1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu việc triển khai kiểm toán nội bộ đối với các Doanh nghiệp nhà nước.DOC

30 495 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 148,5 KB

Nội dung

Nghiên cứu việc triển khai kiểm toán nội bộ đối với các Doanh nghiệp nhà nước

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Có thể nói doanh nghiệp là “tế bào” trong “cơ thể” nền kinh tế quốc dân.ở đó hàng ngày, hàng giờ luôn diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh tạora của cải vật chất làm thoả mãn nhu cầu của mỗi cá nhân cũng như của toànbộ xã hội Với tư cách là thành viên chính trong nền kinh tế quốc doanh, cácdoanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã và đang có vai trò rất quan trọng trongviệc điều tiết và phát triển kinh tế.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình một trong nhữngyếu tố để các doanh nghiệp nhà nước sử dụng là xây dựng và phát triển hệthống kiểm toán nội bộ Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, hoạt động kiểmtoán nội bộ tạo các doanh nghiệp nhà nước diễn ra không đồng bộ và chưa cóhiệu qủa do trong công tác triển khai còn gặp một số khó khăn nhất định.

Chính vì lý do trên, em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu việc triển khai kiểmtoán nội bộ đối với các doanh nghiệp nhà nước” để làm đề án môn học của

Với đề tài này, em xin chỉ ra những tác dụng, lợi ích mà hệ thống kiểmtoán nội bộ đem lại cho các doanh nghiệp nhà nước đồng thời tìm hiểu vàphân tích những thuận lợi cũng như những khó khăn trong việc triển khaikiểm toán nội bộ đối với các doanh nghiệp nhà nước hiện nay.

Đề tài của em được chia làm ba phần với các nội dung sau:

Phần I: Triển khai kiểm toán nội bộ – Một phương pháp hữu hiệu để

nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước.

Phần II: Những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai kiểm toán

nội bộ tạo các doanh nghiệp nhà nước.

Phần III: Một số kiến nghị và giải pháp khắc phục.

Trang 2

PHẦN I TRIỂN KHAI KIỂM TOÁN NỘI BỘ – MỘT PHƯƠNG PHÁPHỮU HIỆU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤTKINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1 Sự cần thiết của việc triển khai kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp nhà nướcgiữ vai trò độc tôn nhưng hoạt động thiếu hiệu quả thậm chí còn gây ra nhữngtác động xấu đến nền kinh tế Khi nhận thức được rằng phát triển nền kinh tếthị trường là nhân tố để đưa nền kinh tế phát triển, các nhà lãnh đạo nước tađã thực hiện một cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sangnền kinh tế thị trường với sự có mặt của nhiều thành phần kinh tế theo địnhhướng XHCN Mặc dù có mặt của nhiều thành phần kinh tế nhưng thành phầnkinh tế quốc doanh mà thành viên chính là các doanh nghiệp nhà nước vẫnđược Đảng và Nhà nước ta coi trọng Sự thành lập của các tổng công ty 90, 91một lần nữa đã khẳng định vị thế to lớn của các doanh nghiệp nhà nước trongtiến trình phát triển kinh tế của đất nước ta.

Với vai trò quan trọng như vậy, các doanh nghiệp nhà nước luôn được sựquan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước Các cơ quan này đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải cung cấp những thông tin chính xác về tình hình tài chính,về hiệu quả và hiệu năng quản lý hoạt động kinh doanh trong đó hiệu năngdùng để chỉ việc hoàn thành các mục tiêu đề ra còn hiệu quả đề cập đến việctối thiểu hoá những chi phí để thực hiện các mục tiêu đó

Thi hành nghị định số 59/CP ngày 03 tháng 10 năm 1996 của Chính phủban hành “Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với cácdoanh nghiệp nhà nước” ngày 12 tháng 11 năm 1996 Bộ trưởng Bộ Tài chínhđã ban hành thông tư số 73 TC/TCDN quy định và hướng dẫn công tác báocáo tài chính, công khai báo cáo tài chính và kiểm tra công tác kế toán hàngnăm tại các doanh nghiệp nhà nước Theo văn bản này thì kể từ ngày01/01/1997, nhà nước sẽ không thực hiện xét duyệt quyết toán hàng năm củacác doanh nghiệp Giám đốc doanh nghiệp có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính

Trang 3

trách nhiệm về sự trung thực, chính xác của báo cáo đó Báo cáo tài chính củadoanh nghiệp nhà nước phải được kiểm toán của kiểm toán viên nội bộ hoặckiểm toán viên độc lập và chỉ được coi là hợp pháp, hợp lệ khi có đủ chữ kýcủa người lập, người kiểm toán, kế toán trưởng, giám đốc và đóng dấucủadoanh nghiệp Nếu các báo cáo tài chính không đúng sự thật, không đủ cácchứng cứ hợp pháp hoặc không kịp thời thì người lập và những người ký báocáo tài chính phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, mỗi cá nhân, mỗi thành viên trongdoanh nghiệp luôn đặt lợi ích của bản thân mình lên đầu, họ luôn tìm cáchđạt được những lợi ích lớn nhất cho dù để đạt được lợi ích này họ sẽ có nhữnghành vi sai trái đi ngược lại với những chế độ, quy định của nhà nước cũngnhư của doanh nghiệp Ngoài ra, do những nguyên nhân khác nhau như tínhchất phức tạp của công việc, trình độ năng lực của bản thân mà các thành viêntrong doanh nghiệp có thể những sai sót trong công việc của mình Tất cảnhững điều trên sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Để ngăn ngừa những hành vi sai trái và phát hiện một cáchnhanh chóng kịp thời những sai sót trên thì mỗi doanh nghiệp phải có một hệchuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của toàn bộ doanhnghiệp.

Như vậy một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu trong môi trường kiểmsoát nội bộ mạnh là điều kiện cần thiết để ban giám đốc điều khiển, quản lýkinh doanh một cách có hiệu quả cũng như mang lại sự đảm bảo chắc chắn,đáng tin cậy cho các quyết định và chế độ quản lý Kiểm toán nội bộ là mộtbộ phận cơ bản và quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ, nó cung cấpnhững thông tin về giám sát và đánh giá thường xuyên toàn bộ hoạt động củadoanh nghiệp (trong đó có báo cáo tài chính).

Do vậy hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay cũng nhưtrong tương lai phải luôn gắn liền với hoạt động kiểm toán nội bộ Kiểm toánnội bộ có ý nghĩa rất quan trọng và tồn tại một cách tất yếu trong các doanhnghiệp đặc biệt là trong điều kiện môi trường, đối tác kinh doanh được mởrộng và quy luật cạnh tranh khắt khe của thị trường Trong điều kiện các báocáo tài chính của doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa công khai đối với các đối tượng

Trang 4

bên ngoài doanh nghiệp khi có xác nhận của kiểm toán độc lập thì kiểm toánnội bộ cũng rất có ý nghĩa và cần thiết đối với người quản lý và điều hànhdoanh nghiệp cũng như đối với tổ chức kiểm toán độc lập khi xem xét vàkiểm toán báo cáo tài chính doanh.

2 Tiêu chuẩn để tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệpnhà nước.

Như ở trên đã phân tích, các doanh nghiệp nhà nước cần thiết phải triểnkhai kiểm toán nội bộ để thực hiện công tác kiểm toán trong nội bộ doanhnghiệp mình Khôn có những tiêu chuẩn tuyệt đối để quyết định việc thànhlập bộ phận kiểm toán nội bộ nhưng theo em việc thiết lập bộ phận kiểm toánnội bộ cần xem xét một số yếu tố đó là:

2.1 Quy mô của doanh nghiệp.

Quy mô của doanh nghiệp là tiêu chuẩn tiên quyết để một doanh nghiệptiến hành triển khai kiểm toán nội bộ trong đơn vị mình Trong thực tế hiệnnay, rất ít doanh nghiệp nhỏ có bộ phận kiểm toán nội bộ và bộ phận này chỉcó các tổng công ty với tổng giá trị tài sản và số vốn hoạt động lớn Nguyênnhân là do các tổng công ty thường có nhiều đơn vị thành viên vì vậy sẽ cómột khoảng cách giữa tổng giám đốc với các nhà quản lý ở các đơn vị thànhviên Khoảng cách này có thể gây ra sự biến dạng, sai lệch của những quyđịnh chỉ thị được truyền từ ban giám đốc tổng công ty Do vậy một bộ phậnkiểm toán nội bộ xuất hiện sẽ giải quyết được vấn đề này trong các đơn vịlớn.

2.2 Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.

Phạm vi hoạt động hay sự phân tán về mặt địa lý của các bộ phận cũng làmột tiêu chuẩn để một doanh nghiệp tiến hành tổ chức bộ phận kiểm toán nộibộ Nhiều doanh nghiệp nhà nước có thể có trụ sở chính ở 2 thành phố lớn làHà Nội và TP Hồ Chí Minh nhưng lại có nhiều đơn vị trực thuộc tại các tỉnh,thành phố khác trong cả nước Khiến cho đôi khi việc nắm bắt tình hình hoạtđộng tại các đơn vị thành viên gặp khó khăn do sự xa cách về mặt địa lý Dovậy các doanh nghiệp này cần có kiểm toán nội bộ để đánh giá tình hình hiệuquả, hiệu năng của các đơn vị thành viên để những nhà quản lý doanh nghiệp

Trang 5

2.3 Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Ở những doanh nghiệp có nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh thườngcó những sai sót, rủi ro trong quá trình hoạt động bởi vì các nhà quản lýthường chỉ ra những thủ tục, quy tắc thống nhất cho tất cả các lĩnh vực hoạtđộng trong khi đó có thể những quy tắc thủ tục này là chặt chẽ với lĩnh vựchoạt động này nhưng lại lỏng lẻo, thiếu hiệu quả với lĩnh vực hoạt động khác,và tại những lĩnh vực hoạt động trên thường tồn tại những sai sót, gian lận màcác nhà quản lý không phát hiện được Một bộ phận kiểm toán nội bộ đượcthành lập sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra các thủ tục quy trình kiểm soát riêngcho từng lĩnh vực hoạt động để hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót vàgian lận có thể có.

2.4 Năng lực, trình độ của nhân viên.

Ngay ở những doanh nghiệp có quy mô, phạm vi hoạt động lớn và cónhiều lĩnh vực hoạt động thì tất cả các thông tin đều có thể tin cậy nếu nhưdoanh nghiệp có một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao,tư cách đạo đức tốt Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có đội ngũcán bộ nhân viên có đủ những điều kiện trên

Đối với các doanh nghiệp này thì các thông tin về quá trình hoạt độngluôn ẩn chứa những sai sót rủi ro do trình độ năng lực cũng như đạo đức nghềnghiệp yếu kém của các nhân viên gây ra Bộ phận kiểm toán nội bộ trongquá trình hoạt động có thể phát hiện ra các sai sót và rủi ro này và có nhữngkiến nghị, giải pháp nhằm ngăn ngừa những sai phạm trên.

3 Chức năng và nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ

Chức năng của kiểm toán nội bộ là kiểm tra đánh giá tính liên tục, tínhhiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như chấtlượng thực thi của các hoạt động trong doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ là:

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ, tài liệu, số liệu kếtoán, việc chấp hành chế độ, thể lệ kế toán tài chính của nhà nước.

- Kiểm tra và xác nhận mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo quyết toándo kế toán và các bộ phận khác trong doanh nghiệp lập ra.

Trang 6

- Kiểm tra và xác nhận giá trị vốn góp của doanh nghiệp và các đối táctham gia liên doanh với doanh nghiệp Kiểm tra xác nhận tính trung thực hợplý đầy đủ của số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của đơn vị liên doanh.

- Kiểm tra tính hiệu quả và tính pháp lý của hệ thống kiểm soát nội bộtrong đó có hệ thống kế toán, giám sát sự hoạt động và tham gia hoàn thiệnchúng.

- Kiểm tra tính hiệu quả và tính pháp lý của các quy chế kiểm soát nội bộđồng thời có kiến nghị hoàn thiện các quy chế này.

- Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ trên, kiểm toán nội bộ có tráchnhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ kế toán và các cán bộ nghiệp vụ kháccó liên quan, đề xuất các quyết định quản lý, xử lý về tài chính kế toán và cácnội dung khác.

Như vậy lĩnh vực chủ yếu của kiểm toán nội bộ là kiểm toán hoạt độngvà kiểm toán tuân thủ chứ không phải là kiểm toán báo cáo tài chính doanhnghiệp Kiểm toán nội bộ chỉ soát xét, kiểm tra các thông tin tài chính giúpchủ doanh nghiệp ký duyệt báo cáo tài chính mà không thực hiện kiểm toánbáo cáo tài chính theo đúng nghĩa của từ này (gồm kiểm tra và xác nhận báocáo tài chính) Kiểm toán nội bộ về nguyên tắc chỉ chịu trách nhiệm đối vớichủ doanh nghiệp mà không có trách nhiệm đối với các đối tượng sử dụngthông tin ở bên ngoài doanh nghiệp Vì vậy đối với doanh nghiệp nhà nướcvới chủ sở hữu là nhà nước, kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm trước giámđốc cũng có nghĩa là chịu trách nhiệm với nhà nước Vì lẽ này các kiểm toánviên nội bộ tiến hành kiểm tra báo cáo tài chính giúp ban giám đốc tự chịutrách nhiệm về tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính đối với nhà nướcnhư quy định trong Nghị định 59/CP và thông tư 73/TC/TCDN là hoàn toànhợp lý.

Ngoài ra khi xem xét chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ, các đặctrưng sau đây của kiểm toán nội bộ cần được quán triệt sâu sắc để hướng dẫncác hành động trong thực tiễn.

Một là: Kiểm toán nội bộ có tính chất bắt buộc và cưỡng chế theo yêu

cầu của ban giám đốc đối với các đơn vị, các hoạt động thuộc quyền Kiểm

Trang 7

cũng như đơn vị phụ thuộc Thẩm quyền này không chỉ đối với lĩnh vực kếtoán – tài chính mà bao gồm mọi lĩnh vực trong hoạt động của doanh nghiệp.Đây là tiêu chí cơ bản để nói rằng kiểm toán nội bộ khác với kiểm tra kế toánnội bộ hay nói cách khác kiểm toán nội bộ có phạm vi rộng lớn hơn rất nhiềuso với kiểm tra kế toán nội bộ.

Hai là: Theo yêu cầu quản lý của ban giám đốc, kiểm toán nội bộ là hoạt

động không thu phí đối với các đơn vị, bộ phận trực thuộc được kiểm toán.

Ba là: Cũng giống như kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ có mục

đích lớn là thông qua kiểm toán để cải tiến và hoàn thiện các hoạt động ởdoanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốnvà hiệu quả sản xuất kinh doanh, khắc phục những khâu yếu, giúp ban giámđốc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các gian lận, sai sót trong hoạt động củadoanh nghiệp.

Bốn là: Tuy kiểm toán nội bộ được tổ chức độc lập với những bộ phận

được kiểm tra nhưng kiểm toán nội bộ là một bộ phận của đơn vị, không thểđộc lập hoàn toàn với đơn vị đó được Vì vậy các báo cáo của kiểm toán nộibộ mặc dù được ban giám đốc doanh nghiệp tin tưởng nhưng không có hoặc ítcó giá trị hợp lý ở bên ngoài.

4 Cơ cấu của bộ phận kiểm toán nội bộ.

Bộ máy kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp có quy mô lớn (thường làtổng công ty) được xây dựng bao gồm:

- Trưởng phòng kiểm toán

- Phó trưởng phòng kiểm toán (có thể có hoặc không)- Nhóm trưởng kiểm toán

- Các kiểm toán viên nội bộ.

a Trưởng phòng kiểm toán nội bộ.

Trưởng phòng kiểm toán nội bộ là người đứng đầu phòng kiểm toán nộibộ doanh nghiệp ở các doanh nghiệp nhà nước, trưởng phòng kiểm toán nộibộ do tổng giám đốc bổ nhiệm sau khi có ý kiến bằng văn bản của bộ chủquản doanh nghiệp.

Trang 8

Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng phòng kiểm toán nội bộ:

- Chủ động xây dựng kế hoạch và lập chương trình kiểm toán hàng năm.- Tổ chức các cuộc kiểm toán trong nội bộ doanh nghiệp theo nhiệm vụ,kế hoạch và chương trình dự án đã được tổng giám đốc phê duyệt.

- Quản lý, bố trí phân công công việc cho kiểm toán viên và thực hiệncác biện pháp đào tạo, huấn luyện kiểm toán viên, đảm bảo không ngừngnâng cao trình độ và năng lực của các kiểm toán viên cũng như bộ máy kiểmtoán nội bộ.

- Đề xuất với tổng giám đốc về việc đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng kỷluật đối với kiểm toán viên nội bộ.

- Kiến nghị các thay đổi về chính sách, đường lối nhằm nâng cao hiệuquả trong công tác quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh tại doanhnghiệp.

- Khi phát hiện có hiện tượng vi phạm pháp luật hoặc những quyết địnhtrái với chủ trương, chính sách chế độ của doanh nghiệp phải có trách nhiệmbáo cáo các cấp có thẩm quyền đồng thời nghiên cứu đưa ra các giải pháp đểgiải quyết kịp thời.

b Nhóm trưởng kiểm toán

Nhóm trưởng kiểm toán là cấp trên của các kiểm toán viên thường cónhiệm vụ trợ lý, giám sát quá trình tiến hành các cuộc kiểm toán, lãnh đạomột nhóm các nhân viên kiểm toán, xem xét lại công việc của các thành viêntrong nhóm, là người giữ liên lạc giữa bộ phận được kiểm toán và bộ phậnkiểm toán, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán.

c Kiểm toán viên nội bộ.

Các kiểm toán viên nội bộ là những thành viên không thể thiếu trong bộphận kiểm toán Theo quy định tại QĐ 832/TC/CĐKT ngày 28 tháng 10 năm1997 của Bộ tài chính, người được bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ làm kiểmtoán viên nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

Trang 9

Một là: có phẩm chất trung thực, khách quan chưa có tiền án tiền sự,

chưa bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên do có các sai phạm trong quản lý kinhtế, tài chính, kế toán.

Hai là: Đã tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, tài chính kế toán hoặc quản

trị kinh doanh.

Ba là: Đã công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính kế toán từ

năm năm trở lên trong đó có ít nhất ba năm làm việc tại doanh nghiệp nơiđược giao nhiệm vụ kiểm toán viên.

Ban giám đốc có quyền đánh giá và lựa chọn kiểm toán viên nội bộ chodoanh nghiệp dựa trên phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn của kiểmtoán viên.

Trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ:

- Kiểm toán viên nội bộ thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đãđược tổng giám đốc phê duyệt và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc vềchất lượng, về tính trung thực hợp lý của báo cáo kiểm toán và những thôngtin tài chính kế toán đã được kiểm toán.

- Trong quá trình thực hiện công việc, kiểm toán viên nội bộ phải tuânthủ luật pháp, tuân thủ các nguyên tắc chuẩn mực nghề nghiệp và kiểm toánvà các chính sách chế độ của nhà nước.

- Kiểm toán viên nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, đề cao tính độclập trong hoạt động kiểm toán, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn,cập nhật kiến thức, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp.

- Tuân thủ nguyên tắc bảo mật số liệu, tài liệu đã được kiểm toán.Quyền hạn của kiểm toán viên nội bộ:

- Được độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, không bị chi phí hoặc canthiệp khi thực hiện hoạt động kiểm toán và trình bày ý kiến trong báo cáokiểm toán.

- Có quyền yêu cầu các bộ phận cá nhân được kiểm toán và các bộ phậnliên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm toán.

Trang 10

- Được ký xác nhận trên báo cáo kiểm toán nội bộ do cá nhân tiến hànhhoặc chịu trách nhiệm thực hiện theo nhiệm vụ kiểm toán được giao.

- Nêu các ý kiến đề xuất, các giải pháp, kiến nghị cho việc cải tiến, hoànthiện công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngăn ngừacác sai sót, gian lận và các việc làm sai trái trong doanh nghiệp.

- Được bảo lưu ý kiến đã trình bày trong báo cáo kiểm toán nội bộ, đượcquyền đề nghị cơ quan chức năng của nhà nước xem xét lại quyết định củatổng giám đốc về việc bãi nhiễm kiểm toán viên.

5 Mô hình tổ chức của kiểm toán nội bộ.

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ một cách hữu hiệu, bộ phận kiểm toánnội bộ phải trực thuộc cấp cao nhất trong doanh nghiệp ở các doanh nghiệpkhông có hội đồng quản trị, bộ phận kiểm toán nội bộ thường được tổ chứctrực thuộc ban giám đốc ở các nước Châu âu trong các công ty lớn, bộ phậnkiểm toán nội bộ trực thuộc uỷ ban kiểm toán hội đồng quản trị Uỷ ban nàygồm một số thành viên của hội đồng quản trị nhưng không giữ chức vụ hayđảm nhận một công việc nào trong công ty Tính chất độc lập giúp cho uỷ bankiểm toán thực hiện tốt chức năng giám sát của mình đối với mọi hoạt độngcủa doanh nghiệp.

Mô hình hoạt động ở các tổng công ty được thành lập theo nghị định 90/CP và 91/CP của nước ta khác so với các nước trên Trong mỗi tổng công tycòn có ban kiểm soát trực thuộc hội đồng quản trị Ngoài các thành viênchuyên trách, hội đồng quản trị còn có một số thành viên kiêm nhiệm, trongbàn soát ngoài trưởng ban kiểm soát thì phần lớn các uỷ viên là thành viênkiêm nhiệm trong đó có thành viên không thuộc tổng công ty Với bộ máynhư vậy ban kiểm soát khó lòng thực hiện tốt các nhiệm vụ và trách nhiệmtheo quy định của nhà nước được ban hành theo điều lệ mẫu của tổng công tynhà nước Vì vậy theo em ở các tổng công ty được thành lập theo nghị định90/CP và 91/CP, bộ phận kiểm toán nội bộ phải trực thuộc hội đồng quản trịmà trực tiếp là ban kiểm soát.

Dưới đây em xin đưa ra mô hình bộ phận kiểm toán nội bộ tại các doanhnghiệp nhà nước.

Trang 11

Ngoài ra để thực hiện một cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao nhất thì việcxác định số lượng các nhân viên kiểm toán là rất quan trọng, số lượng nhânviên kiểm toán có thể được xác định qua công thức sau đây:

=  ai x t + bTrong đó:

+ ai: Thời gian cần thiết để tiến hành kiểm toán một hoạt động hoặc một bộ phận của doanh nghiệp bao gồm cả thời gian kiểm toán dự tính, thời gian đi lại (nếu có).

+ t: Tần suất kiểm toán các bộ phận hoặc hoạt động tương ứng/năm.+ b: Thời gian dự kiến phát sinh cho các hoạt động đào tạo, nghỉ ốm,nghỉ phép, hội họp

+ k: Thời gian làm việc trung bình của một kiểm toán viên/năm+ n: Tổng số bộ phận hoặc hoạt động cần kiểm toán

ni = 1

Giám đốc hoặc hộiđồng quản trị

Trưởng bộ phậnkiểm toán

Trưởng nhóm kiểm toán

Kiểm toán viên nội bộ

Kiểm toán

viên nội bộ Kiểm toán viên nội bộ

Trang 12

6 Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ với các cơ quan quản lý chứcnăng của nhà nước.

Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, ở các doanh nghiệp nhà nướcbộ phận kiểm toán nội bộ sẽ có quan hệ mật thiết với các cơ quan tài chínhcủa nhà nước ở Vương quốc Anh, hoạt động của kiểm toán viên nội bộ tạicác đơn vị tài chính sử dụng chi tiêu vốn và kinh phí cuả ngân sách nhà nướcdo Bộ tài chính quản lý Bộ tài chính của Vương quốc Anh còn biên soạn cảcác tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho kiểm toán viên nội bộ thuộclĩnh vực nhà nước quản lý Tương tự như vậy, Bộ tài chính Việt Nam cũng cóvai trò trách nhiệm rất lớn đối với việc tổ chức và hoạt động của kiểm toánnội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước, có thể coi kiểm toán nội bộ là “chânrết” của Bộ tài chính để quản lý hệ thống ngay tại các đơn vị cơ sở.

Trang 13

PHẦN II NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN MÀ CÁCDOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC GẶP PHẢI KHI TIẾN HÀNH TRIỂN

KHAI KIỂM TOÁN NỘI BỘ

So với hai loại hình kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập thì kiểmtoán nội bộ ra đời muộn hơn Tuy mới ra đời nhưng hoạt động kiểm toán nộibộ đã đạt được những thành tựu không thể phủ nhận, đóng góp rất lớn vào sựtồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường.

Tác dụng đầu tiên phải kể đến đó là sự ra đời của kiểm toán nội bộ đãgóp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kế toán về hệ thống kiểmsoát nội bộ doanh nghiệp Trong điều kiện nước ta hiện nay, số cán bộ làmviệc với tư cách là các kế toán viên có bằng đại học chính quy còn thấp vàchưa được chuẩn hoá, hơn nữa do nước ta có sự chuyển đổi cơ chế kinh tếkhiến cho các mối quan hệ kinh tế, chế độ kế toán thay đổi nhiều lần cụ thể làvào tháng 12/1995 nhà nước ta ban hành hệ thống kế toán – tài chính doanhnghiệp mới, đảm bảo yêu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước, hoà nhập vớithông lệ kế toán phổ biến trên thế giới trong đó có tính đến điều kiện cụ thểcủa Việt Nam, trong khi đó hoạt động kiểm tra kiểm soát chưa chuyển hướngkịp thời dẫn đến tình trạng hoạt động kế toán trong các doanh nghiệp nhànước còn nhiều lộn xộn Chính sự ra đời của kiểm toán mà trực tiếp là kiểmtoán nội bộ đã góp phần đưa công tác kế toán tài chính của các doanh nghiệpnhà nước vào nề nếp, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác này.

Ngoài ra, kiểm toán nội bộ ra đời với mục đích đánh giá tính trung thựccủa các thông tin kinh tế tài chính đã giúp cho giám đốc doanh nghiệp cónhững nhận định đúng đắn về tình hình hoạt động của đơn vị mình Các thôngtin đó không chỉ bao gồm các thông tin trên bảng khai tài chính mà còn là cácthông tin trong mọi hoạt động của doanh nghiệp từ việc tiếp nhận vốn đếnnhững thông tin trong hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý Điển hìnhtại tổng công ty xây dựng Sông Đà, bộ phận kiểm toán nội bộ qua các cuộckiểm toán đã giúp cho ban giám đốc khắc phục được những thiếu sót nhằmnâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nói chung và công tác quản lý tàichính nói riêng làm cho vốn của công ty không những bị thất thoát mà còn

Trang 14

không ngừng tăng trưởng Qua các cuộc kiểm toán, bộ phận kiểm toán nội bộđã phát hiện thấy một số thành viên chi sai nguyên tắc, dùng tiền của khoảnnày chi cho khoản kia làm thất thoát ngân sách gần 1 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, bộ phận kiểm toán nội bộ ra đời đã làm hạn chế rất nhiềunhững gian lận và sai sót của các cán bộ công nhân viên khiến cho hiệu quảhoạt động của các doanh nghiệp tăng đáng kể.

Tuy có nhiều tác dụng tích cực như vậy nhưng cho đến nay việc triểnkhai kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước còn rất chậm Ngoạitrừ các tổng công ty 90, 91 đã chính thức đưa kiểm toán nội bộ vào hoạt độngcòn tại các doanh nghiệp khác hoạt động kiểm toán nội bộ chưa có hoặc cóthể cũng chỉ là hình thức chứ hoạt động chưa hiệu quả Nguyên nhân của tìnhtrạng này thì có nhiều bởi vì như ở phần I đã phân tích, tiêu chuẩn để thiết lậpkiểm toán nội bộ phụ thuộc vào quy mô phạm vi hoạt động, lĩnh vực hoạtđộng và trình độ năng lực của nhân viên Trong khuôn khổ nhỏ bé của bài đềán môn học này em chỉ xin đưa ra và phân tích thực trạng một số nhân tố màtheo suy nghĩ của em những vấn đề còn tồn tại trong các nhân tố này lànguyên nhân cản trở việc tổ chức triển khai kiểm toán nội bộ tại các doanhnghiệp nhà nước.

1 Về mặt cơ sở pháp lý.

Bộ phận kiểm toán nội bộ đã phát triển cực nhanh ở Mỹ cũng như ởChâu Âu từ những năm 60 Sự phát triển này đã được khuyến khích bởi sựthành lập của tổ chức kiểm toán nội bộ (IIA) năm 1941 tại New York, tổ chứcnày đã xác định bản chất, mục tiêu và phạm vi hoạt động của bộ phận kiểmtoán nội bộ Tổ chức kiểm toán nội bộ là thành viên của liên đoàn kế toánquốc tế (IFAC) và INTOSAI.

Tại Việt Nam thì phải đến năm 1996, thuật ngữ kiểm toán nội bộ mớixuất hiện trong các văn bản của nhà nước Sau nghị định số 59/CP ngày03/10/1996 của chính phủ ban hành “quy định quản lý tài chính và hạch toánkinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nước” ngày 12tháng 11 năm 1996,Bộ tài chính đã ra thông tư số 73/TC/TCDN nhằm hướng dẫn lập, công bốcông khai báo cáo tài chính và kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm ở thôngtư này quy định bắt buộc các doanh nghiệp nhà nước phải thường xuyên tự tổ

Trang 15

chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp Báo cáo tài chính của doanhnghiệp phải được kiểm toán và có xác nhận đã được kiểm toán của kiểm toánnội bộ hoặc kiểm toán độc lập.

Tuy nhiên phải đến gần một năm sau, văn bản chính thức đầu tiên củaViệt nam quy định đầy đủ về kiểm toán nội bộ mới ra đời Đó là quyết định832 TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 của Bộ tài chính về “Quy chế kiểm toánnội bộ” áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước Quy chế này gồm 5 chươngvới nội dung những quy định chung; Những quy định về nội dung, trình tự,phương pháp của kiểm toán nội bộ; kiểm toán viên nội bộ; Tổ chức kiểm toánnội bộ; Tổ chức thực hiện.

Như vậy với quyết định này, các doanh nghiệp nhà nước đã có một hànhlang pháp lý để tiến hành việc thành lập và triển khai kiểm toán nội bộ Tạiđiều 3 trong văn bản này quy định các doanh nghiệp nhà nước phải thườngxuyên tổ chức kiểm toán nội bộ nhằm đánh giá về chất lượng và độ tin cậycủa các thông tin kinh tế tài chính, về bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, về việcchấp hành luật pháp, chính sách chế độ của nhà nước cũng như các nghịquyết, quyết định của hội đồng quản trị và ban giám đốc doanh nghiệp.

Tiếp đó vào ngày 16/4/1998, Bộ tài chính đã ra thông tư số 52/1998 TT– BTC về “Hướng dẫn tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệpnhà nước” Tuy nhiên trong quá trình thực thi nhiều quy định về bộ máy kiểmtoán nội bộ, cơ cấu bộ máy kiểm toán nội bộ và kiểm toán viên nội bộ đã gặpnhững vướng mắc.

a Về bộ máy kiểm toán nội bộ.

Theo thông tư số 52/1998 TT – BTC, tại mục ra trong quy định chung cónêu “Tất cả các doanh nghiệp nhà nước bao gồm các tổng công ty, các liênhiệp xí nghiệp và các doanh nghiệp hạch toán độc lập đều phải tổ chức bộmáy kiểm toán nội bộ đủ năng lực để thực hiện công tác kiểm toán nội bộtheo quy định tại quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 của Bộtrưởng tài chính”.

Như vậy là mọi doanh nghiệp nhà nước đều phải tổ chức bộ máy kiểmtoán nội bộ và kiểm toán nội bộ có thể thay thế cho kiểm toán độc lập Tuynhiên trong thực tế hiện nay có nhiều dư luận khác nhau về tính hiệu quả của

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w