1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu về các loại hình kinh tế được phân loại theo bộ máy tổ chức. Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập, Kiểm toán nội bộ.DOC

42 1,9K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 302 KB

Nội dung

Nghiên cứu về các loại hình kinh tế được phân loại theo bộ máy tổ chức. Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập, Kiểm toán nội bộ.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Kiểm toán là một lĩnh vực còn hết sức mới mẻ ở Việt Nam Lịch sử hìnhthành và phát triển của kiểm toán Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ những năm đầucủa thập niên 90, xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của nền kinh tế thịtrường: đòi hỏi các hoạt động kinh tế - tài chính diễn ra một cách bình đẳng,minh bạch, công khai Điều này thực sự cần thiết đối với các nhà đầu tư, cácdoanh nhân, thương nhân và cả Nhà Nước Những người quan tâm rất cần độ tincậy cao của những thông tin kinh tế - tài chính để sử dụng, xem xét cân nhắc khiđưa ra quyết định đầu tư, kinh doanh, hoặc quyết định những vấn đề về kinh tế,tài chính, ngân sách của địa phương, Nhà Nước Và họ chỉ có thể yên tâm, mạnhdạn đưa ra các quyết định kinh tế tài chính khi các thông tin do các nhà kế toáncung cấp được đánh giá và xác nhận một cách khách quan, trung thực bởi một tổchức hoặc các chuyên gia hành nghề độc lập Đó chính là các hoạt động kiểmtoán do các kiểm toán viên thực hiện Vì thế hiện nay kiểm toán đang phát triểnrất mạnh mẽ với nhiều loại hình kiểm toán và được phân loại theo nhiều tiêu thức

khác nhau Vì lí do này nên em đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu về các loại hình kiểm toán được phân loại theo bộ máy tổ chức: Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập, Kiểm toán nội bộ”

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án bao gồm ba phần như sau:

Phần một: Những cơ sở lý luận chung về các loại hình kiểm toán.

Phần hai: Thực trạng tình hình hoạt động của ba loại hình kiểm toán: Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ tại Việt Nam.

Trang 2

Phần ba: So sánh với kiểm toán của một số nước khác và các biện pháp hoàn thiện các bộ máy kiểm toán ở Việt Nam.

Vì thời gian và trình độ có hạn nên trong quá trình viết đề án của emkhông tránh khỏi những thiếu sót, em mong thầy cô góp ý để đề án của em đượchoàn thiện hơn

Để hoàn thiện đề án này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình

của TS Nguyễn Phương Hoa và các thầy cô trong khoa Kế toán.

Trang 3

Phần I

NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC LOẠI

HÌNH KIỂM TOÁN

1.1 Sự hình thành và phát triển của kiểm toán

Kiểm toán được bắt nguồn từ hoạt động kiểm tra, kiểm soát Đây là yêucầu tất yếu của quản lý và có thể thực hiện ngay trong các hoạt động quản lýhoặc tách thành hoạt động độc lập Lịch sử phát triển của kiểm toán có thể chiathành ba thời kỳ sau:

Thời kỳ cổ đại: Trong giai đoạn đầu của thời kỳ cổ đại, xã hội còn chưa có

của cải thừa, kế toán được thực hiện chủ yếu bằng những dấu hiệu riêng trên sợidây, thân cây, lá cây… Do đó, nhu cầu kiểm tra trong quản lý còn ít và ở mức độđơn giản Vào cuối thời kỳ này, sản xuất đã phát triển, của cải thừa ngày càngnhiều, người sở hữu tìa sản và người quản lý, cất trữ tài sản đã tách rời nhau

Thời kỳ trung đại: Trong thời kỳ này, do có sự hoàn thiện và phát triển dần

của kế toán, đặc biệt sự xuất hiện của kế toán kép nên người kế toán có thể tự đốichiếu việc ghi chép của mình đúng hay sai Do đó, hoạt động kiểm tra độc lậpkhông còn tồn tại

Những năm 30 của thế kỷ XX, hàng loạt tổ chức tài chính trên thế giới lâm

vào tình trạng phá sản và khủng hoảng kinh tế, suy thoái về tài chính diển ra.Người ta nhận thấy việc tự kiểm tra của kế toán không còn đáp ứng được yêu cầucủa sự phát triển Vì vậy, hoạt động kiểm tra độc lập xuất hiện trở lại, các quy

Trang 4

chế về kiểm toán viên bên ngoài được thành lập, việc kiểm tra của các kiểm toánviên nội bộ cũng bắt đầu phát triển Năm 1941, Trường đào tạo Kiểm toán viênnội bộ (IIA) được thành lập cũng công bố việc xác định chính thức về chức năngcủa kiểm toán nội bộ.

Ở Việt Nam, kiểm toán bắt đầu xuất hiện từ trước những năm 75: Các vănphòng kế toán với giám định viên kế toán và cả văn phòng kiểm toán quốc tế nhưSGV, Arthur Andersen… đã thực sự là những trung tâm thực hành kế toán, kiểmtoán Sau ngày giải phóng, với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, kiểm toán độc lậpcũng không tồn tại Từ những năm 90, sau khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, kiểmtoán độc lập trở thành một đòi hỏi cấp thiết Trước đòi hỏi đó, ngày 13 tháng 05năm 1991, Bộ Tài chính đã ký hai quyết định thành lập hai công ty: Công tyKiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài Chính, Kế toán vàKiểm toán (AASC) Tiếp theo đó là sự xuất hiện của các công ty kiểm toán Ernstand Young, KPMG, PWC, A&C, DAC…

Năm 1994, cơ quan kiểm toán Nhà nước đầu tiên của Việt Nam đượcthành lập Ban đầu nó là cơ quan trực thuộc của chính phủ Đến ngày 01 tháng 01năm 2006, cơ quan này chuyển từ trực thuộc chính phủ sang trực thuộc Quốc hội

và Luật kiểm toán Nhà nước bắt đầu có hiệu lực

Năm 1997, cùng với việc ban hành quyết định số 832/TC/QĐ/CĐKT ngày

28 tháng 10 của Bộ Tài chính về Quy chế kiểm toán nội bộ, Kiểm toán nội bộchính thức xuất hiện Tuy nhiên, kiểm toán nội bộ ở nước ta cho đến nay chưathực sự phát triển mà mới chỉ đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện dần

Trang 5

1.2 Khái niệm kiểm toán

Kiểm toán là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nó thực sự mớixuất hiện và du nhập vào nước ta từ hơn một chục năm cuối thế kỷ XX Do đóhiện nay trong quá trình áp dụng và phát triển kiểm toán, chúng ta vẫn chưa có

sự thống nhất chung trong việc hiểu và dùng các khái niệm chuyên ngành đặcbiệt đối với thuật ngữ “ Kiểm toán” Tuy nhiên có thể khái quát khái niệm kiểmtoán theo ba loại quan điểm chính như sau:

- Quan điểm truyền thống về kiểm toán: Theo quan điểm này, kiểm toán

được đồng nghĩa với kiểm tra kế toán, một chức năng của bản thân kếtoán, một thuộc tính cố hữu của kế toán Nội dung của hoạt động này là

rà soát các thong tin từ kế toán đến tổng hợp cân đối kế toán Quanđiểm này chỉ phù hợp trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung Trong điềukiện kiểm tra chưa phát triển, nhà nước vừa là chủ sở hữu, vừa là ngườilãnh đạo trực tiếp nền kinh tế Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường hiệnnay, những đối tượng quan tâm đến thông tin kế toán không chỉ có Nhànước mà còn có các nhà đầu tư, nhà quản lý, khách hang, người laođộng… Do đó, công tác kiểm tra cần phải được thực hiện rộng rãi, đadạng song thật khoa học, khách quan, trung thực, đủ sức thuyết phục vàtạo niềm tin cho những người quan tâm Trong điều kiện đó, tách kiểmtoán thành một môn khoa học độc lập ra khỏi hoạt động kế toán là một

xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử

- Quan điểm về kiểm toán theo thời điểm phát triển: phát sinh cùng thời

với cơ chế thị trường Theo quan điểm đó, “Kiểm toán là hoạt động xácminh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các thực thể kinh

Trang 6

tế do các kiểm toán viên độc lập thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý

2 Kiểm toán tính quy tắc hướng vào việc đánh giá tình hình thực hiệncác chế độ, thể lệ, luật pháp của đơn vị kiểm tra trong quá trình hoạtđộng

3 Kiểm toán hiệu quả có đối tượng trực tiếp là các yếu tố, các nguồnlực trong từng loại nghiệp vụ kinh doanh: mua bán, sản xuất hay dịchvụ… Kiểm toán loại này giúp ích trực tiếp cho việc hoạch định chínhsách và phương hướng, giải pháp cho việc hoàn thiện hoặc cải tổ hoạtđộng kinh doanh của đơn vị được kiểm toán

4 Kiểm toán hiệu năng được đặc biệt quan tâm ở khu vực công cộng(kể cả các xí nghiệp công và các chương trình đầu tư từ ngân sách Nhànước) nơi mà lợi ích và hiệu quả không còn giữ nguyên vẹn ý nghĩacủa nó như trong nghiệp, nơi mà năng lực quản lý cần được đánh giátoàn diện và bồi bổ thường xuyên nhằm không ngừng nâng cao hiệunăng quản lý của đơn vị kiểm toán Tất nhiên loại kiểm toán này cũngcần và có thể ứng dụng đối với quản lý toàn bộ doanh nghiệp hoặc vớitừng bộ phận quản lý của mọi đơn vị kiểm toán

Trang 7

Các quan điểm nêu trên đều có mặt đúng xét trên khía cạnh nó phù hợpvới điều kiện phát triển kinh tế của từng giai đoạn Tuy nhiên để đảm bảo tínhthống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ và sự đầy đủ, chính xác về mặt ý nghĩachúng ta có thể đi đến một kết luận như sau:

“Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần đượckiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoàichứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên

cở sở hệ thống pháp lý có hiệu lực” (Giáo trình Lý thuyết kiểm toán)

1.3 Khái quát các cách phân loại kiểm toán.

Để tìm hiểu về một sự việc hay một hiện tượng nào đó ta cần xem xét nótrên các góc độ khác nhau và với mỗi góc độ đó ta có thể phân loại được sự vật,hiện tượng ấy Do vậy khi tìm hiểu về kiểm toán chúng ta có thể phân loại theomột số tiêu thức sau:

- Theo đối tượng cụ thể, kiểm toán có thể phân thành kiểm toán (báocáo) tài chính, kiểm toán nghiệp vụ (hoạt động) và kiểm toán liên kết

- Theo lĩnh vực cụ thể của kiểm toán, có thể phân kiểm toán thành kiểmtoán thông tin, kiểm toán quy tắc (tuân thủ), kiểm toán hiệu năng vàkiểm toán hiệu quả

- Theo phương pháp áp dụng trong kiểm toán, có thể phân kiểm toánthành kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ

- Theo quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán có thể phân kiểmtoán thành nội kiểm và ngoại kiểm

Trang 8

- Theo phạm vi tiến hành kiểm toán có thể phân kiểm toán thành kiểmtoán toàn diện và kiểm toán chọn điểm (điển hình).

- Theo tính chu kỳ của kiểm toán có thể phân kiểm toán thành kiểm toánthường kỳ, kiểm toán định kỳ, kiểm toán bất thường (đột xuất)

- Theo quan hệ về thời điểm kiểm toán với thời điểm thực hiện nghiệp

vụ, kiểm toán bao gồm kiểm toán trước, kiểm toán hiện hành, kiểmtoán sau

- Theo quan hệ pháp lý của kiểm toán có thể có kiểm toán bắt buộc vàkiểm toán tự nguyện

- Theo tổ chức bộ máy kiểm toán, có thể phân kiểm toán thành kiểm toánnhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ

- Theo tính chất và phạm vi của kiểm toán có thể phân kiểm toán thànhkiểm toán ngân sách và tài sản công, kiểm toán dự án và các công trình,kiểm toán các đơn vị dự toán…

- V.v…

1.4 Phân loại kiểm toán theo hệ thống bộ máy tổ chức

1.4.1 Kiểm toán Nhà nước

1.4.1.1 Khái niệm

Sự hình thành, ra đời và phát triển của kiểm toán Nhà nước gắn liền với sựhình thành, ra đời và phát triển của tài chính công mà chủ yếu là ngân sách nhànước, xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của việc kiểm tra, kiểm soát việc chi tiêu ngânsách và công quỹ quốc gia từ phía Nhà nước

Do vậy có thể hiểu: “Kiểm toán Nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môncủa Nhà nước thực hiện các chức năng kiểm toán tài sản công”

Trang 9

1.4.1.2 Đặc trưng của kiểm toán Nhà nước

- Chủ thể kiểm toán: Kiểm toán nhà nước được thực hiện bởi các kiểm

toán viên nhà nước Họ là những công chức, viên chức nhà nước làm nghề kiểmtoán nên được tuyển chọn và hoạt động do tổ chức kiểm toán nhà nước phâncông Đồng thời, họ được xếp vào các ngành bậc chung của công chức (theo tiêuchuẩn cụ thể của từng nước trong từng thời kỳ):

 Kiểm toán viên

 Kiểm toán viên chính

 Kiểm toán viênc cao cấp

Chức năng và quyền hạn cụ thể của từng ngành bậc cũng được quy định cụthể tuỳ theo từng nước song noi chung cũng có sự gần gũi giữa các quốc gia và

có mối quan hệ tương ứng với cá chức danh của kiểm toán viên Riêng kiểm toánviên cao cấp thường giữ cương vị lãnh đạo cơ quan kiểm toán nhà nước hoặc lànhững chuyên gia cao cấp có chức năng và quyền hạn trong kiểm toán, trong tưvấn (kể cả soạn thảo luật pháp) thậm chí trong phán xử (như một quan toà)… tuỳquy định cụ thể của từng nước

- Hiệp hội của các tổ chức kiểm toán viên nhà nước: Đây là hiệp hội do

các kiểm toán viên nhà nước tập hợp lại; là tổ chức quốc tế (hoặc khu vực) củatất cả các tổ chức kiểm toán nhà nước khác nhau

- Khách thể kiểm toán:

Khách thể của kiểm toán nhà nước thường bao gồm tất cả các đơn vị, cánhân có sử dụng Ngân sách nhà nước (NSNN) như:

 Các dự án, công trình do Ngân sách đầu tư

 Các doanh nghiệp nhà nước: 100% vốn NSNN

Trang 10

 Các xí nghiệp công cộng thuộc sở hữu nhà nước (100% vốnNSNN).

 Các cá nhân có nguồn từ NSNN…

- Lĩnh vực kiểm toán: Lĩnh vực kiểm toán của kiểm toán nhà nước là kiểm

toán tài chính và kiểm toán tuân thủ Ngoài ra, kiểm toán nhà nước còn tiến hànhcác cuộc kiểm toán nghiệp vụ nhằm đánh giá và góp phần nâng cao tính kinh tế,tính hiệu lực, tính hiệu quả trong quá trình quản lý, sử dụng NSNN

1.4.1.3 Mô hình của kiểm toán Nhà nước

Bộ máy kiểm toán nhà nước là hệ thống tập hợp những viên chức nhànước để thực hiện chức năng kiểm toán ngân sách và tài sản công

Như vậy, trong quan hệ với hệ thống bộ máy nhà nước, kiểm toán nhànước là một phân hệ thực hiện chức năng kiểm toán Xét trong hệ thống kiểmtoán nói chung, kiểm toán nhà nước lại là phân hệ thực hiện chức năng này vớimột đối tượng cụ thể là tài sản nhà nước trong đó có ngân sách Nhà nước Xéttrong quan hệ với kiểm toán viên nhà nước, kiểm toán nhà nước là một hệ thốngtập hợp các kiểm toán viên này theo một trật tự xác định… Trong hàng loạt mốiliên hệ phức tạp đó đã hình thành những mô hình tổ chức khác nhau tuỳ theophạm vi các mối liên hệ

Trước hết khi xem xét trong quan hệ với bộ máy nhà nước, kiểm toán nhànước có thể độc lập với hệ thống lập pháp và hệ thống hành pháp hoặc trực thuộcmột phía hành pháp hoặc lập pháp

Mô hình tổ chức độc lập giữa cơ quan kiểm toán nhà nước với các cơ quan lập pháp và hành pháp (sơ đồ 1.1) được ứng dụng ở hầu hết các nước có

Trang 11

nền kiểm toán phát triển, có nhà nước pháp quyền được xây dựng có nền nếp…Nhờ đó kiểm toán phát huy được đầy đủ tính độc lập trong việc thực hiện cácchức năng của mình

Sơ đồ 1.1 Kiểm toán nhà nước tổ chức độc lập với các cơ quan lập pháp

: Quan hệ đặt hang kiểm toán

: Quan hệ kiểm toán

Mô hình tổ chức cơ quan kiểm toán trực thuộc cơ quan hành pháp được áp

dụng không giống nhau giữa các nước: ở một số nước, kiểm toán nhà nước được

BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

KIỂM TOÁN

NHÀ NƯỚC

QUỐCHỘI

CHÍNHPHỦ

TOÀÁN

CÁC BAN CỦA QUỐC HỘI

CÁC BỘ CỦA CHÍNH PHỦ

Trang 12

tổ chức thành cơ quan hành chính như một bộ song có quyền kiểm toán các bộkhác của Chính phủ (kể cả Bộ Tài chính); ở một số nước khác, kiểm toán nhànước được tổ chức như một cơ quan chuyên môn bên cạnh nội các hoặc Thủtướng Chính phủ Mô hình này giúp chính phủ điều hành nhanh nhạy quá trìnhthực hiện ngân sách và các hoạt động khác.

Mô hình tổ chức cơ quan kiểm toán trực thuộc cơ quan lập pháp (Quốc hôi) được ứng dụng ở một số nước như Mỹ, Nga, Anh… Với mô hình này, kiểm

toán nhà nước trợ giúp đắc lực cho Nhà nước không chỉ ở kiểm tra thực hiệnpháp luật mà cả trong việc soạn thảo và xây dựng các sắc luật cụ thể

Xét về liên hệ nội bộ, cơ quan kiểm toán nhà nước lại có thể liên hệ theochiều dọc (liên hệ dọc) và theo chiều ngang (liên hệ ngang)

Liên hệ dọc của tổ chức kiểm toán nhà nước có thể khái quát trong hai môhình chủ yếu:

- Mô hình I: Cơ quan kiểm toán nhà nước trung ương có mạng lưới ở tất

cả các địa phương Mô hình này thích hợp với các nước có quy mô lớn,các địa phương phân bố rộng và phân tán, khối lượng tài sản công ởmỗi địa phương lớn và quan hệ phức tạp Đồng thời mỗi địa phươngcũng có khối lượng công sản, tài sản tương đối đồng đều… Tình hình

đó đòi hỏi phải có tổ chức kiểm toán nhà nước ngay tại địa phương

- Mô hình II: Cơ quan kiểm toán nhà nước trung ương có mạng lướikiểm toán ở từng khu vực Những khu vực này trước hết có khối lượngcông sản đủ lớn và thường ở xa trung tâm nên đòi hỏi có tổ chức kiểmtoán nhà nước tại thực địa để thực hiện chức năng của kiểm toán nhànước Mô hình này thích ứng với những nước có quy mô nhỏ song địa

Trang 13

bàn tương đối phân tán Ở một số nước nhỏ và tương đối tập trung cóthể không có liên hệ dọc; cũng có trường hợp liên hệ dọc này thực hiệnngay trong liên hệ ngang bằng cách bố trí kiểm toán một vài khu vựcnào đó thành một bộ phận trong bộ phận chuyên môn

Liên hệ ngang là mối liên hệ nội bộ trong cơ quan kiểm toán cùng cấp(trung ương hay khu vực hoặc địa phương) Liên hệ này có thể trực tuyến hoặcchức năng

Trong liên hệ trực tuyến tổng kiểm toán trưởng (hoặc phó tổng kiểm toánđược uỷ nhiệm) trực tiếp chỉ huy các hoạt động của kiểm toán nhà nước Liên hệtrực tuyến có ưu điểm bảo đảm lệnh của Tổng kiểm toán trưởng được chuyểntrực tiếp đến các kiểm toán viên, bảo đảm điều hành nhanh nhạy và thông tinngược xuôi kịp thời Tuy nhiên, mô hình này chỉ thích hợp trong điều kiện quy

mô kiểm toán và số lượng nhân viên kiểm toán không quá lớn

Trong liên hệ chức năng quyền điều hành công việc được phân thànhnhiều khối, mỗi khối lại chia thành nhiều cấp khác nhau Mô hình này thích hợpvới bộ máy kiểm toán có quy mô lớn

Ngoài mối liên hệ trong bộ máy, liên hệ giữa việc thực hiện các chức năngkiểm toán với bộ máy kiểm toán cũng hình thành những mô hình tổ chức kiểmtoán nhà nước khác nhau Trong việc thực hiện chức năng xác minh, thôngthường kiểm toán nhà nước chỉ thực hiện xác minh bảng khai tài chính và nghiệp

vụ của các đơn vị thuộc khu vực công cộng Công việc xác minh các vụ việc cụthể do khiếu tố hoặc phát giác bất thường, thông thường do các tổ chức thanh trađảm nhận Tuy nhiên, ở một số nước cả những công việc thanh tra này cũngđược thống nhất trong tổ chức kiểm toán nhà nước Trong việc bày tỏ ý kiến,

Trang 14

thông lệ phổ biến là các cơ quan kiểm toán nhà nước chỉ thực hiện chức năng tưvấn kể cả kiến nghị giải quyết thực trạng tài chính, pháp lý, thậm chí cả khởi thảo

và tham gia xây dựng luật pháp

Như vậy, cơ quan kiểm toán nhà nước chứa đựng rất nhiều mối liên hệ về

tổ chức phụ thuộc và đặc điểm của đối tượng, của phạm vi, của khác thể kiểmtoán, tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức bộ máy nhà nước và hàng loạt quan hệ khácbên trong và bên ngoài hệ thống kiểm toán

1.4.2 Kiểm toán độc lập

1.4.2.1 Khái niệm

Kiểm toán độc lập là một hoạt động đặc trung của kinh tế thị trường Đây

là các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của kháchhang Ở các nước sớm phát triển theo cơ chế thị trường, kiểm toán độc lập đãhành nghề trước khi có những chuẩn mực chung (về kiểm toán viên) và chuẩnmực chuyên ngành (về công tác kiểm toán) Cho đến nay trên thế giới đã có hàngtrăm ngàn tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán và tưvấn tài chính

1.4.2.2 Những đặc trưng của kiểm toán độc lập.

- Chủ thể kiểm toán: Người thực hiện kiểm toán độc lập là các kiểm toán

viên độc lập Kiểm toán viên độc lập thường có hai chức danh:

 Kiểm toán viên: Thường đã tốt nghiệp đại học và sau bốn năm làmthư ký (hoặc trợ lý) kiểm toán và tốt nghiệp thi tuyển kiểm toán viên(quốc gia hoặc quốc tế) để lấy bằng (chứng chỉ) kiểm toán viên

Trang 15

Trên thực tế, phải có khả năng độc lập thực hiện công việc kiểmtoán cụ thể.

 Kiểm toán viên chính: là người đã từng qua kiểm toán viên và qua

kỳ thi nâng bậc Về chuyên môn họ phải có khả năng tổ chức mộtnhóm kiểm toán viên tiến hành những công việc kiểm toán có quy

mô lớn

Những kiểm toán viên độc lập được hành nghề trong một tổ chức hoặc vớivăn phòng tư tuỳ thuộc điều kiện cụ thể do pháp luật quy định

- Hiệp hội kiểm toán viên độc lập: Hiệp hội kiểm toán viên độc lập tập hợp

các kiểm toán viên độc lập nhằm tăng cường quan hệ hợp tác, hướng dẫn và bồidưỡng nghiệp vụ kể cả về nhận thức cũng như kinh nghiệm thực tế của họ Đây

là hình thức phát triển không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả quốc tế

- Khách thể kiểm toán:

Khách thể của kiểm toán độc lập thường bao gồm:

 Các doanh nghiệp và xí nghiệp tư (kể cả cá công ty trách nhiệm hữuhạn)

 Các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

 Các liên doanh giữa cá tổ chức trong và ngoài nước

 Các hợp tác xã và doanh nghiệp cổ phần

 Các chương trình, dự án nguồn kinh phí từ bên ngoài Ngân sách nhànước…

- Lĩnh vực kiểm toán: Kiểm toán độc lập chủ yếu tiến hành cá cuộc kiểm

toán tài chính Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu của khách hang, kiểm toán độc lập cóthể tiến hành các cuộc kiểm toán nghiệp vụ, tiến hành các dịch vụ tư vấn…

Trang 16

1.4.2.3 Mô hình của kiểm toán độc lập

Mô hình kiểm toán độc lập là tổ chức của các kiểm toán viên chuyênnghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan Là tổchức kinh doanh, một đơn vị kiểm toán độc lập phải thực hiện các nghĩa vụ và cóquyền lợi như các tổ chức kinh doanh khác Hơn nữa, kinh doanh dịch vụ kiểmtoán là kinh doanh một nghề chuyên sâu nên phải có kiểm toán viên đủ điều kiệnhành nghề Do đó chỉ có những người có chững chỉ kiểm toán viên và đủ điềukiện hành nghề khác nhau mới được phép tổ chức các đơn vị kinh doanh dịch vụnày Thông thường với dịch vụ kiểm toán, bộ máy này có thể thực hiện các dịch

vụ khác có liên quan như kế toán, thuế, tư vấn, tài chính, tin học… Để thực hiệncác loại dịch vụ này, các tổ chức kiểm toán độc lập có quan hệ với khách hang tựnguyện hoặc bắt buộc theo quy định của pháp luật

Bộ máy kiểm toán độc lập có hai mô hình cơ bản là văn phòng kiểm toán

tư và công ty kiểm toán

Văn phòng kiểm toán tư được hình thành bởi một hoặc vài kiểm toán viên

độc lập để kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác liên quan Đồngthời, người lập văn phòng phải có bằng (chứng chỉ) kiểm toán viên độc lập và có

đủ điều kiện hành nghề khác Các văn phòng tư (kể cả các công ty kiểm toán cóquy mô nhỏ) được tổ chức theo phương thức trực tuyến và loại hình tập trung

Ưu điểm của loại hình này là phát huy tính năng động cao của bộ máykiểm toán, rất thích ứng với nhu cầu kiểm toán và tư vấn của các doanh nghiệpvừa và nhỏ cũng như nhu cầu đại lý thuế (thu nhập) cho nhà nước

Tuy nhiên, ở mô hình này, các văn phòng chỉ thực hiện giới hạn các dịch

vụ và sức cạnh tranh của mỗi tổ chức kiểm toán cũng hạn chế Bên cạnh đó, sự

Trang 17

hợp tác, tự bồi dưỡng kinh nghiệm nghiệp vụ giữa các kiểm toán viên cũng hạnchế Do đó, khi thành lập văn phòng, kiểm toán viên độc lập phải có năng lựckhá toàn diện và có trình độ chuyên môn vững Đến khi số lượng các văn phòng

và công ty nhỏ nhiều đòi hỏi phải tăng cường hoạt động của HIệp hội kiểm toánviên độc lập

Công ty kiểm toán (quy mô lớn) là bộ máy tổ chức kiểm toán độc lập với

số lượng lớn các kiểm toán viên độc lập (hàng chục ngàn kiểm toán viên trongmột công ty) Đây là những công ty quốc gia hoặc quốc tế

Các công ty kiểm toán này thực hiện nhiều loại dịch vụ trên địa bàn rộnglớn (có thể hang trăm dịch vụ cụ thể) Do đó chúng được tổ chức theo loại hìnhphân tán và điều hành theo phương thức chức năng hoặc kết hợp Cụ thể mỗicông ty thường có nhiều văn phòng bố trí ở nhiều vùng trong nước (công ty quốcgia) hoặc nhiều văn phòng ở nhiều nước khác nhau (công ty quốc tế) Trong cáccông ty này, từng văn phòng cụ thể hoặc văn phòng khu vực có thể có quyền tựchủ như một công ty con và có thể được hạch toán độc lập Mỗi văn phòng riênghoặc văn phòng khu vực cũng kinh doanh nhiều loại dịch vụ và có thể được tổchức thành các bộ phận chức năng riêng biệt

Do quy mô lớn phân tán và cơ cấu tổ chức phức tạp nên các công ty lớnđòi hỏi trình độ tổ chức phối hợp cao của các nhà quản lý, đòi hỏi khả năngchuyên môn cao và toàn diện của kiểm toán viên và lãnh đạo công ty, đòi hỏi đầu

tư lớn cả về chuyên gia, kinh nghiệm và tiền vốn… Tuy nhiên cũng do vậy màmỗi công ty khi đã hình thành và tồn tại, luôn luôn có tiềm năng lớn, đang hoàntất nhiều loại dịch vụ có quy mô lớn trong khoảng thời gian ngắn và có sức cạnhtranh lớn trên thị trường

Trang 18

1.4.3 Kiểm toán nội bộ

1.4.3.1 Khái niệm

Kiểm toán nội bộ hình thành và phát triển xuât phát từ những lý do kháchquan của nhu cầu quản lý, của bản thân các đơn vị và tổ chức kinh tế Do vậykiểm toán nội bộ là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ trong phạm viđơn vị, phục vụ nhu cầu quản lý nội bộ đơn vị (Giáo trình lý thuyết kiểm toán)

1.4.3.2 Đặc trưng của kiểm toán nội bộ

- Chủ thể kiểm toán:

Kiểm toán nội bộ được thực hiện bởi các kiểm toán viên nội bộ Họthường là những người làm nghề kiểm toán không chuyên nghiệp, có thể lànhững kế toán viên giỏi, những nhà quản lý có kinh nghiệm, những kỷ thuật viên

có hiểu biết về những lĩnh vực có liên quan đến kiểm toán đặc biệt là các loạihình công nghệ, các quy trình kỹ thuật, các định mức… Tuy nhiên những ngườinày cũng cần có trình độ nghiệp vụ tương xứng, có thể được đào tạo qua trường.Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, kiểm toán viên nội bộ cũng có thể là kiểm toánviên chuyên nghiệp như những giám định viên trong hệ thống kiểm toán ở Tây

Âu, các kiểm toán viên chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước và cácđơn vị công cộng (có quy mô lớn) hoặc các chuyên gia được các hội đồng quảntrị sử dụng trong uỷ ban kiểm toán

- Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ:

Ở một số nước hoặc từng khu vực, các kiểm toán viên nội bộ tự nguyệntập hợp vào các hiệp hội kiểm toán viên nội bộ nhằm trao đổi kinh nghiệm và bồidưỡng nghiệp vụ kiểm toán nội bộ Hiệp hội này lần đầu tiên được lập ra ở Pháp

từ năm 1965 và sau đó trở thành Viện nghiên cứu của kiểm toán viên và kiểm

Trang 19

toán viên nội bộ của Pháp (IFAC) vào năm 1973 Tuy nhiên, trong điều kiệnkiểm toán nội bộ phát triển sang các lĩnh vực mới: kiểm toan quy tắc, hiệu năng,hiệu quả,… và đội ngũ kiểm toán viên nội bộ cũng phát triển đến cả những nhàquản lý, các nhà kỹ thuật… thì yêu cầu bồi dưỡng này cần được tăng cường vàlàm phong phú, đa dạng cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện cụ thể.

- Khách thể kiểm toán:

Khách thể của kiểm toán nội bộ có thể bao gồm:

 Các bộ phận cấu thành trong đơn vị

 Các hoạt động, các chương trình, dự án cụ thể trong đơn vị

 Các cá nhân trong đơn vị

- Lĩnh vực kiểm toán:

Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu của kiểm toán nội bộ là kiểm toán hoạt độngcủa các bộ phận trong doanh nghiệp Các hoạt động mà kiểm toán nội bộ tiếnhành bao gồm:

 Rà soát lại hệ thống kế toán và các quy chế kiểm toán nội bộ có liênquan, giám sát sự hoạt động của các hệ thống cũng như tham giahoàn thiện chúng

 Kiểm tra các thông tin tác nghiệp, thông tin tài chính bao gồm việc

rà soát lại các phương tiện đã sử dụng để xác định, tính toán, phânloại và báo cáo những thông tin này, kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ,

cá số dư và các bước công việc

 Kiểm tra tính hiệu quả, sự tiết kiệm và hiệu suất của các hoạt động

kể cả các quy định không có tính chất tài chính của doanh nghiệp

Trang 20

Ngoài ra, kiểm toán nội bộ cũng tiến hành các nội dung kiểm toán tuân thủ

để xem xét việc chấp hành các chính sách, quy định của doanh nghiệp

Kiểm toán nội bộ có mục đích là thông qua kiểm toán để cải tiến và hoànthiện các hoạt động ở các đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệuquả sử dụng vốn và hiệu quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh và hoạt độngsản xuất, khắc phục những khâu yếu, giúp thủ trưởng đơn vị phát hiện, ngăn chặn

và xử lý các gian lận và sai sót trong hoạt động quản lý của đơn vị

Tuy kiểm toán nội bộ được tổ chức độc lập với những bộ phận được kiểmtra, nhưng kiểm toán nội bộ là một bộ phận của đơn vị, không thể độc lập hoàntoàn với đơn vị đó được Vì vậy, các báo cáo của kiểm toán nội bộ dù được chủdoanh nghiệp tin tưởng song không có giá trị pháp lý ở bên ngoài

1.4.3.3 Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ

Bộ máy kiểm toán nội bộ là hệ thống tổ chức của các kiểm toán viên dođơn vị tự lập ra theo yêu cầu quản trị nội bộ và thực hiện nề nếp, kỷ cương quảnlý

Để tổ chức và quản lý hoạt động kiểm toán nội bộ trong bộ máy lãnh đạocao nhất của đơn vị phải cử ra những người phụ trách công việc này Theo yêucầu đó, thông thường một uỷ ban kiểm toán được lập ra do một tập thể thườngbao gồm 3 thành viên hội đồng quản trị phụ trách Trong trường hợp cần thiết,hội đồng quản trị có thể quyết định thuê các chuyên gia kiểm toán tham gia hoặc

tư vấn cho uỷ ban

Uỷ ban kiểm toán, vừa có trách nhiệm trong tổ chức hoạt động kiểm toánnội bộ (nội kiểm), vừa có trách nhiệm tạo lập mối quan hệ với chủ thể kiểm toán

Trang 21

tài chính từ bên ngoài (ngoại kiểm) Trong trường hợp không có hội đồng quảntrị, chủ đầu tư hoặc người được uỷ quyền phụ trách sẽ chỉ đạo công tác kiểmtoán Người thực hiện kiểm toán nội bộ là những kiểm toán viên trong đơn vịhoặc chuyên gia (giám định viên kế toán) từ bên ngoài Từ đó có thể có hai môhình cơ bản là hội đồng hay bộ phận kiểm toán nội bộ và giám định viên kế toán(hoặc giám sát viên nhà nước).

Hội đồng hay bộ phận kiểm toán nội bộ là mô hình phổ biến đặc biệt ở các

nước Bắc Mỹ Thành viên của bộ phận này là các kiểm toán viên nội bộ Sốlượng và cơ cấu các thành viên tuỳ thuộc vào quy mô của đơn vị, vào nhiệm vụkiểm toán nội bộ cụ thể trong từng thời kỳ Hội đồng có nhiệm vụ thực hiện tất

cả các công việc do uỷ ban kiểm toán giao cho kể cả việc xây dựng hoặc hoànthiện quy chế kiểm toán nội bộ (nếu có), tổ chức thực hiện đều đặn và có hiệu lựcquy chế đã ban hành và cả công việc đột xuất khác

Mô hình này có nhiều ưu điểm và rất thích hộp với các doanh nghiệp cóquy mô lớn Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để phát huy ưu việt này là chấtlượng đội ngũ kiểm toán viên nội bộ

Giám định viên kế toán (hoặc giám sát viên nhà nước) là mô hình ứng

dụng phổ biến ở các xí nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.Trong trường hợp này, người thực hiện kiểm toán có thể là kiểm toán viênchuyên nghiệp

Mô hình này rất thích hợp với các xí nghiệp công, các doanh nghiệp cóquy mô nhỏ không cần biên chế kiểm toán viên nội bộ Nó phát huy được thếmạnh nghề nghiệp của các chuyên gia giỏi Tuy nhiên trong trường hợp này chiphí kiểm toán thường cao do phải thuê nhân viên Mặt khác, do công việc kiểm

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1 Kiểm toán nhà nước tổ chức độc lập với các cơ quan lập pháp  và hành pháp - Nghiên cứu về các loại hình kinh tế được phân loại theo bộ máy tổ chức. Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập, Kiểm toán nội bộ.DOC
Sơ đồ 1.1 Kiểm toán nhà nước tổ chức độc lập với các cơ quan lập pháp và hành pháp (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w