SKKN MI THUAT

13 611 8
SKKN MI THUAT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vẽ tranh MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯNG DẠY- HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANH ĐỀ TÀI  MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯNG DẠY- HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANH ĐỀ TÀI Trang 1 Vẽ tranh I/ CƠ SỞ CHỌN ĐỀ TÀI: 1/ Cơ sở lý luận: - Nghò quyết TW4 khoá VII đã xác đònh phải “áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo. - Nghò quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng đònh “…khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” - Đònh hướng trên đã được thể chế hoá trong luật giáo dục, điều 24, khoản 2 “…Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” - Năm 2002 Bộ giáo dục đào tạo cũng đã phát hành “Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Mỹ thuật” có nhấn mạnh phân môn vẽ tranh đề tài là khó hơn cả vì nó thể hiện sự tổng hợp các kiến thức, kỹ năng lý thuyết, kỹ năng xây dựng bố cục, tìm hình, tìm màu tranh khoa học và thể hiện tranh. - Một trong những đònh hướng quan trọng của đổi mới phương pháp giáo dục của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt nam là: “tăng cường hơn nữa tính phân hoá” trong giáo dục. Sự khẳng đònh này được dựa trên cơ sở về sự tồn tại khách quan những khác biệt của người học về tâm lí, thể chất, năng lực. Có nghóa là phải phân biệt những học sinh thật sự có năng khiếu về bộ môn để bồi dưỡng và có hể hướng cho các em ngành học sau này. - Như vậy yêu cầu đặt ra cho là học sinh phải vẽ những bức tranh đề tài thể hiện những tính tích hợp cao nhất, triệt để nhất. (về nội dung, bố cục, hình tượng và màu sắc). 2/ Cơ sở thực tiễn. - Trong chương trình mỹ thuật THCS, vẽ tranh đề tài là phân môn, “vẽ” ra các cảnh vật, con người… một cách sinh động, có trọng tâm, có nội dung hình tượng chính, phụ và màu sắc hài hoà, đẹp. - Muốn học tập tốt phân môn vẽ tranh đề tài thì đòi hỏi người học vẽ phải biết yêu thích bộ môn mình học, yêu bộ môn vẽ có nghóa là yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu đất nước và cảnh vật thế giới xung quanh mình. * Tranh đề tài là gì? - Tranh đề tài là tranh vẽ theo một đề tài cho trước, trong đó có sự phối hợp tổng hòa các yếu tố tạo hình, sự sắp xếp ăn ý giữa đường nét, hình mảng, đậm nhạt, màu sắc và cảm xúc của người vẽ, vẽ tranh đề tài đòi hỏi phải có trí tưởng tượng, có tư duy để tái tạo lại hình ảnh có ở xung quanh. - Ví dụ: Vẽ phong cảnh đẹp của thiên nhiên, hay vẽ tranh sinh hoạt là ghi lại (vẽ lại) những cảnh sinh hoạt vui chơi, lao động, học tập, đó chính là nghệ thuật diễn tả (đường nét, hình khối, màu sắc .) của người vẽ tranh mang Trang 2 Vẽ tranh đến cho người xem những hình ảnh cô đọng, tập trung và tiêu biểu nhất của cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống con người và xã hội. Như vậy vẽ tranh đề tài là phản ảnh cái đẹp của hiện thực khách quan, thông qua lăng kính chủ quan của người vẽ có thể lựa chọn, chắt lọc, thay thế các hình ảnh sắp xếp lại, làm cho cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống trở nên nổi bật hơn, sinh động hơn, mang lại cho người xem những rung cảm thẩm mỹ. - Yêu cầu đặt ra cho học sinh là phải ghi chép (kí họa) thực tế cảnh vật, con người - Những đề tài thường được vẽ như phong cảnh, tranh sinh hoạt, lao động, đề tài về trường lớp, thầy cô giáo và học sinh . ngoài ra có thể vẽ một số đề tài khác mà em yêu thích nhất. - Để có thể làm được điều đó, đòi hỏi người vẽ phải có tầm nhìn sâu sắc. Sự nhạy cảm tinh tế trước cảnh vật và con người. Nếu một người học toán chỉ biết làm các bài toán bằng các công thức đã có trước thì tưởng chừng như đơn giản. Song để có thể vẽ được một bức tranh là một điều hết sức khó khăn. Câu hỏi đặt ra cho giáo viên phải làm gì để giúp các em có kỹ năng quan sát tư duy, sáng tạo trong bài vẽ. II/ THỰC TRẠNG: 1/ Thuận lợi: - Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng đáp ứng đầy đủ hơn để phục vụ cho việc dạy -học. - Phụ huynh học sinh ngày càng quan tâm đến việc học tập của con em mình hơn. - GV đã đònh hướng được mục tiêu của môn học. Mỹ thuật là một trong những môn học cần thiết cho sự phát triển cân đối, hài hoà của học sinh. - Học sinh đã có ý thức tự tìm tư liệu, tự ghi chép thực tế cảnh vật. - Đa số học sinh có ý thức tư giác, tự suy ghó và tìm tòi để có ý tưởng hay cho bài vẽ của mình. - Đa số học sinh có hứng thú học tập bộ môn, yêu thích bộ môn và có ý thức tự rèn luyện, tự giác, tự suy nghó và tìm tòi, tư duy và sáng tạo trong việc vẽ tranh. - Đa số học sinh sao chép tranh trong sách giáo khoa, sao chép tranh của bạn. - Học sinh chuẩn bò đồ dùng học tập khá tốt như: giấy vẽ, màu vẽ, bảng vẽ . bài phác thảo về tranh đề tài. Trang 3 Vẽ tranh - Một số học sinh có năng khiếu về bộ môn (có kỹ năng thực hành khá tốt ở các bài vẽ). 2/ Khó khăn. - Một số học sinh còn thiếu về đồ dùng học tập như giấy vẽ, màu vẽ .và chưa có điều kiện để đi thực tế quan sát cảnh vật nhiều ngoài thiên nhiên. Nguyên nhân do một số gia đình học sinh còn thiếu quan tâm đến việc học tập của con em mình. - Một số học sinh còn coi nhẹ bộ môn. Nguyên nhân do học sinh còn phân biệt giữa môn chính và môn phụ. - Một số học sinh còn hiện tượng chép tranh trong sách giáo khoa, chép tranh của bạn . Nguyên nhân học sinh làm bài để đối phó với giáo viên. - Kỹ năng thực hành của một số học sinh còn yếu (kỹ năng xây dựng bố cục vào bài vẽ tranh, hình tượng chính phụ trong tranh chưa rõ ràng, chưa có trọng tâm). Nguyên nhân do học sinh chưa thực sự chú ý trong khi học, ý thức chưa tốt trong khi thực hành bài vẽ. - Do học sinh không có năng khiếu về bộ môn còn nhiều, nên rất khó khăn trong việc rèn luyện về kỹ năng thực hành bài vẽ. III/ CÁC GIẢI PHÁP: Để giải quyết được vấn đề nêu trên, người dạy - học cần phải tiến hành theo các bước sau: A . Chương trình nội khoá: 1. Tìm và chọn nội dung đề tài. - Tìm và chọn nội dung đề tài là một bước rất quan trọng để hướng học sinh vào nội dung của bài học, gây hứng thú học tập ngay từ đầu tiết dạy. - Muốn vẽ được một bức tranh đề tài cho trước: Có rất nhiều nội dung để vẽ tranh, cần phải nghiên cứu kỹ, lựa chọn nội dung cho phù hợp với khả năng của mình để vẽ. Có rất nhiều cách để hướng dẫn học sinh tìm nội dung của đề tài. VD: Bài 5: lớp 9 Vẽ “tranh phonh cảnh quê hương” Giáo viên có thể cho học sinh hát một bài hát, hay đọc một đoạn thơ về Quê Hương mình đang sing sống thì học sinh sẽ có hứng thú học tập tốt hơn đồng thời giáo viên cũng dễ dàng đưa học sinh vào nội dung của bài học. Trang 4 Vẽ tranh - Tự chọn một nội dung mà mình ưa thích nhất, phù hợp với khả năng và cảm xúc của mình. - Ví dụ: Vẽ “tranh phonh cảng quê hương” thì học sinh phải được đi kí họa cảnh vật hay ghi chép về cảnh vật về quê hương mình đang sinh sống . - Ví dụ: Vẽ tranh đề tài học tập của học sinh. Trong đề tài học tập có rất nhiều nội dung nhỏ như: Cảnh học trên lớp, học nhóm, giờ ngoại khoá… (đối với đề tài này thì học sinh phải tham gia vào các hoạt động trên lớp mà mình đã từng tham gia sinh hoạt, học tập .). - Ví dụ : Bài 4 vẽ tranh đề tài Phong Cảnh lớp 7 HS muốn vẽ được bức tranh phong cảnh đẹp thì phải đi thực tế kí họa cảnh đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước và từ đó về xây dựng bố cục, tìm màu, thể hiện bài vẽ. - Cần nhớ lại những hình ảnh, hình tượng, cảnh vật và hoạt động của con người thường gặp trong cuộc sống, chọn lọc những ý chính, những hình ảnh tiêu biểu nhất để đưa vào tranh vẽ đề tài. 2. Tìm tư liệu để xây dựng bố cục tranh: - Sau khi lựa chọn nội dung đề tài để có bức tranh sinh động gần gũi với thực tế, cần tiến hành quan sát vẽ thực tế, có thể ghi chép vào tư liệu rồi chắt lọc những ý hay, hình tượng điển hình (gọi là ký họa), ký họa cảnh thiên nhiên, ký họa dáng người, nhóm người sao cho phù hợp với nội dung chủ đề. - Ký họa càng sát thực tế thì tranh càng sinh động, nếu điều kiện học tập và thời gian cho phép, càng ký họa kỹ bao nhiêu thì tranh càng có ý tưởng phong phú hồn nhiên. Nếu do năng khiếu còn hạn chế ta có thể nhớ lại các hình tượng trong thiên nhiên, trong cuộc sống, có thể dựa vào tranh vẽ hoặc ảnh chụp trong sách báo để tham khảo, để gợi nên ý tưởng sáng tạo, không nên sao chép hoặc vẽ lại tranh của người khác sẽ tạo nên ý tưởng ỷ lại, trông chờ, mà mất đi sự sáng tạo. - Suy nghó về đề tài, hình dung bố cục và các hình tượng chính của tranh. + Mảng chính là mảng trọng tâm rõ nổi bật hơn mảng phụ và thể hiện rõ nội dung chủ đề. Có mảng chính rồi đi tìm mảng phụ. + Mảng phụ hỗ trợ cho mảng chính để tạo không gian cho một bức tranh có sự hài hòa chung, sinh động và hấp dẫn. + Vẽ mảng đậm mảng nhạt bằng đen trắng. - Một bố cục cân đối thì tạo được sự hài hòa giữa mảng chính và mảng phụ, mảng to, mảng nhỏ, mảng xa, mảng gần. Trang 5 Vẽ tranh Chú ý: - Khi xây dựng bố cục tranh không nên dồn các mảng hình (hình vẽ) về một phía sẽ tạo cho bức tranh có sự chênh lệch không cân đối. - Không nên để mảng hình trống nhiều quá ở bức tranh, hoặc hình quá lớn ở giữa tranh. - Tránh đường chân trời chia đôi bức tranh và các đường xiên chéo nhiều. - Những bố cục trên thường gặp trong bức tranh dễ gây cho người xem cảm giác khó chòu. - Để có một bố cục cân đối, thể hiện đúng nội dung chủ đề và ý tưởng của người vẽ ta có thể dựa vào một số dạng bố cục sau: + Bố cục dạng hình tròn: - Bố cục dạng hình tròn là bố cục có mảng chính nằm trong khung hình tròn, bố cục này thường tạo ra cảm giác mềm mại, mang ý nghóa chuyễn động tuần hoàn. - Ví dụ: Bức tranh “Cuộc họp” – Tranh của Nguyễn Đỗ Cung – Sách Giáo khoa Mỹ thuật lớp 7 Trang 6 Vẽ tranh + Bố cục dạng hình tam giác - Bố cục dạng hình tam giác, dạng bố cục này gây cảm giác vững chãi, khỏe khoắn được áp dụng nhiều. Khi vẽ theo dạng bố cục này cần phác nhẹ dạng hình này lên trang giấy, rồi sắp xếp hình tượng chính vào dạng hình tháp và dựa vào đó tìm các mảng phụ cho phù hợp. - Ví du ï: Như tranh “Nghỉ chân bên đồi” Tranh sơn mài của Tô Ngọc Vân – SGK lớp 7 trang 128. + Bố cục dạng hình vuông hay hình chữ nhật: Trang 7 Vẽ tranh - Mảng trọng tâm của bố cục này nằm trong khung hình vuông hay hình chữ nhật. - Ví dụ: Như tranh “Con đọc bầm nghe” tranh lụa của Trần Văn Cẩn SGK lớp 8 trang 108. - Lựa chọn được dạng bố cục này, tìm mảng hình đặt vào khung hình đã chọn: Hình vuông hay hình chữ nhật. - Ví dụ: Vẽ cảnh lao động, nhóm người là chính, đồ vật, cây cối là phụ. - Sắp xếp xong các mảng hình, tiến hành tìm đậm nhạt của các mảng hình đó, dùng bút chì tô toàn bộ đậm nhạt, chú ý các độ đậm nhất, sáng nhất để tạo nên sự tương phản giữa các mảng hình, mảng lớn, mảng nhỏ, mảng dài, mảng ngắn, để tạo nên sự cân bằng chặt chẽ cho bố cục. 3) Tìm hình: Sau khi xây dựng xong bố cục, cần tiến hành tìm hình dáng của nhân vật, cảnh vật cho phù hợp với nội dung, khi tìm hình cần vận dụng trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo để xây dựng các nhân vật cho sinh động, tạo được không gian và nhòp điệu trong tranh. Hình dáng các nhân vật trong tranh cần thay đổi khác nhau như: đứng, đi, ngồi, cúi, chạy, nhảy . Tuỳ từng nội dung của đề tài mà có cách tìm hình khác nhau: Ví dụ:tranh phong cảnh Quê Hương thì hình tượng chính phải là cảnh vật về quê hương mình đang sinh sống như : sông nước, nhà cửa, đường làng, đường phố . Cần tiến hành tìm hình dáng của nhân vật, cảnh vật cho phù hợp với nội dung, khi tìm hình cần vận dụng trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo để xây dựng các nhân vật cho sinh động, tạo được không gian và nhòp điệu trong tranh. 4. Tìm màu. -Màu sắc đóng vai trò rất quan trọng trong tranh nó mang lại cho người xem những cảm xúc của người vẽ thông qua những gam màu chủ đạo trong tranh như: vui tươi, rực rỡ, ấm áp hay mát mẻ tùy ý. -Khi tìm màu cần chú ý những yêu cầu như sau: Tìm các mảng đậm nhạt của màu. Nên tìm các mảng đậm nhạt của màu sắc bằng cách tìm màu đen trắng trước. Trang 8 Vẽ tranh Màu của hình tượng chính cần thể hiện rõ dùng những màu chủ đạo như: đỏ, vàng, lam. Dùng gam màu lạnh cho những bức tranh phong cảng về miền núi. Dùng những gam màu nóng cho hững bức tranh phong cảnh về thành thò. Vẽ tranh cũng như các môn học khác phải làm thử, làm nháp trước rồi sau đó mới vẽ vào bản chính. a) Làm phác thảo: - Dùng chì để vẽ phác thảo hoặc màu đen, trắng để tìm bố cục cho một bức tranh, ví dụ như một câu chuyện hay một bài văn phải có mở bài, thân bài và kết luận, với các tình tiết chính, phụ, trước, sau. Còn bố cục một bức tranh là sắp xếp hình mảng, mảng hình chính, mảng hình phụ, có xa có gần, gần thì rõ xa thì mờ. Chú ý: Tìm nhiều phác thảo nhỏ sau đó chọn lấy một phác thảo đẹp để vẽ phác thảo màu. - Dựa vào hình mảng, đậm nhạt của phác thảo đen trắng đã được lựa chọn, ta tìm một số phác thảo màu để chọn lấy một bài phù hợp nhất, ưng ý để thực hiện. - Màu sắc tùy mỗi người có cảm xúc riêng như vui tươi, rực rỡ, ấm áp hay mát mẻ tùy ý. b) Thể hiện: - Khi thực hiện xong phác thảo, thì thực hiện lên bản chính có nghóa là trung thành với phác thảo, phải đồng dạng và đúng tỉ lệ của phác thảo. - Áp dụng vào dạng phóng tranh. Đặt phác thảo vào góc của tờ giấy vẽ, kẻ một đường chéo từ góc đó kéo dài cho đến khi đường chéo gặp cạnh trên của tờ giấy. Điểm tiếp giáp đó chính là góc đối diện của khổ tranh. - Sau khi xác đònh được khổ tranh, ta tiếp tục kẻ các đường chéo tạo thành ô bàn cờ để phác hình từ phác thảo lên bản chính. Dựa vào các đường chéo phác hình cho đúng tỷ lệ phác hình xong điều chỉnh lại cho phù hợp vẽ kỹ hình dáng nhân vật, cảnh vật. - Thể hiện màu theo đúng phác thảo chú ý vẽ từ đậm đến nhạt, từ gần đến xa để tạo không gian trong tranh. - Vẽ màu theo phác thảo. Vẽ xong có thể điều chỉnh đôi chút về đậm nhạt của màu sắc cho phù hợp với nội dung của chủ đề. Trang 9 Vẽ tranh B. Chương trình ngoại khoá: Giáo viên có thể tổ chức thực hiện cho học sinh theo các hướng như sau: Vd: Bài vẽ tranh đề tài “Học Tập” lớp 6 giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vào các hoạt động học tập ở ngay trên lớp như : giờ truy bài, ôn bài, đang thảo luận nhóm, học tập ở nhà….Học sinh có thể áp dụng ngay vào trong việc vẽ tranh. - Nếu có điều kiện và thời gian giáo viên tổ chức cho học sinh đi thực tế để ghi chép (ký họa) cảnh vật, quan sát những hoạt động thường ngày của con người, quan sát màu sắc ở thiên nhiên…Từ những tư liệu đã ký họa được GV tổ chức cho học sinh thể hiện bài vẽ. - Giáo viên giao bài tập cho học sinh, hướng dẫn cho học sinh cách làm bài cụ thể sau đó học sinh về tự nghiên cứu, tìm tư liệu để vẽ tranh. Trong khi học sinh vẽ tranh giáo viên là người tổ chức hướng dẫn, góp ý cho học sinh cụ thể để học sinh hoàn thành bài tốt và đạt kết qủa cao. - Có thể cho học sinh làm bài theo từng nhóm mỗi nhóm, tự chọn cho mình một nội dung của đề tài sau đó tự đi thực tế quan sát, nghiên cứu tìm tư liệu xây dựng bố cục tranh, phác thảo đen trắng, phác thảo màu và thể hiện tranh. * Nhiệm vụ của giáo viên thường là: - Quan sát lớp, điều hành thời gian đảm bảo bài vẽ đúng tiến độ. - Cung cấp thêm kiến thức cho học sinh nếu ở phần giảng lí thuyết chưa có điều kiện, hay chưa khắc sâu được kiến thức cho học sinh. - Củng cố, hay tổng hợp những kiến thức còn rời rạc, tản mạn ở học sinh mà giáo viên nhận thấy trên bài vẽ của các em. - Chỉ ra những thiếu sót ngay trên từng bài vẽ của học sinh bằng cách giúp các em nhớ lại, tìm tòi thêm và điều chỉnh cho phù hợp với khả năng của từng người. - Giáo viên không vẽ giúp, không sửa chữa trực tiếp vào bài của học sinh mà chỉ gợi ý, động viên các em làm bài. Đây cũng là một đặc điểm của cách dạy, cách học mó thuật. Giáo viên cũng có thể tham gia vẽ cùng với học sinh để học sinh có thể thấy ngay cái ưu điểm, cái hạn chế trong bài vẽ của mình thông qua bài vẽ của giáo viên đồng thời rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình. - Giáo viên dạy ngay trên hiện trạng bài vẽ của học sinh và học sinh học ngay trên bài vẽ của mình là tốt nhất, vì tất cả cái sai, cái đúng, cái hợp Trang 10 . đạo như: đỏ, vàng, lam. Dùng gam màu lạnh cho những bức tranh phong cảng về mi n núi. Dùng những gam màu nóng cho hững bức tranh phong cảnh về thành thò.

Ngày đăng: 04/10/2013, 15:14

Hình ảnh liên quan

- Khi xây dựng bố cục tranh không nên dồn các mảng hình (hình vẽ) về một phía sẽ tạo cho bức tranh có sự chênh lệch không cân đối. - SKKN MI THUAT

hi.

xây dựng bố cục tranh không nên dồn các mảng hình (hình vẽ) về một phía sẽ tạo cho bức tranh có sự chênh lệch không cân đối Xem tại trang 6 của tài liệu.
+ Bố cục dạng hình tam giác - SKKN MI THUAT

c.

ục dạng hình tam giác Xem tại trang 7 của tài liệu.
- Bố cục dạng hình tam giác, dạng bố cục này gây cảm giác vững chãi, khỏe khoắn được áp dụng nhiều - SKKN MI THUAT

c.

ục dạng hình tam giác, dạng bố cục này gây cảm giác vững chãi, khỏe khoắn được áp dụng nhiều Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan