- Xây dựng về quân sự an ninh
1.2.2. Tác động không tích cực
Đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây không chỉ tác động tích cực mà còn có tác động không tích cực đến xây dựng KVPT tỉnh. Tác động không tích cực đó thể hiện trên một số nội dung sau :
1.2.2.1. Việc huy động lực lượng cho diễn tập, tác chiến của khu vực phòng thủ gặp khó khăn phức tạp hơn
Thực tiễn xây dựng KVPT tỉnh, thành phố nói chung, xây dựng KVPT tỉnh Hà Tây nói riêng đã chứng tỏ chất lượng chính trị, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng vũ trang tỉnh, kết quả xây dựng thế trận KVPT phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là: điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, điều kiện địa hình, khí hậu thời tiết, nguồn nhân lực, kết quả huấn luyện, diễn tập tác chiến của các lực lượng trong KVPT tỉnh …. Trong đó nguồn nhân lực và chất lượng huấn luyện diễn tập tác chiến của các lực lượng trong KVPT tỉnh giữ vai trò quan trọng. Vì vậy, để chuẩn bị tốt nguồn nhân lực bảo đảm trên tất cả các địa phương của tỉnh đều được phân bố dân cư, lao động hợp lý vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế vừa bảo
đảm xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc và huy đông lực lượng cho diễn tập, tác chiến của KVPT theo kế hoạch là vấn đề có tính cấp thiết. Song trên thực tế quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN với điều kiện kinh tế thị trường, dưới tác động của sự phân bố lực lượng lao động vào các ngành kinh tế và vào lĩnh vực CN,TTCN sẽ khó khăn phức tạp hơn. Do đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN (phân công lao động cá biệt) dẫn đến sự chuyên môn hoá sâu. Cho nên, việc rút bớt nhân lực trong dây chuyền sản xuất cho diễn tập, tác chiến của KVPT sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhất là điều đó lại đặt trong nền kinh tế thị trường, nguồn kinh phí hoạt động của KVPT bị hạn hẹp càng làm tăng thêm tính khó khăn, phức tạp trong việc huy động nguồn nhân lực cho diễn tập, tác chiến của KVPT tỉnh. Tất cả những điều đó đều chịu sự tác động của quy hoạch, bố trí, vấn đề sử dụng nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp, các cụm, điểm tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề thủ công truyền thống. Hơn nữa, việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế của ngành công nghiệp nói riêng, các ngành kinh tế nói chung đòi hỏi cần sử dụng một lực lượng lao động phù hợp với thời gian liên tục cho nên việc rút bở nhân lực trong dây chuyền sản xuất, kinh doanh sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống điều đó gây khó khăn trong việc huy động lực lượng cho diễn tập, tác chiến của KVPT tỉnh. Bởi lẽ quá trình huy động lực lượng sẽ dẫn tới sự mất cân đối về lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp và các địa phương sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, phát triển kinh tế CN,TTCN mà còn ảnh hưởng tới khả năng sẵn sàng chiến đấu cũng như thế bố trí chiến lược cho KVPT.
Hà Tây là quê hương của các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, vốn được mệnh danh là “đất trăm nghề”, nên lực lượng lao động làm việc ở lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân, các làng nghề thủ công truyền thống là rất lớn (ước tính khoảng gần 180 ngàn lao động). Đấy là chưa kể đến số lượng lao
động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Một số địa phương có nghề thủ công phát triển như Phú Xuyên, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Thạch Thất, Quốc Oai … thường xuyên tập trung một lực lượng lao động thủ công đông đảo. Song, trong đội ngũ lao động CN,TTCN thường xảy ra tình trạng một số lớn lao động có tay nghề thủ công tốt hay đi làm ăn xa quê ở các địa phương trong địa bàn tỉnh, hoặc ở các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, thậm chí có bộ phận đi làm ở các tỉnh phía Nam điều này do sự tác động của cơ chế thị trường và quy luật cung cầu về lao động nên rất khó khăn trong công tác quản lý lực lượng dự bị động viên, dân quân và lực lượng cần thiết phục vụ cho diễn tập, tác chiến của KVPT. Tình trạng quân dự bị động viên, dân quân chỉ có tên trong danh sách nhưng người đi làm ở xa địa phương cũng không quản lý được không còn là chuyện hiếm. Điều đó, làm cho việc huy đông lực lượng theo yêu cầu của KVPT gặp không ít khó khăn.
1.2.2.2. Góp phần làm tăng khó khăn, tính phức tạp của khu vực phòng thủ tỉnh
Thực tế vừa qua dưới tác động của cơ chế thị trường, quy luật lợi nhuận, việc sản xuất kinh doanh của các đơn vị, các địa phương phải lựa chọn đưa ra thị trường các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mà thị trường cần, dẫn đến nhu cầu sử dụng lực lượng lao động dáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời với quá trình đó là một bộ phận không nhỏ lao động bị dôi dư do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất trong quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN. Nhưng vì nhu cầu bảo đảm cuộc sống nên họ có thể làm đủ nghề để kiếm tiền ở ngoài xã hội, trong đó có những nghề mà luật pháp cấm. Điều đó có tác động xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn của KVPT tỉnh. Bên cạnh đó, vì mục đích chạy theo lợi nhuận nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân, cá thể đã “chạy xô” theo các ngành dịch vụ dễ sinh lời, bất chấp luật pháp càng làm tăng thêm tính khó khăn phức tạp
của KVPT tỉnh. Tình trạng này không chỉ tập trung ở các địa bàn thị xã, thị trấn và các khu du lịch mà còn cả ở các vùng nông thông vốn đã rất thanh bình như sản xuất đồ uống, kinh doanh dịch vụ, nhà hàng…. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nảy sinh không ít tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật, quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN dưới tác động của cơ chế thị trường sẽ dẫn đến tình trạng phân hoá giàu nghèo. Điều này có tác động nhất định tới tư tưởng, tâm lý cán bộ chiến sỹ đang làm nhiệm vụ trong lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng vũ trang Hà Tây nói riêng. Đồng thời nó còn tạo ra sự tác động tự phát trong việc hình thành cơ cấu lao động trên địa bàn, nhất là việc người dân thích làm việc, sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực, những vùng có nhiều cơ hội mang lại thu nhập và lợi nhuận cao. Điều đó, làm cho sự phân bố lực lượng có tay nghề và chuyên môn cao không đều giữa các vùng, miền của tỉnh. Cho nên, việc huy động lực lượng nhằm đáp ứng cả số và chất lượng cho KVPT tỉnh gặp không ít khó khăn.
1.2.2.3. Việc quản lý an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của khu vực phòng thủ nhất là ở các làng nghề thủ công truyền thống có nhiều khó khăn phức tạp
Hiện nay, do sản xuất phát triển, độ lưu, luân chuyển hàng hoá dịch vụ ngày càng gia tăng ở các vùng khác nhau trên địa bàn, nhất là ở các địa phương có làng nghề thủ công truyền thống. Theo số liệu thống kê ở các địa phương có các khu, cụm, điểm công nghiệp và các làng nghề độ lưu, luân chuyền hàng hoá thường tăng gấp từ 1,5 đến 8,5 lần so với các địa phương khác. Điều ấy đồng nghĩa với việc lượng khách đến trao đổi mua bán hàng hoá dịch vụ ở những nơi này ngày càng gia tăng. Trong số đó có những người đến làm ăn vì mục đích kinh tế nhưng cũng không trách khỏi có những người đến vì mục đích chính trị là chính. Tình hình đó làm cho việc phân biệt giữa đối tác và đối tượng gặp nhiều khó khăn và làm cho việc quản lý an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của những khu vực
này có nhiều phức tạp và khó khăn hơn. Một vấn đề có tác động đến công tác quản lý an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của KVPT thêm khó khăn đó là tại các làng nghề truyền thống trong những năm gần đây lượng khách tham quan và lao động ở nơi khác đến làm ăn ngày một gia tăng, làm cho sự phức tạp trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương này là điều không tránh khỏi.
Hơn nữa, thực tế cho thấy, đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở các địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ làm gia tăng một số lượng lớn lao động trong các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Đặc biệt là các doanh nghiệp kinh tế có yếu tố nước ngoài thường bố trí ở những nới có giá trị về kinh tế và quân sự. Trong những trường hợp nhất định nếu không kết hợp tốt giưa quốc phòng và an ninh sẽ bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá ta từ bên trong. Không những thế, nếu quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN diễn ra tự phát sẽ làm mất cân đối lực lượng giữa các ngành, vùng dẫn đến khó khăn chi viện cho nhau ở các địa bàn trong KVPT khi có chiến tranh xảy ra. Ngoài ra sự mất cân đối lao động giữa các vùng, địa phương còn làm gia tăng sức ép về dân số, môi trường, về sự quá tải giao thông và các dịch vụ công cộng khác, cùng với những hạn chế trong công tác quản lý xã hội, do sự tập trung quá mức gây ra. Điều đó không thể không ảnh hưởng đến hoạt động quốc phòng an ninh và xây dựng củng cố KVPT ở địa phương.
Từ những tác động tích cực và những tác động không tích cực của quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây đến xây dựng KVPT tỉnh đã đặt ra một số vấn đề cần giải quyết để tăng cường sức mạnh KVPT tỉnh trong tình hình mới.