Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng thu nhập và nâng cao đời sống của số đông dânchúng, vẫn còn tồn tại một bộ phận dân chúng sống nghèo khổ, đặc biệt lànhững hộ nông dân nghèo sống tập trung ở
Trang 1CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÓI NGHÈO
1.1.1 Khái niệm về đói nghèo
Tình trạng đói nghèo ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau về cấp độ và sốlượng, thay đổi theo thời gian Người nghèo của quốc gia này có thể có mứcsống cao hơn mức sống trung bình của quốc gia khác Bởi vậy, để nhìn nhận vàđánh giá được tình trạng đói nghèo của một quốc gia, một vùng và nhận dạngđược hộ đói nghèo, để từ đó có giải pháp phù hợp để XĐGN, đòi hỏi chúng taphải có sự thống nhất về khái niệm và các tiêu chí để đánh giá đói nghèo tạitừng thời điểm
Ở nước ta trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng takhởi xướng và lãnh đạo, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng
kể Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng thu nhập và nâng cao đời sống của số đông dânchúng, vẫn còn tồn tại một bộ phận dân chúng sống nghèo khổ, đặc biệt lànhững hộ nông dân nghèo sống tập trung ở các vùng nông thôn, miền núi, hảiđảo, vùng sâu, vùng xa…Chính vì vậy, trong xã hội sự phân hoá giàu nghèođang diễn ra ngày một sâu sắc, khoảng cách giàu, nghèo ngày càng rộng Đây làmột thách thức lớn đặt ra đòi hỏi phải có những chính sách và giải pháp phùhợp, đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội phải thực hiện thành công chươngtrình, mục tiêu quốc gia về XĐGN Muốn XĐGN bền vững, thì điều đầu tiên làphải trả lời được câu hỏi: Quan niệm thế nào là nghèo, người nghèo là ai và vìsao họ nghèo? Để trả lời được các câu hỏi này chính xác, phải hiểu rõ được bảnchất và nội dung của đói nghèo
Trang 2Phải khẳng định rằng không có định nghĩa duy nhất về đói, nghèo Đóinghèo là tình trạng kiệt quệ bao gồm nhiều khía cạnh, từ thu nhập hạn chế đếntính dễ bị tổn thương khi gặp phải những tai ương bất ngờ và ít có khả năngtham gia vào quá trình ra quyết định chung Việt Nam thừa nhận định nghĩachung về đói nghèo tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan tháng 9/1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoã mãn các nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy theo trình
độ phát triển kinh tế- xã hội và phong tục, tập quán của địa phương’’[5, trang
Cụ thể hơn các khái niệm đói nghèo ta có thể thấy: Dù ở dạng nào, thì đóicũng đi liền với thiếu chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng Có thể hình dung cácbiểu hiện của tình trạng thiếu đói như sau:
- Thất thường về lượng: Bữa đói, bữa no, ăn không đủ bữa
- Về mặt năng lượng: Nếu trong một ngày con người chỉ được thoả mãnmức 1.500 calo/ngày, thì đó là thiếu đói (thiếu ăn); dưới mức đó là gay gắt
Nghèo đồng nghĩa với nghèo khổ, nghèo túng, túng thiếu Trong hoàncảnh nào thì hộ nghèo, người nghèo cũng chỉ vật lộn với những mưu sinh hàngngày về kinh tế, biểu hiện trực tiếp nhất là bữa ăn Họ không thể vươn tới cácnhu cầu về văn hoá, tinh thần, hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm tới mứctối thiểu nhất, gần như không có Biểu hiện rõ nhất ở các hộ nghèo là hiện tượng
Trang 3trẻ em bỏ học, thất học, không có điều kiện để chữa bệnh khi ốm đau Nhìnchung ở hộ nghèo, người nghèo thu nhập thực tế của họ hầu như chỉ dành chitoàn bộ cho ăn; thậm chí không đủ chi ăn, phần tích luỹ hầu như không có.
1.1.2 Tiêu chí về đói nghèo
Theo Ngân hàng Thế giới, biện pháp áp dụng thông dụng nhất để đolường đói nghèo là dựa trên mức thu nhập hoặc mức chi tiêu Một người đượccoi là nghèo, nếu mức độ chi tiêu hoặc thu nhập của anh ta xuống dưới mức tốithiểu cần thiết để đáp ứng cho các nhu cầu căn bản Mức tối thiếu này được gọi
là “ngưỡng đói nghèo” Các yếu tố đáp ứng nhu cầu căn bản thay đổi theo thờigian và xã hội Do đó, ngưỡng đói nghèo khác nhau theo thời gian và địa điểm
và mỗi quốc gia sử dụng các ngưỡng thích hợp với mức độ phát triển, chuẩnmực và giá trị xã hội của mình Để tổng hợp và so sánh toàn cầu, Ngân hàng thếgiới sử dụng ngưỡng tham chiếu $1 và $2/ngày trong thuật ngữ “sức mua tươngđương” (PPP) 1993 (PPP đo lường sức mua tương đối của đồng tiền các quốcgia)
Trong quá trình nghiên cứu đói nghèo và thực hiện chương trình XĐGN
ở Việt Nam, WB đã đưa ra hai mức chuẩn nghèo đối với Việt Nam:
Thứ nhất, là số tiền cần thiết để mua một số lương thực, thực phẩm đáp
ứng nhu cầu dinh dưỡng với lượng 2.100 calo/người/ngày, gọi là chuẩn nghèo
về lương thực, thực phẩm;
Thứ hai, là số tiền cần thiết bao gồm cả chi tiêu cho lương thực, thực
phẩm và chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết khác, gọi là chuẩn nghèo chung
Tại Việt Nam hiện nay đang sử dụng một loạt các chỉ tiêu đánh giá vềnghèo đói và phát triển xã hội: Bộ LĐ- TB&XH (cơ quan thường trực củaChính phủ trong tổ chức, triển khai, thực hiện XĐGN) dùng phương pháp dựatrên thu nhập của hộ gia đình tuỳ theo từng thời gian Các hộ được xếp vào diệnnghèo, nếu thu nhập đầu người của họ ở dưới mức chuẩn được xác định Mứcnày khác nhau giữa thành thị, nông thôn và miền núi Tỷ lệ nghèo được xác
Trang 4định bằng tỷ lệ giữa dân số có thu nhập dưới ngưỡng nghèo so với tổng dân sốtrong cùng một thời điểm.
Năm 1997, chuẩn nghèo đói thuộc phạm vi của chương trình quốc gia(chuẩn nghèo cũ) để áp dụng cho thời kỳ từ năm 1996 - 2000 như sau:
Hộ đói là hộ có thu nhập dưới 13 kg gạo/người/tháng (tương đương45.000 đồng cho tất cả các vùng)
Hộ nghèo là hộ có thu nhập tuỳ theo từng vùng ở các mức tương ứng nhưnhau:
- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo dưới 15 kg gạo/người/tháng (tươngđương 55.000 đồng)
- Vùng nông thôn đồng bằng, trung du dưới 20 kg gạo/người/tháng(tương đương 70.000 đồng)
- Vùng thành thị dưới 25 kg/người/tháng (tương đương 90.000 đồng) Xãnghèo là xã có tỷ lệ hộ đói nghèo từ 40% trở lên, thiếu một trong các công trình
cơ sở hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt,nước sinh hoạt, thuỷ lợi nhỏ và chợ)
Trước những thành tích của công cuộc XĐGN, cũng như tốc độ tăngtrưởng kinh tế và mức sống Cuối năm 2000 mức sống của dân cư tăng lên 1,5lần, thu nhập GDP đầu người tăng lên 1,47 lần so với năm 1996, chuẩn hộnghèo đã được điều chỉnh cho phù hợp với chuẩn quốc tế Theo chuẩn mựcphân loại hộ nghèo do Bộ LĐ- TB&XH quy định tại văn bản số 1143 ngày01/11/2000 đã công bố mức chuẩn nghèo mới áp dụng cho thời kỳ 2001- 2005,thì hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng như sau:
- 80.000 đồng/người/tháng ở các vùng hải đảo và vùng miền núi nôngthôn
- 100.000 đồng/người/tháng ở các vùng đồng bằng nông thôn
- 150.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị
Trang 5- Xã nghèo là xã có tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm từ 25% trở lên, thiếu 3 trong
số các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, điện thắp sáng,trường học, trạm y tế, nước sạch sinh hoạt, chợ)
- Vùng nghèo có thể là một số xã liền kề (hoặc một vùng dân cư) nằm ở
vị trí khó khăn, hiểm trở, giao thông không thuận lợi Các cơ sở hạ tầng cònthiếu thốn, không có điều kiện phát triển sản xuất và đảm bảo đời sống, là vùng
có tỷ lệ hộ nghèo, xã nghèo cao
Theo tiêu chí đánh giá này, thì thời điểm đầu năm 2001 cả nước cókhoảng 2,7 triệu hộ nghèo, tỷ lệ 17,3% Theo quyết định số 170/2005/QĐ-TTg,ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩnnghèo áp dụng trong giai đoạn 2006 - 2010:
- Đối với khu vực thành thị: Hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bìnhquân đầu người 1 tháng dưới 260.000 đồng
- Đối với khu vực nông thôn: Hộ nghèo là những hộ gia đình có mức thunhập bình quân đầu người 1 tháng dưới 200.000 đồng
Theo tiêu chí cũ về hộ nghèo, thì đến năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo của ViệtNam còn 7%, còn theo tiêu chí mới tỷ lệ hộ nghèo tới 22%
Phương pháp xác định đói nghèo do Bộ LĐ- TB&XH nêu trên có những
ưu điểm nhất định: Dễ hiểu, dễ tính toán, dễ điều tra
Việc đưa ra giới hạn đói nghèo của Bộ LĐ- TB&XH là phù hợp với điềukiện của Việt Nam, tiện lợi cho việc Nhà nước có một bức tranh tổng quát vềđói nghèo, đặc biệt là vùng nông thôn và miền núi để có thể đưa ra các giải phápXĐGN trong cả nước Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc bình xét hộnghèo tại một số địa phương (xóm, bản, xã, phường) đã không thực hiện đúngtheo hướng dẫn của Bộ LĐ- TB&XH về các tiêu chí đánh giá hộ nghèo, cho nên
đã dẫn đến tình trạng số hộ nghèo thực tế lớn hơn số hộ nghèo được cấp thẻ (hộnghèo trong danh sách) tại từng thời điểm (vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập cụ thể
ở phần sau)
Trang 6Tổng cục Thống kê thì dựa vào cả thu nhập và chi tiêu theo đầu người đểtính tỷ lệ nghèo Tổng cục Thống kê xác định ngưỡng nghèo dựa trên chi phícho một giỏ tiêu dùng, bao gồm lương thực và phi lương thực; trong đó, chi tiêucho lương thực phải đủ đảm bảo 2.100 calo mỗi ngày cho 1 người Các hộ đượccoi là thuộc diện nghèo, nếu mức thu nhập và chi tiêu không đảm bảo giỏ tiêudùng này
Phương pháp đo lường đói nghèo bằng chi tiêu tỏ ra là một phương pháptốt Tuy nhiên, một trong những hạn chế của phương pháp này là nó đòi hỏi rấtnhiều số liệu, chi phí điều tra cao, thời gian dài
1.1.3 Nguyên nhân đói nghèo
Đói nghèo là hậu quả đan xen của nhiều nguyên nhân nằm trong cácnhóm nguyên nhân Nhóm nguyên nhân khách quan, do môi trường tự nhiên (vịtrí, khí hậu, đất đai); kinh tế - xã hội (trình độ dân trí thấp, yếu tố tập quán củatừng dân tộc, từng vùng miền, chính sách của Nhà nước) và nhóm nguyên nhân
do bản thân người nghèo; đi vào phân tích các nguyên nhân như sau:
1.1.3.1 Nhóm nguyên nhân do môi trường tự nhiên; kinh tế - xã hội
- Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tác động sâu sắc đến SXKD của các hộgia đình, đặc biệt là các hộ nghèo
Đói nghèo tập trung khu vực nông thôn: Nghèo có đặc thù rõ rệt về mặtđịa lý Ở Việt Nam, với 80% dân số và 90% số người nghèo sống ở nông thôn
“Những đặc trưng của người nghèo vẫn giống như trước đây - đói nghèo vẫn là hiện tượng phổ biến ở nông thôn và đối với các dân tộc thiểu số, thì mức độ đói nghèo cao và nghiêm trọng hơn so với đa số người Kinh Các đặc trưng khác của đói nghèo, là rủi ro cao về thu nhập, do thường xuyên bị thiên tai và tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng ở nông thôn” [16, trang 1].
Năm 1999, tỷ lệ nghèo đói về lương thực và thực phẩm ở nông thôn là15,9% đa số người nghèo là nông thôn (trên 80%), trình độ tay nghề thấp, ít khảnăng tiếp cận nguồn lực trong sản xuất (vốn, kỹ thuật, công nghệ…), thị trường
Trang 7tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa lý và chất lượng sảnphẩm kém, chủng loại sản phẩm nghèo nàn, những người nông dân nghèothường không có điều kiện tiếp cận với hệ thống thông tin, khó có khả năngchuyển đổi việc làm sang các ngành phi nông nghiệp Phụ nữ nông dân ở vùngsâu, vùng xa, nhất là phụ nữ chủ hộ độc thân, phụ nữ cao tuổi là những nhómnghèo dễ bị tổn thương nhất, phụ nữ nghèo lao động nhiều thời gian hơn, nhưngthu nhập thấp hơn, họ có ít quyền quyết định trong gia đình và cộng đồng, do đó
có ít cơ hội tiếp cận các nguồn lực và lợi ích do chính sách mang lại
Điều kiện vị trí không thuận lợi đã hạn chế nhiều đến sản xuất, tiêu thụsản phẩm và sinh hoạt của các hộ gia đình Người nghèo tập trung ở các vùng
có điều kiện sống khó khăn; đa số người nghèo sinh sống ở vùng miền núi,vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hoặc ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long,miền trung; do sự biến động của thời tiết (bão, lụt, hạn hán…) khiến cho cácđiều kiện sinh sống và sản xuất của người dân càng thêm khó khăn, đặc biệt sựkém phát triển về hạ tầng cơ sở đã làm cho các vùng này càng bị tách biệt vớicác vùng khác “Năm 2000, khoảng 20- 30% trong tổng số 1.870 xã đặc biệtkhó khăn chưa có đường dân sinh đến trung tâm xã; 40% số xã chưa đủ phònghọc; 5% số xã chưa có trạm y tế; 55% số xã chưa có nước sạch; 40% số xã chưa
có đường điện đến trung tâm xã; 50% số xã chưa đủ công trình thủy lợi nhỏ;20% số xã chưa có chợ xã hoặc cụm xã Bên cạnh đó, do điều kiện thiên nhiênkhông thuận lợi, số người dân thuộc diện cứu trợ đột xuất hàng năm khá cao,khoảng 1- 1,5 triệu người Hàng năm số hộ tái đói nghèo trong tổng số hộ vừathoát khỏi đói nghèo còn lớn” [4, trang 19]
Đói nghèo trong khu vực thành thị: Đa số người nghèo đô thị làm việctrong khu vực kinh tế phi chính thức, công việc không ổn định, thu nhập thấp vàbấp bênh Một số lao động mất việc làm do chuyển đổi cơ cấu kinh tế và chủ sởhữu trong khu vực Nhà nước, dẫn đến điều kiện sống của họ càng khó khăn,một số người thất nghiệp Các hộ nghèo thường có ít đất đai và tình trạng không
có đất đang có xu hướng tăng lên tại một số nơi Thiếu đất đai ảnh hưởng đến
Trang 8việc bảo đảm an ninh lương thực của người nghèo, cũng như khả năng đa dạnghóa sản xuất để hướng tới sản xuất các loại cây trồng với giá trị cao
- Điều kiện kinh tế - xã hội
Người nghèo, đồng bào dân tộc ít người và các đối tượng có hoàn cảnhkhó khăn đặc biệt thường có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việclàm tốt, ổn định Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡngtối thiểu và do vậy, không có đủ điều kiện nâng cao trình độ của mình trongtương lai, để thoát khỏi cảnh đói nghèo Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp ảnhhưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng concái… Những ảnh hưởng này tác động không những đối với thế hệ hiện tại, mà
cả đối với các thế hệ tương lai Suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh là nhân
tố ảnh hưởng đến khả năng đến trường của con em các gia đình nghèo nhất và
sẽ làm cho việc thoát nghèo thông qua giáo dục, trở nên khó khăn hơn Số liệuthống kê về trình độ học vấn của người nghèo cho thấy, khoảng 90% ngườinghèo chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn Kết quả điều tra mức sốngcho thấy, trong số người nghèo, tỷ lệ số người chưa bao giờ đi học chiếm 12%,tốt nghiệp tiểu học chiếm 39%; Trung học cơ sở chiếm 37% Chi phí cho giáodục đối với người nghèo còn rất lớn, chất lượng giáo dục mà người nghèo tiếpcận được còn hạn chế, gây khó khăn cho họ trong việc vươn lên thoát nghèo Tỷ
lệ nghèo giảm xuống khi trình độ giáo dục tăng lên; 80% số người nghèo làmcác công việc trong nông nghiệp có mức thu nhập rất thấp Trình độ học vấnthấp, hạn chế khả năng kiếm việc làm trong các khu vực khác, trong các ngànhphi nông nghiệp và những công việc mang lại thu nhập cao và ổn định hơn Dotrình độ dân trí thấp, nên việc bất bình đẳng giới thường xảy ra Bất bình đẳnggiới còn sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói trên tất cả các mặt Ngoài những bấtcông mà cá nhân người phụ nữ và trẻ em gái phải chịu đựng do bất bình đẳnggiới, thì còn có những tác động bất lợi khác đối với gia đình Phụ nữ chiếm gần50% trong tổng số lao động nông nghiệp và chiếm tỷ lệ cao trong số lao độngtăng thêm hàng năm trong ngành nông nghiệp Mặc dù vậy, nhưng phụ nữ chỉ
Trang 9chiếm 25% thành viên các khóa khuyến nông về chăn nuôi và 10% các khóakhuyến nông về trồng trọt Phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng
và đào tạo; họ thường xuyên gặp khó khăn do gánh nặng công việc gia đình,thiếu quyền quyết định trong hộ gia đình và thường được trả công lao động thấphơn nam giới ở cùng một loại công việc Phụ nữ có học vấn thấp, dẫn tới tỷ lệ tửvong trẻ sơ sinh và bà mẹ cao hơn, sức khỏe của gia đình bị ảnh hưởng và trẻ
em đi học ít hơn Bất bình đẳng giới còn là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ sinh và tăng
tỷ lệ lây truyền HIV do phụ nữ thiếu tiếng nói và khả năng tự bảo vệ trong quan
hệ tình dục “Nghèo cũng liên quan chặt chẽ tới nhóm dân tộc, ngay cả khi tất
cả các đặc điểm khác nhau là giống nhau, chi tiêu của một người thuộc dân tộcthiểu số cũng thấp hơn chi tiêu của một người thuộc hộ người Kinh hoặc ngườiHoa 13% Trình độ giáo dục cũng tạo sự khác biệt đáng kể; một hộ gia đình chủ
hộ có trình độ trung cấp có mức chi tiêu cao hơn mức trung bình gần 19% vànếu chủ hộ có trình độ đại học thì mức cao hơn là 31% Con số này là 29% nếuvợ/chồng có trình độ trung cấp và 48% nếu vợ/chồng có trình độ đại học” [3,trang 20]
Ngoài yếu tố dân trí ra thì phong tục, tập quán lạc hậu và các tệ nạn xãhội như buôn bán thuốc phiện, khai thác khoáng sản bừa bãi và di dân tự docũng là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo Một số vùng đồng bào dân tộc hiệnnay vẫn còn những hủ tục lạc hậu, như người ốm không đưa đến các trạm y tế
để chữa bệnh mà mời thầy cúng đến làm lễ để cúng “con ma” ám vào ngườibệnh (họ cho rằng người ốm là do ma ám) Làm lễ cúng như thế, bệnh củangười ốm ngày càng nặng thêm và rất tốn kém về kinh tế, dẫn đến gia đìnhnghèo càng nghèo thêm
- Chính sách nhà nước
Do cơ chế chính sách Nhà nước thiếu hoặc không đồng bộ về chính sáchđầu tư xây dựng, kết cấu hạ tầng cho từng vùng nghèo, chính sách khuyến khíchsản xuất, chính sách tín dụng, chính sách giáo dục đào tạo, y tế, chính sách đấtđai…đã ảnh hưởng đến kết quả XĐGN
Trang 10Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian qua là mộttrong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến mức giảm nghèo Việt Nam đã cónhững thành tích giảm đói nghèo rất đa dạng và trên diện rộng Tuy nhiên, quátrình phát triển và mở cửa nền kinh tế cũng có những tác động tiêu cực đếnngười nghèo:
Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôncòn thấp, chủ yếu mới tập trung cho thuỷ lợi, các trục công nghiệp chính, chútrọng nhiều vào đầu tư thay thế nhập khẩu, vẫn chưa chú trọng đầu tư các ngànhcông nghiệp thu hút nhiều lao động, chưa chú trọng khuyến khích kịp thời pháttriển doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhiều chính sách trợ cấp như lãi suất tín dụng,trợ giá, trợ cước… không đúng đối tượng, làm ảnh hưởng xấu đến sự hình thànhthị trường nông thôn, thị trường ở những vùng sâu, vùng xa
Cải cách doanh nghiệp Nhà nước và những khó khăn về tài chính của cácdoanh nghiệp nhà nước đã dẫn tới việc mất đi gần 800.000 việc làm trong giaiđoạn đầu tiến hành cải cách doanh nghiệp Nhiều công nhân bị mất việc đã gặprất nhiều khó khăn trong tìm việc làm mới và bị rơi vào nghèo đói Phần lớn sốngười này là phụ nữ, người có trình độ học vấn thấp và người lớn tuổi
Chính sách cải cách nền kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tự
do hoá thương mại tạo ra được những động lực tốt cho nền kinh tế, khuyếnkhích các doanh nghiệp phát triển Tuy nhiên, một số ngành công nghiệp thu hútnhiều lao động chưa được chú trọng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năngtạo việc làm chưa đựợc quan tâm và tạo cơ hội phát triển Tình trạng thiếu thôngtin, trang thiết bị sản xuất lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp vànăng lực sản xuất hạn chế đã làm không ít các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị phásản và đẩy công nhân vào cảnh thất nghiệp, buộc họ phải gia nhập vào đội ngũngười nghèo
Tăng trưởng kinh tế giúp XĐGN trên diện rộng, song việc cải thiện tìnhtrạnh của người nghèo về thu nhập, khả năng tiếp cận, phát triển các nguồn lựclại phụ thuộc vào loại hình tăng trưởng kinh tế Việc phân phối lợi ích tăng
Trang 11trưởng trong các nhóm dân cư bao gồm cả các nhóm thu nhập phụ thuộc vàođặc tính của tăng trưởng Phân tích tình hình biển đổi về thu nhập của nhóm dân
cư cho thấy, người giàu hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế nhiều hơn và kết quả
đã làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo
Kết cấu hạ tầng giao thông đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đói nghèocòn thiếu và yếu kém Việc tiếp cận đến các vùng này còn hết sức khó khăn, đầu
tư của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, đóng góp nguồn lực của nhân dâncòn hạn chế, chủ yếu bằng lao động Hệ thống pháp luật kinh tế vẫn chưa đầy
đủ và đồng bộ, thiếu một số đạo luật quan trọng Nhiều văn bản pháp quy dướiluật chưa được ban hành kịp thời và thiếu nhất quán đã gây không ít cản trởtrong quá trình thực hiện Chất lượng một số luật về kinh tế, một số văn bảnpháp quy dưới luật còn yếu
Việc mở các lớp bồi dưỡng về khoa học kỹ thuật mới đối với hộ nghèocòn ít, hiệu quả chưa cao Nhà nước chưa định hướng cụ thể cho người dân nêntrồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp với điều kiện từng vùng, từng thời kỳ Rủi
ro trong SXKD của hộ nghèo chưa được xử lý kịp thời để hỗ trợ họ
1.1.3.2 Nhóm nguyên nhân do bản thân hộ nghèo
Hộ nghèo thường thiếu nhiều thứ như: Tri thức, học vấn, kỹ năng laođộng, khả năng tiếp cận thị trường, sức khỏe
Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực (vốn SXKD, kiến thức và kỹnăng làm ăn, tư liệu sản xuất: Đất sản xuất, công cụ lao động, sức kéo…); trong
đó, thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng để SXKD là một lực cản lớnnhất trong việc thoát khỏi đói nghèo Người nghèo thường không đủ điều kiện
để vay được nhiều vốn, trong khi nguồn vốn tự có khiêm tốn hoặc không có.Thiếu vốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất,
áp dụng khoa học công nghệ, giống mới…Mặc dù trong khuôn khổ của dự ántín dụng cho người nghèo thuộc chương trình XĐGN quốc gia, khả năng tiếpcận tín dụng đã tăng lên rất nhiều Song vẫn còn khá nhiều người nghèo, đặcbiệt là người rất nghèo không có khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng Một
Trang 12mặt, không có tài sản thế chấp, những người nghèo phải dựa vào tín chấp vớicác khoản vay nhỏ, hiệu quả thấp đã làm giảm khả năng hoàn vốn Mặt khác, đa
số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể, hoặc sử dụng các nguồn vốnvay không đúng mục đích, do vậy họ khó có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn
và cuối cùng sẽ làm cho họ càng nghèo hơn Người nghèo, đồng bào dân tộc ítngười và các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt thường có trình độ học vấn thấp,nên không có khả năng tự giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan đến phápluật Nhiều văn bản pháp luật có cơ chế thực hiện phức tạp, người nghèo khókhăn nắm bắt, mạng lưới các dịch vụ pháp lý, số lượng các luật gia, luật sư hạnchế, phân bố không đều, chủ yếu ở các vùng thành phố, thị xã… Nên ngườinghèo khó tiếp cận; hơn nữa phí dịch vụ pháp lý còn cao so với khả năng tàichính của họ
Hộ nghèo thường gặp khó khăn và thiếu tự tin trong việc giải quyết cácvấn đề của chính bản thân mình Về giao tiếp xã hội, người nghèo thường quan
hệ với những người nghèo như mình, hoặc nghèo hơn mình Không muốn quan
hệ với những người khá giả hơn mình Từ đó, càng làm hạn chế về khả năngtiếp cận tư duy mới, cũng như kinh nghiệm làm kinh tế giỏi Đây là một cản trởlớn trong công cuộc XĐGN
Đại đa số hộ nghèo kiến thức và kỹ năng về sản xuất yếu, phương phápcanh tác cổ truyền đã ăn sâu vào tiềm thức Sản xuất tự cung, tự cấp là chính,chưa có khái niệm về sản xuất hàng hoá Kiến thức về marketting không có; báncác sản phẩm làm ra, nhưng chưa qua chế biến, nên giá trị thấp; sản phẩm làm
ra chưa xuất phát từ nhu cầu của thị trường (bán sản phẩm của mình có, chứkhông bán cái mà thị trường cần) Người nghèo thường sống ở những vùng xaxôi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiện thông tin liên lạc,con cái thất học…Thiếu việc làm, không năng động tìm kiếm việc làm, lườibiếng lao động Do sinh con nhiều, đông con vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quảcủa đói nghèo Trong gia đình các hộ nghèo mặc dù nhân khẩu nhiều, nhưng sốngười có sức lao động lại ít Các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi
Trang 13những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra đối với cánhân, gia đình hay cộng đồng Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh,khả năng tích luỹ kém, nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cốxảy ra trong cuộc sống (mất mùa, mất việc làm, thiên tai, mất nguồn lao động,mất sức khoẻ…) Với khả năng kinh tế mong manh của các hộ gia đình nghèotrong khu vực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra nhưng bất ổn lớn trongcuộc sống của họ “Các rủi ro trong SXKD đối với người nghèo cũng rất cao, do
họ không có trình độ tay nghề và thiếu kinh nghiệm làm ăn Khả năng đối phó
và khắc phục các rủi ro của người nghèo cũng rất kém, do nguồn thu nhập hạnhẹp làm cho hộ gia đình mất khả năng khắc phục rủi ro và có thể còn gặp rủi ro
hơn nữa.” [4, trang 24].
Bệnh tật và sức khỏe kém cũng là yếu tố đẩy con người vào tình trạng đóinghèo Khi bị bệnh tật, hộ nghèo phải gánh chịu mất đi thu nhập từ lao động vàchi phí cao cho việc khám chữa bệnh; do vậy đẩy họ vào chỗ vay mượn, cầm cốtài sản để trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng có ít cơ hội cho người nghèothoát khỏi đói nghèo Trong khi đó, khả năng tiếp cận các dịch vụ phòng bệnhcủa người nghèo còn hạn chế: Tình trạng sức khỏe của người Việt Nam trongthập kỷ qua đã được cải thiện, song tỷ lệ người nghèo mắc các bệnh vẫn cònkhá cao Theo số liệu điều tra, mức sống năm 1998, số ngày ốm bình quân củanhóm 20% người nghèo là 3,1 ngày/năm, so với 2,4 ngày/năm của nhóm 20%người giàu Bệnh tật và sức khoẻ yếu ảnh hưởng đến việc lao động sản xuất vàtìm việc làm của người nghèo
Hộ nghèo do có người không chịu làm việc, hoặc hay uống rượu, hoặcchơi cờ bạc
1.1.4 Sự cần thiết phải đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo
1.1.4.1 Đói nghèo là nguyên nhân gây mất ổn định xã hội, phá hoại môi trường và cản trở nâng cao dân trí
Trang 14Đa số người nghèo hiện sống tại khu vực nông thôn Sự chênh lệch ngàycàng tăng giữa nông thôn và thành thị là nguyên nhân chính gây nên các vấn đề
xã hội Ở nông thôn đất sản xuất có hạn và ngày càng bị thu hẹp; ngành nghềphụ một số nơi không phát triển và có thu nhập thấp hoặc không có ngành nghềphụ dẫn đến thời gian nông nhàn nhiều, hậu quả góp phần làm nảy sinh các tệnạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút Các nguồn tài nguyên xuống cấp
và cạn kiệt, đánh bắt cá quá mức và các môi trường tự nhiên biển bị phá hủy;môi trường tự nhiên ở vùng đất mặn và ven biển bị mất đi; mất đất rừng tựnhiên ở các vùng núi, cùng với sự phá hoại hệ sinh thái đa dạng; các vùng đất cóvấn đề ngày càng lan rộng do sử dụng đất kém và không đúng cách, ô nhiễmnước mặn, đất và nguồn nước khu vực nông thôn Những mất mát đi kèm vớiviệc các hộ nghèo buộc phải bán đất, di dân tự do ra thành thị và ven đô, nơi họsinh sống thiếu hoặc không có những dịch vụ cơ bản, một bộ phận con cái họ dễtrở thành nạn nhân của tội phạm (trộm cắp, buôn bán hàng cấm, gái mại dâm…)
và sự xuống cấp của môi trường xung quanh tăng ở mức ngoài tầm kiểm soát…Nhiều hộ cả vợ chồng bỏ ra thành phố làm ăn, một năm về nhà vài lần, ở nhàcác con tự nuôi nhau hoặc ở nhà với ông bà già, các con thiếu sự quản lý, thiếutình thương bố mẹ, nhiều trường hợp học hành giảm sút bị bỏ dở, tham gia trộmcắp…Tại thành phố sự chênh lệch giàu nghèo rõ nét, thiếu việc làm, không cóđất để sản xuất dẫn đến một số người làm ăn phi pháp, tệ nghiện hút ở thanhniên ngày càng gia tăng…
Trang 151.1.4.2 Đói nghèo làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Mục tiêu tổng quát của Việt Nam trong giai đoạn 10 năm 2001- 2010 là:
“ Đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vậtchất, văn hoá, tinh thần cho nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam
cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nguồn lực conngười, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốcphòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
được nâng cao” [4, trang 36]
Để đạt được những mục tiêu này, cần phải tiếp tục chuyển đổi cơ cấukinh tế, cơ cấu lao động theo hướng nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranhcủa nền kinh tế Mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, tăng cường cở
sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cải thiện hệ thống giáo dục đào tạo để nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực Tăng cường các lợi thế cạnh tranh trong các cam kếtthương mại song phương và đa phương nhằm chủ động hội nhập kinh tế thếgiới
Tăng trưởng phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môitrường, nhằm tạo thêm việc làm, cải thiện sức khoẻ cộng đồng, XĐGN và ngănchặn kịp thời và có hiệu quả các tệ nạn xã hội Muốn thực hiện các mục tiêu nêutrên, thì yếu tố con người là yếu tố đầu tiên và có tính chất quyết định Vì vậy,phát triển con người là mục tiêu hàng đầu, vừa là động lực to lớn khơi dậy mọitiềm năng của cá nhân và tập thể trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh.XĐGN là một trong những chính sách xã hội hướng phát triển con người, nhất
là đối với nhóm người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình pháttriển kinh tế- xã hội của đất nước Đói nghèo và lạc hậu bao giờ cũng đi đôi vớigia tăng dân số, suy giảm thể lực, trí lực… Vì vậy, XĐGN là một yêu cầu cấpthiết để phát triển một xã hội bền vững
Trang 161.1.4.3 Xoá đói giảm nghèo bảo đảm cho đất nước giàu mạnh và xã hội phát triển bền vững
XĐGN không chỉ là công việc trước mắt, mà còn là nhiệm vụ lâu dài;trước mắt là xoá hộ đói, giảm hộ nghèo Lâu dài là xoá sự nghèo, giảm khoảngcách giàu nghèo, phấn đấu xây dựng một xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ,văn minh
XĐGN góp phần thực hiện công bằng xã hội thể hiện trên các mặt:
Mở rộng cơ hội lựa chọn cho cá nhân và nhóm người nghèo, nâng caonăng lực cá nhân để thực hiện có hiệu quả sự lựa chọn của mình trong tạo việclàm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống
Tạo cơ hội cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng, giảm khoảngcách và sự chênh lệch quá đáng về mức sống giữa nông thôn và thành thị,các nhóm dân cư XĐGN tham gia vào điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý hơn,từng bước thực hiện sự phân phối công bằng cả trong khâu phân phối tư liệusản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất cho mỗi người, nhất là nhómngười nghèo
Hỗ trợ tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận dịch vụ xã hội, nhất là nhữngdịch vụ xã hội cơ bản
XĐGN không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động,
mà phải tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động vươn lên thoát nghèo.XĐGN không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đốivới các đối tượng có nhiều khó khăn; mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra mộtmặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực lượng sản xuấtdồi dào và bảo đảm sự ổn định cho giai đoạn “cất cánh”
Do vậy, các chính sách ban hành để thực thi chương trình XĐGN giữ vaitrò quan trọng, góp phần tích cực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng nhanh và bềnvững của nền kinh tế trên diện rộng với chất lượng cao, tạo cơ hội thuận lợi đểngười nghèo và cộng đồng nghèo tiếp cận được các cơ hội SXKD và hưởng thụđược từ thành quả tăng trưởng, tạo điều kiện thu hẹp dần khoảng cách chênhlệch giữa các vùng trong cả nước
Trang 171.2 TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO 1.2.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng đối với hộ nghèo
1.2.1.1 Khái niệm
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tíndụng khác với các tổ chức và cá nhân trong xã hội Trong mối quan hệ này ngânhàng vừa là người cho vay, vừa là người đi vay Tuy trong kinh tế thị trường cónhiều hình thức tín dụng, nhưng tín dụng ngân hàng là hình thức chủ yếu và phổbiến nhất Các ngân hàng thực tế là một trung gian tài chính quan trọng hàngđầu trong bất kỳ một quốc gia nào
Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữabên cho vay là ngân hàng và bên đi vay là cá nhân doanh nghiệp và các chủ thểkhác; trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trongmột thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vôđiều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán
1.2.1.2 Đặc điểm
- Hoạt động tín dụng ngân hàng đều được thực hiện dưới hình thức tiền tệ.Khi nói các hình thức tín dụng khác, chẳng hạn tín dụng thương mại, việcvay mượn dưới hình thức hiện vật (hàng hoá); ngược lại, các nghiệp vụ tín dụngngân hàng đều được thực hiện bằng tiền tệ Trên cơ sở huy động mọi nguồn vốntiền tệ tạm thời nhàn rỗi hoặc lâu dài trong nền kinh tế, để hình thành quỹ chovay; đồng thời các Ngân hàng thương mại cũng tiến hành cho các tác nhân và tưnhân vay để bổ sung cho nhu cầu SXKD hoặc tiêu dùng Do huy động và chovay bằng tiền, nên đối tượng cho vay của ngân hàng rất linh hoạt và đáp ứngmọi nhu cầu trong nền kinh tế
- Ngân hàng thương mại đóng vai trò vừa là người đi vay, vừa là ngườicho vay; ở đây ngân hàng đóng vai trò là tổ chức trung gian tài chính
- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tươngđối với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội
1.2.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo