Tìm hiểu giai đoạn thực hiện kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản của kiểm toán Nhà nước
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát trển của đất nước sau hơn mười lăm năm đổi mới, việcđầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) các công trình phục vụ quốc tế dân sinh, thiết lậpcơ sở hạ tầng, tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, góp phầngiải quyết những nhiệm vụ kinh tế xã hội có tầm quan trọng chiến lược của mỗigiai đoạn phát triển kinh tế đất nước đang là yêu cầu cấp bách đặt ra trước mắtcũng như lâu dài đối với toàn Đảng toàn dân, nó phù hợp với nhu cầu, xu hướngphát phát triển của khu vực và thế giới Do đó việc đầu tư các công, các dự ántrọng điểm để phát triển kinh tế của đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu tiến kịpvới sự phát triển của khu vực là các hoạt động kinh tế cơ bản của mỗi quốc gia.Xuất phát từ yêu cầu đó, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung huy động các nguồnvốn khác nhau để đầu tư cho xây dựng như vốn vay nước ngoài, vốn ngân sách,các nguồn tài trợ…v.v nhằm thúc đẩy các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.Song vần đề đặt ra là đầu tư xây dựng cơ bản như thế nào để đem lại hiệu quả kinhtế cao, việc sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một vấn đề được nhiềunhà quản lý quan tâm và còn nhiều điều vướng mắc cần phải được tháo gỡ và đượckiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ có quy mô và khoa học mới phát huy hiệuquả của nó.
Ở nước ta kiểm toán Nhà nước được thành lập (năm 1994) là một công cụquản lý vĩ mô của Nhà nước nhằm mục tiêu thiết lập trật tự, kỷ cương để làm lànhmạnh nền tài chính quốc gia Trong những năm qua, kiểm toán Nhà nước đã thựchiện được hàng nghìn cuộc kiểm toán tại các địa phương, các Bộ, các ngành, các tổchức xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước Thông qua các hoạt động kiểm toán củamình kiểm toán Nhà nước đã phát hiện thực trạng về tình hình phát triển kinh tế-xãhội, thu chi ngân sách Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tỉnh,thành phố và các doanh nghiệp Đặc biệt là kiểm toán Nhà nước đã đi sâu phát hiệntình hình quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng,trong đó có lĩnh vực XDCB Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện, nhận xét, đánh giá
Trang 2tình hình đầu tư XDCB cả những thực tiễn tích cực và những hạn chế của nó Cóthể nói rằng bằng sự hoạt động của mình kiểm toán Nhà nước đã có những đónggóp tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển công tác đầu tư XDCB ở nước ta Tuynhiên một thực tế ở nước ta hiện nay là vẫn còn nhiều dự án đầu tư XDCB khôngmang lại những hiệu quả mong muốn, nhiều những dự án vẫn còn tình trạng thấtthoát, lãng phí vốn, ngân sách Nhà nước Điều này đòi hỏi kiểm toán Nhà nước cầnphải có những hoạt động tích cực hơn nữa trong việc thực thi nhiệm vụ, chức năngcủa mình đối với công tác này Để thực hiện điều này kiểm toán Nhà nước đãnghiên cứu và ban hành "quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xâydựng cơ bản" nhằm mục tiêu phát triển tích cực công tác của mình.
Với mục đích được góp một phần nhỏ của mình vào việc hoàn thiện côngtác kiểm toán của kiểm toán Nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB, em đã
chọn đề tài "Tìm hiểu giai đoạn thực hiện kiểm toán trong quy trình kiểm toánbáo cáo quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản của kiểm toán Nhà nước" nhằm tìm
hiểu nghiên cứu và xây dựng một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác này củakiểm toán Nhà nước Nội dung của đề tài này ngoài hai phần mở đầu và kết luận,phần nội dung chính được chia làm ba phần chính:
I Những vấn đề chung về XDCB và thực hiện kiểm toán báo cáoquyết toán của kiểm toán Nhà nước.
II Thực hiện kiểm toán quyết toán báo cáo quyết toán công trình đầutư XDCB của kiểm toán Nhà nước.
III Một số nhận xét và kiến nghị về thực hiện kiểm toán trong quy trìnhkiểm toán báo cáo quyết toán đầu tư XDCB của kiểm toán Nhà nước.
Do còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức, thông tin, do đó trong khuôn khổbài viết này, em chỉ nêu những vấn đề khái quát mà em đã tìm hiểu được Em hyvọng sẽ nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá quý báu của các thầy cô giáo,em xin chân thành cảm ơn.
Trang 3NỘI DUNG
I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XDCB VÀ THỰC HIỆN KIỂM TOÁN BÁOCÁO QUYẾT TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC.
1 Khái niệm và đặc điểm về công trình đầu tư xây dựng cơ bản.
Công trình xây dựng là các sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với đất(bao gồm cả mặt nước, mặy biển, và thềm lục địa) được tạo thành bởi vật liệu xâydựng, thiết bị và lao động (kể cả lao động trực tiếp, lao động gián tiếp - lao độngphục vụ thi công và lao động quản lý).
Công trình XDCB có thể bao gồm một hạng mục hoặc nhiều công trình nằmtrong một dây truyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh để tạo ra sản phẩm hoặc laovụ đã được chỉ định trong dự án.
Trong nội dung đề tài này, công trình đầu tư XDCB đựoc hiểu là nhữngcông trình xây dựng hình thành từ các dự án đầu tư từ các nguồn ngân sách củaNhà nước, vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước dùng để đầu tư đối với các dự án xâydựng cơ sở hạ tầng kinh tế , các cơ sở sản xuất tạo việc làm, các dự án đầu tư quantrọng của Nhà nước trong từng thời kỳ (điện, xi măng, sắt thép, cấp thoát nước ),vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tếdành cho đầu tư phát triển (kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA), vốn thuộcquỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ khác của Nhà nước dùng cho đầu tư pháttriển, vốn tín dụng thương mại, vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước (vốnkhầu hao cơ bản, vốn tích luỹ từ lợi nhuận sau thuế, vốn tự huy động), vốn hợp tácliên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước, vốn do chính quyềncấp tỉnh và cấp huyện, vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế vàcác cơ quan nước ngoài khác được phép xây dựng trên đất Việt Nam được quản lýtheo hiệp định hoặc thoả thuận đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với chínhphủ các nước hoặc các tổ chức, cơ quan nước ngoài
Những công trình có một số đặc điểm cơ bản sau:
Trang 4Những sản phẩm xây dựng cơ bản là kết quả của ngành công nghiệp đặc biệt(công nghiệp xây lắp) bao gồm nhiều phương thức thi công khác nhau Sản phẩmxây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phứctạp mang tính đơn chiếc, giá trị lớn, thời gian sản xuất sản phẩm lâu dài,thườngphải thi công ngoài trời, trên mặt nước, dưới đáy nước, trong hầm sâu, gắn liền vớimột vị trí địa lý xác định, trong khi lực lượng thi công luôn luôn phải di động theotiến độ thi công sản phẩm Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạchtoán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện khách quan.
Mặt khác, những công trình xây dựng có nhiều chủ thể quản lý và thi công,do đó các quan hệ kinh tế tài chính liên quan đến công trình rất phức tạp Ngoài ra,chúng được quản lý theo một cơ chế đặc biệt, theo trình tự bắt buộc được chế địnhbằng luật pháp, các quy trình quy phạm, địng mức kinh tế - kỹ thuật được quy địnhhết sức ngặt nghèo và chặt chẽ.
Sản phẩm XDCB có cơ chế tiêu thụ đặc biệt: người sử dụng, người mua cótrước, người làm ra có sau và là sản phẩm có tầm quan trọng quyết định, tạo raxung lực chủ yếu cho sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, tạo ra cơ sở choquá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
2 Khái niệm quy trình kiểm toán, thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán vàsự cần thiết của nó.
Quy trình kiểm toán Nhà nước là trình tự thực tiến hành công việc của mỗicuộc kiểm toán, trình tự đó đã được sắp xếp theo thứ tự phù hợp với diễn biếnkhách quan của hoạt động kiểm toán, phù hợp với những chuẩn mực kiểm toán,đươc Tổng kiểm toán Nhà nước quy định áp dụng thống nhất cho các cuộc kiểmtoán và kiểm toán viên Nhà nước phải tuân thủ khi tiến hành kiểm toán, nhằm đảmbảo chất lượngvà hiệu quả của các cuộc kiểm toán.
Trong những điều kiện khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô của dự án đầu tưXDCB lớn hay nhỏ, phức tạp hay đơn giản, đơn vị được kiểm toán lần đầu haythường xuyên, mục đích, nội dung và thời gian của cuộc kiểm toán mà nội dungcủa những công việc có thể khác nhau, nhưng thông thường phải có 3 bước cơ bản:
Trang 5chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập báo cáo và công bố kết quả kiểmtoán.
Trong đó, thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán đầu tư XDCB là quá trìnhcác kiểm toán viên Nhà nước sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thíchứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập các bằng chứng kiểm toán Đó làquá trình chủ động triển khai các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ranhững ý kiến sát thực về mức độ trung thực và hợp lý của các quá trình liên quanđến công tác đầu tư (giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện và kết thúc đầutư) và báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành.
Để hoạt động kiểm toán có hiệu quả, tiết kiệm và thu được những bằngchứng sát thực trong một thời gian đã định trước thì yêu cầu phải có một quy trìnhkiểm toán cụ thể, chi tiết Đặc biệt trong quá trình thực hiện kiểm toán, đây là quátrình yêu cầu các kiểm toán viên sử dụng nhiều những phương pháp kỹ thuậtnghiệp vụ để thực hiện công tác kiểm toán, do đó cần có quy trình cụ thể mang tínhkhoa học để các kiểm toán viên dễ dàng phối hợp với nhau một cách chặt chẽ và cóhiệu quả và cùng theo các mục tiêu, chương trình và phạm vi kiểm toán Kiểm toánviên phải có sự phân công phân nhiệm chức năng nhiệm vụ cụ thể để biết đượcphải thực hiện những công việc gì, với ai
3 Mục đích và yêu cầu kiểm toán báo cáo quyết toán các dự án đầu tư XDCBcủa kiểm toán Nhà nước.
Kiểm toán báo cáo quyết toán đầu tư XDCB có những đặc điểm khác nhauso với kiểm toán các khía cạnh khác như kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước hoặckiểm toán ngân sách Nhà nước, vì chu kỳ đầu tư dài, chu kỳ của một dự án đầu tưXDCB bao gồm nhiều giai đoạn, để đưa dự án từ một ý tưởng thành hiện thực,đồng thời yêu cầu, nguyên tắc cũng như chu trình quản lý dự án đầu tư XDCBcũng có nhiều điểm khác biệt
Mục đích của kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư XDCB đó là:
Kiểm toán Nhà nước kiểm toán và xác định các dự án đầu tư XDCB đượcthực hiện có tuân thủ theo đúng những nguyên tắc, thủ tục quy định của Nhà nướcvề quản lý dự án đầu tư XDCB hay không Kiểm toán Nhà nước kiểm tra soát xét
Trang 6và xác định dự án đầu tư XDCB có được tiến hành theo đúng trình tự từ khi có ýđồ xây dựng đến việc khảo sát nghiên cứu luận chứng và tính khả thi của dự án;thiết kế và tính toán kỹ thuật công trình, việc cung ứng, tổ chức đấu thầu, đến xâydựng công trình cho đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình Ngoài rakiểm toán Nhà nước xem xét và kiểm tra sự giám sát của các bộ phận, tổ chức cóliên quan đến chất lượng công trình, việc nghiệm thu và thanh quyết toán côngtrình có đúng đắn, trung thực hay không.
Phát hiện những tồn tại, sơ hở và gian lận hoặc thất thoát trong quản lý đầutư xây dựng cơ bản, đề xuất với Nhà nước trưng thu những khoản chi tiêu trongđầu tư XDCB không đúng chế độ, không hợp lý, không hợp lệ về cho ngân sáchNhà nước.
Khi công trình hoàn thành, được quyết toán bàn giao kiểm toán đánh giáhiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào dự án đầu tư XDCB đó như thế nào, hiệu quả caohay thấp Trên cơ sở đó đề xuất với tổ chức, cơ quan quyền lực Nhà nước, Chínhphủ hoặc Quốc hội sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB.
Để đạt được những mục đích đó, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tưXDCB cần phải thực hiện các yêu cầu cơ bản sau:
Kiểm toán phải đảm bảo đúng quy trình cũng như tuân thủ đúng theo cácbước trong quá trình thực hiện kiểm toán bởi: kiểm toán các dự án đầu tư XDCBcó nhiều đặc thù đến nhiều bộ phận tổ chức nên trong quá trình kiểm toán viêncần phải xem xét, khảo sát tỷ mỷ, tính toán lại các số liệu từng giai đoạn, công táccủa quá trình đầu tư XDCB Đồng thời kiểm toán viên phải hiểu rõ và chuẩn bị đầyđủ những căn cứ pháp lý về các chế độ quy định trong đầu tư XDCB, trên cơ sở đóđể thu thập được những bằng chứng xác thực và có tính thuyết phục cao.
Trong quá trình kiểm toán phải thận trọng, trung thực và khách quan, thểhiện tính độc lập cao Bởi vì, thông thường những sai sót trong công tác quản lý dựán hoặc tổ chức thi công công trình XDCB dẫn đến những sai sót trọng yếu Vì vậyđể phát hiện những sai sót và gian lận hoặc làm thất thoát tài sản tiền bạc, kinh phícủa ngân sách Nhà nước thì công việc của kiểm toán viên phải tiến hành thận trọngđể đi đến kết luận thoả đáng Tính trung thực, khách quan trong việc khảo sát, xem
Trang 7xét, kiểm tra các số liệu, tài liệu hay việc tuân thủ các quy định của những dự ánđầu tư cũng là yêu cầu cần thiết để kiểm toán viên có kết luận đúng đắn, kháchquan.
Kiểm toán viên các dự án đầu tư XDCB phải là những người có sự am hiểuvà kinh nghiệm thực tế đầu tư XDCB và quản lý đầu tư XDCB Đây là điều kiệnthuận lợi cho kiểm toán viên trong quá trình tìm hiểu và thực hiện kiểm toán đơn vịđược kiểm toán.
II THỰC HIỆN KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN TRONG QUY TRÌNHKIỂM TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC.
Đối với việc thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán các dự án đầu tư XDBCkiểm toán Nhà nước thực hiện hai nhiệm vụ chủ yếu sau: Kiểm toán tuân thủ phápluật, chế độ quản lý đầu tư và xây dựng; Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tưcông trình hoàn thành.
A KIỂM TOÁN TUÂN THỦ LUẬT PHÁP, CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀXÂY DỰNG.
1 Kiểm toán tuân thủ giai đoạn chuản bị đầu tư.
1.1 Mục tiêu và rủi ro giai đoạn kiểm toán tuân thủ giai đoạn chuẩn bị đầutư.
Mục tiêu của kiểm toán Nhà nước ở giai đoạn này đó là phải xác minh vàđánh giá tình hình chấp hành chính sách chế độ quản lý đầu tư xây dựng của dự ánđầu tư về ưu điểm, khuyết nhược điểm và hiệu quả kinh tế, tài chính, xã hội củadự án cũng như tính đúng đắn của các quyết định của các cấp có thẩm quyền.
Kiểm toán viên căn cứ vào các văn bản pháp lý như: quy chế quản lý đầu tưvà xây dựng, quy chế đấu thầu, quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA) (đối với công trình xây dựng cơ bản sử dụng vốn hỗ trợcủa nước ngoài); Các thông tư liên bộ và các thông tư của bộ ngành có liên quanhướng dẫn quy chế quản lý đầu tư, xây dựng và quy chế đấu thầu; Các quyết địnhcủa cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư, quyết địnhgiao nhiệm vụ chủ đầu tư và thành lập ban quản lý dự án (nếu có); Kế hoạch nămvề chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền giao; Hợp đồng điều tra, khảo sát, tư vấn
Trang 8lập báo cáo đầu tư và thẩm định báo cáo đầu tư (báo cáo nghiên cứu tièn khả thi vàbáo cáo nghiên cứu khả thi); Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quảđấu thầu trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư (nếu có), quyết định thành lập và giấyphép kinh doanh hành nghề của đơn vị nhận hợp đồng điều tra, khảo sát, tư vấn lậpbáo cáo đầu tư; Biên bản bàn giao tài liệu trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư; Báo cáoquyết toán vốn chuẩn bị đầu tư hoàn thành để tiến hành kiểm toán.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán giai đoạn này, kiểm toán Nhà nướcthường gặp phải những rủi ro chủ yếu sau: những tài liệu về công tác điều tra thămdò thị trường, nguồn nguyên vật liệu, động lực, môi sinh, môi trường, nguồn đầutư không đầy đủ, chính xác, cụ thể: Khối lượng khảo sát tính sai, không sát vớiđiều kiện thực tế, dễ dẫn đến gian lận; Những công việc tư vấn chưa có quy địnhvề định mức chi phí nhưng không lập, duyệt dự toán hoặc lập, duyệt với đơn giácao, cũng như chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ này nhiều khi vẫn cònnhiều hạn chế.
1.2 Nội dung kiểm toán giai đoạn chẩn bị đầu tư
Trong giai đoạn này kiểm toán viên Nhà nước tập chung vào việc kiểm traxem xét việc chấp hành quy định về thẩm quyền của cơ quan quyết định chuẩn bịđầu tư có đúng với những quy định của pháp luật hiện hành của Nhà nước haykhông; Tính đúng đắn của dự toán chi phí thăm dò, khảo sát, tư vấn, thẩm định (vềkhối lượng, đơn giá hoặc tỷ lệ chi phí theo quy định); Hồ sơ thủ tục đầu thầu hoặcchỉ định thầu về tính đầy đủ, đúng đắn, hợp lệ theo đúng quy chế quản lý đầu tưxây dựng và quy chế đấu thầu; Tư cách pháp nhân và hành nghề đúng giấy phépcủa bên nhận thầu điều tra, khảo sát, lập báo cáo đầu tư Tính hợp pháp, hợp lệcủa hợp đồng nhận thầu phù hợp với các quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tếvà phù hợp với các chỉ tiêu khối lượng, tiền vốn ghi trong các văn bản thủ tục đầutư (Quyết định chuẩn bị đầu tư dự toán ), các thủ tục thanh lý hợp đồng; Hồ sơnghiệm thu bàn giao tài liệu trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư về số lượng và nộidung tài liệu phù hợp với các quy định quản lý đầu tư xây dựng.
1.3 Kỹ thuật sử dụng.
Trang 9Đối với giai đoạn này kiểm toán Nhà nước thực hiện các thủ tục soát xét, tìmkiếm những tài liệu có liên quan so sánh, đối chiếu những tài liệu này với nhữngquy định của luật pháp để xem xét tính hợp lý, hợp lệ của các tài liệu Ngoài rakiểm toán Nhà nước còn thực hiện các thủ tục trong phương pháp điều tra để tìmhiểu và thu thập thông tin cần thiết như việc thực hiện phỏng vấn những người cóthẩm quyền hoặc cá nhân có liên quan về: Quy mô dự án, kết cấu chính, công suất,tổng số vốn đầu tư, Bộ chủ quản, ban quản lý dự án, tứ đó tổng hợp, phản ánh, loạitrừ, đưa ra những nhận xét và nắm được việc thực hiện đầu tư có đúng với yêu cầuchuẩn bị đầu tư không, nếu sai do đâu
2 Kiểm toán tuân thủ giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc dự án đầu tưđưa vào khai thác sử dụng.
2.1 Mục tiêu và rủi ro kiểm toán giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc dự ánđưa vào khai thác sử dụng.
Đối với giai đoạn này, kiểm toán Nhà nước căn cứ vào các văn bản pháp quynhư: Báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định đầu tư; Các quyết định giâo đất,quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán hoặc thiết kế kỹ thuật thicông và tổng dự toán, quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu kèm theo báo cáođịnh giá xếp hạng nhà thầu của chủ đầu tư (trường hợp đấu thầu), quyết định chỉđịnh thầu hoặc công trình tự làm; Dự toán mua sắm tài sản và chi phí kiến thiết cơbản khác được phê duyệt; Giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác tài nguyên(trường hợp dự án đầu tư có nhu cầu khai thác tài nguyên), giấy phép kinh doanhhành nghề của đơn vị nhận thầu (trường hợp chỉ định thầu); Hợp đồng kinh tế giaonhận thầu xây lắp, mua sắm thiết bị và chi phí kiến thiết cơ bản khác; Hồ sơ thiếtkế bản vẽ thi công và dự toán hạng mục được phê duyệt, hồ sơ nghiệm thu côngtrình gồm: hồ sơ nghiệm thu trong giai đoạn xây lắp công trình, hồ sơ nghiệm thukhi hoàn thành hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình Để xác minh tínhhợp pháp, hợp lệ của các quyết định, các văn bản có liên quan cũng như trình tựthủ tục thực hiện các bước trong giai đoạn này.
Những rủi ro kiểm toán viên Nhà nước thường gặp trong quá trình kiểm toángiai đoạn này là: Nội dung báo cáo đầu tư (tiền khả thi và khả thi) sơ sài, không
Trang 10cung cấp đủ những thông tin cần thiết, không tuân thủ đầy đủ theo quy định (do bộkế hoạch và đầu tư hướng dẫn); Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toánkhông đầy đủ theo quy định (do bộ Xây dựng hướng dẫn) đễ xảy ra sai lệch về quymô, công nghệ, công suất, cấp công trình, vốn, diện tích sử dụng so với quyếtđịnh đầu tư; Không chấp hành đúng quy chế đấu thầu; Dự toán bị tính toán sai:khối lượng tính trùng lắp, sai tiên lượng, đơn giá không đúng giá quy định hoặcvận dụng sai lệch đối với những công việc chưa có quy định về giá, tính toán sốhọc sai; Hợp đồng thi công không đúng giá dự toán được phê duyệt và không đượccấp chủ quản phê duyệt hợp đồng; Khối lượng phát sinh không có văn bản thiết kếphê duyệt bổ sung, sửa đổi; Hồ sơ nghiệm thu không đầy đủ bản vẽ hoàn thànhcông trình, thiếu các tài liệu kết quả thí nghiệm vật liệu, bê tông, kết cấu : Thiếubiên bản nghiệm thu từng phần, nhật ký công trình không ghi đầy đủ diễn biến phátsinh và sự cố trong quá trình thi công
2.2 Nội dung kiểm toán tuân thủ giai đoạn thực hiện và kết thúc đầu tư.
Trong giai đoạn này kiểm toán Nhà nước tiến hành việc kiểm tra xem xéttính hợp pháp, hợp lệ của các cơ quan tham gia lập thủ tục đầu tư (khảo sát, thiếtkế, tư vấn về tư cách pháp nhân và giấy phép kinh doanh hành nghề phù hợp vớiviệc nhận thầu)
Kiểm toán Nhà nước cũng xem xét việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tưnhư báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo đầu tưphải được lập, thẩm định, phê duyệt đúng quy định trình tự và nội dung không;Trình tự thiết kế công trình theo các bước đã được quy định có được tuân thủkhông như: việc thực hiện thiết kế sơ bộ trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công đối với trường hợp thiết kế 2 bước; thiếtkế kỹ thuật thi công đối với trường hợp thiết kế 1 bước; Các bước thẩm định thiếtkế kỹ thuật, tổng dự toán phải có được thực hiện trước khi phê duyệt không.
Kiểm tra việc chấp hành quy định về thẩm quyền của cơ quan thẩm định,thẩm quyền của cơ quan ra quyết định phê duyệt hoặc cấp giấy phép cũng như tínhđúng đắn hợp pháp của hồ sơ thủ tục đấu thầu về giá thầu, đối tượng tham gia đấu
Trang 11thầu Kiểm tra giá trị dự toán công trình (chỉ định thầu) về khối lượng xây lắptheo đúng thiết kế; đơn giá, phụ phí đúng chế độ quy định.
Kiểm tra nội dung các văn bản thủ tục đầu tư về yêu cầu, mục lục, chỉ tiêu,mẫu biểu theo quy định Kiểm toán Nhà nước thực hiện việc so sánh về quy mô,mức độ, chỉ tiêu với các văn bản thủ tục khác của dự án đầu tư đã ra trước có tínhpháp lý cao hơn Cụ thể như là: thiết kế bản vẽ thi công phù hợp với thiết kế kỹthuật, dự toán phải phù hợp với tổng mức vốn đầu tư công trình, hợp đồng thi côngphải phù hợp với Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các căn cứ thủ tục đầu tư của dựán đã được duyệt: giá thầu đối với công trình đấu thầu hoặc dự toán đối với côngtrình chỉ định thầu về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, mỹ thuật sảnphẩm, thời gian nghiệm thu bàn giao thanh toán Có nghĩa là thiết kế kỹ thuật phảiphù hợp với chủ trương, mục tiêu đầu tư ghi trong quyết định đầu tư và thiết kế sơbộ trong báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt về: quy mô, công nghệ, công suất,cấp công trình, mục tiêu, quy chuẩn xây dựng
Xem xét nội dung của hồ sơ nghiệm thu, hồ sơ hoàn thành công trình Hồ sơnghiệm thu phải đầy đủ các biên bản nghiệm thu từng phần, các kết quả kiểm trathí nghiệm khối lượng và chất lượng vật liệu, thiết bị của bộ phận công trình hoặctoàn bộ công trình được nghệm thu; Hồ sơ hoàn thành công trình phải đầy đủ tàiliệu theo quy định của điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2.3 kỹ thuật sử dụng
Trong giai đoạn này kiểm toán Nhà nước cũng áp dụng những thủ tục,phương pháp kiểm toán tương tự như những phương pháp đã sử dụng cho giaiđoạn chuẩn bị đầu tư để thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm thực hiện mục tiêucủa mình trong giai đoạn này.
B KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HOÀNTHÀNH.
1 Mục tiêu và rủi ro kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trìnhhoàn thành.
Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án công trình hoàn thành theo chế độ báocáo tài chính bao gồm các nội dung chính như sau: vốn đầu tư thực hiện từ giai
Trang 12đoạn chuẩn bị đầu tư đến kết thúc xây dựng công trình đưa vào khai thác sử dụng;Các nguồn vốn đầu tư; Giá trị công trình đầu tư và giá trị tài sản bàn giao đưa vàokhai thác sử dụng (gồm giá trị tài sản cố định và giá trị tài sản lưu động) đã đượcquy về mặt giá tại thời điểm bàn giao; Tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọngđến thời điểm quyết toán vốn đầu tư.
Mục tiêu của kiểm toán Nhà nước ở giai đoạn này đó là kiểm tra xác nhậntính trung thực, hợp lý của báo cáo quyết toán được thể hiện trên hai khía cạnh:tính hợp pháp, hợp lý của các khoản chi phí được hạch toán vào chi phí công trình(tình hình sử dụng vốn) và xem xét báo cáo tài chính có phù hợp với nguyên tắc,chuẩn mực kế toán hiện hành và yêu cầu của pháp luật hay không Kiểm toán Nhànước cũng hướng vào mục tiêu xác định được tổng số vốn đã đầu tư, đã cấp phátcho công trình; vốn đầu tư đã thực hiện; giá trị những hạng mục công trình đã đưavào sử dụng hoặc bàn giao cho ngành khác sử dụng Đồng thời xác định những giátrị không nằm trong giá trị công trình để ghi giảm vốn cho công trình một cáchđúng đắn và hợp pháp.
Qua kiểm toán đánh giá, phân tích kết quả quản lý đầu tư xây dựng dự án,kiến nghị biện pháp quản lý và bổ sung sửa đổi chính sách, chế độ quản lý vốn đầutư xây dựng của nhà nước.
Trong giai đoạn này kiểm toán Nhà nước căn cứ vào: Quy chế quản lý đầutư – xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện; Quy chế quản lý sử dụngnguồn vốn ODA đối với công trình xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từnước ngoài; Các chế độ quản lý tài chính, kế toán của Nhà nước.
Căn cứ vào thời gian kiểm toán và tình hình cụ thể của công trình đầu tư, tậpchung kiểm toán tính đúng đắn, hợp pháp, hợp lệ của vốn đầu tư, vốn đầu tư thựchiện, chi phí đầu tư tính vào giá trị công trình, tình hình công nợ và vật tư, thiết bịtồn đọng Trong quá trình thực hiên kiểm toán kiểm toán Nhà nước thường gặpphải những rủi ro chủ yếu sau:
Đối với kiểm toán nguồn vốn đầu tư: Các nguồn vốn bị phân loại sai lệch,nguồn vốn này hạch toán vào nguồn vốn kia và ngược lại; Hạch toán không đầy đủnguồn vốn, hoặc phản ánh không đầy đủ, không hết các nguồn, rủi ro này thường
Trang 13xảy ra tại các công trình có nguồn vốn nước ngoài, vốn huy động của địa phưong,huy động tài sản và sức lao động của dân, các nguồn vốn của các doanh nghiệp sảnxuất kinh doanh hoặc đơn vị sự nghiệp có thu; Nguồn thu được trong quá trình đầutư (bán phế liệu, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi ngân hàng, ); Nguồn vốn của cơquan cấp vốn hoặc ngân hàng không khớp đúng vơi số dư nguồn vốn.
Đối với kiểm toán vốn đầu tư thực hiện: Phản ánh không đúng khối lượngXDCB hoàn thành, thường là tăng khối lượng ở những phần che khuất hoặc rấtkhó khăn trong việc kiểm tra cụ thể; Tính toán sai về khối lượng xây lắp hoànthành quyết toán so với thiết kế, bản vẽ hoàn công sai lệch với thực tế; Tính trùnglắp khối lượng xây lắp của công trình như: bê tông, xây, trát, mộc, nề, lát Ápdụng các định mức đơn giá không chính xác, thường là áp dụng các định mức vàđơn giá cao hơn quy định trong dự toán; Tính sai phụ phí xây lắp theo quy địnhhoặc tính phụ phí xây lắp trên giá trị sản phẩm công nghiệp đưa vào lắp đặt; Tínhsai khối lượng vật liệu được tính chênh lệch giá do áp dụng sai định mức hoặc saithời điểm quy định tính chênh lệch giá Vượt các định mức chi phí theo quy địnhcủa dự toán, tính sai về giá trị xây lắp quyết toán, biên bản ngiệm thu phản ánhkhông trung thực, có nhiều sai sót.
Mặt khác, các rủi ro thường gặp trong giai đoạn này liên quan đến chi phíthiết bị hoàn thành nữa là: Chất lượng vật tư, thiết bị và tính năng sử dụng khôngđảm bảo; Trang thiết bị, phụ tùng kèm theo thừa, thiếu, sai chủng loại, quy cách;Đối với các trang thết bị nhập ngoại giá thành quy đổi sai tỷ giá; Thiếu thủ tụcthanh toán hoặc sai chế độ về chi phí, công tác kiểm tra hàng hoá tại cảng, cướcphí vận chuyển, chi phí bảo hành thiết bị Phân bổ chi phí vận chuyển, bốc dỡ,bảo hành bảo dưỡng cho từng thiết bị, tài sản cố định không đúng; Thiếu chi tiếtthiết bị hoặc phụ tùng thay thế, sửa chữa, thiết bị không đúng xuất sứ, tên nước, tênhãng sản xuất hoặc sai thông số kỹ thuật hoặc các sai sót khác trong hợp đồng giữacác bên không chặt chẽ.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện kiểm toán nội dung này kiểm toán Nhànước còn gặp một số những rủi ro trong kiểm toán chi phí kiến thiết cơ bản khácnhư: Chi phí kiến thiết cơ bản khác tính theo định mức tỷ lệ phần trăm bị vận dụngsai lệch hoặc bị lẫn lộn vào phần chi phí xây lắp trong quá trình thanh toán làm cho
Trang 14cơ cấu đù tư thực tế giữa xây lắp, thiết bị, kiến thết cơ bản khác không chính xác;Chi phí kiến thiết cơ bản khác chưa có quy định về định mức chi phí như: chi phítư vấn pháp luật xây dựng và hợp đồng kinh tế; tư vấn kiểm định công trình, đánhgiá lại tài sản thiết bị, chi phí khởi công, khánh thành nhưng không có dự toánhoặc dự toán không được cấp thẩm quyền phê duyệt Chi phí đền bù giải phóngmặt bằng không sát với khối lượng thực tế dễ xảy ra tình hình không đảm bảochế độ chi tiêu tài chính của Nhà nước, tiền đền bù không được thanh toán đầy đủđến tay người dân được đền bù; Phân bổ chi phí kiến thiết cơ bản khác vào cáchạng mục công trình hoàn thành để tính giá trị tài sản cố định không đúng phươngpháp tính, không theo các tiêu thức đã được quy định; Không ghi thu hồi giá trị sảnphẩm thu được trong thời gian sản xuất thử hoặc thu hồi giá trị phế liệu sau đầu tư.
Đối với chi phí đầu tư tính vào giá trị công trình: Những thiệt hại về chi phívật tư, thiết bị của bên B chưa đưa vào công trình để lộn vào chi phí đầu tư thựchiện xin huỷ bỏ của chủ đầu tư; Đơn giá của các tài sản, thiết bị, nguyên vât tư đưa vào công trình thường cao hơn đơn giá thực tế, nhập nhằng giữa chủng loại;Đưa vào báo cáo có chi phí vật tư, nhưng thực tế không có để chạy vốn, khối lươngvật tư không đủ theo định mức kinh tế kỹ thuật; Việc tính toán các chi phí kèmtheo không theo đúng qu định như chi phí vận chuyển, chi phí uỷ thác
Đối với giá trị tài sản bàn giao cho sản xuất sử dụng: Những dự án đầu tưtrong nhều năm, việc quy đổi giá rất khó khăn phức tạp, nhất là trong điều kiệnchưa có các văn bản pháp quy hướng dẫn phương pháp quy đổi giá, nên dễ tính sai.Nhiều loại tài sản khó phân loại là tài sản cố định hay tài sản lưu động nên thườngbị lẫn lộn Bỏ sót giá trị đầu tư nhận bàn giao của các dự án khác trong quá trìnhđầu tư hoặc bỏ sót đối tứợng bàn giao tài sản đầu tư (ví dụ như: hạng mục đườngđây và trạm bàn giao cho sở điện lực).
Đối với kiểm toán tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng: Vật tư xácđịnh không đúng giá; Các khoản phải thu thể hiện trong bảng cân đối có thể khôngthể hiện các khoản phải thu thật của đơn vị và có những khoản phải thu không thểthu hồi; Các khoản phải trả cho người nhận thầu có thể là khoản phải trả không cóthật (các khoản phải trả lại nguồn vốn), các khoản phải trả công nhân viên và phảitrả khác không được tách riêng mà đưa vào các khoản phải trả cho nhà cung cấp
Trang 15hoặc nhà thầu; Các khoản chênh lệch tỷ giá không được phản ánh; Chủ đầu tưphản ánh không đầy đủ số lượng tài sản cố định hoặc tài sản cố định không đượctheo dõi đầy đủ cả về mặt hiện vật và giá trị hoặc không mở sổ theo dõi tài sản cốđịnh dùng cho chuyên gia tư vấn (đối với các dự án đầu tư vay vốn của nướcngoài); Vật tư, thiết bị tồn đọng không được kiểm kê, đánh giá lại và quản lý chặtchẽ.
2 Nội dung kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành2.1 Kiểm toán nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư hợp pháp của công trình là nguồn vốn đầu tư đã được quyđịnh trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền nhưng phải phù hợp với quyđịnh về quản lý nguồn vốn đầu tư theo quy chế quản lý đầu tư, xây dựng và phảiđược ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước.
Trên cơ sở đó kiểm toán Nhà nước thực hiện các công việc sau:
Tổng hợp các chứng từ cấp phát vốn của Bộ tài chính, tổng đầu tư và pháttriển về các nguồn vốn cấp phát, kiểm tra tính đúng dắn của nguồn vốn đầu tư đãđược phản ánh trên các tài khoản nguồn vốn đầu tư, bằng cách: so sánh số liệu ởbảng tổng hợp và sổ chi tiết của các nguồn vốn, đối chiếu số dư tài khoản kế toántừng loại nguồn vốn với bản đối chiếu hàng năm về số vốn đã cấp của cơ quan cấpvốn (Kho bạc Nhà nước, ngân hàng ) Đồng thời kiểm tra nội dung các nguồn vốnkhác đã sử dụng vào dự án đầu tư (nếu có).
2.2 Kiểm toán vốn đầu tư thực hiện
Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và tính đúng đắn của quyết toán chi phí đầutư bao gồm: tổng số vốn đầu tư và các thành phần vốn đầu tư: xây lắp; thiết bị;kiến thiết cơ bản khác trên cơ sở các chứng từ thanh toán, quyết toán và các hố sơ,tài liệu liên quan đến khối lượng đầu tư đã thực hiện như: thiết kế, dự toán, bản vẽhoàn công và các quy định về quản lý tài chính, kế toán của Nhà nước.
Nội dung kiểm toán vốn đầu tư thực hiện
Trang 16Vốn đầu tư thực hiện gồm chi phí đầu tư xây lắp, thiết bị và chi phí kiếnthiết cơ bản khác được phản ánh trên tài khoản chi phí đầu tư, kiểm toán Nhà nướcthực hiện kiểm toán các nội dung sau:
Giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành
Giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành thường chiếm tỷ trọng lớn (từ 80%) trong tổng số vốn đầu tư xây dựng công trình Đồng thời nó lại được xácđịnh bởi nhiều yếu tố như khối lượng, đơn giá vật tư, nhân công, tỷ lệ định mức chiphí chung, lợi nhuận định mức, Vì vậy, kiểm tra giá trị khối lượng xây lắp hoànthành là rất quan trọng, rất phức tạp và đòi hỏi phải có chuyên môn nghiệp vụ vềxây dựng cơ bản.
+ Đối với công trình chỉ định thầu:
Kiểm toán Nhà nước căn cứ vào thiết kế dự toán, bản vẽ hoàn công tính toánlại tiên lượng và khối lượng xây lắp đối với những khối lượng có giá trị tương đốilớn như: bê tông, xây, trát, lát và những phần việc có nhiều khả năng trùng lắp( theo kinh nghiệm) So sánh, đối chiếu với quy mô kết cấu khối lượng XDCB xâylắp hoàn thành đề nghị thanh toán với quy mô kết cấu của công trình đã được cấpcó thẩm quyền phê duyệt
Kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá xây lắp trong quyết toán của từnghạng mục công trình theo các quy định về giá của các cơ quan có thẩm quyền (cóđối chiếu với dự toán được duyệt):
Đơn giá xây dựng cơ bản khu vực Đơn giá công trình (nếu có).
Các thông báo giá vật liệu, nhân công, máy hoặc hệ só điều chỉnh
giá dự toán của cơ quan quản lý giá tại địa phương (hoặc của bộ Xây dựng đối vớinhững công trình được áp dụng đơn giá riêng).
Kiểm tra việc áp dụng các phụ phí xây lắp theo chế độ quy định như : chiphí chung, thuế và lãi định mức bằng cách soát xét các nghiệp vụ có liên quan.
Trang 17Kiểm tra chi phí chênh lệch giá vật liệu xây dựng (nếu có) về khối lượng vậttư đã được tính toán trên cơ sở khối lượng xây dựng và định mức; đơn giá vật liệuđã được áp dụng theo văn bản của các cấp có thẩm quyền.
Đối vật tư xây lắp do chủ đầu tư (bên A) mua cấp cho bên thi công xây lắp(Bên B) cần so sánh, đối chiếu trên các tài liệu, chứng từ có liên quan giữa giábên A giao với giá bên B lên quyết toán; Xem xét tài liệu liên quan đến cách tínhphụ phí xây lắp trên giá trị vật liệu A cấp.
+Đối với công trình đấu thầu:
Kiểm toán viên Nhà nước căn cứ vào các biên bản nghiệm thu giữa chủ đầutư (bên A) và nhà thầu - đơn vị thi công (gọi tắt là bên B), biên bản giám định côngchất lượng công trình hoặc khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, hợp đồng giaothầu, thực hiện so sánh đối chiếu kiểm tra giá trị xây lắp của phần đã thực hiện đấuthầu đã thực hiện theo đúng thiết kế về khối lượng, chất lượng, kỹ mỹ thuật côngtrình.
Kiểm tra khối lượng xây lắp của phần phát sinh giống như công trình chỉđịnh thầu và các điều kiện của hợp đồng đấu thầu quy định.
Kiểm tra việc thanh toán khối lượng hoàn thành theo các điều kiện của hợpđồng quy định ( chú ý đối với nhà thầu nước ngoài ).
Chi phí thiết bị hoàn thành:
Chi phí mua sắm trang thiết bị bao gồm: Chi phí mua sắm thiết trang thiết bịcông nghệ và các trang thết bị khác của công trình, chi phí vận chuyển, bảo quảnbảo dưỡng tại hiện trường, chi phí bảo hiểm thiết bị tại công trình.
+ Đối với chi phí thiết bị do bên A mua:
Kiểm toán Nhà nước kiểm tra thực tế thiết bị công nghệ, phụ tùng kèm theovà các trang thiết bị khác đã mua về: danh mục, chủng loại tiêu chuẩn, kỹ thuật, giácả theo đúng nguyên tắc đấu thầu và các nguyên tắc tài chính khác Đối chiếu dựtoán và chứng từ gốc của thiết bị đã mua trong nước hoặc nhập khẩu Đối với cácmáy móc thiết bị nhập theo phương thức uỷ thác, ngoài việc kiểm tra các hợp