SKKN MI THUAT 8

12 406 1
SKKN MI THUAT 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường THCS Long Trạch Nguyễn Thị Mười Nhận xét đánh giá của HỘI ĐỒNG KHGD Trường: -Tác dụng của SKKN: ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. -Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học:……………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………. -Hiệu quả:……………………………………………………………………………….………. …………………………………………………………………………………………………. -Xếp loại:……………………………………………………………………………………… Long Trạch, ngày…tháng 03 năm 2007 Chủ tịch HĐ.KHGD Nhận xét đánh giá của HỘI ĐỒNG KHGD Huyện -Tác dụng của SKKN:…………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………. -Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học:…………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… -Hiệu quả:……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. -Xếp loại:………………………………………………………………………………………. Cần Đước, ngày…tháng…năm 2007 Chủ tịch HĐ.KHGD Nhận xét đánh giá của HỘI ĐỒNG KHGD Tỉnh: -Tác dụng của SKKN:………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………. -Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học:…………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. -Hiệu quả:……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. -Xếp loại:………………………………………………………………………………………. Long An, ngày…tháng… năm 2007 Chủ tịch HĐ.KHGD “Phát huy tính tích cực, học tập môn sinh học 8 qua chương “Tiêu hóa” Trang 1 Trường THCS Long Trạch Nguyễn Thị Mười MỤC LỤC.  I/. Lý do chọn đề tài: 1. Đặt đề tài 2. Mục đích đề tài. 3. Lịch sử đề tài. 4. Phạm vi đề tài. II/. Nội dung công việc đã làm: 1. Thực trạng đề tài. 2. Nội dung cần giải quyết. 3. Biện pháp giải quyết. 4. Kết quả chuyển biến của đối tượng. III/. Kết luận. 1. Tóm lược giải quyết. 2. Phạm vi đối tượng áp dụng. 3. Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện (nếu có). IV/. Phụ lục (nếu có). 1. Bảng thống kê số liệu, phiếu khảo sát, biên bản toạ đàm, hội nghị, hội thảo khoa học (nếu có). 2. Tư liệu tham khảo ( tên tư liệu, tên tác giả, tên nhà xuất bản, năm XB). 3. Các sản phẩm đã làm phục vụ việc thực hiện đề tài (ĐDDH tự làm …). 4. Bảng phân công cụ thể (nếu là loại đề tài tập thể). o0o “Phát huy tính tích cực, học tập môn sinh học 8 qua chương “Tiêu hóa” Trang 2 Trường THCS Long Trạch Nguyễn Thị Mười I/.ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.1-Cơ sở lý luận: Sinh học lớp 6, 7 đã nghiên cứu về thực vật và động vật, bước sang lớp 8 các em sẽ được nghiên cứu tiếp môn khoa học thực nghiệm tìm hiểu về cơ thể người và vệ sinh. Chúng ta biết rằng con người là đơn vị sống, dù quen thuộc nhưng vẫn đầy ẩn số. Muốn hiểu rõ về cơ thể người, tất nhiên trước hết phải biết cấu tạo các bộ phận và chức năng của cơ thể. Bằng những kiến thức và hình ảnh sinh động của sinh học 8 chủ đề về cơ thể người và vệ sinh, sẽ truyền đạt cho các em một cách có hệ thống và toàn diện các tri thức về cơ thể người. Từ đó, hiểu rõ cơ sở của các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh cách xử lý các tình huống gặp phải trong cuộc sống có liên quan đến đời sống và sức khỏe con người. 1.2-Mục đích đề tài: Chúng ta hàng ngày đều phải ăn uống mới sống được, vì thức ăn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Các loại thức ăn sau khi ăn vào, sẽ phải trải qua một quá trình xử lí trong cơ thể, để cuối cùng tiêu hóa đến hết. Đảm bảo cho các hoạt động sống của con người, đồng thời hoạt động này cũng liên quan chặt chẽ với tất cả các hệ cơ quan khác trong cơ thể ngược lại nó cũng chịu sự chi phối của chính các hệ cơ quan đó. Chính vì vậy, giáo viên giảng dạy như thế nào để học sinh khắc sâu kiến thức, thích thú, say mê học tập, nhằm phát huy tính tích cực, hứng thú của học sinh. Đó là vấn đề cần phải giải quyết trong chương “ Tiêu hóa” của chương trình sinh học 8. 1.3-Lịch sử đề tài: Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy bộ môn sinh học 8. Tôi đã tìm hiểu các đối tượng học sinh về việc học tập bộ môn vẫn còn một số học sinh chưa xác định đúng phương pháp tích cực học tập. Điều đó là tôi luôn suy nghĩ: Trong giảng dạy làm thế nào để giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác học tập bộ môn, từ đó vận dụng vài đời sống? 1.4-Phạm vi đề tài: Đề tài “Phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh qua phân tích chương Tiêu hóa” chọn ngay từ đầu năm học, đối tượng áp dụng là học sinh lớp 8, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập để các em học tốt hơn và nâng cao hiệu quả dạy học. II/.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1-Thực trạng đề tài: “Phát huy tính tích cực, học tập môn sinh học 8 qua chương “Tiêu hóa” Trang 3 Trường THCS Long Trạch Nguyễn Thị Mười Trong năm học này, tôi được nhà trường phân công dạy sinh học 8. Tôi đã tìm hiểu và vận dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Theo sự khảo sát đầu năm kết quả như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu 8 1 42/21 10 16 10 6 8 2 42/22 12 14 14 2 8 3 39/21 9 10 12 8 Tổng cộng 123/65 31 40 36 16 Tỷ lệ 25,2% 32,5% 29,3% 13% Với kết quả này, tôi rất lo vì một số em học còn yếu, chưa thực hiện tốt như: phương pháp học tập ở lớp và ở nhà, việc sử dụng kênh hình sách giáo khoa chưa thành thạo, vẽ hình chưa chính xác, sử dụng mô hình chưa vững chắc, chuẩn bị bài ở nhà không đầy đủ…Để những em học yếu cố gắng tiến bộ trong học tập, theo kịp các bạn khác. Tôi đã nghiên cứu chương V “Tiêu hóa” của sinh học 8 để hướng dẫn các em phương pháp học tốt hơn. 2.2-Nội dung giải quyết: Việc phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh để các em học tập tốt bộ môn, điểu trước tiên: a)-Đối với giáo viên: -Tạo điều kiện cho học sinh tự lực thực hiện các hoạt động học tập một cách tự giác, chủ động và bộc lộ khả năng nhận thức của mình. -Người giáo viên phải biết cách tổ chức cho học sinh ôn tập kiến thức cũ, làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, vẽ hình, làm bài tập. -Bồi dưỡng phương pháp tự học. -Phát huy tính hứng thú trong học tập bằng nhiều hình thức học: Thảo luận nhóm, nghiên cứu cá nhân, cả lớp, trò chơi giải ô chữ…… -Vận dụng các nhóm phương pháp phát huy tính tích cực hứng thú trong học tập của học sinh. -Sử dụng các phương tiện trực quan trong giảng dạy, đổi mới phương pháp là việc cần thiết và quan trọng. b)-Đối với học sinh: “Phát huy tính tích cực, học tập môn sinh học 8 qua chương “Tiêu hóa” Trang 4 Trường THCS Long Trạch Nguyễn Thị Mười -Có sự chú ý trong học tập, hăng hái tham gia vào hoạt động học tập (phát biểu, ghi chép). -Ghi nhớ tốt những điều đã học, hiểu bài, trình bày lại bài theo ngôn ngữ riêng của mình. -Hứng thú trong học tập, có ý chí vượt khó. -Học sinh được tham gia vào hoạt động hợp tác trong nhóm, các em sẽ có nhiều điều kiện để bộc lộ khả năng tự nhận thức của mình. -Học sinh được tham gia vào các hoạt động học tập hướng vào sự tìm kiếm và phát hiện ra kiến thức, được quan sát, tự làm thí nghiệm để hình thành dần khả năng tự học. 2.3-Biện pháp giải quyết: -Hướng dẫn tổ chức cho học sinh tự mình khám phá kiến thức mới, dạy cho học sinh không chỉ có kiến thức mà cả phương pháp học, trong đó cốt lõi là phương pháp tự học, chính trong các hoạt động tự lực được giao cho từng cá nhân hoặc theo từng nhóm nhỏ tiềm năng sáng tạo của mỗi học sinh được bộc lộ và phát huy. Giáo viên phải biết luyện tạp cho các em có thói quen nhìn nhận một sự kiện dưới những góc độ khác nhau, biết đặt ra nhiều giả thuyết khi phải lý giải một hiện tượng, biết đề xuất những giải pháp khi phải xử lý một tình huống những vấn đề gặp phải trong thực tiễn thì sẽ cho các em lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi người. -Trong học tập, học sinh cần làm quen dần với việc sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau (SGK, sách bài tập, sách tham khảo…). Tôi đã từng bước hướng dẫn các em việc sử dụng sách giáo khoa như thế nào? Điều trước tiên, hướng dẫn học sinh phương pháp tìm tòi, tra cứu SGK để phát triển năng lực tự học. Bắt đầu từ những kỹ năng phân tích kênh hình tìm ra nội dung, phân tích các tranh liên hoàn, kỹ năng tìm ý chính, dần dần các em sẽ tìm đọc tài liệu tham khảo để tập hợp hoặc trình bày một nội dung nào đó, kết hợp rèn luyện kỹ năng vẽ hình của các em chẳng hạn yêu cầu vẽ sơ đồ tổng quát các cơ quan trong hệ tiêu hóa của cơ thể người. -Học sinh trong vai trò trung tâm của hoạt động dạy học phải có sự phối hợp nhịp nhàng với hoạt động của thầy trên lớp. Muốn vậy, các em phải có sự chuẩn bị bài mới ở nhà chu đáo theo hướng phát hiện và tích cực sáng tạo. Người thầy dù cố gắng đến đâu, dù kiến thức sâu đến máy cũng không thể có giờ dạy thành công nếu học sinh không quan tâm đến khâu chuẩn bị bài ở nhà, nhất là đối với việc dạy học theo chương trình thay sách giáo khoa. Chuẩn bị bài mới và làm bài tập ở nhà hết sức quan trọng, có sự chuẩn bị tốt khi vào lớp các em sẽ học tốt. Tôi đã phân công nhóm trưởng kiểm tra trong mỗi tiết, có sổ ghi chép kiểm tra các bạn trong lớp rất nghiêm túc. Khi vào tiết học, sau khi kiểm tra bài cũ xong, bản thân tôi dành ít phút để kiểm tra sự chuẩn bị bài của các em và hàng tuần tôi thu những quyển vở bài tập của các em để kiểm tra và đánh giá “Phát huy tính tích cực, học tập môn sinh học 8 qua chương “Tiêu hóa” Trang 5 Trường THCS Long Trạch Nguyễn Thị Mười việc làm bài tập. Tôi đã khuyến khích các em làm tốt sẽ được cộng điểm với những bài thực hành. Những em nào chưa tốt và học yếu tôi luôn nhắc nhở và động viên các em kịp thời, sau nhiều lần tôi thấy rằng các em có tiến bộ rất tốt. Sau khi học xong chương “Tiêu hóa” để phát huy tính tích cực, hứng thú của học sinh, khơi dậy sự yêu thích môn học và để học tốt hơn, tôi tổ chức trò chơi giải ô chữ để gây hứng thú trong học tập chẳng hạn: trò chơi được bắt đầu bằng 07 câu hỏi tìm hiểu nội dung chương V. * Câu hỏi hàng ngang: 1- Có 7 chữ cái: Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa? 2- Có 11 chữ cái: Hệ tiêu hóa của cơ thể người bắt đầu từ cơ quan nào? 3- Có 7 chữ cái: Thành phần tham gia tiết dịch ở dạ dày là do tuyến nào? 4- Có 6 chữ cái: Những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột non là? 5- Có 9 chữ cái: ăn chậm, nhai kỹ giúp thức ăn được như thế nào? 6- Có 7 chữ cái: Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của ống tiêu hóa? 7- Có 8 chữ cái: đánh răng sau khi ăn và trước khi ngủ phải thực hiện như thế nào? * Cho học sinh trả lời câu hỏi, tìm đáp án hàng dọc - Đáp án: V I T A M I N K H O A N G M I Ệ N G T U Y Ế N V Ị G L U X I T N G H I Ề N H Ỏ R U Ộ T N O N Đ Ú N G C Á C H Đáp án hàng dọc: Tiêu hóa Phát huy tính tích cực trong học tập Sinh học 8: để nâng cao chất lượng tôi đã chú ý đến việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực. Trong chương tiêu hóa tôi đã vận dụng những nhóm phương pháp: “Phát huy tính tích cực, học tập môn sinh học 8 qua chương “Tiêu hóa” Trang 6 Trường THCS Long Trạch Nguyễn Thị Mười * Phương tiện trực quan: (vật thật, mầm ngâm) các tiêu bản hiển vi, các vật tượng hình (mô hình, tranh vẽ, các hình chụp) khi vật thật, mô hình không cho phép đi sâu vào cấu tạo chi tiết, cấu trúc hiển vi của các cơ quan thì dùng tranh vẽ đặc biệt các tranh phân tích, các tranh liên hàm cho phép đi sâu vào các cấu trúc chi tiết của các bộ phận, tạo điều kiện thực luận cho việc tìm hiểu các chức năng. Trong một số trường hợp sử dụng các sơ đồ cấu trúc có tác dụng khắc sâu những đặc điểm cấu tạo đồng thời phát triển tư duy trừu tượng, tu duy khái quát của học sinh. Ngoài ra, hình vẽ trên bảng của giáo viên cũng là một phương tiện trực quan có giá trị sư phạm cao, được sử dụng kết hợp với giảng giải giúp học sinh tiếp thu bài dễ dàng. Phương tiện trực quan có tác dụng phát huy tính chủ động độc lập, phát triển óc quan sát, phát triển tư duy cho học sinh. * Sử dụng các thí nghiệm có tác dụng tích cực trong hoạt động nhận thức giúp phát triển tư duy khoa học phát triển năng lực quan sát rèn luyện một số kỹ năng thực hành. * Phương pháp thảo luận nhóm: tác dụng mọi người cùng tham gia, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, tự tin mạnh dạn bộc lộ hiểu biết suy nghĩ của bản thân, rèn luyện kỹ năng tư duy, thắc mắc, phán đoán và đánh giá. Ví dụ: Dạy bài 24 “Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa” tiết 25, trang 78 SGK. - Hoạt động 1: Thức ăn và sự tiêu hóa Mục tiêu: Học sinh trình bày được 2 nhóm thức ăn có chất vô cơ và hữu cơ, các hoạt động trong quá trình tiêu hóa. Sử dụng phương pháp vấn đáp, tìm tòi và hợp tác nhóm Hoạt động dạy Hoạt động học - Giáo viên hỏi: hàng ngày chúng ta ăn nhiều loại thức ăn, vậy thức ăn đó thuộc những loại gì? - Giáo viên ghi những loại thức ăn (học sinh nêu ra) vào 2 nhóm chất hữu cơ và vô cơ. - Giáo viên vẽ sơ đồ 24.1, 24.2 (SGK) - Giáo viên phát triển HT: gồm các câu hỏi: * Các chất nào trong thức ăn không bị - Cá nhân suy nghĩ trả lời -> Học sinh khác bổ sung - Học sinh quan sát sơ đồ, mỗi học sinh tự đọc mục I SGK của bài để tự thu nhận và xử lý thông tin theo các câu hỏi => Thảo luận thống nhất câu trả lời. - Nhóm trưởng nhận phiếu thảo luận. - Một vài nhóm trình bày đáp án, có “Phát huy tính tích cực, học tập môn sinh học 8 qua chương “Tiêu hóa” Trang 7 Trường THCS Long Trạch Nguyễn Thị Mười biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa? * Các chất nào được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa? * Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào? - Giáo viên thu phiếu học tập, nhận xét và đánh giá kết quả học tập các nhóm và giảng giải thêm + Thức ăn dù biến đổi bằng cách nào thì cuối cùng phải thành chất hấp thu được thì mới có tác dụng đối với cơ thể. Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận thể thuyết minh trên sơ đồ (H 24.1, 24.2) - Nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung. - Học sinh theo dõi - Học sinh kết luận về loại thức ăn, hoạt động tiêu hóa vai trò: * Thức ăn gồm các chất vô cơ và hữu cơ. * Hoạt động tiêu hóa gồm: ăn, đẩy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng, thải phân. * Nhờ quá trình tiêu hóa thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng vào đào thải chất cặn bã Hoạt động 2: Tìm hiểu các cơ quan tiêu hóa. Mục tiêu: xác định được các cơ quan tiêu hóa trên cơ thể người. Sử dụng phương pháp: Nhóm phương pháp dùng lời: - Vấn đáp - Học sinh làm việc với sách + Phương pháp trực quan Hoạt động dạy Hoạt động học - Giáo viên giới thiệu mô hình + Tranh - Học sinh quan sát mô hình và hình “Phát huy tính tích cực, học tập môn sinh học 8 qua chương “Tiêu hóa” Trang 8 Trường THCS Long Trạch Nguyễn Thị Mười (H 243) - Giáo viên nêu câu hỏi: + Cho biết vị trí các cơ quan tiêu hóa ở người. + Việc xác định vị trí các cơ quan tiêu hóa có ý nghĩa như thế nào? - Giáo viên gọi đại diện lên xác định vị trí các cơ quan trên mô hình. 24.3 và hoàn thành bảng 24 SGK - Tự xác định vị trí trên cơ thể của mình - Đại diện các tổ lên xác định tên các cơ quan trên mô hình dưới sự điều khiển của giáo viên. - Mỗi học sinh tự làm bài tập vào vở. Bảng 24: Các cơ quan tiêu hóa Các tuyến tiêu hóa - Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột (ruột non, ruột già), hậu môn - Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến vị, tuyến ruột. - Sang phần củng cố: giáo viên cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức với hình thức chia học sinh ra làm 2 đội mỗi đội 3 bạn. Giáo viên treo 2 sơ đồ câm các cơ quan trong hệ tiêu hóa của cơ thể. Hai đội tiến hành đính các cơ quan vào hình với thời gian 5’. Học sinh học rất vui và hiểu bài. Trong giảng dạy, phát huy tính tích cực học tập của học sinh, người giáo viên chú ý đến việc đặt câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, có những câu hỏi khó để phát huy khả năng tư duy của học sinh. * Vận dụng phương pháp dạy học các kiến thức ứng dụng: khai thác triệt để vốn tri thức để học, những vốn kinh nghiệm sống mà học sinh đã tích lũy bằng phương pháp đàm thoại có tính chất tìm tòi, thảo luận trao đổi thông tin trong nhóm để học sinh tự tìm ra các biện pháp vệ sinh. Ví dụ: Khi dạy bài 25 “Tiêu hóa ở khoang miệng”, tiết 26, trang 81 SGK. Sau khi học xong học sinh giải thích câu “Nhai kỹ no lâu”. Bằng hiểu biết của mình về sinh lý tiêu hóa học sinh giải thích theo nghĩa đen về sinh học của câu thành ngữ “Nhai kỹ no lâu” là khi nhai càng kỹ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn. Sau khi học sinh sôi nổi giải thích giáo viên có thể dẫn chứng thêm về sự hài hước của người Ấn Độ khi nói rằng “Một miếng cơm nhai sẽ đem lại chất bổ nhiều hơn so với những gì anh nhận từ miếng thịt rán”. “Phát huy tính tích cực, học tập môn sinh học 8 qua chương “Tiêu hóa” Trang 9 Trường THCS Long Trạch Nguyễn Thị Mười Đây là cách củng cố kiến thức bằng vận dụng kiến thức để giải thích hững hiện tượng thực tế đồng thời cũng là cách kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh và chắc chắn là các em sẽ nhớ lâu. - Đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học bổ sung các đồ dùng không có trong danh mục phát huy kết hợp sự chuẩn bị các đồ dùng dạy học có thể từ phía sau học sinh. Theo tôi, dạy học là sự kết hợp hài hòa những phương pháp, biện pháp đan xen vào nhau không phân biệt rạch ròi, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, cần phối hợp nhiều phương pháp. Đó chính là nghệ thuật giảng dạy của giáo viên. * Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. - Để thực hiện được những biện pháp trên, bản thân giáo viên phải có năng lực, có hiểu biết rộng, có chuyên môn giỏi, biết tìm tòi nghiên cứu khoa học, tiếp cận với công nghệ thông tin soạn giáo án vi tính, giáo án điện tử… Chẳng hạn khi học xong chương “Tiêu hóa” học sinh hỏi giáo viên vấn đề: Trong cuộc sống thường có câu “Ăn gì bổ nấy” có đúng không? Trong tình hướng đó ta phải giải thích rõ ràng, có cơ sở khoa học. Câu nói đó cũng có ý đúng, bởi vì căn cứ vào sự chuyển hóa protit trong cơ thể: protit là một polypeptit gồm nhiều axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit (R-CO- NH-R’). Khi chúng ta ăn protit vào dạ dày, dưới tác dụng của các enzim như: pepsin, Amilaza, prôtêase, peptidase … sẽ cắt các mạch peptit thành từng mẫu gồm 7 axit amin, chỉ có những mẫu 7 axit amin mới được cơ thể dung nạp. Một số trường hợp (thường ở cơ quan nội tạng) có cấu trúc axit amin đặc biệt mà các mạch axit này có thể tìm thấy trong một số cơ quan nội tạng của động vật (không phải cơ quan nào cũng có) câu nói vui nhưng có ý đúng, có như thế mới tạo được hứng thú trong học tập. Với cách dạy học như thế tôi thấy học sinh rất say mê nghiên cứu học tập hay tìm hiểu và thắc mắc. Thực sự sinh học 8 rất gần gũi với các em, giúp các em tìm hiểu những bí ẩn trong chính bản thân của mình, khi đã hiểu rõ, nắm chắc các kiến thức đó, các em sẽ có cơ sở áp dụng các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể khỏe mạnh tạo điều kiện cho hoạt động học tập, lao động có năng suất và chất lượng. Chình vì vậy, người giáo viên ta luôn luôn dẫn dắt các em từng bước thích học bộ môn. 4)-Kết quả chuyển biến của đối tượng: Thực tế cho ta thấy rằng chất lượng học tập của học sinh được nâng lên một cách rõ rệt, các em có được không khí học tập sôi nổi, đặc biệt khi được “Phát huy tính tích cực, học tập môn sinh học 8 qua chương “Tiêu hóa” Trang 10 [...]... câu hỏi thảo luận, nhận xét, trả lời của từng cá nhân, thảo luận nhóm…Vì vậy chất lượng bộ môn được nâng cao Lớp Sỉ số 81 Yếu 39/21 Tổng cộng Trung bình 42/22 83 Khá 42/21 82 Giỏi 123/65 Tỷ lệ III/ KẾT LUẬN: 1)-Tóm lược giải pháp: Trên đề tài “Phát huy tính tích cực học tập môn sinh học 8 qua chương Tiêu hóa” đã đem lại kết quả chất lượng giảng dạy được nâng lên và phát huy được tính tích cực học tập...Trường THCS Long Trạch Nguyễn Thị Mười thầy minh hoạt kiến thức bằng tranh vẽ, mẫu vật, mô hình…ngay tại lớp Từ những học sinh yếu, ít tập trung trong giờ học, một số em tò mò quan sát và thích thú học tập Từ thụ động không phát biểu, một số vươn... với việc nghiên cứu về giải phẫu và sinh lý cần tiến hành quan sát và thí nghiệm Do đó, mô hình, hình vẽ, mẫu vật thật và các thiết bị thí nghiệm là các phương tiện không thể thiếu trong giảng dạy SH 8, đã tạo điều kiện cho bản thân tôi đổi mới cách dạy và học sinh đổi mới cách học - Đầu tư thật kỹ cho phần chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên và học sinh (kết hợp với giáo viên phụ trách thiết bị)... trong giờ học đảm bảo tính vừa sức - Giáo viên phải thường xuyên trao dồi chuyên môn, dự giờ, rút kinh nghiệm, cập nhật thông tin qua sách báo, tài liệu tham “Phát huy tính tích cực, học tập môn sinh học 8 qua chương “Tiêu hóa” Trang 11 Trường THCS Long Trạch Nguyễn Thị Mười khảo…Điều quan trọng và quyết định tất cả là năng lực sư phạm của người thầy, phải hết sức tam huyết với nghề, không ngừng học tập,... lời Bác Hồ đã dạy “học để hành, học và hành phải đi đôi Học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy” Người viết Nguyễn Thị Mười “Phát huy tính tích cực, học tập môn sinh học 8 qua chương “Tiêu hóa” Trang 12 . khảo sát đầu năm kết quả như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu 8 1 42/21 10 16 10 6 8 2 42/22 12 14 14 2 8 3 39/21 9 10 12 8 Tổng cộng 123/65 31 40 36 16 Tỷ lệ 25,2% 32,5% 29,3% 13% Với kết. Giỏi Khá Trung bình Yếu 81 42/21 82 42/22 83 39/21 Tổng cộng 123/65 Tỷ lệ III/. KẾT LUẬN: 1)-Tóm lược giải pháp: Trên đề tài “Phát huy tính tích cực học tập môn sinh học 8 qua chương Tiêu hóa”. peptit thành từng mẫu gồm 7 axit amin, chỉ có những mẫu 7 axit amin mới được cơ thể dung nạp. Một số trường hợp (thường ở cơ quan nội tạng) có cấu trúc axit amin đặc biệt mà các mạch axit này

Ngày đăng: 05/07/2014, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan