1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh KCN tiên sơn

51 555 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 761 KB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn tiền gửi cũng nhưnhững khó khăn mà các ngân hàng đang gặp phải; sau thời gian tiếp xúc thực tế tại ngân hàng TMCP Công Thương chi

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong bài khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tớiThs: Phạm Hồng Linh, người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quátrình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Học Viện Ngân Hàng, đặcbiệt là các thầy cô giáo Khoa Ngân hàng, những người đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn

em trong những năm tháng học tập, nghiên cứu tại trường

Em xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ nhân viên ngân hàng TMCP CôngThương chi nhánh KCN Tiên Sơn đã tận tình chỉ bảo em những kiến thức thực tế; đặcbiệt là tạo điều kiện cho em được tiếp xúc khách hàng, giải đáp các khúc mắc trongnghiệp vụ, giúp em hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp của mình

Em xin chân thành cảm ơn các anh chị khóa trên cùng các bạn cùng khoa Tàichính Ngân hàng đã nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức giúp đỡ em trong quátrình nghiên cứu

Do trình độ lý luận còn hạn chế và kiến thức thực tế còn ít nên bài viết khôngtránh khỏi những khiếm khuyết Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cácthầy cô giáo và các cán bộ ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh KCN Tiên Sơn đểbài Khóa luận của em được hoàn thiện hơn, mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn hơn

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.1 Khái niệm vốn trong ngân hàng 3

1.1.2 Khái niệm huy động vốn tiền gửi 3

1.1.3 Vai trò của huy động vốn tiền gửi 4

1.1.4 Các hình thức huy động vốn tiền gửi 5

1.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 7

1.2.1 Quy mô vốn tiền gửi 7

1.2.2 Tốc độ tăng trưởng và tính ổn định của vốn tiền gửi 8

1.2.3 Cơ cấu vốn tiền gửi 8

1.2.4 Chi phí huy động vốn tiền gửi 8

1.2.5 Sự phù hợp giữa nguồn tiền gửi và cho vay 10

1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 11

1.3.1 Nhân tố bên trong ngân hàng 11

1.3.2 Nhân tố bên ngoài ngân hàng 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NHTMCP VIETINBANK NHÁNH KCN TIÊN SƠN 16

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 16

2.1.1 Khái quát về ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 16

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh KCN Tiên Sơn 17

2.1.3 Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh KCN Tiên Sơn .17

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Vietinbank KCN Tiên Sơn giai đoạn 2012 – 2014 18

Trang 3

2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NHTMCP VIETINBANK

KCN TIÊN SƠN 21

2.2.1 Về tăng trưởng quy mô vốn tiền gửi huy động 21

2.2.2 Cơ cấu vốn tiền gửi huy động 23

2.2.3 Chi phí huy động vốn tiền gửi 29

2.2.4 Sự phù hợp giữa HĐVtiền gửi và sử dụng vốn 31

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIETINBANK CHI NHÁNH KCN TIÊN SƠN 33

2.3.1 Những kết quả đạt được của Vietinbank chi nhánh KCN Tiên Sơn 33

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác huy động tiền gửi 35

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA VIETINBANK CHI NHÁNH KCN TIÊN SƠN 37

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH KCN TIÊN SƠN 37

3.1.1 Định hướng ngắn hạn 37

3.1.2 Định hướng dài hạn 38

3.2 ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIETINBANK CHI NHÁNH KCN TIÊN SƠN 38

3.2.1 Một là, mở rộng mạng lưới chi nhánh và quầy giao dịch 38

3.2.2 Hai là, tăng cường các hoạt động Marketing 39

3.2.3 Ba là, xây dựng chính sách và phân loại khách hàng hợp lý 40

3.2.4 Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng 41

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI 42

3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 42

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh KCN Tiên Sơn 43

KẾT LUẬN 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank chi nhánh KCN

Tiên Sơn giai đoạn 2012 – 2014

19

2.2 Quy mô vốn tiền gửi huy động tại ngân hàng TMCP Công

Thương chi nhánh KCN Tiên Sơn giai đoạn 2012 – 2014

212.3 Cơ cấu vốn tiền gửi huy động theo kỳ hạn gửi tiền 23

2.4 Cơ cấu tiền gửi tại Vietinbank chi nhánh KCN Tiên Sơn

phân theo loại tiền

25

2.5 Cơ cấu vốn tiền gửi huy động của Vietinbank chi nhánh

KCN Tiên Sơn theo đối tượng tiền gửi

27

2.6 Chi phí huy động VBQ tiền gửi Vietinbank chi nhánh KCN

Tiên Sơn giai đoạn 2012-2014

29

2.7 Tương quan giữa vốn tiền gửi và dư nợ cho vay tại

NHTMCP Vietinbank chi nhanh KCN Tiên Sơn

31

2.8 Tỷ lệ đáp ứng của nguồn vốn ngắn hạn cho các khoản vay

ngắn hạn

32

2.9 Tỷ lệ đáp ứng của nguồn vốn trung và dài hạn cho các

khoản vay trung và dài hạn

32

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Khu công nghiệp KCN

Tiền gửi tiết kiệm TGTK

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cùng với sự hội nhập và phát triển không ngừng của nền kinh tế Việt Nam, cácngân hàng hiện nay đang trong một cuộc cạnh tranh khốc liệt về vốn, nguồn nhân lực,chất lượng dịch vụ và công nghệ, nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, gia tăng thị phần,tối đa hóa lợi nhuận Để duy trì hoạt động và mục đích kinh doanh, ngân hàng cần cómột lượng vốn rất lớn Mặc dù các ngân hàng huy động nguồn vốn được xuất phát từnhiều nguồn khác nhau, nhưng nguồn vốn chủ yếu vẫn là nguồn tiền gửi của tổ chức,dân cư Trước tình hình chính trị và kinh tế thế giới có nhiều bất ổn như hiện nay đã tácđộng đến tâm lý người gửi tiền và gây những ảnh hưởng tiêu cực tới công tác huy độngvốn tiền gửi của ngân hàng Chính vì vậy vấn đề huy động vốn tiền gửi này sao cho hiệuquả đã đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng một dấu hỏi lớn cần tìm được lời giải đáp

Do đó việc nghiên cứu về công tác huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP Côngthương chi nhánh KCN Tiên Sơn là một yêu cầu cấp thiết để giúp các nhà quản trị ngânhàng nói chung và ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh KCN Tiên Sơn nói riêng

có những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tiền gửi

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn tiền gửi cũng nhưnhững khó khăn mà các ngân hàng đang gặp phải; sau thời gian tiếp xúc thực tế tại ngân

hàng TMCP Công Thương chi nhánh KCN Tiên Sơn, em đã chọn lựa đề tài " Nâng cao

hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh KCN Tiên Sơn" làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu đề tài nhằm các mục đích chủ yếu sau:

- Tìm hiểu và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ huy động vốn tiềngửi tại NHTM

- Phân tích để thấy rõ được thực trạng huy động vốn tiền gửi tại Vietinbank chinhánh KCN Tiên Sơn, những kết quả mà chi nhánh đã đạt được cũng như hạn chế vànguyên nhân của chúng

- Đưa ra các kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốntiền gửi tại Vietinbank chi nhánh KCN Tiên Sơn theo hướng ngày càng nâng cao hiệu

Trang 7

quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động huy động vốn tiền gửi tạiVietinbank chi nhánh KCN Tiên Sơn

- Về thời gian: nghiên cứu hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Vietinbank chinhánh KCN Tiên Sơn trong 3 năm 2012, 2013, 2014

- Giới hạn đối tượng nghiên cứu: nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiềngửi tại Vietinbank KCN Tiên Sơn

4 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề sử dụng phương pháp thống kê, mô tả - giải thích, đối chiếu - so sánh,phân tích - tổng hợp Ngoài ra, khóa luận còn thu thập thêm thông tin và số liệu liênquan đến vấn đề nghiên cứu từ các sách tham khảo, giáo trình, tạp chí, báo điện tử, các

bộ luật, thông tư, quy định liên quan đến hoạt động huy động vốn của NHTM và NHNNViệt Nam

5 Kết cấu Chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, từ viết tắt,kết luận, các tài liệu tham khảo, mục lục và kết luận, nội dung của khóa luận gồm 3chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động huy động vốn tiền gửi của NHTMChương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi của Vietinbank chinhánh KCN Tiên Sơn

Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửitại Vietinbank chi nhánh KCN Tiên Sơn

Trang 8

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN

GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm vốn trong ngân hàng

Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương mạitạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các hoạt động kinhdoanh khác

Về thực chất vốn của ngân hàng thương mại là bao gồm các nguồn tiền tệ chínhcủa ngân hàng và của những người tạm thời có nguồn tiền nhãn rỗi Họ chuyển tiền vàongân hàng với những mục đích khác nhau như lấy lãi, nhờ thu, nhờ chi hay là dùng cácsản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng Nhờ có được khoản tiền nhàn rỗi này mà ngânhàng thương mại có thể tiến hành kinh doanh như cho vay, bảo lãnh, cho thuê để thuđược lợi nhuận từ những khoản đầu tư này

1.1.2 Khái niệm huy động vốn tiền gửi

Trong hoạt động của ngân hàng thì vốn tự có chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ Trênthực tế thì số tiền mà ngân hàng sử dụng để thực hiện kinh doanh có nguồn gốc từ tiềngửi của khách hàng Theo khoản 13, điều 4, luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã đưa

ra định nghĩa về nhận tiền gửi như sau: “ Nhận tiền gửi là số tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không được hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền”.

Như vậy, tiền gửi là tiền mà các doanh nghiệp và các cá nhân gửi vào NHTMnhằm phục vụ cho các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tiết kiệm hoặc mụcđích khác, và qua đó ngân hàng sẽ có được nguồn vốn lớn để phục vụ hoạt động kinhdoanh của mình Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất củaNHTM và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng

Huy động vốn là hoạt động xuất hiện sớm nhất và đóng vai trò quan trọng nhấttrong hoạt động của NHTM, nó liên quan đến sự sống còn của các ngân hàng Trong

Trang 9

các hình thức huy động vốn thì huy động vốn tiền gửi là hình thức cổ điển và đến nay

nó vẫn là hình thức huy động vốn chủ yếu của các NHTM

1.1.3 Vai trò của huy động vốn tiền gửi

1.1.3.1 Đối với nền kinh tế xã hội

Tiết kiệm và đầu tư là những cơ sở nền tảng của nền kinh tế Tiết kiệm và đầu tư

có mối quan hệ nhân quả Tiết kiệm góp phần thúc đẩy, mở rộng phát triển sản xuấtkinh doanh, tăng cường đầu tư và đầu tư cũng góp phần khuyến khích tiết kiệm Nhưngtrong nền kinh tế thì các khoản tiết kiệm thường nhỏ, lẻ nên việc tập hợp khoản tiềnnhàn rỗi này là rất quan trọng Và các ngân hàng thương mại đã thực hiện nhiệm vụ huyđộng nguồn vốn này trong dân cư và các tổ chức xã hội Chức năng huy động vốn tiềngửi của ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nóđáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và

mở rộng quy mô sản xuất

1.1.3.2 Đối với ngân hàng thương mại

Đối với NHTM, tiền gửi là khoản mục duy nhất trên bảng cân đối kế toán giúpphân biệt ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác Là cơ sở chính của các khoảncho vay của ngân hàng, là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển của ngân hàng.Khi huy động tiền gửi, ngân hàng phải duy trì dự trữ bắt buộc theo quy định để đảm bảokhả năng thanh toán, và sau khi trừ đi các khoản dự trữ đó thì ngân hàng có thể kinhdoanh trên số vốn tiền gửi còn lại Khả năng huy động vốn tiền gửi với mức lãi suất hợp

lý còn là một chỉ số quan trọng đánh giá tính hiệu quả trong quản lý của ngân hàng Bêncạnh đó ngân hàng còn có thể thu được một khoản lệ phí nhất định

Vốn huy động được quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kháccủa ngân hàng Ngân hàng thương mại nào huy động được nhiều vốn sẽ có lợi thế cạnhtranh với những ngân hàng huy động được ít Bởi các ngân hàng huy động được lượngvốn nhiều sẽ có thể mở rộng rất nhiều dịch vụ cung ứng cho khách hàng Và đặc biệt khilượng vốn này đủ vốn thì ngân hàng thương mại sẽ có lợi thế trong cạnh tranh lãi suất vớicác ngân hàng khác trong nghiệp vụ cho vay tín dụng Một điều nữa, lượng vốn huy độngđược sẽ quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng Khách hàng sẽluôn cảm thấy yên tâm nếu biết được khả năng thanh khoản mà ngân hàng mình đang gửitiền hay sử dụng dịch vụ tín dụng là rất tốt

Trang 10

1.1.3.3 Đối với khách hàng

Các khách hàng và doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ về ngân quỹ, thanh toánthông qua việc mở tài khoản tại ngân hàng sẽ đảm bảo tiết kiệm được thời gian và côngsức để phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh

Đối với các khách hàng dân cư, việc mở tài khoản tiền gửi và sử dụng các dịch

vụ tại ngân hàng giúp khách hàng đảm bảo được sự an toàn cũng như đảm bảo tính sinhlời cho khoản tiền nhàn rỗi của mình Ngoài ra, khách hàng còn có thể sử dụng một sốsản phẩm của ngân hàng như séc, thẻ tín dụng để thuận tiện cho việc chi trả cũng nhưngân hàng được cung cấp các dịch vụ đa dạng về tài chính có sinh lời cho khách hàng

1.1.4 Các hình thức huy động vốn tiền gửi

1.1.4.1 Tiền gửi của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội

Tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn là khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhưngkhách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải luôn đảm bảo yêu cầu này

Mục đích của doanh nghiệp khi gửi tiền vào ngân hàng là an toàn và hưởngnhững dịch vụ ngân hàng đồng thời tạo dựng mối quan hệ Đối với nguồn vốn này ngânhàng chỉ phải trả lãi rất thấp nhưng chi phí phi lãi rất cao Đó là chi phí vận hành ATM,chi phí phục vụ…

Mặt khác các doanh nghiệp, tổ chức xã hội gửi tiền không kỳ hạn chủ yếu là đểthanh toán tiền mua hàng, dịch vụ với nhau bởi dịch vụ này có thể tiết kiệm thời gian,giảm thiểu chi phí và rủi ro cho cả hai bên khi tham gia thanh toán Ngân hàng sẽ đápứng những nhu cầu này thông qua các phương tiện thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủynhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử…nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh toánnhanh nhất của khách hàng Ngoài ra, đối với khách hàng là các tổ chức có thể sử dụngkèm theo dịch vụ thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán… Ngày nay các NH đangkhuyến khích các khách hàng mở các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn nhằm thu phí dịch

vụ cũng như cung cấp những tiện ích của nó cho khách hàng trong giai đoạn công nghệtin học trong ngành ngân hàng đã và đang rất phát triển như thanh toán séc tiền mặt, sécbảo chi, cho vay thấu chi… với mức phí thấp và những giá trị gia tăng

- Số dư trên tài khoản thanh toán không ổn định do khách hàng có thể rút bất cứkhi nào khi có nhu cầu Với đặc điểm này các ngân hàng gặp khó khăn trong việc xác

Trang 11

định nhu cầu thanh toán.

Tuy nhiên, tiền gửi thanh toán của khách hàng cung cấp lượng vốn lớn cho ngânhàng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Khi khách hàng sử dụng dịch vụ này của ngânhàng sẽ tiết kiệm được chi phí lưu thông qua việc thanh toán không dùng tiền mặt, sửdụng dịch vụ hiện đại của ngân hàng đặc biệt giảm được rủi ro mất mát khi khách hàng

tự quản lý tiền của mình

kỳ hạn Đặc biệt với các doanh nghiệp kinh doanh theo thời vụ thì nhu cầu tiền gửi có

kỳ hạn cao hơn và thường là tiền gửi tiết kiệm Với kiến thức tài chính ngày càng mởrộng, các doanh nghiệp không bao giờ để đồng tiền của mình trong tình trạng khôngsinh lời, đóng băng mà luôn tìm mọi biện pháp để tiền sinh sôi Do vậy họ đã chọn cáchgửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn như 1 tháng, 2 tháng… với mức lãi suất cao hơn gấp nhiềulần so với tiền gửi không kỳ hạn Tuy tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn này của các doanhnghiệp thường trong thời gian ngắn nhưng số tiền mỗi lần khách hàng gửi thường rấtcao bổ sung một lượng vốn đáng kể cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng

1.1.4.2 Tiền gửi của các cá nhân và hộ gia đình

Tiền gửi tài khoản cá nhân

Khách hàng mở tài khoản cá nhân tại các ngân hàng với mục đích sử dụng cácdịch vụ của ngân hàng là chủ yếu Số dư tiền gửi ở các tài khoản cá nhân tồn tại dướidạng tiền gửi không kỳ hạn Ở các nước phát triển thì số lượng tài khoản cá nhân là rấtcao và khách hàng phải chịu phí khi sử dụng các dịch vụ thông qua các tài khoản nàynhưng ở các nước đang phát triển thì tỷ trọng này lại rất thấp do người dân chưa có thóiquen sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đồng thời thói quen chi tiêu tiền mặt vẫn còn tồntại trong tâm lý người dân Tuy nhiên trong những năm gần đây việc khách hàng mở tàikhoản đang tăng lên là một tín hiệu tốt đối với ngân hàng Trong thế giới hiện đại ngàynay nhiều cá nhân đã bắt kịp xu hướng sử dụng các dịch vụ ngân hàng đồng thời trảinghiệm các lợi ích mà dịch vụ đem lại nên việc mở tài khoản cá nhân đang trở nên phổ

Trang 12

biến đáp ứng được các nhu cầu của người dân như đi du lịch, du học không cần mangtheo tiền mặt bên mình Thậm chí giờ đây một khách hàng cá nhân có thể có 2, 3 tàikhoản thậm chí nhiều hơn nữa ở các ngân hàng khác nhau.

Tiền gửi tiết kiệm

Khách hàng cá nhân gửi tiền vào ngân hàng với mục đích sinh lời và đảm bảo antoàn là chủ yếu Tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong tổng vốn huy động và là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng sử dụng cho vay.Nguồn vốn này có tính ổn định cao nhất và ngân hàng phải trả lãi cao cho nguồn tiềngửi này Nguồn tiền có kỳ hạn này chủ yếu huy động được thông qua tiền gửi tiết kiệmvới nhiều khách hàng giống như các doanh nghiệp gửi tiền tiết kiệm nhưng có sự khácbiệt là được bảo hiểm tiền gửi Tuy về số lượng tiền thì tiền gửi tiết kiệm của kháchhàng cá nhân ít trên từng khách thể nhưng tính trên tổng thể thì nhiều hơn khách hàng làdoanh nghiệp Do vậy các ngân hàng cần chú ý thu hút đối tượng khách hàng là cá nhânnày vào tiền gửi tại ngân hàng mình Nếu xét trên tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửitiết kiệm thì khách hàng là cá nhân chiếm khoảng 90% trong khi khách hàng là doanhnghiệp chỉ chiếm khoảng 10%

1.1.4.3 Tiền gửi của các ngân hàng khác

Đôi khi trong một thời kỳ nào đó, lượng vốn của một ngân hàng huy động đượcvới một số lượng lớn nhưng nhu cầu vay của khách hàng và đầu tư của ngân hàngkhông sử dụng hết số tiền đó Thì các ngân hàng thường đi gửi số tiền nhàn rỗi đó vàomột ngân hàng khác để hưởng lãi suất nhằm mục đích sinh lời là chủ yếu Lượng tiềnhuy động này tuy không thường xuyên nhưng cũng góp phần tăng lợi nhuận kinh doanhcủa ngân hàng đi gửi tiền Lượng tiền gửi của các ngân hàng thừa tiền vào ngân hàngthiếu tiền thường là ngắn hạn do nhu cầu sử dụng vốn của các ngân hàng hay có biếnđộng bất thường

1.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 1.2.1 Quy mô vốn tiền gửi

Quy mô huy động vốn tiền gửi là doanh số vốn tiền gửi mà ngân hàng huy độngđược trong một khoảng thời gian nhất định Quy mô huy động vốn tiền gửi là một thước

đo quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như hiệuquả hoạt động huy động vốn tiền gửi Ngoài ra việc xác định số dư huy động cuối kỳkinh doanh cũng là cơ sở để đánh giá được quy mô huy động tiền gửi Nếu số dư huy

Trang 13

động tăng đều qua các năm chứng tỏ rằng hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngânhàng là hiệu quả Nhưng nếu số dư huy động giảm và biến động bất ổn thì chứng tỏ hoạtđộng huy động không hiệu quả, cần phải xem xét, điều chỉnh các chỉ số khác như lãisuất, chất lượng phục vụ để cải thiện tình hình

1.2.2 Tốc độ tăng trưởng và tính ổn định của vốn tiền gửi

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi năm N = (quy mô vốn tiền gửi năm N – quy mô vốn tiền gửi năm N-1) x 100% / quy mô vốn tiền gửi năm N-1

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi của ngân

hàng Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% chứng tỏ quy mô, khối lượng vốn tiền gửi của ngânhàng năm này được mở rộng hơn so với năm trước, tương ứng với kết quả là số phầntrăm vượt bậc của năm này so với năm trước Việc mở rộng quy mô huy động vốn tiềngửi một cách liên tục cộng với tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi ngày càng cao sẽ chứng

tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, hiệu quả huy động vốn tiền gửi củangân hàng đang được cải thiện và nâng cao

1.2.3 Cơ cấu vốn tiền gửi

Tỷ trọng từng loại VTG = x 100%

Ý nghĩa: Cơ cấu vốn tiền gửi là tỷ trọng mỗi loại tiền gửi trên tổng nguồn VTG.

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ giữa các loại vốn tiền gửi trong tổng nguồn vốn tiền gửi,nguồn vốn tiền gửi loại nào nhiều nhất, nguồn vốn tiền gửi loại nào ít nhất Từ đó, thấy

sự phù hợp cân đối giữa các loại nguồn vốn tiền gửi trong tổng nguồn vốn tiền gửi haychưa, ngân hàng định hướng đầu tư hoặc cho vay vào lĩnh vực nào, với quy mô tươngứng bao nhiêu thì cũng sẽ có kế hoạch xây dựng cơ cấu nguồn VTG tương ứng Ngoài

ra, cơ cấu này còn chịu tác động bởi mục đích gửi tiền của khách hàng, tình hình kinh tế, khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng Cơ cấu nguồn VTG cần đa dạng, cân đốitrong đó cần đảm bảo một tỷ lệ hợp lý giữa vốn tiền gửi ngắn hạn so với trung và dàihạn, giữa nội tệ và ngoại tệ…

1.2.4 Chi phí huy động vốn tiền gửi

Chi phí huy động là khoản chi phí mà các NHTM phải bỏ ra để có thể huy độngđược nguồn vốn tiền gửi Chỉ tiêu huy động vốn tiền gửi được thể hiện thông qua chỉ tiêu tỷtrọng các khoản mục chi phí Quản lý chi phí vốn là hoạt động thường xuyên và quan trọng củamỗi ngân hàng, vì mỗi sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn hay lãi suất đều có thể ảnh hưởng tớichi phí trả lãi của ngân hàng

Tỷ suất chi phí huy động Chi phí huy động tiền gửi

Trang 14

vốn tiền gửi bình quân = * 100%

Tổng chi phí

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra cho hoạt động huy động

vốn tiền gửi so với tổng chi phí hoạt động Tỷ lệ này càng thấp cho thấy hoạt động huyđộng vốn tiền gửi của ngân hàng càng hiệu quả

Chi phí trả lãi là số tiền mà ngân hàng phải trả cho khách hàng dựa trên số tiền

mà ngân hàng huy động được thông qua tài khoản tiền gửi của khách hàng Lãi suất màngân hàng áp dụng sẽ căn cứ vào biểu mẫu lãi suất đối với từng kỳ hạn tiền gửi nhấtđịnh Mức lãi suất đối với các loại tiền gửi và các kỳ hạn tiền gửi khác nhau phụ thuộcvào mức độ ổn định, nhu cầu thực tế của ngân hàng và theo quy định về trần lãi suất củaNHNN

Chi phí trả lãi = ∑(Ai * Vi * Ni/360)Trong đó: Ai : giá trị nguồn vốn thứ i

Vi: lãi suất nguồn vốn thứ i

Ni: số ngày thực tế duy trì của nguồn vốn thứ i

Tổng vốn tiền gửi huy động

Ý nghĩa: Chi phí trả lãi TG bình quân là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất,

nó là yếu tố quyết định đến việc hoạch định lãi suất cho vay, do vậy ngân hàng cần phảiphân tích cụ thể chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu vào Chỉ tiêu này phản ánh số tiền màngân hàng phải bỏ ra cho một đồng vốn tiền gửi huy động được Nếu chi phí trả lãi bìnhquân giảm theo từng năm, kèm theo sự tăng trưởng về quy mô vốn tiền gửi chứng tỏcông tác huy động vốn của ngân hàng đạt được những hiệu quả nhất định

Việc xác định chi phí huy động vốn và chi phí trả lãi tiền gửi là mối quan tâm hàngđầu đối với các nhà quản trị ngân hàng Người gửi tiền muốn có một lãi suất cao, ngườivay lại muốn có một lãi suất thấp Là trung gian đóng vai trò cầu nối giữa hai đối tượngtrên ngân hàng phải tìm cách đa dạng hóa lợi ích của các bên trong đó điều quan trọng làphải đảm bảo lợi ích của ngân hàng Vì vậy trong công tác huy động vốn mỗi ngân hàngđều cố gắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao chochi phí huy động vốn bình quân là nhỏ nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với một lãisuất có thể chấp nhận được trên thị trường

Trang 15

1.2.5 Sự phù hợp giữa nguồn tiền gửi và cho vay

Hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi của NHTM được đánh giá thông qua sựphù hợp giữa nguồn vốn huy động được với hiệu quả cho vay Vì hoạt động chính củaNHTM là hoạt động tín dụng nên nguồn vốn huy động được phải thực sự phát huy đượckhả năng sinh lời khi cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế, góp phần phát triển kinh tế vàđem lại lợi nhuận cho ngân hàng

Nếu nguồn vốn huy động được mà không đáp ứng đủ nhu cầu vay của nền kinh tế,ngân hàng sẽ dần đánh mất uy tín trên thị trường, đánh mất khách hàng vào tay đối thủcạnh tranh Mặt khác, nguồn vốn huy động được mà không sử dụng hết, nguồn vốn khôngsinh lời hiệu quả, NH sẽ gặp những rủi ro khi các chi phí trả lãi và chi phí phi lãi là rất lớnkhó có thể bù đắp được

Một số chỉ tiêu phản ánh tính cân đối giữa nguồn vốn tiền gửi huy động và cho vaynhư sau:

 Tương quan về quy mô

Chênh lệch giữa tiền gửi =

huy động và cho vay

Quy mô tiền gửi huy động - Quy mô cho vay

Tương quan về cơ cấu

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn = ( Dư nợ trung và dàihạn - Nguồn vốn trung và dài hạn đã trừ dự trữ bắt buộc tương ứng) / Nguồn vốn ngắn hạn

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá về mức độ rủi ro thanh khoản trong công tác huyđộng vốn tiền gửi của ngân hàng

Tương quan về lãi suất

Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào = Lãi suất đầu ra - Lãi suất đầu vào

Chênh lệch lãi bình quân = (Thu từ lãi * 100% / tài sản có sinh lời bình quân) - (chi phí lãi *100% / nguồn vốn trả lãi bình quân)

Tương quan về thu nhập và chi phí

Chênh lệch thu nhập lãi cho vay và chi phí lãi tiền gửi = Thu nhập lãi cho vay - Chi phí lãi tiền gửi

1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1 Nhân tố bên trong ngân hàng

1.3.1.1 Lãi suất

Trang 16

Lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các khách hàng gửi tiền.Người gửi tiền muốn hưởng lãi suất cao, người đi vay lại muốn lãi suất thấp Điều nàyđòi hỏi ngân hàng cần đưa ra một mức lãi suất phù hợp với cả người gửi tiền và người

đi vay Nếu khách hàng cảm thấy hài lòng với mức lãi suất ngân hàng công bố, họ sẽlựa chọn gửi tiền vào ngân hàng như một kênh đầu tư hợp lý Nếu lãi suất không đápứng được nhu cầu, khách hàng có thể chuyển sang hình thức đầu tư khác có lợi hơn.Chính vì vậy, trong huy động vốn mỗi ngân hàng đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp cóthể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy động vốn bình quân làthấp nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với mức lãi suất được chấp nhận trên thịtrường Mặt khác, với cùng một mức chi phí trả lãi bình quân, sự đa dạng hóa trong lãisuất cho phù hợp với mỗi hình thức cho vay là cần thiết.Sự đa dạng hóa làm tăng tínhhiệu quả của chính sách lãi suất mà ngân hàng đưa ra Nếu chính sách lãi suất phù hợp,ngân hàng sẽ tối thiểu hóa về chi phí trong khi vẫn hoàn thành kế hoạch về nguồn vốn

1.3.1.2 Chất lượng, tiện ích và mức độ đa dạng hóa của sản phẩm dịch vụ tiền gửi

Chất lượng sản phẩm dịch vụ mang tính vô hình, nó được đánh giá thông quatính hợp lý hiệu quả và mức độ hài lòng của khách hàng Chất lượng càng cao, càng giatăng được mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của ngân hàng, thì ngânhàng càng có thể huy động được nhiều hơn nguồn vốn tiền gửi cũng như lợi nhuận từcác sản phẩm dịch vụ khác nhau Các NHTM đã và đang đa dạng hóa các sản phẩmdịch vụ thông qua đa dạng về kỳ hạn, loại hình sản phẩm dịch vụ, đối tượng gửi tiềnnhằm đáp ứng, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh vớicác tổ chức tín dụng khác

1.3.1.3 Dịch vụ chăm sóc khách hàng của ngân hàng

Cơ sở vật chất, mạng lưới hoạt động của ngân hàng

Cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động của ngân hàng là một trong những yếu tốđầu tiên góp phần tạo dựng hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng Một ngânhàng có cơ sở vật chất hiện đại và mạng lưới hoạt động rộng khắp sẽ dễ dàng thu hútđược nguồn vốn hơn do khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi gửi tiền vào ngânhàng

Chính sách khách hàng

Chính sách khách hàng là những chương trình và giải pháp được ngân hàng xây

Trang 17

dựng nhằm khuyến khích, thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhưkhuyến mãi, tặng quà, quay số trúng thưởng… Nếu chính sách tốt, áp dụng hiệu quả vớitừng đối tượng khách hàng, ngân hàng sẽ thu hút được lượng khách lớn đến giao dịch

và lựa chọn sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

Thời gian giao dịch

Khi khách hàng tới sử dụng dịch vụ của ngân hàng thì đều muốn có được sự tiệnlợi và thủ tục nhanh gọn Nắm bắt được tâm lý khách hàng, ngân hàng cần rút ngắn thờigian xử lý các nghiệp vụ phát sinh, nhanh chóng hoàn thành thủ tục cho khách Điềunày sẽ khiến khách hàng thấy thoải mái khi gửi tiền tại ngân hàng, không khiến kháchhàng phải chờ đợi quá lâu gây ra sự khó chịu không đáng có Hiện nay, phần lớn cácngân hàng chủ yếu giao dịch trong giờ hành chính, điều này không thực sự thuận tiệncho các đối tượng khách hàng là người lao động, cán bộ nhân viên cơ quan… Vì thế,một số ngân hàng đã chủ động điều chỉnh về thời gian giao dịch bằng cách phân phốinhân viên làm việc theo ca và làm ngoài giờ hành chính nhằm tạo điều kiện cho kháchhàng đến ngân hàng giao dịch mà không ảnh hưởng đến công việc của họ

Uy tín, năng lực tài chính của ngân hàng

Uy tín của ngân hàng được đánh giá thông qua một quá trình hoạt động lâu dàicùng với những thành quả mà ngân hàng đã đạt được Uy tín của ngân hàng không phải

là yếu tố bền vững mà luôn cần có sự nỗ lực không ngừng để giữ gìn và phát huy được

uy tín của mình Một ngân hàng có uy tín sẽ thuận lợi trong việc đặt quan hệ với kháchhàng và thu hút nguồn vốn từ khách hàng Đồng thời, ngân hàng có nguồn lực tài chínhtốt cũng là cơ sở thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh, tạo sự tin tưởng từ kháchhàng và nhà đầu tư

1.3.1.4 Đội ngũ nhân sự của ngân hàng

Đội ngũ nhân sự là nguồn lực quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng quantâm Một đội ngũ nhân sự giỏi sẽ giúp ngân hàng vận hành tốt và đạt hiệu quả cao tronghoạt động kinh doanh Đối với công tác huy động vốn tiền gửi, một đội ngũ giao dịchvững nghiệp vụ, thao tác nhanh, thành thạo, thái độ niềm nở, ân cần với khách hàng sẽtạo ấn tượng tốt đối với khách hàng, qua đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến giaodịch và gửi tiền tại ngân hàng Bên cạnh đó, các cán bộ tín dụng có năng lực sẽ phánđoán, xử lý chính xác các tình huống xảy ra trong công tác huy động vốn để xử lý một

Trang 18

cách hiệu quả Trình độ cán bộ tín dụng cao sẽ làm cho các thao tác nghiệp vụ đượcthực hiện nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng Điều này sẽ làm chokhách hàng hài lòng và thoải mái khi gửi tiền vào ngân hàng Nó có thể lôi kéo kháchhàng làm tăng nguồn huy động đồng thời cũng giảm bớt rủi ro hay sai sót trong nghiệp

vụ đối với ngân hàng

1.3.2 Nhân tố bên ngoài ngân hàng

1.3.2.1 Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước

Chính sách tiền tệ là công cụ điều tiết hoạt động của nền kinh tế, vì thế hoạt động củangân hàng phải tuân theo chính sách này trong từng thời kỳ Nó tác động đến công tác huyđộng vốn của NHTM thông qua các công cụ như lãi suất, dự trữ bắt buộc…

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là công cụ nhằm điều tiết, tăng giảm lượng tiền cung ứng cholưu thông, đồng thời có tác dụng đảm bảo khả năng thanh toán cho các tổ chức tín dụng.Trong từng thời kỳ nhất định, tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được điều chỉnh cho phù hợp vàđược phân định ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào kỳ hạn các khoản tiền gửi Nếu tỷ

lệ dự trữ bắt buộc cao đối với loại tiền gửi nhất định sẽ không khuyến khích các NHTM

mở rộng huy động vốn vì chi phí huy động sẽ tăng lên Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắtbuộxc phải tùy theo định hướng phát triển của kinh tế qua từng thời kỳ Các chính sáchđầu tư, ưu đãi, ưu tiên phát triển mũi nhọn của ngân hàng thương mại đều phải xem xétqua các quy định của pháp luật, của NHNN để đưa ra điều chỉnh hợp lý

1.3.2.2 Khả năng tài chính và thói quen sử dụng tiền mặt của người dân

Khả năng tài chính của khách hàng càng cao thì họ càng có điều kiện và nhu cầugửi tiền vào ngân hàng Khi thu nhập tăng lên, khả năng tích lũy của khách hàng cũng

sẽ cao hơn Vì thế, việc phân bổ dân cư, thu nhập của người dân là nguồn lực tiềm tàng

có thể khai thác nhằm mở rộng quy mô huy động vốn tiền gửi của các NHTM

Tâm lý thói quen thích sử dụng tiền mặt của đại bộ phận người dân Việt Nam làyếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi của NHTM Nó cản trở việcngười dân sử dụng các dịch vụ của ngân hàng cũng như việc gửi tiền vào ngân hàng.Nhiều vùng, nhiều người thường có thói quen cất trữ tiền trong nhà bằng vàng, bất độngsản Ngoài ra thói quen thanh toán khi mua hàng hóa cũng góp phần làm tăng hay giảmnguồn vốn huy động của ngân hàng Người dân thường xuyên thanh toán mua sắm bằngtiền mặt nên viêc huy động vốn tiền gửi thanh toán còn hạn chế Vì vậy, tuyên

Trang 19

truyền để thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng là việc ngân hàng cần hếtsức quan tâm để có thể thực hiện tốt việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, nhằmphục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

Do đó để mở rộng nguồn vốn huy động, các ngân hàng phải nỗ lực hết mình để cải cáchquy trình, phát triển chính sách khách hàng,

1.3.2.3 Sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động huy động tiền gửi của ngânhàng thương mại Bởi lẽ trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập như hiệnnay, các ngân hàng thương mại không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranhvới các định chế tài chính khác trong và ngoài nước về mọi mặt như: năng lực tài chính,công nghệ ngân hàng, nguồn nhân lực… Trên cùng địa bàn với cùng một lượng dân cưthì ngân hàng nào thu hút được khách hàng này thì ngân hàng đối thủ sẽ mất đi kháchhàng đó Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng phải cạnh tranh nhau để giữ đượckhách hàng của mình, hạn chế khả năng để ngân hàng đối thủ lấy mất khách Khi giữđược khách hàng tức là ngân hàng sẽ cung cấp được các sản phẩm, dịch vụ cho vay, gửitiền và sản phẩm liên quan Từ đó ngân hàng thu được lợi nhuận phục vụ cho hoạt độngkinh doanh của mình Vì vậy, sự cạnh tranh này ngày càng diễn ra vô cùng khốc liệtgiữa các tổ chức tài chính kinh doanh trên cùng địa bàn Nếu ngân hàng thương mạikhông có ưu thế cạnh tranh thì sẽ rất khó thành công trong hoạt động kinh doanh nóichung và hoạt động huy động vốn nói riêng

1.3.2.4 Yếu tố công nghệ

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng có có sự cạnh tranh mạnh mẽkhông chỉ giữa các ngân hàng thương mại trong nước, mà trong tiến trình hội nhập vớinền kinh tế thế giới, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam còn phải chịu sựcạnh tranh gay gắt với các ngân hàng có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực trên toàn thếgiới Công nghệ ngân hàng cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng quyết địnhthành công hay thất bại trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Côngnghệ ngân hàng liên quan trực tiếp đến các mặt hoạt động như thanh toán, giao dịch, kếtoán…Một ngân hàng sở hữu công nghệ lạc hậu so với các ngân hàng khác: hoạt độnggiao dịch, thanh toán và các dịch vụ còn thực hiện thủ công dẫn đến chậm trễ trong giaodịch với khách hàng và không đa dạng hoá được các loại hình dịch vụ cung cấp cho

Trang 20

khách hàng, điều này sẽ làm hạn chế khả năng thu hút vốn của ngân hàng Chính vì vậyngân hàng không cạnh tranh được với các ngân hàng khác được đầu tư công nghệ hiệnđại hơn Để có thể cạnh tranh trên thị trường huy động vốn, các ngân hàng phải khôngngừng đổi mới công nghệ, áp dụng những công nghệ ngân hàng tiên tiến vào các hoạtđộng giao dịch thanh toán nhanh với khách hàng, Đối với một ngân hàng có công nghệtiên tiến thì chất lượng phục vụ thoả mãn nhu cầu của khách hàng sẽ tốt hơn, sẽ huyđộng được nhiều vốn hơn Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay đang đầu tưmạnh mẽ cho công nghệ ngân hàng và coi đây như sức mạnh để cạnh tranh trên thịtrường dịch vụ tài chính Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong: ứng dụng lập mạngthanh toán liên ngân hàng nội bộ tập trung, hệ thống quản lý vốn ngoại tệ tập trung, ứngdụng dịch vụ ngân hàng điện tử, triển khai ứng dụng thanh toán SWIFT, dịch vụ thẻATM đã mở ra nhiều cơ hội hơn cho ngân hàng Các sản phẩm dịch vụ dựa trên nềntảng công nghệ thông tin ngày càng đa dạng và phong phú hướng đến việc tối đa hoátiện ích và lợi ích của khách hàng

Tóm tắt chương 1: Những nội dung trình bày trong chương này được tập trung để làm rõ những vấn đề cơ bản về vốn, vai trò của huy động vốn tiền gửi , các hình thức huy động vốn tiền gửi của NHTM cũng như các nhân tố ảnh hưởng cùng các tiêu chí đo lường chất lượng công tác huy động vốn tiền gửi của NHTM Đây chính là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu những vấn đề tiếp theo trong chuyên đề.

Trang 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA

NHTMCP VIETINBANK NHÁNH KCN TIÊN SƠN

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1 Khái quát về ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/3/1988 trên cơ

sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng

Bộ trưởng với tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam Ngày14/11/1990, Ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam được chuyển đổi thànhNgân hàng Công Thương Việt Nam theo quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộtrưởng Ngày 8/7/2009, Ngân hàng Công Thương Việt Nam công bố quyết định đổi tênthành Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, theo giấy phép thành lập

và hoạt động của Thống đốc NHNN Việt Nam số 142/GP-NHNN ngày 3/7/2009 vàgiấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0103038874 ngày 3/7/2009 của Sở Kế hoạch

và Đầu tư Hà Nội Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam có tên giaodịch quốc tế được đăng ký bản quyền là Vietnam Joint Stock Commercial Bank forIndustry anh Trade, viết tắt là Vietinbank, có trụ sở chính đặt tại số 108 Trần Hưng Đạo,Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Theo giấy phép thành lập và hoạt động, vốn điều lệ của ngânhàng là 11.252.973 triệu đồng, trong đó phần vốn Nhà nước chiếm 10.040.855 triệuđồng và vốn nhà đầu tư bên ngoài thông qua phát hành cổ phiếu lần đầu là 1.212.118triệu đồng

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng thương mại cổ phầnCông Thương Việt Nam không ngừng lớn mạnh về quy mô kinh doanh và mạng lướihoạt động Kể từ ngày thành lập đến nay, Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương

Việt Nam luôn thực hiện chủ trương đổi mới với sứ mệnh " Là tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng cao giá trị cuộc sống" và phấn đấu " Trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và Quốc tế"

Trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương ViệtNam luôn tuân thủ đúng pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, đảm bảo an

Trang 22

toàn và phát triển vốn, thể hiện ở phương châm " An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế" Trong quan hệ với khách hàng, Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam luôn coi trọng phương châm " Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của Vietinbank" Vietinbank luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến và tìm hiểu nhu

cầu của khách hàng để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, nhằm thỏa mãn yêucầu ngày càng phong phú, đa dạng của khách hàng và coi đây là nền tảng vững chắctrong cạnh tranh và phát triển

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh KCN Tiên Sơn

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Khu côngnghiệp Tiên Sơn (Vietinbank KCN Tiên Sơn) được thành lập theo quyết định số184/QĐ-/HĐQT của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trên

cơ sở nâng cấp từ phòng giao dịch thành chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng TMCPCông Thương Bắc Ninh

Ngày 28/12/2005, theo quyết định số 388/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Hội đồngquản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Chi nhánh KCN Tiên Sơn chính thức trởthành chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCT

Vietinbank KCN Tiên Sơn có trụ sở đặt tại số 18 - Đường TS11 - KCN TiênSơn Chi nhánh hiện có 06 phòng giao dịch (PGD) loại 2 trực thuộc bao gồm: PGD số

1, PGD KCN Yên Phong; PGD Thị Trấn Lim; PGD KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh; PGDKCN VSIP Bắc Ninh; PGD Đông Ngàn Sau hơn 7 năm hoạt động, chi nhánh đã đạtđược rất nhiều thành tựu nổi bật và trở thành Chi nhánh có uy tín đứng đầu trong hệthống các tổ chức tín dụng trên địa bàn, được nhận Bằng khen của Uỷ Ban Nhân dânTỉnh Bắc Ninh

2.1.3 Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh KCN Tiên Sơn

Trang 23

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của Vietinbank Chi nhánh KCN Tiên Sơn

(Nguồn Phòng Hành chính Tổ chức của chi nhánh)

Với 6 Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh:

1 PGD Số 1 Thành phố Bắc Ninh

2 PGD Nam Sơn Hạp Lĩnh - Hạp Lĩnh, Thành phố Bắc Ninh

3 PGD Thị trấn Lim - Huyện Tiên Du

4 PGD KCN Yên Phong - Khu công nghiệp Yên Phong

5 PGD KCN VSIP - Khu công nghiệp VSIP thị xã Từ Sơn

Kế toán giao dịch

Bộ phận Thẻ

Bộ phận Điện toán

Bộ phận hành chính

Tổ xe

Trang 24

mạng lưới của ngân hàng Công Thương và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội củađịa phương Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới khách hàng, nỗ lực giới thiệu và đưa cácsản phẩm của ngân hàng đi vào với đời sống người dân ở địa phương, Ban lãnh đạo vàtoàn thể cán bộ công nhân viên Vietinbank chi nhánh KCN Tiên Sơn còn không ngừngnâng cao nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc và phục vụ cho khách hàng thậttốt Chính vì vậy, chỉ sau 7 năm thành lập, Vietinbank KCN Tiên Sơn đã có những bước

đi đột phá, tạo được chỗ đứng trong lĩnh vực ngân hàng tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh Dướiđây là kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh KCN Tiên Sơn ghi nhậntrong 3 năm 2012 – 2014

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank chi nhánh KCN Tiên Sơn giai đoạn

Tới năm 2014 doanh thu của chi nhánh có sự tăng trưởng đáng kể, vẫn đạt hơn

1.045.158 triệu đồng, tăng tương ứng 21,8% so với năm 2013 Đây là một sự tăng trưởngrất đáng kể trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay Có được sự tăngtrưởng này chính là do hoạt động cho vay của chi nhánh phát triển khá tốt cùng với sựtăng trưởng tín dụng đạt 38,05% so với năm 2013 đã tạo nên nguồn thu nhập lãi thuầncao

Về chi phí

Trang 25

Năm 2012 chi phí hoạt động của chi nhánh là 9.516.272 triệu đồng Sang năm

2013 chi phí tăng 1.018.365 triệu 10.534.637 triệu đồng Đây là điều đáng mừng vì chi phíhoạt động tăng lên bởi lẽ có sự tăng lên này là do hoạt động kinh doanh của chi nhánhtốt, kéo theo các chi phí kinh doanh cũng tăng lên ví dụ như chi phí lãi tiền gửi,…

Năm 2014 chi phí cũng tăng cao đạt 1.045.158 triệu đồng, tương ứng tăng 9,92 %

so với năm 2013 Nhận thấy chi phí tăng như vậy trong năm 2014 là do chi nhánh đã

mở rộng quy mô kinh doanh, tăng cường phát triển cơ sở vật chất, triển khai các chươngtrình và gói sản phẩm mới đồng thời tập trung phát triển theo hướng bán lẻ Nên chi phí

có phần tăng cũng là điều dễ hiểu

Về lợi nhuận sau thuế

Cũng như đã phân tích ở trên với 2 chỉ tiêu doanh thu và chi phí Lợi nhuận củanăm 2013 tăng so với năm 2012 là 9.370 triệu đồng, tương ứng 17,7 % Chính sách lớilỏng tiền tệ của ngân hàng nhà nước, tăng trưởng tín dụng, với sự phục hồi của nền kinh

tế đã khiến tình hình kinh doanh của chi nhánh năm 2013 có phần khả quan hơn Năm

2014 sau khi đã nhìn nhận rõ được vấn đề, hướng phát triển của chi nhánh có sự thayđổi, tập trung vào khách hàng cá nhân và những khu vực tiềm năng Vì vậy mà trongnăm 2014 đã có những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh đem lại lợinhuận tăng đáng kể Lợi nhuận năm 2013 đạt 73.592 triệu đồng, tăng so với năm 2013

là 11.673 triệu đồng Đây thực sự là một kết quả đáng khích lệ đối với chi nhánh, mộtbước tiến trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay Cán bộnhân viên trong chi nhánh đã luôn nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt năm qua để đạtđược kết quả kinh doanh như ở trên

Ngày đăng: 21/04/2017, 22:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn ngân hàng – chứng khoán, Bài giảng quản trị tác nghiệp NHTM, .Các văn bản hiện hành về ngân hàng, NXB Thống Kê, 2000 Khác
2. Thông tư 19/2012/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng xuống dưới 9%/năm Khác
3. Thông tư 21/2012/TT-NHNN quy định hoạt động cho vay, đi vay, mua bán giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng Khác
4. Thông tư 14,15/2013/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng VNĐ xuống dưới 7%/năm Khác
5. Thông tư 07/2014-TT/NHNN quy định lãi suất tiền gửi bằng VNĐ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w