1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN VÀ THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÌM ĐẾN VỐN VAY NGÂN HÀNG

9 414 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 33,98 KB

Nội dung

Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhân tại Thành phố Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải 11 Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhân tại Thành phố Cần Thơ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP NHÂN TÌM ĐẾN VỐN VAY NGÂN HÀNG 6. 1 CƠ SỞ ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP Những điểm thuận lợi để quyết định vay - Thứ nhất: doanh nghiệp nhân là những doanh nghiệp linh hoạt trong hoạt động của mình khá quen thuộc tại địa phương. - Thứ hai: doanh nghiệp nhân ngày càng phát triển về qui mô trong đó có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập. Những điểm yếu của doanh nghiệp nhân đối với quyết định vay - Thứ nhất: sự minh bạch của các doanh nghiệp chưa thật sự rõ ràng. - Thứ hai: tài sản làm đảm bảo tín dụng còn hạn chế một mặt về giá trị hữu hình, mặt khác những tài sản này đa số còn lạc hậu do đó khó được định giá cao . - Thứ ba: mức độ hiểu biết, hàm lượng kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh trình độ quản trị của chủ doanh nghiệp chưa thật cao Những ảnh hưởng thuận lợi từ bên ngoài đối với quyết định vay của doanh nghiệp - Thứ nhất: mật độ ngân hàng tại địa bàn nhiều ngày càng quan tâm đến doanh nghiệp nhân với nhiều loại sản phẩm mới. - Thứ hai: những chính sách của Trung ương địa phương cũng dành nhiều quan tâm đến khu vực này. - Thứ ba: nền kinh tế của đất nước cũng như thành phố ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp thương mại dịch vụ. Những ảnh hưởng không thuận lợi từ bên ngoài đối với quyết định vay ngân hàng - Thứ nhất: Sự chia sẽ thị trường kinh doanh với những doanh nghiệp vùng khác làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động dẫn đến nguy cơ phá sản hoặc mất sự tín nhiệm của ngân hàng. GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải 22 Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhân tại Thành phố Cần Thơ - Thứ hai: hoạt động của quỹ tín dụng sau một thời gian hoạt động đã được sự quan tâm của nhiều phía. Quỹ hỗ trợ tín dụng này là một trong những đối thủ cạnh tranh của ngân hàng. - Thứ ba: Còn một bộ phân không nhỏ doanh nghiệp nhân còn tưởng hoạt động dựa vào sức mình là chính, ngại phiền hà nhất là thủ tục giấy tờ, giao dịch bằng tiền mặt vẫn còn nhiều. 6.2 NHỮNG GIẢI PHÁP Sự tác động lẫn nhau của những yếu tố bên trong đối bên ngoài doanh nghiệp đều có tác động đến hoạt động quyết định vay hay không vay của doanh nghiệp. Những tác động đó đôi khi nảy sinh các yếu tố làm gia tăng quyết định vay nhưng cũng có lúc tác động đến doanh nghiệp không vay. Các giải pháp được đưa ra theo hướng thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp, gia tăng quyết định vay của doanh nghiệp thông qua sự tác động của các nhân tố bên trong bên ngoài. Kết hợp những yếu tố thuận lợi bên trong bên ngoài đối với quyết định vay - Doanh nghiệp cần tận dụng những chính sách hỗ trợ phát triển của Trung ương địa phương về phát triển doanh nghiệp nhân nhất là trong lĩnh vực tìm kiếm thị trường nâng cao chất lượng người lao động. Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm làm cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. - Tận dụng sự phát triển của nền kinh tế địa phương để tạo nền vững chắc cho doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ vững chắc ở địa phương rồi tiến tới những thị trường khác trong khu vực vươn xa hơn. - Phát triển các mối quan hệ hơn nữa với các tổ chức tín dụng. Mối quan hệ này sẽ không những thuận lợi trong việc xét duyệt vay mà còn nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Kết hợp những yếu tố bất lợi bên trong những nhân tố thuận lợi bên ngoài đối với quyết định vay - Doanh nghiệp nhân cần nâng cao sự minh bạch trong hoạt động của mình, nhất là trong lĩnh vực tài chính thông qua sự vấn của ngân hàng thực hiện đúng đủ các quy định của pháp luật địa phương. GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải 33 Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhân tại Thành phố Cần Thơ - Ngoài ra những hiểu biết năng lực quản trị của doanh nghiệp sẽ được cải thiện nếu doanh nghiệp biết chú trọng những khóa huấn luyện đào tạo do các cơ quan nhà nước hỗ trợ. - Sự phát triển của nền kinh tế mà yếu tố khoa học kỹ thuật là một trong những yếu tố đó. Đây là điểm thuận lợi để doanh nghiệp nhân cần nắm bắt lấy để cải tạo năng cao hiệu quả giá trị của tài sản, tránh để tài sản lạc hậu mất giá trị vô hình của tài sản đó. Sự kết hợp những yếu tố thuận lợi bên trong yếu tố tác động bất lợi bên ngoài - Tận dụng sự linh hoạt trong kinh doanh sự quen thuộc thị trường để tránh những sự đối đầu bất lợi trong kinh doanh. Nắm bắt thị hiếu thị trường, giữ vững thị trường truyền thống qua sự quen thuộc, linh hoạt trong phân khúc thị trường hợp tác kinh doanh với các đối tác. Chỉ có như vậy thì nguy cơ phá sản, làm ăn sút kém tình trạng ngân hàng mất tín nhiệm sẽ giảm đi. - Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp nhân đòi hỏi yêu cầu tất yếu khách quan là những doanh nghiệp này cần sử dụng các thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn nữa, cần làm quen với những thủ tục giấy tờ. Bởi vì những hoạt động này sẽ giúp cho ngân hàng được sổ sách hóa, minh bạch tạo được những mối quan hệ với những ngân hàng. Sự kết hợp giữa những yếu tố bất lợi từ bên trong ngoài đối với quyết định vay - Gia tăng hàm lượng kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, mạng lưới kinh doanh kênh phân phối nhằm giữ giành thị phần trong kinh doanh. Muốn như vậy, đội ngũ lãnh đạo người lao động trong doanh nghiệp nhân phải không ngừng nâng cao lãnh lực cạnh tranh. - Không nên trông cậy quá nhiều vào các quỹ hỗ trợ tín dụng bởi vì quy mô của quỹ hiện nay cũng còn hạn chế cơ chế thực hiện còn một số điểm cần hoàn thiện. Do đó những khoản hỗ trợ này đôi khi sẽ có sự hạn chế về số tiền hoặc thời gian hay đôi khi là cả hai. Bằng sự linh hoạt của mình, doan nghiệp nhân nên sử dụng nguồn hỗ trợ tín dụng này song hành cùng nguồn tín dụng của ngân hàng. CHƯƠNG 7 GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải 44 Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhân tại Thành phố Cần Thơ KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 7.1 KẾT LUẬN Trong những năm qua, khu vực doanh nghiệp nhân có sự phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Thành phố Cần Thơ. Sự phát triển đó thể hiện cả về mặt số lượng doanh nghiệp nhân khối lượng tài sản của các doanh nghiệp. Một trong những nhân tố quan trọng tác động vào sự lớn mạnh đó là nguồn tín dụng của ngân hàng. Những doanh nghiệp nhân tại Thành phố Cần Thơ tuy có phát triển đóng góp khá lớn nhưng cũng còn những yếu tố hạn chế về vốn số lao động nếu so với các thành phố lớn khác những vùng kinh tế trọng điểm. Doanh nghiệp nhân tại đây đa số là những doanh nghiệp có qui mô nhỏ vừa. Do vậy những doanh nghiệp này có sự hạn chế về qui mô hoạt động nhất là nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn ngân hàng. Khi quyết định vay những yếu tố định lượng quan trọng mà doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất là lãi suất, tài sản của doanh nghiệp khả năng của mình. Bên cạnh đó cũng có những yếu tố định tính được quan tâm khi quyết định vay hay không như cảm nhận mức độ cạnh tranh, khó khăn trong việc vay vốn, thời hạn món vay sự hỗ trợ của nhà nước. Tóm lại, khu vực doanh nghiệp nhân tại thành phố Cần Thơ tuy gặp một số khó khăn trong giai đoạn hiện nay nhưng nhìn chung sự khó khăn này đang được tháo dỡ dần. Qua phân tích cho thấy xu hướng những doanh nghiệp nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng sẽ tăng lên. Bởi vì những yếu tố tác động thuận lợi đến việc vay ngày càng tăng những yếu tố gây cản trở việc vay vốn ngân hàng lại càng bị triệt tiêu. Chính đường lối phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thúc đẩy xu hưóng này thông qua những yêu cầu phát triển đặt ra cho nhà nước bản thân các doanh nghiệp. GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải 55 Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhân tại Thành phố Cần Thơ 7.2 KIẾN NGHỊ Trong giai đoạn hiện nay cả trong tương lai, để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhân tại Thành phố Cần Thơ sự tiếp cận nguồn vốn ngân hàng tại đây, thiết nghĩ cần có một số kiến nghị như sau: 7.2.1 Đối với các cơ quan Trung ương - Đảng Nhà nước ta đã thành lập Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, đây là nơi có thể nghiên cứu phát triển những chính sách sát với thực tế của vùng trong đó có Thành phố Cần Thơ. Do đó phải nâng cao hiệu quả của Ban này đặc biệt là cần có chính sách phát triển ưu tiên doanh nghiệp nhân cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. - Hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải cơ sơ hạ tầng cho vùng, đặc biệt là những vùng trọng điểm của vùng với Thành phố Cần Thơ là trọng tâm. - Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về doanh nghiệp nhân cả nước nói chung khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng với chất lượng nghiên cứu đạt kết quả cao sát thực tế để tìm hưóng phát triển cho khu vực doanh nghiệp này. 7.2.2 Kiến nghị với các cơ quan của Thành phố Cần Thơ. - Trong nghị quyết phát triển kinh tế của Đảng bộ, Hội Đồng Nhân Dân, Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ phải có sự đánh giá đúng đắn về hiện trạng hướng phát triển khu vực kinh tế nhân. - Tạo sự công bằng trong hoạt động kinh doanh của các khu vực kinh tế trong đó cần phải hạn chế đến mức có thể sự bảo lãnh vay vốn đối với những doanh nghiệp nhà nước, tăng cường sự quan tâm này cho những doanh nghiệp nhân. - Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thành phố Cần Thơ cùng các cơ quan chức năng có liên quan cần tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhân. Trong đó tăng cường hoạt động chất lượng hoạt động của các trung tâm vấn, trung tâm thông tin các khóa đào tạo cho những doanh nghiệp này phải phù hợp hơn với thực tế. GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải 66 Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhân tại Thành phố Cần Thơ 7.2.3 Đối với ngân hàng tại Thành phố Cần Thơ - Các ngân hàng cần phải cùng nhau hình thành trung tâm thông tin khách hàng trong đó có thông tin về những doanh nghiêp nhân để thuận tiện cho việc xét duyệt thủ tục vay, giảm sự phiền hà không cần thiết. - Phát triển những sản phẩm dịch vụ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại đây như những sản phẩm bao thanh toán, ủy nhiệm thu, chiết khấu, nhiều hình thức cho vay linh động hơn. Song song đó cần phải bám sát tín dụng đối với những doanh nghiệp nhân này mà trước hết là vấn họ sử dụng vốn vay đúng mục đích. GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải 77 Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhân tại Thành phố Cần Thơ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Trọng Hoài (2006). “Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng tại Việt Nam”, http://www.fetp.edu.vn. 2. Trương Đình Độ (2004). “Vốn cho doanh nghiệp vừa nhỏ: Ngân hàng nói gì?”, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, (số 8), trang 6. 3. Tấn Đức (2006). “Vì sao chưa có doanh nghiệp nhân lớn?” Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, (Số : 25-2006 ( 809 )), trang 12. 4. Tổng cục thống kê, “ Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra từ 2002 đến 2005”. 5. Tổng cục thống kê, “Điều tra toàn bộ doanh nghiệp từ 2001 đến 2003”. 6. Ari Kokko, Hải Đăng biên dịch ( 2003 – 2004). “Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa nhỏ tại Việt Nam”. 7. Hữu Hạnh (2007). “Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ vừa”, Báo Nhân Dân, (số ra 9/01/2007), trang 5. 8. Henrik Hansen, John Rand, Finn Tarp. “ Tăng trưởng tồn tại của doanh nghiệp: vai trò hỗ trợ của nhà nước”. 9. Đình Hòa (2006). “Giải “cơn khát” vốn cho doanh nghiệp nhỏ vừa”, Nghiên Cứu Kinh Tế, (số 806 ngày 17/12/2006), trang 4-5. 10. Nguyễn Ngọc Hùng (2006) “Phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Báo Cần Thơ, (số 21, tháng 2 năm 2006), trang 3. 11. Minh Lam. “Để Việt Nam bay lên”, Vietnamnet. 12. Trần Vũ Nghi (2007). “Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Chưa với tới . chính sách ưu đãi!”, Tuổi Trẻ, (số ra 20/5/2007), trang 4. 13. Dương Ngọc (2005).“ Vị thế của kinh tế nhân”, Thời báo kinh tế Việt Nam, (số 58), trang 8. 14. Việt Phong (2006). “Toàn cảnh doanh nghiệp Việt Nam: Manh mún”, Doanh Nhân Cuối Tuần, (số11), trang 6. 15. Lê Văn Sự. “ Tổng quan tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ vừa của 10 tỉnh, thành phố một số phát hiện ban đầu”. GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải 88 Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhân tại Thành phố Cần Thơ 16. TS. Nguyễn Đình Tài. “Những yếu tố bất lợi đối với môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh các đề xuất”. 17. Cục Thống Kê thành phố Cần Thơ, (2006). “Tình hình hoạt động doanh nghiệp”, Niên Giám thống kê 2005, trang 14-15. 18. Trần Trọng Toàn (2004).“Doanh nghiệp vừa nhỏ: Sáu bước vượt “rào cản””, Thời Báo Tài Chính, ( Số ra 17/11/2004), trang 8-9. 19. Lâm Khiết Toàn (2003). “Doanh nghiệp ngoài quốc doanh họ mong muốn điều gì?”, Đầu Chứng Khoán, (số 22), trang 2. 20. Hồ Hồng Tuân (2006). “Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường”, Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương, ( số 78), trang 9 21. Vũ Quốc Tuấn. “Kinh tế dân doanh nhìn từ gốc độ dân chủ hóa trong nền kinh tế mới”. 22. Nguyễn Minh Quốc ( 2005). “Cần Thơ sau 30 năm xây dựng phát triển”, Báo Cần Thơ, (số ra 30/4/2005), trang 2 – 4. 23. The World Bank, (1995). “Private Sector Development in Low-Income Countries”, Washington, (6/1995). 24. Phan Dinh Khoi, Truong Dong Loc, Vo Thanh Danh, (2006).“An overview of development of private enterprise economy in the mekong delta of Viet Nam”, 25. Markus Taussig, Skadi Falatik, Luu Thanh Duc Hai, Phan Dinh Khoi and Markus Papenroth (2003). “Private Enterprises in the Mekong Delta”, 26. Hoàng Trọng, Phân tích dữ liệu nghiên cứu, 2005, Nhà xuất bản thống kê. 27. Niên giám thống kê Thành phố Cần Thơ, 2003, 2004, 2005 28. TS. Phạm Thúy Hồng, Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa nhỏ ở Việt Nam hiện nay, 2004, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 29. TS. Trịnh Hoa Mai, Kinh tế nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập, 2005, Nhà xuất bản Thế giới. GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải 99 . nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN VÀ THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÌM ĐẾN VỐN VAY NGÂN HÀNG 6. 1 CƠ SỞ ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP Những. tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh SVTH: Ngô Lâm Hải 11 Phân tích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp

Ngày đăng: 06/10/2013, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w