Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước hiện nay
Trang 1Đề tài luận văn “ Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu
tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước hiện nay” sẽ góp phần giới
thiệu hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua hệ thống Kho bạc, cũngnhư thực trạng và những hạn chế đang diễn ra, các giải pháp nhằm góp phầnhoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua hệ thống KBNN.Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chủyếu của chuyên đề này bao gồm ba chương:
Chương 1: Một số ván đề chung về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB
hiện nay
Chương 3: Giải pháp tăng cường vai trò của KBNN trong công tác
kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB hiện nay
Trang 2Chương 1 MỘT SỐ VÁN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.1 Chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.1 Ngân sách nhà nước và Chi Ngân sách Nhà nước
- Khái niệm NSNN:
Ngân sách Nhà nước, hay Ngân sách Chính phủ, là một thành phần trong
hệ thống tài chính Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãitrong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia Song quan niệm về ngân sáchnhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngânsách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu Các nhàkinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chibằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia Luật Ngân sách Nhànước cũ được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 1996 định nghĩa: Ngân sáchNhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của quốc gia trong dự toán đã được cơquan Chính phủ có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm
để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Chính phủ
Nhưng áp dụng thống nhất hiện nay là theo Luật Ngân sách 2002 Trong
đó quy định:
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dựtoán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiệntrong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
- Khái niệm về chi NSNN
Chi NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng các nguồn lực tài chính tậptrung vào việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội củaNhà nước Chi NSNN có quy mô rộng và mức độ rộng lớn, bao trùm nhiềulĩnh vực, nhiều địa phương, nhiều cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp củaNhà nước
Trang 3- Phân loại chi NSNN:
Có nhiều tiêu thức để phân loại
+ Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nước gồm:
* Chi đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn làxây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội
* Chi bảo đảm xã hội, bao gồm:
* (8) lương hưu và trợ cấp xã hội
* (9) các khoản liên quan đến can thiệp của Chính phủ vào các hoạtđộng kinh tế
* (10) quản lý hành chính
* (11) an ninh, quốc phòng
* (12) các khoản chi khác
* (13) dự trữ tài chính
* (14) trả nợ vay nước ngoài, lãi vay nước ngoài
+ Theo đối tượng thì chi NSNN được chia thành: chi đầu tư, chi thườngxuyên và chi khác
+ Theo mục đích kinh tế thì chi NSNN được chia thành chi tiêu dùng vàchi đầu tư phát triển
-Đặc điểm chi NSNN:
Trang 4+ Chi NSNN gắn liền với các hoạt động của bộ máy Nhà nước và nhữngnhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước.
+ Các khoản chi NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp
+ Các khoản chi NSNN thường được xem xét hiệu quả ở tầm vĩ mô, nghĩa
là được xem xét một cách toàn diện dựa vào mức độ hoàn thành của khoản chi
đó trên các chỉ tiêu kinh tế, xã hội mà Nhà nước đề ra trong từng thời kì
+ Các khoản chi NSNN có ảnh hưởng chặt chẽ tới mọi mặt của xã hội,như tiền lương, giá cả, tỉ giá v.v…
1.1.2 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tưtrong nền kinh tế quốc dân, đồng thời là một nguồn lực tài chính công rấtquan trọng của quốc gia
Dưới giác độ là một nguồn vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư XDCB từNSNN cũng như các nguồn vốn khác Đó là biểu hiện bằng tiền của giá trịđầu tư, bao gồm các khoản chi phí tiêu hao nguồn lực, phục vụ cho hoạt độngđầu tư Luật Đầu tư ban hành năm 2005 của Việt Nam quy định: “Vốn đầu tư
là tiền và tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hìnhthức đầu tư trực tiếp hay gián tiếp.”
Dưới giác độ là một nguồn lực tài chính quốc gia, vốn đầu tư XDCB từNSNN là một bộ phận của quĩ NSNN trong khoản chi đầu tư của NSNN hàngnăm được bố trí cho đầu tư vào các công trình, dự án XDCB của Nhà nước.Gắn với hoạt động đầu tư XDCB, nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng
để đầu tư phát triển tài sản cố định trong nền kinh tế Khác với các loại đầu tưnhư đầu tư chuyển dịch, đầu tư cho dự phòng, đầu tư mua sắm công,.v.v…,đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà xưởng, kết cấu
hạ tầng… Đây là hoạt động đầu tư phát triển, đầu tư cơ bản và chủ yếu có tínhchất dài hạn
Trang 5Gắn với hoạt động của NSNN, vốn đầu tư XDCB từ NSNN được quản lý
và sử dụng đúng luật, theo những quy trình rất chặt chẽ Khác với đầu tưtrong kinh doanh, đầu tư từ NSNN chủ yếu nhằm tạo môi trường, điều kiệncho nền kinh tế, trong nhiều trường hợp không mang tính sinh lãi trực tiếp
1.1.3 Đặc điểm vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Từ những đặc điểm chung đó, có thể đi sâu vào phân tích một số đặc điểm cụthể của vốn đâu tư XDCB từ NSNN như sau:
Thứ nhất, vốn đầu tư XDCB từ NSNN gắn với hoạt động của NSNN nói
chung và hoạt động chi NSNN nói riêng, gắn với quản lý và sử dụng vốn theophân cấp về chi NSNN cho đầu tư phát triển Do đó, việc hình thành, phânphối, sử dụng và thanh quyết toán nguồn vốn này cần được thực hiện chặt chẽtheo luật định được Quốc hội phê chuẩn và các cấp chính quyền phê duyệthàng năm
Thứ hai, vốn đầu tư XDCB từ NSNN được sử dụng chủ yếu để đầu tư
cho các công trình dự án không có khả năng thu hồi vốn và công trình hạ tậngtheo đối tượng sử dụng theo quy định của Luật NSNN và các luật khác Do
đó, việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn mang tính toàn diện, trên cơ sởđánh giá tác động cả về kinh tế, xã hội và môi trường
Thứ ba, vốn đầu tư XDCB từ NSNN gắn với các quy trình đầu tư và dự
án, chương trình đầu tư rất chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự ánđến khâu kết thúc đầu tư, nghiệm thu dự án và đưa vào sử dụng Việc sử dụngnguồn vốn này gắn với quá trình thực hiện và quản lý dự án đầu tư với cáckhâu liên hoàn với các khâu liên tục từ khâu quy hoạch, khảo sát thiết kế,chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, kết thúc dự án Các dự án này có thể đượchình thành dưới nhiều hình thức khác nhau như:
Trang 6- Các dự án về điều tra, khảo sát để lập quy hoạch như các dự án quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng lãnh thổ, ngành, quy hoạchxây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch ngành được Chính phủ cho phép.
- Dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,như đường giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cấp nước,.v.v…
- Dự án cho vay của Chính phủ để đầu tư vào phát triển một số ngànhnghề, lĩnh vực hay sản phẩm
- Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự thamgia của Nhà nước theo quy định của pháp luật
Thứ tư, vốn đầu tư XDCB từ NSNN rất đa dạng Căn cứ tính chất, nội
dung, đặc điểm của từng giai đoạn trong quá trình đầu tư XDCB mà người taphần thành các loại vốn; Vốn thực hiện các dự án quy hoạch, vốn chuẩn bịđầu tư, vốn thực hiện đầu tư Vốn đầu tư XDCB từ NSNN có thể được sửdụng cho đầu tư xây mới hoặc sửa chữa lớn; xây dựng kết cấu hạ tầng hoặcmua sắm thiết bị
Thứ năm, nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm cả
nguồn bên trong và bên ngoài quốc gia Nguồn bên trong quốc gia chủ yếu
là từ thuế và các khoản thu khác của NSNN như bán tài nguyên, cho thuêtài sản quốc gia, thu từ các hoạt động kinh doanh khác Nguồn từ bên ngoàichủ yếu từ nguồn vay nước ngoài, hỗ trợ phát triển chính thức ODA và một
số nguồn khác
Thứ sáu, chủ thể sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN rất đa dạng,
bao gồm tất cả các cơ quan Nhà nước và các tổ chức nước ngoài, nhưng trong
đó đối tượng sử dụng nguồn vốn này chủ yếu vẫn là các cơ quan Nhà nước
1.1.4 Vai trò vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Trong nền kinh tế quốc dân, vốn đầu tư từ NSNN có vai trò rất quantrọng đối với phát triển kinh tế - xã hội Vai trò đó thể hiện trên các mặt sau:
Một là, vốn đầu tư từ NSNN góp phần quan trọng vào việc xây dựng và
Trang 7phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật, hình thành kết cấu hạ tầng chung cho đấtnước, như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế,… Thông qua việcduy trì và phát triển hoạt động đầu tư XDCB, vốn đầu tư XDCB từ NSNNgóp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân, táitạo và tăng cường năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu nhậpquốc dân và tổng sản phẩm xã hội.
Hai là, vốn đầu tư từ NSNN góp phần quan trọng vào việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, hình thành những ngành mới, tăng cường chuyên mônhóa và phân công lao động xã hội Chẳng hạn để chuyển dịch mạnh cơ cấukinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020, Đảng vàNhà nước chủ trương tập trung vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực trọngđiểm mũi nhọn như công nghiệp dầu khí, hàng không, hàng hải, đặc biệt làgiao thông vận tải đường bộ, đường sắt cao tốc, đầu tư vào một số ngànhcông nghệ cao,… Thông qua việc phát triển kết cấu hạ tầng để tạo môitrường thuận lợi, tạo sự lan tỏa đầu tư và phát triển kinh doanh, thúc đẩyphát triển xã hội
Ba là, vốn đầu tư từ NSNN có vai trò định hướng hoạt động đầu tư trong
nền kinh tế Việc Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng và các ngànhlĩnh vực có tính chiến lược không những có vai trò dẫn dắt hoạt động đầu tưtrong nền kinh tế mà còn góp phần định hướng hoạt động của nền kinh tế.Thông qua đầu tư XDCB vào các ngành các lĩnh vực khu vực quan trọng, vốnđầu tư từ NSNN có tác dụng kích thích các chủ thể kinh tế, các lực lượngtrong xã hội đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh, tham gia liên kết và hợptác trong xây dựng hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội Trên thực tế, gắn vớiviệc phát triển hệ thống điện, đường giao thông là sự phát triển mạnh mẽ củacác khu công nghiệp, thương mại, các cơ sở kinh doanh và khu dân cư
Bốn là, vốn đầu tư NSNN có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn
Trang 8đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất kinh doanh và các công trìnhvăn hoá xã hội góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng caođời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở nông thôn, vùng sâu vùng xa.
1.1.5 Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Theo tính chất công việc của hoạt động XDCB, vốn đầu tư XDCB đượcphân thành chi phí xây lắp ( nay gọi là xây dựng), chi phí thiết bị và chi khác.Trong đó, chi phí xây dựng và thiết bị chiếm tỉ trọng chủ yếu
Căn cứ vào nguồn hình thành, tính chất vốn và mục tiêu đầu tư, người taphân chia thành các nhóm chủ yếu sau:
Một là, nhóm vốn đầu tư XDCB tập trung của NSNN Nhóm này lại baogồm: vốn XDCB tập trung, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng, vốnđầu tư cho các chương trình mục tiêu, vốn ngân sách dành cho đầu tư XDCB
- Vốn XDCB tập trung: là loại vốn lớn nhất cả về quy mô và tỷ trọng.Việc thiết lập cơ chế chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB chủ yếu hìnhthành từ loại vốn này và sử dụng một cách rộng rãi cho các loại vốn khác
- Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng: Hàng năm ngân sách có bốtrí vốn để phát triển một số sự nghiệp như giao thông, địa chất, đường sắt,…nhưng việc sử dụng vốn này lại bố trí cho một số công trình xây dựng hoặcsửa chữa công trình nên được áp dụng cơ chế quản lý như vốn đầu tư XDCB
- Vốn cho các chương trình mục tiêu: Hiện có 10 chương trình mục tiêuquốc gia và hàng chục chương trình khác
- Vốn ngân sách xã dành cho đầu tư XDCB: loại vốn này thuộc ngânsách cấp xã, với quy mô nhỏ, đầu tư chủ yếu cho các công trình cấp xã Tuynhiên, việc quản lý nguồn vốn này vẫn áp dụng cơ chế như đối với vốnXDCB tập trung khác, với một số chi tiết linh hoạt và đơn giản hơn
Hai là, nhóm vốn đầu tư XDCB từ NSNN dành cho chương trình mụctiêu đặc biệt như: Chương trình 135 đầu tư cho xã nghèo đặc biệt khó khăn,chương trình 134 đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số; chương trình 661 5triệu hecta rừng, v.v…
Trang 9Ba là, nhóm vốn vay, bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài Nguồnvốn vay trong nước chủ yếu từ trái phiếu chính phủ dùng để đầu tư vào giaothông, thủy lợi, y tế, giáo dục Nguồn vón vay nước ngoài chủ yếu là vay từcác tổ chức tài chính, hỗ trợ phát triển chính thức ODA và một số nguồnkhác.
Bốn là, nhóm đầu tư theo cơ chế đặc thù như đầu tư cho các công trình
an ninh quốc phòng, công trình khẩn cấp ( chống bão, lũ), công trình tạm
1.2 Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.1 Khái niệm kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Kiếm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB là việc kiểm tra, xem xét cáccăn cứ, điều kiện cần và đủ theo quy định của Nhà nước để xuất quỹ NSNNchi trả theo yêu cầu của chủ đầu tư các khoản kinh phí thực hiện dự án theocác chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định dựa trên cơ
sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từngthời kì
1.2.2 Sự cần thiết phải kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
- Thứ nhất, các khoản mục chi đầu tư XDCB chiếm tỉ trọng rất lớn trongngân sách một quốc gia Chi đầu tư đóng vai trò quan trọng, qua đó đã tạo ra
cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào việc tăngtrưởng kinh tế đất nước Với một tầm quan trọng như vậy, thì việc đảm bảocho những khoản chi đầu tư được thực hiện đúng chức năng, mục đích, khônggây lãng phí là một yêu cầu quan trọng
- Thứ hai, đó là khả năng có hạn của NSNN, đặc biệt đối với những nướcđang phát triển như nước ta Khi mà khả năng của NSNN còn rất hạn hẹp mànhu cầu chi cho phát triển kinh tế - xã hội lại lớn mà ngày càng tăng cao Do
đó việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN là một trong những mối quantâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước hiện nay Thực hiện tốt công tác này có
Trang 10trung các nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế xã hội, góp phần kiềm chếlạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hóa nên tài chính quốc gia Bên cạnh
đó cũng góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy vai trò của cácngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan tới công tác quản lý và điềuhành Ngân sách
- Thứ ba, đó là hạn chế của chính cơ chế kiểm soát hiện nay Cơ chếkiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong nhiều năm qua đã được thườngxuyên sửa đổi và hoàn thiện Nhưng vẫn chỉ quy định được những vấn đềchung mang tính chất nguyên tắc, dập khuôn, dẫn tới không thể bao quáthết được những phát sinh trong quá trình thực hiện Mặt khác, cùng với sựphát triển của xã hội, các nghiệp vụ chi cũng ngày càng trở nên đa dạng vàphức tạp hơn Do đó, cơ chế kiểm soát nhiều khi không thể theo kịp nhữngbiến động thực tế của các hoạt động đầu tư đang diễn ra Từ đó tạo ra nhiều
kẽ hở và bất cập Do đó, việc không ngừng cài tiến, bổ sung kịp thời để cơchế kiểm soát được ngày càng hoàn thiện, phù hợp và chặt chẽ hơn cũng làmột nhu cầu cấp bách
- Thứ tư, là trình độ cũng như ý thức của các đơn vị sử dụng vốn đầu tưXDCB từ NSNN Các đơn vị này thường có tư tưởng tìm mọi cách để sửdụng hết nguồn kinh phí càng nhanh, càng tốt Bên cạnh đó, thiếu sót và saiphạm cũng thường diễn ra Do đó những hiện tượng như hồ sơ không đầy đủ,không hợp pháp, hợp lệ cũng như sai định mức đơn giá theo quy định làkhông quá xa lạ Những hiện tượng này nếu không ngăn chặn, tất yếu sẽ dẫntới tiêu cực, sử dụng sai vốn, gây thất thoát cho Ngân sách
Vì vậy cần thiết phải có cơ quan chức năng có thẩm quyền độc lậpkhách quan đứng ra để thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động thuchi của các đơn vị này Qua đó phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các gianlận, sai phạm, sai sót và lãng phí có thể xảy ra trong việc sử dụng Ngânsách, để đảm bảo các khaorn chi này được sử dụng đúng mục đích, tiết
Trang 11kiệm và hiệu quả.
- Thứ năm, đó là yêu cầu mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới.Nhiều khoản chi cho hoạt động đầu tư là sử dụng nguồn vốn vay từ các quốcgia và tổ chức nước ngoài Do đó việc kiểm tra, kiểm soát việc chi trả cáckhoản chi này tới từng đối tượng và hết sức cần thiết, để đám bảo kỉ cươngquản lý tài chính cũng như uy tín của đất nước
1.2.3 Yêu cầu đối với công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng
- Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB là một công việc phứctạp, liên quan tới nhiều bộ, ngành, địa phương và các cấp ngân sách Vì vậykiểm soát thanh toán vốn đầu tư phải được tiến hành một cách thận trọng, mộtcách chuyên nghiệp và luôn có những đánh giá, rút kinh nghiệm cho mỗi loạihình dự án cho phù hợp với tình hình thực tế Mặt khác cũng không máy mócgây phiền hà cho các đươn vị
- Tổ chức bộ máy kiểm soát phải gọn nhẹ theo hướng thu gọn các đầumối cơ quan quản lý và đơn giản hóa thủ tục hành chính Đồng thời, cũng cầnphân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý, cácđơn vị sử dụng vốn đầu tư của NSNN Mặt khác cũng phải đảm bảo sự công
Trang 12khai, minh bạch, kiểm tra và giám sát lẫn nhau trong giữa những cơ quan đótrong quá trình kiểm soát thanh toán vốn NSNN nói chung, cũng như vốn đầu
tư nói riêng
- Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB cần được thực hiện đồng bộ,nhất quán và thống nhất với việc quản lý NSNN, từ khâu lập dự toán, chấphành cho tới quyết toán NSNN Đồng thời cũng phải thống nhất trong việcchấp hành các chính sách, cơ chế quản lý tài chính do Nhà nước đặt ra
1.3 Kho bạc Nhà nước và nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư 1.3.1 Chức năng nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước
1.3.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành Kho bạc Nhà nước
Cùng với sự ra đời của nước Việt nam dân chủ cộng hoà (năm 1945),Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính đã được thành lập theo sắc lệnh số45/TTg của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là intiền, phát hành tiền của Chính phủ, quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước, quản
lý một số tài sản quý của Nhà nước bằng hiện vật như vàng, bạc, kim khíquý, đá quý
Từ năm 1951, nhiệm vụ của Nha Ngân khố được chuyển giao sang hệthống Ngân hàng cùng với việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (sauđổi tên là Ngân hàng Nhà nước) Trong giai đoạn này, trên nền tảng của cơchế kế hoạch hóa tập trung, Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện chức năng:Quản lý Nhà nước và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, thực hiện 3vai trò, vừa là trung tâm tiền tệ - tín dụng - thanh toán trong nền kinh tế quốcdân; vừa thực hiện nhiệm vụ của Nha Nhân khố bao gồm các công việc nhưchấp hành quĩ Ngân sách Nhà nước, tập trung các nguồn thu của Ngân sáchnhà nước, tổ chức cấp phát chi trả các khoản chi Ngân sách Nhà nước theolệnh của cơ quan Tài chính; làm nhiệm vụ kế toán thu, chi quỹ Ngân sáchNhà nước, in tiền, phát hành tiền, quản lý dự trữ Nhà nước về vàng bạc kimkhí đá quý
Trang 13Những năm cuối của thập kỷ 90, công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh
tế đất nước diễn ra một cách sâu sắc và toàn diện Để phù hợp với cơ chếquản lý kinh tế mới, cơ chế quản lý tài chính tiền tệ đã có sự thay đổi, đặc biệt
là các vấn đề có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Tài chính và Ngânhàng Hệ thống Ngân hàng được tổ chức lại thành hệ thống Ngân hàng haicấp: Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnhvực tiền tệ tín dụng, các Ngân hàng thương mại thực hiện kinh doanh tiền tệ -tín dụng Nhiệm vụ quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính Nhànước được chuyển giao từ Ngân hàng Nhà nước cho Bộ Tài chính để hệ thốngTài chính thực hiện chức năng quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước tàichính quốc gia Quan điểm thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc
Bộ Tài chính để quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước và tài sản quốc gia đã đượcHội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định tại Nghị định số155/HĐBT ngày 15/10/1988 về chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của
Bộ Tài chính Thực hiện nghị định của Hội đồng Bộ trưởng, từ năm 1988
-1989, Bộ Tài chính đã có đề án thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước và tiếnhành thử nghiệm tại hai tỉnh Kiên Giang (từ tháng 10/1988) và An Giang (từtháng 7/1989); kết quả cho thấy: việc quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước tại địabàn hai tỉnh trên thực hiện tốt, tập trung nhanh các nguồn thu, đáp ứng đầy đủkịp thời các nhu cầu chi Ngân sách Nhà nước, trợ giúp đắc lực cho cơ quanTài chính và chính quyền địa phương trong việc quản lý và điều hành Ngânsách Nhà nước, mặt khác đã tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mạitrên địa bàn sắp xếp tổ chức lại hoạt động theo hướng kinh doanh trong lĩnhvực tiền tệ - tín dụng có hiệu quả
Hệ thống KBNN được thành lập và chính thức và đi vào hoạt động từ1/4/1990 theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 4/1/1990 của chủ tịch Hội đồng
Trang 14triển, hệ thống KBNN đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng khẳng địnhđược vị trí, vai trò trong nền kinh tế, trong hệ thống Tài chính Quốc gia.
Để phù hợp với các nhiệm vụ của KBNN trong từng giai đoạn, Chính Phủcũng ban hành Nghị định số 25/CP ngày 5/4/1995, Nghị định số145/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ và nay là Quyết định số235/2003/QĐ-Ttg ngày 13/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ để quy định
bổ sung chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN trựcthuộc Bộ Tài chính
Qua gần 20 năm hoạt động (thành lập ngày 1/4/1990), Kho bạc Nhà nướcViệt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, từng bước ổn định và phát triển, cùngvới toàn ngành tài chính đạt được nhiều kết quả tích cực trong hoạch địnhchính sách, quản lý phân phối nguồn lực của đất nước, góp phần tạo động lựcmạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế đạt và duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao Cóthể khẳng định rằng hệ thống Kho bạc nhà nước đã đóng góp tích cực vào
sự nghiệp đổi mới và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia thông quanhững kết quả cụ thể trong việc tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu chongân sách nhà nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, thựchiện các chính sách xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng; Huy động mộtlượng vốn lớn cho đầu tư phát triển; Kế toán, thông tin Kho bạc nhà nước
đã đảm bảo ng cấp thông tin chính xác về tình hình thu chi ngân sách phục
vụ sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan trung ương và chính quyền địaphương, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả
sử dụng ngân sách nhà nước
Về công tác kiểm soát chi đầu tư: công tác kiểm soát chi đầu tư trước đâyKBNN không đảm nhiệm mà thuộc về Tổng cục Đầu tư Nhưng sau nay, vớichủ trương lớn của Nhà nước muốn tập trung các khoản thu chi của Ngânsách, thu Ngân sách đã được tập trung về đầu mối là Tổng cục Thuế , còn chiNgân sách được tập trung về KBNN Từ đó KBNN được tiếp nhận kiểm soát
Trang 15dự án đầu tư lớn đầu tiên là “Đường dây 500 KV Bắc Nam” và sau đó lànhiều dự án khác Cho tới nay hầu như toàn bộ những dự án lớn nguồn vốnNSNN đều do KBNN đảm nhận.
1.3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước
Thứ nhất, về vị trí và chức năng, Kho bạc Nhà nước là tổ chức thuộc BộTài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước,các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao theo quyđịnh của pháp luật; thực hiện việc huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước,cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quyđịnh của pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN cũng được phản ánh đầy đủ trongquyết định số 235/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:
- Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về quản lý quỹ ngân sách nhànước, quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao theoquy định của pháp luật, bao gồm:
+ Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhànước (bao gồm cả thu viện trợ, thu vay nợ trong nước và nước ngoài); tổ chứcthực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước do các tổ chức và cá nhânnộp tại hệ thống Kho bạc Nhà nước theo quy định; thực hiện hạch toán số thungân sách nhà nước cho các cấp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sáchNhà nước và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước, kiểm soát, thanh toán, chitrả các khoản chi từ Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý, kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ tài chính nhà nước
và các quỹ khác của Nhà nước do Kho bạc Nhà nước quản lý; quản lý cáckhoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết địnhcủa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Trang 16cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ cógiá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước.
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính chiến lược phát triển, quy hoạch, kếhoạch dài hạn, năm năm, hàng năm của Kho bạc Nhà nước
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính các dự thảo văn bản quy phạm phápluật về quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luậtkhác thuộc phạm vi thẩm quyền của Kho bạc Nhà nước theo quy định củapháp luật
- Hướng dẫn nghiệp vụ công tác thu nộp, chi trả, thanh toán, quyết toánquỹ ngân sách nhà nước, nghiệp vụ hoạt động khác có liên quan và chỉ đạo việc
tổ chức thực hiện nghiệp vụ thống nhất trong hệ thống Kho bạc Nhà nước
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản
lý của Kho bạc Nhà nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được cơquan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
- Kho bạc Nhà nước có quyền trích từ tài khoản tiền gửi của tổ chức,
cá nhân để nộp Ngân sách Nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hànhchính khác để thu cho Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật; cóquyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ cácđiều kiện theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyếtđịnh của mình
- Tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước; hạch toán kế toán cácquỹ và tài sản của Nhà nước được giao cho Kho bạc Nhà nước quản lý; định
kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tàichính cùng cấp và cơ quan Nhà nước liên quan theo quy định của Bộ trưởng
Trang 17nước, bao gồm:
+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toánbằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân cóquan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước;
+ Mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn tại Ngân hàng Nhànước Việt Nam và các Ngân hàng Thương mại Nhà nước để thực hiện cáchoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước;
+ Tổ chức quản lý, điều hành tồn ngân Kho bạc nhà nước tập trung,thống nhất trong toàn hệ thống, bảo đảm các nhu cầu thanh toán, chi trả củangân sách nhà nước và các đối tượng giao dịch khác;
+ Được sử dụng tồn ngân Kho bạc nhà nước để tạm ứng cho ngân sáchnhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- Tổ chức huy động vốn trong nước và ngoài nước cho Ngân sách Nhànước và cho đầu tư phát triển thông qua phát hành công trái, trái phiếu theoquy định của pháp luật
- Thực hiện một số dịch vụ tín dụng nhà nước theo quy định của cơ quanNhà nước có thẩm quyền hoặc ủy thác của các đơn vị
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cácđơn vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật
- Hiện đại hoá hoạt động của hệ thống Kho bạc Nhà nước:
+ Tổ chức quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ quản lý, kỹthuật tiên tiến vào hoạt động của Kho bạc Nhà nước;
+ Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống Kho bạc Nhà nước
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực Kho bạc nhà nướctheo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, laođộng hợp đồng trong hệ thống Kho bạc Nhà nước; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
Trang 18pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Quản lý kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp và tài sản được giao theoquy định của pháp luật; được sử dụng các khoản thu phát sinh trong hoạt độngnghiệp vụ theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước
- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chấtlượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cungcấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao
1.3.1.3 Phân cấp quản lý và kiểm soát thanh toán qua KBNN:
Theo quy định tại Điều 3 Luật Ngân sách 2002 thì “NSNN được quản lýthống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phâncông, phân cấp quản lý gắn quyền hạn với trách nhiệm” Và điều 4 Luật Ngânsách 2002 cũng quy định “NSNN bao gồm Ngân sách Trung ương và Ngânsách Địa phương Ngân sách địa phương bao gồm Ngân sách của đơn vị hànhchính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân”
Để phù hợp với chế độ phân cấp quản lý NSNN như trên và chổ chứchoạt động của KBNN, việc quản lý và kiểm soát chi NSNN qua hệ thống Khobạc được thực hiện như sau:
+ KBNN thống nhất quản lý quỹ NSTW trong toàn hệ thống KBNN.KBNN trực tiếp kiểm soát, thanh toán và chi trả một số khoản chi thuộcNSTW phát sinh tại Sở Giao dịch KBNN; tổng hợp, kiểm tra và giám sát tìnhhình kiểm soát chi NSNN tại các Kho bạc cấp dưới
+ KBNN tỉnh thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi củangân sách tỉnh và các khoản chi của NSTW theo ủy quyền hoặc các nhiệm vụchi do KBNN thong báo; đồng thời thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trảcác khoản chi của ngân sách huyện, xã; tổng hợp và kiểm tra công tác quản
Trang 19lý, kiểm soát chi NSNN của các KBNN huyện trực thuộc.
+ KBNN huyện thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả cho các khoảnchi thuộc ngân sách huyện, xã và các khoản chi của NSTW, ngân sách tỉnhtheo ủy quyền
1.3.2 Nội dung và đặc điểm kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua Kho bạc nhà nước
Nội dung kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN bao gồm:
- Tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ thanh toán
- Tính hợp pháp về dấu, chữ kí của người quyết định chi và kế toán
- Các điều kiện chi theo chế độ quy định:
+ Các khoản chi phải có trong dự toán được duyệt, trừ các trường hợpđặc biệt có sự điều chỉnh dự toán theo quy định; hoặc các khoản chi đột xuấtkhông thể trì hoãn ( chi khắc phục thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn )
+ Đúng chế độ do Nhà nước đặt ra Các khoản mục thanh toán phải phùhợp với đơn giá, định mức quy định trong hợp đồng
+ Có đủ chứng từ liên quan tới khoản chi, tùy theo tính chất của khoảnchi đó
Trên cơ sở đó, KBNN thực hiện kiểm soát theo các chế độ, quy định củaNhà nước Căn cứ vào các mục trên, KBNN có quyền từ chối thanh toán cáckhoản chi mà đơn vị sử dụng vốn đầu tư thuộc NSNN không chấp hành đúngcác quy định về kiểm soát thanh toán trên Thủ trưởng KBNN chị trách nhiệmhoàn toàn về các quyết định thanh toán, chi trả hoặc từ chối thanh toán theoquy định
1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua Kho bạc nhà nước
Những nhân tố chủ quan:
- Tổ chức bộ máy: Bộ máy được tổ chức gọn nhẹ, có hiệu lực thì giải
Trang 20quyết công việc mới hiệu quả Trong bộ máy tổ chức quan trọng nhất là môhình tổ chức, cơ cấu các phòng ban nghiệp vụ; và trình độ phẩm chất của mỗicon người ở từng vị trí.
- Chế độ chính sách: Chế độ chính sách phải mang tính khả thi, phù hợpvới pháp luật hiện hành của Nhà nước, đảm bảo công tác kiểm soát diễn rachặt chẽ, tuy nhiên cũng không được gây phiền hà Bên cạnh đó chế độ chínhsách phải mang tính ổn định, tránh thay đổi nhiểu nhằm tạo thuận lợi cho triểnkhai thực hiện
- Quy trình nghiệp vụ: Quy trình nghiệp vụ là yếu tố quan trọng, ảnhhưởng trực tiếp tới công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, vì vậyquy trình nghiệp vụ phải được xây dựng theo hướng cải cách thủ tục hànhchính, quy định rõ thời hạn giải quyết công việc, trình tự công việc phải đượcthực hiện một cách khoa học, đồng thời cũng quy định rõ quyền hạn cũng nhưtrách nhiệm tới từng bộ phận
- Trình độ chuyên môn của cán bộ thanh toán vốn đầu tư Yếu tố conngười luôn là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với mọi hoạt động Nếucán bộ có năng lực chuyên môn tốt sẽ loại trừ được các thiếu sót và sai phạmtrong các hồ sơ thanh toán, cũng như trợ giúp, cung cấp đầy đủ thông tin chocác cấp lãnh đạo và đơn vị sử dụng NSNN nói chung, cũng như vốn đầu tưnói riêng Nếu năng lưc chuyên môn kém, tất yếu sẽ không thể hoàn thành tốtcông tác được giao, không phát hiện ra sai phạm và gây thất thoát cho Nhànước Do đó việc tăng cường bồi dưỡng cho lực lượng cán bộ phải luôn luôn
là mối quan tâm thường xuyên
- Trang thiết bị cơ sở vật chất - kĩ thuật: Kiểm soát chi NSNN quaKBNN đòi hỏi yêu cầu hiện đại hóa về công nghệ Nhất là trong hoàn cảnhhiện nay, khi khối lượng vốn giải ngân qua KBNN ngày càng lớn và nhiều
Trang 21thì việc phát triển ứng dụng công nghệ sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyếtcông việc, đảm bảo công việc được diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm, chính xác
và thống nhất Do đó, việc xây dựng một cơ sở vật chất kĩ thuật công nghệhoàn chỉnh cho toàn bộ hệ thống KBNN là một đòi hỏi tất yếu
Những nhân tố khách quan
- Pháp luật, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức : Hệ thống pháp luật, chế
độ, tiêu chuẩn định mức chi NSNN là một căn cứ quan trọng việc xây dựng,phân bổ và kiểm soát chi NSNN Vì vậy nó cần đảm bảo tính chính xác, phùhợp với tình hình thực tế; tính thống nhất giữa các ngành, các địa phương, vàcác đơn vị sử dụng vốn; và tính đầy đủ, bao quát được tất cả các nội dungphát sinh
- Điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia: Đây là một trong những căn cứquan trọng ảnh hưởng tới quá trình kiểm soát Một đất nước đang phát tiểnnhư nước ta, với một nguồn ngân sách hạn hẹp và một nhu cầu chi đầu tư chophát triển vô cùng lớn Dẫn tới số lượng các dự án cần đầu tư nhiều, nhưng kếhoạch vốn thì lại hạn hẹp Cơ chế phân bổ lại dàn trải Dẫn tới số lượng dự ánthì nhiều, nhưng thanh toán thì dàn trải qua nhiều năm Đây cũng là một yếu
tố ảnh hưởng ít nhiều tới công tác kiểm soát thanh toán vốn tại KBNN
- Ý thức chấp hành của đơn vị sử dụng Ngân sách: Đây cũng là một nhân
tố khách quan ảnh hưởng tới kiểm soát thanh toán vốn đầu tư Vì nếu ý thứcchấp hành của đơn vị sử dụng vốn đầu tư không cao trong việc quản lý chặtchẽ tài chính, thì sẽ dẫn tới những thiếu sót thậm chí là sai phạm trong thanhtoán vốn đầu tư KBNN một mặt qua cơ chế kiểm soát của mình đã hạn chếnhững thiếu sót và sai phạm này Nhưng bên cạnh đó, quan trọng hơn, cần cónhững biện pháp nhằm nâng cao nhận thực của các đơn vị sử dụng vốn đầu
tư, để cho họ thấy rằng họ cũng có vai trò cũng như trách nhiệm trong việc sử
Trang 22dụng vốn đầu tư.
1.3.4 Vai trò của Kho bạc nhà nước trong kiểm soát thanh toán vốn đầu
tư xây dựng cơ bản
Quản lý cấp phát và thanh toán các khoản chi đầu tư thuộc NSNN làtrách nhiệm của toàn thể các ngành các cấp có liên quan, từ khâu lập dự toán,phân bổ, cấp phát cho tới quyết toán chi tiêu Trong đó hệ thống KBNN giữvai trò quan trọng trong khâu thanh toán
Tại điều 56 Luật NSNN sửa đổi quy định: “ Căn cứ vào dự toán NSNNđược giao và yêu cầu nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyếtđịnh chi gửi KBNN, KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiếttheo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điềukiện quy định.”
KBNN được Nhà nước giao nhiệm vụ là đơn vị kiểm soát cuối cùngtrước khi đồng vốn của Nhà nước ra khỏi quỹ NSNN
Thực hiện nhiệm vụ trên, KBNN chủ động bố trí vốn cho từng đơn vịKBNN trực thuộc để chi trả một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác cho cácđơn vị sử dụng ngân sách nói chung, cũng như vốn đầu tư thuộc NSNN nóiriêng Bên cạnh đó KBNN còn thường xuyên cải tiến quy trình cấp phát thanhtoán, mở rộng hình thức thanh toán, cái tiến chế độ kế toán, xây dựng và đưacác ứng dụng tin học vào các quy trình nghiệp vụ,…
Trên cơ sở đó, KBNN thực hiện kiểm tra và hạch toán cá khoản chiNSNN theo đúng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục của mục lục NSNN;đồng thời cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ công tácchỉ đạo, điều hành của cơ quan tài chính Ngoài ra, KBNN còn phối hợp chặtchẽ với cơ quan tài chính trong việc sắp xếp các nhu cầu chi tiêu, đảm bảothu, chi NSNN luôn được cân đối, việc điều hành quỹ NSNN được thuận lợi
Trang 23Khi nhận lệnh trả tiền của đơn vị sử dụng vốn đầu tư NSNN, thì nhiệm
vụ của KBNN là trả tiền cho người được hưởng Tuy nhiên, vai trò của Khobạc không chỉ dừng lại ở đó Với nhiệm vụ nạy, KBNN còn chịu trách nhiệmtrước pháp luật cũng như các cơ quan cấp trên về tính hợp pháp, hợp lệ củaviệc xuất tiền Do đó, KBNN phải kiểm tra đối chiếu hồ sơ rút vốn với cácchế độ của Nhà nước Việc kiểm tra, kiểm soát đó được tiến hành thông quaviệc xem xet các hồ sơ, tài liệu trên nhiều mặt, như dự toán, kế hoạch vốn,thẩm quyền duyệt, điều lệ hợp đồng,.v.v… Trong quá trính kiểm tra nếu pháthiện có sai phạm, sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả hoặc khôngđúng chế đố, không phù hợp điều lệ trong hợp đồng của dự án đó, KBNNđược quyền từ chối cấp phát thanh toán Như vậy, vai trò của KBNN khôngchỉ thụ động nhận lệnh và chi trả tiền cho các đơn vị mà hoạt động mang tínhđộc lập tương đối và có tác động nhất định đối với hoạt động sử dụng vốn đầu
tư NSNN của các đơn vị đó Thông qua đó, KBNN đảm bảo cho quá trìnhquản lý, sử dụng vốn đầu tư NSNN cũng như công quỹ quốc gia được chặtchẽ, đặc biệt trong việc mua sắm, sửa chữa, xây dựng,… Vì vậy, khôngnhững chỉ là chi trả, mà KBNN còn đảm bảo cho tính hợp pháp của các khoảnchi, đó cũng là một tiền đề giúp tránh thất thoát lãng phí, kiểm soát chặt chẽviệc sử dụng tiền trong thanh toán
Ngoài ra, thông qua việc cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN,KBNN còn tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thanh toánvốn đầu tư cũng như NSNN qua Kho bạc, theo từng địa bàn, từng cấp, từngngành Rút ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân
Từ đó, cùng với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác tiến hànhnghiên cứu và hoàn thiện cơ chế chính sách cho công tác thanh toán vàkiểm soát qua KBNN
Trang 24Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN
VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
2.1 Cơ chế kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay
- Các dự án phải có đủ thủ tục Đầu tư và xây dựng, có kế hoạch vốn hàngnăm và có đủ điều kiện được thanh toán vốn (Thành lập Ban quản lý dự án; MởTài khoản, Đấu thầu, Chỉ định thầu; Điều kiện tạm ứng, thanh toán vốn)
- Các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án ( sau đây gọi chung là Chủ đầu tư)phải mở Tài khoản tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) nơi thuận tiện cho việckiểm soát thanh toán và thuận tiện cho giao dịch của Chủ đầu tư Thủ tục mởTài khoản theo quy định của Bộ Tài chính và hướng dẫn của KBNN
- Chủ đầu tư là chủ tài khoản cấp phát vốn đầu tư tại Kho bạc Nhà nước,nên Chủ đầu tư phải lập, ký chứng từ thanh toán vốn đầu tư Giấy đề nghị thanhtoán vốn đầu tư; Giấy rút vốn đầu tư ; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu
tư, kể cả trường hợp Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án
- Số vốn thanh toán cho dự án (bao gồm vốn tạm ứng và thanh toánkhối lượng hoàn thành) không được vượt dự toán hoặc giá trúng thầu; tổng sốvốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng mức đầu tư đã được phêduyệt Số vốn thanh toán cho dự án trong năm không được vượt kế hoạch vốn
cả năm đã bố trí cho dự án và việc tạm ứng vốn được thực hiện trong thời hạnthanh toán của kế hoạch vốn
Trang 25- Cán bộ thanh toán của Kho bạc Nhà nước khi kiểm soát thanh toánvốn cho dự án phi đảm bảo đúng quy trình và không gây phiền hà, sách nhiễu,cửa quyền đối với Chủ đầu tư.
2.1.1.2 Đối tượng kiểm soát thanh toán
- Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp
có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN do các Bộ, các tỉnh, Thành phốtrực thuộc TW và các Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý doKho bạc Nhà nước kiểm soát thanh toán (trừ một số dự án được đầu tư bằngnguồn vốn đặc biệt có hướng dẫn riêng)
- Đối với các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn khác, nếu chưa có hướngdẫn cụ thể thì Kho bạc Nhà nước vận dụng quy trình này để kiểm soát thanhtoán vốn cho dự án
- Đối với các dự án đầu tư có vốn ngoài nước thì phần kiểm soát thanhtoán vốn ngoài nước được thực hiện theo quy trình kiểm soát thanh toán vốnđầu tư ngoài nước
- Các chương trình, dự án đầu tư sau thực hiện theo các văn bản hướngdẫn riêng về kiểm soát thanh toán: Dự án đầu tư thuộc Ngân sách xã, Dự ánđầu tư thuộc cơ quan đại diện Việt nam tại nước ngoài và Dự án mua sở hữubản quyền
2.1.1.3 Trách nhiệm, quyền hạn các cơ quan có liên quan
Đối với Chủ đầu tư:
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định Tiếp nhận
và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả.Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tưphát triển
- Thực hiện việc nghiệm thu khối lượng, lập hồ sơ thanh toán và đềnghị thanh toán cho nhà thầu theo thời gian quy định của hợp đồng
Trang 26- Tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thựchiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình vàgiá trị đề nghị thanh toán; đảm bảo tính chính xác, trung thực, hợp pháp củacác số liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho Kho bạc nhà nước và các cơquan chức năng của Nhà nước.
- Báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định cho cơ quan quyết định đầu tư
và các cơ quan nhà nước có liên quan; cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu theo quyđịnh cho Kho bạc nhà nước và cơ quan Tài chính để phục vụ cho công tácquản lý và thanh toán vốn; chịu sự kiểm tra của cơ quan Tài chính và cơ quanquyết định đầu tư về tình hình sử dụng vốn đầu tư và chấp hành chính sách,chế độ tài chính đầu tư phát triển của Nhà nước
- Thực hiện kế toán đơn vị Chủ đầu tư; quyết toán vốn đầu tư theo quyđịnh hiện hành
- Được yêu cầu thanh toán vốn khi có đủ điều kiện và yêu cầu Kho bạcnhà nước trả lời và giải thích những điểm thấy chưa thoả đáng trong việcthanh toán vốn
Đối với cơ quan Kho bạc nhà nước:
- Ban hành quy trình thanh toán vốn đầu tư để thực hiện thống nhấttrong cả nước Cụ thể hóa những văn bản quy phạm pháp luật, chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư và xây dựngthành các quy trình cụ thể cho các hoạt động nghiệp vụ diễn ra tại KBNN,đảm bảo môi trường pháp lý thống nhất, đồng bộ quy định pháp luật về quản
lí vốn đầu tư thuộc NSNN
Khoản 17 Điều 2 Quyết định số 235/2003/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, thì mộttrong những chức năng quyền hạn của KBNN được quy định là “Thực hiệnnhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động,
Trang 27công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin đểtạo thuận lợi phục vụ khách hàng.”
Bên cạnh đó, các quy trình mới được ban hành cần đảm bảo sửa đổinhững vướng mắc, thiếu thực tế của các quy trình trước Đồng thời phải bổsung, hoàn chỉnh, nâng cao hiệu quả quản lí, tạo điều kiện thuận lợi cho cán
bộ thực hiện cũng như đơn vị có giao dịch thanh toán
- Hướng dẫn Chủ đầu tư mở tài khoản để tạm ứng và thanh toán vốn.Trong đó hướng dẫn cụ thể việc mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi vàthực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan,đơn vị này Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thanh toán của đơn vị cógiao dịch với KBNN cũng như phải đảm bảo được quá trình kiểm soát diễn ramột cách dễ dàng và chặt chẽ
- Kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đó có đủđiều kiện và đúng thời gian quy định
Khi tới KBNN thực hiện giao dịch, các đơn vị cần đáp ứng đầy đủ các
hồ sơ, tài liệu theo quy định Cán bộ thanh toán sau khi xác nhận các hồ sơ,tài liệu hợp pháp hợp lệ, yêu cầu thanh toán phù hợp các quy định hiện hành,khoản mục thanh toán nằm trong kế hoạch vốn được phân bổ, thì tiến hànhthanh toán theo đúng thời gian quy định cho khách hàng tới giao dịch
Hiện nay, Quy trình số 1539/QĐ-KBNN ngày 11/12/2007 của Tổnggiám đốc KBNN về việc sửa đổi bổ sung quy trình kiểm soát thanh toán vốnđầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước qua hệthống KBNN là quy trình mới nhất, trong đó có quy định thời gian cụ thểtrong việc giải quyết các giao dịch tại KBNN Chi tiết cụ thể được trình bàytrong các nội dung sau
- Có ý kiến rõ ràng bằng văn bản cho Chủ đầu tư đối với những khoảngiảm thanh toán hoặc từ chối thanh toán, trả lời các thắc mắc của Chủ đầu tư
Trang 28- KBNN chỉ kiểm soát thanh toán trên cơ sở các tài liệu do Chủ đầu tưcung cấp và theo nguyên tắc thanh toán đã quy định, không chịu trách nhiệm
về tính chính xác của khối lượng, định mức, đơn giá chất lượng công trình.
Trường hợp phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy địnhhiện hành, phải có văn bản đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất Nếuquá thời gian quy định mà không được trả lời thì được quyền giải quyết theo
đề xuất của mình; nếu được trả lời mà xét thấy không thoả đáng thì vẫn giảiquyết theo ý kiến của cấp có thẩm quyền, đồng thời phải báo cáo lên cơ quan
có thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan Tài chính để xem xét, xử lý
- Đôn đốc Chủ đầu tư thanh toán dứt điểm công nợ khi dự án đã quyếttoán và tất toán tài khoản
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quyết toán sử dụng vốn đầu tư
và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN theo quy địnhcủa Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính
- Được quyền yêu cầu Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tintheo chế độ quy định để phục vụ cho công tác kiểm soát thanh toán vốn Khicần thiết được nắm tình hình thực tế tại hiện trường
- Định kỳ và đột xuất kiểm tra các Chủ đầu tư về tình hình thực hiện
dự án, việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư phát triển, tìnhhình quản lý, sử dụng vốn đầu tư; Được phép tạm ngừng thanh toán vốnhoặc thu hồi số vốn mà Chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, sai đối tượnghoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, đồng thời báo cáo BộTài chính để xử lý
- Không tham gia vào các Hội đồng nghiệm thu ở các công trình, dự án
- Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán vốn theo quy trình nghiệp vụthống nhất, đơn giản thủ tục hành chính nhưng đảm bảo quản lý vốn chặt chẽ,thanh toán kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho Chủ đầu tư
Trang 29- Hết năm kế hoạch, xác nhận số thanh toán trong năm, luỹ kế số thanhtoán từ khởi công đến hết niên độ NSNN cho từng dự án, nhận xét về việcchấp hành chế độ quản lý, chấp hành định mức đơn giá, các chế độ chính sáchtheo quy định.
- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và pháp luật của Nhànước về việc nhận, sử dụng vốn NSNN và thanh toán trong đầu tư xây dựng”
2.1.2 Kiểm soát thanh toán vốn quy hoạch
2.1.2.1 Nội dung chi phí dự án quy hoạch
Chi phí dự án quy hoạch bao gồm Chi phí lập dự án quy hoạch ( chi phíđiều tra thu thập tài liệu, số liệu hiện trạng và dự báo liên quan đến dự án quyhoạch xây dựng), Chi phí thực hiện dự án quy hoạch ( chi phí khảo sát, điềutra thu thập tài liệu, thiết kế quy hoạch, làm mô hình ), Chi phí thẩm định vàphê duyệt dự án quy hoạch
2.1.2.2 Tài liệu làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn quy hoạch
Để có căn cứ Kiểm soát thanh toán, KBNN nơi mở Tài khoản cho dự
án cần có các Tài liệu sau:
Tài liệu ban đầu do Chủ đầu tư gửi đến Kho bạc Nhà nước và chỉ gửi mộtlần cho cả quá trình thực hiện dự án trừ trường hợp có bổ sung, điều chỉnh:
Tài liệu để mở tài khoản,
Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương hoặc nhiệm vụ dự
án quy hoạch (nếu là thanh toán khối lượng quy hoạch hoàn thành phải cóVăn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ dự án quy hoạch);
Dự toán chi phí công tác quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;
Hợp đồng kinh tế giữa Chủ đầu tư với nhà thầu
Tài liệu bổ sung hàng năm :
Kế hoạch vốn quy hoạch hàng năm (hay còn gọi là Kế hoạch khối
Trang 30thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý) ; Kế hoạch vốn của cơquan chủ quản và ý kiến bằng văn bản về việc phân bổ kế hoạch của cơquanTài chính (nếu có).
Khi nhận được Tài liệu dự án, KBNN kiểm tra ngay sự đầy đủ, tính
hợp pháp, hợp lệ của tài liệu, và trả lời Chủ đầu tư kèm theo phiếu giao nhậntài liệu; yêu cầu một lần để Chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; chuyển cáctài liệu mở tài khoản sang phòng Kế toán hoặc bộ phận Kế toán (sau đây gọichung là phòng Kế toán) để làm thủ tục mở tài khoản
2.1.2.3 Tạm ứng và thanh toán khối lượng quy hoạch hoàn thành
Tất cả các dự án quy hoạch đều được tạm ứng theo thoả thuận của hợpđồng, tói thiểu là 25% giá trị HĐ Việc tạm ứng trong năm tối đa không vượt
kế hoạch vốn hàng năm
Để được tạm ứng, ngoài tài liệu tại các điểm nói trên, Chủ đầu tư gửitới KBNN các Tài liệu sau: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư và Giấy rútvốn đầu tư và Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồngChủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng)
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi bộ phận tiếp nhận hồ sơ vàtrả kết quả nhận được đầy đủ hồ sơ của Chủ đầu tư, KBNN các cấp hoànthành thủ tục tạm ứng, chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng (Giám đốc KBNNcác cấp chủ động tổ chức, chỉ đạo các bộ phận có liên quan đảm bảo thời gianthanh toán nói trên)
Trước khi làm thủ tục tạm ứng, cán bộ thanh toán kiểm tra tính hợppháp, hợp lệ, đối chiếu mức vốn đề nghị tạm ứng với các điều khoản quy địnhtrong hợp đồng và kế hoạch vốn quy hoạch hàng năm
Trong thời hạn 5 ngày kể từ khi bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quảnhận được đầy đủ hồ sơ của Chủ đầu tư, cán bộ thanh toán tiến hành kiểm tra lạitính hợp pháp, hợp lệ, đối chiếu mức vốn đề nghị tạm ứng với với các điềukhoản quy định của hợp đồng và kế hoạch vốn quy hoạch năm được thông báo
Trang 31Trường hợp sau khi kiểm tra, số vốn chấp nhận tạm ứng có sự chênhlệch với số vốn đã tạm ứng cho Chủ đầu tư, KBNN thông báo cho Chủ đầu tưbiết và trừ vào những lần tạm ứng tiếp theo (nếu số vốn chấp nhận tạm ứngnhỏ hơn số vốn đã tạm ứng) hoặc thu hồi số vốn đã tạm ứng vượt nếu hợpđồng quy định chỉ tạm ứng một lần
Trường hợp Chủ đầu tư đề nghị tạm ứng nhiều lần theo quy định củahợp đồng thì cán bộ thanh toán phải theo dõi luỹ kế số vốn đã tạm ứng, đảmbảo không vượt kế hoạch vốn hàng năm của dự án; nếu kế hoạch vốn hàngnăm bố trí không đủ theo mức vốn tạm ứng của hợp đồng thì tiếp tục tạm ứngvào kế hoạch năm sau cho đủ mức tạm ứng của hợp đồng
Để được thanh toán khối lượng quy hoạch hoàn thành, ngoài các tàiliệu đã quy định tại điểm trên đây, Chủ đầu tư còn gửi đến Kho bạc Nhà nướccác tài liệu sau:
Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng;Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu
tư (nếu có thanh toán tạm ứng) và Giấy rút vốn đầu tư
- Đối với từng lần thanh toán của gói thầu và hợp đồng thanh toánnhiều lần (trừ lần thanh toán cuối cùng), KBNN thực hiện thanh toán trước,kiểm soát sau
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi bộ phận tiếp nhận hồ sơ vàtrả kết quả nhận được đầy đủ hồ sơ của Chủ đầu tư, KBNN các cấp hoànthành thủ tục thanh toán, chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng (Giám đốc KBNNcác cấp chủ động tổ chức, chỉ đạo các bộ phận có liên quan đảm bảo thời gianthanh toán nói trên)
Trước khi làm thủ tục thanh toán, cán bộ thanh toán VĐT kiểm tra tínhhợp pháp, hợp lệ, việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tượng chỉđịnh thầu, đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác), số vốn đề nghị
Trang 32công việc thanh toán có trong hợp đồng hoặc dự toán được duyệt ( trường hợpchỉ định thầu); xác định số vốn thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi,tên, tài khoản đơn vị được hưởng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi bộ phận tiếp nhận hồ sơ vàtrả kết quả nhận được đầy đủ hồ sơ của Chủ đầu tư, cán bộ thanh toán vốnđầu tư thực hiện kiểm tra, việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đốitượng chỉ định thầu hay phải đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầukhác), đối chiếu công việc, khối lượng hoàn thành theo nội dung ghi tại Bảngxác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng để đảm bảokhối lượng hoàn thành đó thuộc dự toán được duyệt ( trường hợp chỉ địnhthầu), hoặc dự toán bổ sung được duyệt (đối với các hạng mục mới phát sinhngoài dự toán), các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (sốlần thanh toán, giai đoạn thanh toán, điều kiện thanh toán), đối chiếu với kếhoạch vốn năm được thông báo
Trường hợp kết quả kiểm soát có sự chênh lệch, số vốn chấp nhậnthanh toán khác với số vốn đã thanh toán, KBNN để thông báo cho Chủ đầu
tư và trừ vào những lần thanh toán tiếp theo ( nếu số chấp nhận thanh toánnhỏ hơn số vốn đã thanh toán)
- Đối với hợp đồng thanh toán 1 lần và lần thanh toán cuối cùng củagói thầu, hợp đồng thanh toán nhiều lần, KBNN thực hiện kiểm soát trước,thanh toán sau:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi bộ phận tiếp nhận hồ sơ vàtrả kết quả nhận được đầy đủ hồ sơ của Chủ đầu tư, KBNN các cấp hoànthành thủ tục thanh toán, chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng
Khi nhận được đề nghị thanh toán của Chủ đầu tư từ bộ phận tiếp nhận
hồ sơ và trả kết quả, cán bộ thanh toán vốn đầu tư thực hiện kiểm tra, việc lựachọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tượng chỉ định thầu, đấu thầu hay cáchình thức lựa chọn nhà thầu khác), đối chiếu công việc, khối lượng hoàn
Trang 33thành theo nội dung ghi tại Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoànthành theo hợp đồng để đảm bảo khối lượng hoàn thành đó thuộc dự toánđược duyệt (trường hợp chỉ định thầu), hoặc dự toán bổ sung được duyệt (đốivới các hạng mục mới phát sinh ngoài dự toán), các điều khoản thanh toánđược quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, điềukiện thanh toán), đối chiếu với kế hoạch vốn năm được thông báo; xác định sốvốn thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi; tên, tài khoản đơn vị đượchưởng;
Trường hợp kết quả kiểm soát có sự chênh lệch, KBNN thông báo choChủ đầu tư biết và đề nghị Chủ đầu tư giải thích, bổ sung, hoàn chỉnh
Để thanh toán khi dự án quy hoạch được phê duyệt quyết toán, KBNN
căn cứ vào các tài liệu do Chủ đầu tư gửi đến như thanh toán khối lượng quyhoạch hoàn thành nêu trên và quyết định phê duyệt quyết toán dự án quyhoạch tiến hành kiểm tra; trên cơ sở kế hoạch vốn để xác định số vốn thanhtoán cho dự án hoặc thu hồi lại nếu số vốn thanh toán lớn hơn quyết toánđược duyệt
Số vốn thanh toán phải trong phạm vi dự toán được duyệt (đối vớitrường hợp chỉ định thầu và tự thực hiện) hoặc trong phạm vi giá trúng thầu(đối với trường hợp đấu thầu)
Thu hồi tạm ứng: Trong quá trình thanh toán, vào từng lần thanh toán,
kể từ kỳ thanh toán đầu tiên, KBNN tiến hành thu hồi tạm ứng và thu hồi hếtkhi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng.; Mức thu hồitừng lần do Chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu
2.1.3 Kiểm soát thanh toán vốn chuẩn bị đầu tư
2.1.3.1 Nội dung chi phí công tác chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn Chuẩn bị đầu tư là giai đoạn Chủ đầu tư có trách nhiệm lậphoặc thuê các tổ chức tư vấn lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình, Dự án đầu
Trang 34Chi phí công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm: chi phí khảo sát, điều tra thuthập tài liệu, phân tích, lựa chọn công nghệ, kỹ thuật, lựa chọn phưng án xâydựng, địa điểm xây dựng và Chi phí thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xâydựng công trình.
2.1.3.2 Hồ sơ, tài liệu làm căn cứ kiểm soát thanh toán chuẩn bị đầu tư
Để có căn cứ Kiểm soát thanh toán, KBNN nơi mở Tài khoản cho dự
án cần có các Tài liệu sau:
Tài liệu do Chủ đầu tư gửi đến Kho bạc Nhà nước và chỉ gửi một lầncho cả quá trình thực hiện dự án trừ trường hợp có bổ sung, điều chỉnh:
Tài liệu để mở tài khoản; Dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư; Vănbản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu; Hợp đồng kinh tếgiữa Chủ đầu tư với đơn vị nhận thầu
Tài liệu bổ sung hàng năm :
Kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư hàng năm ( hay còn gọi là Kế hoạch khốilượng ) và Thông báo danh mục dự án và vốn chuẩn bị đầu tư hàng năm
Khi nhận được Tài liệu dự án, KBNN kiểm tra ngay sự đầy đủ, tínhhợp pháp, hợp lệ của tài liệu, và trả lời Chủ đầu tư kèm theo phiếu giao nhậntài liệu; yêu cầu một lần để Chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; chuyển cáctài liệu mở tài khoản sang phòng Kế toán để làm thủ tục mở tài khoản
2.1.3.3 Tạm ứng và thanh toán khối lượng chuẩn bị đầu tư hoàn thành
Chủ đầu tư được cấp vốn tạm ứng để thực hiện các công việc thuộc đốitượng được cấp vốn tạm ứng theo chế độ quy định hiện hành Mức vốn tạmứng tối thiểu là 25% giá trị hợp đồng Việc tạm ứng trong năm tối đa khôngvượt kế hoạch vốn hàng năm
Để được tạm ứng và thanh toán khối lượng chuẩn bị đầu tư hoàn thành,ngoài các tài liệu đã quy định tại điểm 2 trên đây, Chủ đầu tư còn gửi đếnKho bạc Nhà nước các tài liệu sau:
Trang 35Đối với tạm ứng: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư và Giấy rút vốnđầu tư và Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng Chủđầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng)
Trình tự các bước công việc và thời gian kiểm soát tạm ứng vốn đượcthực hiện tương tự như quy định tại kiểm soát thanh toán vốn quy hoạch ở trên
Đối với thanh toán khối lượng hoàn thành: Bảng xác định giá trị khốilượng công việc hoàn thành theo hợp đồng; Giấy đề nghị thanh toán vốn đầutư; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng)
và Giấy rút vốn đầu tư
Trình tự các bước công việc và thời gian kiểm soát thanh toán khốilượng hoàn thành được thực hiện tương tự như quy định kiểm soát thanh toánvốn quy hoạch ở trên
Thu hồi tạm ứng: Trong quá trình thanh toán, vào từng lần thanh toán,
kể từ kỳ thanh toán đầu tiên, KBNN tiến hành thu hồi tạm ứng và thu hồi hếtkhi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng.; Mức thu hồitừng lần do Chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu
2.1.4 Kiểm soát thanh toán vốn thực hiện dự án
2.1.4.1 Tài liệu làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn thực hiện dự án
Tài liệu do Chủ đầu tư gửi đến Kho bạc Nhà nước và chỉ gửi một lần
cho cả quá trình thực hiện dự án trừ trường hợp có bổ sung, điều chỉnh:
Tài liệu để mở tài khoản; Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báocáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) kèm quyếtđịnh đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu; Hợp đồng giữaChủ đầu tư và nhà thầu,Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của từngcông việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầuhoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng;
Trang 36Đối với dự án ODA có vốn đối ứng tham gia còn bổ sung thêm cáctài liệu là bản dịch tiếng Việt có chữ ký và dấu của Chủ đầu tư: Hiệp địnhtín dụng, sổ tay giải ngân (nếu có) Riêng hợp đồng giữa Chủ đầu tư và nhàthầu phải là văn bản bằng tiếng Việt hoặc bản dịch bằng tiếng Việt có chữ
ký và dấu của Chủ đầu tư; Bảo lãnh tạm ứng (nếu có) theo quy định cụ thểcủa hợp đồng
Trường hợp dự án được thực hiện theo hình thức tự thực hiện dự án:Tài liệu do Chủ đầu tư gửi đến KBNN gồm: Dự án đầu tư xây dựng côngtrình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹthuật) kèm quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điềuchỉnh dự án (nếu có); Dự toán chi tiết được duyệt cho từng công việc, hạngmục công trình; văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện dự án(nếu có quyết định riêng) hoặc nằm trong Quyết định đầu tư dự án; văn bảngiao việc hoặc hợp đồng nội bộ
Thông tư 27/2007/TT-BTC đã hướng dẫn chi tiết tài liệu cho công tácchuẩn bị đầu tư và công việc chuẩn bị thực hiện dự án nhưng bố trí vốn trong
kế hoạch thực hiện đầu tư đã giải quyết được nhiều vướng mắc trong thực tế
Đối với công tác chuẩn bị đầu tư nhưng bố trí vốn trong kế hoạchthực hiện đầu tư: Quyết định phê duyệt dự toán kèm theo dự toán chi phícho các công việc chuẩn bị đầu tư được duyệt hoặc dự toán cho từng côngviệc được duyệt
Đối với công việc chuẩn bị thực hiện dự án nhưng bố trí vốn trong kếhoạch thực hiện đầu tư: Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền kèm theo
Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựngcông trình được duyệt; Quyết định phê duyệt dự toán kèm theo dự toán chiphí cho các công việc công tác chuẩn bị thực hiện dự án được duyệt hoặc dựtoán cho từng công việc được duyệt;Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy địnhcủa Luật Đấu thầu; Hợp đồng giữa Chủ đầu tư với nhà thầu
Trang 37Tài liệu bổ sung hàng năm :
Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm của dự án ( hay còn gọi là Kế hoạchkhối lượng ) và Thông báo danh mục dự án và vốn đầu tư hàng năm của dự ánKhi nhận được Tài liệu dự án, KBNN kiểm tra ngay sự đầy đủ, tính hợp pháp,hợp lệ của tài liệu, và trả lời Chủ đầu tư kèm theo phiếu giao nhận tài liệu;yêu cầu một lần để Chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; chuyển các tài liệu
mở tài khoản sang phòng Kế toán để làm thủ tục mở tài khoản
Ngày 13 tháng 6 năm 2007 Chính phủ ban hành nghị định
99/2007/NĐ-CP về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã quy định các côngtrình phải xây dựng dự toán công trình Dự toán xây dựng công trình (sau đâygọi là dự toán công trình) được xác định theo công trình xây dựng cụ thể và làcăn cứ để Chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Đối vớicông trình quy mô nhỏ chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì tổng mức đầu tưđồng thời là dự toán công trình Đối với dự án có nhiều công trình, Chủ đầu tư
có thể xác định tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý dự án.Tổng dự toán của dự án được xác định bằng cách cộng các dự toán của cáccông trình thuộc dự án
Về Hợp đồng, Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của BộXây dựng hướng dẫn về hợp đồng trong hoạt động xây dựng có quy định cácloại hợp đồng và các hình thức của giá hợp đồng như sau:
- Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình, loại công việc, các mốiquan hệ của các bên, hợp đồng xây dựng có thể có nhiều loại với nội dungkhác nhau, cụ thể:
Hợp đồng tư vấn xây dựng: được ký kết giữa Bên giao thầu và Bênnhận thầu để thực hiện các công việc tư vấn
Hợp đồng thi công xây dựng: được ký kết giữa Bên giao thầu và Bênnhân thầu để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công
Trang 38Hợp đồng thi công xây dựng: được ký kết giữa Chủ đầu tư với một nhàthầu hoặc một liên danh nhà thầu ( gọi chung là tổng thầu ) để thực hiện mộtloại công việc, một số loại công việc hoặc toàn bộ các công việc của dự ánđầu tư xây dựng công trình
Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị xây dựng
Hợp đồng EPC là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các côngviệc từ thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình,hạng mục công trình
Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện trọngói toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị và thicông xây dựng công trình
Khi ký hợp đồng, bên giao thầu và bên nhận thầu có thể thoả thuận vềgiá hợp đồng với các hình thức sau đây:Giá hợp đồng theo giá trọn gói; Giáhợp đồng theo đơn giá cố định; Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh; Giá hợpđồng kết hợp
2.1.4.2 Tạm ứng và thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành
Đối với tạm ứng, đối tượng được cấp tạm ứng là tất cả các dự án hoặcgói thầu, dù là đấu thầu hay chỉ định thầu ( gồm chi phí xây dựng, chi phíthiết bị, chi phí quản lý dự án và chi phí khác); các dự án cấp bách như: đêđiều công trình vượt lũ, công trình giống; các dự án khắc phục ngay hậu quả
lũ lụt; các hợp đồng tư vấn; Công việc đền bù Giải phóng mặt bằng và một sốcông việc thuộc chi phí khác
Tuỳ theo nội dung, công việc mà mức tạm ứng được quy định khácnhau, nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm của gói thầu hoặc cho côngviệc đó Theo bảng dưới đây:
Trang 39Bảng 1: Quy định về mức tạm ứng đối với các nội dung thanh toán
1 Gói thầu, dự án thực hiện theo hợp đồng
EPC
+ Tạm ứng Thiết bị Theo HĐ
+ Phần còn lại Tối thiểu 15% giá trị HĐ
2 Dự án, Gói thầu thi công xây dựng
+ Giá trị gói thầu < 10 tỷ đồng Tối thiểu 20% giá trị HĐ
+ Giá trị gói thầu từ 10 - 50 tỷ đồng Tối thiểu 15% giá trị HĐ
+ Giá trị gói thầu > 50 tỷ đồng Tối thiểu 10% giá trị HĐ
3 Gói thầu mua sắm thiết bị Theo HĐ; Tối thiểu 10% giá trị HĐ
4 Hợp đồng tư vấn Tối thiểu 25% giá trị HĐ
5.Đền bù GPMB và một số việc chi khác Tiến độ T/hiện, theo HĐ
6.Dự án cấp bách: XD& tu bổ đê điều,
C/trình vượt lũ, thoát lũ, C/trìng giống, các
dự án khắc phụ ngay hậu quả lũ lụt thiên tai
50% giá trị HĐ
Nguồn: Nghị định 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Ngoài mức tạm ứng quy định trên, nếu Chủ đầu tư đề nghị thì KBNNxem xét để tạm ứng trong phạm vi kế hoạch năm, theo đề nghị của Chủ đầu
tư đối với:
+ Một số cấu kiện, bán thành phẩm cần sản xuất trước
+ Một số loại vật tư đặc chủng, vật tư phải dự trữ theo mùa
Kho bạc Nhà nước nơi dự án mở tài khoản xem xét, quyết định ( Baogồm cả dự án do Trung ương quản lý, đự án do địa phương quản lý); đối với
dự án nhiều nguồn, nhiều cấp ngân sách do Kho bạc Nhà nước kiểm soát xemxét, quyết định
Để được tạm ứng, ngoài tài liệu tại điểm nói trên, Chủ đầu tư gửi tớiKBNN các Tài liệu sau : Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy rút vốnđầu tư và Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng Chủđầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng)
Trang 40Ngoài ra đối với chi phí quản lý dự án và chi phí khác Chủ đầu tư còn
gửi các tài liệu theo từng loại chi phí phù hợp theo quy định: Dự toán chi phí
quản lý dự án được duyệt (đối với trường hợp phải lập dự toán và dự án cótổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì không phải lập dự toán chi phí quản lý dự
án ) hoặc hợp đồng (nếu thuê tư vấn quản lý dự án); Đối với công việc phảithuê tư vấn (trừ tư vấn quản lý dự án) gửi văn bản lựa chọn nhà thầu theo quyđịnh của Luật Đấu thầu; hợp đồng
Trường hợp vốn tạm ứng chưa đủ theo mức quy định do kế hoạch vốnnăm bố trí thấp hơn mức vốn được tạm ứng, dự án được tiếp tục tạm ứngtrong kế hoạch năm sau cho đến khi đạt mức tỷ lệ tạm ứng theo quy định
Việc tạm ứng vốn được thực hiện trong thời hạn thanh toán của kế hoạch
vốn và có thể tạm ứng một hoặc nhiều lần căn cứ vào nhu cầu thanh toán vốntạm ứng nhưng không vượt mức vốn tạm ứng theo quy định nêu trên
Thanh toán khối lượng hoàn thành
Đối với việc thanh toán khối lượng hoàn thành, không phân biệt cơ cấuxây dựng, thiết bị Chi phí khác, hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư gửi đến Kho bạcNhà nước như sau:
Trường hợp thanh toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng (khốilượng xây dựng, thiết bị hoàn thành, tư vấn ): ngoài các tài liệu đã gửi theoquy định tại điểm nói trên, Chủ đầu tư còn gửi đến KBNN các tài liệu sau:Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng; Giấy
đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư(nếu có thanh toán tạm ứng); Giấy rút vốn đầu tư Trường hợp này áp dụngcho cả hình thức tự làm
Trường hợp thanh toán khối lượng hoàn thành không thông qua hợp
đồng xây dựng, Chủ đầu tư gửi đến KBNN các tài liệu sau: Giấy đề nghịthanh toán vốn đầu tư (trường hợp có nhiều nội dung chi không thể ghi hếttrong Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư thì Chủ đầu tư có thể lập bảng kê