Ảnh hưởng của phân công lao động trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh Hà Tây

MỤC LỤC

Tác động của đẩy mạnh phân công lao động trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Hà Tây đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh

Quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN, trong điều kiện tỉnh đẩy mạnh CNH,HĐH làm cho năng suất lao động ngày càng tăng sẽ từng bước đáp ứng được những yêu cầu của quá trình xây dựng KVPT nói chung và đặc biệt góp phần to lớn vào quá trình ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của KVPT nói riêng. Đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây nơi có các doanh nghiệp trung ương đứng trên địa bàn, tiểu thủ công nghiệp phát triển, và đặc biệt là địa phương có nhiều làng nghề thủ công truyền thống sẽ thúc đẩy sự chuyên môn hoá lao động, làm cho sự tách biệt nhanh chóng các loại lao động khác nhau trong lĩnh vực này. Trước kia đặc điểm nổi bật trong các làng nghề truyền thống là sử dụng lao động thủ công là chính thì hiện nay dưới tác động của quá trình CNH,HĐH, lao động trong các làng nghề đã có sự phân hoá và áp dụng kỹ thuật cơ khí, hình thành nên các bộ phận lao động có tay nghề chuyên môn kỹ thuật khác nhau.

Trong điều kiện hiện nay, mọi nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng …phục vụ cho hoạt động của lực lượng vũ trang và nhu cầu về vật chất kỹ thuật để xây dựng KVPT nói chung trên cả nước phải dựa vào nguồn lực trong nước chứ không còn viện trợ từ bên ngoài. Hiện nay tỉnh đã chỉ đạo các doanh nghiệp, nhà máy,xí nghiệp trên địa bàn sẵn sàng chuyển hướng sản xuất phục vụ cho nhu cầu quốc phòng khi cần thiết như định hướng các nhà máy cơ khí, các xí nghiệp sửa chữa ô tô, nhà máy chế tạo phụ tùng vật tư có thể sản xuất chông, mìn, cạm bẫy và các vật tư phương tiện quốc phòng, xí nghiệp dược sản xuất thuốc tham gia chăm sóc sức khoẻ nhân dân và cứu chữa thương bệnh binh, các xí nghiệp bánh kẹo có thể chuyển hướng sản xuất lương khô, thực phẩm khô, nhà máy bê tông sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn làm công sự trận địa phục vụ diễn tập chiến đấu của KVPT tỉnh …. Đó là điều kiện thuận lợi để thực hiện kế hoạch phối hợp với các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng trên địa bàn như nhà máy thông tin M3, M1 (của Binh chủng thông tin), xí nghiệp cơ khí Xuân Khanh (Tổng cục kỹ thuật), xí nghiệp sửa chữa xe máy và trạm nguồn A37, xí nghiệp sửa chữa khí tài radar A34, xí nghiệp sửa chữa khí tài bệ đạn tên lửa A31 (Quân chủng Phòng không Không quân)… lắp đặt một số công đoạn sản xuất các sản phẩm quân sự nhằm chuẩn bị công suất dự trữ cho sản xuất và sửa chữa vũ khí, trang thiết bị, phương tiện chiến tranh.

Quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây đã thúc đẩy công nghiệp chế biến nói chung và công nghiệp chế biến của hậu cần quân đội nói riêng phát triển để sản xuất ra các loại lương khô, đồ hộp… dự trữ cho hoạt động quân sự của KVPT, đồng thời có lượng dự trữ cần thiết để đáp ứng cho hoạt động quốc phòng an ninh trên địa bàn khi có chiến tranh xảy ra. Quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, cùng với sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Hà Tây sẽ hình thành nên những con người lao động mới không chỉ có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng vững vàng, mà còn có phẩm chất trí tuệ phát triển ngày càng cao, nắm vững khoa học kỹ thuật, có tư duy độc lập sáng tạo, tính táo bạo quyết đoán trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở Hà Tây hiện nay cùng với sự tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp là sự gia tăng lực lượng lao động, hiện nay toàn ngành công nghiệp trong địa bàn tỉnh lực lượng lao động thường xuyên có trên 200 ngàn, cùng với lực lượng lao động trong các làng nghề thủ công với số lượng hàng vạn người.

Việc quy hoạch và triển khai xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh có sự phát triển khá tốt, đến năm 2004 toàn tỉnh có 6 khu công nghiệp, công nghệ cao, 43 cụm công nghiệp và 203 điểm CN,TTCN và làng nghề với tổng diện tích là 7630 ha, trong đó 2 khu, 21 cụm và 49 điểm công nghiệp đã và đang triển khai các bước xây dựng. Tóm lại, sự tác động tích cực của đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây đến xây dựng KVPT tỉnh trên các mặt cơ bản như đã trình bày ở trên, làm cho sức mạnh tổng hợp của KVPT tỉnh ngày càng được tăng cường cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quân sự có khả năng đáp ứng kịp thời mọi tình huống xảy ra trong thời bình cũng như thời chiến. Thực tiễn xây dựng KVPT tỉnh, thành phố nói chung, xây dựng KVPT tỉnh Hà Tây nói riêng đã chứng tỏ chất lượng chính trị, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng vũ trang tỉnh, kết quả xây dựng thế trận KVPT phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là: điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, điều kiện địa hình, khí hậu thời tiết, nguồn nhân lực, kết quả huấn luyện, diễn tập tác chiến của các lực lượng trong KVPT tỉnh ….

Hơn nữa, việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế của ngành công nghiệp nói riêng, các ngành kinh tế nói chung đòi hỏi cần sử dụng một lực lượng lao động phù hợp với thời gian liên tục cho nên việc rút bở nhân lực trong dây chuyền sản xuất, kinh doanh sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống điều đó gây khó khăn trong việc huy động lực lượng cho diễn tập, tác chiến của KVPT tỉnh. Song, trong đội ngũ lao động CN,TTCN thường xảy ra tình trạng một số lớn lao động có tay nghề thủ công tốt hay đi làm ăn xa quê ở các địa phương trong địa bàn tỉnh, hoặc ở các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, thậm chí có bộ phận đi làm ở các tỉnh phía Nam điều này do sự tác động của cơ chế thị trường và quy luật cung cầu về lao động nên rất khó khăn trong công tác quản lý lực lượng dự bị động viên, dân quân và lực lượng cần thiết phục vụ cho diễn tập, tác chiến của KVPT. Thực tế vừa qua dưới tác động của cơ chế thị trường, quy luật lợi nhuận, việc sản xuất kinh doanh của các đơn vị, các địa phương phải lựa chọn đưa ra thị trường các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mà thị trường cần, dẫn đến nhu cầu sử dụng lực lượng lao động dáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Một vấn đề có tác động đến công tác quản lý an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của KVPT thêm khó khăn đó là tại các làng nghề truyền thống trong những năm gần đây lượng khách tham quan và lao động ở nơi khác đến làm ăn ngày một gia tăng, làm cho sự phức tạp trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương này là điều không tránh khỏi. Do kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cơ sở, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh và ngành công nghiệp có giai đoạn, có nơi ít chú ý đến nhiệm vụ quốc phòng trong KVPT dẫn tới một số doanh nghiệp sản xuất hàng dân sự có khả năng sản xuất hàng quân sự nhưng không muốn lắp đặt dây chuyền, công nghệ sản xuất hàng quân sự.