trình liên quan đến các khía cạnh của phát triển công nghiệp theo hướng bền vững - Kevin P. Gallagher và Lyuba Zarsky trong công trình “liệu chiến lược hội nhập được dẫn dắt bởi FDI của Mêhico có thực hiện được phát triển công nghiệp theo hướng bền vững” [108], hai tác giả của Viện môi trường và phát triển toàn cầu, trực thuộc trường Đại học Fletcher School of Law and Diplomacy and Tufts University, Mỹ cho rằng, phát triển công nghiệp theo 9 Phạm Kim Tiền hướng bền vững được thực hiện qua ba thông số: i) sự tăng trưởng năng lực sản xuất nội sinh, đặc biệt là năng lực đổi mới, ii) cải thiện hiệu quả hoạt động môi trường của ngành công nghiệp và iii) cải thiện mức sống và giảm sự bất bình đẳng, đặc biệt thông qua tăng trưởng số lượng công ăn việc làm, tiền công trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Từ nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp tại Mêhico, các tác giả cho rằng, để công nghiệp phát triển theo hướng bền vững, chính phủ nên coi phát triển công nghiệp theo hướng bền vững là trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế; chiến lược phát triển công nghiệp theo hướng bền vững đòi hỏi một sự gia tăng đáng kể trong đầu tư công cộng và tư nhân theo chiều sâu và mở rộng năng lực đổi mới; phát triển thị trường trong nước là cơ sở cho sự tăng trưởng sáng tạo và hiệu quả các sản phẩm công nghiệp; chiến lược phát triển công nghiệp theo hướng bền vững cũng đòi hỏi cam kết mạnh mẽ trong giảm thiểu thiệt hại về môi trường do tăng trưởng công nghiệp gây ra. - UNIDO, “Hướng tới tăng trưởng xanh thông qua phát triển công nghiệp xanh tại Việt Nam” (Towards Green Growth Through Green Industry Development in Viet Nam) [109]. Báo cáo này chia sẻ các kết quả đánh giá toàn diện về cơ hội và thách thức cho việc giải quyết một số vấn đề cấp bách nhất của Việt Nam về môi trường công nghiệp trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay. Báo cáo tạo tiền đề phát triển một khung chính sách cho việc triển khai mở 10 [...]... nội dung và các chỉ tiêu phát triển bền vững công nghiệp, đó là: - Phát triển bền vững công nghiệp về kinh tế - Phát triển bền vững công nghiệp về môi trường - Phát triển bền vững công nghiệp về xã hội Nghiên cứu sinh kế thừa có chọn lọc các chỉ tiêu phát triển bền vững công nghiệp mà đề tài đưa ra để thực hiện mục tiêu của luận án 1.2.5 Các nghiên cứu tiêu biểu về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 29 Phạm... theo hướng bền vững Tham luận Điều chỉnh chiến lược công nghiệp để tiến tới phát triển bền vững của tác giả Lê Minh Đức, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Công nghiệp tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững lần thứ nhất Tham luận gồm 4 phần: khái niệm về phát triển bền vững công nghiệp; Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững công nghiệp; các quan điểm và định hướng chiến lược phát triển bền vững công. .. trạng phát triển bền vững nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình xây dựng, phát triển 30 Phạm Kim Tiền các khu công nghiệp thời gian qua; từ đó đề tài đã đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong thời gian tới Điều tra cơ bản các yếu tố phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Đề tài khoa học cấp Bộ do PGS,TS Nguyễn Danh Sơn làm chủ nhiệm... đến đó là: Phát triển bền vững nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp: Thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ, do TS Đỗ Đức Quân làm chủ nhiệm Đề tài đã làm rõ những vấn đề cơ bản về phát triển bền vững, phát triển bền vững nông thôn, phát triển các khu công nghiệp, tác động qua lại giữa phát triển khu công nghiệp với phát triển bền vững nông thôn... làm chủ nhiệm đề tài Đề 16 Phạm Kim Tiền tài đã tổng quan lý luận cơ bản để xác định các quan điểm và chính sách chủ yếu nhằm phát triển và bền vững nền kinh tế Nhóm tác giả của đề tài đã khái quát một số bài học kinh nghiệm lịch sử của một số nước về phát triển nhanh và bền vững kinh tế; Phân tích những vấn đề cấp thiết từ bối cảnh trong nước đối với yêu cầu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. .. môi trường công nghiệp Đặc biệt, có một số ít công trình đã đề cập trực tiếp đến vấn đề phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, đề xuất nội dung, chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững công nghiệp và các giải pháp chính sách nhằm đảm bảo tính bền vững trong phát triển công nghiệp Các công trình này giúp tác giả luận án nhận biết một cách tổng quát về thực trạng hoạt động sản xuất công nghiệp, những... Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2020; Quy hoạch phát triển sản phẩm công nghiệp chủ yếu vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2010; Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2015, có xét đến năm 2020; Báo cáo đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề môi trường nhằm xây dựng đề án bảo vệ môi trường vùng KTTĐ Bắc Bộ Bên cạnh đó còn nhiều công trình nghiên... đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ - Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng kinh tế của Tạ Đình Thi Luận án đã hệ thống hoá và vận dụng vào điều kiện Việt Nam, trực tiếp là vùng KTTĐ Bắc Bộ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, chuyển... vững nền kinh tế Từ đó, Đề tài đề xuất quan điểm và giải pháp chính sách chủ yếu để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011-2020 Chính sách công và phát triển bền vững, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Cuốn sách bao gồm các bài viết của Hội thảo Chính sách công và phát triển bền vững lần thứ 8, tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 11-9-2012... nghiệp theo hướng bền vững Việt Nam, gồm: Tăng trưởng bền vững; tạo vị thế trong phân công quốc tế; tiêu dùng bền 28 Phạm Kim Tiền vững công nghiệp; doanh nghiệp bền vững; chia sẻ cơ hội thực hiện công bằng xã hội, phù hợp thể chế chính trị và an ninh Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Chính sách thương mại và công nghiệp nhằm phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam của TS Nguyễn Thị Hường và nhóm . thiệu khái quát về công trình nghiên cứu Công trình QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG” là công trình nghiên cứu. những quan điểm và giải pháp nào để công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam phát triển theo hướng bền vững? 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Phát triển bền vững với ba trụ cột: phát triển. triển công nghiệp theo hướng bền vững cho vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam từ kinh nghiệm của một số nước. - Đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp