Tác động tích cực

Một phần của tài liệu KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH HÀ TÂY DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐẨY MẠNH PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG CÔNG NGHIỆPTIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG (Trang 30 - 40)

- Xây dựng về quân sự an ninh

1.2.1. Tác động tích cực

Đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây tác động tích cực đến xây dựng KVPT tỉnh trên một số nội dung sau:

1.2.1.1. Góp phần quan trọng vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của khu vực phòng thủ tỉnh

Đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN làm cho năng suất lao động được nâng cao hơn góp phần giữ vững ổn định chính trị của KVPT tỉnh

Quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN, trong điều kiện tỉnh đẩy mạnh CNH,HĐH làm cho năng suất lao động ngày càng tăng sẽ từng bước đáp ứng được những yêu cầu của quá trình xây dựng KVPT nói chung và đặc biệt góp phần to lớn vào quá trình ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của KVPT nói riêng. Đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây nơi có các doanh nghiệp trung ương đứng trên địa bàn, tiểu thủ công nghiệp phát triển, và đặc biệt là địa phương có nhiều làng nghề thủ công truyền thống sẽ thúc đẩy sự chuyên môn hoá lao động, làm cho sự tách biệt nhanh chóng các loại lao động khác nhau trong lĩnh vực này. Từ đó đẩy nhanh sự phân chia các ngành trong công

nghiệp địa phương và sự phân chia nhiều nghề thủ công trong điều kiện mới. Nói cách khác, đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây trong điều kiện mới sẽ góp phần kích thích sự phát triển nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, trên địa bàn Hà Tây có 4 khu công nghiệp, 26 cụm công nghiệp, 203 điểm công nghiệp đang triển khai giai đoạn một. Khu công nghiệp bắc Phú Cát với 327 ha, Khu công nghệ cao Hoà Lạc 200 ha. Toàn tỉnh có 288 doanh nghiệp và gần 2000 hộ đăng ký đầu tư xây dựng sản xuất CN,TTCN và chế biến lương thực, thực phẩm. Trong đó, 118 doanh nghiệp và 188 hộ đã có quyết định thuê đất phát triển CN,TTCN địa phương. Sự ra đời, phát triển của các khu công nghiệp, điểm công nghiệp lại thu hút thêm nhiều lao động của địa phương vào sản xuất, kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Người lao động có việc làm, có thu nhập ổn định là một trong những điều kiện tốt để giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của KVPT. Sự ra đời phát triển của các khu công nghiệp, điểm công nghiệp cũng dẫn đến hệ quả tích cực là sự phân bố lại dân cư và lao động giữa các khu vực, các vùng trên địa bàn tỉnh. Lao động ngày càng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng sẽ là lực lượng tại chỗ, lực lượng trực tiếp và lực lượng dự bị của công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Hiện nay, toàn tỉnh tổng số dân quân tự vệ có 602 đầu mối đơn vị có quân số chiếm 2,18 % dân số. Riêng tự vệ có 279 đầu mối với quân số chiếm 12,8 % tổng số cán bộ công nhân viên, trong đó có 215 cơ sở tự vệ doanh nghiệp nhà nước, còn lại là các cơ sở doanh nghiệp tư nhân và 1 cơ sở liên doanh với nước ngoài. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trong các làng nghề thủ công hàng năm được phát động, thực hiện, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm đã góp phần tạo thế trận an ninh nhân dân, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân trên địa bàn tỉnh.

Việc giữ gìn ổn định chính trị tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh tốt hơn

Đây là nội dung có tầm quan trọng đặc biệt. Ở Hà Tây các khu công

nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều làng nghề thủ công. Hà Tây là điểm có nhiều khu du lịch và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Chùa Hương, khu du lịch Đồng Mô, Khoang Xanh, Suối Tiên, Ba Vì… hàng năm thu hút một lực lượng lớn khách du lịch đến tham quan nghỉ mát. Đó là những nơi tập trung một lực lượng lớn lao động, với đủ các thành phần, lứa tuổi, trình độ nhận thức và ở các địa phương khác nhau. Do vậy, khó tránh khỏi những phức tạp và các bất cập nảy sinh. Các khu tập trung đông lao động thường dễ xảy ra các tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng xấu đến phát triển sản xuất và gây không ít khó khăn trong công tác quản lý con người, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, việc giữ gìn ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội sẽ là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển sản xuất, thu hút các nhà đầu tư vào các ngành nghề công nghiệp ở địa phương. Ngược lại, không giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tốt thì sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, gây thiệt hại về kinh tế như ở khu công nghiệp An Khánh vừa qua là một ví dụ. Tình hình đó còn gây khó khăn cho thu hút đầu tư nước ngoài và khách du lịch trong và ngoài nước, ảnh hưởng xấu đến tốc độ phát triển kinh tế của địa phương.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng làng xã chiến đấu vững mạnh nhất là ở các làng nghề thủ công.

Thế trận KVPT tỉnh vững mạnh phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng hệ thống làng, xã chiến đấu vững chắc. Khi có tình huống xảy ra sẽ hình thành thế trận làng giữ làng, xã giữ xã, huyện giữ huyện … Hà Tây là tỉnh có nhiều làng nghề thủ công truyền thống (khoảng hơn 200 làng nghề) nơi tập trung số lượng lao động tại chỗ rất đông đảo. Với đặc điểm nói chung về kinh tế xã hội ở các làng

nghề thủ công Hà Tây là người thợ luôn gắn bó với nông nghiệp, nông thôn. Trong các làng nghề truyền thống, người thợ thủ công đồng thời cũng là người nông dân, tuy làm nghề thủ công là chính nhưng người thợ thủ công vẫn canh tác trên mảnh đất của mình. Vì thế ở hầu hết các làng nghề truềyn thống có đại bộ phân dân cư làm nghề thủ công nhưng vẫn còn tham gia sản xuất nông nghiệp ở mức độ nhất định. Họ giữ đất nông nghiệp để tự mình trồng trọt hoặc thuê mướn người khác làm cho mình, chính vì lẽ đó họ rất gắn bó với làng, xã và đó chính là nhân tố cơ bản góp phần xây dựng làng, xã chiến đấu vững mạnh. Trong điều kiện phân công lao động trong CN,TTCN được đẩy mạnh, tất yếu quá trình phân công lao động trong các làng nghề thủ công sẽ có nhiều biến đổi sâu sắc. Trước kia đặc điểm nổi bật trong các làng nghề truyền thống là sử dụng lao động thủ công là chính thì hiện nay dưới tác động của quá trình CNH,HĐH, lao động trong các làng nghề đã có sự phân hoá và áp dụng kỹ thuật cơ khí, hình thành nên các bộ phận lao động có tay nghề chuyên môn kỹ thuật khác nhau. Vì vậy, việc thuê mướn lao động kỹ thuật từ các địa phương khác tới làm ăn ngày càng nhiều hơn. Cho nên việc xây dựng thế trận làng, xã vững mạnh tính phức tạp sẽ tăng lên điều đó phụ thuộc rất lớn vào việc giữ gìn ổn định chính trị trong thế trận KVPT tỉnh.

1.2.1.2. Góp phần vào việc bảo đảm tốt hơn nguồn hậu cần, kỹ thuật tại chỗ cho diễn tập, tác chiến của khu vực phòng thủ tỉnh

Trong điều kiện hiện nay, mọi nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng …phục vụ cho hoạt động của lực lượng vũ trang và nhu cầu về vật chất kỹ thuật để xây dựng KVPT nói chung trên cả nước phải dựa vào nguồn lực trong nước chứ không còn viện trợ từ bên ngoài. Vì vậy, một phần rất cơ bản của nguồn kinh phí xây dựng KVPT tỉnh Hà Tây phải dựa vào nguồn thu từ sự phát triển kinh tế trong nội bộ tỉnh. Đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN trên địa bàn sẽ góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất, phân công lại lao động phát triển, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả đó sẽ

góp phần vào việc bảo đảm tốt hơn nguồn hậu cần kỹ thuật cho diễn tập, tác chiến của KVPT tỉnh. Trong những năm vừa qua, CN,TTCN ở Hà Tây giữ vững được nhịp độ tăng trưởng bình quân 18%, năm 2004 tăng lên trên 20%. Các thành phần kinh tế phát triển cả về số lượng, quy mô, trình độ công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây sẽ dần làm cho ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng số giá trị sản xuất của các ngành trong toàn tỉnh. Đặc biệt giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm có mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2001 đạt 4087,7 tỷ đồng tăng 17,72 % so với năm 2000 đạt tỷ trọng 33,87% trong GDP của tỉnh; năm 2002 đạt 5117 tỷ đồng tăng 25,19% so với năm 2001; năm 2003 đạt 6020 tỷ đồng; năm 2004 đạt 7225,7 tỷ đồng tăng 20,7% so với năm 2003, đạt tỷ trọng 37,1% trong cơ cấu GDP của tỉnh. Kết quả đó do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến do đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN, đây không chỉ là nguồn vật chất phục vụ tốt đời sống của nhân dân mà còn là nguồn hậu cần tại chỗ đáp ứng nhu cầu phòng thủ khi cần thiết. Hiện nay tỉnh đã chỉ đạo các doanh nghiệp, nhà máy,xí nghiệp trên địa bàn sẵn sàng chuyển hướng sản xuất phục vụ cho nhu cầu quốc phòng khi cần thiết như định hướng các nhà máy cơ khí, các xí nghiệp sửa chữa ô tô, nhà máy chế tạo phụ tùng vật tư có thể sản xuất chông, mìn, cạm bẫy và các vật tư phương tiện quốc phòng, xí nghiệp dược sản xuất thuốc tham gia chăm sóc sức khoẻ nhân dân và cứu chữa thương bệnh binh, các xí nghiệp bánh kẹo có thể chuyển hướng sản xuất lương khô, thực phẩm khô, nhà máy bê tông sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn làm công sự trận địa phục vụ diễn tập chiến đấu của KVPT tỉnh …. Bảo đảm vật chất kỹ thuật cho xây dựng KVPT là việc làm thường xuyên và ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện chiến tranh hiện đại. Điều đó bắt nguồn từ sự phụ thuộc của quốc phòng, chiến tranh vào kinh tế ngày càng tăng lên. Trong điều kiện của chiến tranh hiện đại, những yêu cầu vật chất kỹ thuật của chiến tranh không thể đáp ứng chỉ bằng dự trữ

“nóng” được tổ chức từ trước mà thường phải được sản xuất ngay trong thời gian chiến tranh. Do đó, trong thời bình phải chuẩn bị kinh tế cho chiến tranh dưới dạng dự trữ “lạnh” thông qua việc tổ chức, chuẩn bị động viên kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu đột ngột tăng cao của hoạt động quốc phòng, an ninh trong KVPT khi có nguy cơ chiến tranh. Đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển rất phù hợp với đáp ứng nhu cầu của chiến tranh trong KVPT dưới dạng dự trữ “lạnh”.

Nội dung chuẩn bị, động viên kinh tế cho quốc phòng rất rộng bao gồm: chuẩn bị động viên công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc … trong đó chuẩn bị động viên công nghiệp đối với các ngành sản xuất cơ bản như chế tạo máy móc, sản xuất nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, xây dựng cơ bản giữ vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn dữ trữ năng lực sản xuất quân sự.

Sự đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây sẽ làm cho các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử, sửa chữa lắp ráp ô tô, xe máy, linh kiện thông tin và điện cơ có điều kiện phát triển. Đó là điều kiện thuận lợi để thực hiện kế hoạch phối hợp với các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng trên địa bàn như nhà máy thông tin M3, M1 (của Binh chủng thông tin), xí nghiệp cơ khí Xuân Khanh (Tổng cục kỹ thuật), xí nghiệp sửa chữa xe máy và trạm nguồn A37, xí nghiệp sửa chữa khí tài radar A34, xí nghiệp sửa chữa khí tài bệ đạn tên lửa A31 (Quân chủng Phòng không Không quân)… lắp đặt một số công đoạn sản xuất các sản phẩm quân sự nhằm chuẩn bị công suất dự trữ cho sản xuất và sửa chữa vũ khí, trang thiết bị, phương tiện chiến tranh.

Mặt khác, việc xây dựng KVPT vững mạnh có khả năng phòng thủ tích cực, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của địch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, thế trận, lực lượng. Trong đó có công tác bảo đảm hậu cần kỹ thuật nhất là công tác bảo đảm lương thực thực phẩm giữ vai trò quan trọng. Hệ thống hậu cần tại chỗ của KVPT trong chiến tranh nhân dân gồm có : hậu cần

quân sự địa phương, hậu cần địa phương và hậu cần nhân dân. Hậu cần quân sự địa phương nằm trong biên chế của hậu cần quân đội. Mọi kế hoạch chuẩn bị bảo đảm của bộ phận hậu cần này là theo sự chỉ đạo của cục hậu cần quân khu và Tổng cục Hởu cần. Còn bộ phận hậu cần địa phương và hậu cần nhân dân là lực lượng gắn liền với quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Hai bộ phận này có một lượng hiện có nhất định dưới dạng dự trữ, còn chủ yếu tồn tại dưới dạng tiềm tàng, sẽ được huy động sử dụng khi có nguy cơ hoặc khi có chiến tranh xảy ra. Tuy hai bộ phận hậu cần này không nằm trong hệ thống tổ chức biên chế của quân đội nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với hậu cần quân sự địa phương, hợp thành lực lượng hậu cần tại chỗ của KVPT.

Quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây đã thúc đẩy công nghiệp chế biến nói chung và công nghiệp chế biến của hậu cần quân đội nói riêng phát triển để sản xuất ra các loại lương khô, đồ hộp… dự trữ cho hoạt động quân sự của KVPT, đồng thời có lượng dự trữ cần thiết để đáp ứng cho hoạt động quốc phòng an ninh trên địa bàn khi có chiến tranh xảy ra. Trên các địa bàn còn có các cụm chế biến lương thực, thực phẩm, đây là điều kiện thuận lợi cho phép xây dựng hệ thống hậu cần tại chỗ của chiến tranh nhân dân và cải thiện được công tác bảo đảm kinh tế cho KVPT tỉnh.

1.2.1.3. Góp phần cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cao cho khu vực phòng thủ khi cần thiết

Quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, cùng với sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Hà Tây sẽ hình thành nên những con người lao động mới không chỉ có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng vững vàng, mà còn có phẩm chất trí tuệ phát triển ngày càng cao, nắm vững khoa học kỹ thuật, có tư duy độc lập sáng tạo, tính táo bạo quyết đoán trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính những con người này sẽ có khả năng tiếp thu, sử dụng hiệu quả những vũ khí kỹ thuật hiện đại, có các phương án

xử lý tối ưu các tình huống trong chiến đấu. Đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây gắn với CNH,HĐH sẽ từng bước thúc đẩy nền công nghiệp địa phương phát triển theo hướng hiện đại. Đó là điều kiện tốt để tôi luyện lên những con người mới với tư cách là sản phẩm của nền đại công nghiệp. Những con người này, khi bước vào hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng, trong môi trường quân sự họ sẽ sớm thích nghi và hoà nhập với mọi tình huống phức tạp của hoạt động quân sự, quốc phòng. Đồng thời trong môi trường sản xuất lớn hiện đại cũng sẽ từng bước hình thành những con người có tư duy sáng tạo, trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội. Đó là một yếu tố quan trọng để đáp

Một phần của tài liệu KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH HÀ TÂY DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐẨY MẠNH PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG CÔNG NGHIỆPTIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w