1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế

135 470 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Ngân sách Nhà nước (NSNN) là bộ phận trọng tâm cấu thành quan trọng nhất của nền tài chính nhà nước, là nguồn lực để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và phát triển quốc gia. Vì vậy, quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựng NSNN lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của Nhà nước, tăng tích lũy để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại là yêu cầu quan trọng trong quản lý kinh tế của các quốc gia. Trong các nguồn thu của ngân sách Nhà nước thì Thuế được xem là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất. Chính vì vậy mà trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm hoàn thiện chính sách và cơ chế thu thuế xuất khẩu (XK), thuế nhập khẩu (NK) để đáp yêu cầu mới của sự phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước ổn định tình hình kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền đề cần thiết để chuyển nền kinh tế sang một thời kỳ phát triển mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian qua hoạt động thu ngân sách ở nước ta nói chung và thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại các Cục Hải quan nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; tuy nhiên vẫn còn những tồn tại như: tình trạng trốn thuế, nợ đọng thuế và gian lận thương mại còn khá phổ biến; hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chính sách thuế hàng hoá XK, NK chưa được coi trọng đúng mức gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, sự bình đẳng và công bằng về nghĩa vụ thuế cũng chưa được đảm bảo… Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH) với chức năng quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn tỉnh TTH đã có những nỗ lực xây dựng và thực hiện được một số phương án đúng đắn và phù hợp với thực tế nhằm đảm bảo quản lý hoạt động thu ngân sách nhà nước tại Cục Hải quan trên địa bàn được diễn ra thông suốt, nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, cũng trong tình hình chung của cả nước thì hoạt động quản lý thu ngân sách tại đây vẫn còn tồn tại nhiều khó khắn, vướng mắc cần được giải quyết. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu chung: Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác thu NSNN tại Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN trong lĩnh vực Hải quan hiện nay.

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ ÁI VÂN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN HỒ MINH TRANG

HUẾ - NĂM 2016

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ngân sách Nhà nước (NSNN) là bộ phận trọng tâm cấu thành quan trọngnhất của nền tài chính nhà nước, là nguồn lực để bảo đảm thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của Nhà nước và phát triển quốc gia Vì vậy, quản lý thống nhất nền tàichính quốc gia, xây dựng NSNN lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiếtkiệm, có hiệu quả tiền của Nhà nước, tăng tích lũy để thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại

là yêu cầu quan trọng trong quản lý kinh tế của các quốc gia

Trong các nguồn thu của ngân sách Nhà nước thì Thuế được xem là nguồnthu chủ yếu và quan trọng nhất Chính vì vậy mà trong những năm qua Đảng vàNhà nước ta luôn quan tâm hoàn thiện chính sách và cơ chế thu thuế xuất khẩu(XK), thuế nhập khẩu (NK) để đáp yêu cầu mới của sự phát triển đất nước tronggiai đoạn hiện nay, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước ổn định tình hình kinh tế

- xã hội, tạo ra những tiền đề cần thiết để chuyển nền kinh tế sang một thời kỳ pháttriển mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập

kinh tế quốc tế.

Trong thời gian qua hoạt động thu ngân sách ở nước ta nói chung và thu thuếxuất khẩu, nhập khẩu tại các Cục Hải quan nói riêng đã đạt được những kết quảđáng khích lệ; tuy nhiên vẫn còn những tồn tại như: tình trạng trốn thuế, nợ đọngthuế và gian lận thương mại còn khá phổ biến; hoạt động kiểm tra, kiểm soát việcchấp hành chính sách thuế hàng hoá XK, NK chưa được coi trọng đúng mức gâythất thu lớn cho ngân sách Nhà nước Bên cạnh đó, sự bình đẳng và công bằng vềnghĩa vụ thuế cũng chưa được đảm bảo…

Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH) với chức năng quản lý nhà nước vềhải quan trên địa bàn tỉnh TTH đã có những nỗ lực xây dựng và thực hiện được một sốphương án đúng đắn và phù hợp với thực tế nhằm đảm bảo quản lý hoạt động thu ngân

Trang 3

sách nhà nước tại Cục Hải quan trên địa bàn được diễn ra thông suốt, nhanh chóng.Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, cũng trong tình hình chung của cả nước thì hoạtđộng quản lý thu ngân sách tại đây vẫn còn tồn tại nhiều khó khắn, vướng mắc cầnđược giải quyết.

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài

“HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ” làm luận văn thạc sỹ chuyên

ngành Quản lý kinh tế

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chung:

Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác thu NSNN tại Cục Hải quan tỉnh Thừa

Thiên Huế hiện nay, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản

lý thu NSNN trong lĩnh vực Hải quan hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Ngân sách nhà nước và công tác quản

lý thu ngân sách nhà nước tại Cục Hải quan tỉnh TTH

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích các dữ liệu về hoạt động thu ngânsách giai đoạn 2012-2015, cũng như phân tích đánh giá của các bên liên quan vềthực trạng thu ngân sách tại Cục Hải quan tỉnh TTH, từ đó đề xuất các giải pháphoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại Cục Hải quan tỉnh TTH đến

Trang 4

năm 2020.

- Về không gian: Cục Hải quan tỉnh TTH

- Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sáchcủa Cục Hải quan tỉnh TTH giai đoạn 2012-2015 và đề xuất giải pháp đến năm

2020 Các dữ liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian tháng 12/2015

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tùy theo từng giai đoạn, đề tài sử dụng

cả 2 nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp

4.1.1 Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn, gồm:

- Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các phòng chức năng củaCục hải quan tỉnh TTH Các dữ liệu được thu thập, bao gồm: dữ liệu thống kê vềtình hình thu ngân sách, tình hình phân bổ nhân sự, cũng như thông tin về hoạt động

tổ chức thu ngân sách qua các năm

- Các tạp chí chuyên nghành, các website về ngân sách nhà nước có liên quan

- Ngoài ra luận văn còn kế thừa hợp lý các kết quả của các công trình nghiêncứu trong và ngoài nước về lĩnh vực có liên quan đến đề tài

4.1.2 Dữ liệu sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp được thu thập dựa trên phương pháp phỏng vấn có sửdụng bảng hỏi, thông qua 2 bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Bước 1: Nghiên cứu định tính

Nhằm mục đích xây dựng nên thang đo đánh giá một cách khách quan vàhiệu quả nhất, trên cơ sở các khung lý thuyết có liên quan, nghiên cứu phác thảonên thang đo sơ bộ Tiếp theo, thông qua bước phỏng vấn chuyên gia (nghiên cứuđịnh tính) nhằm điều chỉnh, bổ sung các khái niệm, các tiêu chí đánh giá, cũng nhưcác nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách tại Cục hảiquan tỉnh TTH Từ đó, xây dựng nên thang đo chính thức cho đề tài nghiên cứu.Cuối cùng, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là các cán bộ lãnh đạo,

Trang 5

cán bộ lâu năm tham gia vào công tác thu ngân sách tại Cục và các Chi cục, cũngnhư các cán bộ doanh nghiệp có tính đại diện cao trên địa bàn tỉnh TTH có tham gianộp ngân sách tại Cục Hải quan tỉnh TTH.

Bước 2: Nghiên cứu định lượng

Bước nghiên cứu định lượng được tiến hành dựa trên việc phát phiếu điều trakhảo sát trực tiếp đối với hai nhóm đối tượng: gồm cán bộ làm công tác quản lý thungân sách và các đơn vị, tổ chức nộp ngân sách tại Cục Hải quan tỉnh TTH

+ Xác định kích thước mẫu

Đối với bảng hỏi dành cho đối tượng nộp ngân sách, nghiên cứu tập trung

tiến hành điều tra chủ yếu đối tượng là các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnhTTH có tham gia hoạt động XNK và đóng thuế tại Cục

Về cỡ mẫu, nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu đề tài xác định

cỡ mẫu nghiên cứu thông qua công thức xác định cỡ mẫu dựa trên giá trị trung bình:

Với s2: phương sai; s: độ lệch chuẩn; n: kích cỡ mẫu; e: sai số mẫu cho phép.Với đặc tính của một nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, độ tin cậy mà nghiêncứu lựa chọn là 95%, thông qua tra bảng: Z=1,96

Về sai số mẫu cho phép, với độ tin cậy 95% và do dữ liệu sơ cấp được thuthập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nên sai số mẫu cho phép sẽ là 0,05

Về độ lệch chuẩn, sau khi tiến hành điều tra thử với mẫu 30 bảng hỏinghiên cứu tiến hành xử lý SPSS để tính ra độ lệch chuẩn Kết quả thu được giátrị s = 0,281

Trang 6

đối hợp lý.

Đối với bảng hỏi dành cho cán bộ làm công tác quản lý thu ngân sách, phiếu

điều tra được gửi cho các cán bộ thực hiện công tác thu ngân sách tại Cục và cácChi cục trực thuộc Cục hải quan tỉnh TTH Tổng số phiếu điều tra phát ra đến cácđơn vị dự kiến là 30 phiếu Việc giới hạn số lượng mẫu xuất phát từ thực tế, sốlượng cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác thu ngân là tương đối hạn chế

+ Phương pháp chọn mẫu

Mẫu được chọn ngẫu nhiên đơn giản từ danh sách doanh nghiệp và danhsách cán bộ tham gia vào công tác thu ngân sách trên địa bàn đã được chuẩn bị từtrước Nghiên cứu tiến hành bốc ngẫu nhiên các mẫu được chọn khảo sát bằng phầnmềm Excel Qua đó, đảm bảo tính khách quan và tin cậy của dữ liệu thu thập

+ Phương pháp điều tra

Nghiên cứu sử dụng đồng thời kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp đểthu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua các bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn

4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu

Toàn bộ dữ liệu điều tra được nhập vào phần mềm SPSS 16.0 Sau khi xemxét, loại bỏ các mẫu không phù hợp (mẫu có giá trị trả lời bị bỏ sót quá nhiều, hoặccác giá trị trả lời có sự tương đồng quá lớn), tiếp theo, sau khi được làm sạch, dữ liệu

sẽ được phân tích dựa trên các kiểm định dưới đây:

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các bảng tần suất để đánh giá những

đặc điểm cơ bản của mẫu điều tra thông qua việc tính toán các tham số thống kênhư: giá trị trung bình (mean), sử dụng các bảng tần suất mô tả sơ bộ các đặc điểmcủa mẫu nghiên cứu

- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor

Analysis)

+ Đánh giá độ tin cậy của thang đo: Cho phép người phân tích loại bỏ cácbiến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu Qua đó, cácbiến quan sát có tương quan biến tổng Item-total correlation < 0,3 thì bị loại vàthang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach Alpha > 0,6

Trang 7

+ Xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố: Sử dụng trị số KMO

Nếu trị số KMO từ 0,5 à 1: phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu

Nếu trị số KMO < 0,5: phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.+ Xác định số lượng nhân tố: Sử dụng trị số Eigenvalue - là đại lượng đạidiện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, trị số Eigenvalue > 1 thìviệc tóm tắt thông tin mới có ý nghĩa

+ Hệ số tải nhân tố (factor loading): Là những hệ số tương quan đơn giữa cácbiến và các nhân tố Tiêu chuẩn quan trọng đối với hệ số tải nhân tố là phải lớn hơnhoặc bằng 0,5, những biến không đủ tiêu chuẩn này sẽ bị loại

- Phương pháp kiểm định thống kê: phân tích ANOVA, kiểm định T-Test

+ Phương pháp phân tích phương sai ANOVA

Phương pháp phân tích phương sai ANOVA để kiểm định sự khác nhau vềgiá trị trung bình Phân tích này nhằm cho thấy được sự khác biệt hay không giữacác ý kiến đánh giá của các nhóm khách hàng được phân tổ theo các tiêu thức khácnhau như trình độ, giới tính,…

+ Kiểm định Independent - Samples T-test

Tại kiểm định Levene (kiểm định F)

Tại kiểm định T

5 Đóng góp mới của đề tài

- Về mặt khoa học: Luận văn nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý thuNSNN hiện nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản

lý thu NSNN trong thời gian tới

- Về mặt thực tiễn: Qua phân tích, đánh giá thu NSNN tại Cục Hải quan tỉnhTTH, đã rút ra được những mặt mạnh, hạn chế trong công tác quản lý thu NSNN,nguyên nhân của những hạn chế đó Từ đó làm căn cứ đề xuất giải pháp nhằm hoànthiện công tác quản lý thu NSNN tại Cục Hải quan TTH trong thời gian tới

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn đượcthiết kế gồm 3 chương:

Trang 8

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu ngân sách nhà nướcChương 2: Thực trạng công tác quản lý thu ngân sách tại Cục Hải quan tỉnhThừa Thiên huế giai đoạn 2012-2015

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu ngânsách tại Cục hải quan tỉnh TTH

Trang 9

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHÊN CỨU

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1.1 Ngân sách nhà nước

1.1.1.1 Khái niệm về ngân sách nhà nước

Các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển cho rằng: Ngân sách nhà nước là một

văn kiện tài chính mô tả các khoản thu, chi của Chính phủ được thiết lập hàng năm Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế hiện đại thì cho rằng Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu chi bằng tiền mặt trong một giai đoạn nhất định của Nhà nước.

Theo luật Ngân sách do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành năm

2002, khái niệm về ngân sách nhà nước (NSNN) được hiểu đầy đủ: là toàn bộ các

khoản thu của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm [11].

Trong tài chính nhà nước (TCNN) thì NSNN là bộ phận quan trọng nhất vì

nó là quỹ tiền tệ lớn nhất Qua kênh thu, NSNN huy động và tập trung một bộ phậncác nguồn tài chính trong xã hội dưới các hình thức như: thuế và các khoản thukhông mang tính chất thuế, vay nợ của chính phủ trong và ngoài nước, viện trợquốc tế Qua kênh chi: Nhà nước sử dụng NSNN để cấp phát vốn, kinh phí, tài trợ

về vốn cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp… nhằm thực hiệncác nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ Như vậy NSNN gắn liềnvới hoạt động của nhà nước, là một trong những công cụ hết sức quan trọng, khôngthể thiếu nhằm đảm bảo hoạt động nhà nước Nhà nước ra đời, hình thành và pháttriển gắn liền với quá trình hình thành chế độ tư hữu và đấu tranh giai cấp trong lịch

sử phát triển xã hội loài người, mang tính tất yếu và khách quan, do vậy NSNNcũng mang tính khách quan Khi không còn nhà nước thì không còn NSNN Bảnchất nhà nước quyết định bản chất NSNN, nhưng quản lý NSNN là những tổ chức

Trang 10

và con người cụ thể nên quản lý NSNN mang tính chủ quan Do vậy nhận thứcđúng về bản chất của NSNN và vận dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả

NSNN là cần thiết đối với mọi quốc gia, mọi cấp chính quyền

1.1.1.2 Đặc điểm của Ngân sách nhà nước

Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính,

nó thể hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của nhà nước [11]

Hoạt động thu chi của NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế-chính trị củanhà nước và việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, được nhà nước tiến hành trên

ơ sở những luật lệ nhất định thường được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trảtrực tiếp là chủ yếu

Ngân sách nhà nước luôn gắn chặc với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựngnhững quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích nhất định Trong các quan hệ lợi ích đó, lợiích quốc gia, lợi ích tổng thể bao giờ cũng được đặt lên hang đầu và chi phối cácmặt lợi ích khác trong hoạt động của ngân sách nhà nước

- Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác Nétkhác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhànước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chidùng cho những mục đích đã định [11]

1.1.1.3 Vai trò của Ngân sách nhà nước

Một là, NSNN là công cụ khai thác, huy động nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước

Hoạt động của nhà nước luôn đòi hỏi phải có các nguồn tài chính để thỏamãn những nhu cầu chi tiêu thực hiện các mục đích được xác định Các nhu cầu chitiêu được thoả mãn từ các nguồn thu dưới các hình thức thuế và thu ngoài thuế Đây

là vai trò lịch sử của NSNN xuất phát từ nội tại của phạm trù tài chính mà trong bất

kỳ chế độ xã hội nào và cơ chế kinh tế nào, NSNN đều phải phát huy Trong huyđộng các nguồn lực vào NSNN cần chú ý 4 vấn đề sau:

Trang 11

Thứ nhất, mức động viên vào NSNN của các thành viên trong xã hội qua

thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác phải hợp lý Mức thu quá cao hay quá thấpđều có tác dụng tiêu cực

Thứ hai, tỷ lệ động viên vào NSNN đối với tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

phải dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng giai đoạn

cụ thể, tỷ lệ này vừa phải đảm bảo hợp lý với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, vừaphải đảm bảo cho cơ sở sản xuất có điều kiện tích tụ vốn để tái sản xuất

Thứ ba, các chính sách, công cụ sử dụng trong tạo thu NSNN và chi NSNN

phải hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, cho từng vùngkinh tế, cho nhóm đối tượng để đảm bảo tính khả thi nhưng đảm bảo nguyên tắcthống nhất của NSNN

Thứ tư, các nguồn lực tài chính mà NSNN cần khai thác hiệu quả, bao gồm

những nguồn lực hữu hình và các nguồn lực tài chính vô hình

Hai là, NSNN là công cụ quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế

+ Kích thích sự tăng trưởng nền kinh tế

Để duy trì sự ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhà nước cần sử dụngnhiều công cụ, trong đó có các công cụ của NSNN, chủ yếu thông qua chính sách thuthuế và chi đầu tư NSNN Chính sách thuế có tác dụng khuyến khích thu hút vốn đầu

tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần chuyểndịch cơ cấu kinh tế, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh Mặt khác, thông qua cáckhoản chi của NSNN thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, thực hiện côngnghiệp hoá, hiện đại hóa, thực hiện các chính sách công bằng xã hội, tạo động lựcmới cho sự phát triển Hiện nay, NSNN còn khó khăn nên quan điểm của Nhà nước

ta chỉ đầu tư vào lĩnh vực không có khả năng thu hồi vốn

+ Điều tiết thị trường, giá cả và chống lạm phát

Hai yếu tố cơ bản của thị trường là cung cầu và giá cả thường xuyên tác độnglẫn nhau và chi phối hoạt động của thị trường Sự mất cân đối giữa cung và cầu sẽ tácđộng đến giá cả, làm cho giá cả hoặc giảm đột biến và gây biến động trên thị trường

Để đảm bảo lợi ích người sản xuất và người tiêu dùng, Nhà nước sử dụng NSNN để

Trang 12

can thiệp vào thị trường thông qua các khoản chi của NSNN dưới hình thức tài trợvốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ tài chính về hàng hóa và dự trữ tài chính Nềnkinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường là một nền kinh

tế động, chịu tác động của các quy luật nên có thể dẫn đến những biến động phứctạp trong đời sống xã hội Vì vậy, cần thiết và phải quan tâm tăng cường lực lượngdự trữ quốc gia Khoản dự trữ này được hình thành từ nguồn kinh phí của Nhànước, hoặc từ tăng thu ngân sách hàng năm, từ kết dư của NSNN hàng năm Trongquá trình điều chỉnh thị trường, NSNN còn tác động đến sự hoạt động của thịtrường tiền tệ, thị trường vốn và trên cơ sở đó thực hiện giảm phát, kiểm soát lạmphát Điều này được thể hiện khi Nhà nước áp dụng các biện pháp tích cực như: giảiquyết cân đối NSNN, khai thác các nguồn vốn vay trong và ngoài nước dưới hìnhthức phát hành trái phiếu Chính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia thịtrường vốn với tư cách là người mua và người bán chứng khoán

+ Bù đắp những khiếm khuyết của thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.

Với lập luận "hai bàn tay", Samuelson - nhà kinh tế học Mỹ - cho rằng cầnphải dùng cả hai bàn tay (nhà nước và thị trường) để tổ chức và phát triển kinh tếbởi vì dù hữu hình hay vô hình thì bàn tay nào cũng có khuyết tật, cần phải dùng cảhai bàn tay để hỗ trợ, bổ sung cho nhau Ngày nay, đa số đều ủng hộ vai trò quản lý

vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế, đồng thời coi trọng quy luật kinh tế kháchquan, hạn chế sự can thiệp không cần thiết, khi thị trường có thể làm được với cơchế của nó, đồng thời sẽ can thiệp tích cực với mức độ hợp lý trong những trườnghợp cần thiết để bù đắp những thất bại của thị trường Dưới lăng kính lợi ích cộngđồng, công bằng xã hội và môi trường sinh thái, thị trường cạnh tranh không quantâm đến các tầng lớp nghèo trong xã hội, không chú ý đến bảo vệ môi trường sinhthái khi vận động Thị trường thường xuyên chạy theo những lợi nhuận kinh tế đơnthuần và thực hiện phân phối thu nhập theo các tiêu thức của nó Xét trên bình diện

xã hội, đó là một hệ thống phân phối không công bằng, thiếu tính bền vững dokhông quan tâm đến lợi ích môi trường xã hội của cả cộng đồng Khiếm khuyết này

Trang 13

chỉ có thể san lấp phần nào nhờ vào nhà nước, nhờ vào hiệu quả sử dụng quyền lựcpháp lý để bắt buộc (hoặc khuyến khích) sử dụng (hoặc không sử dụng) một hoặcnhiều loại dịch vụ, hàng hóa công cộng nào đó (ví dụ: sản xuất phải đảm bảo môitrường, đảm bảo năng lực, có chứng chỉ hành nghề, bắt buộc trẻ em trong độ tuổi đihọc phải đi học, bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi lưu thông trên các tuyến đường quyđịnh, phương tiện vận tải phải đảm bảo an toàn…) NSNN là một công cụ tài chínhhữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập của dân cư NSNN ảnh hưởngđến phân phối thu nhập trên phạm vi toàn xã hội ở hai mặt thu và chi bằng việc ápdụng thuế trực thu, thuế gián thu phúc lợi công cộng trợ cấp đối với bộ phận dân cưnằm trong diện thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước [11]

1.1.2 Công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trong lĩnh vực Hải quan

Khái niệm về công tác quản lý thu NSNN

Theo luật Ngân sách do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành năm

2002, thu ngân sách nhà nước (NSNN) là việc nhà nước dùng quyền lực của mình

để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của nhà nước

Quản lý thu NSNN là quá trình nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu khác ngoài thuế vào NSNN nhằm đảm bảo tính tính công bằng khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển Đây là khoản tiền Nhà nước huy độngvào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp ngân sách Phần lớn các khoản thu NSNN đều mang tính chất cưỡng bức, bắt buộc mọi người dân, mọi thành phần kinh tế phải tuân thủ thực hiện.

Trong việc quản lý thu các nguồn thu ngân sách, thuế là nguồn thu quantrọng nhất Thuế không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN hàngnăm mà còn là công cụ của nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân Đểphát huy tốt tác dụng điều tiết vĩ mô của các chính sách thuế ở nước ta cũng nhưcác nước khác, nội dung của chính sách thuế thường xuyên thay đổi cho phù hợp

Trang 14

với diễn biến thực tế của đời sống KT-XH và phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế,tài chính

Do đó quản lý thu NSNN trong lĩnh vực hải quan là việc cơ quan hải quan sửdụng quyền lực nhà nước để tổ chức thực hiện các quy định về thu thuế đối vớihàng hoá xuất nhập khẩu

Với tư cách là cơ quan chấp hành thu, mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lýNSNN trong lĩnh vực hải quan là thực hiện thu đúng, thu đủ đồng thời tạo điều kiệnthuận lợi cho thương mại phù hợp với các thông lệ quốc tế

Quản lý thu NSNN trong lĩnh vực hải quan là hoạt động quản lý nhà nước về hải quan trong thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách thuế XNK của cơ quan hải quan đối với các hoạt động của đối tượng được quản lý nhằm đạt được các mục tiêu quản lý [13].

1.1.2.1 Vai trò của công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trong lĩnh vực Hải quan

Vai trò công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trong lĩnh vực Hải quan

Thứ nhất, để kiểm soát, điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các

thành phần kinh tế, thông qua công cụ quản lý thu ngân sách để nhà nước huy độngsự đóng góp nghĩa vụ thuế và các khoản thu vào NSNN đảm bảo công bằng, hợp lý

Là công cụ để nhà nước thực hiện sự ổn định và phát triển kinh tế

Thứ hai, quản lý thu ngân sách là nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ quốc gia

nào nhằm huy động và tạo lập quỹ tiền tệ tập trung của NSNN Để thực hiện nhiệm

vụ, chức năng của mình nhà nước phải có nguồn lực tài chính Nguồn lực tài chính

đó có được từ quản lý tốt thu NSNN

Thứ ba, thông qua quản lý thu NSNN để phát hiện, khai thác và nuôi dưỡng

nguồn thu Đồng thời hoàn thiện các chế độ chính sách liên quan đến công tác thunhằm quản lý thu NSNN ngày càng chặt chẽ, hợp lý

Thứ tư, thực hiện tốt công tác quản lý thu ngân sách sẽ có tác dụng tạo môi

trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế Việc công khai minhbạch các hình thức thu, mức thu, chế độ miễn giảm, khen thưởng, xử phạt đảm bảo

Trang 15

công bằng, đúng quy định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD của cácthành phần kinh tế.

Thứ năm, thu thuế và các khoản thu NSNN sẽ tác động đến sản lượng của

nền kinh tế, làm tăng hoặc thu hẹp quy mô của nền kinh tế Chính vì vậy, thông quacông cụ thuế để nhà nước điều chỉnh, hạn chế hoặc khuyến khích phát triển quy mô,sản lượng của các lĩnh vực, ngành kinh tế

1.1.3 Lập và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan

1.1.3.1 Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước của ngành Hải quan

Dự toán thu ngân sách nhà nước được xây dựng trên các cơ sở sau đây:

- Nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vànhững nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, đơn vị

- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước (đối với dự toánnăm đầu thời kỳ ổn định ngân sách); tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu vàmức bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được quyđịnh (đối với dự toán năm tiếp theo của thời kỳ ổn định)

- Chính sách, chế độ thu ngân sách, định mức phân bổ ngân sách, chế độ,tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách

- Các văn bản về xây dựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách hàng năm của

các cơ quan có thẩm quyền [7].

1.1.3.2 Quy trình lập dự toán, phân bổ dự toán thu NSNN của ngành Hải

Quy trình lập dự toán thu NSNN gồm các công việc cần phải làm sau đây [9]:(1) Lập dự toán thu NSNN

(2) Thông báo quyết định giao dự toán, chỉ tiêu phấn đấu thu NSNN cho cácđơn vị Hải quan

Bước 1: Các công việc chuẩn bị lập dự toán

- Tại Chi cục và Cửa khẩu quốc tế đường bộ

Đánh giá tình hình thực hiện kim ngạch XNK, tình hình thu NSNN quý I và

Trang 16

ước thực hiện quý II năm hiện tại, báo cáo kết quả về Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Thời gian: trước ngày 10 tháng 4 hàng năm

- Tại Cục Hải quan

Tổng hợp báo cáo của các Chi cục và Cửa khẩu quốc tế đường bộ (nếu có),

rà soát, đánh giá, phân tích tình hình thực hiện thu NSNN quý I và ước thực hiệnquý II của toàn đơn vị Lập báo cáo gửi Tổng cục Hải quan (Cục Thuế XNK)

Thời gian: trước ngày 25 tháng 4 hàng năm

- Tại Tổng cục Hải quan

+ Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan thực hiện:

Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kim ngạch XNK quý I và dự kiến tìnhhình kim ngạch XNK quý II năm hiện tại báo cáo Lãnh đạo Tổng cục và chuyểnCục Thuế XNK tổng hợp

+ Các đơn vị: Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Điều tra chống buôn lậu,Cục Giám sát quản lý về hải quan, Thanh tra Tổng cục Hải quan, Trung tâm phântích phân loại, Ban Quản lý rủi ro đánh giá tình hình thực hiện các công việc liênquan theo chức năng, nhiệm vụ báo cáo Lãnh đạo Tổng cục và chuyển Cục ThuếXNK tổng hợp

+ Cục Thuế XNK thực hiện

Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN; Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toáncủa Bộ Tài chính; Tình hình thực hiện kim ngạch XNK quý I, dự kiến quý IInăm hiện tại của toàn ngành; Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kim ngạchXNK và tình hình thu NSNN của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Báo cáođánh giá của các đơn vị tại điểm 3.1, 3.2 bước 1 quy trình này; Dự báo về tìnhhình kinh tế thế giới, trong nước và các chế độ chính sách mặt hàng, thuế suấtliên quan tới hoạt động XNK

Bước 2: Ban hành văn bản hướng dẫn lập dự toán thu NSNN

- Cục Thuế XNK thực hiện

Trang 17

Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tàichính về xây dựng dự toán NSNN, Thông báo số dự kiến giao thu NSNN của BộTài chính, Cục Thuế XNK trình Lãnh đạo Tổng cục Hải quan ban hành văn bảnhướng dẫn lập dự toán thu NSNN cho các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Thời gian: chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo

số dự kiến giao thu NSNN của Bộ Tài chính

- Cục Hải quan thực hiện

Sau khi nhận được Thông báo số dự kiến giao thu NSNN thu ngân sách nămdự toán của Bộ Tài chính và hướng dẫn lập dự toán thu NSNN của Tổng cục, CụcHải quan địa phương có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn cụ thể cho các Chicục Hải quan, Cửa khẩu quốc tế đường bộ

Bước 3: Lập dự toán thu NSNN tại các Chi cục và Cửa khẩu quốc tế đường bộ.

(1) Đánh giá tình hình thu năm hiện tại

Phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến thu NSNN như kim ngạch XNK;chính sách điều hành; tác động của thị trường, giá cả; khă năng thu hồi nợ thuế;thực hiện các kiến nghị của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thanh tra cụ thể:

(1.1) Đánh giá chi tiết tình hình thực hiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu,

thu NSNN 6 tháng đầu năm và dự kiến thực hiện 6 tháng cuối năm:

a Tổng kim ngạch XNK, trong đó chi tiết theo tổng kim ngạch xuất khẩu,tổng kim ngạch nhập khẩu

a1 Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, trong đó:

 Kim ngạch xuất khẩu: đánh giá theo nhóm mặt hàng có kim ngạch xuấtkhẩu và số thu lớn, nhóm mặt hàng thuộc đối tượng không khuyến khích xuất khẩu;nhóm các mặt hàng khác Ví dụ: quặng, than đá, dầu thô

 Kim ngạch nhập khẩu: đánh giá theo nhóm mặt hàng có kim ngạch nhậpkhẩu và số thu lớn; nhóm các mặt hàng khác Ví dụ: xăng dầu, xe ô tô nguyên chiếccác loại, linh kiện xe ô tô, xe máy nguyên chiếc, linh kiện, phụ tùng xe máy, phânbón, sắt thép, máy móc thiết bị

Trang 18

a2 Kim ngạch XNK từng mặt hàng của một số doanh nghiệp có số thu nộp

NSNN lớn, thường xuyên làm thủ tục tại đơn vị

b Trên cơ sở đánh giá, phân tích tình hình thực hiện kim ngạch XNK, tìnhhình thu NSNN 6 tháng đầu năm Chi cục Hải quan, Cửa khẩu quốc tế đường bộ dựkiến kim ngạch XNK và thu NSNN 6 tháng cuối năm tại đơn vị

(1.2) Phân tích dự báo chính sách thuế, chính sách mặt hàng, thuế suất, chính

sách khác ảnh hưởng đến thu NSNN của đơn vị

(1.3) Khả năng thu hồi nợ thuế: phân tích, đánh giá số thuế nợ lũy kể, số nợ

thuế phát sinh và số nợ thuế đã thu hồi trong 6 tháng đầu năm; nguyên nhân nợthuế, từ đó đưa ra biện pháp để thu hồi nợ thuế và dự kiến số nợ thuế thu hồi đượctrong 6 tháng cuối năm

(1.4) Đánh giá tình hình thực hiện các kiến nghị của cơ quan Kiểm toán Nhà

nước, Thanh tra và dự kiến số nộp vào NSNN trong năm (nếu có)

(1.5) Lập biểu tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện kim ngạch XNK, tình

hình thu NSNN, tình hình nợ thuế 6 tháng đầu năm, dự kiến thu cả năm chi tiết theocác mẫu số la, lb, 2a, 2b kèm theo quy trình này, đồng thời có thuyết minh kèm theo

(2) Lập dự toán thu năm tiếp theo Căn cử Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN.

Các Chi cục Hải quan, Cửa khẩu quốc tế đường bộ thực hiện:

(2.1) Đề nghị UBND tỉnh, thành phố (đối với các Chi cục quản lý theo địa

bàn tỉnh, thành phố không có Cục) thông báo các chính sách đặc thù, các ưu đãi đặcbiệt trong năm ngân sách và dự kiến năm dự toán và các năm tiếp theo có thể ảnhhưởng tới thu NSNN

(2.2) Phối hợp với Sở kế hoạch - Đầu tư, cơ quan Thuế, Sở tài chính doanh

nghiệp tỉnh, thành phố (đối với các Chi cục quản lý theo địa bàn tinh, thành phốkhông có Cục) để đánh giá tình hình đầu tư năm hiện tại và xác dịnh nhu cầu đầu

tư, từ đó xác định kim ngạch nhập khẩu hàng đầu tư trong năm hiện tại và các nămtiếp theo

(2.3) Đề nghị các Doanh nghiệp đóng tại địa bàn hoặc thường xuyên làm thủ

Trang 19

tục XNK tại địa bàn cung cấp kế hoạch XNK năm xây dựng dự toán, để xác địnhmặt hàng XNK, kim ngạch XNK cho năm tiếp theo.

(2.4) Nắm bắt các thông tin về dự kiến thay đổi chính sách thuế, chính sách

mặt hàng trong năm dự toán, để xác định kim ngạch, số thu của các mặt hàng phátsinh trong năm hiện tại nhưng sẽ không còn trong năm tiếp theo

(2.5) Tổng hợp các yếu tố nêu trên và kết quả đánh giá tình hình XNK, thu

NSNN năm hiện tại đã thực hiện ở điểm 1 kết hợp với phân tích, đánh giá tình hìnhthực hiện XNK, tình hình thực hiện thu NSNN một số năm gần năm xây dựng dựtoán (tối thiểu là 3 năm) để tính tốc độ tăng trưởng kim ngạch XNK và số thuNSNN bỉnh quân hàng năm tại đơn vị để dự kiến kim ngạch XNK; những mặt hàngchính sẽ làm thủ tục trong năm tiếp theo

(2.6) Lập báo cáo xây dựng dự toán thu NSNN năm tới theo mẫu 4a, 4b, 5a,

5b kèm theo quy trinh này, đồng thời có thuyết minh kèm theo gửi về Cục Hải quan

Thời gian: theo yêu cầu cụ thể tại công văn hướng dẫn lập dự toán thu NSNNcủa Cục Hải quan tỉnh, thành phố

Bước 4: Tổng hợp và lập dự toán thu NSNN tạỉ Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

(1) Về cơ bản quy trình thực hiện tại cấp Cục tương tự như quy trình thực

hiện tại cấp Chi cục nêu tại bước 3

Mục đích của việc thẩm tra báo cáo nhằm xác định việc đánh giá thực hiệncủa Chi cục, Cửa khẩu quốc tế đường bộ Nếu việc đánh giá là chưa đúng, chưa đạtyêu cầu, đề nghị Chi cục, Cửa khẩu quốc tế đường bộ đánh giá, báo cáo lại

(2) Lập các biểu tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kim ngạch

XNK, tình hình thu 6 tháng đầu năm, ước thực hiện cả năm và xây dựng dự toáncho năm tiếp theo của Cục Hải quan theo mẫu 1, 2, 3, 4, 5 kèm theo quy trình này,đồng thời có thuyết minh gửi về Tổng cục Hải quan

Thời gian: theo yêu cẩu cụ thể tại công văn hướng dẫn lập dự toán thu NSNNcủa Tổng cục Hải quan

Bước 5: Tổng hợp và lập dự toán thu NSNN toàn ngành:

Trang 20

(1) Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan thực hiện:

Phối hợp với Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Công thương để đánh giá tình hìnhhoạt động xuất nhập khẩu; Ước khả năng thực hiện kim ngạch xuất nhập khẩu củanăm hiện tại và dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu năm dự toán

(2) Các đơn vị: Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Điều tra chống buôn lậu,

Cục Giám sát quản lý về hải quan, Thanh tra Tổng cục Hải quan, Trung tâm phântích phân loại, Ban Quản lý rủi ro lập dự toán thu qua công tác nghiệp vụ của đơn vịbáo cáo Lãnh đạo Tổng cục và chuyển Cục Thuế XNK tổng hợp

(3) Cục Thuế XNK

(1.1) Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính (Vụ NSNN, Vụ Chính sáchthuế, Vụ Hợp tác quốc tế, ) dự kiến các chính sách thuế, chính sách mặt hàng chonăm dự toán; phối hợp với Cục Tài chính doanh nghiệp, Tổng cục Thuế, Tập đoàn,Tổng công ty lớn (nếu cần thiết) để xác định kế hoạch đầu tư, kế hoạch XNK chonăm tiếp theo của một số Tập đoàn, Tổng công ty lớn, làm cơ sở xây dựng dự toánthu NSNN

(1.2) Căn cứ Chỉ thị của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, Thông báo số kiểmtra của Bộ Tài chính; Tình hình thực hiện kim ngạch XNK; Tình hình thu NSNN tạicác Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Kết quả làm việc với các Bộ, ngành liên quan vềđánh giá tình hình thực hiện kim ngạch XNK

(1.3) Trao đổi với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về các nội dung cần làm

rõ trong báo cáo của đơn vị, trường hợp cần thiết yêu cầu đơn vị có văn bản giải trình

(1.4) Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kim ngạch XNK,tình hình thu NSNN của toàn ngành, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toáncủa các Cục Hải quan tỉnh, thành phố Nếu thấy cần thiết, Cục Thuế XNK trìnhLãnh đạo Tổng cục tổ chức đoàn khảo sát tình hình thực hiện thu NSNN tại một sốđịa phương

(1.5) Sau khi rà soát, phân tích báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toánthu NSNN của các địa phương kết hợp với kết quả khảo sát ở một số địa phương(nếu có), Cục Thuế XNK phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải

Trang 21

quan lập báo cáo trình Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt, trình Bộ Tài chính điều chỉnhtăng/giảm dự toán thu cho các Cục Hải quan tỉnh, thành phố (nếu có).

(1.6) Chuẩn bị tài liệu để thảo luận dự toán thu Ngân sách với các Cục Hảiquan tỉnh, thành phố

Thời gian: trước ngày 10 tháng 8 hàng năm

Bước 6: Tổ chức thảo luận dự toán thu NSNN

(2) Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện

Sau khi nhận được thông báo của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan các tỉnh,thành phố cử đoàn công tác tham gia thảo luận dự toán thu NSNN đúng thành phầntheo yêu cầu của Tổng cục Hải quan; đồng thời chuẩn bị tài liệu theo các nội dungTổng cục Hải quan yêu cầu Trường hợp đơn vị không tham gia thảo luận phải cóvăn bản giải trình gửi Tổng cục Hải quan (Cục Thuế XNK)

Sau khi kết thúc thảo luận, nếu đơn vị có kiến nghị, đề xuất thì gửi văn bản

về Tổng cục Hải quan (Cục Thuế XNK)

Bước 7: Tổng hợp và trình lãnh đạo các cấp phê duyệt dự toán NSNN

Cục Thuế XNK thực hiện

(1) Tổng hợp kết quả thảo luận đánh giá thu NSNN năm hiện tại và xâydựng dự toán thu NSNN năm tiếp theo của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố

(2) Tổng hợp ý kiến bổ sung sau khi tham gia thảo luận của các Cục Hảiquan tỉnh, thành phố

(3) Lập báo cáo thuyết minh đánh giá tình hình thực hiện thu năm ngân sách

và cơ sở xây dựng dự toán thu năm dự toán Trình lãnh đạo các cấp phê duyệt

Trang 22

Thời gian: 3 ngày sau khi kết thúc thảo ỉuận với các Cục HQ tỉnh, thành phố.

Bước 8: Giao dự toán thu NSNN và chỉ tiêu phấn đấu thu NSNN

(2) Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

Căn cứ quyết định giao dự toán thu NSNN của Bộ Tài chính, chỉ tiêu phấnđấu của Tổng cục Hải quan; Cục Hải quan các tỉnh, thành phố ban hành quyết địnhgiao dự toán, chỉ tiêu phấn đấu thu NSNN cho các chi cục

Thời gian: trước ngày 31 tháng 12 hàng năm

Bước 9: Báo cáo kết quả giao dự toán NSNN

Các Cục Hải quan báo cáo kết quả giao dự toán thu NSNN chi tiết cho cácChi cục Hải quan về Tổng cục Hải quan

Thời gian: trước ngày 31 tháng 1 năm dự toán

Bưóc 10; Lưu hồ sơ

Hồ sơ lưu bao gồm: cấp Tổng cục, cấp Cục, cấp Chi cục:

(1) Tổng cục Hải quan (Cục Thuế XNK):

 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội và dự toán NSNN

 Các văn bản hướng dẫn và Thông báo sổ kiểm tra của Bộ Tài chính;

 Quyết định của Bộ Tài chính về việc giao dự toán ngân sách;

 Thông báo dự toán và chỉ tiêu phấn đấu thu NSNN cho các Cục Hải quantỉnh, thành phố, các Chi cục Hải quan (đối với các Chi cục quản lý theo địa bàn tỉnh,thành phố không có cục) các Cửa khẩu quốc tế đường bộ của Tổng cục Hải quan

Trang 23

 Các quyết định giao dự toán, chỉ tiêu phấn đấu cho các Chi cục Hải quancủa các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

 Báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố về đánh giá thu NSNN nămngân sách và xây đựng dự toán thu năm tiếp theo

 Kết quả thảo luận với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về xây dựng dựtoán thu ngân sách

 Các căn cứ tính toán, xây dựng dự toán thu ngân sách của Tổng cục;

 Thuyết minh về việc lập dự toán ngân sách và các biểu mẫu đính kèm

(2) Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

 Thông báo sổ kiểm tra của Bộ Tài chính;

 Công văn hướng dẫn về việc lập dự toán của Tổng cục Hải quan;

 Quyết định của Bộ Tài chính về việc giao dự toán ngân sách;

 Thông báo dự toán và chỉ tiêu phấn đấu thu NSNN cho các Cục Hải quantỉnh, thành phố, các Chi cục Hải quan (đối vói các Chi cục quản lý theo địa bàn tỉnh,thành phố không có cục), các cửa khâu quốc tế đường bộ của Tổng cục Hải quan

 Các quyết định giao dự toán, chỉ tiêu phấn đấu cho các Chi cục Hải quancủa Cục Hải quan tỉnh, thành phố

 Báo cáo của các Chi Cục Hải quan về đánh giá thu NSNN năm ngân sách

và xây dựng đự toán thu năm tiếp theo

 Các căn cứ tính toán, xây dựng dự toán thu ngân sách của Cục;

 Thuyết minh về việc Ịập dự toán ngân sách và các biểu mẫu đính kèm

(3) Chi cục Hải quan và cửa khẩu quốc tế đường bộ:

 Công văn hướng dẫn về việc lập dự toán của Tổng cục Hải quan, Cục Hảiquan tỉnh, thành phố;

 Quyết định của Bộ Tài chính về việc giao dự toán ngân sách;

 Thông báo dự toán và chỉ tiêu phấn đấu thu NSNN cho các Cục Hải quantỉnh, thành phố, các Chi cục quản lý địa bàn tỉnh, các Cửa khẩu quốc tế đường bộcủa Tổng cục Hải quan

 Các quyết định giao dự toán, chỉ tiêu phấn đấu cho các Chi cục Hải quan

Trang 24

của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

 Các căn cứ tính toán, xây dựng dự toán thu ngân sách;

 Thuyết minh về việc lập dự toán ngân sách và các biểu mẫu đính kèm

1.1.4 Quy trình thực hiện thu NSNN của ngành Hải quan

1.1.4.1 Thu bằng Bảng kê nộp thuế

b) Đối với các khoản thu NSNN trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu, ngay sau khihoàn tất thủ tục thu tiền từ người nộp NSNN, chi nhánh NHTM kết xuất và truyềnthông tin, dữ liệu về số đã thu NSNN sang cơ quan Hải quan (qua Cổng thông tinđiện tử của Tổng cục Hải quan) để làm căn cứ thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩucho người nộp NSNN

c) Đối với các khoản thu NSNN được chuyển khoản từ các NHTM nơi phục

vụ người nộp NSNN về NHTM nơi KBNN mở tài khoản tiền gửi:

Căn cứ chứng từ thu NSNN chuyển tiếp từ các ngân hàng khác (hoặcchứng từ in phục hồi), chi nhánh NHTM nơi KBNN mở tài khoản tiền gửi nhậpđầy đủ các thông tin trên chứng từ vào chương trình TCS-NHTM và làm thủ tụcchuyển tiền vào tài khoản của KBNN (đối với trường hợp này, chi nhánh NHTMkhông phải in Giấy nộp tiền vào NSNN) cùng với các khoản thu NSNN phát sinh

Trang 25

trực tiếp tại chi nhánh NHTM; sau đó, xử lý cuối ngày tương tự như tiết a điểm1.1 khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

(1.2) Tại chi nhánh NHTM thuộc hệ thống NHTM có tham gia phối hợp thuNSNN, song KBNN không mở tài khoản tại chi nhánh NHTM đó:

Căn cứ Bảng kê nộp thuế của người nộp NSNN gửi đến, chi nhánh NHTMnhập đầy đủ các thông tin trên Bảng kê nộp thuế vào chương trình TCS-NHTM đểtra cứu, kiểm tra thông tin về người nộp NSNN và làm thủ tục trích tài khoản củangười nộp NSNN để chuyển vào tài khoản của KBNN ghi trên Bảng kê nộp thuế,đảm bảo đến cuối ngày toàn bộ các khoản thu NSNN phát sinh trong ngày tại cácchi nhánh NHTM đều phải được làm thủ tục chuyển về tài khoản của KBNN

Trường hợp người nộp NSNN sử dụng Giấy nộp tiền vào NSNN, thì đượcthực hiện theo quy định tại tiết a điểm 1.1 khoản 1 Điều 5 Thông tư này

(2) Tại Kho bạc Nhà nước:

(2.1) Trên cơ sở dữ liệu điện tử về thu NSNN do chi nhánh NHTM chuyểnđến, KBNN đối chiếu Bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN đã nhận được từ chi nhánhNHTM với dữ liệu tương ứng trong chương trình thu NSNN, đảm bảo khớp đúngcác chỉ tiêu theo quy định tại Quyết định số 1027/QĐ-BTC

(2.2) Cuối ngày, KBNN truyền dữ liệu về số đã thu NSNN vào hệ thống cơ

sở dữ liệu thu, nộp thuế

(3) Tại cơ quan Thuế, Hải quan:

(3.1) Thực hiện kết xuất và truyền thông tin, dữ liệu về người nộp NSNN và

số phải thu NSNN về Trung tâm trao đổi dữ liệu trung ương theo quy trình quy địnhtại Quyết định số 1027/QĐ-BTC

(3.2) Khi nhận được thông tin, dữ liệu về sổ đã nộp NSNN do NHTM chuyểnđến, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm ghi nhận dữ liệu vào Cổng thông tin điện tửcủa Tổng cục Hải quan để làm cơ sở cho các Cục/Chi cục Hải quan (nơi phát hành tờkhai hải quan) thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu theo chế độ quy định

Trang 26

(3.3) Căn cứ thông tin, dữ liệu về thu NSNN do KBNN chuyển sang, cơquan Thuế, Hải quan thực hiện cập nhật và hạch toán vào hệ thống tác nghiệp nội

ủy nhiệm thu NSNN không chờ chấp thuận hoặc dịch vụ nộp NSNN qua mạnginternet, đảm bảo nguyên tắc:

- Người nộp NSNN có tài khoản tại chi nhánh NHTM tự nguyện đăng ký sửdụng dịch vụ ủy nhiệm thu không chờ chấp thuận hoặc dịch vụ nộp NSNN quamạng internet với NHTM; đồng thời, cho phép chi nhánh NHTM được tự độngtrích tài khoản của người nộp NSNN để nộp NSNN khi đến hạn (đối với dịch vụ ủynhiệm thu không chờ chấp thuận)

- Có phần mềm ứng dụng về thu NSNN qua mạng internet và các giải pháp

kỹ thuật cần thiết, đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời, chính xác, an toàn và bảo mậttrong suốt quá trình thanh toán qua mạng internet về thu NSNN; đồng thời, đảm bảo

an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu của người nộp NSNN

(2) Giao KBNN chủ trì phối hợp với Tổng Cục Thuế, Tổng Cục Hải quan vàcác NHTM hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cụ thể

1.1.4.3 Thu phạt vi phạm hành chính bằng biên lai thu

(1) KBNN phối hợp với các chi nhánh NHTM đã tham gia tổ chức phối hợpthu NSNN để ủy nhiệm thu phạt vi phạm hành chính bằng biên lai thu nhằm tăngcường cải cách thủ tục hành chính và tạo thuận lợi cho người nộp phạt

(2) Việc ủy nhiệm thu phạt vi phạm hành chính bằng biên lai thu cho NHTMđược thực hiện theo các phương thức:

- Sử dụng biên lai thu phạt được lập thủ công: KBNN ký hợp đồng ủy nhiệmthu phạt và giao biên lai thu phạt (loại biên lai thu không in sẵn mệnh giá, khi sử

Trang 27

dụng phải viết tay) cho NHTM (nơi nhận ủy nhiệm) để tổ chức thu tiền từ ngườinộp phạt.

- Sử dụng biên lai thu phạt được in từ chương trình TCS - NHTM: KBNN

ký hợp đồng ủy nhiệm thu phạt và cho phép chi nhánh NHTM (nơi nhận ủynhiệm) được in biên lai thu phạt từ chương trình TCS - NHTM để tổ chức thu tiền

từ người nộp phạt

(3) Giao KBNN chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn cụ thểquy trình ủy nhiệm thu phạt vi phạm hành chính bằng biên lai thu; đồng thời, căn cứtình hình thực tế và khả năng đối chiếu số liệu thu phạt vi phạm hành chính giữaKBNN - NHTM và các cơ quan ra quyết định xử phạt tại từng địa bàn để quyết địnhviệc thực hiện quy trình ủy nhiệm thu phạt vi phạm hành chính theo quy trình sửdụng biên lai thu phạt lập thủ công hoặc quy trình sử dụng biên lai thu phạt in từchương trình TCS - NHTM, đảm bảo việc ủy nhiệm thu phạt được an toàn hiệu quả

1.1.4.4 Đối chiếu cuối ngày

(1) Giữa KBNN và NHTM:

(1.1) Giữa KBNN với NHTM nơi mở tài khoản (tài khoản tiền gửi hoặc tàikhoản chuyên thu NSNN):

a) Sau thời điểm “cut off time”, các đơn vị KBNN và chi nhánh NHTM nơi

mở tài khoản thực hiện đối chiếu toàn bộ thông tin, số liệu về số đã thu NSNN phátsinh trong ngày, kể cả bằng tiền mặt và chuyển khoản (chi tiết theo từng chứng từtruyền/nhận giữa các đơn vị KBNN và chi nhánh NHTM) trên tài khoản của KBNNtại chi nhánh NHTM Dữ liệu đối chiếu cho một ngày hoạt động là toàn bộ cácchứng từ phát sinh trong ngày được truyền/nhận giữa NHTM với KBNN và đượcghi nhận vào tài khoản của KBNN mở tại chi nhánh NHTM (bao gồm cả các khoảnthu NSNN phát sinh sau thời điểm “cut off time” của ngày làm việc hôm trước)

b) Nguyên tắc đối chiếu:

- Số phát sinh, số dư trên tài khoản của KBNN (tỉnh, huyện) tại chi nhánhNHTM phải khớp đúng với số liệu trên các tài khoản tương ứng tại KBNN

Trang 28

- Dữ liệu đối chiếu trong ngày giữa các chi nhánh NHTM và các đơn vịKBNN phải đảm bảo khớp đúng, chi tiết theo từng giao dịch Trường hợp có phátsinh giao dịch nộp NSNN (kể cả bằng tiền mặt và chuyển khoản, nộp quaInternetbanking, ) sau thời điểm “cut off time” giữa KBNN (tỉnh, huyện) và chinhánh NHTM nơi mở tài khoản, thì chi nhánh NHTM nơi KBNN mở tài khoản phải

có trách nhiệm đối chiếu với KBNN vào ngày giao dịch kế tiếp

- Toàn bộ số phát sinh trên tài khoản chuyên thu trong ngày của Văn phòngKBNN tỉnh, thành phố hoặc KBNN quận, huyện sau khi đã đối chiếu khớp đúnggiữa KBNN (tỉnh, huyện) với chi nhánh NHTM nơi mở tài khoản, thì phải đượcthực hiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này; trừ các giao dịchphát sinh sau thời điểm “cut off time” giữa KBNN và chi nhánh NHTM nơi mở tàikhoản chuyên thu, thì được đối chiếu và chuyển về tài khoản của KBNN (Trungương) vào ngày làm việc kế tiếp

- Dữ liệu ngày cuối tháng và cuối năm giữa các đơn vị KBNN và chi nhánhNHTM phải khớp đúng cả về số phát sinh và số dư Mọi phát sinh trên tài khoảncủa KBNN (tỉnh, huyện) tại chi nhánh NHTM đều phải được phản ánh đầy đủ,chính xác trên các tài khoản chi tiết tương ứng của KBNN trước khi khóa sổ ngàycuối tháng, cuối năm

c) Việc đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi của KBNN tại các chi nhánhNHTM được thực hiện theo quy định hiện hành Số dư trên tài khoản của KBNN(tỉnh, huyện) vào thời điểm cuối tháng, cuối năm sau khi đã thực hiện đối chiếu phảiđược chi nhánh NHTM nơi mở tài khoản và KBNN xác nhận, ký, đóng dấu đầy đủ

để đảm bảo tính hợp pháp của chứng từ

(1.2) Giữa KBNN với NHTM mà KBNN không mở tài khoản: KBNN khôngthực hiện đối chiếu số đã thu NSNN với các NHTM mà KBNN không mở tàikhoản Việc thanh toán, chuyển tiền và đối chiếu từ NHTM phục vụ người nộpNSNN về ngân hàng phục vụ KBNN được thực hiện theo quy định tại Quyết định

số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt

Trang 29

Nam về việc ban hành Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch

vụ thanh toán

(2) Giữa NHTM và Tổng cục Thuế/Tổng cục Hải quan:

(2.1) Giữa NHTM và Tổng cục Thuế: Tổng cục Thuế chỉ cung cấp số phảithu NSNN cho các NHTM có tham gia quy trình phối hợp thu NSNN; Tổng cụcThuế không thực hiện đối chiếu số liệu với các NHTM

(2.2) Giữa NHTM và Tổng cục Hải quan:

a) Tại trung ương: Cuối ngày, NHTM và Tổng cục Hải quan tiến hành đốichiếu các thông tin, dữ liệu điện tử đã được trao đổi thông qua Cổng thông tin điện

tử của Tổng cục Hải quan, đảm bảo sự khớp đúng thông tin về số thuế đã thu tạiNHTM được truyền đầy đủ sang Tổng cục Hải quan ngay trong ngày

b) Tại địa phương: Các cơ quan Hải quan (Cục, Chi cục) có nghĩa vụ định kỳtiếp nhận thông tin từ KBNN và NHTM cung cấp về các tổ chức, cá nhân còn nợthuế để thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế Cuối ngày, các cơ quan Hải quan(Cục, Chi cục) thực hiện đối chiếu tổng số tiền đã thu NSNN theo từng tờ khai hảiquan (dữ liệu nhận từ KBNN) với các tờ khai hải quan đã thông quan tương ứngtrong ngày để kịp thời phát hiện sai lệch (nếu có) và có biện pháp xử lý, đảm bảokhớp đúng dữ liệu về số đã thu NSNN nhận từ KBNN với dữ liệu nhận từ NHTM

( 3) Giữa KBNN và cơ quan Thuế, Hải quan:

Việc đối chiếu dữ liệu thu NSNN giữa KBNN với cơ quan Thuế, Hải quanđược thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1027/QĐ-BTC

1.1.5 Mô hình nghiên cứu và thang đo đánh giá công tác quản lý thu ngân sách tại Cục hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế

Dựa trên việc nghiên cứu lý thuyết về công tác thu ngân sách nhà nước tronglĩnh vực hải quan, phỏng vấn các chuyên gia, bán bộ lãnh đạo và bán bộ có kinhnghiệm trong công tác quản lý thu NSNN, đồng thời kết hợp với thực tiễn thực hiệncông tác quản lý thu ngân sách tại Cục hải quan tỉnh TTH Nghiên cứu đã đưa rađược mô hình nghiên cứu đề xuất dưới đây (hình 1.1)

Trang 30

Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Tiếp đến, nghiên cứu tiến hành bước điều tra định tính phỏng vấn chuyên gia

là cán bộ lãnh đạo, cán bộ lâu năm tham gia vào công tác thu NS, cũng như các cán

bộ DN có tính đại diện cao trên địa bàn Từ đó, nghiên cứu hiệu chỉnh và xây dựngnên thang đo hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách chính thức, bao gồm 7 nhómtiêu chí

Giả thuyết nghiên cứu:

H1: Công tác lập dự toán, kế hoạch có tác động cùng chiều (+) đến đánh giá chung

H2: Quy trình thu ngân sách có tác động cùng chiều (+) đến đánh giá chung H3: Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện thu NS có tác động cùng chiều (+) đến đánh giá chung

Công tác lập dự toán, kế hoạch

Quy trình thu ngân sách

Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện

Ứng dụng CNTT trong hoạt động thu

ngân sách

Trang 31

H4: Tổ chức bộ máy và cán bộ thu NS có tác động cùng chiều (+) đến đánh giá chung

H5: Công tác tuyên truyền, phát triển nguồn thu NS có tác động cùng chiều (+) đến đánh giá chung

H6: Ứng dụng CNTT trong hoạt động thu ngân sách có tác động cùng chiều (+) đến đánh giá chung

- Thang đo đánh giá hiệu quả về công tác quản lý thu ngân sách

Trong nghiên cứu này, tác giả đã thiết kế bảng câu hỏi với 29 biến quan sát

đo lường 7 nhân tố trong mô hình nghiên cứu: 1 Công tác lập dự toán, kế hoạch(KH), 2 Quy trình thu ngân sách (QTT), 3 Công tác kiểm tra, giám sát thực hiệnthu NS (KT), 4 Tổ chức bộ máy và cán bộ thu NS (CB), 5 Chính sách tuyêntruyền, phát triển nguồn thu NS (TTPT), 6 Ứng dụng CNTT trong hoạt động thungân sách (CNTT), 7 Đánh giá chung về công tác thu ngân sách (DGC)

Cụ thể để đo lường các nhân tố trong mô hình, tác giả sử dụng thang đoLikert từ 1 đến 5 điểm tương đương 1 = Hoàn toàn không đồng ý, 2 = Không đồng

ý, 3 = Trung lập (trung bình), 4 = Đồng ý, 5 = Hoàn toàn đồng ý

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu NSNN trong lĩnh vựcHải quan

+ Công tác lập dự toán, kế hoạch (KH):

Lập dự toán thu NSNN là cơ sở tính toán các nguồn thu, các khoản thu trongdự toán ngân sách được theo dõi nhằm đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nghĩa

vụ nộp thuế kịp thời theo quy định

+ Quy trình thu ngân sách (QTT):

Quy trình thu ảnh hưởng đến công tác quản lý thu NSNN Đổi mới quy trìnhthu nhằm nâng cao hiệu quả việc truyền nhận và công tác theo dõi nguồn thu NSnhanh chóng và chính xác hơn, không gây ảnh hưởng đến nợ thuế của doanh nghiệpcũng như giảm áp lực công việc của cán bộ hải quan

+ Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện thu ngân sách (KT):

Công tác kiểm tra giám sát đóng vai trò hết sức quan trọng đến việc nâng cao

Trang 32

ý thức chấp hành pháp luật về nộp ngân sách của doanh nghiệp Làm tốt công tácnày sẽ không chỉ giúp nâng cao số lượng doanh nghiệp nộp ngân sách mà còn giúpgiảm thiểu tối đa lượng ngân sách cần thu bị hao hụt.

+ Tổ chức bộ máy và cán bộ thu NS (CB)

Yếu tố con người luôn được xem là nòng cốt trong hiệu quả hoạt động củamọi tổ chức Vì vậy trong hoạt động thu ngân sách hải quan, việc bố trí đúng người,đúng việc, cũng như hoạt động đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán

bộ chuyên trách cũng đóng vai trò hết sức quan trọng

+ Chính sách tuyên truyền, phát triển nguồn thu ngân sách (TTPT)

Công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh hoạtđộng nộp ngân sách hải quan, đồng thời cũng là một kênh để phía hải quan có thểnắm bắt được các tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp Bên cạnh đó, việc thườngxuyên rà soát, phát triển đối tượng nộp ngân sách, giải quyết các khó khăn của doanhnghiệp cũng được xem là mấu chốt của việc tăng lượng ngân sách thu được trong dàihạn

+ Ứng dụng CNTT trong hoạt động thu ngân sách (CNTT)

Công nghệ thông tin được xem là xương sống của mọi tổ chức trong thời kỳhiện đại hóa hiện nay Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT không chỉ giúp rút ngắn thờigian nộp ngân sách của doanh nghiệp, tinh gọn các thủ tục giấy tờ hành chính, màcòn đảm bảo sự minh bạch, đáng tin cậy trong hoạt động thu ngân sách hải quan

Bảng 1.1 Mã hóa các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu

KH1 Chất lượng công tác lập dự toán, kế hoạch thu ngân

sách đáp ứng tốt yêu cầu thực tếKH2 Đơn vị lập dự toán ngân sách tại Cục như hiện nay là

phù hợpKH3 Kế hoạch thu ngân sách được hoàn thiện sớm

Trang 33

và kho bạc trong việc thu NS

Công tác kiểm tra,

giám sát thực hiện

thu NS (KT)

KT1 Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định

nộp NS diễn ra thường xuyênKT2 Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định

nộp NS giúp phát hiện được nhiều trường hợp vi phạmKT3 Việc khen thưởng, xử lý vi phạm các quy định về thu

ngân sách là chính xácKT4 Các sai sót trong thu NSNN được phát hiện và xử lý

cầu công việcCB4 Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tham gia vào công

tác thu ngân sách diễn ra thường xuyên

nộp NS cho DNTTPT3 Doanh nghiệp được giải đáp nhanh chóng, kịp thời các

vướng mắc về quy trình, thủ tục nộp NSTTPT4 Tại Cục thường xuyên tổ chức hội thảo phổ biến các

chính sách, quy định mới về thuếTTPT5 Công tác phát triển đối tượng nộp ngân sách diễn ra

thường xuyênTTPT6 Chính quyền tại Cục có quan tâm đến những khó khăn

trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Ứng dụng CNTT CNTT1 Tại Cục có ứng dụng nhiều công nghệ thông tin để hỗ

Trang 34

hành chính, tiết kiệm chi phí cho DN

Đánh giá chung về

công tác thu ngân

sách

(DGC)

DGC1 Nhìn chung, công tác thu ngân sách tại Cục hải quan

TT-Huế diễn ra hiệu quảDGC2 Lượng ngân sách thu được tại Cục phản ánh đúng thực

tế trên địa bànDGC3 Lượng ngân sách thất thu là không đáng kể

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.2.1 Kinh nghiệm về công tác quản lý thu ngân sách nhà nước của một

số Hải quan địa phương

1.2.1.1 Kinh nghiệm của Cục Hải quan Đồng Nai

Hải quan Đồng Nai là một Cục Hải quan lớn của Việt Nam, với địa bàn hoạtđộng rộng, có 19 đơn vị trực thuộc, làm thủ tục cho các doanh nghiệp trên địa bàntỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Thuận với lượng hàng hóa có giá trị kim ngạch xuấtnhập khẩu chiếm gần 10% tổng kim ngạch của cả nước, số thu NSNN luôn hoànthành chỉ tiêu kế hoạch được giao Trong thời gian qua, dù gặp phải không ít khókhăn nhưng tập thể cán bộ công chức Cục Hải quan Đồng Nai đã nỗ lực đoàn kết,phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể để vững bước đi lên Với quyết tâm không ngừngđổi mới để phát triển, từ một đơn vị “sinh sau đẻ muộn” của ngành Hải quan, CụcHải quan Đồng Nai đã từng bước khẳng định mình và đã ghi được những dấu ấnquan trọng trong quá trình phát triển, được xem là một trong các đơn vị tiên phongcủa ngành Hải quan trong ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành

Trang 35

chính tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Để tăng thu NSNN, Cục Hải quan Đồng Nai đã có những giải pháp thành lậpcác tổ giải quyết nhanh, chủ động gặp gỡ, giải quyết kịp thời các vướng mắc phátsinh thuộc thẩm quyền lien quan đến thủ tục Hải quan, chính sách thuế, công tácquản lý thuế, chế độ hoàn, miễn giảm thuế, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuậnlợi cho DN nộp thuế Tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế tại đơn vị, phânloại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu, mỗi nhóm nợ có đánhgiá chi tiết từng khoản nợ theo từng DN nợ, nguyên nhân chưa thu hồi, đưa ra biệnpháp xử lý nợ phù hợp theo quy trình quản lý nợ

Trong thời gian qua, Cục Hải quan Đồng Nai đã xây dựng thành công trangWebsite phục vụ cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ côngchức của Cục và các Cục Hải quan khác có nguồn tra cứu văn bản, biểu thuế phục vụ công tác nghiệp vụ Trang Web này luôn được cập nhật văn bản và có hệthống, các văn bản được lưu trữ một cách khoa học, logic, dễ tra cứu Trên trangWeb còn có diễn đàn trao đổi vướng mắc khi thực hiện thủ tục hải quan giữa doanhnghiệp và Cục Hải quan Đồng Nai Nhờ đó mà Cục Hải quan Đồng Nai đã nắm bắtđược tâm tư nguyện vọng của các doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ những vướngmắc, khó khăn cho doanh nghiệp để quản lý tốt hơn, được cộng đồng doanh nghiệp

ca ngợi là điểm sáng trong cải các thủ tục hành chính Cũng qua trang Web này, cán

bộ công chức của Cục Hải quan Đồng Nai luôn nắm vững chế độ chính sách củaNhà nước về thuế XK, thuế NK, nhờ đó mà triển khai các nghiệp vụ một cách tựtin, các trường hợp thu nhầm hoặc bỏ sót thuế rất ít xảy ra

1.2.1.2 Kinh nghiệm của Cục Hải quan tỉnh Bình Dương

Để hòan thành nhiệm vụ thu NSNN, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đã triểnkhai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm quản lý làm tăng nguồn thu NS

Đơn vị thường xuyên rà xoát, phân loại nợ thuế đối với các trường hợp còn tồnđọng nợ thuế, thường xuyên đôn đốc các Chi cục cập nhật đầy đủ giấy nộp tiền của

DN Đồng thời triển khai nhiều biện pháp thu nợ đọng thuế như: Phối hợp với BộCông an, Cục Quản lý xuất nhập cảnh dừng XNC đối với các DN nợ thuế có khả

Trang 36

năng phá sản, bỏ trốn Phối hợp với NH cung cấp thong tin tài khỏan, cưỡng chế tríchtiền từ tài khoản các DN nợ tiền thuế, tiền phạt có dấu hiệu ngưng hoạt động SXKD.

Để thực hiện chống thất thu NSNN, đơn vị đã thực hiên hiệu quả công táckiểm tra sau thông quan, triển khai thực hiện tốt công tác thu thập, phân tích xử lýthông tin phát hiện các sai phạm, đấu tranh để các doanh nghiệp thừa nhận các saiphạm, thực hiện nghiêm túc việc nộp số truy thu thuế vào NSNN

Đối với DN, Cục Hải quan Bình Dương tổ chức tuyên truyền giúp DN hiểuđúng về thực hiện nộp thuế, và nộp khác, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn,tạo sự bình đẳng trong quá trình tham gia hoạt động XNK Xây dựng các buổi hộinghị đối thoại giữa Hải quan và DN là yếu tố then chốt giúp ngành Hải quan luôntăng số lượng DN làm thủ tục, làm tăng nguồn thu NSNN, tuyên truyền pháp luật

về hải quan, cảnh báo hiện tượng sai phạm Thông qua các cuộc đối thoại này, vềphía Hải quan nâng cao được chất lượng nghiệp vụ, hạn chế sai sót, phía DN cũngtự kiểm tra, rà soát lại những hạn chế được sai sót

Đặc biệt, Cục Hải quan cũng đã triển khai xử lý hành chính công trực tuyếncấp độ 3, sử dụng có hiệu quả hệ thống trực tuyến trong giải quyết kịp thời cácvướng mắc, khó khăn của DN Ngoài ra Cục tăng cường công tác kiểm soát chốngbuôn lậu, gian lận thương mại, vi phạm sở hữu trí tuệ có trọng tâm, trọng điểm

1.2.1.3 Kinh nghiệm của Cục Hải quan Hà Nội

Năm 2015, Cục Hải quan Hà Nội đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ thuNSNN Đạt được kết quả đó, ngoài những nỗ lực của các đơn vị, Cục hải quan HàNội đã xây dựng thực hiện một số giải pháp chiến lược Mặc dù giải pháp tạo thuậnlợi sẽ vẫn là giải pháp cốt lõi đầu tiên nhưng định hướng thực hiện có một số thayđổi đó là việc tạo thuận lợi cho DN bằng kỷ cương hành chính và văn hóa ứng xử,bằng tác phong làm việc văn minh, lịch sự của CBCC hải quan, nêu cao tinh thầntrách nhiệm với phương chân hành động: Chuyên nghiệp- Minh bạch – Hiệu quả

Bân cạnh đó, Cục Hải quan Hà Nội chú trọng tạo thuận lợi cho DN,thường xuyên cập nhật tình hình của các DN có số thu lớn trên địa bàn quản lý

để phục vụ công tác theo dõi và phân tích tình hình thu NSNN Đơn vị cũng đặt

Trang 37

mục tiêu thu hút thêm nhiều DN có hoạt động XNK về làm thủ tục hải quannhằm tăng nguồn thu NSNN.

Song song với giải pháp tạo thuận lợi cho DN, đơn vị cũng tập trung triểnkhai các biện pháp chống thất thu, chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan vàthanh tra, DN được phân loại mức độ rủi ro cao về hải quan, rủi ro về thuế Đồngthời, thường xuyên rà soát, kịp thời phát hiện những mặc hàng XNK gia tăng độtbiến, làm rỏ nguyên nhân và cảnh báo cho các chi cục để kịp thời đấu tranh chốngbuôn lậu, gian lận thương mai…

Tác động không nhỏ tới kết quả thu NSNN của Cục Hải quan Hà Nội là đềxuất Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho áp dụng chính thức cơ chếchuyển cửa khẩu hàng tiêu dung về ICD Mỹ Đình Riêng năm 2015, cơ chếchuyển cửa khẩu hàng tiêu dùng đã được phát huy hiệu quả, đóng góp vào thuNSNN của đơn vị là 1.644 tỷ đồng

1.2.2 Một số bài học kinh nghiệm rút ra đối với Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý thu, quy trình thu ngân sách và tìnhhình thực tế của một số hải quan địa phương, một số bài học kinh nghiệm rút ra đốivới Cục hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

- Nhân tố quyết định sự thành công trong quản lý thu NSNN chính là nguồnnhân lực Do vậy, cần có một chính sách hợp lý để thu hút nguồn nhân lực chấtlượng cao, nâng cao năng lực nghiệp vụ của CBCC quản lý thuế, hải quan giỏichuyên môn, nghiệp vụ

- Tạo điều kiện cho DN trong quá trình thực hiện, cải cách thủ tục hànhchính trong lĩnh vực hải quan theo hướng đơn giản, minh bạch và công khai

- Cần hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp Đây là đối tượng quản lý đồng thờicũng là đối tác, là đối tượng phục vụ của ngành hải quan Cần phải tăng cường hoạtđộng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhậpkhẩu đến doanh nghiệp

- Tích cực chú trọng công tác kiểm tra giám sát, xử lý chống thất thu NSNN

Trang 38

- Công tác quản lý thu NSNN trong thời kỳ hội nhập phải dựa vào sức mạnhcủa công nghệ thông tin.

- Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu, hầu hết các địa phương đều ápdụng hình thức uỷ nhiệm thu, đây là kinh nghiệm không những tăng nguồn thu chongân sách trong việc tổ chức thực hiện các luật thuế, phí, lệ phí….mà còn nâng caotrách nhiệm của các cấp trong công tác thu ngân sách

Trang 39

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Tổng quan về địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1.1 Giới thiệu chung về địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế có vị trí địa lý nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam,bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông Thừa ThiênHuế có chung ranh giới đất liền với các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, thành phố ĐàNẵng, Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và giáp biển Đông Tỉnh Thừa ThiênHuế có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 6 huyện vớitrung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Huế

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.033,2 km2.Về phần đất liền thì Thừa ThiênHuế kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam, vùng nội thuỷ rộng 12 hải lý, vùng đặcquyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở Tính đến ngày31/12/2014 thì dân số trung bình 1.135.568 người (562.402 nam, 573.165 nữ), vớimật độ dân số 225,6 người/km2 Trên địa bàn tỉnh 5 dân tộc sinh sống bao gồm:Kinh, Bru - Vân Kiều, Cơ-tu, Tà ôi và Pa kô

Thừa Thiên Huế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ trungbình cả năm 25oC Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ Thời tiết đẹp nhất từ tháng 11năm trước đến tháng 4 năm sau

Thừa TTH nằm trên trục giao thông Quốc lộ 1A quan trọng xuyên Bắc – Nam,trục hành lang kinh tế Đông – Tây nối Thái Lan – Lào - Việt Nam theo đường 9 TỉnhThừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội vàthành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất của

cả nước Tỉnh Thừa Thiên Huế có bờ biển kéo dài 120km, với cảng Thuận An vàcảng nước sâu Chân Mây, bên cạnh đó còn có cảng hàng không quốc tế Phú Bài và

có 2 cửa khẩu quốc gia: Hồng Vân – Cu Tai, A Đớt – Tà Vàng Trong những nămgần đây, tỉnh đã đầu tư xây dựng 7 Khu công nghiệp Phú Bài, Phong Điền, Tứ Hạ,

Trang 40

Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt – Tà Vàng tạo choThừa Thiên Huế có nhiều lợi thế và hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tiềm năng để mởrộng giao lưu, hợp tác phát triển bền vững về kinh tế - xã hội với các địa phươngtrong nước và quốc tế.

2.1.1.2 Đặc điểm về tình hình kinh tế xã hội

Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế có những bước pháttriển khá toàn diện, đạt được những thành tựu quan trọng Chỉ tiêu kinh tế - xã hội -môi trường đều đạt vượt mức kế hoạch đề ra trong đó tăng trưởng kinh tế là 9,03%cao hơn mức tăng trưởng của cùng kỳ năm ngoái Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theohướng tích cực; trong đó, dịch vụ chiếm 43,02%; công nghiệp - xây dựng chiếm45,22%, nông nghiệp chiếm 11,76% Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt hơn 14.700 tỷđồng, tăng 7,2%; thu ngân sách đạt trên 7.787tỷ đồng; GDP bình quân đầu ngườiđạt 1.598USD Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Tỉnh từng bước được cải thiện;

cơ sở hạ tầng được tăng cường đầu tư; quá trình đô thị hoá nhanh chóng tạo điềukiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội phát triển bền vững

Ngoài ra, các tiêu chí về văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng, đặc điểmdân số, quản lý sử dụng đất đai đô thị, quy hoạch và quản lý đô thị, cơ cấu hànhchính và quản lý hành chính đô thị là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội và đô thịcủa tỉnh Thừa Thiên Huế trong tương lai Hệ thống cơ sở hạ tầng Tỉnh được pháttriển mạnh mẽ, đồng bộ Các ngành giao thông, điện, cấp thoát nước, sân bay, cảngbiển…không ngừng phát triển và đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng tốt nhất cho quátrình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Tỉnh TTH là nơi có Cảng nước sâu Chân Mây (tiếp nhận được tàu có trọngtải đến 35.000 DT) đang hoạt động và liên tục hoàn thành, vượt mức kế hoạch, tạođiều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm nội địa, giải quyếtcông ăn việc làm cho nhân dân lao động, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuấtnhập khẩu của tỉnh là một trong những “động lực bứt phá” của vùng kinh tế trọngđiểm miền Trung và khu vực phía Bắc Trung Bộ là một bước đi quan trọng trongchiến lược phát triển vùng duyên hải miền Trung của Việt Nam và của tỉnh TTH

Ngày đăng: 22/02/2017, 10:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w