HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI
Sinh viên thực hiện: Đặng Phương ThảoLớp: K18NHG
Khóa học: 2015 - 2019Mã sinh viên: 18A4000653
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Thị Tuấn Nghĩa
Hà Nội, tháng 05 năm 2019.
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanhnghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng– chinhánh Đông Hà Nội” là công trình nghiên cứu của bản thân, không phải là sản phẩmsao chép, các số liệu và thông tin trong bài hoàn toàn trung thực, các phần trích dẫn đầyđủ và đúng quy định.
Trang 4Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Lê Thị Tuấn Nghĩa Trongthời gian viết khóa, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô, cô đã giúp em bổsung và hoàn thiện những kiến thức lý thuyết còn thiếu cũng như việc áp dụng các kiếnthức đó vào thực tế trong đơn vị thực tập để em có thể hoàn thiện luận văn tốt nghiệpnày.
Qua đây cho em gửi lời cảm ơn đến Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam ThịnhVượng chi nhánh Đông Hà Nội đã giúp em tiếp cận thực tế, thu thập các thông tin, tàiliệu liên quan đến tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng trong thời gian qua đểem có tài liệu cần thiết để hoàn thành được khóa luận này
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, điều kiện tiếp cận và kiến thức kinh nghiệmcủa bản thân, bài khóa luận này không tránh khỏi những khiếm khuyết, em rất mongnhận được sự góp ý của thầy cô và người đọc để có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm2019
Tác giả
Trang 5Đặng Phương Thảo
Trang 6MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 6
1.1.Một số vấn đề cơ bản về Ngân hàng thương mại 6
1.1.1.Định nghĩa Ngân hàng thương mại 6
1.1.2.Vai trò của Ngân hàng thương mại 6
1.1.3.Chức năng của Ngân hàng thương mại 6
1.1.4.Các hoạt động của Ngân hàng thương mại 7
1.2.Những vấn đề cơ bản về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 9
1.2.1.Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 9
1.2.2.Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 10
1.2.3.Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế 12
1.3.Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 13
1.3.1.Khái niệm 13
1.3.2.Đặc điểm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 14
1.3.3.Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 141.3.4.Quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 16
1.3.5.Ý nghĩa của hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 17
1.4.Hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại181.4.1.Khái niệm hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 18
1.4.2.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 19
1.4.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại 20
1.4.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 23CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI 27
2.1.Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Đông Hà Nội 27
Trang 72.1.1.Giới thiệu chung 27
2.1.2.Cơ cấu tổ chức 28
2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh 29
2.2.Các sản phẩm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank chi nhánh Đông Hà Nội 35
2.3.Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank chi nhánh Đông Hà Nội 38
2.3.1.Số doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ vay vốn với chi nhánh 38
2.3.2.Doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 39
2.3.3.Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 41
2.3.4.Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu 48
2.3.5.Vòng quay vốn vay 50
2.3.6.Lợi nhuận từ hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 50
2.4.Đánh giá chung về hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank – chi nhánh Đông Hà Nội 52
2.4.1.Kết quả đạt được 52
2.4.2.Những hạn chế 54
2.4.3.Nguyên nhân của những hạn chế 55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NH TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNHĐÔNG HÀ NỘI 58
3.1.Định hướng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH Việt Nam Thịnh Vượng –Chi nhánh Đông Hà Nội 58
3.1.1Định hướng chung của VPBank về hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 58
3.1.2Định hướng phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank – chi nhánh Đông Hà Nội 59
3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngânhàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đông Hà Nội 60
3.2.1Hoàn thiện cơ chế cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với thực tế 60
3.2.2Nâng cao công tác thẩm định cho vay 61
3.2.3Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 63
3.2.4Xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro 64
3.2.5Đẩy mạnh hoạt động marketing 66
3.3.Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tạiVPBank chi nhánh Đông Hà Nội 67
3.3.1Kiến nghị với Nhà nước 67
3.3.2Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 69
Trang 83.3.3Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 71KẾT LUẬN 72DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 9DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 10DANH MỤC BẢNG
2 Tình hình hoạt động huy động vốn của VPBank Chi nhánh ĐôngHà Nội giai đoạn 2016 – 2018
Trang 12DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
1 Sơ đồ Sơ đồ bộ máy phòng ban của VPBank – Chinhánh Đông Hà Nội
Trang 13LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển với tốc độ nhanh chóng, hệthống NH Việt Nam ngày càng khẳng định tầm quan trọng và có những đóng góp nhấtđịnh đối với công cuộc xây dựng đất nước Trong suốt quá trình hình thành, hoạt độngvà phát triển của mình, NH luôn gắn mình với sự phát triển của nền sản xuất và lưuthông hàng hóa Do vậy, không khó để nhận thấy sự đổi mới phát triển không ngừngtrong hoạt động tổ chức, cơ chế điều hành và nghiệp vụ… Xu hướng nổi bật là việc cácNH ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm của mình để đáp ứng được nhu cầu đa dạngcủa khách hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay đối với DNVVN.
Năm 2018 sự tăng trưởng cùa nền kinh tế Việt Nam đạt 7,08% (theo số liệu Tổngcục thống kê) và là ngưỡng cao nhất trong 10 năm trở lại đây, điều này góp phần khôngnhỏ bởi sự phát triển mạnh mẽ của các DNVVN Theo thống kê, DNVVN tại ViệtNam hiện nay chiếm khoảng 98% trên tổng số DN đang hoạt động Các DNVVNkhông chỉ là động lực cho sự phát triển của đất nước mà còn giải quyết việc làm cho xãhội, góp phần vào sự phát triển ổn định và bền vững cho nền kinh tế Vì những lý dođó, việc đưa ra các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ các DNVVN là điều tích cực nhằmđảm bảo cho nền kinh tế nước ta phát triển bền vững.
Các DNVVN là những TCKT hoạt động khá tốt, đảm bảo được đòi hỏi của nền kinhtế phát triển Các DNVVN hoạt động phù hợp với khả năng nguồn vốn của NH, dovây, rất nhiều NH hiện nay đã đưa ra những chính sách ưu tiên cấp tín dụng cho nhómđối tượng này Nhưng các DN này vẫn còn hạn chế và khó khăn trong việc tiếp cậnnguồn vốn của NH Bởi thực tế là các DNVVN đang gặp rất nhiều khó khăn như nănglực tài chính chưa cao,khả năng cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ chưa cao,công nghệlạc hậu, trình độ của lao động còn thấp, Trong đó nguyên nhân gây ra khó khăn chủyếu là tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh Như vậy, để phát triển DNVVN thì chúng ta
Trang 14cần giải quyết nhiều bất cập còn tồn tại, khó khăn nhất đó là làm thế nào để tạo ra vốncho các DNVVN
Sau nhiều năm tìm hiểu khối DNVVN, VPBank nhận thấy đây là khu vực kháchhàng tiềm năng với sự phát triển linh hoạt và có đóng góp lớn vào GDP Nhận biếtđược những khó khăn của các nhóm khách hàng tiềm năng này, NH TMCP Việt NamThịnh Vượng đã xác định đây chính là nhóm khách hàng mục tiêu và luôn cố gắng tạođiều kiện thuận lợi nhất với lãi suất ưu đãi cùng những gói hỗ trợ DNVVN, giúp hoạtđộng của các DNVVN được diễn ra một cách thông suốt, liền mạch Khách hàng làDNVVN đã được VPBank xác định là nhóm khách hàng chủ chốt, do vậy NH luônquan tâm đến vấn đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả cho vay các DN này Cũng từtình hình của các DNVVN tại Việt Nam hiện này và từ thực tế của VPBank em đãchọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả cho vay đối với DN vừa và nhỏ tại Ngânhàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng– chi nhánh Đông Hà Nội” làm đềtài nghiên cứu khóa luận, với mục tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay DNVVNtại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Đông Hà Nội và đưa ra một số giảipháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công tác này của chi nhánh.
2 Tổng quan nghiên cứu
Hoạt động cho vay hiện nay là kênh chính mang lại nguồn lợi nhuận cho cácNHTM Trong đó mảng tín dụng đối với các DNVVN đang nhận được sự quan tâmđặc biệt, đây là phân khúc khách hàng tiềm năng với số lượng khách hàng lớn ở hầuhết các ngành nghề Việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp phát triển DNVVN ở nước talà vô cùng quan trọng, đặc biệt là giải pháp tăng cường hỗ trợ tín dụng NH Đến nay đãcó rất nhiều đề tài phân tích, nghiên cứu về hoạt động tín dụng nói chung và hoạt độngcho vay DNVVN nói riêng của các NHTM.
“Mở rộng cho vay DNVVN tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chinhánh Hà Nội” – Tác giả Đỗ Kiều Anh – 2014.
Trang 15Luận văn đại học đã hệ thống khái niệm về DNVVN, hoạt động kinh doanh của NH,đánh giá thực trạng mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN của ngân hàng TMCPCông Thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội Luận văn đề cập đến công tác mở rộngcho vay một ngân hàng cụ thể, chưa khái quát được toàn bộ hệ thống ngân hàng.
“Tăng trưởng tín dụng NH đối với DNVVN ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩmô bất ổn” - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Lê - 2014- Học viện Ngân hàng.
Luận án đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của DNVVN khi nền kinh tế khó khăn,mất ổn định và nêu lên một số tiêu chí đánh giá cũng như các nhân tố ảnh hưởng đếnhoạt động này Luận án nghiên cứu kinh nghiệm của Đài Loan, Hàn Quốc và Ireland vềtăng trưởng tín dụng NH cho DNVVN khi các nước này cũng phải đối mặt với tìnhtrạng kinh tế vĩ mô bất ổn nhằm rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM vàcơ quan quản lý nhà nước về hoạt động NH Luận án đã đưa ra nhóm giải pháp mangtính chiến lược và nhóm giải pháp cụ thể cho việc tăng trưởng tín dụng cho DNVVNtrong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn Tuy nhiên, để áp dụng vào từng hệ thống ngânhàng cụ thể thì cần có những giải pháp thích hợp để có thể đem lại hiệu quả cao nhất.
“Nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại NH Việt Nam Thịnh Vượng – chinhánh Hà Nội”- Tác giả Hoàng Thị Yến - 2012
Đề tài phân tích tình hình hoạt động tín dụng, cho vay đối với DNVVN tại VPBank– chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009 – 2011 để đưa ra những giải pháp trong việc nângcao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh Hà Nội.
Có thể thấy có không ít đề tài nghiên cứu về hoạt động, chất lượng tín dụng nóichung và hoạt động cho vay, chất lượng cho vay của NHTM nói riêng đối với DNVVNđứng trên góc độ phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay khách DNVVN tạiđơn vị Đối với VPBank, cũng đã có không ít đề tài nghiên cứu về hiệu quả hoạt đôngtín dụng nói chung, chủ yếu ở cấp độ chi nhánh, tuy nhiên những đề tài nghiên cứu chitiết về hiệu quả hoạt động cho vay DNVVN lại không nhiều Khách hàng doanh nghiệplà phân khúc khách hàng mới được VPBank tập trung khai thác từ năm 2013, đây là
Trang 16một bước đi hợp lý trong quá trình hướng tới mục tiêu trở thành NHTMCP hàng đầuViệt Nam Đề tài “Nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàngThương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng VPBank – chi nhánh Đông Hà Nội” trêncơ sở nghiện cứu lý thuyết sẽ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm phát triển vànâng cao hiệu quả cho vay phù hợp với tiềm năng của VPBank chi nhánh Đông Hà Nộivà tiềm năng của DNVVN.
3 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở các lý luận.
- Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNVVN tại NH TMCPViệt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Đông Hà Nội.
- Đưa ra những giải pháp và kiến nghị phù hợp với yêu cầu của thực tiễn về nângcao hiệu quả hoạt động cho vay DNVVN tại chi nhánh.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đốivới DNVVN tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
- Thời gian nghiên cứu: thực trạng tại NH giai đoạn 2016-2018.
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp biện chứng và logictrong khái quát tổng quan đồng thời chú trọng các phương pháp phân tích thống kê,tổng hợp, so sánh … để phân tích lý luận và luận giải thực tiễn.
6 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Trang 17Đề tài nghiên cứu bao gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả cho vay các DNVVN.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNVVN của NH TMCP
Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Đông Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNVVN của
NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Đông Hà Nội.
Trang 18CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1 Một số vấn đề cơ bản về Ngân hàng thương mại1.1 Định nghĩa Ngân hàng thương mại
NHTM đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hànghoá Ở Việt Nam, định nghĩa NHTM: NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạtđộng chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàntrả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phươngtiện thanh toán.
Luật các tổ chức tín dụng: “NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạtđộng NH và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo
quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật” (Nghị
định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM)
Có thể thấy rằng, NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng làcung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vayvà cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khácnhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.
1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại
NHTM giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, nâng cao hiệuquả kinh doanh và góp phần phân bổ hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốcgia, tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế Ngoài ra NHTM là cầu nối cho việcphát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới.
1.3 Chức năng của Ngân hàng thương mại
a Chức năng trung gian thanh toán:
Trang 19Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiệncác thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họđể thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàngtiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Các NHTM cung cấp chokhách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm đượcrất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn Chức năng này vô hìnhchung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyểnvốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
b Chức năng trung gian tín dụng:
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của NHthương mại Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầunối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năng này, NH thươngmại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợinhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạolợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay.
c Chức năng tạo tiền:
Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và pháttriển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đãvô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế Chức năng tạo tiền đượcthực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năngthanh toán Thông qua chức năng trung gian tín dụng, NH sử dụng số vốn huy độngđược để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa,thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàngvẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa,thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phươngtiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội
Trang 201.4 Các hoạt động của Ngân hàng thương mại
a Hoạt động huy động vốn
NHTM được huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và cáctổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và cácloại tiền gửi khác Đồng thời phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giákhác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước Vay vốn của cáctổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài Vayvốn ngắn hạn của NH nhà nước và các hình thức huy động vốn khác theo quy định củaNHNN
b Hoạt động tín dụng
NHTM được cấp tín dụng cho dưới nhiều hình thức, trong đó cho vay là hoạt độngquan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất Hoạt động tín dụng là hoạt động đa dạng vàphức tạp, mang lại nhiều lợi nhuận và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho NH.
Các loại hình tín dụng của NH:
- Chiết khấu thương phiếu: Thương phiếu là giấy nợ phát sinh từ hoạt động tíndụng thương mại giữa các tổ chức kinh tế Chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ màNH sẽ mua lại các thương phiếu trước khi nó đến hạn tại một mức giá theo thoả thuậnđể đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp.
- Bảo lãnh: Bảo lãnh của NH là cam kết của NH dưới hình thức thư bảo lãnh thưbảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của NH khi kháchhàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết
- Cho thuê tài sản: Cho thuê tài sản là nghiệp vụ NH mua hoặc thuê tài sản theoyêu cầu của khách hàng để cho khách hàng thuê lại, trong điều kiện khách hàng khôngmuốn hoặc chưa đủ khả năng để mua.
- Cho vay: Cho vay là một nghiệp vụ tín dụng điển hình của NHTM NHTM đượccho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới hình thức: cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu
Trang 21cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống; cho vay trung hạn, dài hạn đểthực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
c Các hoạt động khác
Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán
- Khi khách hàng gửi tiền vào NH, NH không chỉ bảo quản mà còn thực hiện cáclệnh chi trả cho khách hàng
- Chức năng thanh toán là một trong những cở sở đầu tiên để hình thành nên hệthống NH Đây cũng là một chức năng căn bản để phân biệt hoạt động của NH với cáctổ chức tài chính khác.
Quản lý ngân quĩ:
Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quĩ và khả năng trong việc thu ngân, nhiềuNH đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó NH đồng ý quảnlý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiềnmặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi kháchhàng cần tiền mặt để thanh toán.
Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn:
- Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính, NH có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vựcnày nên NH thực hiện quản lý tài sản và quản lý các hoạt động tài chính hộ kháchhàng
- Các nghiệp vụ uỷ thác như : uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác pháthành, uỷ thác về đầu tư Tư vấn về đầu tư, quản lý tài chính
1.2 Những vấn đề cơ bản về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về DNVVN, mỗi khái niệm,quan điểm đều phản ánh những cách nhìn khác nhau về loại hình doanh nghiệp này Đểđưa ra khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách rõ ràng và chính xác nhất, đòi hỏicác nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách cần đặt mình vào những điều kiện cụ thểcủa từng quốc gia cũng như thời điểm nghiên cứu khái niệm Mỗi một quốc gia có
Trang 22những đặc trưng và điều kiện kinh tế khác nhau, vì vậy sự phân loại các doanh nghiệplà không thể thống nhất ở tất cả các quốc gia trên thế giới
Tại Việt Nam, DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy địnhpháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn(tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toáncủa doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưutiên), cụ thể:
Bảng 1: Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nông, lâm nghiệp, thủysản, công nghiệp và xâydựng
Thương mại và dịchvụ
Doanhnghiệp siêunhỏ
Tổng nguồn vốn Không quá 3 tỷ đồng Không quá 3 tỷ đồng(hoặc tổng doanh thukhông quá 10 tỷ đồng)Số lao động Không quá 10 người Không quá 10 người
Doanhnghiệp nhỏ
Tổng nguồn vốn Từ trên 3 – 20 tỷ đồng(hoặc tổng doanh thu từ3 – 50 tỷ đồng)
Từ trên 3- 50 tỷ đồng(hoặc tổng doanh thu từ10 – 100 tỷ đồng)Số lao động Từ trên 10 – 100 người Từ trên 10 – 50 người
Doanhnghiệp vừa
Tổng nguồn vốn Từ trên 20 – 100 tỷ đồng(hoặc tổng doanh thu từtrên 50 – 200 tỷ đồng)
Từ trên 50 – 100 tỷđồng (hoặc tổng doanhthu từ trên 100 – 300 tỷđồng)
Số lao động Từ trên 100 – 200 người Từ trên 50 – 100 người
(Nguồn: Theo Điều 6, Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật hỗ trợ DNVVN)
1.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNNVV là một loại hình doanh nghiệp không những thích hợp với nền kinh tế củanhững nước phát triển mà còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nướcđang phát triển Hệ thống các DNNVV đã hình thành từ rất lâu nhưng chỉ khi có đườnglối dẫn dắt đúng đắn của Đảng và Nhà nước thì loại hình doanh nghiệp này mới thực sự
Trang 23được quan tâm đúng mức và có điều kiện phát triển cả về số lượng và chất lượng.DNNVV ở nước ta mang những đặc điểm riêng biệt cơ bản sau:
Thứ nhất, theo luật doanh nghiệp năm 2005 thì DNNVV có thể hoạt động trên mọi
lĩnh vực được pháp luật không cấm, trong mọi thành phần kinh tế và có thể hoạt độngtheo các hình thức khác nhau Các hình thức doanh nghiệp mà DNNVV có thể lựachọn là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên, công ty cổ phần, hợp tác xã, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp100% vốn nước ngoài,…
Thứ hai, số vốn yêu cầu cho việc thành lập DNNVV là thấp nên việc thành lập
tương đối đơn giản và thuận lợi, bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý gọnnhẹ, tiết kiệm được nhiều chi phí Hơn nữa, chu kỳ kinh doanh ngắn nên các doanhnghiệp này có thời gian hoàn vốn ngắn hơn nhiều so với các tổ chức kinh tế có quy môlớn Rất nhiều tổ chức hay cá nhân có năng lực tài chính đã đứng ra thành lập doanhnghiệp cho riêng mình, vì vậy nên hiện nay các DNNVV chiếm tỷ lệ cao trên thịtrường và có tốc độ gia tăng nhanh chóng
Thứ ba, DNNVV có quy mô nhỏ so với các doanh nghiệp lớn Điều này tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng thích nghi với biến động của thị trường, có khảnăng tiếp cận và đáp ứng các nhu cầu nhỏ lẻ tốt hơn các doanh nghiệp lớn cùng ngành
Thứ tư, năng lực tài chính hạn chế, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp buộc phải tiến hành các hoạt động tín dụng để tạo điều kiện thuận lợicho quá trình sản xuất Nguồn tín dụng chủ yếu của các DNNVV là vốn vay từ ngânhàng và một số nguồn từ thị trường tài chính Tuy nhiên, do quy mô nhỏ, thiếu tài sảnthế chấp đủ điều kiện của tài sản đảm bảo do ngân hàng quy định, năng lực tài chínhchưa cao nên việc xin vay vốn của ngân hàng gặp phải rất nhiều khó khăn
Thứ năm, năng lực kinh doanh của DNNVV còn hạn chế Do quy mô vốn nhỏ nên
các DNNVV không có điều kiện đầu tư quá nhiều và nâng cấp, đổi mới máy móc, muasắm thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại Việc sử dụng các công nghệ lạc hậu dẫn đếnchất lượng sản phẩm không cao, tính cạnh tranh trên thị trường kém DNNVV cũnggặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, thâm nhập thị trường và phân phối sản phẩm
Trang 24do thiếu thông tin thị trường, công tác marketing còn kém hiệu quả Điều đó làm chocác mặt hàng của DNNVV sản xuất ra khó đến tay người tiêu dùng, không đem lại hiệuquả kinh tế
Thứ sáu, kinh nghiệm hoạt động của DNNVV chưa có nhiều Đa số các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta hiện nay là các doanh nghiệp tư nhân được thành lậptrong hoặc sau thời kỳ mở cửa nền kinh tế Với những DNNVV thành lập khá lâu màhoạt động sản xuất kinh doanh tốt, có hiệu quả, họ sẽ dần dần mở rộng nguồn vốn củamình và đứng vào hàng ngũ những doanh nghiệp lớn Còn lại phần lớn các DNNVVchưa có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình Các doanhnghiệp này không có sự phân biệt giữa chức năng lãnh đạo, xây dựng chiến lược củachủ doanh nghiệp với chức năng quản lý việc vận hành quá trình sản xuất kinh doanh.Điều này làm cho các chủ doanh nghiệp không đủ khả năng và thời gian để nghiên cứuphương thức phát triển cụ thể và hợp lí Do vậy, các doanh nghiệp hoạt động mang tínhchất ứng phó với thị trường, chủ yếu thực hiện mục tiêu ngắn hạn, nhằm vào lợi íchtrước mắt, không chủ động có những biện pháp ứng phó kịp thời và nhanh chóng khicó những biến động mạnh trên thị trường
Hiện nay, nền kinh tế có nhiều bất ổn và số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăngnên sự cạnh tranh trên thị trường cũng ngày càng gay gắt hơn Điều này khiến cho cácdoanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn về vốn để trang trải chi phí sản xuất như chi phílương, nguyên vật liệu, thuê máy móc, trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh,… Mặt khác, nhu cầu về vốn trung và dài hạn luôn cần thiết với các DNNVV,do các doanh nghiệp này cần có đủ tiềm lực để thay đổi công nghệ, tăng cường khảnăng cạnh tranh cũng như quy mô vốn Chính vì vậy, việc hỗ trợ phát triển DNNVV lànhiệm vụ hết sức bức thiết đặt ra cho các nhà lãnh đạo NHTM, nhằm đảm bảo sự pháttriển lâu dài của nền kinh tế.
1.2.3 Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế
Thứ nhất, DNVVN góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và gia tăng thu nhập
quốc gia Được coi là những “đầu tàu” của nền kinh tế, trong những năm qua, số lượngDNVVN phát triển mạnh mẽ, cung cấp một khối lượng hàng hóa đáng kể trong xã hội,
Trang 25đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ qua đó góp phầnquan trọng vào sự gia tăng thu nhập quốc dân.
Thứ hai, DNVVN tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giảm thiểu tỷ
lệ thất nghiệp Mặc dù trong mỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ, lượng lao động là khôngnhiều, nhưng bù vào đó, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại rất đông đảo và pháttriển nên đã tạo ra một khối lượng việc làm đáng kể Mặt khác, do đặc điểm quy mônhỏ, không yêu cầu trình độ cao nên có thể sử dụng được các lao động vùng sâu, vùngxa, vùng kinh tế chưa phát triển Rõ ràng sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ làmột giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề việc làm, nhất là đối với các quốc gia đangphát triển, nơi mà lượng lao động tham gia vào thị trường tăng tăng lên mỗi năm làkhông nhiều.
Thứ ba, DNVVN thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xóa đói giảm
nghèo Một nền kinh tế nếu chỉ tồn tại các DN lớn có xu hướng tập trung ở các thànhphố lớn, thị xã, các khu công nghiệp thì sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa cácvùng miền, không tận dụng được hết các nguồn tài nguyên quốc gia, làm giảm hiệu quảhoạt động của nền kinh tế Trong khi đó, các DNVVN là các DN có quy mô vốn đầu tưnhỏ, tổ chức bộ máy đơn giản nên có thể dễ dàng xâm nhập những thị trường mới đồngthời khai thác hiệu quả những tiềm năng và thế mạnh ở các vùng miền như: đất đai, tàinguyên hay lực lượng lao động Do vậy, DNVVN góp phần đẩy mạnh quá trình đô thịhoá, thu hút và tập trung dân cư vào các khu vực trọng điểm Các DNVVN đã tạo côngăn việc làm cho người lao động, mang đến lượng thu nhập đáng kể cho người nghèo vàgiá thành sản phẩm tương đối rẻ phù hợp với những người có mức thu nhập thấp, chínhvì vậy những người nghèo có điều kiện nâng cao mức sống của mình và tình trạng đóinghèo cũng giảm dần.
Thứ tư, DNVVN góp phần làm năng động nền kinh tế thị trường Nền kinh tế quá
chú trọng vào các doanh nghiệp lớn thì nền kinh tế đó sẽ khó phản ứng kịp thời vớinhững thay đổi của thị trường Tuy nhiên nếu nền kinh tế được phân bổ một cách hợplý các nguồn lực cho DN đồng thời tận dụng những khả năng của DNVVN trong vaitrò làm năng động nền kinh tế thì sẽ đạt được những hiệu quả to lớn và bền vững
Trang 261.3 Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại1.3.1 Khái niệm
Cho vay là một trong những hình thức nghiệp vụ tín dụng, là hoạt động mang lại lợinhuận lớn cho mỗi NH, cho vay có thể hiểu đơn giản là NH cấp cho một khoản tiềnnhất định cho doanh nghiệp sử dụng trong một thời gian xác định với cam kết sẽ hoàntrả cả lãi và gốc đúng thời hạn Hay có thể nói cách khác khi cho vay nghĩa là NH đãchuyển quyền sử dụng khoản tiền đó cho doanh nghiệp Đặc biệt đối với nhữngDNVVN, NH thường là nguồn duy nhất cung cấp dịch vụ tư vấn và nguồn vốn bổ sungcho vay là chức năng kinh tế lâu đời nhất của NH, là hoạt động mang lại lợi nhuận choNH song cũng mang lại nhiều rủi ro nhất.
1.3.2 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại
Hoạt động cho vay là hoạt động giao dịch về tài sản giữa bên cho vay – NHTM hoặccác định chế tài chính khác và bên đi vay – các thành phần kinh tế, dân cư, trong đóbên đi vay được quyền sử dụng tài sản của bên cho vay trong một thời kỳ nhất địnhtheo các điều kiện đảm bảo thỏa thuận giữa hai bên và bên đi vay có trách nhiệm hoàntrả tiền gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn Trong điều kiện mà số lượng các DNVVN ngàycàng đông đảo như hiện nay thì đối với hầu hết các NHTM đây chính là đối tượng chủđạo Để có thể nghiên cứu và phục vụ một cách hiệu quả hơn, các ngân hàng thườngthành lập một phòng chuyên trách về đối tượng khách hàng này, từ đó có thể triển khaimột số giải pháp để mở rộng đối tượng khách hàng DNVVN, trong đó chú trọng nhiềutrong vấn đề hoàn thiện sản phẩm, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách nhóm kháchhàng DNVVN Có rất nhiều giải pháp được các NHTM đưa ra nhằm tăng cường sựtiếp cận vốn cho các DNVVN như chia nhỏ nguồn vốn, chốt hạn mức tín dụng ở mộtngưỡng nhất định đối với mỗi khoản vay để đáp ứng được nhiều nhu cầu vay vốn hơnnữa Có thể nói, tiềm năng của khối doanh nghiệp này đang là hướng đầu tư trọng điểmcủa các NHTM, thể hiện ở sự chuyển động tích cực của tốc độ tăng trưởng tín dụngcũng như quy mô của các quỹ cho vay trong thời gian qua.
Trang 271.3.3 Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệpvừa và nhỏ
Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
- Cho vay ngắn hạn là cho vay có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng vớimục đích bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắnhạn của cá nhân
- Cho vay trung hạn là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm, chủ yếu được sửdụng để đầu tư mua sắm các loại phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi, hoặcđổi mới thiết bị công nghệ với thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Cho vay dài hạn là hình thức cho vay có thời hạn dài trên 5 năm, thời hạn tối đacủa tín dụng dài hạn có thể lên đến 40 năm tùy thuộc vào mỗi khoản vay Loại tín dụngnày nhằm phục vụ các công trình xây dựng lớn như nhà cửa, máy móc, sân bay, cầu,đường, có giá trị lớn.
Căn cứ vào nghiệp vụ của ngân hàng:
- Cho vay thấu chi: Cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanhtoán của mình đến một giới hạn nhất định ( hạn mức thấu chi ) và trong một khoảngthời gian xác định
- Cho vay trực tiếp từng lần: hình thức cho vay có sư can thiệp của ngân hàng,ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kì sản xuất kinh doanh.Hình thức cho vay này thường áp dụng chủ yếu đối với khách hàng không có nhu cầuvay thường xuyên, không đủ điều kiện để cấp hạn mức thấu chi
- Cho vay luân chuyển: Dựa trên sự luân chuyển của hàng hóa, ngân hàng chokhách hàng vay để mua hàng và đến khi doanh nghiệp bán được hàng thì sẽ thu nợ.Với hình thức này, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau về phương thức vay,hạn mức tín dụng , các nguồn cung cấp hàng hóa và khả năng tiêu thụ
- Cho vay theo hạn mức: Nghiệp vụ tín dụng mà theo đó ngân hàng thoả thuậncấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nhất định, có thẻ cấp cho cả kỳ hoặc cuốikỳ Trong kì khách hàng có thể vay – trả nhiều lần nhưng dư nợ ko được vượt quá hạnmức tín dụng mà ngân hàng cho phép
Trang 28- Cho vay trả góp: Khách hàng được phép trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tíndụng đã thỏa thuận với ngân hàng
- Cho vay khác : Ngoài các phương thức đã kể trên, ngân hàng cũng có nhiềuhình thức cho vay ( cho vay theo dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụcác dự án đầu tư phục vụ đời sống, cho vay gián tiếp, )
Căn cứ vào mục đích cho vay:
- Cho vay bất động sản là loại cho vay mới mục đích mua sắm xây dựng bất độngsản
- Cho vay công nghiệp và thương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốnlưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp thương mại dịch vụ
- Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trải các chi phí trong sản xuấtnông nghiệp như phân bón, đất đai, giống cây trồng.
Căn cứ vào tài sản đảm bảo:
- Cho vay không tài sản đảm bảo là loại cho vay không cần đến tài sản thế chấpcầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín củakhách hàng đối với ngân hàng
- Cho vay có tài sản đảm bảo là loại cho vay cần phải có tài sản cầm cố, thế chấphoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, đây là loại cho vay tương đối phổ biến đối với cácNHTM Các tài sản đảm bảo thường là giấy tờ có giá, hàng hóa trong kho, thiết bị, nhàcửa Ngân hàng chỉ chấp nhận những tài sản hợp pháp, dễ thu hồi được tiền khithanh lý trên thị trường.
1.3.4 Quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại
Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn: Nhân viên phòng
doanh nghiệp tiến hành gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng, traođổi với khách hàng để nắm được các thông tin cơ bản về khách hàng như lĩnh vực hoạtđộng, tư cách pháp lý, tổ chức hoạt động và các thông tin về lãi suất cho vay, điềukiện cho vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đang có.
Trang 29Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn: Phòng doanh nghiệp kiểm tra hồ sơ, kiểm tra về
số lượng, về tính hợp lệ, hợp pháp và thực hiện hồ sơ Hồ sơ bao gồm hồ sơ pháp lý, hồsơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay.
Bước 3: Thẩm định khách hàng và phương án kinh doanh dự án, TSBĐ
Bước 4: Trình duyệt cho vay Tài liệu cung cấp để phê duyệt khoản vay bao gồm: tờ
trình tín dụng và các tài liệu liên quan khác trong hồ sơ cho vay theo quy định.
Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ cho vay (Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tín dụng,
mua bảo hiểm và các hồ sơ liên quan khác).
Bước 6: Giải ngân và hạch toán: Nguyên tắc và điều kiện giải ngân khoản vay Đơn
vị cho vay chỉ được giải ngân sau khi hoàn thiện thủ tục và điều kiện cho vay, thủ tụcbảo đảm tiền vay và chứng từ giải ngân theo quy định của pháp luật và ngân hàng.
Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay: Kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình sản
xuất kinh doanh, kiểm tra tình trạng TSBĐ, thông báo và đông đốc trả nợ lãi và gốc.Khi khách hàng không trả nợ đúng hạn, có thể xem xét việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ.
1.3.5 Ý nghĩa của hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
a Đối với Ngân hàng Thương mại
Cho vay đối với DNVVN là một trong những kênh hoạt động mang lại hiệu quả lớntrong quá trình kinh doanh của NHTM Khi hoạt động cho vay DNVVN mang lại hiệuquả cao sẽ đưa đến cho ngân hàng rất nhiều lợi thế Cụ thể là lợi nhuận mà ngân hàngcó được từ hoạt động cho vay đủ để chi trả chi phí cho các hoạt động khác như huyđộng vốn, trả lãi tiền vay, trả lương công nhân viên, mở rộng quy mô vốn và một sốhoạt động kinh doanh khác của ngân hàng Bên cạnh đó, khi một ngân hàng đạt đượchiệu quả và có bước phát triển tốt sẽ tạo được sự tin tưởng cũng như uy tín trong tâmtrí khách hàng, từ đó sẽ dễ dàng mở rộng thị phần cũng như quy mô hoạt động, nâng
Trang 30cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh chóng trong tươnglai.
b Đối với nền kinh tế
Hoạt động cho vay DNVVN của NHTM tạo ra nguồn lợi nhuận khá lớn, đóng gópkhông nhỏ vào GDP cả nước Trong thời gian tới, đối tượng DNVVN vẫn là kháchhàng mục tiêu mà các NHTM hướng tới Việc cho vay đối với các doanh nghiệp này sẽgiúp đầu ra của ngân hàng được khơi thông Khi các doanh nghiệp có vốn sẽ giúp sảnxuất có điều kiện phát triển, qua đó giải quyết được các khó khăn hiện tại DNVVNchiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam, nếu các doanh nghiệp này hoạtđộng có hiệu quả sẽ giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho số lượng lớn người laođộng, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo Từ kếtquả đó, nền kinh tế đất nước trở nên ổn định hơn, đời sống người dân được nâng lên rõrệt.
c Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nguồn vốn vay ngân hàng là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ cho sự ra đời và phát triển củaDNVVN Đa số phần vốn tự có dành để trang trải các chi phí phát sinh trong quá trìnhsản xuất là từ nguồn vay của các tổ chức tín dụng Trong khi đó, nguồn vốn vay từ cácngân hàng lại khá dồi dào và có lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường Điều này cũng tạođiều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn với dòng vốn an toàn, ổn định vàtiết kiệm chi phí này Bên cạnh đó, hoạt động cho vay của NHTM cũng là một phươngtiện giúp cho DNVVN tiếp cận được nguồn vốn nước ngoài, trên cơ sở ngân hàng thuhút vốn đầu tư, khoản tiết kiệm của các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài rồi lại dùngchính nguồn tiền đó để tài trợ cho hoạt động cho vay nội địa Ngân hàng luôn ưu tiêncho vay đối với các DNVVN để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động lâu dài và liêntục Vốn tín dụng của ngân hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản,mua sắm trang thiết bị, cải tiến phương thức sản xuất nhằm tới mục tiêu tạo ra nguồnlợi nhuận và hiệu quả kinh doanh.
Trang 311.4 Hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàngthương mại
1.4.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối vớidoanh nghiệp vừa và nhỏ
Xét trên góc độ của DNVVN, hiệu quả cho vay thể hiện ở việc thỏa mãn các nhucầu về quy mô vốn vay, lãi suất và kì hạn vay hợp lí, thủ tục và điều kiện vay đơn giản.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn cần được thỏa mãn về vay vốn một cách kịp thờivà nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình tiếp cận vốn, giải ngân vàthu nợ
Xét trên góc độ của NHTM, một khoản vay có chất lượng tốt thì trước tiên phải cóphạm vi, giới hạn và mức độ cho vay phù hợp với điều kiện tài chính của ngân hàng,thêm nữa là phải đảm bảo nguyên tắc cho vay cũng như một số quy định của pháp luậtnói chung và của ngân hàng nói riêng Bên cạnh đó, hiệu quả cho vay đối với NHTM làđáp ứng đúng, đủ và kịp thời nhu cầu vay, đem đến sự hài lòng cho khách hàng, nângcao uy tín của ngân hàng, đảm bảo khả năng thu hồi được nợ và khả năng sinh lời củacác khoản vay
Tóm lại, có thể đưa ra định nghĩa tổng quát về hiệu quả hoạt động cho vay đối vớiDNVVN của NHTM như sau: “Hiệu quả cho vay DNVVN là sự đáp ứng kịp thời, đầyđủ và chính xác nhu cầu về vốn cho DNVVN nằm trong khả năng của ngân hàng vàchính sách phát triển kinh tế của đất nước Nguồn vốn đó phải được doanh nghiệp sửdụng trực tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất, có khảnăng sinh lời, tạo ra một lượng tiền lớn hơn ban đầu, một phần để chi trả cho các chiphí, một phần là lợi nhuận của doanh nghiệp; mà vẫn phải đảm bảo hoàn trả nợ đầy đủcho ngân hàng cả gốc và lãi đúng theo kì hạn cam kết”.
1.4.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừavà nhỏ
a Đối với nền kinh tế
Trang 32Bất kì một sự biến động nào của hệ thống ngân hàng, với tư cách là một định chế tàichính trung gian đều tác động lan tỏa đến mọi ngành nghề, mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh trong nền kinh tế Ngược lại, những biến động của nền kinh tế đều có ảnhhưởng đến hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng Chính vì vậy đảm bảo an toàn trongkinh doanh, nâng cao hiệu quả cho vay là yêu cầu tất yếu đặt ra cho hệ thống NHTM,là tiền đề quan trọng để các NHTM có thể phát huy đầy đủ vai trò tích cực của tín dụngngân hàng trong nền kinh tế thị trường Nhưng nếu mở rộng cho vay quá mức sẽ gâyảnh hưởng đến hiệu quả cho vay khi các khoản nợ khó đòi có chiều hướng gia tăng,nguy cơ dẫn đến khủng hoảng tài chính rất cao.
b Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự cạnhtranh khốc liệt Để có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường, các doanhnghiệp không những cần nâng cao chất lượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ chếquản lý, chế độ hạch toán kế toán, mà còn phải không ngừng cải tiến máy móc, thiết bị,dây chuyền công nghệ, tìm tòi và sử dụng vật liệu mới, mở rộng quy mô sản xuất mộtcách thích hợp Những hoạt động này đòi hỏi một khối lượng lớn vốn đầu tư, nhiều khivượt quá khả năng vốn tự có của doanh nghiệp Để giải quyết khó khăn này, doanhnghiệp có thể tìm đến ngân hàng xin vay vốn Thông qua hoạt động cho vay, ngân hànglà cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường Hoạt động cho vay đóng vai trò quan trọngđối với DNVVN, chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay là vô cùngcần thiết đối với các DNVVN, cũng như các chủ thể kinh tế khác.
c Đối với các ngân hàng thương mại
Phát triển hoạt động cho vay là điều kiện để ngân hàng bảo toàn vốn của mình Vớitư cách là trung gian tín dụng và trung gian thanh toán trong nền kinh tế, ngân hàng đivay để cho vay Đặc biệt trong tình hình hiện nay, tín dụng đang chiếm tỷ trọng lớnnhất trong cơ cấu tài sản có của ngân hàng, việc phát triển tốt hoạt động cho vay còn làđiều kiện để ngân hàng tăng lợi nhuận Đây là cơ hội để ngân hàng duy trì được khả
Trang 33năng thanh toán, ổn định tình hình tài chính và nâng cao uy tín của mình Mặt khác,tăng cường hiệu quả của hoạt động cho vay là tiền đề để ngân hàng tăng khả năng tríchlập dự phòng rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay.
1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại
Số lượng khách hàng được vay vốn
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng có hợp đồng vay với ngân hàng qua cácthời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng cũng như khả năng cạnh tranh của ngânhàng trên thị trường trong thời gian nhất định.
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay DNVVN là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền ngân hàng choDNVVN vay trong thời kỳ nhất định, tùy vào chu kì kinh tế của ngân hàng (thường làmột năm) Ngoài ra ngân hàng còn dùng chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ trọng cho vayDNVVN trong tổng số cho vay của ngân hàng trong một năm.
Dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay được hiểu là một chỉ tiêu biểu hiện số dư nợ của ngân hàng tại một thờiđiểm xác định bất kỳ Đây là chính là khoản nợ mà ngân hàng cần thu hồi về theo thờiđiểm xác định hay nói cách khác là số dư nợ cần thu về sau khi hết hợp đồng với kháchhàng Dư nợ cho vay được tính bằng tổng số tiền cho vay + lãi suất trong suốt kỳ hạncho vay.
Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được Tỷ lệnợ quá hạn càng cao chứng tỏ chất lượng cho vay càng kém Tỷ lệ này cho biết cứ 100đồng dư nợ hiện tại thì có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là chỉ tiêu cơ bản cho biếthiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng.
Trang 34Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng và có khả năng mấtvốn Ngân hàng cần tiến hành phân loại các nhóm nợ để có thể đánh giá được chấtlượng cho vay dễ dàng và thuận tiện hơn, qua đó có những biện pháp cụ thể đối vớitừng đối tượng vay như tích cực giám sát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp để hạnchế tối đa rủi ro tín dụng có thể xảy ra
Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu là những khoản nợ mà khả năng thu hồi vốn rất thấp Đây là khoản nợ mà ngânhàng không hề mong muốn Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng số dư tài sản thìcó bao nhiêu đồng là nợ xấu, nó là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả tín dụng củangân hàng Tỷ lệ này càng cao càng phản ánh rủi ro tín dụng cao trong cho vay củangân hàng Vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữamà có nguy cơ mất trắng Nợ xấu bao gồm nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm nợ nghingờ và nhóm nợ có khả năng mất vốn Tùy vào từng tình hình thực tế của doanhnghiệp mà ngân hàng sẽ áp dụng những biện pháp khác nhau để giải quyết như gia hạnnợ hay tiến hành phát mại TSĐB.
Vòng quay vốn tín dụng cho vay DNVVN
Trong đó:
Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng phản ánh số vòng chu chuyển vốn tín dụng của ngânhàng đối với DNVVN Vòng quay vốn càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đãluân chuyển càng nhanh Vòng quay càng lớn với số dư nợ luôn tăng, chứng tỏ đồngvốn của ngân hàng bỏ ra đã được sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tạora lợi nhuận lớn cho ngân hàng Ngược lại nếu chỉ số này thấp chứng tỏ có những bấtổn có thể xảy ra trong quá trình thu hồi vốn Từ đó ngân hàng sẽ có những động thái
Trang 35khắc phục tình hình để hạn chế rủi ro có thể xảy ra Chỉ tiêu này cũng là căn cứ ảnhhưởng tới quyết định cho vay của ngân hàng trong những lần tiếp theo.
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNVVN
Khoản vay được đánh giá là có hiệu quả khi khoản vay đó mang lại lợi nhuận cho ngânhàng Suy cho cùng, mục tiêu của kinh doanh ngân hàng cũng hướng tới lợi nhuận.Hoạt động kinh doanh có hiệu quả có nghĩa là ngân hàng không chỉ thu được vốn, cókhả năng bù đắp chi phí mà còn có thêm nguồn lợi dư thừa Đây là chỉ tiêu phản ánhmức độ sinh lời của các khoản cho vay của ngân hàng, cho biết tỷ lệ lãi phát sinh từhoạt động cho vay trên một đơn vị thu nhập là bao nhiêu Bất cứ một NHTM nào cũngcần tính toán được chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng sinh lời đối với nhóm đốitượng khách hàng mang tính chất chiến lược này Tất nhiên các ngân hàng luôn muốnchỉ tiêu này ngày càng cao hơn Hơn nữa, qua chỉ tiêu này cũng đánh giá được mộtphần khả năng thu lãi và thu nợ của ngân hàng Cuối kỳ kế toán, các ngân hàng có thểtính toán chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu quả của khoản cho vay, đồng thời có biệnpháp kịp thời trong việc cải cách chính sách cho vay với nhóm khách hàng này.
1.4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanhnghiệp vừa và nhỏ
a Nhân tố thuộc về ngân hàng
Quy mô và cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn của ngân hàng: Quy mô nguồn vốn cho thấy
khả năng cho vay của ngân hàng, nếu quy mô vốn nhỏ thì khả năng cho vay sẽ giảm.Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ phải lựa chọn các khoản cho vay đủ điều kiện theo quy địnhvà do đó có thể sẽ bỏ lỡ những khoản vay đem lại lợi nhuận tốt cho ngân hàng Ngượclại, nếu quy mô nguồn vốn lớn thì khả năng cho vay sẽ cao hơn, từ đó ngân hàng có thểtận dụng các cơ hội trên thị trường.
Nhân tố nhân sự: Con người là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến sự
thành bại trong quản lý vốn vay cũng như trong hoạt động của ngân hàng Xã hội ngàycàng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao để đối phó kịp thời với cáctình huống khác nhau có thể xảy ra, việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp
Trang 36tốt và chuyên môn giỏi sẽ giúp cho ngân hàng ngăn ngừa được những sai phạm khithực hiện chu trình của một khoản vay.
Chính sách cho vay: Chính sách cho vay là yếu tố quyết định đến hoạt động cho
vay, nó xác định thành công hay thất bại của một NHTM Một chính sách cho vay phùhợp sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng, đảm bảo khả năng sinh lờicủa hoạt động cho vay trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật Bất cứ mộtNHTM nào muốn có hiệu quả trong hoạt động cho vay đều phải có một chính sách chovay rõ ràng, phù hợp với bản thân ngân hàng mình
Thông tin hoạt động cho vay: Thông tin hoạt động cho vay là yếu tố cơ bản trong
quản lý hoạt động cho vay theo nghĩa rộng Nhờ có thông tin, ngân hàng có thêm cơ sởđể đánh giá uy tín, năng lực thực sự của khách hàng Thông tin càng nhanh càng chínhxác và toàn diện thì khả năng phòng chống rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng tốt.Những món vay thiếu cơ sở và thông tin sẽ có khả năng gặp rủi ro cao Thông tin cóthể thu thập được từ rất nhiều nguồn như từ trung tâm thông tin của NHNN, từ phòngthông tin của các NHTM, qua báo chí, các cơ quan chức năng và bộ phận liên quan, Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong tương lai, sự lớn mạnh trong hoạt độngvà sự hợp tác mạnh mẽ giữa các ngân hàng thì việc khai thác và xử lý thông tin sẽ đemlại kết quả tích cực đối với các hoạt động cho vay của ngân hàng.
Công tác tổ chức ngân hàng: Tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hóa và sắp xếp
một cách có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cho vay đãquy định cả về huy động vốn lẫn cho vay, quản lý tài sản nợ, tài sản có của ngân hàng;bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng, ban trong từng ngân hàng,trong toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như giữa ngân hàng với các cơ quan khác nhưcơ quan tài chính, cơ quan pháp lý, Từ đó, ngân hàng sẽ đáp ứng kịp thời yêu cầu củakhách hàng, quản lý sát sao các khoản huy động vốn cũng như các khoản vốn cho vay.Do hoạt động này có khả năng rủi ro lớn hơn tất cả các loại hình kinh doanh khác nênsự phối hợp này cần hiệu quả hơn nữa, đây là cơ sở tiến hành nghiệp vụ tín dụng lànhmạnh.
Trang 37Công nghệ ngân hàng: Để có thể quản lý và theo dõi hoạt động cho vay, song song
với việc nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chính sách, công tác tổ chức quản lýngân hàng, công tác nhân sự, quản lý quá trình cho vay, công tác thông tin, kiểm soátnội bộ, cần chú ý tới các phương tiện cần thiết phục vụ cho quá trình này Công nghệngân hàng tiên tiến phù hợp với khả năng tài chính, phạm vi và quy mô hoạt động sẽgiúp cho ngân hàng phục vụ kịp thời, chính xác yêu cầu của khách hàng về tất cả cácmặt dịch vụ (nhận tiền gửi, cho vay, thu nợ, ) với chi phí mà cả hai bên cùng chấpnhận được Bên cạnh đó, nó giúp cho các cấp quản lý của NHTM kịp thời nắm bắt tìnhhình hoạt động cho vay để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằmthoả mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Marketing ngân hàng: Chiến lược marketing là quá trình quảng bá sản phẩm trong
từng thời kì như khuyến mại, quảng cáo, Điều này trực tiếp tác động vào tâm lý củakhách hàng và thu hút khách hàng đến với ngân hàng Từ đó giúp ngân hàng mở rộngquy mô, hình thức và đối tượng cho vay.
b Nhân tố thuộc về khách hàng
Nhu cầu của khách hàng: Trong từng thời kì thì nhu cầu của khách hàng cũng khác
nhau, là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng Khi kinh tế càngphát triển thì nhu cầu vay vốn cũng tăng theo cả về số lượng cũng như chất lượng Tuynhiên, nền kinh tế càng phát triển thì yêu cầu của khách hàng cũng càng đa dạng hơn,đòi hòi ngân hàng phải đáp ứng ngay cả trong phong cách phục vụ, quy mô vốn vay,biện pháp bảo vệ TSĐB kèm theo,… Do đó, ngân hàng cần phải nghiên cứu và dự báođược nhu cầu của khách hàng để kịp thời đáp ứng cũng như cạnh tranh với các ngânhàng khác trong việc cung ứng dịch vụ.
Khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩncho vay của ngân hàng: Để đáp ứng các yêu cầu hạn chế rủi ro, ngân hàng buộc phải
đưa ra các điều kiện đối với từng loại cho vay và đối tượng vay khác nhau Vì các điềukiện này không phải khách hàng nào đến với ngân hàng cũng có thể đáp ứng được nên
Trang 38điều này sẽ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như quy mô cho vay của ngân hàng.Nếu như khả năng của khách hàng là tốt thì chất lượng khoản vay tốt, quy mô cho vaylớn Càng nhiều khách hàng như vậy thì hiệu quả cho vay sẽ cao Ngược lại, nếu khảnăng của khách hàng kém, nếu ngân hàng vẫn cho vay thì rủi ro mất vốn là rất cao.
Khả năng của khách hàng trong việc quản lý, sử dụng vốn vay: Hồ sơ xin vay
ban đầu của khách hàng là có hiệu quả và có tính khả thi cao nhưng trong quá trìnhthực hiện, do trình độ quản lý còn thấp nên năng suất, chất lượng, hiệu quả không đạtđược như kế hoạch Khi thị trường biến động lại không có biện pháp xử lý kịp thời nênkhông ứng phó được, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ khó khăn dẫn đến không trả đượcnợ đúng hạn cho ngân hàng.
c Nhân tố thuộc về môi trường
Môi trường pháp lý: bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ và
thống nhất của các văn bản pháp luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành phápluật và trình độ dân trí.
Môi trường kinh tế: Nhu cầu vay vốn phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng kinh
tế Một nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển ổn định, môi trường kinh doanhthuận lợi, nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của cư dân tăng Do đó, nhu cầu vay vốn tronggiai đoạn này là rất cao.
Môi trường xã hội: Các yếu tố xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động
cho vay, là các nhân tố trực tiếp tham gia quan hệ tín dụng Cho vay là dựa trên sự kếthợp giữa 3 yếu tố: nhu cầu của khách hàng, khả năng của ngân hàng và sự tin tưởng lẫnnhau giữ ngân hàng và khách hàng Trong đó sự tín nhiệm là chiếc cầu nối giữa kháchhàng với ngân hàng, uy tín của ngân hàng càng cao thì thu hút khách càng lớn và cũngnhư vậy với một khách hàng có sự tín nhiệm của ngân hàng sẽ dễ dàng được vaythường xuyên, có thể còn được hưởng một mức lãi suất ưu đãi hơn các đối tượng khác.
Trang 39CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI
2.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – chinhánh Đông Hà Nội
2.1.1 Giới thiệu chung
NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993 Saukhoảng thời gian gần 25 năm hoạt động, VPBank đang ngày một khẳng định uy tín củamột NH hiện đại, năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộngđồng, đưa VPBank trở thành một trong những NH TMCP hàng đầu Việt Nam
Với mong muốn mở rộng mạng lưới, tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhânvà DNVVN mà Chi nhánh Đông Hà Nội được chính thức thành lập và đi vào hoạtđộng Tiền thân của VPBank – chi nhánh Đông Hà Nội là phòng giao dịch HiệnVPBank chi nhánh Đông Hà Nội có phòng giao dịch, phòng khách hàng cá nhân vàtrung tâm khách hàng DNVVN riêng biệt, có con dấu, có mã số thuế và bảng cân đốiđể thực hiện hạch toán các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Không đặt tại trung tâm kinh tế của Hà Nội, tuy nhiên với địa thế tại khu đô thịTimes City với nhiều dịch vụ khu chung cư cao cấp, bệnh viên, trường học và đặc biệtlà khu trung tâm thương mại Vincom Times City, chi nhánh VPBank Đông Hà Nội đãhoạt động tốt và thu hút khá nhiều khách hàng trong và ngoài nước Chi nhánh hoạtđộng trên tinh thần hết lòng vì khách hàng, mang đến hình ảnh thân thiện, cởi mở, dovậy chi nhánh đã thu hút được khá nhiều khách hàng đến làm việc.
Luôn hướng tới chiến lược chung của toàn hệ thống, VPBank chi nhánh Đông HàNội đặc biệt tập trung phát triển phân khúc DNVVN Để phục vụ cho việc phát triển
Trang 40tín dụng DNVVN, tháng 2/2016, Trung tâm bán hàng trực tiếp (HUB) đã chính thức đivào hoạt động Trải qua một thời gian hoạt động, đến nay, VPBank Đông Hà Nội đãđạt được những thành tựu không nhỏ trong hoạt động cấp tín dụng, đặc biệt là địa chỉtin cậy, uy tín của của khách hàng DNVVN Chi nhánh VPBank Đông Hà Nội khôngngừng nâng cấp các cơ sở vật chất, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, nghiên cứu, đưa racác sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hàng Với khẩu hiệu: “tận tình chu đáo phụcvụ khách hàng” và phương châm “tín nhiêm là trên hết”, toàn thể cán bộ nhân viên vàban lãnh đạo quyết tâm phát triển chi nhánh thành một trong những chi nhánh mạnhnhất của hệ thống.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
1 - Sơ đồ bộ máy phòng ban của VPBank - Chi nhánh Đông Hà Nội
(Nguồn: Bộ phận nhân sự VPBank – Chi nhánh Đông Hà Nội)
Trong đó:
- Phòng dịch vụ khách hàng: là phòng thực hiện các công việc tiếp đón, thực hiện
các giao dịch theo sự phân công của chi nhánh, tư vấn khách hàng và giải quyết cáckhiếu nại của khách hàng trong phạm vi thẩm quyền cho phép, đảm bảo bí mật thôngtin cho khách hàng
- Phòng khách hàng cá nhân: là bộ phân có trách nhiệm tìm kiếm và duy trì mối
quan hệ với nhóm khách hàng mảng cá nhân về các sản phẩm như: huy động vốn, chovay, phát hành thẻ, tài khoản,…Phòng bao gồm Trưởng phòng, các chuyên viên quanhệ khách hàng cá nhân, nhân viên hỗ trợ tín dụng cá nhân.