Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan (tt)Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan (tt)Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan (tt)Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan (tt)Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan (tt)Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan (tt)Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan (tt)Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan (tt)Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan (tt)Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan (tt)Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan (tt)Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan (tt)Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan (tt)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÙI THỊ KIỀU NHUNG
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU,
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 31
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cục Điều tra chống buôn lậu là một đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan (cơ quan thuộc Bộ Tài chính) hàng năm sử dụng khoảng 150 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để duy trì hoạt động, đầu tư mua sắm máy móc, vận chuyển trái phép qua biên giới Với mục tiêu xây dựng hệ thống tài chính lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách nhà nước giao, Cục Điều tra chống buôn lậu luôn không ngừng nghiên cứu, đổi mới, hoàn thiện tất cả các khâu, các quy trình trong quản lý chi ngân sách nhà nước
để tăng tích lũy đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất của đơn vị Xuất phát từ yêu
cầu đó, đề tài “Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Cục Điều tra chống
buôn lậu, Tổng cục Hải quan” được lựa chọn để nghiên cứu để làm luận văn
Thạc sĩ Quản lý kinh tế
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, nhiều đề án, luận văn, bài báo nghiên cứu về tài chính, quản lý thu, chi ngân sách nhà nước Tuy nhiên, trong lĩnh vực hải quan, có thể kể một số công trình quan trọng về quản lý chi ngân sách nhà nước như sau:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành về “Nâng cao năng lực kiểm soát chi ngân sách cho hoạt động của ngành hải quan” của tác giả Đào Minh Thiên, Thanh tra Tổng cục Hải quan, năm 2014
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành về “Nâng cao hiệu quả quản lý đầu
tư xây dượng cơ bản trong ngành hải quan đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa” của tác giả Đặng Thanh Dũng, Vụ Kế hoạch tài chính, Tổng cục Hải quan, năm 2014
Từ các công trình này tác giả có thể kế thừa về mặt lý luận và tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý để làm cơ sở cho mình khi viết đề tài luận văn
Riêng đối với việc quản lý chi NSNN tại Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này Điều này
cho thấy việc nghiên cứu đề tài “Quản lý chi ngân sách tại Cục Điều tra chống
buôn lậu, Tổng cục Hải quan” là vấn đề mới đang đặt ra, đòi hỏi phải nghiên cứu
những điều kiện đặc thù của Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan để quản lý chi ngân sách có hiệu quả
Trang 42
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa lý thuyết về quản lý chi ngân sách nhà nước tại các cơ quan hành chính nhà nước
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại Cục Điều tra chống buôn lậu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan
- Phạm vi không gian: tại Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2014 - 2016, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2017-2020
- Phạm vi nội dung: Các nội dung chi từ nguồn NSNN tại Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan được nghiên cứu, phân tích đánh giá trong luận văn gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: góp phần tổng hợp và làm rõ một số lý luận cơ bản về quản lý chi ngân sách nhà nước tại cơ quan hành chính nhà nước
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu đưa ra kết quả đánh giá, phân tích những bài học kinh nghiệm về những ưu điểm và những nhược điểm, hạn chế của việc triển khai thực hiện chi ngân sách trong nội bộ Cục Điều tra chống buôn lậu
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng nhiều phương pháp như:
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, hệ thống hóa và suy luận logic để nghiên cứu cơ sở lý luận
- Sử dụng phương pháp phân tích thực chứng và chuẩn tắc trong kinh
tế và đánh giá chính sách công, chi tiêu công
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, các bảng biểu, nội dung của đề tài gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Trang 64
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1 Khái niệm chi ngân sách nhà nước và đặc điểm của quản lý chi ngân sách nhà nước trong cơ quan hành chính nhà nước
1.1.1.Khái niệm về chi ngân sách nhà nước
Theo luật ngân sách nhà nước, Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm các chức năng của nhà nước.[16, tr.01]
Theo luận NSNN sửa đổi năm 2002 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước
1.1.2 Đặc điểm chi ngân sách nhà nước trong các cơ quan hành chính nhà nước
Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định và tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ khác nhau của các đơn vị hành chính nhà nước mà nội dung chi ngân sách nhà nước cũng có những nội dung khác nhau nhưng về nội dung kinh tế thì chi ngân sách nhà nước trong các cơ quan hành nhà nước có những đặc điểm cơ bản chủ yếu sau:
Thứ nhất, chi ngân sách nhà nước chỉ được tiến hành trên cơ sở pháp
luật và theo kế hoạch chi ngân sách cũng như phân bổ ngân sách do cơ quan
có thẩm quyền quyết định
Thứ hai, chi ngân sách nhà nước nhằm vào mục tiêu thoả mãn nhu
cầu về tài chính cho sự vận hành của bộ máy nhà nước, bảo đảm cho cơ quan hành chính nhà nước thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình
Thứ ba, phần lớn các khoản chi ngân sách nhà nước trong các cơ
quan hành chính nhà nước đều là khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp và mang tính bao cấp Nhà nước đảm bảo kinh phí cho các cơ quan hành chính nhà nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý, điều hành kinh tế xã hội của mình
1.1.3 Khái niệm và vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước
Quản lý chi ngân sách nhà nước là việc tổ chức quản lý giám sát quá trình phân phối lại quỹ tiền tệ tập trung một cách có hiệu quả nhằm thực hiện
Trang 75
chức năng của nhà nước trên cơ sở sử dụng hệ thống chính sách, pháp luật Chi ngân sách mới chỉ thể hiện ở khâu phân bổ ngân sách mà còn hiệu quả sử dụng ngân sách như thế nào thì còn phải thông qua các biện pháp quản lý Rõ ràng quản lý chi ngân sách sẽ quyết định hiệu quả sử dụng vốn ngân sách
Quản lý chi NSNN là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phối hợp và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy
và thực hiện các chức năng nhà nước Thực chất quản lý chi NSNN là quá trình sử dụng các nguồn vốn chi tiêu của nhà nước từ khâu lập kế hoạch đến khâu sử dụng ngân sách đó nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tế đang đặt ra theo đúng chính sách chế độ của nhà nước phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội
1.2 Quản lý chi ngân sách nhà nước trong cơ quan hành chính Nhà nước 1.2.1 Yêu cầu và nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước
Xuất phát từ vị trí, vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước và
để thực hiện quy định của Luật ngân sách nhà nước, quản lý chi ngân sách nhà nước trong các cơ quan hành chính nhà nước cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, đảm bảo nguồn tài chính cần thiết, kịp thời theo đúng
chủ trương, đường lối, chính sách và chế độ của Nhà nước để tạo điều kiện về kinh phí cho các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện các nhiệm vụ được giao
Thứ hai, quản lý các khoản chi tiêu phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và
có hiệu quả vì tiết kiệm và hiệu quả là yêu cầu sống còn trong mọi hoạt động kinh tế xã hội Việc quản lý các khoản chi của các cơ quan hành chính nhà nước lại càng phải đặt ra yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả và phải lấy yêu cầu đó làm cơ sở để thực hiện các biện pháp quản lý
Thứ ba, xây dựng và áp dụng thống nhất quy trình lập, phân bổ và
quyết định các khoản chi ngân sách nhà nước một cách chặt chẽ, hợp lý nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền
Thứ tư, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán nhằm
ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng nguồn kinh phí của
Trang 86
Nhà nước
1.2.2 Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước trong cơ quan hành chính nhà nước
Chi ngân sách nhà nước được thực hiện theo một quy trình thống nhất gồm ba giai đoạn: Lập dự toán chi ngân sách nhà nước; chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước; kế toán, kiểm toán và quyết toán chi ngân sách nhà nước
* Lập dự toán chi ngân sách nhà nước
a) Căn cứ lập dự toán chi ngân sách nhà nước
Khi lập dự toán chi ngân sách nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước phải dựa trên bầy căn cứ sau: (1) Văn bản hướng dẫn lập dự toán chi ngân sách nhà nước của cơ quan có thẩm quyền; (2) Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ được giao trong năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh
tế - xã hội và tự nhiên của từng vùng như: dân số theo vùng lãnh thổ, các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội do cơ quan có thẩm quyền thông báo; (3) Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định; (4) Biên chế, quỹ tiền lương được duyệt; (5) Số kiểm tra về dự toán chi ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền thông báo;
b) Quy trình lập dự toán chi ngân sách nhà nước
Hàng năm, căn cứ vào văn bản hướng dẫn lập dự toán chi ngân sách nhà nước và số kiểm tra về dự toán chi ngân sách nhà nước của cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan hành chính nhà nước hướng dẫn cụ thể về nội dung, yêu cầu và thời hạn lập dự toán chi ngân sách và thông báo số kiểm tra về dự toán chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị trực thuộc
Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước do các đơn vị trực thuộc báo cáo; nhiệm vụ chính trị của ngành; các chế độ, chính sách, định mức chi,
số kiểm tra về dự toán chi ngân sách của đơn vị mình, cơ quan hành chính nhà nước tổng hợp, thẩm tra và lập dự toán chi ngân sách nhà nước đơn vị mình báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt
* Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước
Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước là một khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình quản lý chi ngân sách nhà nước; đó là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính, hành chính để thực hiện các nội dung chi ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền giao dự toán
Trang 97
Trong quá trình chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước phải căn cứ vào:
Thứ nhất, nội dung chi và mức chi cụ thể trong dự toán chi ngân sách
nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao Điều này có nghĩa cơ quan hành chính nhà nước không được chi từ ngân sách nhà nước các khoản không có trong dự toán hoặc chi vượt dự toán chi ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Thứ hai, nhu cầu chi tiêu thực tế của đơn vị mình và khả năng nguồn
kinh phí có thể đáp ứng của ngân sách nhà nước
Thứ ba, các chính sách, chế độ chi tiêu và quản lý tài chính hiện
hành của Nhà nước Đây là căn cứ pháp lý để chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước
Trong điều kiện của nước ta hiện nay để đảm bảo cho các chính sách, chế độ chi ngân sách nhà nước thực sự trở thành căn cứ pháp lý và có tính khả thi làm cơ sở cho chấp hành chi ngân sách nhà nước thì đòi hỏi các chính sách, chế độ phải không ngừng được hoàn thiện, thay đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn luôn thay đổi
b) Nội dung chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước trong các cơ quan hành chính nhà nước
Mục đích của việc chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước là sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước một cách có hiệu quả để đảm bảo cho hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chương trình kinh tế xã hội
Để đạt được mục tiêu tiết kiệm và hiệu quả trong việc chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước cần phải chấp hành tốt các quy định sau:
Thứ nhất, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình,
các cơ quan hành chính nhà nước cần đề ra những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo sử dụng kinh phí ngân sách đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và
có hiệu quả; chống tham ô, lãng phí
Thứ hai, các khoản chi thường xuyên theo định kỳ phải được bố trí
đều trong năm để chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất không thường xuyên khác cơ quan hành chính nhà
Trang 108
nước phải có kế hoạch với cơ quan có thẩm quyền để chủ động bố trí kinh phí
Thứ ba, mọi khoản chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có
trong dự toán được duyệt; chấp hành đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước; được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chuẩn chi và chịu sự kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước
Thứ tư, thực hiện cấp phát kinh phí trên cơ sở hệ thống các định mức,
tiêu chuẩn Để đạt được yêu cầu này, các cơ quan quản lý chi ngân sách nhà nước có thẩm quyền cần thường xuyên rà soát để sửa đổi, bổ sung những định mức chi tiêu đang áp dụng nhưng không còn phù hợp với thực tế; kiên quyết xoá bỏ những định mức chi tiêu đã lạc hậu gây khó khăn trong việc chấp hành chi ngân sách nhà nước
Quản lý chi ngân sách nhà nước trong giai đoạn chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước là quản lý trong chi tiêu Do vậy nội dung quản lý chủ yếu của giai đoạn này là quản lý việc chấp hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành
* Kế toán, kiểm toán và quyết toán chi ngân sách nhà nước
Công tác kế toán, kiểm toán và quyết toán chi ngân sách nhà nước là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý chi ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước
Số liệu trong các báo cáo phải đảm bảo chính xác, trung thực Nội dung, phương pháp lập các báo cáo tài chính phải chấp hành theo đúng nội dung, phương pháp do cơ quan quản lý có thẩm quyền hướng dẫn và theo đúng quy định của Mục lục ngân sách
1.2.3 Kiểm soát chi và năng lực kiểm soát chi ngân sách nhà nước
Để nghiên cứu về kiểm soát chi ngân sách, trước hết phải “mổ xẻ” thuật ngữ “kiểm soát”; bởi sự khác biệt về thuật ngữ giữa ta với các nước đã làm phức tạp thêm và nổ ra nhiều tranh cãi cả trong nghiên cứu và thực tiễn quản lý
Theo Đại từ điển Tiếng Việt: Kiểm soát được giải nghĩa là “Kiểm tra, xem xét nhằm ngăn ngừa những sai phạm các quy định” (Nhà xuất bản Văn
hóa - Thông tin, Đại từ điển Tiếng Việt, Hà Nội,) Còn kiểm tra thì lại được
giải nghĩa là “Xem xét thực chất, thực tế”, [15, tr 937]
Như vậy, trong kiểm soát đã có kiểm tra; và ngược lại, kiểm tra chỉ là một phần của kiểm soát Kết quả của hoạt động kiểm tra chỉ có thể là các báo
Trang 119
cáo (hay thông báo) về hiện trạng của đối tượng bị kiểm tra cho chủ thể có quyền kiểm tra Nhưng kết quả của hoạt động kiểm soát ngoài việc thông báo cho chủ thể bị kiểm soát, báo cáo cho chủ thể ra lệnh kiểm soát; đồng thời chủ thể kiểm soát còn có trách nhiệm ngăn ngừa những sai phạm mà chủ thể bị kiểm soát đã vi phạm Khả năng ngăn ngừa của chủ thể kiểm soát được thực hiện thông qua:
(i) Từ chối cho phép sự vật, hiện tượng bị coi là vi phạm tiếp tục triển khai các hoạt động diễn ra sau kiểm soát Ví dụ: Ủy ban nhân dân xã từ chối tiến hành đăng ký kết hôn cho cặp uyên ương chưa đủ tuổi kết hôn theo luật định, khi họ đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã xin đăng ký kết hôn
(ii) Đề xuất các khuyến nghị xử lý đối với các sự vật, hiện tượng bị coi là vi phạm nhưng đã hoàn thành chu kỳ hoạt động của nó Vẫn với ví dụ trên, nhưng xảy ra trong trường hợp bé gái đã có bầu - một kết quả bình thường sau hôn nhân Trong trường hợp đó, Ủy ban nhân dân xã phải khuyến cáo họ tiếp tục duy trì các quan hệ tình cảm, chờ khi đủ tuổi mới có thể làm lễ đăng ký kết hôn theo luật định
Với tư cách là một đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, việc kiểm soát chi ngân sách ở ngành Hải quan về cơ bản là kiểm soát việc chấp hành dự toán
Các nguyên tắc cơ bản để kiểm soát quá trình chấp hành dự toán là:
Một là, trước khi tiến hành một quyết định chi tiêu, cần xem xét: (i) đề
xuất chi tiêu đã được phê duyệt bởi người có thẩm quyền; (ii) phù hợp với mục tiêu phát triển của Nhà nước; (iii) vốn ngân sách đủ để đáp ứng; (iv) khoản chi được phân loại phù hợp
Hai là, khi nhận được hàng hóa, dịch vụ cần có đầy đủ chứng từ, hóa đơn
thể hiện hàng hóa đã được nhận, hoặc dịch vụ đã được cung cấp đầy đủ;
Ba là, trước khi thanh toán tiền cho người bán, cần xác nhận lại: (i)
tính đúng đắn của quyết định chi tiêu; (ii) người có thẩm quyền đã ký xác nhận việc nhận được đầy đủ hàng hóa, dịch vụ; (iii) hóa đơn và các tài liệu đề nghị thanh toán đầy đủ, chính xác, phù hợp; (iv) người được thanh toán phải
có địa chỉ, người đại diện phù hợp theo pháp luật;
Bốn là, sau khi thanh toán cần thanh tra, kiểm tra, kiểm toán lại tính
hợp lý của quyết định chi tiêu và có báo cáo về những điểm không phù hợp
Trang 12a Các nhân tố khách quan:
Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước: Đó là các văn bản của Nhà nước liên quan đến quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thuế và Hải quan
b Các nhân tố chủ quan:
- Những quy định về quản lý tài chính của Tổng cục Hải quan ngày càng đầy đủ, rõ ràng, chi tiết, phù hợp với nội dung, đặc điểm theo từng ngành, từng lĩnh vực của đơn vị thì việc áp dụng các định mức chi sẽ thuận lợi
và càng chặt chẽ sẽ giúp quản lý chi NSNN hiệu quả hơn
- Mức độ đầy đủ, hiện đại của hệ thống máy tính lưu trữ và xử lý dữ liệu tài chính, phần mềm kế toán: Có trang thiết bị cơ sở vật chất tốt và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý chi NSNN sẽ giúp tiết kiệm thời gian xử lý công việc, đảm bảo nhanh chóng, chính xác và thống nhất về mặt số liệu, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý chi NSNN
1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước trong các cơ quan hành chính nhà nước
Hiệu quả là tiêu chí đánh giá mọi hoạt động trong đó có hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước trong các cơ quan hành chính nhà nước Đánh giá hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước trong các cơ quan hành chính nhà nước là công việc khó khăn, phức tạp Bởi lẽ, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước không trực tiếp sáng tạo ra các giá trị vật chất nhưng bản thân
nó có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình tạo ra giá trị vật chất, làm cho quá trình này diễn ra một cách nhanh chóng hay chậm chạp
1.4 Quản lý chi ngân sách nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Hải quan
1.4.1 Vai trò của công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động QLNN về hải quan
Trang 1311
Trong nghiên cứu về quản lý kinh tế hiện nay, người ta đều thẳng thắn thừa nhận rằng: Bất kỳ một chủ thể nào muốn hoạt động để thực hiện được những mong muốn của mình thì cần có một trong những “đầu vào” rất quan trọng là nguồn tài lực Và giữa các chủ thể có nguồn tài lực như nhau, nhưng
có thể người này thành công, còn những người khác thì phá sản
Quản lý điều hành nguồn tài lực khan hiếm thuộc phạm trù của tài chính nói chung, quản lý tài chính công nói riêng Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý tài chính công trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đảng và Nhà nước ta đã xác định
“Cải cách quản lý tài chính công” là 1 trong 4 mục tiêu của Chiến lược cải cách nền hành chính của nước ta những năm này
1.4.2 Đặc điểm của nội dung chi ngân sách nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Hải quan
Tùy theo nhu cầu phát triển của ngành Hải quan, mà chi ngân sách nhà nước cho hoạt động của ngành Hải quan cả về tổng số và cơ cấu chi sẽ luôn có sự thay đổi Nhưng về cơ bản, chi ngân sách nhà nước cho hoạt động của ngành Hải quan về cơ bản vẫn hàm chứa hai nhóm mục chủ yếu: chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển ngành
1.4.2.1 Chi thường xuyên:
Kinh phí chi thường xuyên của ngành Hải quan (bao gồm cả chi cho hoạt động thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan) với các định mức chi được quy định tại Quyết định số 2146/QĐ-BTC ngày 06/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành một số nội dung, mức chi hỗ trợ, bồi dưỡng đối với một số lực lượng hoạt động trong lĩnh vực đặc thù của ngành Hải quan giai đoạn 2016 - 2020
1.4.2.2 Chi mua sắm hiện đại hóa trang thiết bị:
Chi mua sắm hiện đại hóa trang thiết bị của ngành Hải quan theo cách phân loại chi ngân sách nhà nước hiện hành chính là khoản chi không thường xuyên được cấp theo dự toán kinh phí hàng năm Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của khoản chi này; đồng thời muốn xử lý rõ ràng giữa chi thường xuyên được giao tự chủ và chi thường xuyên không được giao tự chủ, thì người ta khuyến cáo nên tách thành một nội dung chi riêng