MỤC LỤC
Thí dụ, bằng chứng bên ngoài như những tin tức của ngân hàng, luật sư hoặc các khách mua hàng được xem là đáng tin cậy hơn những câu trả lời có được từ các cuộc thẩm vấn thực hiện trong nội bộ đơn vị, hay các chứng từ của đơn vị. Thí dụ, nếu các quá trình kiểm soát nội bộ với hàng bán và đối với việc tính tiền có hiệu quả thì kiểm toán viên có thể thu thập được nhiều chứng cứ có giá trị từ các hoá đơn bán hàng và các chứng từ vận chuyển hơn là nếu các quá trình kiểm soát đó không được thực hiện đầy đủ (hoặc cá biệt hơn nữa là không thực hiện). Điều đó cũng có nghĩa là, trong một môi trường kiểm soát nội bộ có hiệu quả thì các cơ sở dẫn liệu đã được trình bày có mức độ trung thực cao hơn so với trong môi trường không có (hoặc có nhưng không đủ) các yếu tố kiểm soát nội bộ hiệu quả.
Thí dụ về bằng chứng có tính khách quan bao gồm sự xác nhận về các khoản phải thu và các số dư ở ngân hàng, sự kiểm kê thực hiện chứng khoán và tiền mặt, và quá trình tổng cộng danh sách các khoản phải trả để xác định liệu nó có giống với số dư trong sổ Cái tổng hợp hay không. Xét ở phạm vi hẹp hơn thì tính đầy đủ là khái niệm chỉ số lượng hay quy mô cần thiết của bằng chứng kiểm toán để đưa ra nhận định xác đáng về mức độ trung thực của từng cơ sở dẫn liệu đã được trình bày trên các báo cáo tài chính. Ví dụ, khi kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, nếu Kiểm toán viên đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm đối với cơ sở dẫn liệu quyền và nghĩa vụ là lớn thì lượng bằng chứng để xem xét, đánh giá cơ sở dẫn liệu này sẽ phải thu thập càng nhiều.
Với cơ sở dẫn liệu và mục tiêu tương ứng này kiểm toán viên sẽ tiến hành các phương pháp kiểm toán như điều tra, xác minh tài liệu, phỏng vấn, quan sát..để xem hệ thống kiểm soát nội bộ mà doanh nghiệp thiết kế, vận hành có thực sự đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp và thỏa mãn mục tiêu đã đưa ra hay không. Với cơ sở dẫn liệu này kiểm toán viên có thể kiểm kê tiền và hàng tồn kho hoặc cỏc tài sản khỏc, lấy hoặc theo dừi xỏc nhận của người mua về cỏc khoản phải thu có quy mô lớn kết hợp với các khoản có quy mô nhỏ điển hình để xác định rằng tiền cũng như hàng tồn kho có thực sự tồn tại hay không. Chẳng hạn như trong khoản phải thu của khách hàng kiểm toán viên tiến hành cộng lại bảng kê hoặc bảng cân đối các khoản phải thu và đối chiếu với sổ cái, đối chiếu hóa đơn bán hàng và vận chuyển với sổ thu tiền và sổ theo dừi khoản phải thu để đảm bảo cỏc khoản phải thu đó phỏt sinh đều ghi sổ đầy đủ.
Kiểm toán viên tiến hành thu thập bằng chứng để khẳng định số liệu được báo cáo là tài sản của công ty phải thực sự phản ánh quyền sở hữu của công ty và những công nợ của công ty thì thực sự phản ánh nghĩa vụ của công ty Chẳng hạn khi kiểm toán khoản mục TSCĐ kiểm toán viên xem xét các hợp đồng, biên bản bàn giao TSCĐ hay khi kiểm toán các khoản phải thu tiến hành kiểm tra dấu hiệu đã ghi sổ các bản lưu hóa đơn liên quan đến khoản phải thu có chú ý khoản chiết khấu, hồi khấu, có thể tiến hành điều tra qua tiếp xúc với nhà quản lý có liên quan về sự đầy đủ cả trong cơ cấu và trong thủ tục với các khoản thu tiền được ghi sổ. Với nghiệp vụ bán hàng kiểm toán viên có thể tính lại các con số trên hóa đơn bán hàng, đối chiếu các bút toán trên nhật kí bán hàng theo hóa đơn bán hàng, đối chiếu chi tiết trên hóa đơn bán hàng với chứng từ vận chuyển bảng giá, đơn đặt hàng hoặc hợp đồng của người mua. Ví dụ như đối với các khoản phải thu phương pháp thu thập bằng chứng úng với cơ sở này là chọn ra một số tài khoản phải thu đối chiếu với số thu tiền và sổ cái, cộng lại các trang và cộng dồn bảng kê hoặc bảng cân đối thu tiền và đối chiếu các tài khoản liên quan trên sổ cái.
Chuẩn mực kiểm toán của các nước thường phân chia 5 loại xác nhận của nhà quản lí chung cho bộ phận hợp thành của bảng khai tài chính, tương ứng với 5 cơ sở dẫn liệu: xác nhận về sự tồn tại hoặc phát sinh, xác nhận về sự trọn vẹn, xác nhận về quyền và nghĩa vụ, xác nhận về định giá hoặc phân bổ, xác nhận về phân loại và trình bày. Như vậy, cơ sở dẫn liệu giúp cho đoàn kiểm toán có thể hiểu được những cam kết của nhà quản lí, xem xét tính liêm chính từ đó để đánh giá về khă năng chấp nhận kiểm toán và cũng là căn cứ để hình thành mục tiêu kiểm toán. Cuối cùng cơ sở dẫn liệu sẽ giúp kiểm toán viên đánh giá khả năng rủi ro cần lường trước khi tiến hành kiểm toán thông qua việc xem xét những khoản mục, những thông tin nào vi phạm cơ sở dẫn liệu được coi là trọng yếu.
Ví dụ như để thực hiện mục tiêu là các nghiệp vụ mua vào được ghi sổ đều được đánh giá đỳng( sự đỏnh giỏ ) thỡ kiểm toỏn viờn tiến hành cỏc biện phỏp như: theo dừi một chuỗi các biên lai, kiểm tra dấu hiệu của việc kiểm tra nội bộ, so sánh nghiệp vụ ghi sổ trên sổ nhật kí mua vào với hóa đơn của người bán, báo cáo nhận hàng và các chứng từ chứng minh. Ví dụ như khi kiểm toán khoản mục phải thu trên bảng cân đối với cơ sở dẫn liệu là quyền và nghĩa vụ, kiểm toán viên có thể đánh giá xem với những bằng chứng đã thu thập được liệu đã đủ căn cứ, thích hợp để đưa ra kết luận cơ sở dẫn liệu có bị vi phạm hay không và ở mức độ vi phạm nào từ đó đưa ra ý kiến kiểm toán. Là căn cứ, là cơ sở cho kiểm toán viên xác định được những mục tiệu liên quan , hình thành các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán đồng thời đánh giá mức độ hoàn thành để làm căn cứ cho kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán.
Ngoài ra, còn tiến hành tính lại để kiểm tra tính chính xác về mặt giấy tờ của các hóa đơn của người bán kể cả các khoản chiết khấu và chi phí vận chuyển. Trên cơ sở dẫn liệu, mục tiêu và các bằng chứng cùng với sự đánh giá kiểm toán viên sẽ tiến hành nhận xét và kết luận để đưa ra ý kiến và lập báo cáo kiểm toán. Ngoài ra, căn cứ vào cơ sở dẫn liệu kiểm toán viên có thể đo lường được mức độ hoàn thành mục tiêu của mình.
Trong bất kì cuộc kiểm toán nào trước khi tiến hành thu thập bằng chứng kiểm toán viên luôn xác định xem khoản mục, thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính được trình bày theo những cơ sở dẫn liệu nào, từ đó làm căn cứ để xác định các mục tiêu kiểm toán cũng như thiết kế các thủ tục kiểm toán sao cho hợp lí. Thủ tục tính toán lại: Tại Việt Nam việc tính toán lại của kiểm toán viên còn hết sức thủ công chỉ mới có VACO có phần mền kiểm toán việc tính toán phân bổ các khoản mục nhiều khi rất khó nhất là những cuộc kiểm toán có quy mô lớn. Giải pháp: Hội kiểm toán Việt Nam, các công ty kiểm toán lớn nên đầu tư để tạo nên phần mềm kiểm toán Việt Nam, tiếp thu trên nền tảng phần mền kiểm toán quốc tế, định hướng theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam chỉ khi đó các công việc của kiểm toán viên mới có thể giảm đáng kể, bớt sự căng thẳng công việc cho kiểm toán viên giúp họ thu thập được những bằng chứng có chất lượng cao hơn.
Kiểm kể vật chất: Với kĩ thuật kiểm kê, kỹ thuật này thường được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm kiểm tra tính hiện hữu của tài sản, xem xét tình trạng tài sản trên thực tế có được phản ánh đúng như trên BCTC hay không, công việc kiểm kê thường không được tiến hành trực tiếp bởi KTV mà do nhân viên của khách hàng hàng kiểm kê. Tại Việt Nam các công ty hoạt động thường không có hệ thống kiểm soát nội bộ nếu có thì hệ thống kiểm soát nội bộ thường không có hiệu lực nên chất lượng bằng chứng thu thập ở phương pháp này thường không có độ tin cậy cao. Nhà nước cần thực hiện áp dụng việc thành lập các hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các công ty nhà nước và các công ty tư nhân lớn, cần đưa ra chỉ tiêu hiệu lực đối với các hệ thống kiểm soát là một mức đánh giá hoạt động trong công ty đó.