1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9

23 44 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 205 KB

Nội dung

Song bên cạnh đó vì đoạn văn ngắn nên nếu học sinh có nănglực cảm thụ, có kỹ năng tốt thì các em có thể đào sâu vấn đề và thể hiện rõ quanđiểm hoặc cảm nhận từ đó dẫn các em đến gần hơn

Trang 1

I Những vấn đề lí luận về rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh 4

Trang 2

Từ xưa đến nay đọc và học văn chương là một trong những hoạt động tinhthần bổ ích của con người Nhờ văn chương bạn đọc có thể cảm nhận cái hay cáiđẹp, những tâm tư tình cảm, những số phận con người những cách đối nhân xửthế và cả những rung động tinh tế của sâu thẳm tâm hồn… Chính vì vậy việcdạy môn văn trong nhà trường nói chung và dạy học văn bậc THCS nói riêngđóng vai trò vô cùng quan trọng Bởi qua giờ học văn các em được tiếp xúc trựctiếp với tác phẩm văn chương cảm thụ vẻ đẹp của cuộc sống muôn màu phảnánh trong đó Một trong những thao tác quan trọng trong giờ học văn là cảm thụtác phẩm thông qua bài văn, đoạn văn Vậy nên làm thế nào để các em cảm thụđược và trình bày được quan điểm, rung động về tác phẩm là điều mà các nhà sưphạm luôn quan tâm Chỉ khi được rèn luyện cách cảm thụ và trình bày thànhthạo thì khi đọc những tác phẩm mới, không có sự hướng dẫn của thầy cô, các

em vẫn có thể tự tìm tòi khám phá để cảm nhận rồi bình giá Khi làm được nhưthế là chúng ta đã đào tạo ra những bạn đọc có trình độ Khi nền văn học cónhiều bạn đọc có trình độ thì đòi hỏi các tác phẩm phải đạt chất lượng cao vì lẽ

đó mà thúc đẩy nền văn học ngày càng phát triển với những thành tựu mới Do

đó việc tìm kiếm giải pháp để làm tốt công việc này là điều trăn trở của các cấplao động ngành giáo dục cũng như của giáo viên đứng lớp hiện nay

Một trong những lí do tôi chọn đề tài này là do năm nay tôi được nhà trườngtiếp tục phân công dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9 Mặc dù kết của chưa được nhưmong muốn nhưng đó là thành công bước đầu của tôi trong việc tìm tòi, áp dụngnhững biện pháp bồi dưỡng kĩ năng viết đoạn cho học sinh Chính vì vậy tôi đưa

ra vấn để này để các đồng nghiệp cùng tham khảo Hy vọng rằng những kinhnghiệm nhỏ của tôi phần nào giúp anh chị em tháo gỡ một số vướng mắc trongrèn kỹ năng cho học sinh được đồng bộ và hiệu quả

2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu:

a Mục đích:

Rèn kĩ năng cho học sinh là một công tác khó khăn, phức tạp Vì vậy tôi

nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra giải pháp, hình thức rèn kĩ năng đạtkết quả cao Đồng thời nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn cho giáo viên.Làm tốt công tác này sẽ kích thích mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê, ý thứcvươn lên trong học tập nói chung và môn Ngữ văn nói riêng trong học sinh

b Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh cấp hai và tập trung vào học sinh khối 9

3 Phương pháp:

Trang 3

Phương pháp chủ yếu là khảo sát, nắm bắt tình hình thực tiễn, đúc rút kinhnghiệm từ giảng dạy hàng năm để tìm ra giải pháp chung cho việc rèn kỹ năngviết đoạn.

4.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

Từ năm 2005 - 2006 qua việc tìm hiểu tôi nhận thấy tính chất của đề thi

tuyển sinh trung học phỏ thông đã thay đổi Trước đó đề thi thường có phần tựluận là làm một bài văn nghị luận nhưng nay đề không yêu cầu viết bài luận màchỉ yêu cầu viết đoạn luận ngắn khoảng 10 đến 15 câu văn Trong một đề thường

có khoảng hai đoạn văn ngắn mỗi đoạn khoảng 2,5 đến 3 điểm và chiếm khoảnghai phần ba số điểm của đề thi

Sự thay đổi tính chất đề dẫn đến điểm số học sinh thường không được cao

do các em trước đó chưa chú trọng nhiều đến kỹ năng viết mà tập trung nhiềuvào nội dung Đứng trước thực trạng đó tôi suy nghĩ rất nhiều và bắt tay vàotriển khai kế hoạch từ các năm học trước khi tôi còn dạy ở các khối lớp dưới.Đến năm nay khi được ban giám hiệu phân công dạy trực tiếp khối 9, tôi có điềukiện tiếp tục hoàn thành kế hoạch rèn kỹ năng đã đề ra và thực hiện dở dang ởnhững lớp dưới Cho đến thời điểm này, tôi có thể nhận thấy kế hoạch của mìnhkhá thành công vì vậy tôi bắt tay vào viết sáng kiến ghi lại những kinh nghiệmbước đầu gặt hái được

Trang 4

để bàn bởi nó đã quá quen thuộc nhất là với người đi học nó gần gũi như cơm

ăn, nước uống hàng ngày Nhưng thực tế nói và viết không hề đơn giản Ngườinói và viết tốt là người phải có năng lực về môn văn đặc biệt là phân môn tậplàm văn Để tạo lập tốt một văn bản nói và viết người học phải có nhiều kỹ năng

từ kỹ năng dùng từ, đặt câu cho đến viết đoạn mà trong đó tiêu biểu nhất là kỹnăng viết đoạn Bởi đoạn văn chính là linh hồn của văn bản

Thoạt nhìn nhiều người nghĩ rằng viết đoạn văn dễ hơn viết bài văn nhưngthực tế không đúng như vậy Đoạn văn tuy ngắn nhưng đòi hỏi người viết có kỹnăng nếu không sẽ dẫn đến lan man không đi vào vấn đề hoặc sẽ không biết viết

gì và viết như thế nào Mặt khác vì đoạn văn trong đề thi thường chỉ khoảng 8đến 15 câu văn nên người chấm sẽ có điều kiện để đọc kĩ và phát hiện ra lỗi dùnhỏ của học sinh Song bên cạnh đó vì đoạn văn ngắn nên nếu học sinh có nănglực cảm thụ, có kỹ năng tốt thì các em có thể đào sâu vấn đề và thể hiện rõ quanđiểm hoặc cảm nhận từ đó dẫn các em đến gần hơn với phê bình văn học, mộttrong những mục tiêu hướng tới của việc dạy học văn

II Thực trạng dạy – học kỹ năng viết đoạn văn.

1 Về chương trình Ngữ văn THCS do sở ban hành:

Hiện nay, trong 595 tiết dạy học Ngữ văn trong chương trình THCS mới chỉ

có 7 tiết luyện viết đoạn văn ( lớp 6: 01 tiết , lớp 8: 04 tiết , lớp 9: 02 tiết)

6 20 Lời văn, đoạn văn tự sự

7 Không có tiết dạy viết đoạn

8

16 Liên kết các đoạn trong văn bản

28 Luyện viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

100 Viết đoạn văn trình bày luận điểm

102 Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm

9 60 Luyện viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận

Trang 5

Thời lượng dành cho hướng dẫn viết đoạn như vậy là quá ít vả lại các tiết liênquan đến đoạn văn lại chưa tập trung nhiều để rèn được kĩ năng viết đoạn dothời gian quá ngắn Nếu có hướng dẫn được kĩ năng về mặt lí thuyết thì lạikhông đủ thời gian thực hành mà chỉ khi các em bắt tay vào viết thực sự các emmới phát hiện ra những vướng mắc không thể giải quyết và lại cần đến vai tròngười thầy chỉ dẫn và tháo gỡ

2 Hoạt động dạy và học:

Do yêu cầu của môn ngữ văn và đề thi tuyển sinh THPT nên những năm gầnđây việc hướng dẫn viết đoạn cho học sinh được các nhà trường và giáo viêndạy Ngữ văn chú ý Giáo viên đã đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc hướng dẫnhọc sinh viết đoạn Nhưng cho đến nay hầu hết trong các nhà trường vẫn chưa

có chương trình thống nhất về việc rèn kỹ năng viết đoạn cho học sinh từ lớp 6đến lớp 9 Và đến lớp 9 việc rèn kỹ năng viết đoạn cho học sinh mới thực sựđược coi trọng Cũng chính vì lẽ đó trong thời gian chín tháng của năm học các

em học sinh cuối cấp vừa phải học rất nhiều kiến thức về văn bản, về tiếng Việtlại thêm luyện viết các kiểu đoạn văn khác nhau Do lượng kiến thức lớn khiếncác em bị quá tải trong việc học và luyện tập dẫn đến kết quả chưa cao

Một thực tế tôi nhận thấy khả năng viết đoạn của học sinh hiện nay khá hạnchế Cũng chính bởi không có kĩ năng dẫn đến các em thấy rất khó viết đượcđoạn văn và ngại viết đoạn Tôi và nhiều đồng nghiệp đã được nghe những câunói than thở từ chính các em học sinh “ Lại viết đoạn” “ Sao cô không cho kiểubài khác đi, viết đoạn khó lắm.” “ Em chán nhất là viết đoạn”.Những câu nói ấykhiến tôi vô cùng trăn trở, phải chăng một trong những nguyên nhân khiến các

em không còn thực sự yêu thích, say mê môn văn như chúng tôi thời trước là docác em thiếu kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng viết đoạn?

Trước thực trạng đó tôi thiết nghĩ rằng nếu không có cách thức và phươngpháp giảng dạy hiệu quả thì dần dần số những học sinh không còn ham mê vớiviệc học văn sẽ tăng lên Một trong nhiều nguyên nhân mà tôi từng nghe từmiệng một học sinh học rất giỏi toán nhưng học môn văn chỉ ở mức trung bình,thậm chí hơi yếu, em thấy rằng em cũng có cố gắng nhưng không thấy hiệu quả

rõ dệt dần dần đâm nản chẳng chú tâm vào học nữa Nếu chúng ta, những nhàgiáo dạy văn, không tìm cách cải thiện điều ấy có lẽ xã hội sau này sẽ đón nhậnđược những công dân dù rất giỏi các môn khoa học khác nhưng không diễn đạtđược gãy gọn không biết viết những đoạn văn, bài văn có sức thuyết phục lòng

Trang 6

người Những học sinh như thế dù có giỏi toán, lí, hóa đến đâu thì cũng chưaphải là phát triển toàn diện.

Được sự hỗ trợ của các đồng chí giáo viên trong nhóm, được sự đồng tìnhnhất trí và giúp đỡ của tổ Xã hội cũng như Ban giám hiệu nhà trường tôi bắt tayxây dựng một kế hoạch giảng dạy riêng căn cứ vào phân phối chương trình tiếtdạy chính khóa và chương trình tiết dạy thêm ( do nhóm biên soạn) sau đó căn

cứ vào kế hoạch mà cá nhân đề ra tôi tiến hành thực hiện, trong quá trình thựchiện có thể điều chỉnh nếu chưa thấy hợp lí

III Một số giải pháp:

1 Xây dựng kế hoạch dạy

KẾ HOẠCH CHUNG CHO CẢ CẤP HỌC

- Bước đầu giúp học sinh biết viết câu chủ đề

- Bước đầu giúp học sinh lập ý trước khi viết đoạn

- Học sinh viết thành thạo các kiểu câu chủ đề khác nhau

- Về cơ bản biết lập ý trước khi viết đoạn

Trang 7

9 20

- Giúp học sinh phân biệt đoạn văn nghị luận tác phẩm vănhọc, đoạn văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí, đoạnvăn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống

- Cung cấp những kỹ năng cần thiết khi viết đoạn văn nghịluận về một đoạn thơ hay một đặc điểm của nhân vật, mộtkhía cạnh của tác phẩm truyện

- Viết câu chủ đề thành thạo và hay

- Học sinh biết lập ý thành thạo trước khi viết đoạn

- Biết đưa các yêu cầu phụ vào trong đoạn văn theo yêucầu đề bài

- Diễn đạt mạch lạc, liên kết chặt chẽ về nội dung và hìnhthức

- Nắm chắc các lỗi thường gặp khi viết đoạn và cách chữa

* Ngoài 20 tiết này giáo viên kết hợp hướng dẫn viết đoạn trong các tiết ôn tập văn bản ở phần luyện tập.

KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN VIẾT ĐOẠN VĂN LỚP 9

( Ví dụ trong 8 tuần đầu năm học)

CHÍNH KHÓA TUẦN TIẾT TÊN BÀI NỘI DUNG RÈN KĨ NĂNG

2 10 Luyện tập sử dụng yếutố miêu tả trong văn

Luyện viết đoạn văn thuyết minh

4 20 Luyện tập tóm tắt tácphẩm tự sự Hướng dẫn học sinh từ các sự việctóm tắt thành đoạn văn Nhận xét

đoạn văn căn cứ vào hình thức vànội dung

6 30 Trả bài tập làm văn số1( văn thuyết minh)

-Dành thời gian để nhận xét vàchữa các đoạn văn cụ thể trong bàiviết của các em ( dùng máy chiếuvật thể để chữa trực tiếp một đếnhai đoạn trong bài làm của họcsinh)

- Yêu cầu học sinh mắc lỗi về đoạn

Trang 8

văn phải viết lại, ra thời gian cụ thể

và kiểm tra xác xuất

6

Viết bài tập làm văn số2( Văn tự sự )

- Ôn kiểu đoạn văn diễn dịch

- Kiểu đoạn văn tự sự

- Kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm

và nghị luận

2.Hướng dẫn học sinh lớp 9 rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận cảm thụ thơ:

a Trang bị kiến thức kĩ năng viết đoạn nghị luận cảm thụ thơ cho học sinh:

Bước một : Phân tích, tìm yêu cầu của đề bài.

Để học sinh dễ tìm hiểu đề, tìm ý tôi đưa ra các câu hỏi tìm nội dung, tìm

ý và giới hạn:

Câu hỏi 1: Em hãy tìm phạm vi của đề bài trên?

Câu hỏi 2: Em hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên ?

Câu hỏi 3:Dựa vào nội dung vừa tìm hãy cho biết, muốn làm rõ nội dung

trên em sẽ trình bày mấy ý? Đó là những ý nào?

Bước hai:Xây dựng câu chủ đề

a Kiểu câu chủ đề ở đầu đoạn văn:

Tôi có thể hướng dẫn học sinh viết theo những cách khác nhau:

- Cách 1: Nối phạm vi và nội dung theo trật tự : Phạm vi – nội dung:

- Cách 2: Nối phạm vi và nội dung theo trật tự : Phạm vi ( có vai trò là thành

phần trạng ngữ) – bút danh của tác giả - nội dung:

Cách 3: Nối phạm vi và nội dung theo trật tự, dùng câu bị động: Nội dung

-được- bút danh nhà thơ- phạm vi:

b Kiểu câu chủ đề ở cuối đoạn văn:

• Nếu là đoạn quy nạp :

Thêm vào trước cách 1 và 2 câu chủ đề trên cụm từ có tính chất tổng kết: Cóthể nói, như vậy …

• Nếu là đoạn tổng phân hợp: Câu chủ đề ở cuối đoạn sẽ mang tính chấtnhận xét, đánh giá :

- Đánh giá nội dung:

- Đánh giá về tác giả :

Bước ba:Lập ý cho đoạn văn

Trang 9

Chú ý căn cứ vào yêu cầu về kiểu đoạn văn quy nạp, diễn dịch hay tổng –phân – hợp mà đặt câu chủ đề ( hoặc luận điểm ) ở vị trí phù hợp trong dàn ý củađoạn Tránh trường hợp tất cả các kiểu đoạn đều để câu chủ đề ( hoặc luận điểm)

ở đầu đoạn đến khi bắt tay vào viết học sinh quên mất dẫn đến viết nhầm kiểuđoạn văn

Trước hết tôi yêu cầu học sinh gạch chân từ ngữ quan trọng trong đoạn đểkhi lập ý học sinh dựa vào để khai thác nội dung, nghệ thuật (Yêu cầu học sinhphải thuộc thơ và chép được thuộc lòng)

Sau khi gạch chân từ ngữ quan trọng tôi yêu cầu học sinh lập ý để đúng câuchủ đề vào vị trí cần thiết theo yêu cầu đề bài

- Trong khi lập ý các em phải căn cứ vào phần phân tích ở vở ghi ( mà các em đãhọc sau mỗi bài hoặc các từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật mà các em đã gạchchân)

- Yêu cầu 1 học sinh lập ý ra bảng phụ để sau khi các em tìm ý xong tôi có thểtreo bảng phụ lên chữa ngay phần lập ý cho học sinh( lập ý chi tiết), các học sinhkhác lập ý vào nháp ( Khoảng bốn tuần đầu năm học giáo viên sẽ lập ý giúp họcsinh, bốn tuần tiếp giáo viên hỏi học sinh, uốn nắn câu trả lời cho chuẩn và ghibảng ý kiến xây dựng của các em, từ tuần thứ 9 trở đi Gv yêu cầu học sinh lập,học sinh nhận xét và chữa Từ đó giáo viên giúp các em rút ra kinh nghiệm.)

Bước bốn: Viết đoạn: Căn cứ vào phần lập ý để viết, lưu ý các em đưa các yêu

cầu phụ vào đoạn văn và gạch chân( Phép thế, phép lặp, phép nối, thành phầntình thái, các kiểu câu đã học …)

- Gọi một học sinh bất kì viết trực tiếp vào bảng phụ ( Thông thường đoạn dễviết dành cho học sinh TB và yếu, nên quy định trước với học sinh là một họcsinh có thể viết bảng phụ nhiều lần, có thể viết trong hai tiết học liên tiếp đểtránh cho học sinh có tâm lí viết bảng rồi cô giáo sẽ gọi bạn khác nên chỉ cầnviết cho có hoặc không viết)

- Các học sinh còn lại viết ra nháp ( sau khi giáo viên chữa đoạn của bạn các emrút kinh nghiệm rồi về nhà viết lại vào vở, thỉnh thoảng GV phải kiểm tra độtxuất việc viết lại vào vở của học sinh Sau mỗi tiết viết đoạn, Gv coi việc viết lạiđoạn văn như một bài tập giao về nhà cho học sinh và yêu cầu cán sự bộ mônkiểm tra, báo cáo vào đầu tiết học sau)

Trong khi học sinh viết đoạn giáo viên có thể đi lại quan sát và giúp đỡ nếuhọc sinh cần đến sự hướng dẫn của học sinh

Bước năm: Kiểm tra lại đoạn văn:

Trang 10

- Căn cứ vào yêu cầu của đề để kiểm tra về liên kết nội dung và liên kết hìnhthức của đoạn vừa viết

- Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu ( Yêu cầu chính và yêu cầu phụ) của đềbài đã đủ và đúng chưa nếu sai cần sửa chữa kịp thời

Khi đưa ra bài tập viết đoạn cho học sinh mỗi tiết tôi yêu cầu một học sinhlên viết trực tiếp vào bảng phụ trong khi các học sinh khác bắt đầu viết vào vở.Khi hết thời gian, tôi đã có ngay một đoạn văn trong bảng phụ treo lên để chữa

mà không mất thời gian gọi học sinh lên chép đoạn văn vừa viết Việc làm nàyban đầu tương đối khó khăn vì các em cảm thấy e ngại khi nghĩ rằng đoạn văncủa mình sẽ bị các bạn nhận xét dẫn đến mất tự nhiên Nên ban đầu tôi yêu cầuđối tượng học sinh giỏi (một đến hai tuần đầu) sau đó dần dần xen kẽ các đốitượng học sinh khác sao cho đảm bảo em nào cũng được lên viết trực tiếp vàobảng phụ và được các bạn cùng cô giáo chữa đoạn văn Trước khi thực hiện, đầunăm học tôi đã quán triệt tới cả lớp nếu em nào chế giễu, cười cợt bạn và đoạnvăn bạn viết tôi sẽ phê bình và gọi ngay em học sinh đó lên chấm vở và trừ mộtphần ba số điểm số của đoạn văn đó vì thái độ thiếu tôn trọng người khác Chính

vì thế khi các học sinh viết đoạn văn trên bảng các em ở dưới có ý thức tốt vàgóp ý theo tinh thần xây dựng

b.Tổng hợp các lỗi thường gặp của học sinh khi viết đoạn cung cấp cho học sinh để các em biết và tránh mắc lỗi:

Việc tổng hợp lỗi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh và giáo viêntrong quá trình sửa lỗi đoạn văn cho các em Để tổng hợp các lỗi thường gặpgiáo viên phải đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy đặc biệt qua việcchữa đoạn văn của các em trong những năm học trước Để học sinh nắm đượcmột số lỗi cơ bản trong viết đoạn, ngay từ đầu năm học, giáo viên nên dành ramột tiết trong chương trình bổ trợ để lưu ý cho học sinh về các lỗi thường gặp Trong quá trình giảng dạy, chữa đoạn tôi thấy có những lỗi cơ bản về đoạnvăn như sau:

-Lỗi dùng từ: Nguyên nhân chủ yếu của học sinh khi mắc lỗi dùng từ là do vốn

từ chưa phong phú, một số em thích dùng từ lạ nhưng lại không hiểu nghĩa:

Ví dụ : “…Lão Hạc đã chọn lấy một cái chết thật bi tráng Cái chết ấy là một

mốc son chói lọi trong cuộc đời nhiều nhọc nhằn của lão…”

- Lỗi đặt câu: Các em hay mắc các lỗi sau về câu:

+Nhầm lẫn chủ ngữ và trạng ngữ do các em có thói quen đưa một số từ như

“qua” “ với” “ bằng” khiến cho chủ ngữ biến thành trạng ngữ dẫn đến câu thiếuchủ ngữ:

Trang 11

Ví dụ: “ Qua bài thơ “ Sang thu” /cho thấy cảm nhận tinh tế của tác giả lúc giao mùa."

TN VN

+ Chưa viết hết câu đã đánh dấu chấm câu dẫn đến câu thiếu vị ngữ:

Ví dụ: “ Qua bài thơ “ Sang thu”, Hữu Thỉnh – một người am hiểu về làng quê.”

- Lan man, xa đề: Các em không đi vào trọng tâm mà thường hay viết theo cảm

hứng:

Ví dụ: “Lão Hạc là một lão nông nhân hậu Ông có một cuộc đời vất vả chịu nhiều nỗi đau Lão không có ai làm bầu bạn nên yêu thương con Vàng vô cùng Con Vàng là một con chó Chó là một loài vật đáng yêu trong mỗi gia đình Em cũng yêu thương con chó nhà em như lão Hạc Lão ăn gì cũng cho nó ăn Trong thực tế có những người không bao giờ cho chó ngồi gần mâm cơn Thật là độc ác…”

- Lỗi nhầm lẫn hoặc sai kiến thức :

Ví dụ: “Khổ đầu bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận miêu tả cảnh đoàn thuyền trở về trong không khí phấn khởi vì thu được nhiều cá ”

- Thiếu câu chủ đề:

Ví dụ:

“Hai câu thơ:

“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”

Nhà thơ đã sử dụng phép ẩn dụ rất thành công Mặt trời mang đến hơi ấm, ánh sáng, sự sống cho muôn loài Mặt trời của tự nhiên nằm trên đồi, mặt trời của

mẹ là em nằm trên lưng đó Gọi con là mặt trời để bày tỏ lòng yêu thương khôn tả: con là lẽ sống, là ánh sáng của đời mẹ Con nằm trên lưng tỏa ánh sáng và cuộc đời mẹ vốn nhọc nhằn, cơ cực.”

- Các câu không có sự liên kết mạch lạc :

Ví dụ: “(1)Chị Dậu là người phụ nữ có tình thần phản kháng (2)Chị chạy vạy khắp nơi lo liệu suất sưu cho anh Dậu nhưng chẳng ai cho vay chị đành bán con cho nhà Nghị Quế.(3) Khi anh Dậu được khiêng về, người rũ ra như tàu lá (4)Chị hết lòng chạy chữa anh mới hoàn hồn …”

Câu 2 không có sự liên kết với câu 1 và câu 3

- Cả đoạn đúng nhưng chưa hay và chưa hấp dẫn: Nguyên nhân học sinh

không có sự sáng tạo nên chưa biết phân tích đưa nhận xét đánh giá nhất làgiảng bình những từ ngữ, hình ảnh hay biện pháp tu từ đặc sắc

Ngày đăng: 10/06/2020, 07:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Câu tiếng Việt và nội dung dạy học câu – Nguyễn Thị Thìn - Nhà xuất bản Quốc gia Hà Nội – 2003 Khác
2. Dàn bài tập làm văn 9 - Lê Anh Xuân (chủ biên) - 2009 Khác
3. Bài giảng phần Tiếng Việt và Tập làm văn của giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội – (1999- 2002) Khác
4. Sách giáo khoa ngữ văn 6, 7, 8, 9 - Nhà xuất bản giáo dục – 2009 Khác
5.Dàn bài tập làm văn 9 - Lê Anh Xuân ( chủ biên) - Nhà xuất bản Giáo dục – 2009 Khác
6.Ôn tập kiến thức thi vào lớp 10 Ngữ văn- Nguyễn Thị Thuận- Nhà xuất bản Dân Trí- 2011 Khác
7.Ôn tập thi vào lớp 10 môn Ngữ văn – Nguyễn Thị Nương- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam – Từ 2007 đến 2011 Khác
8.Học luyện văn bản ngữ văn THCS- Nguyễn Quang Trung ( chủ biên)- Nhà xuất bản Đại học sư phạm- 2010 Khác
9.Bồi dưỡng Ngữ văn 9- Đỗ Kim Hảo- Nhà xuất bản giáo dục – 2005 Khác
10.Phân phối chương trình Ngữ văn THCS- sở GD&ĐT Khác
11.Nâng cao Ngữ văn THCS – Tạ Đức Hiền- Nhà xuất bản Hà Nội- 2004 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w