1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH HÀ TÂY DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐẨY MẠNH PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG CÔNG NGHIỆPTIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG

46 346 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH HÀ TÂY DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐẨYMẠNH PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG CÔNG NGHIỆPTIỂU THỦ

CÔNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG

1.1 phân công lao động trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khuvực phòng thủ tỉnh Hà Tây - một số vấn đề lý luận cơ bản

1.1.1 Mấy vấn đề lý luận về phân công lao động trong công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp ở Hà Tây

* Phân công lao động trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Hà Tây

CN,TTCN là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế.Phát triển sản xuất và đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN sẽ góp phầnthúc đẩy nền kinh tế phát triển Để có quan niêm đúng về phân công lao động trongCN,TTCN ở Hà Tây cần làm rõ một số quan niệm có liên quan.

Phân công lao động xã hội là quá trình phân bố lực lượng lao động xã hội

vào các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội …Trong đó các ngành kinh tế là trọng tâm.Phân công lao động xã hội chính là sự chuyên môn hoá sản xuất thành nhữngngành nghề khác nhau, là sự tách biệt các loại lao động khác nhau trong xã hội,trong đó người sản xuất tiến hành những hoạt động sản xuất khác loại Nền kinh tếquốc dân chia ra thành các ngành, cũng như các ngành đó lại chia ra thành các loạivà thứ khác nhau Theo C.Mác “trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của mộtdân tộc biểu lộ ra rõ nhất ở trình độ phát triển của sự phân công lao động xã hội”[ 1.tr 30].

Phân công lao động là tất yếu khách quan bắt nguồn từ nhu cầu cuộc sống xãhội Quá trình phân công lao động diễn ra từng bước theo trình độ phát triển củalực lượng sản xuất Ngược lại phân công lao động lại có tác dụng thúc đẩy lựclượng sản xuất phát triển Đặc biệt, phân công lao động có ý nghĩa to lớn là đònbẩy mạnh mẽ của sản xuất trước ngày xuất hiện của sản xuất lớn V.I Lê nin viết :

Trang 2

“ trong nền sản xuất dựa trên cơ sở lao động thủ công, kỹ thuật chỉ có thể tiến bộđược dưới hình thức của sự phân công thôi” [2.tr.535].

Sự phân công lao động trong xã hội thể hiện sự phân công chung theo loạisản xuất như công nghiệp, nông nghiệp… và sự phân công riêng phân chia các loạisản xuất thành những ngành và những phân ngành : công nghiệp nặng, côngnghiệp nhẹ, trồng trọt và ngành chăn nuôi … Ngoài ra còn có sự phân công theolãnh thổ, theo các vùng kinh tế Như vậy, phân công lao động chính là sự chuyênmôn hoá sản xuất trong phạm vi toàn xã hội, phân công lao động xã hội trong lịchsử diễn ra theo hai kiểu phân công tự phát và phân công tự giác Dưới chế độnguyên thuỷ với đặc điểm là có hình thức phân công lao động giản đơn nhất, tức làsự phân công tự nhiên, tự phát theo nam và nữ, theo tuổi tác Đàn ông thì săn bắt,đàn bà thì hái lượm hoa quả, trong nom việc nhà, người già thì chế tạo công cụ laođộng Ăng Ghen viết: “lúc đầu chỉ là sự phân công lao động trong hành vi theo giớitình và về sau là phân công lao động tự hình thành hoặc (hình thành một cách tựnhiên), do những thiên tính bẩm sinh (như thể lực chẳng hạn), do những nhu cầu,do những sự ngẫu nhiên” [3.tr.30] Trong chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phongkiến, lực lượng sản xuất có sự phát triển nhất định, phân công lao động cũng từngbước phát triển Giai đoạn này có sự phân chia thành lao động vật chất và lao độngtinh thần, sự phân công lao động thể hiện đúng tính chất của nó ăng ghen đã chỉ ra: “phân công lao động chỉ trở thành sự phân công lao động thực sự từ khi xuất hiệnsự phân chia lao động vật chất và lao động tinh thần” [4.tr.45] Tuy nhiên thời kỳnày phân công lao động chủ yếu vẫn diễn ra hoàn toàn tự phát.

Đến giai đoạn phát triển của CNTB do kết quả của nền sản xuất cơ khí hoá,nên sự phân công lao động xã hội ngày càng phát triển, công nghiệp thực sự đãtách khỏi nông nghiệp Giai đoạn tự do cạnh tranh của CNTB, sự phân công laođộng xã hội đã có một bước phát triển rất lớn, nhưng sự phân công đó diễn ra cơbản vẫn là tự phát Giai đoạn CNTB độc quyền và độc quyền nhà nước, do sự phát

Trang 3

triển mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế, nhất là khi nó đã mang tính chất quốc tếcho nên tính chất xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất luôn mâu thuẫn gay gắtvới quan hệ sản xuất TBCN Nhà nước tư sản đã can thiệp và ngày càng can thiệpsâu hơn vào quá trình kinh tế nói chung và sự phân công lao động xã hội nói riêng.Trong thời kỳ này phân công lao động một mặt diễn ra tự phát theo yêu cầu củacác quy luật thị trường, mặt khác được tác động tự giác bởi các kế hoạch của nhànước tư sản trong phát triển kinh tế và sử dụng nguồn lao động

Trong nền kinh tế XHCN sự phân công lao động giữa hai ngành côngnghiệp và nông nghiệp cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân được diễn ramột cách tự giác, có tổ chức, có kế hoạch, con người thực sự làm chủ quá trình sảnxuất Dưới CNXH sự phân công lao động xã hội được kết hợp chặt chẽ vàthốngnhất giữa các cơ sở sản xuất, các địa phương, các ngành và toàn bộ nền kinh tếquốc dân Chính vì vậy, sau khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, để pháttriển kinh tế xây dựng CNXH bắt buộc phải tiến hành phân công lại lao động xãhội.

Thực tiễn đã chứng minh, điều kiện của sự phân công lao động xã hội là sựphát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội phản ánh trình độphát triển của lực lượng sản xuất xã hội Đến lượt nó, sự phân công lao động lại lànhân tố phát triển của lực lượng sản xuất Bởi lẽ, phân công lao động dẫn đến sựtách biệt các loại lao động khác nhau, tạo điều kiện cho người lao động tích luỹkinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức của họ, từ đó tiếp tụcthúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Phân công lao động xã hội phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất xã hội đồng thời mỗi bước tiến của sự phân công lao động xã hội lại có tácdụng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Phân công lao động xã hội vừa là kếtquả, vừa là tiền đề của sự phát triển lực lượng sản xuất mà trước hết là sự phát triểncủa công cụ lao động Phân công lao động xã hội thường bắt đầu từ trong nông

Trang 4

nghiệp rồi sau đó mới lan sang các ngành khác Quá trình mở rộng phân công laođộng xã hội đồng thời là quá trình phát triển của sản xuất hàng hoá, phá vỡ dầntính chất tự cấp, tự túc, khép kín của nền sản xuất nhỏ, mở rộng quan hệ trao đổi,hợp tác ra phạm vi quốc tế Có hai loại phân công lao động chủ yếu là trong xã hộivà trong xí nghiệp Phân công lao động xã hội và phân công lao động trong nội bộxí nghiệp có liên hệ chặt chẽ với việc chuyên môn hoá nghề nghiệp của từngngười.

Từ sự khái quát lý luận về phân công lao động xã hội nói chung ta thấy sựphân công lao động trong nội bộ xí nghiệp được gọi là phân công lao động cá biệt.C Mác viết : “nếu người ta chỉ xét riêng bản thân lao động thôi thì người ta có thểgọi sự phân chia nền sản xuất xã hội thành những ngành lớn công nghiệp, nôngnghiệp … là sự phân công chung, gọi sự phân chia những ngành sản xuất ấy thànhloại và thứ là phân công đặc thù và cuối cùng gọi sự phân công trong xưởng thợ làphân công cá biệt” [ tr510] Vì vậy, phân công lao động trong CN,TTCN chính làsự chuyên môn hoá sản xuất trong phạm vi ngành CN,TTCN nằm trong phạm vicủa phân công lao động xã hội nói chung Trong lịch sử, từ khi CNTB ra đời đãthúc đẩy mạnh mẽ sự phân công lao động xã hội nói chung và phân công lao độngtrong CN,TTCN nói riêng Quá trình đó, sản xuất cơ khí phát triển làm cho côngnghiệp hoàn toàn tách khỏi nông nghiệp và quyết định sự phân công hơn nữa trongnội bộ những ngành ấy.

Cùng với sự phát triển chung của lực lượng sản xuất xã hội, công nghiệpđược chia ra thành nhiều ngành khác nhau, số lượng các ngành cũng tăng lên.V.I.Lênin đã khái quát : “sự chuyên môn hoá lao động xã hội do bản chất của nó làvô cùng tận, cũng giống như sự phát triển của kỹ thuật vậy Muốn nâng cao đượcnăng suất lao động của cong người, ví dụ nhằm làm ra một bộ phận nào đó đượcchuyên môn hoá, trở thành một ngành sản xuất riêng biệt, sản xuất được hàng loạtsản phẩm và vì lẽ đó có thể và cần phải sử dụng máy móc.” [ tr.115].

Trang 5

Như vậy, về mặt lý luận đã chỉ ra khá rõ vấn đề phân công lao động trongCN,TTCN gắn liền với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, tăng thêm tínhchất xã hội hoá của sản xuất Ngày nay, quá trình phát triển của lực lượng sản xuấtở nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh CNH,HĐH, nhằm đưa tới sự thay đổi kỹthuật, công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế theo hướng hiện đại Đồng thời, xâydựng cơ cấu kinh tế hợp lý, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng trong nước và quốctế, nhờ đó mà đẩy mạnh phân công lao động xã hội và củng cố, hoàn thiện quan hệ sảnxuất mới giữ vững định hướng XHCN Việc đẩy mạnh phân công lao động trongCN,TTCN không chỉ là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội mà còn là củaquá trình đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước Đó là hoạt động nỗ lực, chủ động của nhà nướcvà nhân dân lao động để thúc đẩy quá trình CNH,HĐH và phát triển kinh tế xã hội đấtnước.

Phân công lao động trong CN,TTCN là quá trình phân bố lực lượng laođộng xã hội vào các ngành sản xuất CN,TTCN, trong đó lấy công nghiệp làm trọngtâm Trên thực tế các ngành kinh tế nói chung, ngành CN,TTCN nói riêng luônphát triển và biến đổi, cơ cấu ngành CN,TTCN cũng biến đổi không ngừng Do đóquá trình phân công lao động trong CN,TTCN cũng không kết thúc mà là quá trìnhliên tục Trong điều kiện nước ta hiện nay, cùng với quá trình đẩy mạnh phân cônglao động xã hội, và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH,việc đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN là một tất yếu khách quan.Điều đó không chỉ xuất phát từ yêu cầu phát triển các ngành kinh tế, văn hoá, xãhội mà còn để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, mở rộng quan hệhợp tác quốc tế, chủ động tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới nhằm xâydựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Là một nước nông nghiệp với gần 80 % dân số và hơn 70% lực lượng laođộng sống ở nông thôn và làm nông nghiệp, vấn đề đặt ra cho nước ta là phải đẩynhanh quá trình phân công lao động xã hội trước hết là trong nông nghiệp, nông

Trang 6

thôn theo hướng CNH,HĐH, đồng thời đẩy mạnh việc phân công lao động trongCN,TTCN Song, việc đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN cũng nhưphân công lao động trong nông nghiệp, nông thôn đều chịu sự tác động của môitrường tự nhiên, xã hội và vị trí địa lý của mỗi vùng, miền trong nước Ở những vịtrí địa lý khác nhau việc đẩy mạnh phân công lao động nói chung và phân công laođộng trong CN,TTCN theo hướng CNH,HĐH cũng có sự khác nhau Khi đẩymạnh phân công lao động trong CN,TTCN phải chú ý đến tất cả các nhân tố vềnguồn lực bao gồm : đất đai, tài nguyên, lao động, trình độ tư liệu lao động …,trong đó nhân tố con người có ý nghĩa quyết định Bên cạnh đó, các yếu tố phongtục, tập quán, tâm lý, truyền thống của một dân tộc, một địa phương cũng gây ảnhhưởng không ít đến quá trình phân công lao động xã hội và trong lĩnh vựcCN,TTCN.

Trong những năm qua, đặc biệt từ khi đổi mới kinh tế đất nước, nhờ cóđường lối, chính sách, pháp luật đúng đắn và có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao củaĐảng và Nhà nước, nhân dân ta đã phát huy cao độ các nhân tố chủ quan, tận dụngmọi điều kiện khách quan thuận lợi, đẩy mạnh công cuộc xây dựng, phát triển kinhtế xã hội và đã thu được những thành tựu rất to lớn và toàn diện Cùng với việc đẩymạnh phân công lao động xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế nhấtlà sự phát triển vượt bậc của sản xuất CN,TTCN, cơ cấu lao động công nghiệp vàlĩnh vực tiểu thủ công nghiệp nước ta cũng có những biến đổi lớn Việc phát triểncác ngành công nghiệp dệt may, da, giày, các khu công nghiệp, khu chế xuất, cáccông trình xây dựng công nghiệp và giao thông, thuỷ lợi … đã thu hút một lượnglớn lao động, cả lao động mới và lao động đang làm việc trong nông nghiệp, nôngthôn vào làm việc trong những cơ sở CN,TTCN, đặc biệt và phổ biến là ở các làngnghề thủ công truyền thống, các cụm, điểm, khu công nghiệp xây dựng mới Bêncạnh đó, những năm qua đã diễn ra một hoạt động có tác động rất lớn đến cơ cấu tổchức ngành công nghiệp và lao động ngành công nghiệp đó là việc tổ chức, sắp

Trang 7

xếp lại các doanh nghiệp nhà nước Qua đó, làm cho lực lượng, cơ cấu và trình độlao động trong công nghiệp cũng có sự biến đổi và Hà Tây không nằm ngoài xuhướng đó Một nhân tố có tác động lớn đến cơ cấu và chất lượng lao độngCN,TTCN là công tác đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật Những năm qua quymô đào tạo lao động của nhà nước ta ngày càng tăng, cung cấp ngày càng nhiềunhững cán bộ, công nhân có trình độ cho các ngành kinh tế xã hội và ngànhCN,TTCN Nhưngg do cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, đào tạo đại học, cao đẳng tăngquá nhanh (từ năm 1998 – 2003 số cơ sở đào tạo tăng 14,8%, số học sinh tăng139%), so với đào tạo trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật, nên số côngnhân, lao động kỹ thuật bổ sung cho các ngành CN,TTCN không nhiều Tuy vậy,từ năm 2000 công tác đào tạo công nhân kỹ thuật đã được chú ý hơn, nên số côngnhân kỹ thuật được đào tạo năm 2003 đã bằng 163,5% so với năm 2000 và số họcsinh tốt nghiệp vào làm trong các ngành CN,TTCN cũng tăng nên Đặc biệt là ởcác địa phương xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp và phát triển kinh tếlàng nghề đã thu hút một lực lượng lao động lớn ở địa bàn nông nghiệp nông thôn.

Qua 20 năm đổi mới, cơ cấu lao động xã hội và cơ cấu kinh tế nước ta đã cónhững thay đổi bước đầu theo hướng tích cực Tuy nhiên, trước yêu cầu của sựnghiệp CNH,HĐH đất nước trong giai đoạn mới, quá trình đẩy mạnh phân cônglao động trong CN,TTCN đang đứng trước những khó khăn thử thách lớn đó là:dân số, lao động phân bố không đều giữa các vùng, lãnh thổ, tỷ lệ tăng dân số caonhất là ở các vùng nông thôn đã và đang ảnh hưởng lớn, lâu dài đến đẩy mạnhphân công lao động trong CN,TTCN Trình độ dân trí của nước ta nhìn chung cònthấp, đặc biệt là ở vùng trung du và miền núi, vùng sâu, vùng xa Trình độ văn hoávà chuyên môn kỹ thuật của người lao động cũng còn hạn chế, lao động phổ thôngchưa qua đào tạo chuyên môn còn chiếm tỷ lệ rất cao, chưa đáp ứng được yêu cầuđẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN Trong thời kỳ đẩy mạnhCNH,HĐH đất nước, tình trạng di dân tự do, chuyển dịch lao động tự phát từ nông

Trang 8

thôn ra thành thị, từ vùng này sang vùng khác trong những năm gần đây đã gây ảnhhưởng lớn đến việc phân công lao động xã hội cũng như phân công lao động tronglĩnh vực CN,TTCN và làm đảo lộn quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hộicủa địa phương và vùng kinh tế Hơn nữa, quá trình toàn cầu hoá kinh tế đang diễnra mạnh mẽ trên thế giới, yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giớinhững năm tới đang đặt ra đòi hỏi lớn đối với việc phân công lao động xã hội vàđẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở nước ta.

Cùng với những khó khăn, thử thách trên đẩy mạnh phân công lao độngtrong CN,TTCN ở nước ta đang diễn ra trong điều kiện nền kinh tế có nhiều mâuthuẫn gay gắt : mâu thuẫn giữa yêu cầu cấp bách phải cải thiện đời sống nhân dânvới yêu cầu tăng tích luỹ để đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước; giữa yêu cầu mở rộngsản xuất, tạo việc làm, thu hút lao động mới tăng lên với khả năng tích luỹ đầu tưtrong nước còn hạn chế; giữa yêu cầu đẩy mạnh cơ giới hoá, tự động hoá sản xuất,hiện đại hoá ngành công nghiệp với yêu cầu giải quyết việc làm, chống thất nghiệpcho đội ngũ lao động đông đảo mà phần lớn chưa qua đào tạo chuyên môn kỹthuật; giữa trình độ, năng lực có hạn của đội ngũ cán bộ làm công tác lao động xãhội với tính chất, yêu cầu công tác quản lý lao động trong điều kiện kinh tế thịtrường, mở cửa và hội nhập với thế giới…đó là đòi hỏi có tính cấp thiết và là mộttất yếu kinh tế của quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN nóiriêng và đẩy mạnh phân công lao động xã hội nói chung.

Phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây không nằm ngoài xu hướngphân công lao động trong CN,TTCN của cả nước như đề cập ở trên đó là quá trìnhphân bố lại lực lượng lao động xã hội trên địa bàn tỉnh vào các ngành sản xuấtCN,TTCN, về cơ bản lâu dài lấy phân công lao động trong lĩnh vực công nghiệplàm trọng tâm Việc đẩy mạnh phân công lao động xã hội trên địa bàn tỉnh nóichung và đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN nói riêng theo hướngCNH,HĐH để khai thác tối đa nguồn lực lao động cho sự phát triển kinh tế Thực

Trang 9

hiện đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN trên cơ sở đẩy mạnh phâncông lao động xã hội trên địa bàn tỉnh và phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp,các khu, cụm, điểm tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề thủ công truyền thốngphù hợp với điều kiện tự nhiên, vùng lãnh thổ trên địa bàn tỉnh Hà Tây sẽ góp phầnthực hiện mục tiêu dân giàu, tỉnh mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh Đểđạt được mục tiêu đó Hà Tây cùng với cả nước phải thực hiện từng bước việc đổimới nâng cao kỹ thuật, công nghệ cho nền kinh tế, đồng thời thực hiện phân cônglại lao động xã hội, tập trung đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN Quátrình đó phụ thuộc vào các điều kiện về tự nhiên, kinh tế và xã hội

Về đặc điểm kinh tế, Hà Tây là một tỉnh có địa hình đa dạng, vừa có đồi núivừa có đồng bằng với diện tích tự nhiên là 2192,96 km2; phía Đông giáp Hà Nội,Hưng Yên; phía Tây giáp Hoà Binh; Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc; PhíaNam giáp Hà Nam và nằm cạnh khu tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – QuảngNinh, hạt nhân kinh tế của miền Bắc Hà Tây là một tỉnh thuộc đồng bằng sôngHồng, nằm trên khu vực chuyển tiếp từ Tây Bắc và Trung du miền Bắc với đồngbằng sông Hồng qua một mạng lưới giao thông về đường thuỷ, đường bộ, đườngsắt và các bến cảng tương đối phát triển [ tr15] Với đặc điểm địa hình và vị trí địalý như trên, Hà Tây có nhiều điều kiện thuận lợi để hình thành cơ cấu kinh tế đadạng, phát triển mạnh kinh tế công nghiệp và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệpnói chung, đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN nói riêng Đồng thời cóđiều kiện mở rộng trao đổi hàng hoá với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnhtrung du miền núi phía Bắc và các tỉnh phía Nam

Về tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên đất của Hà Tây tương đối đa dạng với nhiều loại đất có độ phìcao, khí hậu ở đây mang sắc thái nhiệt đới gió mùa; có mùa hè nóng, mưa nhiều vàmùa đông lạnh mưa ít Với điều kiện đất đai và khí hậu nêu trên Hà Tây có điềukiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, với nhiều loại cây trồng ngắn

Trang 10

ngày, dài ngày, cây lương thực, cây công nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi, cây rừng đatác dụng với hệ thống canh tác cây công nghiệp và cây nông nghiệp Đây là điềukiện thuận lợi để phát triển CN,TTCN phục vụ cho nông nghiệp.

Về tài nguyên khoáng sản :

Hà Tây có một số khoáng sản chính như đá vôi, đá Granit, sét cao lanh, vànggốc và sa khoáng, đồng than bùn, nước khoáng… với chất lượng và trữ lượng chophép khai thác và chế biến ở quy mô công nghiệp vừa [ Phụ lục 1] Tuy nhiên,nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn của Hà Tây không nhiều, chủ yếu làloại khóng sản phục vụ cho công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển CN,TTCN, trong đó có đẩy mạnh phâncông lao động trong hai ngành này

Về dân số và lao động :

Dân số của Hà Tây tại thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2004 là 2,5 triệu người,với tốc độ tăng bình quân 1,8%/ năm, mật độ dân số trung bình khoảng 1141người/km2 Hà Tây là tỉnh đông dân thứ 5 trong 64 tỉnh, thành phố của cả nước.Nhưng chỉ có gần 10% dân số sống ở thành thị và có hơn 90% dân số sống ở nôngthôn Có 9 xã đồng bào dân tốc ít người trong đó có 7 xã ở vùng núi Ba Vì với sốdân trên 29000 người chủ yếu là dân tộc Mường.

Số dân trong độ tuổi lao động của Hà Tây trên 1,2 triệu người (1268000),trong đó lao động ở khu vực nông thông chiếm gần 90% , riêng lao động nôngnghiệp gần 70 % Hàng năm có thêm 3,3 vạn đến 3,7 vạn người vào độ tuổi laođộng, trừ số người vào độ tuổi lao động tiếp tục đi học phổ thông trung học thì cònkhoảng trên 2 vạn người cần được giải quyết việc làm mới hoặc cần có thêm việclàm [ tr 38] Có thể thấy ràng nguồn nhân lực của Hà Tây tương đối dồi dào, lạichụi ảnh hưởng lan toả của văn minh đô thị và tốc độ phát triển các khu, cụm, điểmcông nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống, do đó có khả năng nhanh nhạytiếp thu phát triển sản xuất hàng hoá đây là một thế mạnh Tuy nhiên, Hà Tây là

Trang 11

tỉnh đất hẹp, người đông, tốc độ tăng dân số và theo đó là tốc độ tăng lao độngnhanh đang là sức ép lớn về việc làm, thu nhập và các vấn đề xã hội Lao động ởnông thôn hiện nay đang thiếu việc làm và phổ biến là thuần nông Lao động ởthành thị chưa có việc làm chiếm tới trên 5% số người hoạt động kinh tế Nhìnchung, tiềm năng về lao động của Hà Tây là rất lớn, nếu đẩy mạnh phân công laođộng xã hội và phân công lao động trong CN,TTCN hợp lý sẽ cho phép giải quyếtđược vấn đề việc làm cho người lao động Song việc đẩy mạnh phân công lao độngở Hà Tây đặc biệt là trong lĩnh vực CN,TTCN còn hạn chế nên phần nào chưa pháthuy có hiệu quả tiềm năng đó.

Về CN,TTCN:

Nhìn chung công nghiệp của Hà Tây vẫn còn nhỏ bé, chiếm tỷ trọng thấptrong GDP và đang đứng trước nhiều khó khăn Giá trị sản xuất công nghiệp năm2004 đạt 7225,7 tỷ đồng, đứng thứ 12/64 tỉnh thành ph, tỷ trọng công nghiệp – xâydựng đạt 37,1% GDP của tỉnh Hiện nay gần 80 doanh nghiệp có công nghệ trungbình và lạc hậu, phần lớn thiết bị đã sử dụng trên 10 năm Năng suất lao động xãhội và hiệu quả kinh tế còn thấp Tiểu thủ công nghiệp với nhiều nghề truyềnthống, tiềm năng lớn nhưng chưa được phát triển mạnh, kỹ thuật còn lạc hậu, vốnít, còn mang tính tự phát, chưa được định hướng phát triển gắn với nông nghiệp,nông thôn một cách mạnh mẽ Công nghiệp chế biến nông – lâm sản, thực phẩm,công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng là một thế mạnh của tỉnhnhưng cũng chưa được phát triển mạnh do chưa tìm được thị trường tiêu thụ ổnđịnh với khối lượng lớn, giá trị xuất khẩu còn thấp [tr 19]

Xuất phát từ những đặc điểm kinh tế xã hội nói chung, đặc điểm CN,TTCNở Hà Tây như đã nêu ở trên cho thấy đẩy mạnh phân công lao động trongCN,TTCN trên địa bàn tỉnh là vấn đề rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việcthúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết việc làm, đẩy nhanh quá trình CNH,HĐHcủa địa phương.

Trang 12

Phân công lại lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây hiểu theo nghĩa chungnhất được hình thành bở mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành lực lượnglao động trong lĩnh vực CN,TTCN nằm trong tổng thể lực lượng lao động xã hộicủa địa bàn tỉnh Nó phản ánh mối quan hệ, tỷ lệ số lượng và chất lượng giữa cácbộ phận cấu thành bên trong của lực lượng lao động CN,TTCN, các làng nghề thủcông truyền thống và có quan hệ chặt chẽ với lực lượng lao động xã hội trên địabàn cũng như cơ cấu lao động trong tỉnh Sự thay đổi cấu trúc và mối quan hệ tỷ lệgiữa các bộ phận lao động trong quá trình phân công lao động nhằm tạo ra sự cânđối mới, chất lượng mới gọi là quá trình phân công lại lao động trong CN,TTCN ởđịa bàn Hà Tây Phân công lại lao động trong CN,TTCN trước hết phải do quátrình phân công lao động lao động trên địa bàn tỉnh quyết định Hiệu quả của phâncông lại lao động trong CN,TTCN, cách thức tiến hành như thế nào phụ thuộc rấtnhiều ở hoạt động nỗ lực chủ quan đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCNở Hà Tây chính là hoạt động có chủ đích của con người, nhằm tạo ra cơ cấu laođộng mới chất lượng mới của quá trình phân công lại lao động của hai ngành này,nhằm tạo ra năng suất lao động cao hơn trong sản xuất và thúc đẩy CN,TTCN pháttriển nhanh, bền vững.Đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN phụ thuộcvào nhiều yếu tố, trong đó nó vừa là nguyên nhân và vừa là kết quả của tốc độ pháttriển của chính CN,TTCN Để đẩy nhanh tốc độ phát triển CN,TTCN, giải quyếtviệc làm cần phải kết hợp được những yếu tố khách quan và nhân tố chủ quannhằm hình thành, phân bô lực lượng lao động trong ngành CN,TTCN và các ngànhkinh tế khác trên địa bàn tỉnh Mọi sự tách rời, tuyệt đối hoá nhân tố khách quanhoặc nhân tố chủ quan đều đưa đến sự trì trệ cho quá trình phát triển CN,TTCN ởđịa phương

Thực tiễn nghiên cứu quá trình phân công lại lao động trong CN,TTCN ở HàTây với những góc độ tiếp cận khác nhau đã đưa đến những quan niệm khác nhau.Có quan niệm cho rằng phân công lại lao động trong CN,TTCN là quá trình phân

Trang 13

bố lực lượng lao động xã hội trong lĩnh vực CN,TTCN, làm thay đổi cấu trúc củakết cấu lực lượng lao động CN,TTCN theo yêu cầu của phân công lao động xã hộivà phân bố lực lượng lao động ở các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh [ tr 9] Đó làmột quan niệm đúng, vì nó chỉ ra đặc trưng cốt lõi của quá trình phân công lại laođộng trong CN,TTCN, là quá trình tác động mạnh mẽ vào sự phân bố lực lượnglao động trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực CN,TTCN, làm thay đổi cấu trúc và mốiliên hệ của kết cấu lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây Đồng thời thấy được mốiquan hệ giứa phân công lại lao động trong CN,TTCN với phân công lao động xãhội Song quan niệm trên còn chưa đầy đủ vì nó chưa bao quát toàn diện nội hàmcủa quá trình phân công lại lao động trong CN,TTCN ở một địa phương có nhiềunét đặc thù như Hà Tây Với quan niệm trên sẽ đưa đến cách hiểu cho rằng phâncông lại lao động trong CN,TTCN là nội dung của chuyển dịch cơ cấu lao độngtrong CN,TTCN Vì vậy nó phụ thuộc vào chuyển dịch cơ cấu lao động và sự phâncông lao động xã hội, chưa thấy được tính độc lập tương đối và sự tác động trở lạicủa quá trình đó đối với chuyển dịch cơ cấu lao động và phân công lao động laođộng xã hội Vì quá trình phân công lao động xã hội là sự phân bố lực lượng laođộng xã hội vào các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội … trong đó các ngành kinh tế làtrọng tâm, bởi vậy trong thực tế có khi phân công lao động xã hội nói chung trênđịa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ, nhưng chưa có sự thay đổi đáng kể về sự phân bốvà di chuyển lao động sang lĩnh vực CN,TTCN ở các địa phương trong tỉnh Dođó, quá trình phân công lại lao động trong CN,TTCN diễn ra không rõ nét Mặtkhác, quan niệm trên chưa nêu rõ nội dung, yêu cầu của việc phân công lại laođộng trong CN,TTCN ở Hà Tây trong điều kiện đẩy mạnh phân công lao động xãhội và quá trình CNH,HĐH trên địa bàn tỉnh Bởi lẽ, quá trình phân công lao độngxã hội trong điều kiện CNH,HĐH với phân công lại lao động xã hội trong lĩnh vựcCN,TTCN không chỉ có quan hệ chặt chẽ với phân công lao động xã hội trên địabàn mà còn có quan hệ chặt chẽ với quá trình đổi mới kỹ thuật công nghệ ở các

Trang 14

ngành kinh tế của địa phương nhất là trong CN,TTCN Bởi vậy, quan niệm trênmới chỉ thấy được sự phân bố, thay đổi cấu trúc về mặt lượng lao động, mà chưathấy rõ sự thay đổi về chất lượng, trình độ của lao động trong CN,TTCN Cũng cầnthấy rằng đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN bao giờ cũng nhằm mộtmục đích nhất định và thông qua hoạt động có ý thức, tự giác của con người Dođó, để quá trình đó đạt hiệu quả đòi hỏi phải có sự kết hợp nỗ lực chủ quan của conngười trên cơ sở nhận thức được quy luật khách quan.

Với cách tiếp cận đó, nội hàm của quá trình đẩy mạnh phân công lao độngtrong CN,TTCN ở Hà Tây phải là quá trình thúc đẩy sự phân công lại, phân bố lạilao động trong lĩnh vực CN,TTCN, đó là quá trình phân công lại lao động trong nộibộ ngành CN,TTCN Cho nên, nó vừa thay đổi cấu trúc, sắp xếp lại lao động trongnội bộ ngành CN,TTCN, vừa thu hút thêm lao động xã hội vào phát triểnCN,TTCN Quá trình đó nhằm chuyển dịch, bố trí lao động từ trạng thái lạc hậu,mất cân đối, chủ yếu dựa vào lao động thủ công giản đơn, ít sáng tạo, năng suậthiệu quả thấp, sang lao động có tay nghề cao, được đào tạo, có năng lực trí tuệ, sứcsáng tạo ngày càng tăng Nhờ đó đem lại năng suất, hiệu quả lao động ngày càng

cao trong lĩnh vực CN,TTCN Từ đó có thể thấy rằng: Đẩy mạnh phân công laođộng trong CN,TTCN ở Hà Tây là quá trình hoạt động nỗ lực, tự giác, có tổ chức,có kế hoạch của bộ máy chính quyền địa phương, của ngành CN,TTCN và nhândân lao động nhằm toàn dụng các điều kiện thuận lợi về phát triển CN,TTCN và vịtrí địa lý của tỉnh để phân bố lại lực lượng lao động trong lĩnh vực CN,TTCN làmthay đổi cấu trúc kết cấu lực lượng lao động và mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộphần cấu thành cơ cấu lao động CN,TTCN theo hướng tăng tỷ trong lao độngCN,TTCN, trên cơ sở ứng dụng công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiếnhiện đại, tạo năng suất lao động cao, bảo đảm cho ngành CN,TTCN trong tỉnhphát triển nhanh, bền vững

Với quan niệm trên thì việc đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN

Trang 15

ở địa bàn Hà Tây không phải là quá trình tự phát, vô tổ chức, mà là quá trình tựgiác, có tổ chức, có kế hoạch của các cấp uỷ đảng, chính quyền, ngành công nghiệpvà nhân dân lao động Điều này khác với quá trình phân công lao động theo kiểu tựphát, tự do di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, hoặc từ lao động nôngnghiệp sang lao động công nghiệp Đó cũng là quá trình kết hợp giữa nhân tốkhách quan với nhân tố chủ quan, trong đó nhân tố khách quan quyết định nộidung, nhân tốt chủ quan quyết định kết quả thực hiện.

Đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở địa bàn Hà Tây thực chấtlà tạo sự cân đối mới về số lượng, chất lượng lao động, giữa các bộ phận cấu thànhcơ cấu lao động trong lĩnh vực CN,TTCN Do đó, nội dung, đặc điểm của quá trìnhđẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN trên địa bàn cũng mang đậm néttính đặc thù về kinh tế nói chung, về lĩnh vực CN,TTCN của Hà Tây nói riêng.

Hà Tây là tỉnh liền kề với thủ đô Hà Nội nên có nhiều thế mạnh về vị trí địalý, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và tài nguyên để phát triển CN,TTCN Tuynhiên, với tính đặc thù của một tỉnh có gần 80% lực lượng lao động trong lĩnh vựcnông nghiệp thì quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN có một sốthuận lợi nhất định đó là: trong thời kỳ đổi mới các chính sách của Đảng và Nhànước thực sự tạo điều kiện cho CN,TTCN phát triển tốt cùng với đó quá trình nàyđược sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân tỉnh Sở công nghiệp Hà Tây đã tham mưu cho Tỉnh uỷ,Uỷ ban nhân dânkịp thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển cho ngành Năm 1999 Tỉnh uỷđã hoàn thành quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn đến năm 2010 Giá trịsản xuất công nghiệp hàng năm tăng khá và bằng mức tăng trưởng bình quân củacả nước Các ngành sản phẩm chiếm tỷ trọng khá là công nghiệp chế biến nông,lâm sản, thực phẩm, đồ uống, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng và đang có xuthế phát triển nhanh Sản xuất CN,TTCN phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô,trình độ công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh Bước đầu phát huy được thế

Trang 16

mạnh “đất trăm nghề”, củng cố, phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống,làm tăng lao động có việc làm ở nông thôn Công tác quy hoạch đã đi dần vào nềnếp, bước đầu triển khai thực hiện và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp nhưPhú Cát, Khu công nghệ cao Hoà Lạc và trên 20 cụm, điểm công nghiệp đã vàđang được quy hoạch, tiếp nhận dự án đầu tư Công tác quản lý nhà nước vềCN,TTCN được tăng cường, việc tổ chức chỉ đạo, sử dụng quỹ khuyến công vàphát triển làng nghề đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó, quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở địaphương cũng còn những đặc điểm hạn chế đó là Hà Tây là địa bàn nằm trong vùngphân lũ, chặn lũ sông Hồng Ngoài ra, do nằm sát Hà Nội nên Hà Tây cũng chịunhiều ảnh hưởng bất lợi như : giá thị trường đất cao, bị thu hút chất xám ra bênngoài Giá trị sản xuất CN,TTCN đạt khá nhưng không đều ở các địa phương, sốlượng doanh nghiệp tăng nhanh nhưng quy mô chủ yếu là nhỏ (chiếm 84%) Gần50 % số doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản và sản xuất thử.Việc tiếp thu thông tin, áp dụng công nghệ mới, phát triển thị trường, chuẩn bị hộinhập kinh tế khu vực và quốc tế còn hạn chế Tiến hành cổ phần hoá, sắp xếp lạidoanh nghiệp nhà nước còn chậm, các lĩnh vực có tiềm năng chưa thu hút được cácdoanh nghiệp có vốn lớn và công nghệ cao Việc triển khai cụ thể hoá chương trìnhhợp tác công nghiệp với Hà Nội chòn chậm, nhất là công tác thu hút khuyến khíchđầu tư vào các vùng xa, các khu, cụm điểm công nghiệp còn hạn chế, đặc biệt làkhâu giải phóng mặt bằng Kết cấu hạ tầng ở các làng nghề còn yếu, lao động cótrình độ chuyên môn và tay nghề cao trong nội bộ ngành CN,TTCN còn thiếu Lựclượng lao động xã hội mới có gần 20 % được đào tạo nghề Tỷ lệ chưa có việc làmở khu vực thành thị trên 5% và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn dưới80% Nhận thức của các cấp các ngành về đầu tư còn hạn chế nên việc đền bù, giảiphóng mặt bằng nhìn chung còn khó khăn, thời gian kéo dài Vì vậy, trong thờigian gần đây tỉnh luôn xếp cuối trong số 64 tỉnh thành cả nước về khả năng cạnh

Trang 17

tranh và môi trường thu hút đầu tư Điều đó có ảnh hưởng xấu đến việc đẩy mạnhphân công lao động trong CN,TTCN của Hà Tây

Từ những đặc điểm nêu trên cho thấy quá trình đẩy mạnh phân công laođộng trong CN,TTCN phải trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh nhằmthúc đẩy cơ cấu lao động trong lĩnh vực CN,TTCN, tăng tỷ trong lao động côngnghiệp, dịch vụ Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suấtlao động, làm cho lĩnh vực kinh tế CN,TTCN phát triển bền vững và năng độnghơn.

Đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây phải tạo ra sự cânđối lao động giữa các ngành, các thành phần kinh tế nâng cao mức sống người laođộng Đồng thời một mặt phát triển các ngành nghề CN,TTCN làm cơ cấu ngànhnghề thêm đa dạng, mặt khác lại thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa họccông nghệ mới vào sản xuất Theo đó người lao động có điều kiện tiếp thu khoahọc kỹ thuật, công nghệ, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để nâng cao năngsuất, cải thiện đời sống nhân dân, trên cơ sở đó thúc đẩy CN,TTCN phát triển vữngchắc.

Quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN phải gắn với sảnxuất hàng hoá Một mặt thúc đẩy việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sảnxuất, mặt khác làm thay đổi bộ mặt người lao động từ cách sống, lối suy nghĩ, cáchtổ chức và quản lý sản xuất theo hướng tiến bộ hơn, nâng cao tính năng động, tựchủ, tự chịu trách nhiệm đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây phải bảo đảm việctoàn dụng lao động, nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động, làm tăng lao động cóviệc làm, tăng thời gian sử dụng lao động, giảm tỉnh hình thất nghiệp trên địa bàn.Đồng thời kết hợp chặt chẽ việc sử dụng lao động với công tác đào tạo cán bộ,công nhân kỹ thuật, tăng số lượng lao động đã qua đào tạo, trong lĩnh vực tiểu thủcông nghiệp cần thực hiện thường xuyên công tác truyền nghề, nhân cấy nghề

Trang 18

nhằm giải quyết việc làm cho nhiều người, nhiều hộ gia đình tham gia vào sản xuấttiểu thủ công nghiệp để có thêm nhiều làng nghề, làm chuyền dịch cơ cấu lao độngnông nghiệp, nông thôn.

Đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây không chỉ đơnthuần là làm tăng tỷ trọng, số lượng lao động trong lĩnh vực CN,TTCN, mà điềuquan trọng là còn thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân bố lại lao động xã hội trên địabàn theo hướng CNH,HĐH Điều đó góp phần xây dựng một cơ cấu lao động đadạng, nhiều tầng, năng động theo hướng mở, phù hợp với mô hình phát triểnCN,TTCN địa phương trên địa bàn tỉnh, làm tăng lao động trong các ngành côngnghiệp, dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp Đồng thời tạo sự thay đổi về chấttrong cơ cấu và trình độ lao động công nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình thaythế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, kỹ thuật công nghệ hiệnđại Thực hiện vừa tuần tự, vừa nhảy vọt các bước cơ giới hoã, tự động hoá ngànhcông nghiệp và các ngành kinh tế khác Hơn nữa, quá trình đẩy mạnh phân cônglao động trong CN,TTCN ở Hà Tây còn có vai trò quan trọng, tạo việc làm, giảmthất nghiệp, tham gia thực hiện xoá đói giảm nghèo, đẩy lùi tệ nạn xã hội, tăngcường tiềm lực quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xãhội ở các địa phương trên địa bàn Hà Tây.

Phát triển CN,TTCN nói chung, đẩy mạnh phân công lao động trongCN,TTCN ở Hà Tây nói riêng bị ràng buộc bởi một số điều kiện nhất định

* Một số nhân tố chi phối đến đẩy mạnh phân công lao động trongCN,TTCN ở Hà Tây

Đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây bị chi phối bởinhiều nhân tố, nổi lên một số nhân tố cơ bản sau:

Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Hà Tây đến năm 2010

Từ điểm xuất phát thấp, từ lợi thế so sánh về phát triển kinh tế, xã hội củatỉnh Trong giai đoạn tới đảng bộ và nhân dân Hà Tây xác định là:

Trang 19

Phát huy tinh thần tự chủ, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế, xã hội so vớicác tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng Từ cơ sở kinh tế hiện có chuyển hướngnhanh theo những lợi thế và khai thác tài nguyên của từng vùng đi liền với đổi mớicông nghệ, thiết bị theo hướng CNH,HĐH, tranh thủ thu hút đầu tư từ bên ngoài(gồm trong nước và ngoài nước) để tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệuquả kinh tế xã hội cao, sớm có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh nhằm biếnđổi một bước rõ rệt về cơ cấu kinh tế và căn bản hình thành cơ cấu kinh tế mới vàonăm 2010 theo hướng du lịch – công nghiệp – dịch vụ.

Lựa chọn quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu để phù hợp với điều kiện về tàinguyên, điều kiện vốn, phù hợp với chính sách khuyến khích nhiều thành phầnkinh tế và nhu cầu sớm cần bằng được ngân sách, có tích luỹ Song thiết bị, côngnghệ phải hiện đại.

Nền kinh tế phát triển hướng về xuất khẩu, trước hết là xuất khẩu tại chỗ vàxuất khẩu ra nước ngoài, kết hợp thay thế nhập khẩu đối với những sản phẩm cónhu cầu nhập khẩu lớn và thị trường trong nước có nhu cầu tiêu dùng lâu dài, đồngthời gắn với sự phát triển của các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, tam giác tăngtrưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, đặc biệt là gắn với thành phốHà Nội để đón thị trường, phát triển mạng lưới gia công và nhận những cơ sở côngnghiệp mà Hà Nội có nhu cầu dãn ra vì không gian xây dựng.

Phát triển kinh tế phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường sinh tháilàm thước đo Phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, phát triển môitrường và cân bằng sinh thái Phải nắm lấy thời cơ và tranh thủ thời cơ nhằm biếnđổi một cách quan trọng cục diện kinh tế xã hội của tỉnh, trước hết là chuyền dịchcơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH, tạo ra thế và lực mới phát triển trong thờikỳ 2006 đến 2010.

Từ những vấn đề chung đó, đối với CN,TTCN được tỉnh xác định là: tiếp tụcđầu tư mở rộng đổi mới và hiện đại hoá trang thiết bị công nghệ các xí nghiệp hiện

Trang 20

có nhất là công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc,mỹ nghệ … các điểm và cơ sở phục vụ du lịch, các cơ sở hạ tầng công nghiệp đểđáp ứng nhu cầu trước mắt để ổn định lâu dài Phát triển các ngành công nghiệpmũi nhọn với thiết bị công nghệ hiện đại, trước mắt là vật liệu xây dựng, chế biếnthực phẩm, mở khu công nghiệp tập trung gọi vốn nước ngoài có hàm lượng côngnghệ cao như lắp ráp hàng điện tử, ô tô, sản phẩm cơ khí chính xác, hàng tiêu dùngcao cấp nhằm tăng tốc độ tăng trưởng công nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệptrong GDP, phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, phấn đấu đạt tốc độ tăngtrưởng công nghiệp 21% trở lên thời kỳ 2006 đến 2010 Phấn đấu đến năm 2010 có80% số làng trong tỉnh có nghề, trong đó khoảng 250 làng đạt tiêu chí làng nghề.Đưa tỉnh Hà Tây thành tỉnh công nghiệp trước năm 2015.

Giai đoạn 2010 cơ bản xây dựng và hình thành 4 khu công nghiệp chính đólà: thị xã Sơn Tây phát triển công nghiệp chế biến nông sản, sửa chữa ô tô, linhkiện thông tin và điện cơ, phân vi sinh; vùng Xuân Mai – Mỹ Đức phát triển côngnghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó vùng Hoà Lạc sẽ xây dựng khu côngnghệ cao, xây dựng các nhà máy lắp ráp ô tô, công nghiệp điện tử, giày da xuấtkhẩu; thị xã Hà Đông phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp du lịch;dọc quốc lộ 1A thuộc địa phận Thường Tín, Phú Xuyên phát triển công nghiệp chếbiến và đồ uống.

Khả năng và điều kiện phát triển kinh tế của CN,TTCN ở Hà Tây

Xuất phát từ định hướng phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2010 của tỉnh vớilợi thế về địa lý, tài nguyên và lao động, khả năng và điều kiện phát triển kinh tếcủa CN,TTCN trên địa bàn tỉnh Hà Tây là rất to lớn Là một tỉnh có nguồn tàinguyên khoáng sản đa dạng (như đã đề cập ở trên) là điều kiện thuận lợi cho phépHà Tây khai thác chế biến ở quy mô công nghiệp lớn và vừa Bên cạnh đó, cácdoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất CN,TTCN tăngnhanh và được sắp xếp chuyển đổi theo chiều hướng tích cực, hiệu quả Tính đến

Trang 21

nay, theo báo cáo tổng kết của ngành công nghiệp (tháng 4 năm 2005) toàn ngànhcông nghiệp có trên 1000 đơn vị sản xuất kinh doanh với hơn 200.000 lao động.Khối doanh nghiệp trong nước đã đầu tư vào Hà Tây 360 tỷ đồng, các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư 240 tỷ đồng Đây là nguồn vốn lớn đểmở rộng sản xuất kinh doanh Một số dự án lớn như giai đoạn 1 nhà máy xi măngMỹ Đức 1,4 triệu tấn/ năm có số vốn đầu tư trên 2000 tỷ đồng, nhà máy thuốc láThăng Long được bố trí 14 ha đất trong cụm công nghiệp thị trấn Quốc Oai có sốvốn trên 700 tỷ Nhà máy xà phòng Hà Nội di chuyển bố trí tại Yên Nghĩa(Chương Mỹ) vốn đầu tư gần 1000 tỷ đồng Đây là những khả năng và điều kiệnlớn để nâng tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh.

Về khả năng lao động và nguồn nhân lực, lực lượng lao động thường xuyêntoàn ngành hiện đang có trên 200 ngàn người, trong đó khối doanh nghiệp trungương 7000 người, công nghiệp quốc doanh địa phương khoảng hơn 5000 người,khối doanh nghiệp có vốn dầu tư nước ngoài gần 7000 người và khối đơn vị ngoàiquốc doanh trên 180 ngàn người Ngoài ra còn một lực lượng lớn lao độngCN,TTCN có tay nghề làm việc trong các làng nghề thủ công truyền thống ở khuvực nông nghiệp nông thôn

Từ những vấn đề trên cho thấy Hà Tây là tỉnh có khả năng rất lớn và điềukiện thuận lợi để phát triển mạnh kinh tế CN,TTCN điều đó cho phép địa phươngduy trì nhịp độ tăng trưởng công nghiệp bình quân giai đoạn 2006 đến 2010khoảng 21% trở lên; đưa tỉ trong công nghiệp – xây dựng trong GDP lên trên 40%vào năm 2010 và đưa tỉnh Hà Tây cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước năm2015 như định hướng phát triển CN,TTCN của tỉnh đã xác định

Yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, anninh của địa phương, các doanh nghiệp và của toàn tỉnh

Như trên trình bày, Hà Tây phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp trước năm2015, về đích trước cả nước 5 năm, cùng với tiềm năng phát triển CN,TTCN của

Trang 22

tỉnh rất lớn Đó là điều kiện thuận lợi về chủ quan và khách quan để đưa ngànhCN,TTCN của tỉnh phát triển nhanh, mạnh trong những năm tới CN,TTCN pháttriển tất yếu đẩy mạnh phân công lao động ở hai lĩnh vực này Sự phát triển củaphân công lao động nói riêng, phát triển CN,TTCN nói chung trước hết là do nhucầu phát triển nội tại của ngành trong xu thế phát triển chung của đất nước ở thờikỳ đẩy mạnh CNH,HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế Đồng thời, còn do yêu cầucủa sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong bối cảnh thế giới có nhiềudiễn biến phức tạp khôn lường Sự phát triển của phân công lao động, phát triểnCN,TTCN có thể huy động về nhân lực, vật lực cho quốc phòng, nhiều hay ít,nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào sự kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng ngay từkhâu quy hoạch, kế hoạch và suốt quá trình phát triển CN,TTCN ở mỗi doanhnghiệp, mỗi địa phương và của toàn tỉnh

Trang 23

1.1.2 Khu vực phòng thủ tỉnh Hà Tây trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc * Quan niệm về khu vực phòng thủ tỉnh Hà Tây

Vị trí của Hà Tây đối với cả nước

Theo Nghị quyết của Quốc hội khoá VII kỳ họp thử IX thông qua ngày 12tháng 8 năm 1991 về điều chỉnh địa gới hành chính quốc gia Tỉnh Hà Tây được táithành lập vào tháng 10 năm 1991 sau khi tách ra từ tỉnh Hà Sơn Bình và tiếp nhận6 huyện, thị xã từ Thành phố Hà Nội chuyển về Hà Tây là một tỉnh thuộc đồngbằng châu thổ sông Hồng có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắtnối Thủ đô Hà Nội với miền Trung, với Tây Bắc và Việt Bắc đều qua địa phận HàTây đường bộ có 4/7 cửa ngõ vào Thủ đô qua các quốc lộ 1A; quốc lộ 6; quốc lộ32 và đường cao tốc Láng Hoà Lạc Đường sắt ( tuyến Bắc Nam) từ Hà Nội chạydọc theo đường 1A qua các huyện Thường Tín, Phú Xuyên đến Hà Nam Hệ thốngđường thuỷ có các sông Hồng, sông Đà, sông Đáy, sông Nhuệ và sông Tích.Đường không có sân bay Miếu Môn và sân bay Hoà Lạc đang từng bước đượccủng cố, mở rộng phục vụ sẵn sàng chiến đấu Có thể thấy rằng hệ thống giaothông trên địa bàn Hà Tây đã nối liền giữa các vùng rất thuận tiện cho việc giaolưu kinh tế và hoạt động quân sự Do vậy, phần lớn các học viện, nhà trường quânđội và một số đơn vị chủ lực của Bộ quốc phòng và Quân khu Thủ đô đã lấy địabàn Hà Tây làm nơi đóng quân.

Về vị trí chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội

Hà Tây là tỉnh có truyền thống cách mạng, trong hai cuộc kháng chiến chốngPháp và đế quốc Mỹ là căn cứ cách mạng của Trung ương Đảng, Chính phủ Vớinhững thành tích và công lao to lớn của đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trangtỉnh, ngày 18 tháng 12 năm 2002 Chủ tịch nước đã quyết định phong tặng danhhiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho nhân dân và lực lượng vũ trangtỉnh Hà Tây trong thời kỳ chống Pháp.

Hà Tây có lợi thế về địa lý tiếp giáp với tam giác tăng trưởng kinh tế là Hà

Ngày đăng: 06/10/2013, 08:20

Xem thêm: KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH HÀ TÂY DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐẨY MẠNH PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG CÔNG NGHIỆPTIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w