1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005.DOC

21 884 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 177 KB

Nội dung

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005

Trang 1

Môc lôc

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 2

II Tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2001 – 2005 3

1 Kết quả thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu của ngành công nghiệp – xây dựng 3

2 Ngành công nghiệp – xây dựng - đầu tầu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 8

3 Cơ cấu ngành kinh tế trong quan hệ so sánh với các nước trong khu vực .10

III Quá trình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp -xây dựng giai đoạn 2001 – 2005: những thành tựu và hạn chế 12

1 Thành tựu 12

2 Hạn chế 15

IV Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá 17

1 Coi trọng công tác quy hoạch, kế hoạch 17

2 Cơ cấu lại và hợp lý hoá ngành công nghiệp – xây dựng 18

3 Đổi mới đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng 18

4 Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ 18

5 Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp.18 KẾT LUẬN 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng vàphát triển kinh tế, vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong mộtgiai đoạn nhất định vừa là yếu tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy phát triển, đưa quốcgia tiến lên một trình độ mới

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển dịch, Việt Nam đã coi chuyểndịch cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung chủ yếu của chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội Bởi nó phản ánh trình độ, tính chất và hiệu quả của sự pháttriển Chuyển dịch cơ cấu nhằm mục tiêu phát triển nhanh và bền vững kinh tế -

xã hội của đất nước, đẩy nhanh quá trình công nghiệp, hoá hiện đại hoá đất nước,tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình tham gia hội nhập

Đóng góp vào quá trình chuyển dịch ấy phải kể đến vai trò vô cùng quantrọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp Cơ cấu kinh tế ngànhcông nghiệp đạt được hiệu quả trong chuyển dịch sẽ thúc đẩy nhanh quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc Trong giai đoạn 2001 – 2005, cơ cấu ngànhcông nghiệp đã đạt được mở rộng theo hướng phát triển những ngành mới hiệnđại hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm Song bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiềukhuyết điểm và hạn chế cần phải khắc phục để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bảntrở thành một nước công nghiệp Do đó em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá tình

hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng ở

Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005”

Trang 3

Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp 20 – 21%.

Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng khoảng 38 – 39%

- Giảm dần tỷ trọng của công nghiệp khai thác trong GDP bởi một quốcgia phát triển nhờ vào khai thác cạn kiệt tài nguyên là sự phát triển không bềnvững

- Phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao đặc biệt là công nghệthông tin, viễn thông, điện tử Từ đó gia tăng sức cạnh tranh của các sản phẩmcông nghiệp

Trang 4

II Tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2001 – 2005

1 Kết quả thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu của ngành công nghiệp – xây dựng

Nhằm thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra trong kế hoạch 5năm 2001 – 2005, ngành công nghiệp đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đẩymạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Nhờ vậy, tỷ trọng củacông nghiệp – xây dựng trong GDP không ngừng tăng lên trong những năm qua.Bảng 1: Tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP qua các năm

Đơn vị: %Năm 1995 1997 1999 2001 2002 2003 2004 2005

Kếhoạch

ƯớcTHGDP

2 lần phần trăm của nông nghiệp Điều này cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của

Trang 5

ngành trong những năm gần đây Trong giai đoạn 2001 – 2005, tỷ trọng trongGDP của công nghiệp – xây dựng đã tăng 2,82%, bình quân 5 năm tăng 0,56%.Năm 2005, ngành chiếm 41% trong GDP vượt mục tiêu của kế hoạch2001- 2005 là 2 – 3% Với đà phát triển như vậy thì khu vực công nghiệp – xâydựng chiếm trong GDP đến năm 2010 sẽ vượt chỉ tiêu 42 - 43% của kế hoạch 5năm 2006 – 2010

1.1 Xây dựng

Trong giai đoạn 2001 – 2005, tỷ trọng của xây dựng trong tổng sản phẩmquốc dân tăng từ 5,8% năm 2001 lên 6,25% năm 2004, bình quân tăng0,11% / năm Như vậy, ngành xây dựng đã có sự chuyển dịch tích cực theo đúngmục tiêu mà kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành đặt ra Nhưng nếu so với tỷtrọng của ngành vào năm 1995 lại cao hơn 0,75% năm 2004, nguyên nhân là do

sự gia tăng đột ngột của giá xăng dầu, giá thép; sự chậm trễ của công tác giảiphóng mặt bằng và những bất cập trong quản lý đầu tư là những lý do chủ yếuhạn chế tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng Mặc dù vậy ngành xây dựng đã

có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại, cả trong lĩnh vực xây dựng,phát triển đô thị và nhà ở cũng như những công trình quy mô lớn đòi hỏi chấtlượng cao, công nghệ hiện đại trong và ngoài nước Công nghiệp vật liệu xâydựng đã chú trọng đầu tư và nâng cao chất lượng sản phẩm Nhiều dây chuyềncông nghệ có quy mô lớn, hiện đại đã được đưa vào sử dụng, đặc biệt là xi măng,gạch, sứ vệ sinh Nhờ vậy mà sản lượng xi măng sản xuất đã hoàn thành kếhoạch đặt ra, thực hiện năm 2005 là 29,3 triệu tấn trong khi kế hoạch đặt ra chỉ

cần 24,5 triệu tấn hay hoàn thành 119,6% mục tiêu kế hoạch (xem chi tiết bảng 3 )

1.2 Công nghiệp

Giá trị của ngành công nghiệp do sự đóng góp của ba ngành công nghiệpkhai thác, công nghiệp chế biến và công nghiệp điện, gas, nước Nếu coi GDPcủa ngành công nghiệp là 100% ta sẽ có tỷ trọng của những ngành nêu trên đónggóp trong GDP công nghiệp

Trang 6

Bảng 2: Cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân phân theo ngành

công nghiệp giai đoạn 1995 -2004

a Ngành công nghiệp khai thác

Tỷ trọng của công nghiệp khai thác trong GDP công nghiệp liên tục tăng

từ 22,01% năm1995 lên 30,05% năm 2004 Đây là sự phát triển không phù hợpvới xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Nếu tỷ trọng của ngành tiếp tụctăng trong những năm tiếp theo sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạođược, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của một quốc gia Đối vớiViệt Nam đi lên từ sản xuất nhỏ, lạc hậu thì ban đầu phải dựa vào nguồn thu củangành để tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển Sự phát triển nhanh củangành công nghiệp khai thác mà điển hình là ngành khai thác dầu, đã đóng gópkhông nhỏ cho quá trình công nghiệp hoá đất nước Sản lượng dầu thô khai tháctăng liên tục qua các năm 2001: 16,8 triệu tấn; 2003: 17,6 triệu tấn, năm 2004:20,0 triệu tấn và ước tính năm 2005 sản lượng là 18,5 triệu tấn Mặc dù sảnlượng có giảm vào năm 2005( giảm 1,5 triệu tấn so với năm 2004) song ngànhdầu khí đã tạo ra những sự thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệpchế biến và mở ra triển vọng phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác Ngoài

ra cũng phải kể đến những ngành khai thác có tốc độ phát triển cao đang dầnchiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của công nghiệp Cụ thể là ngành côngnghiệp nguyên liệu than Ước tính năm 2005 sản lượng than khai thác được là 27

Trang 7

triệu tấn (tăng 0,7 triệu tấn so với năm 2004) Sản lượng than khai thác năm 2005

hoàn thành 168,7% mục tiêu kế hoạch 2001 – 2005 (xem chi tiết bảng 3) Có thể

nói trong những năm gần đây, công nghiệp khai thác đã đóng góp rất nhiều cho

sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng cũng như toàn bộ khu vực côngnghiệp – xây dựng nói chung

b Ngành công nghiệp chế biến

Tỷ lệ của ngành công nghiệp chế biến trong GDP công nghiệp có xuhướng giảm từ 68,6% năm 1995 xuống 60,05% năm 2004, mặc dù tỷ lệ này cótăng lên trong những năm 1999 – 2003 Mặt khác, tỷ trọng trong GDP của ngànhcông nghiệp chế biến năm 2004 chỉ đạt 20,3% và với tốc độ tăng trưởng liên tụcgiảm giai đoạn 2001 - 2004 thì đến 2020 tỷ trọng của ngành trong GDP vẫn dưới30% ( thấp hơn ranh giới 37% mà các chuyên gia quốc tế cho rằng là điều kiện

để chuyển từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp) Sự đóng gópcủa ngành công ngiệp chế biến vào sự phát triển của ngành công nghiệp nóiriêng cũng như cả nền kinh tế nói chung là chỉ tiêu quan trọng để một quốc giađược đánh giá chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền công nghiệp hiệnđại Nhưng ở Việt Nam tỷ trọng của ngành này lại đang có xu hướng giảm, một

xu hướng không phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Ngành công nghiệp chế biến đã không hoàn thành nhiệm vụ mà toàn nền kinh tếgiao phó Sản phẩm của công nghiệp chế biến bao gồm hai loại: nông sản chếbiến và sản phẩm chế tạo Đối với nông sản chế biến do công nghệ lạc hậu, cơ sở

kỹ thuật chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên những nông sản xuất khẩu chủ yếu là sảnphẩm thô mới chỉ qua sơ chế Do đó, đóng góp của chế biến nông sản thấp vàhạn chế khả năng cạnh tranh sản phẩm so với các nước trong khu vực Đối vớisản phẩm chế tạo do chi phí sản xuất tiếp tục tăng cao và sự phụ thuộc vào giánguyên liệu nhập khẩu Sản phẩm của ngành chủ yếu vẫn là những sản phẩmmang tính gia công lắp ráp như dệt may, da giầy, ô tô, xe máy và sản lượng liêntục tăng trong những năm 2001 -2004 Ví dụ: ti vi lắp ráp tăng từ 1,1 triệu chiếc

Trang 8

năm 2001 lên 2,5 triệu chiếc năm 2004 ( tăng 27,3%) Sản lượng vải lụa sản xuất

cũng tăng đều qua các năm bình quân 9,3% năm ( xem chi tiết bảng 3) Chúng ta

mới chỉ thực hiên gia công sản phẩm mà không phát triển các ngành công nghiệpphụ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào để từ đó giảm chi phí sản xuất, giảmgiá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trong điềukiện hội nhập quốc tế Những ngành có hàm lượng công nghệ cao, có khả năngtạo giá trị tăng thêm, nhất là công nghệ thông tin khởi đầu từ việc lắp ráp một sốlinh kiện như mạch in, bóng hình còn phát triển chậm Đóng góp vào giá trị giatăng của ngành công nghiệp chế biến chủ yếu vẫn là những ngành sản xuất thaythế nhập khẩu và được hưởng chính sách bảo hộ của Nhà nước Do đó hạn chếkhả năng cạnh tranh của ngành được bảo hộ nói riêng cũng như ngành côngnghiệp chế biến nói chung

c Các ngành công nghiệp điện, gas và cung cấp nước

Những ngành này là cơ sở hạ tầng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, do đóđược chú trọng đầu tư phát triển Đóng góp của ngành trong GDP công nghiệpmặc dù tăng trong những năm 1997 – 2002 nhưng từ năm 2003 trở về đây tỷtrọng của ngành có xu hướng giảm từ 10,43% năm 2002 xuống 10,11%năm2003 và năm 2004 chỉ còn 9,9% Mặc dù vậy, ngành đã có những đóp gópquan trọng cho sự phát triển chung của toàn bộ khu vực II công nghiệp và xâydựng.Về điện đã phát triển nguồn cung cấp cả về thuỷ điện và nhiệt điện nên sảnlượng điện phát ra tăng từ 30,7 tỷ KWh năm 2001 lên 46 tỷ KWh năm 2004,bình quân tăng 3,8 tỷ KWh / năm Ước tính năm 2005 sản lượng điện sản xuất ra

là 51,7 tỷ KWh, hoàn thành 117,5% mục tiêu kế hoạch 2001 – 2005 (xem chi tiết

bảng 3) Đây quả thực là một dấu hiệu đáng mừng trong việc kết hợp 2 nguồn

cung cấp điện: nhiệt điện và thuỷ điện Mạng lưới điện cũng được đầu tư đảmbảo cung cấp điện cho nông thôn và một số vùng sâu, vùng xa Bên cạnh đó,nguồn nước sạch cũng được cung cấp cho cả nông thôn, thành thị, thực hiênđồng bộ quy hoạch cung cấp điện nước cho các khu công nghiệp

Trang 9

Bảng 3: Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của ngành

công nghiệp – xây dựngChỉ tiêu Đơn vị

tính

hoạch2005

Thực hiện2005

1126402

1597455

2099476

Nguồn: Dự thảo kế hoạch phát triển KT – XH 2006 – 2010

2 Ngành công nghiệp – xây dựng - đầu tầu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Kết quả nổi bật của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là xu hướng tăngdần tỷ trọng công nghiệp, ổn định tỷ trọng khu vực dịch vụ và giảm dần tỷ trọngnông nghiệp trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối của từng ngành đều tăng năm sau

so với năm trước

Bảng 4: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế

Đơn vị: %

(ước thực hiện)

Trang 10

GDP 100 100 100 100 100 100 100 100Nông

Đối với khu vực dịch vụ thì sau khi đạt tỷ trọng cao nhất 44,06% năm

1995 thì tỷ trọng của ngành lại có xu hướng giảm liên tục cho đến 2003.Tươngứng với sự giảm tỷ trọng này là sự tăng lên liên tục về tỷ trọng của ngành côngnghiệp – xây dựng Nếu vào năm 1990, ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỷtrọng nhỏ nhất trong nền kinh tế: 22,67% , chỉ bằng 0,58 lần so với tỷ trọng củangành nông nghiệp thì đến năm 1995, tỷ trọng của ngành đã vượt nông nghiệp0,58% (công nghiệp – xây dựng: 28,76%, nông nghiệp: 27,18%) và cho đến

2005 thì tỷ trọng của ngành đã gấp đôi nông nghiệp (công nghiệp – xây dựng:41%, nông nghiệp: 20,5%) Như vậy, đóng góp của ngành công nghiệp – xâydựng trong GDP đã tăng liên tuc qua các năm , từ chỗ còn rất nhỏ bé trong nềnkinh tế quốc dân thì đến nay đã đạt mức đóng góp lớn nhất Do mức đóng gópnhư vậy mà tỷ lệ đóng góp của ngành vào tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng tănglên tương ứng

Bảng 5: Tỷ lệ đóng góp của từng khu vực vào tốc độ tăng GDP cả nước

n v : % Đơn vị: % ị: %

Trang 11

3 Cơ cấu ngành kinh tế trong quan hệ so sánh với các nước trong khu vực

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu thế kỉXXI - chiến lược đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướngXHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nướccông nghiệp – chúng ta đã không ngừng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngànhkinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng sảnxuất nông nghiệp nhưng giá trị sản xuất của ngành vẫn phải tăng và đã đạt đượcnhững thành tựu rực rỡ Chúng ta đã duy trì được tỷ lệ tăng trưởng khá cao7,5% / năm giai đoạn 2001 – 2005 Tuy nhiên, nếu lấy cơ cấu ngành kinh tế làmmột thước đo về trình độ phát triển thì cơ cấu kinh tế Việt Nam năm 2003 chỉtương đương với cơ cấu kinh tế của các nước trong khu vực vào những năm 80

của thế kỷ trước Điều này thể hiện một sự chuyển dịch quá chậm chạp so với

Trang 12

Nguồn: Báo cáo phát triển Thế giới năm 2005 của Ngân hàng Thế giới

Như vậy, so với các nước trong khu vực thì giá trị sản xuất nông nghiệpchiếm trong GDP của Việt Nam là lớn nhất, gấp 1,4 lần so với nước đứng thứ 2

là Indonexia và gấp 2,6 lần so với Malaxia và Thailand Điều đó là do nền kinh

tế Việt Nam truyền thống là sản xuất nông nghiệp đã từ lâu đời, đồng thời sựchuyển dịch cơ cấu chưa theo kịp các nước khác trong khu vực Trong quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế, các nước này rất coi trọng phát triển công nghiệp,dịch vụ và tìm mọi cách nâng cao tỷ trọng của các khu vực này trong GDP.Nhưng ở Việt Nam, mặc dù công nghiệp, dịch vụ đã được chú trọng phát triểnnhưng đóng góp của nó trong GDP vẫn còn nhiều hạn chế, chưa lấn át hẳn khuvực nông nghiệp Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm trong GDP của ViệtNam đạt 39,0%, đứng thứ 4 trong 6 nước trên Nếu so với các nước trong khuvực thì tỷ trọng này còn rất hạn chế, chứng tỏ trình độ phát triển công nghiệp –

xây dựng của nước ta còn thấp Ngành công nghiệp – xây dựng của chúng ta chủ

yếu là ngành thu hút nhiều lao động, hàm lượng khoa học công nghệ chưa cao vànguyên liệu lại chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài như: dệt may, da giầy Côngnghiệp chế biến tuy đã có bước phát triển mạnh nhưng chỉ dừng lại ở mức độ sơchế, sản phẩm đạt chất lượng chưa cao Trong khi ngành công nghiệp của cácnước bạn thì đã phát triển ở trình độ cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiếnvào sản xuất, điển hình là công nghiệp điện, điện tử, công nghiệp hoáchất Riêng đối với ngành dịch vụ thì chúng ta hầu như chưa biết khai thác

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. Tiến sĩ Nguyễn Trần Quế, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2004 Khác
2. Tạp chí kinh tế Việt Nam và Thế giới 2003 – 2004, 2004 -2005 - thời báo Kinh tế Việt Nam Khác
3. Tạp chí kinh tế Việt Nam 2003, 2004 - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Khác
4. Tạp chí Kinh tế phát triển tháng 5 năm 2005 Khác
5. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 5 năm 2004 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua bảng số liệu tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng chiếm trong GDP tăng liên tục từ 28,75% năm 1995 lên 40,09% năm 2004 - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005.DOC
ua bảng số liệu tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng chiếm trong GDP tăng liên tục từ 28,75% năm 1995 lên 40,09% năm 2004 (Trang 4)
Bảng 2: Cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân phân theo ngành công nghiệp giai đoạn 1995 -2004 - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005.DOC
Bảng 2 Cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân phân theo ngành công nghiệp giai đoạn 1995 -2004 (Trang 5)
Bảng 4: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005.DOC
Bảng 4 Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế (Trang 9)
2. Ngành công nghiệp – xây dựng - đầu tầu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005.DOC
2. Ngành công nghiệp – xây dựng - đầu tầu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (Trang 9)
Bảng 5: Tỷ lệ đóng góp của từng khu vực vào tốc độ tăng GDP cả nước Đơn vị: % - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005.DOC
Bảng 5 Tỷ lệ đóng góp của từng khu vực vào tốc độ tăng GDP cả nước Đơn vị: % (Trang 10)
Qua bảng trên ta thấy: trong giai đoạn 1990 – 2005, cơ cấu nền kinh tế quốc dân có bước chuyển biến theo hướng tích cực - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005.DOC
ua bảng trên ta thấy: trong giai đoạn 1990 – 2005, cơ cấu nền kinh tế quốc dân có bước chuyển biến theo hướng tích cực (Trang 10)
Bảng 6: Cơ cấu nền kinh tế các nước trong khu vực Đông Na mÁ năm2003 Đơn vị: % NướcNông nghiệpCông nghiệpDịch vụ - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005.DOC
Bảng 6 Cơ cấu nền kinh tế các nước trong khu vực Đông Na mÁ năm2003 Đơn vị: % NướcNông nghiệpCông nghiệpDịch vụ (Trang 11)
Bảng 7: Tỷ lệ đóng góp của lao động và vốn đầu tư trong ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2001 – 2005 - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005.DOC
Bảng 7 Tỷ lệ đóng góp của lao động và vốn đầu tư trong ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2001 – 2005 (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w