Lãnh đạo Đội Quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ, lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan cùng toàn thể các cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên thuộc Đội
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI -
LUẬN VĂN THẠC SỸ
NĂNG LỰC NHÂN VIÊN QUẢN LÝ HUẤN LUYỆN
VÀ SỬ DỤNG CHÓ NGHIỆP VỤ TẠI CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU – TỔNG CỤC HẢI QUAN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Năng lực nhân viên quản lý huấn luyện
và sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan”
là công trình nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, các tài liệu tham khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng
TÁC GIẢ
Trần Hữu Quyết
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này tác giả đã nhận được sự giúp đỡ rất tận
tình từ nhiều phía Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
1 Ban giám hiệu trường Đại học Mở Hà Nội, Ban chủ nhiệm Khoa Sau đại học
đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn
2 TS Bùi Thị Hồng Việt đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thiện
luận văn
3 Lãnh đạo Đội Quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ, lãnh đạo Cục
Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan cùng toàn thể các cán bộ, công chức,
viên chức và nhân viên thuộc Đội đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm việc và hoàn
thiện nội dung luận văn này
Do giới hạn về thời gian cũng như lượng kiến thức, thông tin thu thập còn hạn
chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu Rất
mong được sự góp ý và đánh giá chân thành của các thầy cô giáo để luận văn có giá
trị về mặt lý luận và thực tiễn
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ
Trần Hữu Quyết
Trang 4MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CỦA NHÂN VIÊN QUẢN LÝ, HUẤN LUYỆN VÀ SỬ DỤNG CHÓ NGHIỆP VỤ TẠI CƠ QUAN HẢI QUAN 9
1.1 Chó nghiệp vụ và nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan 9
1.1.1 Chó nghiệp vụ 9
1.1.2 Nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan 10
1.2 Năng lực nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan 13
1.2.1 Khái niệm năng lực nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan 13
1.2.2 Tiêu chí phản ánh kết quả năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan 14
1.2.3 Các yếu tố cấu thành năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan 15
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan 23
1.3.1 Các nhân tố thuộc về bản thân của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ 23
1.3.2 Các nhân tố thuộc về cơ quan hải quan 24
1.3.3 Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài cơ quan hải quan 27
Tiểu kết chương 1 28
Trang 5CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC NHÂN VIÊN QUẢN LÝ HUẤN LUYỆN VÀ SỬ DỤNG CHÓ NGHIỆP VỤ TẠI CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG
BUÔN LẬU - TỔNG CỤC HẢI QUAN 29
2.1 Giới thiệu về Cục Điều tra chống buôn lậu 29
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Cục Điều tra chống buôn lậu 29
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Cục Điều tra chống buôn lậu 30
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Cục Điều tra chống buôn lậu 33
2.2 Nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu 37
2.2.1 Về quy mô 38
2.2.2 Về cơ cấu 38
2.2.3 Về trình độ đào tạo 41
2.2.4 Về chứng chỉ nghiệp vụ 42
2.2.5 Kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu 42
2.3 Yêu cầu về năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu 44
2.3.1 Phương pháp xác định yêu cầu năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu đến năm 2025 44
2.3.2 Yêu cầu về kiến thức 46
2.3.3 Yêu cầu về kỹ năng 47
2.3.4 Yêu cầu về thái độ và phẩm chất cá nhân 49
2.4.2 Thực trạng về kiến thức 51
2.4.3 Thực trạng về kỹ năng 57
2.4.4 Thực trạng về thái độ và phẩm chất cá nhân 62
2.5 Đánh giá chung về năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu 65
2.5.1 Điểm mạnh trong năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu 65
2.5.2 Điểm yếu trong năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu 67
Trang 62.5.3 Nguyên nhân của điểm yếu 69
Tiểu kết chương 2 75
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NHÂN VIÊN QUẢN LÝ HUẤN LUYỆN VÀ SỬ DỤNG CHÓ NGHIỆP VỤ TẠI CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU - TỔNG CỤC HẢI QUAN 76
3.1 Định hướng nâng cao năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu 76
3.1.1 Mục tiêu phát triển của Cục Điều tra chống buôn lậu đến năm 2025 76
3.1.2 Phương hướng nâng cao năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu 77
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu 78
3.2.1 Xây dựng bản mô tả vị trí làm việc của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ 78
3.2.2 Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ 80
3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ 81
3.2.4 Giải pháp đánh giá phân loại nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ theo khung năng lực 83
3.2.5 Hoàn thiện công tác tạo động lực đối với nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ 84
3.3 Một số kiến nghị 85
3.3.1 Kiến nghị với Tổng cục Hải quan 85
3.3.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính và Chính phủ 86
Tiểu kết chương 3 87
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 93
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Khung năng lực của nhân viên QLHL&SDCNV tại Cục Điều tra chống
buôn lậu – Tổng cục hải quan 21 Bảng 2.1: Quy mô nhân viên QLHL & SDCNV tại Cục ĐTCBL – TCHQ giai đoạn
2014-2018 38 Bảng 2.2: Cơ cấu theo độ tuổi của nhân viên QLHL & SDCNV tại Cục ĐTCBL
TCHQ tính đến ngày 31/12/2018 39 Bảng 2.3: Cơ cấu theo giới tính của nhân viên QLHL & SDCNV tại Cục ĐTCBL
TCHQ tính đến ngày 31/12/2018 39 Bảng 2.4: Cơ cấu theo thâm niên công tác của nhân viên QLHL & SDCNV tại Cục
ĐTCBL TCHQ tính đến ngày 31/12/2018 41 Bảng 2.5: Trình độ đào tạo của đội ngũ nhân viên QLHL & SDCNV tại Cục
ĐTCBL TCHQ giai đoạn 2014-2018 42 Bảng 2.6: Chứng chỉ nghiệp vụ của nhân viên QLHL & SDCNV tại Cục ĐTCBL
TCHQ tính đến ngày 31/12/2018 42 Bảng 2.7: Kết quả bắt giữ số vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy của nhân
viên QLHL&SDCNV tại Cục ĐTCBL TCHQ giai đoạn 2014-2018 43 Bảng 2.8: Kết quả đánh giá phân loại nhân viên QLHL&SDCNV tại Cục ĐTCBL
TCHQ giai đoạn 2014-2018 43 Bảng 2.9: Thông tin về mẫu điều tra xác định yêu cầu về năng lực của nhân viên
QLHL&SDCNV tại Cục ĐTCBL TCHQ đến 2025 45 Bảng 2.10: Yêu cầu về kiến thức nhân viên QLHL&SDCNV tại Cục ĐTCBL TCHQ
đến 2025 46 Bảng 2.11: Yêu cầu về kỹ năng nhân viên QLHL&SDCNV tại Cục ĐTCBL TCHQ
đến 2025 47 Bảng 2.12: Yêu cầu về thái độ và phẩm chất cá nhân nhân viên QLHL&SDCNV tại
Cục ĐTCBL TCHQ đến 2025 49
Trang 9Bảng 2.13: Thực trạng kiến thức của nhân viên QLHL&SDCNV tại Cục ĐTCBL
TCHQ 52 Bảng 2.14: So sánh giữa yêu cầu và thực trạng về kiến thức của nhân viên
QLHL&SDCNV tại Cục ĐTCBL TCHQ 55 Bảng 2.15: Thực trạng kỹ năng của nhân viên QLHL&SDCNV tại Cục ĐTCBL
TCHQ 57 Bảng 2.16: So sánh giữa yêu cầu và thực trạng về kỹ năng của NVQLHL&SDCNV
tại Cục ĐTCBL TCHQ 60 Bảng 2.17: Thực trạng về thái độ và phẩm chất cá nhân của NVQLHL&SDCNV tại
Cục ĐTCBL TCHQ 62 Bảng 2.18: So sánh giữa yêu cầu và thực trạng về thái độ và phẩm chất cá nhân của
NV QLHL&SDCNV tại Cục ĐTCBL TCHQ 64 Bảng 2.19: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tại Cục
ĐTCBL TCHQ từ năm 2014-2018 70 Bảng 2.20: Bình quân lương nhân viên QLHL&SDCNV tại Cục ĐTCBL TCHQ từ
năm 2014-2018 72
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Cục ĐTCBL – TCHQ 34
Trang 10Bộ Tài chính, “Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ” được đổi tên thành “Đội Quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ” Trên cơ sở Quyết định nêu trên, Tổng cục đã ban hành quyết định số 3069/QĐ–TCHQ ngày 15/09/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đội Quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ (Đội 8) trực thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Đội có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu và trực tiếp thực hiện công tác quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ phục vụ công tác công tác kiểm soát phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép các chất ma túy, vũ khí, chất nổ và các chất cấm khác Đội có con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.Về biên chế, Đội Quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ hiện có 35 người Do Đội là đơn vị mới thành lập, công việc mang tính đặc thù vì vậy việc tuyển chọn cán bộ chủ yếu lấy từ các đơn vị làm các công việc khác trong ngành và các cán bộ tuyển mới, do đó dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ lãnh đạo và cán bộ có chuyên môn vững về quản lý, huấn luyện, sử dụng và chăm sóc chó nghiệp vụ
Số lượng nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu hiện nay là ít, không thể đảm đương hết công tác hướng dẫn nghiệp
vụ cho các Cục Hải quan tỉnh, thành phố Hàng năm Tổng cục có cấp chỉ tiêu tuyển mới cán bộ công chức làm các công việc hành chính cho Đội nhưng không cấp chỉ tiêu tuyển huấn luyện viên (giáo viên) nên không có nguồn để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ chuyên môn
Trang 112
Hiện nay ngành hải quan vẫn chưa có giáo viên giảng dạy kỹ năng huấn luyện,
sử dụng chó nghiệp vụ, các nhân viên chuyên môn quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ chủ yếu làm nhiệm vụ kiểm tra định kỳ tại các đơn vị, không có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, chưa được đào tạo chuyên sâu, mới chỉ được đào tạo các lớp tập huấn chung như các huấn luyện viên ở địa phương, 100% là ở ngạch nhân viên hải quan, không có kinh nghiệm sư phạm, phải làm nhiệm vụ kiểm tra hướng dẫn địa phương trong toàn ngành, việc này là trái quy định của Thông tư 09/2010/TT–BNV ngày 11/9/2010 của Bộ Nội vụ ban hành về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ (theo quy định ngạch nhân viên chỉ làm công việc giản đơn như bảo vệ, tạp vụ, giám sát ) và không đảm bảo hiệu quả công tác kiểm tra, hướng dẫn
Việc tổ chức lớp tập huấn dài hạn và ngắn hạn đều phải thuê giảng viên thuộc các đơn vị huấn luyện của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hỗ trợ, cán bộ quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu chủ yếu tham gia quản
lý lớp, giải đáp vướng mắc về chính sách, chế độ và một phần nhỏ kỹ năng nghiệp vụ hải quan Điều này thể hiện chất lượng nguồn nhân lực làm công tác giảng dạy về quản
lý huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụyếu, không đáp ứng đủ yêu cầu công việc
Để đáp ứng được yêu cầu công việc của Cục cần phải nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ Tuy nhiên, muốn đề
ra được giải pháp để nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên quản lý huấn luyện và
sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu cần phải có nghiên cứu, khảo sát đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp
vụ Đây cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài: “Năng lực nhân viên quản lý huấn
luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ
2 Tổng quan nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, học viên được biết hiện tại đã có khá nhiều công trình khoa học được công bố trên sách báo, tạp trí nghiên cứu đánh giá về năng lực của nhân viên nói chung và một số đề tài nghiên cứu đánh giá về năng lực
Trang 123
công chức của ngành hải quan nói riêng như:
“Quản trị nhân lực” của các tác giả Hoàng Văn Hải và Vũ Thùy Dương (2010),
NXB Thống kê, Hà Nội
“Kinh tế nguồn nhân lực” của các tác giả Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu
(2012), NXB Đại học Kinh tế quốc dân giới thiệu tổng quan môn Kinh tế nguồn nhân lực Cập nhật những kiến thức hiện đại, tiếp thu các phương pháp kinh tế và quản lý nguồn nhân lực tiên tiến
“Quản trị nguồn nhân lực” của các tác giả Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn
Vân Điềm (2012), NXB Đại học Kinh tế quốc dân đã đề cập tới những lý thuyết về quản trị trong các tổ chức nói chung
“Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và hội nhập quốc tế” của các tác giả Vũ Văn Phúc và Nguyễn Duy Hùng (2012),
NXB Chính trị quốc gia trình bày về những vấn đề lý luận chung, kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
“Phương pháp nghiên cứu khoa học” của tác giả Vũ Ngọc Pha, NXB trường
Đại học Mở Hà Nội trang bị cho học viên phương pháp luận về nghiên cứu khoa học
để có thể thiết kế được một đề cương nghiên cứu khoa học, biết cách xử lý, thống kê
và phân tích số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu, đồng thời có thể trình bày các kết quả nghiên cứu
Luận văn thạc sỹ trường Đại học Đà Nẵng của Nguyễn Thanh Bình (2014) với
đề tài “Quản trị thành tích nhân viên tại Cục hải quan tỉnh Bình Định” Luận văn đã
hệ thống hoá và làm rõ các lí luận cơ bản về công tác quản trị thành tích nhân viên trong các cơ quan hành chính Nhà nước; phân tích thực trạng để đề xuất một số giải pháp, nhằm hoàn thiện công tác quản trị thành tích nhân viên tại Cục hải quan tỉnh Bình Định
Luận án Tiến sỹ trường Đại học kinh tế quốc dân của Huỳnh Thanh Bình
(2015) với đề tài “Nâng cao chất lượng lao động quản lý của hải quan tỉnh, thành
Trang 134
phố trong điều kiện hiện đại hóa hải quan Việt Nam” Trên cơ sở hệ thống hóa những
vấn đề lý luận về lao động quản lý và chất lượng lao động quản lý; đề tài tập trung điều tra, phân tích, làm rõ thực trạng về chất lượng lao động quản lý hải quan tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động quản lý hải quan tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Luận văn thạc sỹ trường Đại học Lao động – Xã hội của Đỗ Hoàng Đức (2015)
với đề tài “Hoàn thiện công tác đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức Bệnh viện
Mắt Trung Ương” Thông qua việc vận dụng lý thuyết về đào tạo, bồi dưỡng và các
phương pháp nghiên cứu phù hợp, luận văn nhằm phân tích tình hình đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, cụ thể là cán bộ, viên chức tại bệnh viện Từ đó tìm hiểu những hạn chế, nguyên nhân tồn tại để đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức tại bệnh viện mắt TW
Luận văn thạc sỹ trường Đại học kinh tế quốc dân của Nguyễn Thị Thu Lan
(2017) với đề tài “Năng lực quản lý của công chức quản lý cấp phòng tại Sở tài chính
tỉnh Lào Cai” Luận văn đã đưa ra khung nghiên cứu về năng lực quản lý của công
chức quản lý cấp phòng tại Sở Tài chính Lào Cai; khảo sát đánh giá thực trạng năng lực quản lý của công chức quản lý cấp phòng của Sở Tài chính Lào Cai từ đó chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của các điểm yếu về năng lực quản lý của công chức quản lý cấp phòng Sở Tài chính Lào Cai Luận văn đã đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực quản lý cho công chức quản lý cấp phòng tại Sở Tài chính Lào Cai
Bài viết của Ths Phạm Xuân Thủy và các cộng sự (2018): “Một số giải pháp nâng
cao năng lực đội ngũ công chức Bộ Tài chính” đăng trên Tạp chí tài chính Bài viết đã
đánh giá thực trạng hiện tại của đội ngũ cán bộ công chức ngành Tài chính, đưa ra các tiêu chí đánh giá công chức ngành Tài chính và kết quả đánh giá đi kèm Bài viết cũng đã đưa
ra được các nội dung quan trọng cần được chú trọng trong việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của Bộ Tài chính theo hướng hiệu quả, thiết thực
Tuy nhiên, chưa có các tổ chức và cá nhân nào thực hiện nghiên cứu, đánh giá năng lựcnhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan
Vì vậy, đề tài “Năng lực nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan” mà tác giả lựa chọn là mới, có ý
Trang 145
nghĩa lý luận và thực tiễn
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là:
- Xác định được khung nghiên cứu về năng lực nhân viên quản lý huấn luyện
và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan
- Đánh giá được thực trạng năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan Từ đó, chỉ
ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân các điểm yếu về năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục ĐTCBL - Tổng cục Hải quan
- Đề xuất được các giải pháp nâng cao năng lực cho nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụtại Cục ĐTCBL Tổng cục Hải quan
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử
dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu - TCHQ
- Phạm vi nghiên cứu:
+Về nội dung luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu đánh giá năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan theo ba nội dung gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ, đạo đức nghề nghiệp
+Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan
+Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập cho giai đoạn 2014 – 2018, số liệu sơ cấp thu thập trong tháng 03/2019 và đưa ra giải pháp cho đến giai đoạn đến 2025
Trang 156
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Khung lý thuyết
Hình 1: Khung nghiên cứu
Nguồn: Tham khảo từ các nghiên cứu và bổ sung của tác giả
5.2 Quy trình nghiên cứu
- Bước 1: Đọc và tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan để xác định
khung nghiên cứu về năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp
vụ tại cơ quan hải quan
- Về kiến thức
- Về kỹ năng
- Về thái độ, phẩm chất cá nhân
Thực trạng về năng lực của nhân viên QLHL&SD CNV tại cơ quan hải quan
- Về kiến thức
- Về kỹ năng
- Về thái độ, phẩm chất cá nhân
Khoảng cách giữa yêu cầu với thực trạng
về năng lực của nhân viên QLHL
&SD CNV
Các giải pháp nâng cao năng lực nhân viên QLHL
&SD CNV
Năng lực chuyên môn của nhân viên QLHL
&SD CNV đáp ứng yêu cầu
Trang 167
- Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp về thực trạng đội ngũ nhân viên quản lý
huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan; thu thập về dữ liệu chức năng, nhiệm vụ, bản mô tả công việc của nhân viên Đội Quản lý, huấn luyện và sử
dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu
- Bước 3: Điều tra xác định yêu cầu về năng lực nhân viên Đội Quản lý, huấn
luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu Phiếu điều tra sẽ được phát cho Phó cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu phụ trách, lãnh đạo và
nhân viên Đội Quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ
- Bước 4: Điều tra đánh giá thực trạng năng lực nhân viên Đội Quản lý, huấn
luyện và sử dụng chó nghiệp vụ Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan Phiếu điều tra sẽ được phát cho Phó cục trưởng Cục Cục Điều tra chống buôn lậu phụ trách, lãnh đạo và nhân viên Đội Quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ Mức
độ năng lực được sắp xếp từ 1 đến 5 điểm, trong đó 1 là rất thấp, 2 là thấp, 3 là trung
bình, 4 là cao, 5 là rất cao
- Bước 5: Tổng hợp, phân tích số liệu Dữ liệu thu được sẽ từ các phiếu điều tra
sẽ được tác giả xử lý bằng phần mềm excel Số liệu sau khi được xử lý sẽ được tập hợp vào các bảng, biểu, hình phân tích Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng năng lực nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ, xác định được khoảng cách giữa yêu cầu
và thực trạng năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục hải quan
6 Đóng góp của luận văn
6.1 Về lý luận
Làm rõ cơ sở lý luận về năng lực nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ, các tiêu chí phản ánh chất lượng và các yếu tố cấu thành năng lực nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ
Trang 17trong thời gian tới
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và
sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan
- Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực nhân viên quản lý huấn luyện và
sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan
- Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực nhân viên quản lý huấn
luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan
Trang 189
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CỦA NHÂN VIÊN QUẢN LÝ, HUẤN LUYỆN VÀ SỬ DỤNG CHÓ NGHIỆP VỤ
TẠI CƠ QUAN HẢI QUAN
1.1 Chó nghiệp vụ và nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan
- Sử dụng CNV để kiểm tra hải quan đối với: hàng hóa, hành lý xuất khẩu - nhập khẩu - quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh - nhập cảnh - quá cảnh nghi vấn
có cất giấu ma túy hoặc các mặt hàng cấm khác theo phân luồng của hệ thống quản
Trang 1910
1.1.2 Nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan
1.1.2.1 Khái niệm nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại
cơ quan hải quan
Theo Bộ Nội vụ (2010) “Nhân viên hải quan là công chức thừa hành ở các đơn
vị hải quan cơ sở và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể thuộc chuyên môn nghiệp
vụ hải quan do lãnh đạo phân công”
Từ quy định nêu trên có thể định nghĩa nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan là công chức Nhà nước, được tuyển dụng và
bổ nhiệm vào ngạch nhân viên, thực hiện các hoạt động chuyên trách về quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan
1.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan
tại cơ quan hải quan có chức năng tham mưu và trực tiếp thực hiện công tác quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ phục vụ công tác công tác kiểm soát phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép các chất ma túy, vũ khí, chất nổ và các chất cấm khác, chức năng được cụ thể hóa thông qua các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện nhiệm vụ chăn nuôi, nhân giống; tổ chức tuyển chọn và phối hợp mua chó phục vụ công tác gây giống và huấn luyện Phát triển đàn chó đủ tiêu chuẩn
về số lượng, chất lượng để đưa vào huấn luyện sử dụng
- Xây dựng kế hoạch, chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy và huấn luyện
sử dụng chó nghiệp vụ trình Cục, Tổng cục phê duyệt ban hành
- Huấn luyện đảm bảo đội ngũ chó nghiệp vụ có năng lực tốt sẵn sàng cơ động tác nghiệp theo yêu cầu của các đơn vị và điều động của lãnh đạo cơ quan hải quan
- Định kỳ đánh giá năng lực của từng chó nghiệp vụ
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức sử dụng chó nghiệp vụ vào các hoạt động nghiệp
vụ cụ thể trong địa bàn kiểm soát hải quan
Trang 2011
- Tham mưu cho lãnh đạo ban hành các mẫu ấn chỉ, chứng chỉ về quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ
- Tham mưu cho lãnh đạo ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định, quy trình
về công tác tuyển chọn, nuôi dưỡng, huấn luyện, trang bị, sử dụng và thải loại chó nghiệp vụ của ngành hải quan
1.1.2.3 Đặc điểm công việc của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan
Để đáp ứng công việc của đơn vị chuyên môn có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo cơ quan hải quan các cấp về việc xây dựng, tổ chức thực hiện và triển khai công tác quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ trong toàn ngành hải quan, nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan ngoài yêu cầu phải đáp ứng năng lực, trình độ về lĩnh vực chuyên môn còn cần phải có kiến thức về lĩnh vực hải quan để có thể hoàn thành được các công việc được giao Do đó, công việc của nhân viên QLHL&SDCNV tại cơ quan hải quan được thể hiện qua các đặc điểm
cơ bản như sau:
- Mức độ phức tạp của công việc: Với lĩnh vực quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ là một lĩnh vực công việc đặc thù nên nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan cần phải sử dụng nhiều kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực sử dụng CNV mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ chuyên môn được giao Mặt khác, để có thể xây dựng, duy trì và phát triển được đội ngũ nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụphục vụ công tác quản lý hải quan và hiện đại hóa của ngành hải quan thì nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ còn cần phải
có kiến thức và am hiểu nhất định về lĩnh vực hải quan Với yêu cầu cao cả trong lĩnh vực QLHL&SDCNV và lĩnh vực hải quan do đó mức độ phức tạp trong công việc của nhân viên QLHL&SDCNV tại cơ quan hải quan là rất cao
- Tính đồng nhất của công việc: Chó nghiệp vụ là loại chó đã được tuyển chọn, huấn luyện để phục vụ những nhiệm vụ mà con người giao cho, kể cả dùng trong nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và trong lĩnh vực dân sự Do đó, công việc của nhân
Trang 2112
viên QLHL&SDCNV tại cơ quan hải quan có tính đồng nhất rất cao Mặc dù, nhân viên QLHL&SDCNV có thể làm việc tại các cấp khác nhau (Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Chi cục hải quan), tại các lĩnh vực chuyên môn sâu khác nhau nhưng việc tuân thủ các quy định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của nhân viên QLHL&SDCNV để xây dựng kế hoạch, tổ chức sử dụng chó nghiệp vụ vào các hoạt động nghiệp vụ cụ thể trong địa bàn kiểm soát hải quan trên toàn quốc phải tuân thủ theo các quy định chung, các nguyên tắc có tính bắt buộc và thống nhất cao
- Tầm quan trọng của công việc: sử dụng chó nghiệp vụ phục vụ công tác phòng, chống buôn lậu vận chuyển trái phép các chất ma túy là nhiệm vụ mới, mang tính đặc thù của ngành Hải quan Nước ta có vị trí địa lý nằm gần khu vực Tam giác Vàng, là một trong những nơi sản xuất lượng ma túy lớn trên thế giới Hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép ma tuý qua biên giới trong thời gian qua diễn biến phức tạp với khối lượng ma túy lớn và thủ đoạn cất giấu tinh vi, xảo quyệt Để đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu trong công tác quản lý, ngành Hải quan đã áp dụng nhiều biện pháp đấu tranh như: kỹ thuật quản lý rủi ro, đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hải quan hiện đại, đảm bảo việc chấp hành, tuân thủ các quy định của luật pháp nhằm đảm bảo an ninh, lợi ích kinh tế quốc gia, đảm bảo an toàn cho hoạt động thương mại quốc tế… Tuy nhiên dưới áp lực về tạo thuận lợi thương mại, giảm thời gian thông quan, đơn giản hoá thủ tục hành chính thì việc áp dụng các biên pháp kiểm tra như trên là rất khó khăn và không đảm bảo được yêu cầu trong công tác quản lý Việc tìm kiếm các biện pháp nghiệp vụ bổ sung, thay thế cho các biện pháp kiểm tra truyền thống nêu trên nhằm giúp cơ quan Hải quan đơn giản được quy trình thủ tục, tuân thủ được đúng chuẩn mực quốc tế đồng thời nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý là hết sức cần thiết và sử dụng chó nghiệp vụ là một trong những biện pháp tốt để cơ quan Hải quan áp dụng Sử dụng chó nghiệp vụ là biện pháp nghiệp vụ đơn giản nhưng hiệu quả, quá trình triển khai nhanh, việc sử dụng không ảnh hưởng đến quy trình thủ tục, không làm gián đoạn quá trình thông quan hàng hóa vì vậy nó mang lại hiệu quả rất cao và là một yêu cầu thực tế khách quan đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phòng chống ma túy của ngành Hải quan
Trang 2213
- Công việc ít tự chủ: Khi giải quyết công việc, nhân viên QLHL&SDCNV tại
cơ quan hải quan cần phải phối hợp với các đơn vị có liên quan để xử lí các vụ việc xảy ra
- Thông tin phản hồi về kết quả của công việc: Trong quá trình thực hiện công việc thông tin phản hồi về kết quả thường rất nhanh, rõ ràng Khi sử dụng chó nghiệp
vụ kiểm tra hàng hóa, phương tiện, hành lý của hành khách xuất nhập cảnh, nếu có chứa ma túy, chất nổ thì chó nghiệp vụ sẽ có biểu hiện và phát hiện ra, còn nếu kiểm tra không có thì chó nghiệp vụ sẽ không có phản ứng gì
- Công việc chịu nhiều áp lực, rủi ro: Thực trạng hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy của bọn tội phạm qua địa bàn hoạt động hải quan diễn ra rất phức tạp Hầu hết các cửa khẩu đường bộ, cảng biển, sân bay và bưu điện quốc tế đều đã phát hiện tội phạm hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép các chất
ma túy qua biên giới Tội phạm buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy thường rất manh động và thường mang theo vũ khí nóng trên người, vì vậy nhân viên trực tiếp sử dụng CNV để kiểm tra hàng hóa, hành lý của đối tượng phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm tạo ra sức ép lớn trong công việc hàng ngày của nhân viên sử
dụng CNV ở tất cả các cấp của cơ quan hải quan
1.2 Năng lực nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan
1.2.1 Khái niệm năng lực nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp
vụ tại cơ quan hải quan
Khái niệm về “năng lực” được xuất hiện từ năm 1973 do McClelland lần đầu
sử dụng, sau đó đã có rất nhiều nghiên cứu và định nghĩa về năng lực được đưa ra như sau:
Theo Bernard Wynne và David Stringer (1997) “Năng lực là một tập hợp các
kỹ năng, kiến thức, hành vi và thái độ được cá nhân tích lũy và sử dụng để đạt được kết quả theo yêu cầu công việc”
Theo Raymond A.Noe (2011), “Năng lực muốn chỉ đến khả năng cá nhân giúp
Trang 2314
người đó thực hiện thành công công việc của họ bằng cách đạt được kết quả công việc mong muốn Năng lực có thể là hiểu biết, kỹ năng, thái độ hay giá trị của tính cách cá nhân”
Theo Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2012) thì
“năng lực là khả năng thực hiện thành công một hành động nhất định, năng lực này suy cho cùng được đo bằng kết quả thực hiện công việc và được cấu thành từ các nhóm yếu tố kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc, đáp ứng được yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động nhất định và đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả tốt”
Các khái niệm về “năng lực” nêu trên về cơ bản đều thống nhất “năng lực” gồm các yếu tố kiến thức, kỹ năng và thái độ Năng lực thể hiện ở khả năng của một người để làm một việc gì đó, để xử lý một tình huống và để thực hiện một nhiệm vụ
cụ thể trong một môi trường xác định Hay nói cách khác năng lực là khả năng sử dụng các tài sản, tiềm lực của con người như kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất khác để đạt được các mục tiêu cụ thể trong một điều kiện xác định
Năng lực nói chung và năng lực của cán bộ công chức nói riêng không phải là năng lực bất biến, được sử dụng trong mọi hoàn cảnh, môi trường mà tùy vào thời điểm hay môi trường này, năng lực được thể hiện, phát huy tác dụng, nhưng ở thời điểm khác thì cần phải có loại năng lực khác Do đó, tùy thuộc vào mỗi thời kỳ, hoàn cảnh, môi trường khác nhau thì yêu cầu đặt ra về năng lực cho nhân viên cũng khác nhau
Từ việc nghiên cứu các khái niệm về năng lực nêu trên, năng lực nhân viên quản
lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan được sử dụng trong luận văn này là tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ và phẩm chất cá nhân của nhân viên QLHL&SDCNV tại cơ quan hải quan nhằm thực hiện tốt công việc được giao
1.2.2 Tiêu chí phản ánh kết quả năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và
sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan
Năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ suy cho cùng phải được đánh giá kết quả thực tế đã đạt được, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao cho cá nhân nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ Muốn đánh giá kết quả năng lực nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại
Trang 2415
cơ quan hải quan có thể sử dụng các tiêu chí sau:
- Số vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép các loại hàng cấm (ma túy, chất nổ, tiền giả,…) qua địa bàn hoạt động hải quan được phát hiện, bắt giữ bởi việc sử dụng chó nghiệp vụ
- Kết quả xếp loại nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ hàng năm Nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ thường được xếp loại theo
04 mức độ, (1) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, (2) hoàn thành tốt nhiệm vụ, (3) hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực, (4) không hoàn thành nhiệm vụ
1.2.3 Các yếu tố cấu thành năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan
Theo khái niệm năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan ở phần trên thì các yếu tố cấu thành năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ và phẩm chất cá nhân Cụ thể như sau:
vụ cho yêu cầu công việc
+ Có kiến thức về quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ: Trong quá trình đào tạo các nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ đều được học về cách quản
lý cũng như sử dụng chó nghiệp vụ để kiểm tra, kiểm soát khi có yêu cầu
+ Nắm vững các quy định về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và thú y: Vì chó
Trang 25+ Nắm vững các quy định, quy trình, tiêu chuẩn tuyển chọn, thải loại chó nghiệp vụ: Hiểu rõ các tiêu chuẩn để tuyển chọn những con chó nghiệp vụ tốt để đưa vào huấn luyện sẽ phát huy hiệu quả cao và thải loại nhưng con đã nhiều tuổi hoặc năng lực bị giảm sút
- Kiến thức có liên quan trong lĩnh vực hải quan:
+ Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn về công tác kiểm soát hải quan: chó nghiệp vụ được sử dụng trong quá trình tuần tra kiểm tra, kiểm soát hải quan nên mỗi nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ phải nắm vững các quy định và các văn bản hướng dẫn về công tác kiểm soát hải quan vì nếu không nắm vững các quy định này sẽ khó có thể xử lý được những việc phát sinh trong quá trình kiểm tra, kiểm soát
+ Nắm vững quy trình, biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan (đặc biệt là kiểm soát ma túy): Khi phát hiện vụ việc trong quá trình kiểm tra, kiểm soát mỗi nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ phải nắm rõ các quy trình, biện pháp nghiệp vụ để xử lý các tình huống khi bắt giữ đối tượng có nghi ngờ buôn bán hàng cấm, đặc biệt là ma túy
+ Nắm vững quy định, quy chế phối hợp giữa cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng trong đào tạo và huấn luyện chó nghiệp vụ: Trong quá trình đào tạo và
Trang 2617
huấn luyện chó nghiệp vụ ngành hải quan thường xuyên phối hợp với các đơn vị chức năng như Công an, Biên phòng để đào tạo chó nghiệp vụ, việc nắm vững các quy định giữa hải quan với các cơ quan chức năng giúp nhân viên quản lý huấn luyện và
sử dụng chó nghiệp vụ có thể dễ dàng chủ động trong công việc
+ Nắm vững các văn bản chuyên ngành có liên quan quy định về danh mục và công tác quản lý, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm về ma túy, tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần: Việc đấu tranh phòng, chống ma túy luôn là nhiệm vụ then chốt và lâu dài, vì vậy nếu nắm vững các văn bản quy định về danh mục các loại hàng cấm sẽ giúp cho nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ có thể phân biệt được các loại ma túy để sử dụng chó nghiệp vụ phát hiện có hiệu quả nhất
+ Nắm vững danh mục hàng hóa là tiền chất có nhiều trọng điểm rủi ro được quy định bởi cơ quan quản lý chuyên ngành: nhân viên quản lý huấn luyện
và sử dụng chó nghiệp vụ phải nắm vững các danh mục hàng hóa là tiền chất có nhiều trọng điểm rủi ro, nhất là đối với tiền chất nghi ngờ là ma túy, chất gây nghiện, chất hướng thần
+ Nắm vững chức năng nhiệm vụ của cơ quan hải quan và bộ phận QLHL&SDCNV tại cơ quan hải quan: Mỗi nhân viên QLHL&SDCNV của cơ quan hải quan cần phải biết rõ chức năng nhiệm vụ của cơ quan đơn vị mình công tác, biết được chức năng nhiệm vụ của đơn vị, của phòng cũng như mức độ yêu cầu và vai trò của đơn vị mình trong toàn hệ thống chính trị
+ Nắm vững chức năng, nhiệm vụ của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan: Hiểu rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ do lãnh đạo Đội/Cục/Tổng cục đã giao Nếu không nắm rõ nhiệm vụ của mình thì nhân viên đó
sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao
1.2.3.2 Về kỹ năng
Nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan cần có kỹ năng nghiệp vụ và kỹ năng tham mưu:
Trang 2718
- Kỹ năng nghiệp vụ:
+ Kỹ năng xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu huấn luyện chó nghiệp vụ: Mỗi nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ đều phải biết xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu huấn luyện chó nghiệp vụ
+ Kỹ năng thực hành huấn luyện chó nghiệp vụ: các nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ đều thuần thục trong việc thực hành huấn luyện chó nghiệp vụ, do sau khi được tuyển dụng các cán bộ này đều được cử đi đào tạo lớp huấn luyện chó nghiệp vụ để phục vụ cho yêu cầu công việc
+ Kỹ năng nhận biết các loại ma túy phục vụ công tác huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ: Mỗi nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ phải phân biệt được các loại ma túy để huấn luyện đối với từng chó nghiệp vụ, đạt hiểu quả trong quá trình sử dụng
+ Kỹ năng đánh giá năng lực của chó nghiệp vụ: Phải biết đánh năng lực của từng chó nghiệp vụ khi kiểm tra, chó nghiệp vụ nào tốt, chó nghiệp vụ nào năng lực còn hạn chế để có thể bố trí những con chó nghiệp vụ năng lực tốt kiểm tra ở khu vực trọng điểm, nhiều rui ro
+ Kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý các thông tin liên quan đến hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan đối với từng địa bàn để xác định nhu cầu số lượng chó nghiệp vụ cần bố trí, sử dụng: Phải nắm vững từng địa bàn hải quan để có thể qua đó
bố trí số chó nghiệp vụ cần trang bị để phục vụ tăng cường cho lực lượng kiểm soát hải quan, đáp ứng cho công việc để hoàn thành nhiệm vụ
+ Kỹ năng xây dựng kế hoạch sử dụng chó nghiệp vụ vào các hoạt động nghiệp
vụ hải quan: Phải xây dựng được các kế hoạch để sử dụng chó nghiệp vụ sao cho hiệu quả áp dụng đối với từng địa bàn hoạt động hải quan
+ Kỹ năng sử dụng chó nghiệp vụ kiểm tra theo từng tình huống cụ thể (kiểm tra hành lý, kiểm tra phương tiện, kiểm tra trong nhà, kho bãi): Mỗi nhân viên quản
lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ đều thuần thục trong việc sử dụng chó nghiệp
vụ để kiểm tra hành lý, phương tiện, trong nhà, kho bãi Việc sử dụng chó nghiệp vụ
Trang 2819
sẽ khác nhau đối với từng tình huống khác nhau
+ Kỹ năng phối hợp nghiệp vụ với các cơ quan có liên quan cũng như với đồng nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao: Khi thực hiện nhiệm vụ các nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ nếu phát hiện ra nghi vấn, đặc biệt về ma túy đều phải phối hợp với các đồng nghiệp cũng như các cơ quan có liên quan để kịp thời xử lý
+ Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ: Đây là một trong những kỹ năng tương đối quan trọng đối với nhân viên QLHL&SDCNV Do môi trường thường xuyên phải làm việc tại sân bay, cảng biển, cửa khẩu tiếp giáp với các nước khác Vì vậy các nhân viên QLHL&SDCNV ngoài khả năng đọc hiểu các văn bản và quy định nghiệp
vụ, chế độ chính sách trong nước còn cần phải thường xuyên cập nhật các kiến thức
về công tác QLHL&SDCNV trên thế giới một cách kịp thời Những kiến thức này có thể thay đổi thường xuyên đòi hỏi nhân viên QLHL&SDCNV phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ để tự tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu cho công việc
- Kỹ năng tham mưu:
+ Kỹ năng đề xuất ý kiến với lãnh đạo để giải quyết những vấn đề phát sinh trong nhiệm vụ được giao: Trong quá trình thực hiện công việc kiểm tra, kiểm soát tại địa bàn hoạt động hải quan phát sinh nhiều vấn đề không mong muốn ảnh hưởng đến kế hoạch đã được đề ra trước đó Mặt khác, khi giải quyết một vấn đề phát sinh thường liên quan đến nhiều đơn vị, bộ phận trong và ngoài ngành Do đó, nhân viên QLHL&SDCNV cần có kỹ năng đánh giá, phân tích và đưa ra giải pháp phù hợp với lãnh đạo để được giải quyết kịp thời
+ Kỹ năng tham mưu cho lãnh đạo trong việc sửa đổi, bổ sung các quy trình nghiệp vụ liên quan đến quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ trong lĩnh vực hải quan cho phù hợp với tình hình thực tế
1.2.3.3 Thái độ và phẩm chất cá nhân
- Tuân thủ pháp luật và chuẩn mực chuyên môn liên quan đến lĩnh vực QLHL&SDCNV trong ngành hải quan: Nhân viên QLHL&SDCNV không được thực hiện các hành vi trái với các quy định của pháp luật và chuẩn mực chuyên môn liên quan đến lĩnh vực QLHL&SDCNV của ngành hải quan trong quá trình thực hiện các
Trang 2920
công việc được giao
- Yêu thích súc vật: Nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ thường rất yêu quý các loài động vật, nhất là chó, vì chó là loài động vật rất thông minh, quý chủ và dễ đào tạo, huấn luyện để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau
- Sẵn sàng đối diện với thử thách và áp lực công việc cao: nhân viên trực tiếp
sử dụng CNV để kiểm tra hàng hóa, hành lý của đối tượng nghi vận chuyển hàng cấm phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm, tạo ra sức ép lớn trong công việc hàng ngày
- Có bản lĩnh vững vàng để vượt qua những cám dỗ vật chất: Để làm tốt công việc của mình thì nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ phải rèn luyện cho mình bản lĩnh vững vàng trước mọi cám dỗ của vật chất
- Có tinh thần học hỏi, luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của cấp trên, đồng nghiệp, hành khách xuất nhập cảnh: Mỗi nhân viên QLHL&SDCNV luôn phải biết lắng nghe
ý kiến góp ý của các đồng nghiệp, cấp trên, của hành khách xuất nhập cảnh để thực hiện tốt chức trách và nhiệm vụ của mình, đồng thời nâng cao năng lực của bản thân
để khắc phục các nhược điểm, phát huy ưu điểm và thế mạnh trong công việc
- Thường xuyên, chủ động cập nhật văn bản quy phạm pháp luật về hải quan và các kiến thức mới về lĩnh vực QLHL&SDCNV: Để đáp ứng yêu cầu công việc của một nhân viên QLHL&SDCNV, ngoài trình độ chuyên môn đã có thì các nhân viên QLHL&SDCNV cần thường xuyên phải chịu sự chi phối, ràng buộc bởi các văn bản quy phạm pháp luật của ngành cũng như các ngành có liên quan tới lĩnh vực hải quan
Để làm tốt công việc của mình thì nhân viên QLHL&SDCNV phải thường xuyên cập nhật thông tin về các văn bản mới để thực thi nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất
- Có kế hoạch học tập và nâng cao trình độ chuyên môn: Việc thường xuyên làm công tác kiểm tra, kiểm soát tại sân bay, cửa khẩu tiếp giáp với nước ngoài đòi hỏi nhân viên QLHL&SDCNV phải có trình độ hiểu biết nhất định ngay khi được tuyền dụng Tuy nhiên, để thực hiện tốt công việc của mình thì nhân viên QLHL&SDCNV luôn cần phải được đào tạo hoặc tự nghiên cứu, thực hành để cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân liên tục Do đó, đây có thể nói là một trong những phẩm chất cá nhân quan trọng của nhân viên QLHL&SDCNV trong thời đại hiện nay
Trang 3021
Dựa trên các phân tích về các yếu tố cấu thành năng lực của nhân viên QLHL&SDCNV tại cơ quan hải quan, tác giả đưa ra bảng tổng hợp các yếu tố cấu thành năng lực của nhân viên QLHL&SDCNV tại cơ quan hải quan như sau:
Bảng 1.1 Khung năng lực của nhân viên QLHL&SDCNV tại Cục Điều tra
chống buôn lậu – Tổng cục hải quan
I Kiến thức
5 Nắm vững các quy định, quy trình, tiêu chuẩn tuyển chọn, thải loại chó nghiệp vụ
công tác kiểm soát hải quan
kiểm soát ma túy)
chức năng trong đào tạo và huấn luyện chó nghiệp vụ
công tác quản lý, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm về ma túy, tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần
quy định bởi cơ quan quản lý chuyên ngành
Trang 3122
QLHL&SDCNV tại cơ quan hải quan
dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan
II Kỹ năng
nghiệp vụ
nghiệp vụ kiểm soát hải quan đối với từng địa bàn để xác định nhu cầu số lượng chó nghiệp vụ cần bố trí, sử dụng
vụ hải quan
tra hành lý, kiểm tra phương tiện, kiểm tra trong nhà, kho bãi)
nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao
trong nhiệm vụ được giao
nghiệp vụ liên quan đến quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ trong lĩnh vực hải quan cho phù hợp với tình hình thực tế
Trang 3223
III Thái độ và phẩm chất cá nhân
QLHL&SDCNV trong ngành hải quan
và các kiến thức mới về lĩnh vực QLHL&SDCNV
(Nguồn: Tham khảo từ các nghiên cứu và bổ sung của tác giả)
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và
sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan
1.3.1 Các nhân tố thuộc về bản thân của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ
- Tố chất bẩm sinh: Tố chất bẩm sinh là những khả năng sẵn có của mỗi người
từ khi sinh ra Các tố chất bẩm sinh cần có của mỗi nhân viên QLHL&SDCNV đó là:
Sự thông minh, khả năng tư duy logic tốt để phân tích, khả năng suy luận, xâu chuỗi các sự kiện, vấn đề; khả năng tự nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo đối với lĩnh vực QLHL&SDCNV; sự đam mê, yêu thích CNV và có khả năng làm việc lâu; sự kiên trì, cẩn thận trong quá trình xây dựng văn bản; chịu được áp lực công việc cao, liên tục Đối với đặc trưng công việc thuộc lĩnh vực QLHL&SDCNV thì có thể nói tố chất bẩm sinh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong công việc của nhân viên QLHL&SDCNV
Trang 3324
- Kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực QLHL&SDCNV: Kinh nghiệm là một khái niệm quan trọng trong công tác tuyển dụng Kinh nghiệm công tác là tri thức, sự thành thạo hoặc trải nghiệm của một người về một công việc mà họ đã trải qua Từ
đó, rút ra các bài học những cách làm phù hợp cho công việc, rút ngắn thời gian tiếp cận và học hỏi khi bắt đầu thực hiện một công việc nào đó
Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực QLHL&SDCNV là lĩnh vực tương đối đặc thù nên kinh nghiệm là yếu tố được đánh giá là rất quan trọng, có thể nói là góp phần quyết định sự thành công trong công việc của các nhân viên QLHL&SDCNV Có sự sáng tạo dựa trên những hiểu biết của mỗi cá nhân để đáp ứng các yêu cầu công việc Với tốc độ thay đổi về các chính sách như hiện tại, yếu tố kinh nghiệm của nhân viên QLHL&SDCNV được xác định trên cả phương diện chuyên môn và khả năng tiếp cận các văn bản chính sách nghiệp vụ trong quá trình thực thi công việc của mình
- Tuổi tác: QLHL&SDCNV là một lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi sức khỏe, cần sự nhanh nhạy, hoạt bát, vì vậy QLHL&SDCNV được đánh giá là lĩnh vực phù hợp với người trẻ tuổi do có khả năng nhạy bén và tiếp cận nhanh với từng sự việc phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Do đó, tuổi tác cũng là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giải quyết công việc đối với nhân viên
QLHL&SDCNV tại cơ quan hải quan
1.3.2 Các nhân tố thuộc về cơ quan hải quan
- Công tác xây dựng vị trí làm việc: Để xây dựng vị trí công việc, các đơn vị
tổ chức cần xác định vị trí việc làm, bản mô tả công việc, khung năng lực, chức danh nghề nghiệp tương ứng, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập Sau khi xây dựng xong các bản mô tả công việc, đơn vị tổ chức cần tiến hành công bố và ban hành để làm căn cứ cho việc tuyển dụng, đào tạo, sử dụng công chức Đồng thời, bản mô tả vị trí công việc cũng
là căn cứ để các đơn vị, tổ chức thực hiện đánh giá năng lực của các công chức hàng năm được đầy đủ, chính xác và công bằng, đặc biệt trong các chế độ khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương, thăng chức Việc xây dựng vị trí công việc phù hợp giúp cho nhân viên QLHL&SDCNV có thể chuyên sâu vào lĩnh vực chuyên môn được giao để
Trang 34- Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân viên nói chung là một trong những công tác quan trọng, đặc biệt nó lại càng trở nên quan trọng hơn đối với nhân viên QLHL&SDCNV vì đặc thù lĩnh vực chuyên môn này đòi hỏi phải sát với thực tế, làm việc trực tiếp với hành khách xuất nhập cảnh Việc đào tạo, bồi dưỡng đối với nhân viên QLHL&SDCNV tại cơ quan hải quan không những cần thiết về cả kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực QLHL&SDCNV mà còn cả các kiến thức về nghiệp vụ và chế độ, chính sách Vì vậy, nhân viên QLHL&SDCNV tại cơ quan hải quan cần được thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn thường xuyên để hoàn thiện về cả kiến thức chuyên thuộc lĩnh vực QLHL&SDCNV để theo kịp với các nước, đồng thời phải nắm bắt kịp thời các thay đổi về chế độ chính sách, các văn bản liên quan để thực hiện tốt các công việc được giao
- Công tác bố trí, sử dụng nhân viên: Việc bố trí sử dụng nhân viên là quá trình sắp xếp nhân viên vào các vị trí công việc nhằm phát huy tối đa năng lực làm việc của nhân viên để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc Lựa chọn và bố trí sử dụng đúng nhân viên sẽ phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chức, đồng thời giúp nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực để cống hiến cho đơn vị, hạn chế các vấn đề tiêu cực trong quá trình công tác Đặc biệt, đối với nhân viên QLHL&SDCNV nếu được
Trang 35do nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của cán bộ công chức về chế độ lương, thưởng Nếu đánh giá đúng, đầy đủ, chính xác năng lực của nhân viên sẽ góp phần giúp nhân viên QLHL&SDCNV phát huy được năng lực và nhiệt huyết với công việc ở mức cao nhất Ngược lại, nó sẽ góp phần quan trọng trong việc làm giảm hiệu suất và chất lượng công việc của cán bộ, từ đó làm giảm chất lượng và hiệu quả công việc chung của đơn
vị Đặc biệt, với đặc thù nhân viên QLHL&SDCNVphần lớn là nhân viên trẻ, năng động nên công tác đánh giá nhân viên QLHL&SDCNVcòn mang tính quyết định để giữ chân được các nhân viên QLHL&SDCNV có trình độ gắn bó lâu dài với ngành hải quan
- Công tác tạo động lực: Động lực làm việc là sự khao khát, nỗ lực khiến bản thân người lao động tích cực làm việc Động lực chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, các nhân tố này luôn thay đổi và khó nắm bắt do đặc điểm tâm lý, lứa tuổi, bản thân
và gia đình… của người lao động khác nhau sẽ có mục tiêu và nhu cầu khác nhau Sở hữu được một nguồn nhân lực dồi dào và sẵn sàng hoàn thành tốt công việc được giao luôn là điều kỳ vọng của bất kỳ các cơ quan nhà nước Nhưng thực tế vẫn tồn tại không ít những cán bộ công chức làm việc với chất lượng thấp hơn năng lực thật sự của họ Tình trạng trên xảy ra ở mọi tổ chức, thuộc mọi lĩnh vực Tuy nhiên, điều này
Trang 3627
có thể thấy rõ nét nhất khi so sánh mức lương thực tế của nhà nước với mức lương
mà các doanh nghiệp thực trả cho các nhân sự trong lĩnh vực QLHL&SDCNV, đặc biệt là với các nhân sự có năng lực và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực QLHL&SDCNV
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của bộ phận QLHL&SDCNV trong cơ quan hải quan: Với đặc thù công việc của nhân viên QLHL&SDCNV luôn gắn liền với việc sử dụng CNV thì việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc cho nhân viên QLHL&SDCNV trong cơ quan hải quan là rất quan trọng Nếu nhân viên QLHL&SDCNV không được trang bị đầy đủ các thiết bị làm việc thì họ không thể thực hiện được các nhiệm vụ chuyên môn của mình hoặc trang thiết bị không phù hợp sẽ dẫn tới hiệu quả không cao ảnh hưởng tới chất lượng công việc
1.3.3 Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài cơ quan hải quan
- Chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động của ngành hải quan và lĩnh vực QLHL&SDCNV: Hoạt động của mỗi nhân viên QLHL&SDCNV tại cơ quan hải quan cần tuân thủ và chịu sự điều chỉnh của các chính sách, pháp luật liên quan đến ngành hải quan và cả lĩnh QLHL&SDCNV Trong những năm gần đây, yêu cầu cải cách thủ tục hải quan nhằm giảm số giờ làm thủ tục hải quan, cung cấp các dịch
vụ điện tử về hải quan nhằm công khai, minh bạch quy trình quản lý hải quan ngày càng trở nên cấp thiết từ Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp đối với ngành hải quan
- Tình hình đào tạo nhân lực về lĩnh vực QLHL&SDCNV: Quản lý, huấn luyện, sử dụng CNV là công việc chuyên sâu đòi hỏi cán bộ phải am hiểu nghiệp vụ hải quan, kiểm soát ma túy và chuyên môn huấn luyện sử dụng Lực lượng Công an, Quân đội đã có 57 năm sử dụng CNV với 2 đơn vị biên chế cấp cục Ngành Hải quan năm 2006 mới thành lập đơn vị chuyên trách, từ xuất phát điểm thấp vừa hoạt động vừa đào tạo cán bộ, xây dựng lý luận chuyên môn riêng, đến nay vẫn chưa có trường,
có thầy, có sách và có chó tốt để huấn luyện sử dụng
Trang 3728
Tiểu kết chương 1
Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực nhân viên quản lý huấn luyện
và sử dụng chó nghiệp vụ đã làm rõ năng lực nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ, các tiêu chí phản ánh và các yếu tố cấu thành năng lực nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ
Năng lực của nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ được đánh giá qua kết quả thực tế đã đạt được, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao cho
cá nhân nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ Việc đánh giá kết quả năng lực nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan có thể sử dụng các tiêu chí: Số vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép các loại hàng cấm (ma túy, chất nổ, tiền giả,…) qua địa bàn hoạt động hải quan được phát hiện, bắt giữ bởi việc sử dụng chó nghiệp vụ; Kết quả xếp loại nhân viên quản lý huấn luyện
và sử dụng chó nghiệp vụ hàng năm
Năng lực nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan bao gồm các yếu tố cấu thành: kiến thức, kỹ năng, thái độ và phẩm chất cá nhân của nhân viên QLHL&SDCNV tại cơ quan hải quan nhằm thực hiện tốt công việc được giao Dựa trên các phân tích về các yếu tố cấu thành năng lực của nhân viên QLHL&SDCNV tại cơ quan hải quan, tác giả đưa ra bảng tổng hợp các yếu tố cấu thành năng lực của nhân viên QLHL&SDCNV qua đó nêu lên các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực nhân viên quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại cơ quan hải quan
Trang 3829
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC NHÂN VIÊN QUẢN
LÝ HUẤN LUYỆN VÀ SỬ DỤNG CHÓ NGHIỆP VỤ TẠI CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU - TỔNG CỤC HẢI QUAN
2.1 Giới thiệu về Cục Điều tra chống buôn lậu
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Cục Điều tra chống buôn lậu
Cục Điều tra chống buôn lậu tiền thân là Cục Kiểm soát Tố tụng được thành lập ngày 20/10/1984 theo Nghị định số 139/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ngày 07/03/1994, tại Nghị định số 16/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, Cục Kiểm soát Tố tụng được đổi tên thành Cục Điều tra chống buôn lậu như ngày nay
Cùng với sự phát triển của ngành Hải quan, ngoài nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới, Cục Điều tra chống buôn lậu
là đơn vị luôn được giao trọng trách đi đầu, đặt nền tảng cho việc triển khai nhiều nhiệm vụ mới có tầm quan trọng và không ít khó khăn của ngành Hải quan như: Phòng, chống ma tuý, thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan, chống hàng giả và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Trong suốt quá trình 35 năm xây dựng, trưởng thành, tập thể cán bộ, công chức Cục Điều tra chống buôn lậu luôn đoàn kết, gắn bó, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm
vụ chính trị được giao, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn cộng đồng, thu đúng, thu đủ cho ngân sách nhà nước Với những nỗ lực phấn đấu, thành tích đã đạt được tập thể cán bộ, công chức Cục Điều tra chống buôn lậu đã được Đảng, Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan ghi nhận, biểu dương và tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba năm 2008; Bằng khen của Chính phủ năm 2009; Bằng khen của Bộ Tài chính năm 2011 và năm 2013; Bằng khen của BộCông an năm 2012… Vinh dự hơn hết, năm 2014, Cục Điều tra chống buôn lậu được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trang 3930
Một số thông tin cơ bản về Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan:
- Tên: Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan
- Tên tiếng anh: Anti-smuggling and Investigation Department - General Department of Vietnam Customs
- Địa chỉ: Lô E3, Đường Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Cục Điều tra chống buôn lậu
Cục Điều tra chống buôn lậu là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trong ngành hải quan và trực tiếp tổ chức thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống
ma túy; thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan; thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quantrong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo quy định của pháp luật.Cục Điều tra chống buôn lậu có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật
Nhiệm vụ của Cục Điều tra chống buôn lậu được quy định tại Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 20/6/2016 của Bộ Tài chính như sau:
- Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính: + Văn bản quy phạm pháp luật về các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan; công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan; công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan và công tác điều tra theo trình tự tố tụng hình sự thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan;
+ Đề án, chương trình, kế hoạch dài hạn về công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan; công tác thu thập, xử lý thông tin
Trang 4031
nghiệp vụ kiểm soát hải quan;
+ Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực được phân công quản lý
- Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành các quy trình, quy chế,
kế hoạch về thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan; công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan; công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan; công tác điều tra theo trình tự tố tụng hình sự thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan;
- Tổ chức thực hiện:
+ Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan; công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan; công tác điều tra theo trình tự tố tụng hình sự thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan;
+ Thu thập, xử lý thông tin từ các nguồn công khai và bí mật, trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động kiểm soát hải quan; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan; đầu mối của Tổng cục Hải quan trong hợp tác quốc tế dể trao đổi thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan với các tổ chức tình báo hải quan khu vực và thế giới, hải quan các nước và các tổ chức quốc tế khác
+ Tổ chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan theo quy định của pháp luật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ qua biên giới; phòng chống ma túy và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan; xử lý vi phạm hành chính hoặc tiến hành khởi tố, điều tra theo trình tự tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật
+ Tổ chức thực hiện kết nối, tiếp nhận và khai thác thông tin, dữ liệu từ hệ thống thông tin nghiệp vụ trực tuyến để phục vụ cho công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và công tác chỉ đạo, điều hành của Tổng cục trưởng Tổng cục