Bản thân là một người làm công tác giáo giáo dục, hàng ngày được chứng kiến các em với những nét thơ ngây, hồn nhiên đến trường để được lĩnh hội tri thức trang bị hành trang để bước vào
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Có thể nói tình trạng trẻ em bị xâm hại hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết, đang là mối lo ngại, trăn trở của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn
xã hội Xâm hại trẻ em ở Việt Nam diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và xảy ra với các em học sinh ở mọi độ tuổi Trên các phương tiện thông tin hiện nay chúng ta không khó khăn
để tìm thấy những thông tin về học sinh bị xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội
Xâm hại trẻ em diễn ra với nhiều hình thức, nhiều mức độ, xuất phát do
nhiều nguyên nhân Vì vậy để bảo vệ trẻ em không bị xâm hại là một trong những vấn đề cần thiết trong xã hội hiện nay Nó không phải là việc làm chỉ dành riêng cho những người làm công tác giáo dục hay của những người làm công tác xã hội mà đó là trách nhiệm chung của cả cộng đồng
Bản thân là một người làm công tác giáo giáo dục, hàng ngày được chứng kiến các em với những nét thơ ngây, hồn nhiên đến trường để được lĩnh hội tri thức trang bị hành trang để bước vào đời Vậy mà các em lại gặp phải những trường hợp đau lòng như bị xâm hại làm tổn thương đến tâm sinh lí của các em Rất có thể các em sẽ trở thành những đứa trẻ hoàn toàn khác như: thụ động, đờ đẫn, lo sợ, tự kỉ, Đó là điều mà không ai trong chúng ta mong muốn Vì vậy với mong muốn tìm ra những biện pháp tốt nhất để có thể giúp các em phòng
ngừa bị xâm hại, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh
phòng tránh bị xâm hại”, để góp phần đào tạo ra một thế hệ trẻ thực sự năng động, tự tin và giàu bản lĩnh ứng phó với bất cứ tình huống nào trong cuộc sống 1
II MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1 Mục đích:
- Nghiên cứu nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ mối nguy hiểm của xâm
hại, cách bảo vệ bản thân trước những mối nguy đó, để không có những vấn đề đáng tiếc xảy ra và xã hội có những mầm non mạnh mẽ và có ích cho đất nước
2 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát qua các con số, số liệu đã
thống kê
- Phương pháp gặp gỡ, trao đổi, xin ý kiến giáo viên hướng dẫn về
nhận định thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả và đưa ra giải pháp với từng vấn đề
III GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
1 Đối tượng:
- Các em học sinh lớp 5A
3
và các học sinh trong khối lớp 5 trường Tiểu học
Trường Sơn
- Các giáo viên chủ nhiệm khối lớp 5, Ban hoạt động ngoài giờ
2 Phạm vi nghiên cứu:
Trang 2- Nghiên cứu ở lứa tuổi thiếu niên; đồng thời nghiên cứu các giá trị kĩ năng sống cho học sinh
- Khảo sát, đánh giá, tổng hợp khái quát dựa trên các số liệu thống kê từ: học sinh lớp 5A
3
, học sinh khối 5 về khả năng tự nhận thức bảo vệ bản thân ở trường
Tiểu học Trường Sơn
IV CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU:
Tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất có thể giúp các em học sinh khối 5 nói riêng và cho tất cả các em trong trường tiểu học nói chung có được những kĩ năng, những biện pháp cần thiết trong việc phòng chống bị kẻ xấu xâm hại Góp phần giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ năng động, tự tin đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của xã hội
2
V CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1 Cơ sở lí luận:
Chúng ta có thể hiểu xâm hại trẻ em nói chung là một vấn đề rất được
quan tâm và đặc biệt hơn hết là vấn đề xâm hại tình dục trẻ em Theo UNICEF:
“Xâm hại tình dục trẻ em là mọi hành vi lôi kéo trẻ vào các hoạt động liên quan đến tình dục, mà trẻ không đủ khả năng (hoặc không hiểu), hoặc không đủ tâm thế để đưa ra quyết định đối với các hành vi này, hoặc các hành vi đó vi phạm đến pháp luật hay các giá trị văn háo sở tại”
Thực tế hiện nay, tình trạng trẻ em bị xâm hại xảy ra ở mọi quốc gia trên
thế giới trong đó có Việt Nam và cả trẻ em gái và trẻ em trai đều có thể là nạn nhân Vậy làm thế nào để chúng ta có thể bảo vệ được các em, bảo đảm cho các
em có một cuộc sống an toàn không có nguy cơ tiềm ẩn bị xâm hại ? Đó là một vấn đề cần được quan tâm, cần được các cấp trong xã hội giải quyết
Trẻ em là thế hệ trẻ sẽ là những chủ nhân chính xây dựng đất nước trong
tương lai Vì vậy chúng ta phải dành cho các em những điều tốt đẹp nhất Thế nhưng trong thời gian qua tình hình tội phạm xâm hại trẻ em xảy ra nhiều luôn tiềm ẩn yếu tố gia tăng Tình trạng trẻ em bị xâm hại đang là hồi chuông báo động cho sự suy thoái, đồi trụy về đạo đức xã hội, gây bức xúc trong dư luận, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã và đang hội nhập với các nước trên thế giới và từng bước phát triển vươn lên, những mặt tốt của xã hội được phát triển mạnh song những vấn đề mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộ phận không nhỏ là trẻ em Theo xu thế phát triển của xã hội, một số gia đình bố
mẹ chỉ quan tâm, mải lo đến việc làm kinh tế mà quên mất gia đình là chiếc nôi của trẻ, quên đi việc cần tạo một môi trường gia đình đầm ấm, người lớn gương mẫu, quan tâm dạy dỗ trẻ; không những thế còn có những gia đình cha mẹ nghiện ngập, cờ bạc, rượu chè, ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm hồn trẻ, tới sự
Trang 3phát triển nhân cách của trẻ Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ trẻ 3
cho nhà trường Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế, quá chiều chuộng con dẫn đến trẻ thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp các tình huống trong thực tế lúng túng không biết xử lý thế nào, hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân mình
2 Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay, việc giáo dục môt số kỹ năng sống cho học sinh là một nội
dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo con người với đầy đủ các mặt “đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” để đáp ứng yêu cầu của xã hội Vì vậy, trong giảng dạy, bên cạnh việc cung cấp những kiến thức ban đầu về Toán học, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội cho các em, các em sẽ được cung cấp những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức tốt Chính vì vậy việc rèn một trong những kĩ năng phòng chống xâm hại đối với trẻ em là một việc làm thực sự cần thiết và có
ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay Hơn hết nó không phải là một nhiệm vụ quan trọng mà những người làm công tác giáo dục cần quan tâm mà đó là vấn đề mà
cả xã hội quan tâm
Thực tế khó có thể đánh giá hết những ảnh hưởng do việc xâm hại trẻ em
đem lại Việc trẻ em bị xâm hại đã để lại những vết thương không phai mờ trong gia đình dòng họ nạn nhân, trong ký ức cộng đồng nơi trẻ bị gây hại mà nạn nhân cùng chung sống, để lại hậu quả lâu dài đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ Những ảnh hưởng do việc xâm hại trẻ em đem lại Việc trẻ em bị xâm hại đã để lại những vết thương không phai mờ trong gia đình dòng
họ nạn n hân Nhiều năm nay chúng ta coi việc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội Công tác bảo vệ trẻ em cũng cần phải thực 4
hiện như vậy Việc đấu tranh chống xâm hại trẻ em, cần tập trung vào biện pháp phòng ngừa Công tác truyền thông cần được làm đồng bộ, có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan hữu quan Đối tượng đầu tiên cần phải tuyên truyền chính là trẻ em Các em cần được trang bị đầy đủ để bảo vệ mình khỏi các hình thức lạm dụng Gia đình, nhà trường phải có trách nhiệm cung cấp kiến thức cho các em Để làm được điều này, chính các bậc cha mẹ, nhà trường
và các cơ quan chức năng cũng cần cập nhật kiến thức về các thủ đoạn, hình thức xâm hại mới
Có thể nói thực tế nhiều học sinh trong các trường học nói chung và trường
Trang 4tiểu học Trường Sơn nói riêng các em cũng còn hạn chế những kĩ năng trong cuộc sống như: kĩ năng nhận thức, kĩ năng kiểm soát, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, Vì vậy dẫn đến tình trạng nhiều học sinh chưa mạnh dạn, tự tin khi ứng phó với những tình huống khó lường trong cuộc sống Hơn lúc nào hết các em cần được quan tâm, giáo dục, truyền thụ những kiến thức về kĩ năng sống, kĩ năng phòng chống xâm hại, Có như vậy mới phần nào hạn chế được tình trạng một số em xa lánh với môi trường sống thực tế và thiếu
sự tương tác giữa con người với con người, kĩ năng xã hội của học sinh ngày càng kém Điều này dẫn đến tình trạng học sinh dễ bị những kẻ xấu dụ dỗ và rất có thể
sẽ bị xâm hại Vậy ngoài những kiến thức phổ thông, học sinh cần học điều gì để giúp các em hội nhập với xã hội, trở thành công dân có ích cho cộng đồng Đây cũng chính là những băn khoăn, trăn trở được đặt ra đối với mỗi giáo viên – những người làm công tác giáo dục hiện nay
VI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
- Từ ngày 16/9/2014 đến 20/9/2014: Lập đề cương
- Từ ngày 23/9/2014 đến 04/10/2014: Nghiên cứu và áp dụng
- Từ ngày 23/12/2014 đến 30/12/2014: Tổng kết và hoàn tất đề tài
5
B PHẦN NỘI DUNG
I THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN:
1 Thực trạng:
Như chúng ta đã biết, mục tiêu giáo dục tiểu học : “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” Quá trình giáo dục được tổ chức giúp người học nắm được những nội dung : hệ thống tri thức, thái độ, kĩ năng, hành vi ứng xử và thói quen hành vi thể hiện trong cuộc sống của cộng đồng, của xã hội Từ đó hình thành ở người học những mặt xã hội, tâm lí, thể chất, cách ứng xử đúng đắn thông qua các mối quan hệ cùng nhau trong tập thể, trong nhóm, trong các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 5 trường Tiểu học Trường Sơn, bản
thân tôi thấy kĩ năng sống, kĩ năng phòng ngừa xâm hại của của học sinh chưa cao Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt Còn phần lớn các em
có nhận xét, đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực Học sinh thể hiện kĩ năng còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng của bản thân Các em còn ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi còn hạn chế
Thực tế hàng ngày, hàng giờ trên đất nước Việt Nam chúng ta xảy ra biết
bao nhiêu tiện tượng trẻ em bị xâm hại và không ai trong chúng ta có thể khẳng định rằng tất cả học sinh của chúng ta đều được an toàn Rất có thể có một tỉ lệ nhỏ các em học sinh bị xâm hại nhưng các em đều không dám nói với bố mẹ,
Trang 5thầy cô, với người thân, các em đều tự mình giải quyết hoặc chịu đựng từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tinh thần và kết quả học tập của các em Bởi thủ phạm xâm hại các em có thể người thân của gia đình, người quan hoặc tin cậy Và chúng có thể tìm mọi cách để tạo dựng mối quan hệ thân thiết với trẻ và gia đình các em để tiến hành hành vi xâm hại trẻ Có thể nói xâm hại trẻ em là một hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo
vệ khỏi mọi hình thức xâm hại, đặc biệt là xâm hại tình dục
6
Trong việc phát hiện, ngăn chặn và giải quyết hành vi bạo lực giới thì
giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo, giáo dục gia đình đóng vai trò then chốt và sự cộng hưởng của xã hội giữ vai trò quan trọng Phải tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội Trong đó, mỗi nhân tố cần làm tốt vai trò và trách nhiệm của mình, đặc biệt là giáo dục gia đình, vì mỗi gia đình là một đơn vị độc lập trong khi các nhà trường là một tập hợp có hệ thống, có chế tài quản lý và giám sát của các cơ quan chức năng, gia đình cũng chính là tế bào của xã hội
2 Nguyên nhân và điều kiện của tình hình phạm tội đối với trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau dẫn đến tình trạng xâm
hại trẻ em, mà đặc biệt là xâm hại tình dục, theo tôi có những nguyên nhân chính sau:
*Thứ nhất: Nguyên nhân từ phía gia đình
- Gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sự nghèo đói lạc hậu, không có điều
kiện để chăm sóc quản lý giáo dục các em, thường để các em ở nhà một mình hoặc gửi các em ở những đối tượng không đáng tin cậy, do sự thiếu thốn tình cảm, sống trong hoàn cảnh gia đình không hoàn thiện, lại không được học hành chu đáo, dẫn đến tình trạng các em bị lợi dụng rủ rê, hoặc ép buộc vào các hành
vi phạm tội ngoài ý muốn
- Do cha mẹ các em thiếu quan tâm buông lỏng quản lý, chưa giáo dục
thường xuyên về đạo đức lối sống cho trẻ, thiếu kiến thức và phương pháp giáo dục về giới tính và hướng dẫn trẻ cách phòng ngừa
- Trong nhiều trường hợp khi xảy ra việc trẻ bị xâm hại gia đình ngại tố
cáo tội phạm, cho qua hoặc dấu kín vì sợ tai tiếng, mặc cảm vô tình đã tiếp tay cho kẻ xâm hại trẻ em thoát tội và tiếp tục phạm tội
7
*Thứ hai: Nguyên nhân xã hội
- Do công tác quản lý các loại hình dịch vụ, băng đĩa hình, văn hóa phẩm đồi trụy thiếu chặt chẽ, nhiều bộ phim, sách truyện có nội dung bạo lực, khiêu dâm vẫn được trình chiếu và bán trên thị trường
- Sự phối hợp của các cơ quan ban ngành đoàn thể từ Trung ương đến địa phương còn thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ hoặc thiếu kiên quyết
- Do lối sống buông thả, suy đồi đạo đức cá nhân thấp hèn mất nhân tính,
Trang 6những việc làm tiêu cực của người lớn cũng đã ảnh hưởng tới tình trạng phạm tội đối với trẻ em
- Tình trạng mù chữ, thất học, không có việc làm, không hiểu biết pháp luật, coi thường pháp luật
8
* Thứ ba: Nguyên nhân từ đặc điểm tâm sinh lý, thể chất, trình độ nhận
thức của trẻ em
- Do đặc điểm về tâm sinh lý của trẻ em, sự bồng bột thiếu suy nghĩ và sự non nớt về trí tuệ, do sự biến chuyển về sinh lý, làm theo phim ảnh sách báo đồi trụy,
là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị xâm hại
- Do đặc điểm về thể chất, các em còn yếu ớt chưa có sự phát triển đầy đủ, chưa có khả năng chống cự lại các hành vi xâm hại của tội phạm
- Do trình độ nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, còn thiếu kiến thức về
xã hội và kiến thức về pháp luật, kiến thức về giới tính, người bị hại có nhược điểm về tinh thần cũng là một trong những nguyên nhân và điều kiện cho kẻ phạm tội thực hiện
* Thứ tư: Nguyên nhân từ công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật, giáo dục giới tính
- Do công tác tuyên truyền giáo dục về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em chưa thường xuyên còn mang tính hình thức chạy theo phong trào, do pháp luật còn nhiều bất cập, việc điều tra xử lý tội phạm xâm hại trẻ em chưa kịp thời, thiếu nghiêm minh chưa tạo được dư luận xã hội lên án mạnh mẽ đối với hành vi xâm hại trẻ em
- Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa đi sâu xuống từng địa bàn, từng cụm dân cư nên không đạt hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức pháp luật trong nhân dân
- Do công tác giáo dục đạo đức lối sống cho trẻ chưa được chú trọng, công tác giáo dục giới tính chưa thường xuyên, chưa có phương pháp giáo dục giới tính và hướng dẫn cách phòng ngừa tội phạm cho các em
- Sự kết hợp quản lý giáo dục giữa gia đình nhà trường và xã hội chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ
9
II CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Việc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội
Vậy thì công tác bảo vệ trẻ em cũng cần phải thực hiện như vậy, đó không phải
là trách nhiệm của riêng ai mà nó là sự chung tay, góp sức của toàn xã hội Đấu tranh chống xâm hại trẻ em, cần tập trung vào biện pháp phòng ngừa Công tác truyền thông cần được làm đồng bộ, có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan hữu quan Đối tượng đầu tiên cần phải tuyên truyền chính là trẻ em Các em cần được trang bị đầy đủ để bảo vệ mình khỏi các hình thức lạm dụng
Trang 7Gia đình, nhà trường phải có trách nhiệm cung cấp kiến thức cho các em Để làm được điều này, chính các bậc cha mẹ, nhà trường và các cơ quan chức năng cũng cần cập nhật kiến thức về các thủ đoạn, hình thức xâm hại mới Cụ thể các biện pháp như sau:
1 Cần trang bị cho các em các giá trị kĩ năng sống để tự bảo vệ và
tham gia phòng chống xâm hại trẻ em:
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tội phạm xâm hại trẻ em và thực tiễn xét xử các loại tội này, từ những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tình hình tội phạm xâm hại trẻ em Trước hết những người làm công tác giáo dục cần nhận thức rõ điều đó và cần trang bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết để các em có thể tự bảo vệ mình
Ở tuổi thiếu niên, các em học sinh còn biết bao điều cần trau dồi để hoàn
thiện mình, đặc biệt là các kĩ năng sống cần thiết để tự bảo vệ bản thân trước những hiểm nguy ngoài xã hội Quan trọng nhất trong số đó là kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng tự nhận thức bản thân và kĩ năng kiên định Về kĩ năng giao tiếp, khi đứng trước sự lôi kéo của bạn bè phải biết bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thân Dù có bị đả kích như thế nào hay có những lời dụ dỗ thú vị ngon ngọt
ra sao thì cũng phải là chính mình, sáng suốt nhận định đúng sai, biết thương lượng và từ chối đúng cách, vừa không phật lòng người khác,vừa tốt cho mình Học cách giải quyết xung đột không dùng bạo lực, rèn luyện khả năng giao tiếp
có hiệu quả Về kĩ năng tự nhận thức bản thân, các bạn cần hiểu rõ bản thân, có lòng tự trọng,tự tin, biết cách đương đầu với cảm xúc Nhận biết được cảm xúc 10
và những nguyên nhân của nó sẽ giúp ta quản lí được hành động và cảm xúc của mình Học cách đương đầu với căng thẳng, xác định đúng giá trị bản thân Những điều chúng ta tin và xác định đúng về bản thân sẽ giúp ta luôn đi đúng hướng và phấn đáu đạt tới những điều tốt đẹp Các em học sinh cần phải có suy nghĩ phê phán,sáng tạo trong mọi tình huống, vấn đề gặp phải và tìm cách tốt nhất để giải quyết Mặc dù bạn phải kiên định trong những suy nghĩ và hành động đúng của mình nhưng cũng cần tiếp thu những ý kiến tốt để hoàn thiện bản thân Ngoài ra học sinh chúng ta nên tự trang bị cho mình những khả năng về bơi lội, võ thuật và sơ cứu để phòng những trường hợp bất trắc xảy ra
Khi đối mặt với những cảm xúc tiêu cực hay những căng thẳng của bản
thân, ta hãy hít thở sâu bình tâm suy nghĩ và tìm ra nguyên nhân để giải quyết Lúc này, bạn có thể nghe nhạc thật to, chạy bộ, hát, chơi với em nhỏ hay làm việc mình thích sẽ giúp giảm stress rất hiệu quả đấy
* Các kĩ năng sống cần trang bị cho học sinh trong nhà trường:
1 Kĩ năng tự nhận thức
2 Kĩ năng xác định giá trị
3 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
4 Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
Trang 85 Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
6 Kĩ năng thể hiện sự tự tin
7 Kĩ năng giao tiếp
8 Kĩ năng lắng nghe tích cực
9 Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
10 Kĩ năng thương lượng
11 Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
12 Kĩ năng hợp tác
13 Kĩ năng tư duy phê phán
14 Kĩ năng tư duy sáng tạo
15 Kĩ năng ra quyết định
16 Kĩ năng giải quyết vấn đề
11
17 Kĩ năng kiên định
18 Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
19 Kĩ năng đạt mục tiêu
20 Kĩ năng quản lý thời gian
21 Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
Trong các buổi sinh hoạt lớp hay chào cờ đầu tuần Tổng phụ trách nhà
trường hay giáo viên chủ nhiệm cần có đưa những nội dung lồng ghép giáo dục
kĩ năng cho học sinh Đặc biệt là các giờ sinh hoạt giáo viên nên dành quá nhiều thời gian để lồng ghép giáo dục học sinh Giáo viên cần vận dụng lồng ghép giáo dục trong các môn học liên quan một cách thường xuyên và hiệu quả nhất
Ví dụ trong môn Khoa học ( Lớp 5)
Bài 18: Phòng tránh bị xâm hại
Qua bài dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình và kênh chữ trong bài Từ đó giúp các em biết nêu và ứng xử một số tình huống dẫn đến nguy cơ bị xâm hại Cũng thông qua đó, giáo viên giúp học sinh ghi nhớ một số điều:
- Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ
- Không ở trong phòng kí một mình với người lạ
- Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không
rò lí do
- Không đi nhờ xe người lạ
- Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình,…
Bên cạnh đó tổ chức cho học sinh đóng vai “Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”, hoặc đưa ra những tình huống để giúp học sinh cùng được tham gia đóng vai xử lí
12
Qua bài học cũng giúp các em biết ứng dụng vẽ một Bàn tay tin cậy: liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bản
Trang 9thân bị xâm hại.
Hay như giáo viên dựa vào nội dung cuốn Thực hành kĩ năng sống
dành cho học sinh các khối lớp nói chung và khối lớp 5 nói riêng để lồng ghép giáo dục các em trong các tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Ngoài ra chúng ta còn có thể phối hợp với ban hoạt động ngoài giờ tổ
chức những sân chơi cho các em qua các hình thức như: Thi tìm hiểu về quyền, bổn phận cảu trẻ me, các trò chơi, các cuộc thi được thiết kế theo các hình thức khác nhau Qua mỗi nội dung đó các em sẽ tự mình rút ra được kinh nghiệm sống cho chính mình
13
Hình ảnh tuyên truyền
* Giáo dục rèn luyện nhân cách của học sinh, kĩ năng tự bảo vệ thông
qua các hoạt động của nhà trường:
- Giáo dục học sinh kĩ năng bảo vệ
- Hướng dẫn học sinh tự mình hiểu kiến thức về bạo lực giới, phòng chống về bạo lực giới
- Tổ chức các hoạt động tập thể để học sinh được tham gia:
+ Đóng kịch: Theo đơn vị các lớp để dự thi trong buổi chào cờ đầu tuần
+ Vẽ tranh
+ Gửi thông điệp: Qua thư, qua một số sản phẩm tự làm…
-Tổ chức học một số môn võ thuật, các câu lạc bộ TDTT khuyến khích học sinh nữ tham gia để nâng cao sức khỏe, bảo vệ bản thân
- Mở phòng tham vấn cho học sinh, chọn những người có kiến thức vững
vàng để sẵn sàng tư vấn cho học sinh hàng ngày Hoạt động này có theo dõi thống kê để nắm được tình hình
2 Tăng cường công tác giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ cho trẻ em:
- Để trẻ em có ý thức tự bảo vệ mình khỏi sự xâm hại của tội phạm cần
tăng cường các biện pháp giáo dục pháp luật và giới tính, gia đình và nhà trường cần trang bị cho các em những kiến thức nhất định phù hợp với khả năng nhận 14
thức và lứa tuổi của các em để các em có thể tự bảo vệ mình, đấu tranh loại bỏ
sự xâm hại của tội phạm
- Nâng cao hơn nữa trách nhiệm quản lý giáo dục của gia đình và nhà
trường, tăng cường giáo dục cho các em về giới tính để các em có sự phân biệt
về giới tính, giáo dục các em có ý thức đề phòng, bảo vệ mình trước hành vi dụ
dỗ lôi kéo của bọn tội phạm
- Các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em… các cấp cần có đường dây điện thoại nóng để cho các em và những người khác kịp thời báo tin khi thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật Nhà trường, gia đình không những phải thường xuyên gần gũi, quan tâm chăm lo đến các em mà còn phải trang bị cho các em những kiến thức cần thiết, để các em trong một chừng
Trang 10mực nào đó có thể chủ động tự bảo vệ được mình khỏi sự xâm hại của tội phạm.
3 Nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội đối
với công tác bảo vệ trẻ em khỏi sự xâm hại của tội phạm
- Quản lý chặt chẽ, tăng cường các hoạt động kiểm soát xã hội, kiên quyết
xử lý những tụ điểm phức tạp gây mất trật tự trị an, đặc biệt là các nhà hàng, quán Karaoke, điểm matxa, quán Internet có tổ chức hoặc cho người sử dụng truy cập vào những trang web xấu có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, tuyên truyền lối sống phi đạo đức
- Đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu
dân cư”, xây dựng “gia đình văn hóa”, phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm ở khu dân cư Tổ chức các cuộc thi về “tìm hiểu pháp luật”, tìm hiểu “cội nguồn dân tộc”, “tuyên truyền viên xuất sắc” “làng văn hóa” để tăng thêm hiểu biết khơi dậy lối sống tốt đẹp trong nhân dân, khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào
- Gia đình có vai trò quan trọng nhất đối với trẻ thơ, gia đình là tổ ấm, là
chổ dựa cho trẻ, vì vậy mọi người trong gia đình phải xây dựng và gìn giữ sự bình yên, hạnh phúc, phải có trách nhiệm chăm sóc, quản lý, giáo dục các em một cách chu đáo hơn Cần phải đề cao cảnh giác với mọi loại tội phạm, khi bị 15
xâm hại hay phát hiện có hành vi phạm tội cần phải báo cho các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời xử lý tội phạm
- Ngoài việc nâng cao trách nhiệm trong mỗi gia đình thì trách nhiệm của
nhà trường và các tổ chức xã hội cũng phải được tăng cường hơn Các trường học cần phải có trách nhiệm dạy dỗ, quản lý các em, trang bị cho các em những kiến thức cần thiết về xã hội và về pháp luật để các em có sự hiểu biết về giới tính, về cách bảo vệ mình trước những hành vi phạm tội
- Đẩy mạnh công tác quản lý các trường học, giảm tình trạng bỏ học của
học sinh, cần sớm đưa môn học giới tính vào trường học để giáo dục cho các em nhận thức đúng đắn và có những cách cư xử phù hợp, cần tạo ra những sân chơi lành mạnh bổ ích cho thanh thiếu niên, đồng thời gây dư luận lên án những hành
vi xâm phạm trẻ em nhất là xâm phạm tình dục trẻ em
- Tổ chức truyên truyền pháp luật rộng rãi trong nhân dân, khuyến khích
nhân dân lên án phát hiện và tố giác tội phạm, cần đưa ra các hình thức khen thưởng đối với những người phát hiện, tố giác tội phạm nâng cao hiểu biết, ý thức trách nhiệm của mọi người dân đối với vấn đề bảo vệ trẻ em
- Thiết lập mối quan hệ liên kết, hợp tác giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật với các cơ quan liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi trẻ em để ngăn ngừa một cách hiệu quả tình hình xâm hại tình dục trẻ em
- Hỗ trợ về giáo dục cho các em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt chú trọng đối tượng trẻ em đường phố, trẻ em lang thang, trẻ em lao động kiếm sống…Hỗ trợ về tư vấn giúp các em đề phòng được nạn xâm hại tình dục trẻ em