Cơ sở dẫn liệu với việc thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Đề án môn học là một phương thức hữu hiệu giúp sinh viên có thể hìnhthành tư duy nghiên cứu khoa học, tạo lập cơ sở ban đầu về lý luận chuyênsâu về chuyên ngành học của sinh viên Là một sinh viên được đào tạo theochuyên ngành kiểm toán, thực hiện đề án môn học là cơ hội tốt để củng cốkiến thức, xây dựng tư duy nghiên cứu và trình bày lý luận về môn họcchuyên ngành kiểm toán Đây là nền tảng quan trọng cho các tác nghiệp thựctế của các kiểm toán viên tương lai.
Trong lĩnh vực kiểm toán, kiểm toán tài chính là một mảng lớn, đóngvai trò chủ chốt cũng như chiếm một tỉ trọng lớn trong hoạt động kiểm toán.Muốn đạt được hiệu quả, chất lượng của cuộc kiểm toán bên canh việc lập kếhoạch chu đáo, thu thập bằng chứng thích hợp, đầy đủ kiểm toán viên cầnphải hiểu và nắm vững những kiến thức, khái niệm cơ bản của kiểm toán tàichính Và một trong các khái niệm cơ bản và quan trọng trong kiểm toán tàichính là Cơ sở dẫn liệu Tuy nhiên, với sinh viên thì khái niệm Cơ sở dẫn liệuluôn được hiểu một cách không rõ ràng cả về bản chất cũng như về tầm ảnhhưởng của nó đối với các công việc kiểm toán Trước thực trạng đó, em xin
lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Cơ sở dẫn liệu với việc thu thậpbằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính” nhằm giải quyết
hai vấn đề chính là: Cơ sở dẫn liệu và Ảnh hưởng của Cơ sở dẫn liệu đến việcthu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính Bài đề áncủa em bao gồm ba phần chính:
Trang 2hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận đượcnhứng lời nhận xét của cô giáo hướng dẫn.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn Thạc Sĩ TạThu Trang đã hướng dẫn, chỉ bảo em nhiệt tình trong suốt thời gian làm đề
án để em có thể hoàn thành bài đề án này.
Em xin chân thành cám ơn !
Trang 3PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Khái niệm:
1.1.1 Cơ sở dẫn liệu:
Theo Từ điển Tiếng Việt, dẫn liệu được định nghĩa “Là danh từ chỉ tài
liệu, sự việc được đưa ra làm dẫn chứng”, cơ sở là “Cái làm nền tảng” Dovậy có thể hiểu: Cơ sở dẫn liệu là cái làm nền tảng cho tập hợp các tài liệu,sự việc được đưa ra làm dẫn chứng.
Trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500 “Cơ sở dẫn liệu của báo
cáo tài chính là căn cứ của các khoản mục và thông tin trình bày trong báocáo tài chính do Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị chịu trách nhiệm lậptrên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán quy định phải được thể hiện rõràng hoặc có cơ sở đối với từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính”
Trong lĩnh vực kiểm toán tài chính thì khái niệm Cơ sở dẫn liệu đã
được định nghĩa như sau: “Cơ sở dẫn liệu là sự khẳng định một cách côngkhai hoặc ngầm định của ban quản lý về sự trình bày của các bộ phận trên báocáo tài chính”.
Ví dụ như khi xem xét khoản mục Phải thu khách hàng:……$250.000trên Bảng cân đối kế toán:
Khi báo cáo khoản mục này trên Bảng cân đối kế toán, ban quản lý đãkhẳng định một cách rõ ràng các cơ sở dẫn liệu sau: (1) Các khoản phải thukhách hàng trên thực tế vào thời điểm lập bảng cân đối kế toán, thực sự tồn tại(sự hiện hữu), và (2) giá trị quy đổi thành tiền của các khoản phải thu kháchhàng chính xác là $250.000 (tính đo lường) Đồng thời ban quản lý tất yếucũng khẳng định các cơ sở dẫn liệu sau một cách ngầm định: (1) Tất cả cáckhoản phải thu khách hàng cần phải được ghi nhận đều đã được phản ánh đầyđủ (tính trọn vẹn, đầy đủ); (2) Tất cả các khoản phải thu đã phản ánh đềuthuộc quyền sở hữu của đơn vị (quyền và nghĩa vụ); (3) Đơn vị hoàn toàn có
Trang 4quyền đòi các khách hàng trả đầy đủ khoản nợ tương ứng với từng kháchhàng đã phản ánh (trình bày và khai báo)
Chính vì sự quy định như vậy mà các cơ sở dẫn liệu được ban quản lýsử dụng như một phần của các chuẩn mực trong việc trình bày và báo cáo cácthông tin kế toán trên các báo cáo tài chính.
1.1.2 Mục tiêu kiểm toán:
Theo Chuẩn mực Kiểm toán số 200, mục tiêu kiểm toán được định
nghĩa như sau: “Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểmtoán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chínhcó được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc đượcchấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợplý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?”
Còn theo Văn bản chuẩn mực kiểm toán 1 (SAS 1 (AU 110)): “Mục
tiêu của cuộc kiểm tra bình thường các bâáo cáo tài chính của kiểm toán viênđộc lập là sự trình bày một nhận xét về mức trung thực mà các báo cáo tàichính phản ánh tình hình tài chính, các kết quả hoạt động và sự lưu chuyểndòng tiền mặt theo các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận.”
1.1.3 Bằng chứng kiểm toán:
Là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liênquan đến cuộc kiểm toán và dựa vào các thông tin này kiểm toán viên hìnhthành nên ý kiến của mình.
Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báocáo tài chính và các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác.
1.2 Các tiêu chuẩn cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính:
Theo Chuẩn mực Kiểm toán số 500, Cơ sở dẫn liệu của báo cáo tàichính của các doanh nghiệp phải có (phải đạt được) các tiêu chuẩn sau:
Hiện hữu: một tài sản hay một khoản nợ phản ánh trên báo cáo tài
Trang 5chính thực tế phải tồn tại (có thực) vào thời điểm lập báo cáo.
Quyền và nghĩa vụ: Một tài sản hay khoản nợ phản ánh trên báo cáo tài
chính đơn vị phải có quyền sở hữu hoặc có trách nhiệm hoàn trả tại thời điểmlập báo cáo.
Phát sinh: Một nghiệp vụ hay một sự kiện đã ghi chép thì phải xảy ra
và có liên quan đến đơn vị trong thời kỳ xem xét.
Đầy đủ: Toàn bộ tài sản, các khoản nợ, nghiệp vụ hay giao dịch đã xảy
ra có liên quan đến báo cáo tài chính phải được ghi chép hết các sự kiện liênquan.
Đánh giá: Một tài sản hay một khoản nợ được ghi chép theo giá trị
thích hợp trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được thừanhận).
Chính xác: Một nghiệp vụ hay một sự kiện được ghi chép theo đúng
giá trị của nó, doanh thu hay chi phí được ghi nhận đúng kỳ, đúng khoản mụcvà đúng về toán học.
Trình bày và công bố: Các khoản mục được phân loại, diễn đạt và công
bố phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận).
1.3 Mối quan hệ cơ sở dẫn liệu với mục tiêu kiểm toán:
Nếu Cơ sở dẫn liệu đã được thể hiện trên các báo cáo tài chính hướngtới đòi hỏi ở các bước công nghệ kế toán thì xác minh của kiểm toán viêntrước hết tập trung vào việc xem xét độ tin cậy của các cơ sở dẫn liệu đó Hơnnữa, trách nhiệm của cả nhà quản lý, cả kiểm toán viên là đảm bảo độ tin cậycủa các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính Do đó, giữa các cơ sở dẫn liệu vàmục tiêu kiểm toán có quan hệ chặt chẽ với nhau cả về nội dung và kết cấucủa các yếu tố cấu thành tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính Mụctiêu kiểm toán là đưa ra các nhận xét về tính trung thực và hợp lý của các cơsở dẫn liệu đã được trình bày.
Trang 6Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán
Mục tiêu kiểm toán của kiểm toán tài chính bao gồm hai loại là mụctiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù Trong mục tiêu kiểmtoán chung lại chia thành hai loại cụ thể là sự hợp lý chung và các mục tiêukhác.
Mục tiêu hợp lý chung bao hàm việc xem xét, đánh giá tổng thể số tiềnghi trên các khoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quảnlý và thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở khách thể kiểm toán trongquan hệ với việc lựa chọn các mục tiêu chung khác Vì vậy, đánh giá sự hợplý chung cũng hướng tới khả năng sai sót cụ thể của các số tiền trên khoảnmục Nếu kiểm toán viên không nhận thấy mục tiêu hợp lý chung đã đạt đượcthì tất yếu phải dùng đến các mục tiêu chung khác Từ đó kiểm toán viên sẽlập kế hoạch thu thập những bằng chứng chi tiết hơn trên các khoản mục hayphần hành cụ thể với những mục tiêu xác định Việc định vị các bộ phận cấuthành kèm theo định hướng mục tiêu tương ứng giúp ích rất lớn cho kiểmtoán nâng cao hiệu quả hoạt động do có được kết luận đúng đắn trên cơ sở cóbằng chứng đầy đủ và có hiệu lực với chi phí kiểm toán ít Tuy nhiên, mụctiêu hợp lý chung cũng đòi hỏi sự nhạy bén, khả năng phán đoán cùng tácphong sâu sát với thực tế ở đơn vị của kiểm toán viên.
Cơ sở dẫn liệu:
Là đối tượng hướng tới và là cơ sở hình thành các mục tiêu kiểm toán
Các mục tiêu kiểm toán:
Đưa ra nhận xét về mức độ trung thực và hợp lý của các cơ sở dẫn liệu
Trang 7Bên cạnh mục tiêu hợp lý chung là các mục tiêu chung khác Các mụctiêu này được đặt ra tương ứng với các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính là:hiệu lực, tính trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ, chính xác cơ học, phân loại vàtrình bày.
Mục tiêu hiệu lực: là hướng xác minh vào tính có thực của số tiền trên
các khoản mục Có thể xem mục tiêu này là hướng tới tính đúng đắn về nộidung kinh tế của các khoản mục trong quan hệ với các nghiệp vụ, các bộ phậncấu thành khoản mục đó Từ đó, số tiền ghi trên các báo cáo tài chính phải làcon số thực tế
Mục tiêu trọn vẹn: là hướng xác minh vào sự đầy đủ về thành phần
(nội dung) cấu thành số tiền ghi trên các khoản mục Cụ thể mục tiêu này liênquan đến tính đầy đủ của các nghiệp vụ, tài sản và vốn cần được tính vàokhoản mục Mục tiêu này là phần bổ sung cho cơ sở dẫn liệu tính trọn vẹn.
Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: bổ sung cho cơ sở dẫn liệu quyền và nghĩa
vụ với ý nghĩa xác minh lại quyền sở hữu (hoặc sử dụng lâu dài và được luậtđịnh thừa nhận) của tài sản và nghĩa vụ pháp lý (hoặc hợp đồng dài hạn) củacác khoản nợ và vốn Thực chất của mục tiêu này là hướng tới mối liên hệgiữa các bộ phận và giữa các bộ phận và giữa các khoản mục trong và ngoàiBảng cân đối tài sản.
Mục tiêu định giá: hướng xác minh vào cách thức và kết quả biểu hiện
tài sản, vốn và các hoạt động (chi phí, chiết khấu, thu nhập…) thành tiền Nhưvậy, mục tiêu này nghiêng về thẩm tra giá trị thực kể cả cách thức đánh giátheo nguyên tắc kế toán, thực hiện các phép tính theo phương pháp toán học.Tuy nhiên, mục tiêu này cũng không ngoại trừ xem xét tới liên hệ về cơ cấucó ảnh hưởng tới số tiền ghi trong các báo cáo tài chính như việc thẩm tra cáckhoản chiết khấu, hối khấu, lãi suất, cổ tức… Đây là những khoản cấu thànhchi phí, thu nhập, tài sản và vốn Mục tiêu này được sử dụng để làm rõ ràng
Trang 8hơn cơ sở dẫn liệu định giá.
Mục tiêu phân loại: là hướng xem xét lại việc xác định các bộ phận,
nghiệp vụ được đưa vào tài khoản cùng việc sắp xếp các tài khoản trong cácbáo cáo tài chính theo bản chất kinh tế của chúng được thể chế bằng các vănbản pháp lý cụ thể đang có hiệu lực Trong các văn bản này, hệ thống tàikhoản là cơ sở ban đầu để thẩm tra phân loại tài sản, nghiệp vụ và vốn xảy racuối kỳ kế toán cũng là một trọng tâm rà soát việc ghi vào các tài khoản Vớinội dung trên, mục tiêu này là sự bổ sung cần thiết vào cơ sở dẫn liệu phânloại và trình bày.
Mục tiêu chính xác cơ học: là hướng xác minh về sự đúng đắn tuyệt đối
qua các con số cộng sổ và chuyển sổ: các chi tiết trong số dư (cộng số phátsinh) của tài khoản cần nhất trí với các con số trên các sổ phụ tương ứng; sốcộng gộp của tài khoản trùng hợp với số tổng cộng trên các sổ phụ có liênquan; các con số chuyển sổ, sang trang phải thống nhất Rõ ràng, số dư (tổngsố phát sinh) của tài khoản được phản ánh vào các khoản mục xác định củabáo cáo tài chính Các con số này được minh chứng từ các sổ chi tiết trongcác sổ phụ được liệt kê từ các bảng kê, nhật ký và các bảng phụ lục do kháchhàng lập Mục tiêu chính xác cơ học sẽ bổ sung cho cơ sở dẫn liệu tính chínhxác cơ học (tính đo lường).
Mục tiêu trình bày: hướng xác minh vào cách ghi và thuyết trình các số
dư (hoặc tổng số phát sinh của tài khoản) vào các báo cáo tài chính Thựchiện mục tiêu này đòi hỏi kiểm toán viên thử nghiệm chắc chắn là tất cả cáctài khoản thuộc Bảng cân đối tài sản và Báo cáo kết quả kinh doanh cùng cácthông tin có liên quan được trình bày đúng và thuyết minh rõ trong các bảngvà các giải trình kèm theo Với ý nghĩa đó, mục tiêu này là phần bổ sung củakiểm toán viên cho cơ sở dẫn liệu trình bày và khai báo.
Hiểu được và định ra được các mục tiêu chung của kiểm toán mới là
Trang 9bước đầu, vấn đề quan trọng là phải cụ thể hoá được các mục tiêu chung nàyvào từng tài khoản và các phần hành cụ thể Kết quả của quá trình cụ thể hoánày chính là sự hình thành các mục tiêu kiểm toán đặc thù Mục tiêu kiểmtoán đặc thù được xác định trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm của khoảnmục hay phần hành cùng cách phản ánh theo dõi chúng trong hệ thống kếtoán và hệ thống kiểm soát nội bộ Do đó, mỗi mục tiêu chung có ít nhất mộtmục tiêu đặc thù Tóm lại, có thể khái quát ảnh hưởng của cơ sở dẫn liệu đếnviệc hình thành mục tiêu kiểm toán theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Các bước triển khai mục tiêu kiểm toán
Sau khi xác định được các mục tiêu kiểm toán, kiểm toán viên sẽ phảitìm ra các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp để có thểthực hiện được mục tiêu kiểm toán đã định.
Các báo cáo tài chínhCác bộ phận cấu thành
của báo cáo tài chínhXác nhận của Ban quản trị
về các bộ phận cấu thành.(Các cơ sở dẫn liệu)Các mục tiêu kiểm
toán chungCác mục tiêu kiểm
toán đặc thù
Trang 101.4 Thu thập bằng chứng kiểm toán
Trong các cuộc kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán báo cáo tài chính thìđiều cốt lõi là tìm phải được các bằng chứng cần thiết thông qua quá trình thuthập
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500, “bằng chứng kiểm toánlà tất cả các tài liệu, thông tin mà các kiểm toán viên thu thập được liên quanđến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thànhnên ý kiến của mình” Bằng chứng kiểm toán phải được thu thập cho từng cơ
sở dẫn liệu của báo cáo tài chính Bằng chứng liên quan đến một cơ sở dẫn
liệu (như sự hiện hữu của hàng tồn kho) không thể bù đắp cho việc thiếu bằngchứng liên quan đến cơ sở dẫn liệu khác (như giá trị của hàng tồn kho đó).Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản thay đổi tuỳ thuộcvào từng cơ sở dẫn liệu Các thử nghiệm dùng để cung cấp bằng chứng kiểmtoán cho nhiều cơ sở dẫn liệu cùng một lúc (như việc thu hồi các khoản phảithu có thể cung cấp bằng chứng cho sự hiện hữu và giá trị của các khoản phảithu đó).
Vậy thu thập bằng chứng kiểm toán chính là quá trình kiểm toán viênlựa chọn và thực hiện các quyết định của mình về các vấn đề sau:
- Thể thức kiểm toán cần áp dụng;
- Quy mô mẫu cần chọn đối với một thể thức nhất định;- Các khoản mục cá biệt cần chọn từ tổng thể;
- Thời gian hoàn thành các thể thức.
Để từ đó có được các bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở đưa raý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán Kết quả củacác quyết định này đều được thể hiện trong chương trình kiểm toán Chươngtrình kiểm toán phản ánh những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toáncần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các kiểm
Trang 11toán viên cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụngvà thu thập Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toáncần thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận kế toán được kiểmtoán.Yêu cầu của quá trình này chính là phải thu thập được “đầy đủ các bằngchứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra các ý kiến về báo cáo tàichính của đơn vị được kiểm toán” Một quá trình thu thập bằng chứng kiểmtoán được coi là hiệu quả khi kết quả của nó là đưa ra được các bằng chứngkiểm toán thuyết phục dựa trên cơ sở cân đối giữa mức độ trọng yếu của cácthông tin cần kiểm toán và chi phí phải bỏ ra để kiểm toán thông tin đó Điềuđó đòi hỏi kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần linh hoạt trong việc vậndụng các kỹ thuật tác nghiệp Khi quyết định nên chọn thủ tục kiểm toán nào,có bảy loại bằng chứng mà từ đấy kiểm toán viên có thể chọn Những loại nàyđược gọi là các kiểu mẫu bằng chứng Có 7 kiểu mẫu bằng chứng cơ bản:
Kiểu mẫu điều tra vật chất. Kiểu mẫu xác nhận.
Kiểu mẫu tài liệu chứng minh. Kiểu mẫu quan sát.
Kiểu mẫu điều tra khách hàng.
Kiểu mẫu chính xác về mặt kỹ thuật. Kiểu mẫu về thể thức phân tích.
Kiểu mẫu kiểm tra vật chất.
Kiểu mẫu kiểm tra vật chất là quá trình thanh tra hoặc quá trình đếm tàisản hữu hình của kiểm toán viên Kiểu chứng cứ này thường được gắn bónhiều nhất với hàng tồn kho và tiền mặt, nhưng nó cũng được vận dụng choquá trình kiểm tra chứng khoán, phiếu nợ phải thu và tài sản cố định hữuhình Sự phân biệt giữa quá trình kiểm tra vật chất về tài sản, như chứngkhoán thị trường và tiền mặt, với quá trình kiểm tra về chứng từ, như các chi
Trang 12phiếu đã thanh toán và các chứng từ về hàng bán, là quan trọng đối với cácmục tiêu kiểm toán Nếu đối tượng đang được kiểm tra, như một hoá đơn bánhàng, vốn không có giá trị thì chứng cứ đó được gọi là tài liệu chứng minh.Thí dụ, trước khi một phiếu chi được ký, nó là một chứng từ; sau khi nó đượcký, chi phiếu trở thành tài sản; và khi chi phiếu được thanh toán, chi phiếu lạitrở thành một chứng từ Về mặt kỹ thuật, quá trình kiểm tra vật chất chi phiếuchỉ có thể xảy ra khi chi phiếu là một tài sản.
Kiểm tra vật chất là một phương tiện trực tiếp của quá trình xác minhtài sản có thực sự hiện hữu hay không, được xem như là một trong những loạibằng chứng kiểm toán đáng tin cậy và hữu ích nhất Nói chung, kiểm tra vậtchất là một phương tiện có tính khách quan của quá trình xác minh cả về loạivà lượng của tài sản Trong một số trường hợp, nó cũng là một phương pháphữu ích để đánh giá tình hình hoặc chất lượng của tài sản Tuy vậy, kiểm travật chất chưa đủ là bằng chứng để xác minh tài sản thuộc quyền sở hữu củakhách hàng, và trong những trường hợp kiểm toán viên không đủ trình độ đểphán xét những yếu tố chất lượng như tính lỗi thời hay tính xác thực Sự đánhgiá đúng đắn đối với các mục đích của báo cáo tài chính cũng thường khôngxác định được bằng chứng kiểm tra vật chất.
Kiểu mẫu xác nhận.
Kiểu mẫu xác nhận diễn tả sự nhận một văn bản trả lời từ một thànhphần độc lập thứ ba xác minh tính chính xác của thông tin mà kiểm toán viênnghi vấn Vì những mẫu xác nhận có từ các nguồn độc lập với công ty kháchhàng nên chúng được đánh giá cao và thường được dùng như một loại bằngchứng Tuy vậy, các xác nhận tương đối tốn kém để có và có thể gây ra mộtsố phiền toái cho những người được yêu cầu cung cấp chúng Do đó chúngkhông được dùng trong mọi trường hợp mà chúng có thể áp dụng được.
Các xác nhận có được sử dụng hay không phụ thuộc vào nhu cầu đáng
Trang 13tin cậy của tình huống cũng như bằng chứng sẵn có trong phương án Đượcxem là bằng chứng đáng tin cậy, các xác nhận phải được kiểm soát bởi kiểmtoán viên từ khâu chuẩn bị chúng cho đến khi chúng được gửi lại
Tài liệu chứng minh.
Tài liệu chứng minh thường được gọi là quá trình xác minh, là quátrình kiểm toán viên kiểm tra các chứng từ và sổ sách khách hàng để chứngminh thông tin đó phải hoặc đáng lẽ phải có trong các báo cáo tài chính.Chứng từ được các kiểm toán viên kiểm tra là các sổ sách mà công ty kháchhàng sử dụng để cung cấp thông tin cho quá trình điều hành kinh doanh mộtcách có tổ chức Vì từng nghiệp vụ kinh tế ở công ty khách hàng thường đượcchứng minh bởi ít nhất một chứng từ nên luôn có sẵn một khối lượng lớnchứng từ này Thí dụ, khách hàng thường giữ lại một đơn đặt hàng của kháchmột chứng từ vận chuyển, một bản sao hoá đơn bán hàng đối với từng nghiệpvụ bán hàng Những chứng từ tương tự như vậy là bằng chứng hữu ích đối vớikiểm toán viên trong quá trình xác minh tính chính xác của sổ sách của côngty đối với nghiệp vụ bán hàng.
Sự quan sát.
Sự quan sát là việc sử dụng các giác quan để đánh giá một số hoạt độngnhất định Trong cuộc kiểm toán, có rất nhiều cơ hội để tiến hành nhìn, nghe,sờ và ngửi nhằm đánh giá một phạm vi lớn các sự việc Thí dụ, kiểm toánviên có thể đi vòng quanh nhà máy để có một ấn tượng chung về máy mócthiết bị của khách hàng, quan sát xem thiết bị đó có bị han gỉ hay không đểđánh giá nó đã cũ kỹ chưa, và nhìn các cá nhân thực thi các nghiệp vụ kế toánđể xác định người được giao trách nhiệm có hoàn thành trách vụ đó không.Quá trình quan sát tự nó hiếm khi đầy đủ Cần phải tiếp tục khai thác các ấntượng ban đầu cùng các bằng chứng chứng thực khác Dù sao, quá trình quansát cũng rất hữu ích trong hầu hết các phần của cuộc kiểm toán.
Trang 14Điều tra khách hàng.
Điều tra là quá trình thu thập thông tin viết tay hoặc thông tin bằng lờicủa khách hàng cho các câu hỏi của kiểm toán viên Mặc dù thu được rấtnhiều bằng chứng từ khách hàng thông qua điều tra, bằng chứng đó vẫn chưađược xem là có tính quyết định vì nó không đến từ một nguồn độc lập và cóthể có thiên vị về phía khách hàng Do đó, khi kiểm toán viên có được bằngchứng nhờ điều tra anh ta thường vẫn tiếp tục thu thập thêm bằng chứng thựcthông qua các thể thức khác.
Chính xác về mặt kỹ thuật.
Quá trình khảo sát tính chính xác về mặt kỹ thuật bao gồm quá trìnhkiểm tra lại mẫu gồm các quá trình tính toán và các sự chuyển nhượng thôngtin do công ty thực hiện trong kỳ được kiểm toán Việc kiểm tra lại các tínhtoán gồm việc khảo sát tính chính xác về mặt tính toán của công ty kháchhàng Công việc này gồm những thể thức như nhân các hoá đơn bán hàng vàhàng tồn kho, cộng các sổ Nhật ký và các sổ phụ, và kiểm tra quá trình tínhtoán phí tồn khấu hao và chi phí trả trước Công việc kiểm tra lại quá trìnhchuyển dịch thông tin gồm việc dò lại các số tiền để tin rằng khi cùng mộtthông tin đó được ghi vào nhiều nơi thì nó được ghi sổ với cùng một số tiềnnhư nhau cho mỗi lần ghi Thí dụ, kiểm toán viên thường làm các cuộc khảosát có giới hạn để xác minh trong sổ phụ các thông tin trong sổ nhật ký bánhàng đã được ghi đúng cho khách mua hàng với số tiền chính xác trong sổphụ Các khoản phải thu, và được tổng hợp chính xác vào Sổ cái.
Các thể thức phân tích.
Các thể thức phân tích sử dụng những quá trình so sánh và các mốiquan hệ để xác định liệu các số dư tài khoản có hợp lý hay không Thí dụ quátrình so sánh tỷ lệ tổng số dư trong năm hiện hành với năm trước đó Đối vớimột số tài khoản không trọng yếu, các thể thức phân tích có thể là bằng chứng
Trang 15cần thiết duy nhất Đối với các tài khoản khác, có thể giảm các kiểu mẫu bằngchứng khác khi các thể thức phân tích đã chỉ rõ là số dư tài khoản có vẻ hợplý Trong một số trường hợp, các thể thức phân tích cũng được dùng để táchriêng các tài khoản hoặc các nghiệp vụ kinh tế sẽ được điều tra rộng rãi hơnđể giúp cho việc quyết đĩnh xem liệu có cần xác minh thêm hay không Thídụ quá trình so sánh tổng chi phí sửa chữa trong kỳ hiện hành với các kỳtrước đó và quá trình điều tra về sai biệt, nếu đáng kể, để xác định nguyênnhân của mức tăng hay mức giảm.
Những quá trình tính toán của riêng kiểm toán viên thường cấu thànhthông tin để sử dụng cho các thể thức phân tích Các thể thức phân tích phảiđược hoàn thành sớm trong cuộc kiểm toán để giúp cho việc xác định nhữngtài khoản không cần xác minh thêm, ở đâu có thể giảm bớt bằng chứng khác,và lĩnh vực kiểm toán nào phải được điều tra sâu sắc hơn nữa (2, Tr131)
Bảy loại kiểu mẫu bằng chứng trên có thể được dùng để hoàn thành cácmục tiêu kiểm toán khác nhau, mỗi mục tiêu kiểm toán ứng với một cơ sở dẫnliệu cần xác định Chính vì vậy mà kiểu mẫu bằng chứng có mối quan hệ mậtthiết đối với cơ sở dẫn liệu Mỗi kiểu bằng chứng kiểm toán được dùng đểhình thành nên một nhận xét đánh giá về mức độ trung thực và hợp lý của mộthay nhiều cơ sở dẫn liệu đã được thể hiện trên các báo cáo tài chính.
Mối quan hệ giữa các kiểu mẫu bằng chứng và các mục tiêu kiểm toánđược khái quát trong bảng sau:
Trang 16Bảng 1: Các kiểu mẫu bằng chứng và các mục tiêu kiểm toán:
Kiểu mẫu bằng chứng
Mục tiêu kiểm toán
Sự hiệnhữu phát
Tính trọnvẹn
Quyền vànghĩa vụ
Tính giávà đolường
Trình bàyvà khai
1.5 Các yếu tố quyết định tính thuyết phục của bằng chứng kiểm toán:
Yếu tố thứ nhất là có giá trị: là mức độ đáng tin cậy của bằng chứng.
Nếu bằng chứng được xem là có giá trị cao thì nó giúp rất nhiều trong việcthuyết phục kiểm toán viên là các cơ sở dẫn liệu đã được trình bày trên cácbáo cáo tài chính là trung thực Tính có giá trị chỉ liên quan với các thể thứckiểm toán đã chọn Tính có giá trị không thể được cải thiện bằng cách chọnmột quy mẫu lớn hơn hoặc các khoản mục ở các tổng thể khác nhau Nó chỉcó thể được cải thiện bằng cách lựa chọn những thể thức kiểm toán mà có một
Trang 17Thích đáng: Bằng chứng phải đi đôi hoặc phải thích hợp với mục tiêu
mà kiểm toán viên đang khảo sát trước khi nó có thể đủ để thuyết phục Thídụ, giả sử kiểm toán viên đang lo ngại là khách hàng quên tính tiền khách vềchi phí vận chuyển (liên quan đến cơ sở dẫn liệu trọn vẹn) Nếu kiểm toánviên đã chọn một mẫu gồm các bản sao hoá đơn bán hàng và truy từng cáitheo chứng từ vận chuyển liên quan thì bằng chứng sẽ không thích đáng vớimục tiêu về xác định tính trọn vẹn Thể thức thích hợp sẽ là so sánh một mẫugồm các chứng từ vận chuyển với các bản sao hoá đơn bán hàng liên quanđến xác định xem mỗi chứng từ được tính tiền chưa Bằng chứng kiểm toáncó thể thích đáng cho việc soát xét cơ sở dẫn liệu này song lại không đối vớicơ sở dẫn liệu khác.
Độc lập với người cung cấp: Bằng chứng có được từ một nguồn ở bên
ngoài đơn vị thì đáng tin cậy hơn bằng chứng có từ bên trong Hay nói cáchkhác, các cơ sở dẫn liệu được sự đồng thuận của bên thứ ba độc lập thì sẽđược đánh giá cao hơn về mức độ trung thực Thí dụ, bằng chứng bên ngoàinhư những tin tức của ngân hàng, luật sư hoặc các khách mua hàng được xemlà đáng tin cậy hơn những câu trả lời có được từ các cuộc thẩm vấn thực hiệntrong nội bộ đơn vị, hay các chứng từ của đơn vị.
Tính hiệu quả trong cơ cấu kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểmtoán: Khi một cơ cấu kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán có hiệu
quả, bằng chứng thu được từ đó sẽ đáng tin cậy hơn so với từ một cơ cấu yếukém Thí dụ, nếu các quá trình kiểm soát nội bộ với hàng bán và đối với việctính tiền có hiệu quả thì kiểm toán viên có thể thu thập được nhiều chứng cứcó giá trị từ các hoá đơn bán hàng và các chứng từ vận chuyển hơn là nếu cácquá trình kiểm soát đó không được thực hiện đầy đủ (hoặc cá biệt hơn nữa làkhông thực hiện) Điều đó cũng có nghĩa là, trong một môi trường kiểm soátnội bộ có hiệu quả thì các cơ sở dẫn liệu đã được trình bày có mức độ trung
Trang 18thực cao hơn so với trong môi trường không có (hoặc có nhưng không đủ) cácyếu tố kiểm soát nội bộ hiệu quả.
Kiến thức trực tiếp của kiểm toán viên: Bằng chứng do kiểm toán viên
thu được một cách trực tiếp thông qua quá trình xem xét thực tế, quan sát, tínhtoán và điều tra thì có giá trị hơn thông tin thu được một cách gián tiếp Thídụ, nếu kiểm toán viên tính tổng số dư như một tỷ lệ phần trăm của doanh thuvà đem so sánh với các kỳ trước đó, bằng chứng đó sẽ đáng tin cậy hơn so vớiviệc kiểm toán viên chỉ dựa trên tính toán của kế toán trưởng Chính vì vậymà các cơ sở dẫn liệu được xem xét, phân tích bởi kiến thức trực tiếp củakiểm toán viên thường sẽ được đánh giá khách quan và sát thực hơn so vớitrường hợp chỉ dựa vào sự trình bày của người khác.
Trình độ chuyên môn của những cá nhân cung cấp thông tin: Mặc dù
nguồn thông tin là độc lập, bằng chứng chỉ đáng tin cậy khi cá nhân cung cấpnó có đủ trình độ chuyên môn để làm điều đó Vì lý do này, những xác nhậntừ các luật sư và ngân hàng rõ ràng được đánh giá cao hơn những xác nhận vềcác khoản thu được từ người không quen thuộc với kinh doanh Điều nàycũng đúng đối với kiểm toán viên khi anh ta không đủ trình độ để đánh giábằng chứng kiểm toán.
Mức độ khách quan: Bằng chứng kiểm toán có tính khách quan đáng
tin cậy hơn bằng chứng mà cần có sự phán xét đáng kể để đi đến quyết định lànó đúng hay không Thí dụ về bằng chứng có tính khách quan bao gồm sự xácnhận về các khoản phải thu và các số dư ở ngân hàng, sự kiểm kê thực hiệnchứng khoán và tiền mặt, và quá trình tổng cộng danh sách các khoản phải trảđể xác định liệu nó có giống với số dư trong sổ Cái tổng hợp hay không.
Yếu tố thứ hai là tính đầy đủ: Xét trên góc độ tổng thể thì Tính đầy đủ
là khái niệm chỉ số lượng hay quy mô cần thiết của bằng chứng kiểm toán đểđưa ra ý kiến kết luận cho cuộc kiểm toán Xét ở phạm vi hẹp hơn thì tính đầy
Trang 19đủ là khái niệm chỉ số lượng hay quy mô cần thiết của bằng chứng kiểm toánđể đưa ra nhận định xác đáng về mức độ trung thực của từng cơ sở dẫn liệu đãđược trình bày trên các báo cáo tài chính Đây là một thước đo mà không cóthước đo nào định lượng được chính xác, không có bất cứ một chuẩn mực nàoquy định một cách cụ thể bao nhiêu bằng chứng kiểm toán là đủ mà nó phụthuộc vào sự phán quyết chủ quan của kiểm toán viên Sự phán quyết đó tuỳthuộc vào sự cân nhắc của kiểm toán viên khi xem xét các yếu tố ảnh hưởngđến tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán Đó là các yếu tố sau:
Tính hiệu lực của bằng chứng Bằng chứng có độ tin cậy càng thấp thì
càng cần thu thập nhiều Một (hay một số ít) bằng chứng có độ tin cậy thấpchưa đủ đưa ra một nhận định xác đáng về đối tượng kiểm toán cụ thể Mộtcơ sở dẫn liệu sẽ không được đánh giá một cách chính xác nếu chỉ dựa trênmột (hay một ít) bằng chứng có độ tin cậy thấp.
Tính trọng yếu Đối tượng cụ thể của kiểm toán càng trọng yếu thì số
lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập càng nhiều Đây là yêu cầu nằmtrong tính thận trọng nghề nghiệp của kiểm toán viên.
Mức độ rủi ro Những đối tượng cụ thể được đánh giá là khả năng rủi
ro lớn thì lượng bằng chứng kiểm toán phải thu thập càng nhiều và ngược lại.Ví dụ, khi kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán củadoanh nghiệp, nếu Kiểm toán viên đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm đối với cơsở dẫn liệu quyền và nghĩa vụ là lớn thì lượng bằng chứng để xem xét, đánhgiá cơ sở dẫn liệu này sẽ phải thu thập càng nhiều.
Yếu tố thứ ba là tính đúng lúc: Tính đúng lúc của bằng chứng kiểm
toán có thể dựa vào hoặc thời gian bằng chứng được thu thập hoặc thời kỳđược kiểm toán Đối với các cơ sở dẫn liệu trên bảng cân đối tài sản, bằngchứng thường có tính thuyết phục hơn khi nó được thu thập càng gần ngày lậpbảng cân đối tài sản Đối với các cơ sở dẫn liệu trên báo cáo kết quả hoạt
Trang 20động kinh doanh, bằng chứng có tính thuyết phục hơn nếu mẫu được lấytrong suốt thời kỳ kiểm toán so với mẫu được lấy từ một phần của cả kỳ Thídụ, mẫu ngẫu nhiên được lấy từ các nghiệp vụ bán hàng của cả năm sẽ có tínhthuyết phục hơn mẫu chỉ lấy từ 6 tháng đầu năm.
Sự thuyết phục của bằng chứng chỉ có thể được đánh giá sau khi xem xéttổng hợp tính có giá trị, tính đầy đủ và tính đúng lúc Một mẫu gồm bằng chứngcó giá trị cao chỉ có tính thuyết phục khi đồng thời nó cũng đúng lúc Tương tự,một mẫu lớn gồm bằng chứng không đáng tin cậy thì không thể có sức thuyếtphục Để có thể có được những bằng chứng kiểm toán thuyết phục phụ thuộc rấtnhiều vào bốn quyết định về thu thập bằng chứng kiểm toán đã nêu ở trên.
Để làm rõ thêm mối liên hệ giữa Cơ sở dẫn liệu và việc thu thập bằngchứng kiểm toán, ta quay trở lại ví dụ trong mục 1, kiểm toán khoản mục Phảithu khách hàng trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
1.6 Mối quan hệ cơ sở dẫn liệu với việc thu thập bằng chứng:
1.6.1 Với phương pháp tuân thủ:
Phương pháp tuân thủ hay thử nghiệm tuân thủ là thử nghiệm dựa vàokết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ khi hệ thống này tồn tại và hoạt độngcó hiệu lực, để khẳng định sự tồn tại và hiệu lực này cần khảo sát, thẩm tra vàđánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Đặc biệt, thử nghiệm tuân thủ chỉ thựchiện khi hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại và được đánh giá là hoạt động cóhiệu lực trong trường hợp hệ thống kiểm soát nội bộ không tồn tại và khônghoạt động liên tục thì kiểm toán viên sẽ không tiến hành thử nghiệm tuân thủ.
Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện với những phương pháp khácnhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể Phương pháp kiểm tra tài liệuhoặc thực hiện lại các thủ tục kiểm soát được áp dụng nếu các thủ tục để lạicác dấu vết trực tiếp trên tài liệu như các chữ kí phê duyệt , hóa đơnlưu Nếu các thủ tục kiểm soát không để lại dấu vết trong tài liệu , kiểm toán