1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp giúp học sinh phòng chống bị xâm hại

25 134 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 63,33 KB

Nội dung

Vì vậy, với mong muốn tìm ra những giải pháp tốtnhất, tối ưu nhất để có thể giúp các em phòng ngừa xâm hại, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh phòng chống bị xâm hại

Trang 1

MỤC LỤC TRANG

MỤC LỤC 1

A PHẦN MỞ ĐẦU I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

II MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1

III GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 2

IV CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU 2

V CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 2

VI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 6

B PHẦN NỘI DUNG I THỰC TRẠNG 7

II CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 13

1 Trang bị cho các em các kỹ năng sống 13

2 Kết quả nghiên cứu 15

3 Hiệu quả áp dụng 19

C PHẦN KẾT LUẬN I Ý nghĩa của đề tài 22

II Bài học kinh nghiệm 22

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 2

Xâm hại trẻ em diễn ra với nhiều hình thức, nhiều mức độ, xuất phát donhiều nguyên nhân Vì vậy để bảo vệ trẻ em không bị xâm hại là một trongnhững vấn đề cần thiết trong xã hội hiện nay Đây không phải việc làm dànhriêng cho những người làm công tác giáo dục hay của những người làm công tác

xã hội mà đó là trách nhiệm của cả cộng đồng

Bản thân là một người làm công tác giáo dục, hàng ngày được chứng kiến sựngây thơ, hồn nhiên, trong sáng của tuổi học trò, hàng ngày cắp sách đến trường

để lĩnh hội tri thức, chuẩn bị hành trang bước vào đời Vậy mà các em có nguy

cơ gặp phải những trường hợp đau lòng như bị xâm hại sẽ làm tổn thương đếntâm lý của các em Rất có thể các em sẽ trở thành những đứa trẻ hoàn toàn khácnhư: thụ động, thờ ơ, lo sợ, tự kỷ thậm chí cả cái chết Đó là điều mà không aitrong chúng ta mong muốn Vì vậy, với mong muốn tìm ra những giải pháp tốtnhất, tối ưu nhất để có thể giúp các em phòng ngừa xâm hại, tôi đã lựa chọn đề

tài: “Một số biện pháp giúp học sinh phòng chống bị xâm hại”, để góp phần

đào tạo một thế hệ trẻ thực sự năng động, tự tin và giàu bản lĩnh để có thể ứngphó với bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống

II MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 MỤC ĐÍCH:

- Đề tài nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ mối nguy hiểm của xâm hại, cách bảo

vệ bản thân trước những mối nguy hiểm đó, để không có những vấn đề đáng tiếc

Trang 3

- xảy ra, để các em khôn lớn trưởng thành mạnh mẽ, lành mạnh và trở thành người

có ích cho đất nước

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp khảo sát, thống kê

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát qua các con số, số liệu đã thống kê

- Phương pháp gặp gỡ, trao đổi, xin ý kiến giáo viên hướng dẫn về nhận địnhthực trạng, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả và đưa ra giải pháp với từng vấn đề cụthể

III GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:

- Cụ thể là lớp 7A2 và 6A3, lớp 8A5, 9A1 (180 học sinh)

- Khảo sát, đánh giá, tổng hợp, khái quát dựa trên số liệu thống kê từ 4 khối lớp

về khả năng nhận thức và bảo vệ bản thân của học sinh

IV CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU

Tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất có thể giúp các em học sinh có những kỹnăng, biện pháp cần thiết trong việc phòng chống khi kẻ xấu xâm hại

Góp phần giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ năng động, tự tin, sáng tạo, đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của xã hội

V NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Chúng ta có thể hiểu xâm hại trẻ em nói chung là một vấn đề rất được quan tâm

và đặc biệt hơn cả là vấn đề xâm hại tình dục trẻ em Theo UNICEF: “ Xâm

Trang 4

hại tình dục trẻ em là mọi hành vi lôi kéo trẻ vào các hoạt động liên quan đến tình dục, mà trẻ không đủ khả năng (Hoặc không hiểu), hoặc không đủ tâm thế

để đưa ra quyết định đối với các hành vi này, hoặc các hành vi đó vi phạm đến pháp luật hay các giá trị văn hoá sở tại”.

Thực tế hiện nay, tình trạng trẻ bị xâm hại xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giớitrong đó có Việt Nam và cả trẻ em gái và trẻ em trai đều có thể là nạn nhân Vậylàm thế nào để chúng ta có thể bảo vệ được các em, bảo đảm cho các em có mộtcuộc sống an toàn, không có nguy cơ tiềm ẩn bị xâm hại? Đó là một vấn đề cầnđược quan tâm, cần được các cấp trong xã hội chung tay giải quyết

Trẻ em là thế hệ tương lai, là chủ nhân chính xây dựng đất nước.Vì vậy, chúng

ta phải dành cho các em những điều tốt đẹp nhất Thế nhưng trong thời gian quatình hình tội phạm xâm hại trẻ em xảy ra nhiều nơi và luôn tiềm ẩn yếu tố giatăng Tình trạng trẻ em bị xâm hại đang là hồi chuông báo động cho sự suythoái, đồi truỵ về đạo đức xã hội, gây bức xúc trong dư luận, gây ảnh hưởngnghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã và đang hội nhập với các nước trên thếgiới và từng bước phát triển vươn lên, những mặt tích cực của xã hội được pháttriển mạnh song những mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều gây ảnh hưởngđến sự tồn tại, phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộ phậnkhông nhỏ là trẻ em Theo xu thế phát triển của xã hội, một số gia đình bố mẹchỉ quan tâm, mải lo đến việc làm kinh tế mà quên mất gia đình là chiếc nôi củatrẻ, quan tâm dạy dỗ trẻ; không những thế còn có những gia đình cha mẹ nghiệnngập, cờ bạc, rượu chè ảnh hưởng vô cùng lớn đến tâm hồn trẻ, tới sự hìnhthành và phát triển nhân cách của trẻ Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việcdạy dỗ trẻ cho nhà trường và thầy cô giáo Bên cạnh đó cũng có những gia đình

có điều kiện kinh tế, quá chiều chuộng con dẫn đến trẻ thiếu sáng tạo, luôn ỷ lại,phụ thuộc vào người lớnvà mỗi khi gặp các tình huống khó khăn thì không biết

xử lý như thế nào, điều đó càng khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình

2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trang 5

Hiện nay, việc giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh là một nội dungđược đông đảo phụ huynh và dư luận đặc biệt quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh và phù hợp với mục tiêu giáodục hiện nay, nhằm đào tạo con người với đầy đủ các mặt “Đạo đức, trí tuệ, thểchất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học phổthông ” để đáp ứng yêu cầu cầu của xã hội Vì vậy trong giảng dạy, bên cạnhviệc cung cấp những kiến thức cơ bản của các bộ môn thì việc giáo dục kỹ năngsống phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi là vô cùng quan trọng.

Lứa tuổi THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 – 15 tuổi, tương ứng các emhọc từ lớp 6 đến lớp 9 trường THCS Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên

và nó có một vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển của các em

Tuối thiếu niên có vị trí và ý nghĩa đặc biệt trong quá trình phát triển của cả đờingười, được thể hiện ở những điểm sau:

- Thứ nhất: đây là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, thời kỳtrẻ đang ở “ngã ba đường” của sự phát triển Trong đó có rất nhiều khả năng,nhiều phương án, nhiều con đường để mỗi trẻ em trở thành một cá nhân Trongthời kỳ, nếu sự phát triển được định hướng đúng, được tạo thuận lợi thì em sẽ trởthành công dân tốt Ngược lại, nếu không được định hướng đúng, bị tác độngbởi yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt các nguy cơ dẫn đến trẻ em bên bờcủa sự phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách

- Thứ hai: thời kỳ mà tính tích cực xã hội của trẻ em được phát triển mạnh

mẽ, đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạnngang hàng, trong việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội, thiết kế tươnglai của mình và những hành động cá nhân tương ứng

- Thứ ba: Trong suốt thời kỳ thiếu niên dều diễn ra sự cấu tạo lại, cải tổ lại,hình thành các cấu trúc mới về thể chất, sinh lý, về hoạt động, tương tác xã hội

và tâm lý, nhân cách, xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành Từ đó

Trang 6

hình thành cơ sở nền tảng và vạch chiều hướng cho sự trưởng thành thực thụcủa cá nhân, tạo nên đặc thù riêng của lứa tuổi.

- Thứ tư: tuổi thiếu niên là giai đoạn khó khăn, phức tạp và đầy mâu thuẫntrong quá trình phát triển Ngay các tên gọi của thời kỳ này: thời kỳ “quá độ”,

“tuổi khó khăn”, “tuổi khủng hoảng”… đã nói lên tính phức tạp và quan trọngcủa những quá trình phát triển diễn ra trong lứa tuổi thiếu niên Sự phức tạp thểhiện qua tính hai mặt của hoàn cảnh phát triển của trẻ Một mặt có những yếu tốthúc đẩy phát triển tính cách của người lớn Mặt khác, hoàn cảnh sống của các

em có những yếu tố kìm hãm sự phát triển tính người lớn: phần lớn thời gian các

em bận rộn, ít có nghĩa vụ khác với gia đình; nhiều bậc phụ huynh quá chăm sóctrẻ, không để các em phải chăm lo cho việc gia đình…Chính vì vậy, việc rèn mộttrong những kỹ năng phòng chống xâm hại đối với trẻ em là một việc làm thực

sự cần thiết và có ý nghĩa trong tình hình hiện nay Hơn thế nữa đây không phải

là một nhiệm vụ quan trọng mà những người làm công tác giáo dục cần quantâm mà đó là vấn đề của toàn xã hội

Thực tế khó có thể đánh giá hết những ảnh hưởng do việc xâm hại trẻ emgây ra Việc trẻ em bị xâm hại đã để lại những vết thương không thể phai mờtrong gia đình, dòng họ nạn nhân, trong ký ức cộng đồng nơi trẻ bị gây hại mànạn nhân cùng sinh sống, để lại hậu quả lâu dài đến sức khoẻ cũng như sự pháttriển toàn diện của trẻ Việc trẻ bị xâm hại đã để lại những vết thương khôngphai mờ trong cuộc đời các em Đã nhiều năm nay chúng ta coi việc giáo dục trẻ

em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội.Công tác bảo vệ trẻ emcũng cần phải thực hiện như vậy Việc đấu tranh chống xâm hại trẻ, cần tậptrung vào biện pháp phòng ngừa Công tác truyền thông cần được làm đồng bộ,

có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội Đối tượng đầu tiên cần phảituyên truyền là trẻ em Các em cần được trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết đểbảo vệ mình tránh khỏi các hình thức bị lạm dụng Để làm được điều này, chínhcác bậc cha mẹ, nhà trường và các cơ quan chức năng cũng cần cập nhật kiếnthức về các thủ đoạn, hình thức xâm hại mới

Trang 7

Trên thực tế, nhiều học sinh ở các trường nói chung và học sinh trường THCSPhương Liệt nói riêng các em còn hạn chế những kỹ năng trong cuộc sống như:

Kỹ năng nhận thức, kỹ năng kiểm soát, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác,

kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng chia sẻ thông tin Vì vậy mà còn nhiềuhọc sinh chưa mạnh dạn, thiếu tự tin khi phải ứng phó với những tình huống khólường trong cuộc sống Hơn lúc nào hết, các em cần được quan tâm, giáo dục,truyền thụ những kiến thức về kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống xâm hại

Có như vậy mới phần nào hạn chế được tình trạng một số em xa lánh với môitrường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con người, kỹ năng

xã hội của các em ngày càng thiếu và yếu Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng họcsinh dễ bị kẻ xấu dụ dỗ và rất có thể sẽ bị xâm hại Ngoài những kiến thức phổthông, các em cần học điều gì để giúp các em hội nhập với xã hội, trở thànhcông dân có ích cho cộng đồng Đây cũng chính là những băn khoăn, trăn trởđược đặt ra đối với mỗi giáo viên- những người làm công tác giáo dục hiện nay

VI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

- Từ ngày 12/9/1016 đến 16/9/2016: Lập đề cương, xây dựng kế hoạch

- Từ ngày 19/9/2016 đền 8/10/2016: Nghiên cứu và áp dụng

- Từ ngày 10/1/2017 đến 28/2/2017: Tổng kết và hoàn tất đề tài

Trang 8

B.PHẦN NỘI DUNG

I THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN

1 THỰC TRẠNG

Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục THCS là:

Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả của giáodục Tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu

về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, trung cấp họcnghề hoặc đi vào cuộc sống lao động

Mục tiêu tổng quát đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có những nộidung mới so với mục tiêu lâu nay đã xác định:

Về mục tiêu đào tạo con người: Vừa đào tạo con người Việt Nam phát triển toàndiện, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả,đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vừa đảm bảo phát huy tốt nhấttiềm năng riêng của mỗi cá nhân 

Về mục tiêu hệ thống: Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạytốt, học tốt, quản lí tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lí, gắn với xâydựng xã hội học tập; chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá và hộinhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủnghĩa và bản sắc dân tộc Tạo chuyển biến căn bản mạnh mẽ về chất lượng, hiệuquả, giáo dục đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ

Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dụcViệt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực

UNESCO đề xướng 4 mục đích học tập: Học để biết, học để làm, học để chung

sống, học để tự khẳng định mình Trong khi, nhà trường của chúng ta hiện nay

đang nặng về: Học để biết, nghĩa là về cơ bản chỉ đạt được một trong bốn mục

đích của UNESCO

Các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực này đều khẳng định tình trạng xâm hại tình dục trẻ em trên thực tế luôn cao hơn nhiều so với các số liệu thống kê chính thức Cụ thể như sau:

Trang 9

12 số liệu thống kê từ các báo cáo điều tra, nghiên cứu được chị JayneenSanders chia sẻ với mong muốn như một thông tin đánh động tới các bậc cha

mẹ, những người chăm sóc và các giáo viên về vấn đề nhức nhối này Cuối mỗithông tin là nguồn trích dẫn:

1 Khoảng 20% bé gái (1/5) và 8% bé trai (1/12,5) bị xâm hại tình dục trước

tuổi 18 (Pereda và các cộng sự, 2009)

2 95% những trẻ bị xâm hại tình dục là nạn nhân của một người chúng biết và

tin tưởng (NAPCAN 2009)

3 Trong số những kẻ xâm hại tình dục trẻ em dưới 6 tuổi, 50% đối tượng là cácthành viên trong gia đình Những người trong nhà cũng chiếm 23% trong số

những kẻ xâm hại tình dục trẻ em độ tuổi 12-17 (Snyder, 2000).

4 Lứa tuổi dễ bị tổn thương nhất trong các vụ xâm hại tình dục là từ 3-8 tuổi Phần lớn các vụ xâm hại tình dục trẻ em bắt đầu xảy ra trong độ tuổi này

(Browne & Lynch, 1994).

5 Nam giới chiếm 90% trong số các đối tượng gây ra những vụ xâm hại tìnhdục, trong khi nữ giới chiếm 3,9% Ngoài ra còn khoảng 6% đối tượng xâm hại

thuộc về "giới tính không xác định" (McCloskey & Raphael, 2005).

6 Khoảng 40% trẻ em bị những đứa trẻ lớn hơn (hoặc khỏe mạnh hơn) xâm hạitình dục (Finkelhor, 2012) Cùng với việc lan tràn các hình ảnh khiêu dâm hiệnnay, người ta còn thấy các vụ xâm hại tình dục trẻ em, cụ thể là những vụ việc

mà thủ phạm gây án là những đứa trẻ lớn hơn hoặc là anh/chị em họ của nạnnhân, cũng xảy ra ngày càng nhiều 23% trẻ em trong độ tuổi 10-17 đều đã tiếp

xúc với các hình ảnh khiêu dâm ngoài ý muốn (Jones L và các cộng sự, 2012).

7 84% các vụ việc trẻ em dưới 12 tuổi bị xâm hại tình dục xảy ra tại nơi ở

(Snyder, 2000).

8 Trong số các vụ việc trẻ bị xâm hại tình dục được trình báo với cơ quan chức

năng, có tới 98% các vụ việc lời khai của trẻ em được xác định là sự thật (Hội

đồng bảo an trẻ em bang bang New South Wales, tổ chức Dympna House trích dẫn năm 1998).

Trang 10

9 1/3 người lớn sẽ không tin nếu trẻ em nói với họ về việc chúng bị xâm hại

tình dục (Quỹ trẻ em Úc, 2010).

10 73% trẻ em bị xâm hại tình dục sẽ không nói với bất cứ ai về sự việc nàytrong ít nhất 1 năm 45% sẽ không nói với ai trong 5 năm Một số em sẽ không

bao giờ tiết lộ sự thật (Broman-Fulks và các cộng sự, 2007)

11 Những trẻ em từng bị xâm hại tình dục có nguy cơ tự tự cao hơn 10-13 lần

so với những trẻ em bình thường (Plunkett A, O’Toole B, Swanston H, Oates

RK, Shrimpton S, Parkinson P 2001).

12 Trẻ em không sống cùng cha mẹ (trẻ em được nhận làm con nuôi) có nguy

cơ bị xâm hại tình dục gấp 10 lần so với những đứa trẻ sống cùng cha mẹ ruột.Trẻ em sống cùng với cha/mẹ có một bạn tình khác sống chung trong nhà cónguy cơ bị xâm hại tình dục cao nhất Nguy cơ này ở chúng cao gấp 20 lần so

với những đứa trẻ sống cùng cha mẹ ruột (Sedlack và các cộng sự, 2010).

Riêng ở Việt Nam:Theo số liệu thống kê từ Bộ Lao động, Thương binh và Xãhội, trong 5 năm từ 2011 đến 2015, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ

em Tính trung bình, cứ 8 giờ trôi qua lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại.Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng con số này chỉ là những vụ việc được báocáo, còn rất nhiều vụ nạn nhân bị chính kẻ xâm hại dọa dẫm hoặc vì lý do nào

đó đã không được thống kê

Trên thế giới, theo thống kê của Hiệp hội Quốc gia Phòng chống Bạo hành trẻ

em (NSPCC), độ tuổi trung bình của trẻ em bị xâm hại tình dục là 9 tuổi Cứ 4

bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình dục, 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại tình dục.Vấn nạn này có xu hướng gia tăng đối với trẻ em nam Tại Việt Nam, trước đâytrẻ bị xâm hại thường là 13-18 tuổi thì nay xuất hiện nhiều vụ việc ở lứa tuổi 5-13.Đáng chú ý, 93% thủ phạm có mối quan hệ quen biết với nạn nhân, trong đó47% kẻ xâm hại là họ hàng, người trong gia đình nạn nhân

Trang 11

Qua thực tế giảng dạy nhiều năm lại là giáo viên Tổng phụ trách đội TNTP HồChí Minh, là giáo viên chủ nhiệm lớp, do vậy bản thân tôi có nhiều thời gian và

cơ hội gần gũi với các em thông qua các hoạt động Đội Chính vì vậy tôi nhận thấy kỹ năng sống, kỹ năng phòng ngừa xâm hại cho học sinh là vô cùng quantrọng Bởi trên thực tế chỉ có một số học sinh có hành vi, thói quen, kỹ năng tốt.Còn phần lớn các em còn ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi còn hạnchế

Thực tế hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta còn xảy ra biết bao nhiêu hiệntượng trẻ em bị xâm hại và không ai trong chúng ta có thể khẳng định rằng tất cảhọc sinh của chúng ta đều được an toàn Rất có thể có một tỷ lệ nhỏ các em họcsinh bị xâm hại nhưng các em đều không dám nói với bố mẹ, thầy cô, ngườithân, bạn bè các em đều tự mình giải quyết hoặc chịu đựng từ đó ảnh hưởngtrực tiếp tới sức khoẻ, tinh thần và kết quả học tập của các em Bởi thủ phạmxâm hại các em có thể là người thân của gia đình, người quen,hàng xóm thânthiết, bạn bè của cha mẹ hoặc tin cậy Và thủ phạm có thể tìm mọi cách để tạodựng mối quan hệ thân thiết, gần gũi với trẻ và gia đình các em để tiến hànhhành vi xâm hại trẻ Có thể nói xâm hại trẻ em là một hành vi vi phạm pháp luậtViệt Nam Tất cả trẻ em đều có thể có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thứcxâm hại, đặc biệt là xâm hại tình dục

Trong việc phát hiện, ngăn chặn và giải quyết hành vi bạo lực giới thì giáodục nhà trường đóng vai trò chủ đạo, giáo dục gia đình đóng vai trò then chốt và

sự cộng hưởng của xã hội giữ vai trò quan trọng Phải tăng cường sự phối hợpgiữa gia đình, nhà trường và xã hội Trong đó, mỗi nhân tố cần làm tốt vai trò vàtrách nhiệm của mình, đặc biệt là giáo dục gia đình vì mỗi gia đình là một đơn vịđộc lập trong khi các nhà trường là một tập thể có hệ thống, có chế tài quản lý vàgiám sát của cơ quan chức năng, gia đình cũng chính là tế bào của xã hội

Trang 12

2 NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH PHẠM TỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM.

Có nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau dẫn đến tình trạng xâm hại trẻ

em, mà đặc biệt là xâm hại tình dục, theo tôi có những nguyên nhân chính nhưsau:

Thứ nhất: Nguyên nhân từ phía gia đình:

- Gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sự đói nghèo lạc hậu, không có điều kiện

để chăm sóc quản lý, giáo dục trẻ em, thường để các em ở nhà một mình hoặcgửi hàng xóm, có thể là những đối tượng tiềm ẩn sự nguy hiểm, cũng có khi trẻ

do thiếu thốn tình cảm, sống trong hoàn cảnh gia đình không hoàn thiện, lạikhông được học hành chu đáo, dẫn đến tình trạng các em bị lợi dụng rủ rê, hoặc

bị ép buộc vào các hành vi phạm tội ngoài ý muốn

- Do cha mẹ các em mải làm ăn nên thiếu sự quan tâm, buông lỏng quản lý,phó mặc con cái cho thầy cô và nhà trường, chưa giáo dục thường xuyên về đạođức lối sống cho trẻ, thiếu kiến thức và phương pháp giáo dục về giới tính chotrẻ, đặc biệt là hướng dẫn trẻ cách phòng ngừa, đôi khi cha mẹ còn cho là chưađến lúc vì con còn nhỏ, ngại nói đến vấn đề giới tính và không biết phải nói thếnào với con.Có những cha mẹ khó có thể làm bạn với con để sẵn sàng lắngnghenhững tâm sự của convì khoảng cách lứa tuổi hoặc trình độ, đôi khi biếtnhưng không có phương pháp phù hợp dẫn đến sự bất hợp tác của trẻ

- Trong nhiều trường hợp khi xảy ra việc trẻ bị xâm hại, gia đình ngại tố cáotội phạm, cho qua hoặc dấu kín vì sợ tai tiếng, mặc cảm, cho rằng con mìnhcũng có lỗi, điều đó đã vô tình tiếp tay cho kẻ xâm hại trẻ em thoát tội và tiếptục phạm tội

Thứ hai: Nguyên nhân xã hội

- Do công tác quản lý các loại hình dịch vụ, băng đĩa hình, văn hoá phẩm đồitruỵ thiếu chặt chẽ, nhiều bộ phim, sách truyện có nội dung bạo lực, khiêu dâmvẫn được trình chiếu và bán trên thị trường

Ngày đăng: 10/06/2020, 07:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w