1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Giải pháp tăng nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

89 72 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 688,5 KB

Nội dung

Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường càng phát triển thì vị trí và vai trò của tài chính nhà nước ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, ngân sách nhà nước được xem là một trong những mắt xích quan trọng của tiến trình đổi mới. Vì vậy, hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tài chính quốc gia là một khâu trọng yếu trong việc Nhà nước thực hiện vai trò quản lý xã hội và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; trong đó, quản lý thu Ngân sách nhà nước là một bộ phận rất quan trọng của chính sách tài chính quốc gia. Thu NSNN bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Vì NSNN được xem là quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước và được dùng để giải quyết nhung nhu cầu chung của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, hành chính, an ninh và quốc phòng. Xuất phát từ vai trò này, việc tăng nguồn thu NSNN là rất cần thiết, được xem là một nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động tài chính vĩ mô. Khi cơ cấu nền kinh tế và cơ chế quản lý thay đổi thì hệ quả tất yếu là chính sách tài chính nói chung và công tác quản lý, điều hành hoạt động thu ngân sách nói riêng cũng phải đổi mới. Do vậy, cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương cũng cần được cải tiến để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 286 km. Phía tây giáp tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang; phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Phía bắc và phía đông giáp các địa cấp thị Bách Sắc và Sùng Tả của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Đối với tỉnh Cao Bằng nói chung, các đơn vị hành chính phát triển tuy chưa đồng đều nhưng các ban lãnh đạo ngành đều có sự quan tâm và cải tiến trong thời gian gần. Quản lý thu Ngân sách nhà nước trên điạ bàn, đặc biệt là nguồn thu trong cân đối đã được chú trọng cải tiến. Tuy nhiên, việc quản lý còn thiếu tập trung, thống nhất, không bao quát; tình trạng thất thu Ngân sách còn xảy ra; nhiều nguồn lực tài chính không được động viên vào Ngân sách Nhà nước; chính quyền cấp xã và một số đơn vị có liên quan còn xem nhẹ công tác thu ngân sách và coi đó là nhiệm vụ của riêng ngành thuế; nguồn thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm chưa đảm bảo tự cân đối chi. Việc phát hiện và nuôi dưỡng các nguồn thu, triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách, đặc biệt là nguồn thu trong cân đối ngân sách để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập cần được giải quyết. Xuất phát từ những điều này, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp tăng nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” cho luận văn thạc sỹ của mình.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam đoan nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Tác giả

Ngô Mỹ Uyên

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo

đã giảng dạy tôi trong chương trình đào tạo Thạc sỹ khóa 26 -Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đã tận tình hướng dẫn và truyền cảm hứng nghiên cứu cho tôi cũng như các học viên cao học nói chung trong quá trình học tập tại trường.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS-TS Đặng Đình Đào –Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đã dành nhiều thời gian và tận tình hướng dẫn, góp ý cho tôi trong quá trình tôi nghiên cứu thực hiện và hoàn thành luận văn này Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các cá nhân, tập thể đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do kiến thức còn hạn chế, thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 08 năm 2019

Tác giả luận văn

Ngô Mỹ Uyên

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT V

DANH MỤC CÁC BẢNG VII PHẦN MỞ ĐẦU 8 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 13 1.1 Tổng quan về nguồn thu NSNN và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh 13

1.1.1 Hệ thống ngân sách nhà nước 13 1.1.2 Khái niệm về ngân sách nhà nước 15 1.1.3 Khái niệm nguồn thu ngân sách nhà nước và tăng nguồn thu NS 16 1.1.4 Đặc điểm nguồn thu ngân sách nhà nước cấp tỉnh 17 1.1.5 Vai trò ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội 18

1.2 Phân loại các nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh và

hệ thống tiêu chí đánh giá về nguồn thu ngân sách 21

1.2.1 Phân loại các nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh .21 1.2.2 Hệ thống tiêu chí đánh giá về nguồn thu ngân sách cấp tỉnh 23 1.2.3 Các biện pháp chính và cơ sở triển khai nhằm tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh 29

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN trên địa bàn cấp tỉnh33

1.3.1 Các nhân tố bên trong 33 1.3.2 Các nhân tố bên ngoài 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGUỒN THU NSNN HIỆN NAY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG 39 2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên – xã hội của tỉnh Cao Bằng có ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nước 39

Trang 4

2.2 Phân tích thực trạng nguồn thu NSNN hiện nay trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng giai đoạn 2014-2018 43

2.2.1 Thực trạng thu NSNN tỉnh theo các nguồn thu 43

2.2.2 Thực trạng thu NSNN tỉnh qua các năm theo tỷ lệ, cơ cấu 45

2.3 Phân tích các nhân tố tác động đến nguồn thu NSNN của tỉnh Cao Bằng 55

2.3.1 Tính công bằng trong chính sách thu ngân sách 55

2.3.2 Hiệu lực của bộ máy thu 55

2.3.3 Sử dụng nguồn thu minh bạch, hiệu quả 56

2.4 Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân thu NSNN của tỉnh Cao Bằng 58

2.4.1 Kết quả đạt được 58

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 59

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG NGUỒN THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG TRONG THỜI GIAN TỚI 63

3.1 Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Cao Bằng đến năm 2025 và nhiệm vụ đặt ra trong thu NSNN trên địa bàn 63

3.1.1 Mục tiêu tổng quát 63

3.1.2 Mục tiêu cụ thể 63

3.1.3 Nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiện thu NSNN đến năm 202565 3.2 Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 66

3.2.1 Tăng cường, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước từ đó bồi dưỡng các nguồn thu, từng bước xây dựng cơ cấu tăng thu ngân sách 67

Cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan 69 3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán thu ngân sách của Tỉnh .71

Trang 5

3.2.3 Tiếp tục hoàn thiện quy trình lập và quyết toán NSNN 72

3.2.4 Hoàn thiện và cải tiến công tác tổ chức cán bộ và bộ máy quản lý thu thuế 72

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế 73

3.2.5 Tăng cường vai trò lãnh đạo của UBND các cấp đối với ngành thuế; xây dựng, củng cố mối quan hệ giữa ngành thuế với các ngành có liên quan và với UBND các cấp 79

3.2.6 Thúc đẩy phát triển KT - XH gắn với lợi thế so sánh của địa phương 80

3.3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện tăng thu NSNN 82

3.3.1 Đối với Chính phủ 82

3.3.2 Đối với các đơn vị cấp Tỉnh 83

3.3.3 Đối với Cục thuế, Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 83

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả thu NSNN trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2014 - 2018 .44

Bảng 2.2 Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 – 2015 44

Bảng 2.3 Tổng thu và tỷ suất thu NSNN so với GDP của tỉnh Cao Bằng 45

Bảng 2.4 Tình hình thực hiện thu NSNN trên địa giai đoạn 2014 - 2018 47

Bảng 2.5 Cơ cấu thu NSNN theo sắc thuế 51

Bảng 2.6 Cơ cấu thu NSNN theo sắc thuế 52

Bảng 2.7 Cơ cấu thuế gián thu và thuế trực thu trong tổng thu thuế 54

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường càng phát triển thì vị trí và vai trò củatài chính nhà nước ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế xãhội Trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, ngân sách nhà nước được xem là một trongnhững mắt xích quan trọng của tiến trình đổi mới Vì vậy, hoạch định và tổ chứcthực hiện chính sách tài chính quốc gia là một khâu trọng yếu trong việc Nhà nướcthực hiện vai trò quản lý xã hội và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; trong đó, quản lý thuNgân sách nhà nước là một bộ phận rất quan trọng của chính sách tài chính quốcgia Thu NSNN bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhànước, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước Vì NSNN được xem làquỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước và được dùng để giải quyếtnhung nhu cầu chung của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, hànhchính, an ninh và quốc phòng Xuất phát từ vai trò này, việc tăng nguồn thu NSNN

là rất cần thiết, được xem là một nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động tài chính vĩ mô

Khi cơ cấu nền kinh tế và cơ chế quản lý thay đổi thì hệ quả tất yếu là chínhsách tài chính nói chung và công tác quản lý, điều hành hoạt động thu ngân sách nóiriêng cũng phải đổi mới Do vậy, cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước của các cấpchính quyền địa phương cũng cần được cải tiến để phù hợp với sự phát triển củanền kinh tế

Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm trong vùng kinh

tế trọng điểm phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 286 km Phía tây giáp tỉnh Hà Giang,Tuyên Quang; phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn Phía bắc và phía đông giápcác địa cấp thị Bách Sắc và Sùng Tả của Khu tự trị dân tộc Choang QuảngTây (Trung Quốc)

Đối với tỉnh Cao Bằng nói chung, các đơn vị hành chính phát triển tuy chưađồng đều nhưng các ban lãnh đạo ngành đều có sự quan tâm và cải tiến trong thờigian gần Quản lý thu Ngân sách nhà nước trên điạ bàn, đặc biệt là nguồn thu trongcân đối đã được chú trọng cải tiến Tuy nhiên, việc quản lý còn thiếu tập trung,

Trang 9

thống nhất, không bao quát; tình trạng thất thu Ngân sách còn xảy ra; nhiều nguồn lựctài chính không được động viên vào Ngân sách Nhà nước; chính quyền cấp xã và một

số đơn vị có liên quan còn xem nhẹ công tác thu ngân sách và coi đó là nhiệm vụ củariêng ngành thuế; nguồn thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm chưa đảm bảo

tự cân đối chi Việc phát hiện và nuôi dưỡng các nguồn thu, triển khai các giải pháptăng thu ngân sách, đặc biệt là nguồn thu trong cân đối ngân sách để ổn định và pháttriển kinh tế - xã hội trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập cần được giải quyết

Xuất phát từ những điều này, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp tăng nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” cho luận văn thạc sỹ của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn

2.1 Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá đúng thực trạng nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vàgiải pháp tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh trong thời gian tới

2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Làm rõ cơ sở lý luận về nguồn thu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

- Luận giải các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nướctrên địa bàn tỉnh Cao Bằng

- Phân tích thực trạng nguồn thu và cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước quacác kỳ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

- Đề xuất phương hướng và giải pháp để tăng nguồn thu NSNN trên địa bàntỉnh Cao Bằng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn thu ngân

sách trên địa bàn tỉnh

3.2 Phạm vi nghiên cứu: là các nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp

tỉnh gồm nguồn thu điều tiết từ Trung ương và nguồn thu địa phương giai đoạn2014-2018

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp thu thập thông tin,thống kê mô tả, phân tích so sánh, tổng hợp và xử lý thông tin mang tính chất địnhtính, định lượng

4.1 Phương pháp thu thập thông tin

Trang 10

Phương pháp thu thập thông tin là việc thu thập những thông tin chưa được

xử lý, công bố hoặc đã được công bố Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ cácthông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin,

từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất cácgiải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và của

cơ sở Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng cả số liệu thứ cấp và số liệu

sơ cấp

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập từ các Nghị định của Chính phủ, các quyếtđịnh của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Kho bạc Nhà nước, Sở Tài chính – Kế hoạchtỉnh, Cục thuế tỉnh, Sở Thống kê, Sở Tài nguyên – Môi trường, văn kiện Đại hộiĐảng bộ huyện lần thứ XXI và các báo cáo tổng kết hàng năm của UBND tỉnh giaiđoạn 2014 – 2018 nhằm đánh giá thực trạng các nguồn thu trong cân đối ngân sáchtrên địa bàn và công tác quản lý thu ngân sách giai đoạn 2014 – 2018

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập từ việc thực hiện điều tra các cán bộ giữ chức

vụ chủ chốt tại 13/13 huyện, thành phố và các đơn vị cấp tỉnh có liên quan đến côngtác thu ngân sách để đánh giá thực trạng công tác quản lý và phát triển các nguồnthu

4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp,trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụcho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định Dùng phương pháp phân tổthống kê để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu thu thập được (tình hình thu NSNN quacác năm, các nguồn thu ngân sách làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạngthu ngân sách trên địa bàn nghiên cứu theo các tiêu thức (góc độ) khác nhau Các sốliệu được xử lý, tính toán trên máy tính theo các phần mềm thống kê thông dụng

Trang 11

Tổng hợp, kế thừa số liệu các nghiên cứu khác để đưa ra các ý kiến, nhận định chonghiên cứu này.

Thống kê mô tả là việc sử dụng các phương pháp liên quan đến việc thu thập

số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánhmột cách tổng quát đối tượng nghiên cứu

Phương pháp so sánh

Là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích với mục đíchlàm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu Phươngpháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, so sánh sự khác nhau vềtình hình thu ngân sách nhà nước

Kỹ thuật so sánh được sử dụng:

- So sánh về số tuyệt đối: là việc xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu kỳphân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc Kết quả so sánh cho thấy sự biến động về sốtuyệt đối của hiện tượng đang nghiên cứu

- So sánh bằng số tương đối: là xác định số % tăng giảm giữa thực tế so với kỳ gốccủa chỉ tiêu phân tích

- So sánh theo chiều ngang: là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về sốtuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính

- So sánh theo chiều dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tươngquan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính

Tổng hợp, phân tích (thống kê, chứng minh, diễn giải, sơ đồ, biểu mẫu)

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được làm sạch, loại bỏ nhữngthông tin sai lệch, thiếu chính xác rồi tiến hành tổng hợp theo các phương pháp tổnghợp thống kê: sắp xếp, phân tổ, thiết kế thành hệ thống các biểu bảng thống kê và đồ thịvới các chỉ tiêu số lượng và chất lượng khoa học nhất

- Dùng phương pháp thống kê mô tả để xác định xu hướng biến động của từngnguồn thu trong cân đối ngân sách nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá côngtác thu ngân sách;

Trang 12

- Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế và thống kê toán

để phân tích, đánh giá và kiểm định thực trạng thu trong cân đối ngân sách trên cơsở các số liệu thứ cấp và sơ cấp đã được tổng hợp

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục và kết luận, luận văn đượckết cấu gồm 3 chương:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn thu NSNN trên địa bàn cấp tỉnh

- Chương 2: Thực trạng nguồn thu NSNN hiện nay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

- Chương 3: Giải pháp tăng nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.

Trang 13

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN THU NGÂN

SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

1.1 Tổng quan về nguồn thu NSNN và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế

- xã hội cấp tỉnh

1.1.1 Hệ thống ngân sách nhà nước

NSNN là một hệ thống bao gồm các cấp ngân sách phù hợp với hệ thốngchính quyền Nhà nước các cấp, được phân thành ngân sách Trung ương (NSTW) vàngân sách địa phương (NSĐP) Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách cấptỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã NSTW là ngân sách của các Bộ,

cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương.NSĐP bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân(HĐND) và UBND Tương ứng với các cấp ngân sách của hệ thống NSNN, quỹNSNN được chia thành: quỹ ngân sách của Trung ương, quỹ ngân sách của chínhquyền cấp tỉnh, quỹ ngân sách của chính quyền cấp huyện, quỹ ngân sách của chínhquyền cấp xã Quỹ ngân sách các cấp gồm nhiều phần nhỏ để sử dụng cho các lĩnhvực khác nhau: dùng cho phát triển kinh tế; dùng cho phát triển văn hoá, giáo dục, ytế; dùng cho các biện pháp xã hội, an ninh, quốc phòng

Cụ thể, cơ cấu hệ thống NSNN hiện hành của Việt Nam được mô tả theo sơ

đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Hệ thống NSNN hiện hành của Việt Nam

Trong hệ thống ngân sách này, Quốc hội chỉ phân giao nguồn thu và nhiệm

vụ chi cụ thể cho ngân sách trung ương Đồng thời xác định tổng khối lượng thu,

Trang 14

chi trong năm ngân sách cho ngân sách địa phương, còn chính quyền nhân dân mỗicấp địa phương sẽ quyết định phân phối thu, chi của cấp mình Giữa các cấp ngânsách có sự tương tác lẫn nhau trong quá trình thu, chi NSNN Hệ thống NSNN đượcđiều hành tốt vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của một nền KT - XH ổn định.Một cấp ngân sách được điều hành tốt không chỉ liên quan đến việc ổn định, thúcđẩy phát triển KT - XH trong phạm vi của cấp chính quyền tương ứng quản lý, màcòn góp phần vào việc điều hành ngân sách cấp khác, địa phương khác thuận lợihơn và ngược lại.

NSNN được phân cấp quản lý giữa Chính phủ và các cấp chính quyền địaphương là tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống NSNN gồm nhiều cấp Điều đókhông chỉ bắt nguồn từ cơ chế kinh tế mà còn từ cơ chế phân cấp quản lý về hànhchính Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo bằng những nguồn tàichính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp đề xuất và bố trí chi tiêu sẽ hiệu quảhơn là có sự áp đặt từ trên xuống

Phân cấp quản lý NSNN là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN vớicác hoạt động kinh tế, xã hội một cách cụ thể và thực sự nhằm tập trung đầy đủ vàkịp thời, đúng chính sách, chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối sửdụng chúng công bằng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao, phục vụ các mục tiêu,nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Phương pháp được áp dụng rộng rãi ở các nước để phân cấp nguồn thu giữacác cấp là hình thức tách thuế (hưởng 100%) và điều tiết (tỉ lệ %) và bổ sung nguồn

từ ngân sách cấp trên

- Hình thức tách thuế: Nhà nước lựa chọn các loại thuế dành riêng cho mỗicấp (mỗi cấp được hưởng một số loại thuế 100%)

- Hình thức điều tiết: Nhà nước lựa chọn một số loại thuế để phân chia tỷ lệ

% cho ngân sách các cấp (các nước có các khoản thuế tập trung vào một quỹ rồichia cho từng cấp và cũng có nước phân chia tỉ lệ % theo từng loại thuế)

Những đơn vị hành chính nếu thiếu hụt tài chính được bổ sung nguồn từngân sách cấp trên

Trang 15

Mỗi phương pháp phân cấp nguồn thu đều có tác dụng khuyến khích các đơn

vị hành chính tạo điều kiện nuôi dưỡng nguồn thu, phối hợp giữa các cấp chínhquyền kiểm soát nguồn thu cho các đơn vị hành chính thiếu hụt tài chính

1.1.2 Khái niệm về ngân sách nhà nước

NSNN ra đời cùng với sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của Nhà nước Nhànước bằng quyền lực chính trị và xuất phát từ nhu cầu về tài chính để đảm bảo thựchiện chức năng, nhiệm vụ của mình đã đặt ra những khoản thu, chi của NSNN Cụ thể,Nhà nước đã đặt ra các khoản thu do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹtiền tệ của mình để có kinh phí chi cho mọi hoạt động chi của mình Điều này cho thấychính sự tồn tại của Nhà nước đối với đời sống kinh tế - xã hội là những yếu tố cơ bảnquyết định sự tồn tại và tính chất hoạt động của NSNN

NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, bao gồm chủ yếu các khoản thu

và chi của Nhà nước dưới hình thức tiền tệ NSNN được lập và thực hiện cho mộtthời gian nhất định, thường là một năm

NSNN là một phạm trù kinh tế, một phạm trù lịch sử và là một thành phầntrong hệ thống tài chính quốc gia Hai phần thu và chi ngân sách có mối quan hệ mậtthiết, có tính nhân quả Chi là mục tiêu của thu và thu là động lực của chi Do đó, chiNSNN phải dựa trên kết quả của thu NSNN và thu có ổn định thì chi mới ổn định.NSNN với hai hoạt động thu và chi ngân sách sẽ gây tác động rất lớn đến các hoạtđộng trong nền kinh tế

Cho đến nay, thuật ngữ NSNN được phổ biến rộng rãi ở mọi quốc gia, tuy nhiênchưa có một khái niệm thống nhất cho NSNN Ở Việt Nam, Luật Ngân sách Nhà nước

số 83/2015/QH13 được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 25/06/2015 định nghĩa:

[Luật Ngân sách Nhà nước, 2015] “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định

và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước”.

Bên ngoài, hoạt động của NSNN biểu hiện đa dạng dưới hình thức các khoảnthu và các khoản chi tài chính của Nhà nước ở các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội

Trang 16

Các khoản thu, chi này được tổng hợp trong một Bảng dự toán thu chi tài chính được

thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định Các khoản thu mang tính chất bắt buộccủa NSNN là một bộ phận các nguồn tài chính chủ yếu được tạo ra thông qua việcphân phối thu nhập quốc dân được sáng tạo ra trong khu vực sản xuất kinh doanh vàcác khoản chi chủ yếu của ngân sách mang tính chất cấp phát phục vụ cho đầu tư pháttriển và tiêu dùng của xã hội Như vậy, về hình thức có thể hiểu: NSNN là toàn bộ cáckhoản thu, chi của Nhà nước có trong dự toán, đã được cơ quan Nhà nước có thẩmquyền phê duyệt (Quốc hội) và được thực hiện trong một năm để đảm bảo việc thựchiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Về nội dung, đằng sau hình thức biểu hiện ra bên ngoài của NSNN là một quỹtiền tệ với các khoản thu và các khoản chi của nó, NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tếphát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụngquỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Vậy, về bản chất có thể xác định: NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.

1.1.3 Khái niệm nguồn thu ngân sách nhà nước và tăng nguồn thu NS

Thu NSNN có vai trò, vị trí hết sức quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định đến

sự tồn vong của NSNN và cũng là sự tồn vong của Nhà nước Thu NSNN là quátrình Nhà nước sử dụng quyền lực để huy động một bộ phận giá trị của cải xã hộihình thành quỹ NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước

Ở Việt Nam, đứng về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoảntiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Vềmặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hộiphát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹtiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình ThuNSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bịràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp

Trang 17

Theo Luật NSNN hiện hành, thu NSNN bao gồm:

- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;

- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước;

- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;

- Các khoản viện trợ;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

Cần lưu ý là không tính vào thu NSNN các khoản thu mang tính chất hoàntrả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại Vì thế, các văn bản hướng dẫn Luật NSNN(Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ và Thông tư59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính) chỉ tính vào thu NSNN cáckhoản viện trợ không hoàn lại; còn các khoản viện trợ có hoàn lại thực chất là cáckhoản vay ưu đãi không được tính vào thu NSNN Vậy thu NSNN là sự phân chianguồn tài chính quốc gia giữa nhà nước với chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lựcnhà nước,nhằm giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế, xuất phát từ yêu cầu tồn tại vàphát triển của bộ máy nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng nhiệm

vụ kinh tế xã hội của nhà nước

1.1.4 Đặc điểm nguồn thu ngân sách nhà nước cấp tỉnh

Hoạt động thu ngân sách có những đặc điểm cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, thu NSNN không thể được tiến hành một cách tùy tiện mà phải

được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật Để thực hiện hoạt động thu ngân sách,Nhà nước phải ban hành các văn bản pháp luật quy định vè hình thức cũng như nộidung thu và chỉ được phép thu những khoản đã được luật háo và thực hiện quyềnthu đó trong khuôn khổ pháp luật; các cấp, các ngành không được tự ý đặt ra cáckhoản thu trái pháp luật

- Thứ hai, mọi hoạt động thu NSNN nhằm huy động một bộ phận giá trị sản

phẩm xã hội, vì vậy hoạt động này luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế của đấtnước, với mức độ phát triển của nền kinh tế Đây là yếu tố quan trọng nhất quyếtđịnh mức động viên vào NSNN thông qua hoạt động thu NSNN Những yếu tố khác

có ảnh hưởng nhất định tới mức độ tập trung các nguồn thu vào NSNN, bao gồm

Trang 18

tiềm năng và thực tế khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, chính sách chi tiêu củaChính phủ, quan hện đối ngoại của Nhà nước và bộ máy tổ chức hành thu.

- Thứ ba, thu NSNN được thực hiện thông qua hai cơ chế pháp lý điển hình

là bắt buộc và tự nguyện, trong đó cơ chế bắt buộc được áp dụng trong trường hợpNhà nước tiến hành tập trung các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí vào NSNN còn cơchế tự nguyện lại được Nhà nước áp dụng trong trường hợp Nhà nước cần huy độngcác khoản tiền viện trợ của nước ngoài, của các tổ chức quốc tế hay khoản đóng góp

tự nguyện khác của công chúng cho Nhà nước

- Thứ tư, chủ thể tham gia vào hoạt động thu NSNN gồm hai nhóm: một chủ

thể đại diện cho Nhà nước trong việc thực hiền quyền thu (gồm các cơ quan Nhà nướcnhư Cơ quan tài chính, cơ quan thuế nhà nước, cơ quan hải quan và các cơ quan khácđược Bộ tài chính ủy quyền, Kho bạc nhà nước); một chủ thể đóng góp khoản thu ngânsách theo nghĩa vụ hoặc dựa trên tinh thần tự nguyện( tổ chức và cá nhân có nghĩa vụnộp các khoản nộp bắt buộc vào ngân sách hoặc tự nguyện đóng góp tiền của choNhà nước)

1.1.5 Vai trò ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội

Thu NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Nhà nước

và nền kinh tế - xã hội, cụ thể là:

Thứ nhất, NSNN đảm bảo nguồn tài chính đáp ứng cho việc thực hiện các

chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời gian cụ thể theo quy định củapháp luật Vai trò này xuất phát từ mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và công cụquản lý Chủ thể của NSNN là nhà nước Do đó, những việc mà chủ thể phải làmthì đương nhiên NSNN phải lo đáp ứng về nguồn tài chính Tuy nhiên, chỉ nhữngnhu cầu hợp pháp thì NSNN mới có nghĩa vụ phải đáp ứng

Thứ hai, NSNN là công cụ tài chính quan trọng được nhà nước sử dụng để

hướng dẫn, điều tiết, kích thích cung - cầu hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế trongtừng thời gian cụ thể Cung - cầu hàng hóa dịch vụ được lấy như là một thước đo quantrọng và tổng hợp để phản ánh hiệu quả phân bổ trong nền kinh tế Chính vì vậy, chínhphủ luôn phải quan tâm để thiết lập cho quan hệ cung - cầu này luôn có khả năng ở

Trang 19

trạng thái cân bằng NSNN đã trở thành một trong những công cụ được nhà nước sửdụng cho việc thiết lập lại cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế quốcdân Những biểu hiện của vai trò này, có thể nhận diện thông qua hai mặt hoạt động thu

- chi của NSNN

Bằng việc thiết lập hệ thống thuế với nhiều sắc thuế khác nhau theo mứcđộng viên và chính sách ưu tiên miễn, giảm thuế thích hợp sẽ tác động tới việc lựachọn các phương án SXKD của các doanh nghiệp Thuế sẽ gây ra các tác động đáng

kể tới cung - cầu của thị trường hàng hóa, dịch vụ

Chi NSNN cũng sẽ tác động tới cung - cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trườngmột cách trực tiếp hoặc gián tiếp Ví dụ: Việc nâng mức tiền lương tối thiểu sẽtác động trực tiếp tới “cầu” và tác động gián tiếp tới “cung” Nhưng việc nhànước chi đầu tư cơ sở hạ tầng lại có tác động trực tiếp tới”cung” và tác động giántiếp tới “cầu”

Thứ ba, NSNN giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính của nền kinh tế

quốc dân Mặc dù hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân của các quốc giakhác nhau có rất nhiều điểm khác biệt; nhưng xét trên giác độ gắn kết các khâu của

hệ thống đó với chủ thể quản lý, thì nó thường bao gồm: các quỹ tiền tệ của khu vựccông; và các quỹ tiền tệ của khu vực tư NSNN là quỹ tiền tệ lớn nhất và thuộcquyền chi phối của nhà nước Nên NSNN đã trở thành công cụ giữ vai trò chủ đạotrong hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân Vai trò này của NSNN được thừanhận trong hoạt động thực tiễn qua thông qua thu - chi NSNN

Thông qua thu NSNN sẽ quyết định đến quy mô của các quỹ tiền ngoài nhànước lớn hay nhỏ; và ngược lại cũng quyết định đến quy mô của quỹ NSNN nhỏhay lớn Đây cũng chính là cơ sở cho các nhà nghiên cứu kinh tế xây dựng, đề xuấtmối quan hệ giữa tích tụ và tập trung vốn

Thông qua chi NSNN sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự hình thành,phát triển của các quỹ tiền tệ khác ngoài NSNN và nằm trong hệ thống tài chính củanền kinh tế quốc dân

Trang 20

Mức độ biến hóa và mức độ thành công khi thực hiện vai trò chủ đạo củaNSNN trong hệ thống tài chính là tùy thuộc vào năng lực quản lý điều hành hoạtđộng của nền kinh tế quốc dân của nhà nước trong từng thời gian cụ thể.

Nhận thức đầy đủ, đúng về vai trò của NSNN sẽ giúp ta lựa chọn các biện phápứng xử phù hợp trước mỗi diễn biến của nền kinh tế quốc dân Nhờ đó, vai trò của NSNNcác được khẳng định và vị thế của nhà nước ngày càng được củng cố và nâng cao

Ngân sách không thể tách rời Nhà nước Một Nhà nước ra đời, trước hết phải

có các nguồn tài chính để chi tiêu cho mục đích bảo vệ sự tồn tại ngày càngvững chắc của mình, đó là các khoản chi cho bộ máy quản lý Nhà nước, cho công

an, quân đội, cho giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản,kết cấu hạ tầng, chi cho phát triển sản xuất v.v tất cả các nhu cầu chi tiêu tàichính của Nhà nước đều được thỏa mãn bằng các nguồn thu từ thuế, các khoản thukhông mang tính chất thuế, vay nợ và các hình thức thu khác Dù muốn hay khôngmuốn quá trình thu chi đó luôn ảnh hưởng, tác động đến quá trình phát triển kinh tế

xã hội của một quốc gia Xét ở khía cạnh này rõ ràng hoạt động thu chi của NSNN

là hoạt động điều chỉnh quá tŕnh kinh tế, xă hội

Hoạt động của NSNN là hoạt động phân phối các nguồn tài chính, là quátrình giải quyết quyền lợi kinh tế giữa Nhà nước và xã hội với kết quả là các nguồntài chính được phân chia thành hai phần: phần nộp vào NSNN và phần để lại chocác thành viên của xã hội Phần nộp vào NSNN sẽ tiếp tục phân phối lại, thể hiệnqua các khoản cấp phát từ ngân sách cho các mục đích tiêu dùng và đầu tư Trongquá trình phân phối giá trị tổng sản phẩm quốc dân đã làm xuất hiện hệ thống cácquan hệ tài chính Hoạt động thu, chi NSNN cũng là hoạt động tài chính và cũnglàm nảy sinh các quan hệ tài chính

Những phân tích trên đây cho thấy, mặc dù biểu hiện của NSNN rất đa dạng vàphong phú, nhưng về thực chất chúng đều phản ánh lại nội dung cơ bản là:

- NSNN hoạt động trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính và vì vậy,

nó thể hiện các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể kháctrong xã hội

Trang 21

- Quyền lực ngân sách thuộc về Nhà nước, mọi khoản thu và chi tài chínhcủa Nhà nước đều do Nhà nước quyết định và nhằm mục đích phục vụ yêu cầu thựchiện các chức năng của Nhà nước.

Những nội dung trên chính là những mặt, những mối liên hệ quyết định sựphát sinh, phát triển của NSNN Do đó, có thể kết luận bản chất của NSNN như sau:NSNN là hệ thống các mối quan hệ kinh tế và xã hội giữa Nhà nước và xã hội phát sinhtrong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêucầu thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế - xã hội của mình

Phần thu thể hiện các nguồn tài chính được huy động vào NSNN, phần chithể hiện chính sách phân phối các nguồn tài chính đã huy động được để thực hiệnmục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

1.2 Phân loại các nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh và hệ thống tiêu chí đánh giá về nguồn thu ngân sách

1.2.1 Phân loại các nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh

Các khoản thu NSNN gồm nhiều loại Theo điều 2 Luật NSNN năm 2015,thu NSNN địa phương cụ thể địa bàn cấp tỉnh gồm các khoản thu: thu từ thuế, phí,

lệ phí, thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức

và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

1.2.1.1 Thuế

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật quy định đối vớicác pháp nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước có thể bằnghình thức trực tiếp (thuế đánh vào thu nhập) hoặc gián tiếp (thuế GTGT, thuế xuấtnhập khẩu…) Thuế phản ánh các quá trình phân phối lại thu nhập trong xã hội,thểhiện các mối quan hệ tài chính giữa nhà nước với các pháp nhân và thể nhân trongphân phối các nguồn tài chính và là công cụ cơ bản thực hiện phân phối tài chính

Trong các nội dung thu NSNN thì nguồn thu từ thuế chiếm chủ yếu và cótính bền vững cao do được trích từ một phần giá trị của hoạt động sản xuất, kinhdoanh, và cũng là một công cụ hữu hiệu của Nhà nước dùng để điều tiết các hoạtđộng của nền kinh tế

Trang 22

Tiền thu từ thuế không hoàn trả trực tiếp mà hoàn trả gián tiếp và khôngtương đương dưới hình thức người chịu thuế được hưởng các hàng hoá, dịch vụ Nhànước cung cấp không mất tiền hoặc với giá thấp và không phân biệt giữa người nộpthuế nhiều hay ít.

1.2.1.2 Phí và lệ phí

Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính đối giá,nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho Nhà nước khi

họ hưởng thụ các dịch vụ do Nhà nước cung cấp So với thuế, tính pháp lý của phí

và lệ phí thấp hơn Phí gắn liền với với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phíđầu tư đối với hàng hóa dịch vụ công cộng hữu hình Lệ phí gắn liền với việc thụhưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thểnhân và pháp nhân

1.2.1.3 Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước

Các khoản thu này bao gồm:

Lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm

dò, khai thác dầu, khí;

+ Các khoản thu hồi vốn của Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế;

+ Thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty cổ phần, công ty tráchnhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước;

+ Thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanhnghiệp Nhà nước (DNNN);

+ Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

+ Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (bao gồm cả gốc và lãi), trừ vay lại vốnvay nước ngoài của Chính phủ

1.2.1.4 Thu từ hoạt động dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công lập

Các khoản thu được thu từ bán sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp như thutiền kiểm định xe cơ giới, tiền dịch vụ khám chữa bệnh, tiền bán sách do trường tự

in ấn… hay là khoản chênh lệch giữa thu và chi của các đơn vị hoạt động sự nghiệp

có thu

Trang 23

1.2.1.5 Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước

Khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính chấtphân phối lại, vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sửdụng tài sản quốc gia vừa tăng nguồn thu cho NSNN Các nguồn thu từ bán hoặccho thuê tài sản, tài nguyên, thiên nhiên; thu về bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước

1.2.1.6 Thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản Các khoản thu này cũng là một phần

thu quan trọng của thu NSNN và được pháp luật quy định

1.2.1.7 Các khoản thu khác

+ Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;+ Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng khu vựcbiển; tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước

+ Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; thu cấp quyền khaithác khoáng sản, thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước

+ Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy địnhcủa pháp luật

+ Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.+ Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức,

cá nhân ở ngoài nước cho Nhà nước, chính phủ Việt Nam, cho cơ quan Nhà nướcở địa phương

+ Thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 11 Luật Ngân sách Nhà nước.+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

1.2.2 Hệ thống tiêu chí đánh giá về nguồn thu ngân sách cấp tỉnh

1.2.2.1 Tỷ lệ thu ngân sách/GDP

Thu NSNN trước hết phải thể hiện ở tỷ lệ thu ngân sách/GDP phải hợp lý Tỷ

lệ thu quá thấp, đương nhiên sẽ làm giảm nguồn thu cho ngân sách Ngược lại, tỷ lệ thuquá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến động lực của các hoạt động kinh tế, khó duy trì tốc độtăng trưởng cao trong thời gian dài Từ đó ảnh hưởng xấu đến thu ngân sách

Tỷ lệ thu ngân sách/GDP do nhà nước trung ương quyết định Việc xác định

tỷ lệ này phải căn cứ vào những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… cụ thể của đất

Trang 24

nước trong từng giai đoạn.

1.2.2.2 Cơ cấu thu ngân sách

Cơ cấu thu ngân sách là tương quan, tỷ lệ giữa các bộ phận của các nguồnthu ngân sách cấu thành quỹ ngân sách, mối quan hệ giữa chúng với nhau và quan

hệ với tổng thu NSNN trong một chỉnh thể thống nhất Cơ cấu thu NSNN bao gồmcác chỉ tiêu phản ánh nội dung thu NSNN được sắp xếp theo những tiêu thức nhấtđịnh gọi là tiêu thức phân loại thu NSNN, như: thu ngân sách đối với thuế, phí, lệphí và các khoản thu khác… Về định lượng, các khoản mục thu NSNN được lượnghóa thông qua các số đo cụ thể bằng tỷ lệ phần trăm của từng khoản mục so vớitổng thu NSNN hàng năm hoặc so với GDP Những tỷ lệ này được gọi là tỷ trọngcủa từng khoản thu trong tổng thu NSNN hoặc trong GDP; thông qua đó để xácđịnh được vị trí, quy mô của từng khoản thu so với tổng thể nền kinh tế Từ đó, thấyđược mức độ quan trọng của từng khoản thu, phản ánh sự lựa chọn, mức độ ưu tiêncủa Nhà nước trong cơ cấu thu, tỷ trọng các nguồn thu trong NSNN ở mỗi thời kỳ

Cơ cấu kinh tế thể hiện tính chất và trình độ phát triển của hệ thống kinh tế mộtquốc gia nó được thể hiện thông qua tỷ trọng các bộ phận và mối quan hệ giữa các bộphận hợp thành nền kinh tế Cơ cấu kinh tế thường được chia thành cơ cấu theo ngành,

cơ cấu theo vùng, lãnh thổ và cơ cấu thành phần Mỗi ngành, mỗi vùng, thành phầnkinh tế trong điều kiện nhất định tạo ra mức tích lũy khác nhau do vậy cần có nhữngchính sách để có thể huy động hiệu quả các nguồn lực cho phát triển Khi cơ cấu kinh

tế thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi về tỷ lệ động viên các nguồn lực tài chính trong nềnkinh tế

Cơ cấu thu ngân sách, đặc biệt là cơ cấu thuế thể hiện mức độ huy độngtập trung các nguồn lực tài chính, đó là quá trình phân phối các kết quả củaquá trình sản xuất, do quy mô cơ cấu kinh tế quyết định Nếu quy mô kinh tế lớn thì

sẽ mở rộng khả năng huy động từ các chủ thể trong xã hội

Về cơ cấu, thu NSNN mang tính bền vững phải có một tỷ lệ áp đảo cácnguồn thu từ thuế đánh vào các hoạt động kinh tế trong nước (thu nội địa), phải đạttrên 75% tổng thu ngân sách, trong đó thu nội địa từ thuế, phí và lệ phí đạt khoảng

Trang 25

66% không kể các yếu tố như; Các khoản thu chịu nhiều tác động của các yếu tốngoại sinh như (thuế XNK, dầu mỏ,…) phải chiếm tỷ trọng nhỏ; Các khoản thukhông thường xuyên (như thu từ đất đai, thu bán tài sản công…) cũng phải chiếm tỷtrọng thấp trong tổng thu NSNN Một NSNN bền vững, xét về phía nguồn thu, phảidựa chủ yếu vào các khoản thu từ thuế đánh trên nền tảng các hoạt động kinh tế trongnước Ðể bảo đảm NSNN bền vững thì thu NSNN cũng cần được đẩy mạnh, đặc biệtthực hiện cơ cấu lại NSNN theo hướng tăng thu từ kinh tế trong nước, giảm dần sự phụthuộc nguồn thu từ tài nguyên, dầu thô và XNK bởi các khoản thu này khó bền vững

do phụ thuộc nhiều vào biến động thị trường thế giới Nếu tỷ suất thu thuế, phí trực tiếp

từ các hoạt động kinh tế trong nước chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu NSNN cũngcho thấy chính sách thuế tuy có phần yếu kém, thiếu cơ sở bền vững, không ngăn chặncác hành vi tăng trưởng không bền vững, tăng trưởng bằng mọi giá từ đó, không gópphần thúc đấy kinh tế phát triển bền vững thì cuối cùng cũng làm mất tính bền vữngcủa NSNN, vừa không đóng góp làm tăng một cách hợp lý quy mô thu NSNN, cảithiện tích cực phần tỷ trọng các nguồn thu có tính bền vững trong kết cấu thu NSNN,cần sớm được hoàn thiện để ổn định bền vững nguồn thu NSNN nhưng hệ thốngthuế đó cũng khá ưu ái đối với các doanh nghiệp

1.2.2.3 Mức độ ổn định của các nguồn thu

Tốc độ tăng thu ngân sách phải ở mức hợp lý, phù hợp với trình độ phát triểnkinh tế xã hội Điều này sẽ đảm bảo được tỷ suất huy động nguồn thu từ nền kinh tếvào NSNN, nhằm đạt mục tiêu ổn định mức đóng góp về thuế, phù hợp với khả năng,nội lực nền kinh tế cũng như đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của ngân sách, không đểxảy ra tình trạng thu từ thuế không đủ chi thường xuyên của nhà nước Nếu tốc độtăng thu ngân sách lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra gánh nặng

về thuế với nền kinh tế, điều này có thể sẽ dẫn đến kìm hàm động lực phát triển củanền kinh tế Ngược lại nếu tốc độ tăng thu ngân sách thấp so với tốc độ tăng trưởngkinh tế, nguy cơ thu không đủ nhu cầu chi tiêu và bội chi ngân sách

1.2.2.4 Tính công bằng trong chính sách ngân sách

Trang 26

Ngân sách được xem là bền vững khi gánh nặng thuế và các lợi ích do cácchương trình chi tiêu của Chính phủ có sự công bằng và bình đẳng giữa các thế hệkhác nhau Sẽ là không công bằng nếu chính sách ngân sách đem lại lợi ích cho thế

hệ này song lại làm gia tăng gánh nặng thuế cho các thế hệ tiếp theo, tăng thu trongthời kỳ này mà làm ảnh hưởng tới nguồn thu cho NSNN trong tương lai

Cần phải đảm bảo được rằng các thế hệ người dân là người nộp thuế trongtương lai không phải đối mặt với các nghĩa vụ thuế mà bản thân họ không thể chấpnhận được khi Chính phủ thực hiện các chương trình chi tiêu hiện tại Một chínhsách ngân sách bền vững cũng cần phải “đảm bảo phân bổ nguồn lực quốc gia mộtcách công bằng giữa các thế hệ khác nhau trong tương lai” Chính sách ngân sáchkhi xét về yếu tố bền vững cần phải đảm bảo được yêu cầu là các chương trình chitiêu ngân sách và huy động nguồn thu qua thuế có sự công bằng cả trong phạm vimột thế hệ dân và giữa các thế hệ dân khác nhau trong tương lai

Việc lượng hoá để xác định mức độ công bằng thường khó hơn so với việcxác định khả năng cân đối ngân sách Thực tế hiện nay cho thấy không có mộtđịnh nghĩa nào về “sự công bằng” được tất cả mọi người chấp nhận cùng sử dụng.Liệu những người dân thuộc các thế hệ trong tương lai có nên phải gánh chịu mộtnghĩa vụ thuế cao hơn khi mà họ giàu có hơn hay không? Trách nhiệm của các thế

hệ trong tương lai đối với những người dân đang sống nên như thế nào là phù hợp?Các nhà hoạch định chính sách thường gặp phải rất nhiều trở ngại khi tiến hànhđánh giá về tính công bằng giữa những người thụ hưởng và người nộp thuế khácnhau trong cùng một thế hệ

Tính bền vững luôn đi cùng yếu tố công bằng Ngân sách sẽ không bền vữngnếu không có được sự công bằng Sự phân bổ nguồn lực không công bằng sẽ khôngduy trì được bền vững trên cả giác độ kinh tế và chính trị Trên giác độ chính trị,những người phản đối sự gia tăng thuế trong tương lai sẽ có nhiều phản ứng tiêucực phản đối sự gia tăng gánh nặng thuế quá mức xuất phát từ các nghĩa vụ phátsinh từ các chính sách mà Chính phủ đã thực hiện trong quá khứ Về khía cạnh kinh

tế, sự phồn thịnh của một quốc gia sẽ bị hạn chế do sự gia tăng thuế sẽ kéo theo các

Trang 27

tác động tiêu cực làm giảm sút nỗ lực làm việc, ảnh hưởng xấu đến tiết kiệm vàtổng mức đầu tư trong nền kinh tế.

1.2.2.5 Đảm bảo cán cân ngân sách cơ bản

Cán cân ngân sách cơ bản chính là chênh lệch giữa thu thường xuyên và chithường xuyên của NSNN Nếu thu thường xuyên bằng chi thường xuyên, ngân sách

cơ bản được cân bằng, không có thâm hụt, cũng không có thặng dư Nếu thu thườngxuyên lớn hơn chi thường xuyên, ngân sách cơ bản có thặng dư Nếu thu thườngxuyên nhỏ hơn chi thường xuyên, ngân sách cơ bản bị thâm hụt (thâm hụt ngân sách

cơ bản) Cán cân ngân sách cơ bản được đảm bảo, sẽ làm tăng khả năng thanhtoán của NSNN Theo thông lệ, thu thường xuyên bằng tổng thu từ thuế, phí, lệphí và các khoản thu ổn định theo luật của NSNN, không kể tiền vay mới phát hành.Chi thường xuyên bao gồm tất cả các khoản chi của NSNN (kể cả chi trả lãi) trừ chiđầu tư phát triển

1.2.2.6 Hiệu lực của bộ máy thu

Tổ chức bộ máy quản lý thuế là một khâu quan trọng trong công tác quản lýthuế, bao gồm việc xác định cơ cấu tổ chức bộ máy và phân bổ nguồn nhân lực mộtcách hợp lý, nhằm xây dựng hệ thống quản lý thuế khoa học, phù hợp, đảm bảotính thống nhất, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chức năng quản lý thuế nhằmthực thi chính sách, pháp luật thuế một cách nghiêm minh, bảo đảm thu đúng, thu

đủ, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN

Ở một số nước trên thế giới, cơ chế quản lý hành chính nhà nước tại địaphương độc lập với quản lý chuyên môn của từng ngành kinh tế Như vậy, quản lýthuế cũng hoàn toàn độc lập với hoạt động của chính quyền địa phương và tổ chức

bộ máy quản lý thuế không nhất thiết phải theo địa giới hành chính, mà có thể tổchức theo vùng, hoặc trong một tỉnh, thành phố có thể tổ chức nhiều Cục … Nhằmđảm bảo hiệu lực và hiệu quả của bộ máy, bảo đảm phục vụ đối tượng nộp thuế vàquản lý thu thuế nhanh, kịp thời Ở nước ta, cơ chế quản lý hành chính Nhà nướcViệt Nam theo cơ chế quản lý theo địa giới hành chính gồm các cấp: Trung ương,Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, xã Cơ quan thuế là cơ quan Nhà

Trang 28

nước thực hiện việc quản lý nhà nước về thuế, do đó công tác quản lý thuế cũngphải tuân theo nguyên tăc quản lý hành chính nhà nước Vì vậy, cơ cấu tổ chứcquản lý thuế được tổ chức theo 3 cấp: Cấp Trung ương (Tổng cục Thuế); Cấp Tỉnh,Thành phố trực thuộc Trung ương (Có Cục Thuế tỉnh, thành phố); cấp quận, huyện(Có Chi cục Thuế quận, huyện) Riêng cấp xã, không có tổ chức cơ quan thuế độclập mà chỉ tổ chức bộ phận quản lý thuế tại xã, phương (hoặc liên xã, liênphường) thuooch Chi cục Thuế quận, huyện Công tác thuế cũng gắn chặt và phục

vụ hoạt động của chính quyền địa phương

Bộ máy quản lý thuế có vai trò quyết định đến sự vận hành toàn bộ hệ thống thuế

Bộ máy quản lý thuế được tổ chức hơp lý, thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý thuếthì sẽ phát huy được tối đa hiệu lực của toàn bộ hệ thống thuế và hiệu quả quản lý

sẽ cao

Tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống được thất thu dotrốn, lậu thuế sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỷ suất thu NSNN mà vẫn đáp ứngnhu cầu chi tiêu của NSNN

1.2.2.7 Sử dụng nguồn thu minh bạch, hiệu quả

Luật NSNN hiện hành vẫn chưa có quy định hằng năm, các cơ quan, đơn vị sửdụng ngân sách và các cấp ngân sách khi quyết toán ngân sách phải kèm theo thuyếtminh kết quả thực hiện ngân sách gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị,cấp mình Trên thực tế, ngân sách nhà nước luôn phải công khai, minh bạch các khoảnthu, chi

Thu NSNN được sử dụng để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước và chicho đầu tư phát triển Do đó, nguồn thu được sử dụng minh bạch, hiệu quả sẽ gópphần nuôi dưỡng nguồn thu, đảm bảo tính bền vững của thu ngân sách Kiểm soáttốt việc chi ngân sách để hạn chế tham nhũng, tiêu cực trong sử dụng NSNN

+ Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy địnhcủa pháp luật

+ Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.+ Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân

Trang 29

ở ngoài nước cho Nhà nước, chính phủ Việt Nam, cho cơ quan Nhà nước ở địa phương.

+ Thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 11 Luật Ngân sách Nhà nước.+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

1.2.3 Các biện pháp chính và cơ sơ triển khai nhằm tăng nguồn thu ngân sách

cho tỉnh

1.2.3.1 Biện pháp về Kinh tế

Phương pháp kinh tế là sự tác động tới lợi ích vật chất của tập thể hay cá nhânnhằm làm cho họ quan tâm tới kết quả hoạt động và chịu trách nhiệm vật chất về hànhđộng của mình

Phương pháp kinh tế lấy lợi ích vật chất là động lực cơ bản của sự phát triểnkinh tế xã hội Lợi ích cá nhân người lao động phải được coi là nền tảng và tác độngtrực tiếp đến hoạt động của con người Vi phạm nguyên tắc khuyến khích lợi ích vậtchất và trách nhiệm vật chất sẽ thủ tiêu động lực kích thích người lao động Vai tròcủa lợi ích vật chất trong kinh tế thị trường đã được xác định rõ ràng Lợi ích vật chất

là động lực của mọi hành động Ăngghen đã nhấn mạnh rằng, lợi ích vật chất là cáilàm chuyển động quảng đại quần chúng nhân dân lao động, đồng thời lợi ích vật chấtcũng là chất kết dính các hoạt động riêng lẻ theo một mục đích chung Các nhà kinhđiển của chủ nghĩa xã hội khoa học đã khẳng định rằng ở đâu không có sự thống nhất

về lợi ích thì ở đó không có sự thống nhất về mục đích chứ đừng nói đến sự thốngnhất về hành động Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, do tồn tại nhiều thànhphần kinh tế cho nên tồn tại nhiều hệ thống lợi ích khác nhau Thực chất của việc huyđộng sử dụng các thành phần kinh tế chính là kết hợp hài hoà các lợi ích Nguyên tắccác bên cùng có lợi chi phối sự liên kết hay chia rẽ hoạt động kinh doanh giữa cácdoanh nghiệp

Sử dụng các đòn bẩy kinh tế là nội dung chủ yếu của phương pháp kinh tế.Các đòn bẩy như tiền lương,thu nhập , tiền thưởng, giá cả, lợi nhuận, chi phí cótác động lớn tới người lao động Nó có tác dụng kích thích hay hạn chế động lựclàm việc của mỗi người Các đòn bẩy này phải được sử dụng đồng bộ Bên cạnh sử

Trang 30

dụng hệ thống đòn bẩy còn phải sử dụng cả hệ thống đòn hãm như phạt vật chất vàtrách nhiệm vật chất khác.

Đặc điểm của các phương pháp kinh tế là nó tác động lên đối tượng quản lýkhông bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích vật chất Các phương pháp kinh

tế chấp nhận những giải pháp kinh tế khác nhau cho cùng một vấn đề Các phươngpháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thân của đối tượng bị quản lý, chứađựng nhiều yếu tố kích thích kinh tế, cho nên tác động rất nhậy bén, phát huy đượctính chủ động sáng tạo của người lao động và các tập thể Với biện pháp kinh tếđúng đắn, các lợi ích được thực hiện thoả đáng thì tập thể con người trong hệ thốngquan tâm hoàn thành nhiệm vụ, người lao động hăng hái sản xuất và nhiệm vụchung được giải quyết nhanh chóng có hiệu quả Các phương pháp kinh tế làphương pháp tốt nhất để thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thờimở rộng quyền chủ động cho các cá nhân và các doanh Điều đó giúp cho nhà nướcgiảm được nhiều việc điều hành, kiểm tra, mang tính chất sự vụ hành chính, nângcao ý thức tự giác của mọi người, mọi doanh nghiệp

1.2.3.2 Biện pháp về hành chính

Phương pháp hành chính là sự tác động trực tiếp của cơ quan quản lý hay ngườilãnh đạo đến cơ quan bị quản lý hay người chấp hành nhằm mục đích bắt buộc thựchiện một hoạt động

Để quản lý tập trung thống nhất cần sử dụng phương pháp hành chính Không

sử dụng đúng đắn phương pháp hành chính có thể dẫn tới tình trạng lộn xộn vôchính phủ Lênin rất đề cao phương pháp hành chính Phương pháp này bao hàmnhững nội dung sau đây:

Trước hết phải thiết lập được hệ thống quan hệ phụ thuộc lẫn nhau Cơ quan bị

lãnh đạo, bị quản lý phải phục tùng cơ quan lãnh đạo, quản lý Cơ quan quản lý cấpdưới phải phục tùng cơ quan quản lý cấp trên, địa phương phải phục tùng trungương Tất nhiên ở đây cũng có tác động ngược chiều để cơ quan quản lý cấp trênkịp thời điều chỉnh quyết định của mình cho phù hợp với thực tiễn

Trang 31

Thứ hai là xác định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng của các bộ phận trong hệ

thống tổ chức Xây dựng bộ máy tổ chức phù hợp với chức năng nhiệm vụ của nó.Khi quy định chức năng nhiệm vụ cần phải quan tâm đến mối quan hệ giữa các bộphận trong tổ chức

Thứ ba là tác động bằng hệ thống pháp chế Đó chính là hệ thống pháp luật,

các quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh, nội quy

Phương pháp hành chính đặt ra yêu cầu chống tập trung quan liêu và hànhchính quan liêu Mỗi cấp quản lý phải không ngừng hoàn thiện phương pháp và lềlối làm việc, chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa bè phái, cá nhân chủ nghĩa,địaphương chủ nghĩa

Phương pháp hành chính trực tiếp tác động tới người bị quản lý Do vậy, hiệuquả của nó rất rõ và có tính chất tức thời Phương pháp hành chính thể hiện quyềnlực của quản lý Vấn đề sử dụng đúng mức không lạm dụng phương pháp hànhchính có ý nghĩa lớn đối với thành công của người quản lý Sử dụng các phươngpháp hành chính đòi hỏi các cấp quản lý thương mại phải nắm vững các vấn đề sau:

Trước hết, quyết định hành chính chỉ có hiệu lực và hiệu quả khi quyết định đó

có căn cứ khoa học ,được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế Ngoài ra, quyết địnhphải xuất phát từ tình hình thực tế ,nắm vững tình huống cụ thể Cho nên, khi đưa racác quyết định hành chính, một mặt phải thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết, mặtkhác, người quản lý cần dự kiến trước được tình hình khi quyết định được thi hành,

từ đó đề ra các biện pháp xử lý các tình huống phát sinh,hạn chế tác động tiêu cực

có thể xẩy ra

Thứ hai, khi sử dụng các phương pháp hành chính cần gắn quyền hạn và trách

nhiệm của cấp ra quyết định Cơ quan hành chính, cán bộ quản lý phải hiểu rõ vànắm vững quyền hạn của mình để không lạm quyền, không thể hiện đầy đủ quyềnlực

Thứ ba, khi ra quyết định hành chính, người ra quyết định phải nắm rõ khả

năng và tâm lý người thực hiện Trong những trường hợp cần thiết phải làm côngtác tư tưởng cho người thực hiện trước khi ra quyết định

Trang 32

Thứ tư, khi triển khai thực hiện, khâu khó khăn, khâu trọng yếu then chốt, người

lãnh đạo phải trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thường xuyên và tổng kết rút kinhnghiệm kịp thời

1.2.3.3 Biện pháp về tuyên truyền giáo dục

Phương pháp tuyên truyền giáo dục là sự tác động tới tinh thần và năng lựcchuyên môn của người lao động để nâng cao ý thức và hiệu quả công tác

Phương pháp này bao hàm những nội dung chủ yếu sau:

- Tác động thông qua hệ thống thông tin đa chiều tới toàn bộ hệ thống quản lý

và người lao động Hệ thống thông tin đa chiều có định hướng, chính xác và kịpthời sẽ có tác động kích thích chủ thể theo khuynh hướng đã dự kiến Qua hệ thốngcung cấp thông tin cũng tác động tới tư tưởng người lao động, uốn nắn kịp thờinhững tư tưởng thiếu lành mạnh, khơi dậy ý thức và tinh thần trách nhiệm của mỗicon người

- Phương pháp giáo dục thể hiện được sự khen chê rõ ràng Nêu gương là cáchrất quan trọng để tác động gây chú ý và thuyết phục người khác làm theo, xử phạtnghiêm minh để giữ vững kỷ cương và ngăn chặn các khuynh hướng tiêu cực

- Bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ,kết hợp chặt chẽ với cơ chế, tuyển dụng, bố trí sử dụng và đào thải người lao động

- Giáo dục chuyên môn và năng lực công tác là vấn đề rất quan trọng trong hệthống tuyên truyền vận động Dân trí nâng cao không ngừng, con người được giảiphóng và tự do tư tưởng là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của mọihoạt động Đó là cơ sở để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác

- Giáo dục truyền thống ở mỗi doanh nghiệp là việc làm có ý nghĩa và hiệu quảcao, làm cho mỗi người có ý thức đầy đủ về vị trí của doanh nghiệp, tự hào về nhữngđóng góp của doanh nghiệp, xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, đề cao trách nhiệmđối với công việc

- Phải làm phong phú đời sống tinh thần, tăng niềm tin của người lao động vàodoanh nghiệp

Trang 33

Các phương pháp giáo dục có ý nghĩa to lớn trong quản lý kinh tế vì đối tượngcủa quản lý là con người - Một chủ thể của sản xuất kinh doanh năng động và cóyếu tố tâm lý, nhu cầu và tâm linh Các phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở sửdụng các qui luật tâm lý Đặc trưng của các phương pháp này là tính thuyết phục,làm cho người lao động phân biệt được phải - trái, đúng - sai, lợi - hại, thiện -ác Từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và phấn đấu không ngừng vì doanh nghiệpmình Các phương pháp giáo dục thường được sử dụng kết hợp với các phươngpháp khác một cách hài hoà, linh hoạt Đây là phương pháp đã đem lại những thànhcông vang dội cho nhiều công ty Nhật bản, Mỹ, Anh, Thuỵ điển và một số nướcĐông Nam Á

Phương pháp kinh tế và phương pháp tuyên truyền giáo dục là cách thức tácđộng gián tiếp đến người lao động, hiệu quả của nó không bộc lộ ngay mà nhiều khimang tính chất của một quá trình

Mỗi phương pháp quản lý đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, dovậy, để phát huy mặt mạnh, hạn chế những nhược điểm cần phải sử dụng tổng hợpcác phương pháp trong quản lý Việc vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý ởcác cấp được thể hiện trong quá trình ra các quyết định quản lý và tổ chức thực hiệncác quyết định đó Ở mỗi giai đoạn khác nhau và với mỗi đối tượng quản lý khácnhau có thể đặt trọng tâm vào phương pháp này hay phương pháp khác tuỳ thuộcvào các điều kiện cụ thể

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN trên địa bàn cấp tỉnh

1.3.1 Các nhân tố bên trong

1.3.1.1 Môi trường vĩ mô ổn định, thông thoáng

Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến thu NSNN theo hướng bền vững trên nhiềukhía cạnh Trước hết sự ổn định và thông thoáng của môi trường vĩ mô có tác dụngkhuyến khích đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư Trên cơ sở đó, thu NSNN mới giatăng ổn định Thứ hai, môi trường vĩ mô ổn định, thông thoáng tạo điều kiện đểngười dân và doanh nghiệp yên tâm đóng thuế theo quy định của nhà nước

Trang 34

1.3.1.2 Tổ chức, quản lý thực hiện thu ngân sách

Cách thức tổ chức thực hiện, phân cấp, quản lý thu ngân sách chính là trả lờicho câu hỏi thu như thế nào Đó là quá trình thực hiện, cụ thể hoá các cơ chế chínhsách thu đối với nền kinh tế Quá trình này quyết định số thu thực tế mà NSNN huyđộng được, đồng thời cho phép nhìn nhận lại các chủ trương chính sách thu ngânsách, từ đó có những điều chỉnh, biện pháp thu phù hợp Đây là yếu tố quan trọngnhất ảnh hưởng lớn đến kết quả thực tế thu ngân sách

Việc xây dựng bộ máy thu NSNN phải căn cứ vào sự hình thành hệ thống cáccấp chính quyền và quá trình thực hiện phân cấp quản lý KTXH các cơ quan Nhànước Để đảm bảo công tác thu đạt hiệu quả cao, tổ chức bộ máy thu phải đảm bảomột số yêu cầu nhất định

Thứ nhất, phải đảm bảo thống nhất, tập trung dân chủ Yêu cầu này đòi hỏiviệc phân chia trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý thu ngân sách phải rõ ràng,mang lại hiệu quả cao nhất Chính quyền các cấp có trách nhiệm hướng dẫn kiểmtra giám sát, điều chỉnh, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chính sách, chế độ thungân sách

Thứ hai, tổ chức quản lý thu theo phân cấp chính quyền đảm bảo phát huytính tích cực, chủ động sáng tạo của từng địa phương, đồng thời nâng cao hiệu quảthu nhờ hiểu biết sát thực tình hình kinh tế trong phạm vi lãnh thổ của địa phương

đó Một cách tổ chức khoa học, sự phân cấp phù hợp sẽ là tiền đề đảm bảo hiệu quảcông tác thu Điều đó cũng đồng nghĩa việc tổ chức quản lý quyết định đến kết quảthu có đúng như mong đợi hay không

Yếu tố công nghệ kĩ thuật, phương tiện thông tin phục vụ cho việc quản lýthu, giám sát, thanh tra kiểm tra cũng tác động không nhỏ tới kết quả thu ngân sách.Tuy cơ chế chính sách thu là tương đối ổn định nhưng tình hình kinh tế xã hội lạivận động và biến đổi hàng ngày Trong hoàn cảnh đó, kĩ thuật công nghệ đóng vaitrò quan trọng giúp việc quản lý thu theo sát thực tế

Ngoài ra, trong công tác tổ chức quản lý thu ngân sách còn phải tính đếnnhân tố con người Để thực hiện tốt công việc của mình cán bộ làm công tác thu

Trang 35

ngân sách cần phải có năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức bởi dù có cơchế chính sách tốt, có cách thức tổ chức phù hợp nhưng nếu cán bộ không hội đủchuyên môn công tác thu cũng không thể hoàn thành tốt được Hơn nữa lợi ích cánhân có thể là động cơ thúc đẩy các hành vi vi phạm pháp luật, để cán bộ thu bắt tayvới đối tượng thu dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế… gây thất thu NSNN,bởi vậy yêu cầu người làm công tác thu ngân sách phải có phẩm chất đạo đức tốt.

Quá trình thu vừa là hiện thực hoá các cơ chế chính sách huy động nguồn lựctài chính vào NSNN, vừa là sự kiểm nghiệm tính đúng đắn của các chính sách đó vàthông qua những nảy sinh trong thực tiễn mà có những gợi mở để hoàn thiện hệthống pháp luật về lĩnh vực thu Vì vậy, phương thức quản lý và quá trình tổ chứcthực hiện có ý nghĩa quyết định tới kết quả thu ngân sách

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài

1.3.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Thu NSNN được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong và ngoài nước, từmọi lĩnh vực hoạt động khác nhau, cả sản xuất và lưu thông Bởi vậy, thu NSNNluôn gắn chặt với kết quả của hoạt động kinh tế trong nước

Kết quả của các hoạt động kinh tế trong nước được đánh giá bằng các chỉtiêu chủ yếu như: tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế Đó làcác nhân tố khách quan quyết định mức động viên của NSNN Ngoài ra sự vậnđộng của các phạm trù kinh tế như giá cả, thu nhập lãi suất cũng có tác động đếnthu NSNN Chúng vừa có tác động đến sự tăng giảm mức động viên của NSNN vừađặt ra yêu cầu sử dụng hợp lý các công cụ thu của NSNN để điều tiết các hoạtđộng kinh tế xã hội cho phù hợp

Như vậy, trong tổng thu của NSNN phải coi trọng nguồn thu trong nước làchủ yếu, mà quan trọng hơn cả là nguồn của cải mới được sáng tạo ra trong cácngành sản xuất Ngày nay, cùng với các hoạt động sản xuất vật chất, các hoạt độngdịch vụ cũng là nơi tạo ra nguồn thu chủ yếu của NSNN Do đó, để tăng thu choNSNN, về lâu dài, con đường chủ yếu là nâng cao trình độ phát triển, tìm cách mởrộng sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất của nền kinh tế

Trang 36

Đối với công tác thu NSNN của một tỉnh, thành phố, nhân tố quyết định tớinguồn thu NSNN trên địa bàn cơ bản vẫn là thực trạng phát triển kinh tế trong phạm vilãnh thổ Tuy nhiên, khác với NSNN, nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh còn chịu sựtác động của phạm vi địa giới Vì vậy, khi xem xét tác động của nhân tố tăng trưởng nềnkinh tế trên địa bàn tỉnh tới nguồn thu NSNN phải loại bỏ các tác nhân đó.

Có thể khẳng định, nhân tố tăng trưởng vừa là nguồn để thu NSNN lại vừa làđối tượng tác động của các chính sách thu

1.3.2.2 Hệ thống pháp luật và các chính sách trong lĩnh vực thu

Nếu như kết quả hoạt động của nền kinh tế tạo ra nguồn thu cho ngân sáchthì hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về nguồn thu và tổ chức thu chính là căn

cứ, là quy định để chúng ta biết thu như thế nào, thu những gì ở nguồn thu ấy

Thu ngân sách có thể lấy từ nhiều nguồn, dưới nhiều hình thức nhưng nét đặctrưng là luôn gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước, thể hiện tính cưỡng chế

và mang tính không hoàn trả là chủ yếu Do đó, các luật lệ, chính sách do Nhà nướcquy định về nguồn thu và tổ chức quản lý thu là căn cứ cho quá trình động viên vàongân sách Các quy định nguồn thu bao gồm các luật thuế, các quy định về phí, lệphí, về bán tài nguyên, tài sản quốc gia, về các DNNN…

Yêu cầu đối với các chính sách huy động nguồn thu ngân sách là phải đảmbảo tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính quốc dân vào tay Nhà nước để trangtrải các khoản chi phí cần thiết cho việc vận hành bộ máy cũng như thực hiện cácchức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Đồng thời đảm bảo khuyến khích, thúc đẩy sảnxuất phát triển, tạo nguồn thu ngày càng lớn Đặc biệt, coi trọng yêu cầu công bằng

xã hội, điều tiết thu nhập giữa các thành phần trong nền kinh tế Trước những yêucầu đó, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực thu ngân sách được xây dựng dựa trênnhững tiêu chí nhất định:

Thứ nhất, đó là nhu cầu chi tiêu của chính phủ Tuỳ thuộc chức năng nhiệm

vụ mà Nhà nước đảm nhận, quy mô hệ thống bộ máy Nhà nước, chiến lược, quyhoạch, kế hoạch phát triển, quan điểm phát triển… mà hình thành nên nhu cầu chitiêu thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển và chi cho các vấn đề xã hội của mỗi

Trang 37

quốc gia.

Thứ hai, đó là khả năng tạo ra nguồn thu ngân sách của nền kinh tế Khả

năng này thể hiện thông qua: GDP của nền kinh tế, GDP/người, tỉ lệ tiết kiệm

Thứ ba, đó là căn cứ trên quan điểm của Nhà nước về công bằng xã hội.

Như đã nói, một trong những chức năng chủ yếu của thu NSNN là phân phối lại thunhập giữa các tầng lớp dân cư thông qua bộ máy quyền lực của Nhà nước Sự phânphối đó là cần thiết cả về khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội Chính vì vậy, huyđộng nguồn tài chính vào ngân sách phải luôn coi trọng khía cạnh công bằng xã hội.Đối với mỗi quốc gia, quan điểm về sự công bằng xã hội có những khác biệt nhấtđịnh, cho nên tuỳ thuộc vào những quan điểm riêng đó mà cơ chế chính sách thucũng có những nét đặc trưng riêng

Có thể khẳng định kết quả thu NSNN phụ thuộc rất lớn vào hệ thống pháp lýtrong lĩnh vực thu Đây là nhân tố mang tính chủ quan vì Nhà nước là chủ thể ra cácquyết định này, vừa mang tính khách quan vì hệ thống pháp luật được xây dựngtrong mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác của nền kinh tế

Ở Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộnghoà đã củng cố và xây dựng pháp luật về ngân sách phù hợp với vai trò và tính chấtcủa Nhà nước cách mạng Theo đó NSNN được thiết lập vào tháng 1 năm 1946,một số văn bản pháp luật đầu tiên về NSNN được ban hành, đó là sắc lệnh số 11ngày 7/9/945 và sắc lệnh ngày 27/9/1945 Trong giai đoạn 1955-1975, miền bắctiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền nam đấu tranh thống nhất đất nước,NSNN chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế phân cấp theo hướng tăng thêm một

số quyền hạn cho một số địa phương Theo đó, địa phương hạch toán độc lập, đượcgiao những khoản thu đích danh cho các chương trình trong khuôn khổ địa phương.Các văn bản quan trọng được ban hành trong giai đoạn này là: Điều lệ lập, chấphành NSNN năm 1961 (Nghị định 168/CP ngày 20-10-1961)… Đến ngày 20-3-

1996 Luật NSNN đầu tiên chính thức ra đời và có hiệu lực từ năm ngân sách 1997.Đến ngày 16-12-2002, Quốc hội đã thông qua Luật NSNN mới thay thế Luật NSNNnăm 1996 và có hiệu lực thi hành từ năm 2004

Trang 38

1.3.2.3 Năng lực hội nhập

Toàn cầu hóa và hội nhập đã trở thành xu thế tất yếu với mọi quốc gia Vìvậy, năng lực hội nhập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu NSNN theo hướng bền vữngcủa đất nước cũng như mỗi địa phương Năng lực hội nhập cao cũng có nghĩa làkhả năng chống chịu những tác động tiêu cực từ bên ngoài sẽ cao nên thu NSNN sẽgiữ được ổn định Ngược lại, thu NSNN sẽ bị giảm sút khi có những tác động xấu

từ bên ngoài

Trang 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGUỒN THU NSNN HIỆN NAY TRÊN ĐỊA

hành chính cấp huyện (01 thành phố và 12 huyện); với 199 xã, phường, thị trấn

Địa hình Cao Bằng chia cắt phức tạp bởi nhiều dãy núi cao, xen kẽ là nhữngsông suối, thung lũng hẹp, độ dốc lớn với vùng núi chiếm 90% diện tích tự nhiêntoàn tỉnh Cao Bằng có khí hậu ôn đới, một số vùng núi cao, như: Trùng Khánh,Nguyên Bình về mùa đông có tuyết rơi Trên địa bàn tỉnh, hệ thống sông suối tươngđối phong phú, là điều kiện thuận lợi xây dựng nguồn thủy điện dồi dào phục vụphát triển kinh tế - xã hội Ngoài ra, còn có các tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới, pháttriển nhiều loại vật nuôi, cây trồng đa dạng

Cao Bằng có nhiều tài nguyên thiên nhiên Về tài nguyên đất, hiện toàn tỉnh

có khoảng 140.942 ha đất có khả năng phát triển nông nghiệp, chiếm 21% diện tích

tự nhiên Phần lớn đất được sử dụng để phát triển cây hàng năm, chủ yếu là câylương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp còn ít Hiệu quả sử dụng đất còn thấp, hệ

số sử dụng đất mới đạt khoảng 1,3 lần Đất có khả năng phát triển lâm nghiệp cókhoảng 408.705 ha, chiếm 61,1% diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên khoảng248.148 ha, rừng trồng 14.448 ha, còn lại là đất trống, đồi núi trọc Với phươngthức nông, lâm kết hợp căn cứ độ dốc và tầng đất mặt đối với diện tích đất trống đồinúi trọc có thể trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản và chăn nuôi gia súckết hợp với trồng rừng theo mô hình trang trại Các loại đất chuyên dùng, đất xâydựng khu công nghiệp, đất xây dựng đô thị và đất xây dựng khác còn nhiều

Trang 40

Về tài nguyên rừng, hiện trên địa bàn tỉnh chủ yếu là rừng nghèo, rừng nonmới tái sinh, rừng trồng và rừng vầu nên trữ lượng gỗ ít Rừng tự nhiên còn một số

gỗ quý như: nghiến, sến, tô mộc, lát nhưng không còn nhiều, dưới tán rừng còn cómột số loài đặc sản quý như: sa nhân, bạch truật, ba kích, hà thủ ô và một số loài thúquý hiếm như: gấu, hươu, nai và một số loài chim… Thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU ngày 29/4/2016 của Tỉnh ủy về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xâydựng nông thôn mới, UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành 3 đề án: Phát triển vùngrau an toàn giai đoạn 2017-2020; Nghiên cứu một số mô hình phát triển kinh tếrừng gắn với trồng rừng và bảo vệ môi trường giai đoạn 2017-2020; Tìm kiếm thịtrường tiêu thụ nội địa và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa củaCao Bằng, đặc biệt là các sản phẩm từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp giai đoạn 2017-

2020 Huy động tối đa các nguồn lực để triển khai thực hiện Chương trình, theophương thức lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương

Về tài nguyên khoáng sản, theo tài liệu địa chất, trên địa bàn của tỉnh cókhoảng 199 mỏ và điểm mỏ, khai thác nhiều loại khoáng sản khác nhau nằm phân

bố rải rác ở các huyện và thành phố Cao Bằng Trong các loại khoáng sản khai thác,quặng sắt có trữ lượng từ 50 - 70 triệu tấn, quặng Mangan khoảng 6 - 7 triệu tấn,quặng Bauxit nhôm 200 triệu tấn Ngoài ra, còn có các loại khoáng sản quí như:vàng, thiếc, vôn-fram, chì, kẽm, u ran, ang-ti-mon có tiềm năng khá, giá trị kinh

tế cao đã và đang được khai thác

Hiện nay, tỉnh đã và đang tập trung xây dựng và khai thác các khu du lịch cótiềm năng của tỉnh, như: Thác Bản Giốc - chùa Phật tích Trúc Lâm - động NgườmNgao; Khu du lịch sinh thái Phja Oắc - Phja Đén, Khu du lịch sinh thái Hồ ThangHen; Các khu, điểm du lịch động Giộc Đâư; Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó(Hà Quảng); Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo (Nguyên Bình) Đặc biệt UNESCO đã công nhận Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nướcCao Bằng, đây là bước đột phá trong phát triển du lịch hướng đến phát triển kinh tế

- xã hội bền vững, vừa bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đồng thời sử dụnghợp lý tổng thể đa dạng tài nguyên, giá trị di sản

Ngày đăng: 15/06/2020, 05:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính, 2003. Quyết định số 130/2003/QĐ-BTC ngày 18/8/2003 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 130/2003/QĐ-BTC ngày 18/8/2003của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụKBNN
2. Bộ Tài chính, 2003. Thông tư số 80/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 80/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của BộTài chính hướng dẫn tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN
3. Bộ Tài chính, 2004.Báo cáo kết quả khảo sát kinh nghiệm của Trung Quốc về quản lý tài chính – ngân sách. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả khảo sát kinh nghiệm của TrungQuốc về quản lý tài chính – ngân sách
4. Bộ Tài chính, 2007.Báo cáo kết quả khảo sát kinh nghiệm của Thái Lan về quản lý tài chính - Ngân sách. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả khảo sát kinh nghiệm của TháiLan về quản lý tài chính - Ngân sách
5. Chính phủ, 2003. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 củaChính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
6. Chính phủ, 2003. Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ về Quy chế xem xét, thảo luận quyết định dự toán, phân bổ dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 củaChính phủ về Quy chế xem xét, thảo luận quyết định dự toán, phân bổ dự toán vàphê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương
7. Cục Thống kê Cao Bằng , 2014. Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng 2014. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng2014
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
8. Cục Thống kê Cao Bằng , 2015. Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng 2015. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng2015
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
9. Cục Thống kê Cao Bằng , 2016. Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng 2016. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng2016
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
10. Cục Thống kê Cao Bằng , 2017. Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng 2017. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng2017
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
11. Cục Thống kê Cao Bằng , 2018. Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng 2018. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng2018
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
12. Cục Thuế Tỉnh Cao Bằng , 2014. Báo cáo tổng kết công tác thu ngân sách và phương hướng nhiệm vụ thu ngân sách các năm 2014. Cao Bằng, năm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác thu ngânsách và phương hướng nhiệm vụ thu ngân sách các năm 2014
13. Cục Thuế Tỉnh Cao Bằng , 2015. Báo cáo tổng kết công tác thu ngân sách và phương hướng nhiệm vụ thu ngân sách các năm 2015. Cao Bằng, năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác thu ngânsách và phương hướng nhiệm vụ thu ngân sách các năm 2015
14. Cục Thuế Tỉnh Cao Bằng , 2016. Báo cáo tổng kết công tác thu ngân sách và phương hướng nhiệm vụ thu ngân sách các năm 2016. Cao Bằng, năm 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác thu ngânsách và phương hướng nhiệm vụ thu ngân sách các năm 2016
15. Cục Thuế Tỉnh Cao Bằng , 2017. Báo cáo tổng kết công tác thu ngân sách và phương hướng nhiệm vụ thu ngân sách các năm 2017. Cao Bằng, năm 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác thu ngânsách và phương hướng nhiệm vụ thu ngân sách các năm 2017
16. Cục Thuế Tỉnh Cao Bằng , 2018. Báo cáo tổng kết công tác thu ngân sách và phương hướng nhiệm vụ thu ngân sách các năm 2018. Cao Bằng, năm 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác thu ngânsách và phương hướng nhiệm vụ thu ngân sách các năm 2018
17. Đặng Văn Thanh, 2005. Một số vấn đề về quản lý và điều hành NSNN.Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về quản lý và điều hành NSNN
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
18. Đinh Tích Linh, 2003. Những điều cần biết về ngân sách nhà nước để thực hiện Luật ngân sách Nhà nước mới. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điều cần biết về ngân sách nhà nước đểthực hiện Luật ngân sách Nhà nước mới
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
19. Học viện Tài chính, 2002. Chính sách thuế của Nhà nước trong quá trình hội nhập. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách thuế của Nhà nước trong quátrình hội nhập
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
20. Học viện Tài chính , 2003. Giáo trình lý thuyết tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết tài chính
Nhà XB: Nhàxuất bản Tài chính

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w