nhập khẩu, thực hiện các cam kết mà Việt Nam đã ký kết và tham gia với các nước,vùng lãnh thổ và các tổ chức thương mại…Để có thể thực hiện tốt chức năng quảnlý nhà nước về hải quan đối
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
CHÂU THANH VŨ
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN
Chuyên Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8 31 01 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI DŨNG THỂ
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU
THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠICỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN” là bài
nghiên cứu của chính tôi
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôicam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng đượccông bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luậnvăn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại cáctrường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
Long An, ngày … tháng 8 năm 2019
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Trongquá trình làm luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn tất luận văn.Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy PGS.TS Bùi Dũng Thể đã tậntình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thựchiện luận văn tốt nghiệp này
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô của Trường Đại học Kinh tế - Đại họcHuế, Trường Đại học Tiền Giang, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu,gúp đỡ cho tôi trong thời gian học cao học vừa qua
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn học viên lớp K17DQLKTUD Tiền Giang đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận luận văn.Đồng thời xin gửi lời cám ơn đến các anh/chị đáp viên đã nhiệt tình tham gia trả lờicâu hỏi khảo sát giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Long An, ngày … tháng 8 năm 2019
Trang 4TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên: CHÂU THANH VŨ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110
Niên khóa: 2016-2019
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI DŨNG THỂ
Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT
NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN.
1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng, luận văn đềxuất một số giải pháp nhằm Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tạiCục Hải quan tỉnh Long An
Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thu thuếxuất nhập khẩu
2 Các phương pháp nghiên cứu dã sử dụng: Các phương pháp thu thập dữliệu; Phương pháp tổng hợp và phân tích
3 Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Qua phân tích tình hình thực tế tại đơn vị về Hoàn thiện công tác quản lý thuthuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An giai đoạn 2013-2017, đề tài đãgiải quyết được các vấn đề sau:
Một là, hệ thống được cơ sở lý luận về công tác quản lý thu thuế xuất nhậpkhẩu
Hai là, phân tích được thực trạng và đánh giá tình hình công tác thu thuế XNKtại Cục Hải qun tỉnh Long An
Ba là, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa về công tácquản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ………iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC……… ……….v
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ……… x
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.Phương pháp nghiên cứu: 3
5 Kết cấu luận văn 4
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 5
1.1 Một số vấn đề lý luận về thuế xuất nhập khẩu 5
1.1.1 Khái niệm về thuế, quản lý thuế xuất nhập khẩu 5
1.1.2 Phân loại thuế xuất nhập khẩu 6
1.1.3 Vai trò thuế xuất nhập khẩu 7
1.2 Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 8
1.2.1 Khái niệm quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 8
1.2.2 Văn bản pháp lý về quản lý thuế xuất nhập khẩu 9
1.2.3 Sự cần thiết phải quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 10
1.3 Nội dung quản lý thu thuế xuất nhập khẩu: 11
1.3.1 Quản lý đối tượng nộp thuế: 11
1.3.2 Xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thuế 13
1.3.3 Tính thuế và thu thuế 16
I H ỌC
KINH
Ế
Trang 71.3.4 Kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế: 19
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế xuất nhập khẩu 20
1.4.1 Nhân tố chủ quan 20
1.4.2 Nhân tố khách quan 22
1.5 Thực tế quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của một số nước và một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan tỉnh Long An: 24
1.5.1 Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu một số quốc gia 24
1.5.2 Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu một số tỉnh thành: 27
1.5.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu cho Cục Hải quan tỉnh Long An 28
Kết luận Chương 1: 29
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN 30
2.1 Khái quát về Cục Hải quan tỉnh Long An 30
2.1.1 Giới thiệu sơ lược lịch sử hình thành và phát triển: 30
2.1.2 Vị trí, chức năng 31
2.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn 31
2.1.4 Cơ cấu tổ chức 32
2.2 Thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An: 33
2.2.1 Các loại thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An 33
2.2.2 Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu 33
2.2.3 Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu 35
2.2.4 Tình hình thu thuế 36
2.2.5 Tình hình xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế 40
2.2.6 Tình hình kiểm tra sau thông quan 41
2.2.7 Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế 42
2.2.8 Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại 43
2.3 Khảo sát thực tế tình hình quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An 45
I H ỌC
KINH
Ế
Trang 82.4 Đánh giá chung quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh
Long An 50
2.4.1 Những kết quả đạt được 50
2.4.2 Một số hạn chế còn tồn tại trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An 53
Kết luận Chương 2: 61
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN 62
3.1 Quan điểm và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 62
3.1.1 Quan điểm 62
3.1.2 Phương hướng 63
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An 65
3.2.1 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan hải quan nhằm mục tiêu ngăn ngừa hơn là xử phạt 65
3.2.2 Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế và xây dựng chiến lược “tuân thủ pháp luật tự nguyện” của đối tượng nộp thuế 3.2.3 Tăng cường chống gian lận qua căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đặc biệt chống gian lận qua giá tính thuế 3.2.4 Theo dõi và quản lý chặt chẽ các khoản nợ, tổ chức cưỡng chế những khoản nợ đọng dây dưa kéo dài theo đúng quy định của pháp luật 3.2.5 Đổi mới công tác quản lý nợ thuế theo hướng giảm nợ thuế quá hạn 70
3.2.6 Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để ứng dụng phục vụ công tác quản lý thu thuế 71
3.2.7 Hoàn thiện bộ máy và nhân lực tổ chức quản lý của cơ quan Hải quan 72
3.2.8 Tăng cường mối quan hệ kết hợp 72
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
4.1 Kết luận 74
I H ỌC
KINH
Ế
Trang 94.2 Kiến nghị 76
4.2.1 Kiến nghị với Chính phủ và Bộ tài chính 76
4.2.2 Kiến nghị với cơ quan có liên quan 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1
BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
I H ỌC
KINH
Ế
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Long An năm 2013-2017
36
Bảng 2.2 Số thu thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Long An năm 2013-2017 .38
Bảng 2.3: Nợ đọng và công tác thu hồi nợ đọng thuế xuất nhập khẳu của Cục Hải quan Long An năm 2013-2017 40
Báng 2.4: Hoàn thuế, không thu thuế và xét miền thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Long An năm 2013 -2017 40
Bảng 2.5: Số liệu công tác kiểm tra sau thông quan tại cục Hải quan Long An từ 2013 đến 2017 42
Bảng 2.6: Số vụ vi phạm được phát hiện, lập biên bản và xử lý tại Cục Hải quan Long An từ năm 2013 – 2017 44
Báng 2.7: Mô tả mẫu 45
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về các yếu tố liên quan đến Mức sai phạm 45
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về các yếu tố liên quan đến Nợ thuế đọng 46
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát khảo sát về các yếu tố liên quan đến Hiệu suất thu thuế .47
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về các yếu tố liên quan đến Dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế 48
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về các yếu tố liên quan đến Mức tuân thủ thuế của người nộp thuế 49
I H ỌC
KINH
Ế
Trang 12PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực,Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, ngoài raViệt Nam còn tham gia nhiều tổ chức thương mại khác như: Hiệp hội các quốc giaĐông Nam Á (ASEAN), diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương(APEC), Tổ chức hợp tác Á – Âu (ASEM)… Theo đó, khi tham gia các tổ chức nàythì Việt Nam phải cam kết thực hiện những nghĩa vụ nhất định, một trong nhữngnghĩa vụ đó là về thuế quan
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế hàng đầu, thì Việt Nam là thịtrường đang mở cửa với tiềm năng tiêu thụ hàng hóa cho hơn 90 triệu dân Songsong với quá trình đó thì hoạt động ngoại thương của ta ngày càng phát triển về cảchiều sâu lẫn chiều rộng, hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng, phong phú
để đáp ứng nhu cầu tiêu dung ngày càng lớn
Do đó, Nhà nước cần có những biện pháp, công cụ can thiệp để hạn chếlượng hàng hóa nước ngoài ồ ạt đổ vào, cạnh tranh với hàng hóa trong nước, gây bất
ổn cho nền kinh tế sản xuất trong nước nhất là giai đoạn hiện nay, trình độ, năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp, hàng hóa sản xuất trong nước còn kém phát triển
Một trong những công cụ mà Nhà nước sử dụng hiệu quả nhất đó là thuế, cụthể đó là thuế xuất nhập khẩu Thuế xuất nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọngđối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, chiếm khoản 1/3 tổng sốthu ngân sách hàng năm Tuy nhiên, khoản thu này đang giảm đi do một số nguyênnhân có thể kể đến như sau: Sự quản lý yếu kém của một số cơ quan quản lý thuế;tình trạng gian lận, trốn thuế, tránh thuế làm thất thu ngân sách nhà nước; do cáccam kết cắt giảm thuế quan trong các hiệp định tự do hóa thương mại mà Việt Namđang tham gia Vì vậy, trách nhiệm của cơ quan Hải quan ngày càng lớn, đòi hỏi
cơ quan Hải quan phải: Đảm bảo kiểm soát được hoạt động ngoại thương, chốnggian lận thương mại, đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước đồng thời tạothuận lợi để thực hiện thủ tục hải quan nhanh chóng, gọn nhẹ cho hàng hóa xuất
Trang 13nhập khẩu, thực hiện các cam kết mà Việt Nam đã ký kết và tham gia với các nước,vùng lãnh thổ và các tổ chức thương mại…Để có thể thực hiện tốt chức năng quản
lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải thực hiện tốt việc quản lý thu thuế xuất nhậpkhẩu
Cục Hải quan tỉnh Long An là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước
về Hải quan trên địa bàn 03 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre Năm 2015, đơn vịđược Tổng cục Hải quan giao dự toán thu nộp Ngân sách là: 1.850 tỷ đồng tăng10.1% so với chỉ tiêu được giao năm 2014;Chỉ tiêu thu nộp ngân sách năm 2016 là2.180 tỷ đồng, tăng 15.3% sovới chỉ tiêu được giao năm 2015; Chỉ tiêu thu nộpngân sách năm 2017 là 2.255 tỷ đồng tăng 3.44% sovới chỉ tiêu được giao năm
2016 Chỉ tiêu thu Ngân sách được giao năm sau luôn cao hơn năm trước, trong khi
đó thì lộ trình hội nhập và cam kết khi nước ta gia nhập các tổ chức thương mại vàHiệp ước quốc tế thì chính sách thuế buộc phải cắt giảm hàng năm thì việc hoànthành chỉ tiêu thu Ngân sách là rất khó khăn Nhưng, tình trạng trốn thuế, nợ đọngthuế và gian lận thương mại ngày càng tăng đã khiến cho hoạt động kiểm tra, kiểmsoát việc chấp hành chính sách thuế hàng hoá XK, NK vẫn còn tồn tại nhiều hạnchế Bên cạnh đó sự bình đẳng và công bằng về nghĩa vụ thuế cũng chưa được đảmbảo… Do đó, xu hướng khối lượng công việc tăng lên hàng năm trong điều kiện vềnguồn lực tại đơn vị có hạn thì việc nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quảhoạt động cần được quan tâm hơn nữa
Từ thực tế trên nên tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An” để làm luận văn Thạc sĩ kinh tế.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nghiên cứu, đánh giá thực thực trạng và đề xuất các giải
pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnhLong An
Trang 14- Tổng hợp hệ thống hóa một cách cụ thể lý luận và thực tiễn liên quan đếncông tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải
quan Long An từ năm 2013 đến năm 2017
- Đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản
lý thu thuế xuất nhập khẩu tại đơn vị
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thu thuế
xuất nhập khẩu
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu có liên quan
đến công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An
- Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài năm 2013-2017
4.Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Tài liệu, hồ sơ lưu trữ tại cácPhòng, Đội, Chi cục trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Long An
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Số liệu được thu thập bằng cách lậpbảng câu hỏi cho cán bộ hải quan thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi bảng câuhỏi khảo sát đến các đối tượng được phỏng vấn Số lượng mẫu 60 CBCC trong toànCục Hải quan tỉnh Long An
Phương pháp tổng hợp và phân tích:
- Tổng hợp số liệu: Từ các số liệu thu thập được tại các Phòng, Đội, Chicục và tại Văn phòng Cục Hải quan Long An, kết hợp phiếu khảo sát điều tra, tiếnhành trên cơ sở phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau, tùytheo nội dung của chỉ tiêu nghiên cứu, xây dựng hệ thống biểu bảng, trên cơ sở đótiến hành phân tích các nhân tố, đánh giá tình hình quản lý thu thuế xuất nhập khẩu
Trang 15- Áp dụng phương pháp xử lý, phân tích số liệu:
Phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế và các phương pháp phântích chuyên ngành khác
5 Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu và kết luận thì nội dung nghiên cứu bao gồm 3chương:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤTNHẬP KHẨU
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤTNHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUTHUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN
Trang 16PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT
NHẬP KHẨU
1.1 Một số vấn đề lý luận về thuế xuất nhập khẩu
1.1.1 Khái niệm về thuế, quản lý thuế xuất nhập khẩu
Thuế là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý vĩ mônền kinh tế Thuế là một bộ phận của cải xã hội được tập trung vào ngân sách nhànước, theo đó các thể nhân, pháp nhân phải chuyển giao bắt buộc một phần của cảicủa mình cho nhà nước mà không gắn bất kỳ sự ràng buộc nào về sự hoàn trả lợi íchtương quan với số thuế đã nộp nhằm trang trải các chi phí duy trì sự tồn tại, hoạt độngcủa bộ máy nhà nước và chi phí công công, đem lại lợi ích chung cho cộng đồng1
Quản lý thuế là quá trình thực thi các chức năng đăng ký thuế, kê khai thuế,nộp thuế, ấn định thuế, quản lý hoàn thuế, giảm thuế, miễn thuế; quản lý xóa nợ tiềnthuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế, kiểm tra, thanh tra, cưỡng chếthi hành các quyết định hành chính thuế; xửlý vi phạm pháp luật thuế và giải quyếtkhiếu nại tố cáo về thuế2
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào các hàng hoá mậudịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.Thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ rất quan trọng để khuyến khích xuất nhậpkhẩu nguyên liệu,vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu;chú trọngphát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệmôi trường, góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước3
1 Tổng Cục thuế, Tài liệu nội bộ, 2009
2 Luật quản lý thuế Việt Nam,2006
Trang 17Như vậy có thể nói Thuế XNK là công cụ rất quan trọng để nhà nước thựchiện chính sách kinh tế của mình, quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu
1.1.2 Phân loại thuế xuất nhập khẩu
Có nhiều cách phân loại thuế xuất nhập khẩu
Theo xu hướng vận động của hàng hóa:
Thuế xuất khẩu: là loại thuế mà được tính vào giá bán của hàng hoá xuấtkhẩu
Thuế nhập khẩu: là loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánhvào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu
Thuế quá cảnh: là loại thuế đánh vào hàng hóa đi qua lãnh thổ quốc giađến một nước thứ ba
Căn cứ vào mục đích của thuế XNK:
Thuế chống phá giá: là loại thuế được áp dụng đối với hàng hóa bán phágiá vào Việt Nam
Thuế chống trợ cấp: là loại thuế áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấpnhập khẩu vào Việt Nam
Thuế tự vệ: Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiếtnhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trongnước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh
Căn cứ vào phạm vi tác dụng của thuế XNK:
Thuế XNK tự quản: là loại thuế thể hiện tính độc lập của một quốc gia
Thuế XNK theo các cam kết quốc tế: là loại thuế thực hiện theo các camkết trong các Hiệp định song phương hoặc đa phương đã ký kết
Căn cứ vào cách thức tính thuế:
Trang 18 Tính thuế theo phương pháp tuyệt đối: Số tiền thuế XNK phải nộp theophương pháp tính thuế tuyệt đối được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tếxuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tạithời điểm tính thuế.
Tính thuế theo tỷ lệ phần trăm: Theo phương pháp này, số tiền thuế XNKphải nộp được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trămcủa từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế
Tính thuế theo phương pháp hỗn hợp: Số tiền thuế XNK phải nộp theophương pháp tính thuế hỗn hợp được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phầntrăm và số tiền thuế tuyệt đối như trình bày ở trên
1.1.3 Vai trò thuế xuất nhập khẩu
Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Thuế XNK góp phần quan trọngtrong việc hình thành nguồn thu cho NSNN khi thực hiện chức năng quản lý, điềutiết vĩ mô nền kinh tế và bảo hộ sản xuất trong nước Tùy thuộc vào từng thời kỳ,giai đoạn lịch sử khác nhau, sự phát triển kinh tế đối ngoại và quan điểm sử dụng
mà thuế XNK có vai trò khác nhau ở những quốc gia khác nhau trong việc tạo lậpnguồn thu cho NSNN Các nước đang phát triển như Việt Nam, thuế XNK luônchiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu ngân sách, từ năm 2012 đến nay chiếm tỷtrọng từ 10% - 15% trong tổng thu Ngân sách và dần ổn định, phù hợp với xuhướng chung các nước trong khu vực
Là công cụ để nhà nước thực hiện kiểm tra, kiểm soát và quản lí các hoạtđộng thương mại quốc tế: Cùng với các công cụ hành chính như giấy phép, hạnngạch; các rào cản kỹ thuật như điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn chất lượng thìhàng rào thuế quan có thể cản trở hay tham gia mở cửa thị trường trong hoạt độngmậu dịch quốc tế nhằm mục tiêu bảo đảm quyền lợi quốc gia ở mức tối ưu kết hợp.Thuế xuất nhập khẩu còn thể hiện về chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước
về các chính sách ưu đãi về thuế theo khu vực và quốc tế, đây là một biện phápquản lý tiến bộ thay vì sử dụng những biện pháp phi thuế quan như cấm nhập khẩu
Trang 19 Là công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước: Thuế XNK có thể coi là làcông cụ bảo hộ sản xuất trong nước trước sự xâm nhập của hàng hoá nhập ngoại.Thuế nhập khẩu cao giúp giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắthơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụttrong cán cân thương mại, hay bảo hộ các ngành then chốt, bảo vệ các ngành cònnon trẻ để đủ khả năng cạnh tranh Còn thuế xuất khẩu có thể dùng để giảm xuấtkhẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt haycác mặt hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an toàn lương thực hay
an ninh quốc gia
Tuy nhiên khi quá trình tự do hóa thương mại quốc tế được đẩy mạnh gắnvới các thỏa thuận đa phương và song phương thì vai trò này giảm dần, đặc biệt vềcắt giảm thuế nhập khẩu
1.2 Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu
1.2.1 Khái niệm quản lý thu thuế xuất nhập khẩu
Theo Điều 11 Luật Hải quan (đã được sửa đổi bổ sung), Điều 27 Luật Thuế
XK, thuế NK và Điều 2 Luật Quản lý thuế thì cơ quan hải quan có nhiệm vụ tổchức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá XK, NK; kiểm tra và thu thuế
XK, thuế NK
Thu thuế XK, thuế NK là kết quả của một chuỗi công việc bao gồm kiểm tra
hồ sơ khai thuế, các chứng từ liên quan và việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phươngtiện vận tải (nếu có)… do cơ quan thuế thực hiện để xác định đúng số thuế đối tượngnộp thuế phải nộp và chuyển số thuế đó vào ngân sách Nhà nước đúng quy định
Do việc xác định số thuế phải thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ chếchính sách, chủng loại của hàng hoá, trình độ của công chức, trang thiết bị kỹ thuật,thái độ tuân thủ pháp luật về thuế của đối tượng nộp thuế,… nên có thể thu đúng,cũng có thể thu thiếu, thu thừa hoặc bỏ sót thuế
Để phát huy vai trò của thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tếquốc tế, một trong những biện pháp quan trọng là tăng cường quản lý thuế xuất
Trang 20nhập khẩu Vậy quản lý thuế xuất nhập khẩu là gì? đến nay chưa có một khái niệmchính thức nào về quản lý thuế xuất nhập khẩu, tuy nhiên qua nghiên cứu một sốquan niệm khác nhau về quản lý thuế dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau và
từ thực tế công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu ở nước ta trong thời gian qua, có thể
hiểu: Quản lý thuế xuất nhập khẩu là toàn bộ kỹ thuật về xây dựng, tổ chức, điều hành, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu của chủ thể quản lý đối với các hoạt động của đối tượng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trước.
1.2.2 Văn bản pháp lý về quản lý thuế xuất nhập khẩu
Việc quản lý thuế nói chung và quản lý thuế XNK chịu sự chi phối bởi rấtnhiều quy định về luật trong nước và quốc tế, cùng với các cam kết khác trong quátrình hội nhập và phát triển Đối với quy định trong nước thì quản lý thu thuế XNKđược thực hiện theo các quy định, văn bản quy phạm Pháp luật như sau:
Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi bổ sungmột số điều Luật Hải quan năm 2005
Luật Hải quan sửa đổi năm 2014 (có hiệu lực từ 1/1/2015)
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ban hành ngày26/4/2016
Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2013/QH13 ngày 20/11/2012
Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy địnhchi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra giám sát Hảiquan
Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chitiết thi hành Luật Quản lý thuế;
Nghị định 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/07/2013 quy định chitiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật quản lý thuế
Trang 21 Nghị định 127/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xửphạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong Hảiquan.
Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 quy định chi tiết và biện phápthi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Thông tư 80/2012/TT-BTC ngày 22/05/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫnLuật Quản lý thuế về đăng ký thuế
Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính quy định
về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát, Hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vàquản lý thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu
Theo đó, nguyên tắc quản lý thuế được áp dụng thống nhất là: Cơ quan hảiquan quản lý thuế đối với hàng hóa XNK theo nguyên tắc quản lý rủi ro.4
Việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm: thu thậpthông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lýthuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; đề xuất, áp dụng biệnpháp quản lý thuế;
Cơ quan quản lý thuế quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ đểđánh giá rủi ro về thuế, mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, lựa chọn đốitượng kiểm tra, thanh tra về thuế và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác quản lýthuế
1.2.3 Sự cần thiết phải quản lý thu thuế xuất nhập khẩu
Công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu có một vị trí quan trọng trong quátrình thực hiện của nhà nước về thuế xuất nhập khẩu Nó là tiền đề quan trọng đánhgiá sự thành công khi thực hiện một chính sách thuế Bởi mục tiêu của một chínhsách thuế xuất nhập khẩu đưa ra không nằm ngoài những mục tiêu về ngân sách, vàtạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế vĩ mô phát triển
4Khoản 4 Điều 4 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý Thuế số 21/2013/QH13 ngày 20/11/2012
Trang 22Hiện nay nguyên nhân gây thất thoát chính trong hoạt động thu thuế XNK làbuôn lậu, gian lận thương mại và nợ đọng thuế kéo dài Vì vậy nhận thức về sự cầnthiết và quan trọng của công tác quản lý thu thuế XNK trong hoạt động của Hảiquan cùng với việc tăng cường, đẩy mạnh công tác này là một tất yếu khách quan,nhất là trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế khu vực và thế giới nhằm đạtđược các mục tiêu:
Tập trung, huy động đủ và chính xác kịp thời số thuế XNK phải nộp vềNSNN cùng với phát huy vai trò của thuế XNK trong hoạt động ngoại thương, từ đónâng cao ý thức chấp hành các quy định về Thuế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan, đặc biệt hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
1.3 Nội dung quản lý thu thuế xuất nhập khẩu:
1.3.1 Quản lý đối tượng nộp thuế:
Đối tượng nộp thuế là:5
1 Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
2 Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu
3 Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặcnhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
4 Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, baogồm:
a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủyquyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanhquốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các
tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
Trang 23d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quàbiếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuấtcảnh, nhập cảnh;
đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanhnghiệp;
e) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quyđịnh của pháp luật
5 Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cưdân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thịtrường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật
6 Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế,miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quyđịnh của pháp luật
7 Trường hợp khác theo quy định của Pháp luật”
Như vậy, Người nộp thuế phải có trách nhiệm kê khai thuế, nộp thuế XNKtheo quy định Pháp Luật được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Hải quan vàNghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thihành một số điều của Luật Hải quan cụ thể như:
- Kê khai số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn thuế, xét miễn thuế,xét giảm thuế, hoàn thuế hoặc không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, theo đúngquy định của pháp luật;
- Kê khai số tiền thuế phải nộp trên giấy nộp tiền theo quy định của Bộ Tàichính về thu, nộp thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,trong trường hợp thực hiện thủ tục Hải quan điện tử, người khai Hải quan được khai
và gửi hồ sơ Hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan;
- Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việckiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải;
Trang 24- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của phápluật
Thời hạn nộp hồ sơ hải quan, khai bổ sung hồ sơ hải quan, đăng ký hồ sơ hảiquan, thay thế, sửa chữa hồ sơ hải quan, thay thế tờ khai hải quan,… được thực hiệntheo quy định pháp luật về hải quan
Ngoài ra giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan thuế vớingười nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệpđịnh thì cần có thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế để tránhđánh thuế hai lần trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xácđịnh giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường Thỏa thuận trước vềphương pháp xác định giá tính thuế được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ
sơ khai thuế
1.3.2 Xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thuế
Hiện nay Việt Nam đang áp dụng mô hình quản lý thuế theo chức năng và cơquan quản lý thuế trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tài chính Bướcngoặc quan trọng trong lộ trình cải cách thuế ở nước ta chính là quy định về việc ápdụng quản lý thuế theo cơ chế người nộp thuế tự kê khai, tự nộp thuế - nhằm hướngđến một nền quản lý thuế tiên tiến, phù hợp với thông lệ quốc tế
Ngoài ra, khi nói đến quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu chúng ta phải nói đến nội dung tổ chức triển khai thực hiện các quy định củapháp luật liên quan đến thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.Nội dung cơ bản của việc tổchức thực hiện các quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu baogồm:
Thu thập thông tin về đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Bước này do một công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện:
- Nhập mã số thuế XNK của doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện cho phép
mở tờ khai của doanh nghiệp trên hệ thống và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế;
Trang 25 Nếu doanh nghiệp không được phép mở tờ khai hoặc không thoả mãncác quy định về thuế thì thông báo bằng giấy cho doanh nghiệp biết trong đó nêu rõ
lý do không được phép mở Tờ khai;
Nếu doanh nghiệp được phép mở tờ khai thì tiến hành kiểm tra sơ bộ
hồ sơ Hải quan Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhập thông tin Tờ khai (tờ khai giấy hay tờkhai điện tử) vào hệ thống máy tính: Sau khi nhập các thông tin vào máy tính, thôngtin được tự động xử lý (theo chương trình hệ thống quản lý rủi ro) và đưa ra Lệnhhình thức, mức độ kiểm tra được đánh số trùng với số Tờ khai Hải quan
Lệnh hình thức và mức độ kiểm tra được lập làm 02 bản, một bản được lưucùng hồ sơ Hải quan, một bản để giao cho người khai Hải quan biết thực hiện Trong
đó mức độ kiểm tra có mức độ khác nhau (mức 1; 2; 3 tương ứng xanh, vàng, đỏ)
- Mức (1): “Luồng xanh” là luồng dành cho hàng hóa xuất nhập khẩu có
thuế suất bằng 0; đối với loại hàng này thì sẽ được giải quyết nhanh chóng Hànghóa sẽ miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá (luồng xanh);Lãnh đạo Chi cục xem xét cho thông quan lô hàng
- Mức (2): “Luồng vàng” 6 là luồng dành cho lô hàng có hồ sơ có vướngmắc về thủ tục giấy tờ, cần doanh nghiệp điều chỉnh hoặc bổ sung Cán bộ Hải quan
sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá
- Mức (3): “Luồng đỏ” 7 là luồng dành cho hàng hoá xuất nhập khẩu cóđiều kiện Đối với loại hàng này do xác định mã hàng phức tạp nên đòi hỏi phảikiểm tra kỹ, giám sát chặt chẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hoá
Kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: nếu không có dấu hiệu saiphạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định đượcmức độ vi phạm
Kiểm tra thực tế 10% lô hàng: hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực
tế nhưng cơ quan hải quan qua phân tích thông tin phát hiện thấy có dấu hiệu sai
Trang 26phạm, tiến hành kiểm tra nếu không sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếptục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.
Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng: đối với hàng hóa có chủ hàng nhiềulần vi phạm pháp luật về hải quan
Nếu Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra ở mức (2) và mức (3) thì chuyển hồ sơkèm Lệnh cho công chức kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra tính thuế ở bước 2 thực hiện
Quản lý hồ sơ kê khai thuế XNK
Bước này chính là quản lý hồ sơ thu thuế XNK, hay quản lý miễn thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu; giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; hoàn thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu Bước này do công chức Hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ tínhthuế thực hiện Cụ thể:
Kiểm tra chi tiết hồ sơ:Kiểm tra giá tính thuế, kiểm tra mã số, chế độ, chínhsách Nếu phù hợp, thì nhập thông tin chấp nhận vào máy tính.Nếu chưa phù hợphay sai sót thì điều chỉnh và cập nhật thông tin vào máy
Chuyển hồ sơ và Lệnh hình thức mức độ kiểm tra cho Lãnh đạo Chi cục xemxét quyết định thông quan hay có nghi vấn thì Kiểm tra thực tế hàng hoá và/ hoặclập biên bản vi phạm hành chính về Hải quan
Nếu phải kiểm tra thực tế hàng hoá thực tế sẽ phải kiểm tra:
Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hoá;
Kiểm tra thực tế hàng hoá theo hướng dẫn ghi tại Lệnh hình thức, mức độkiểm tra
Ghi kết quả kiểm tra thực tế vào Tờ khai Hải quan;
Nhập kết quả kiểm tra thực tế vào hệ thống máy tính
Chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo xem xét quyết định:
Nếu hàng hoá kiểm tra thực tế phù hợp với khai báo, lô hàng được Lãnh đạoChi cục duyệt thông quan (hoặc tạm thông quan) thì đóng dấu hoàn thành thủ tụcHải quan, thông quan lô hàng (hoặc tạm thông quan lô hàng)
Trang 27Trường hợp kiểm tra thực tế có sự sai lệch so với khai báo thì chuyển hồ sơ
về bộ phận kiểm tra chi tiết hồ sơ.để kiểm tra và tính lại thuế; và/hoặc lập biên bản
vi phạm, đề xuất giải quyết trình Lãnh đạo Chi cục ( nếu có vi phạm)
Trong đó để công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu đạt kết quả cao nhấtthì nội dung thu thập thông tin về đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vàquản lý thu nộp Ngân sách Nhà nước- gọi chung Khâu quản lý khai thuế là khâuđầu tiên và đặc biệt quan trọng trong quy trình quản lý thuế Quản lý khai thuế tại
cơ quan Hải quan là quá trình công chức Hải quan kiểm tra các tiêu chí khai báo vềthuế của doanh nghiệp trên tờ khai hải quan, kiểm tra sự phù hợp giữa các loạichứng từ trong bộ hồ sơ hải quan với việc khai báo thuế của Doanh nghiệp
1.3.3 Tính thuế và thu thuế
Chính phủ căn cứ nguyên tắc ban hành biểu thuế quy định tại Điều 10 củaLuật Thuế XNK, Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế vàkhung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèmtheo Luật Thuế XNK, Biểu thuế ưu đãi cam kết tại Nghị định thư gia nhập Tổ chứcthương mại thế giới đã được Quốc hội phê chuẩn và điều ước quốc tế khác
Để thực hiện tính thuế thu đúng, thu đủ và chính xác cần có những quy địnhchung áp dụng cho tất cả các nước khi có hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam Quyđịnh áp giá tính thuế đối với các trường hợp như: hợp đồng thương mại, mặt hàngnhà nước quản lý, và các mặt hàng hoá xuất nhập khẩu không đủ điều kiện để xácđịnh giá tính thuế theo hợp đồng
(1) Căn cứ tính thuế XNK 8 :
Đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm: Căn cứ tính
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính vào: Số lượng hàng hoá, trị giá tính thuế
và thuế suất của mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu
- Số lượng từng mặt hàng thực tế XK, NK ghi trong Tờ khai hải quan;
8 Điều 5, Luật thuế Xuất nhập khẩu 2016
Trang 28- Trị giá tính thuế:
Đối với hàng xuất khẩu: Giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất
khẩu theo hợp đồng (giá FOB), không gồm phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I)
Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến
cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, được xác định theo quy định của pháp luật
về trị giá hải quan đối với hàng hoá NK
o Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hoá NK có xuất xứ từ nước,nhóm nước hoặc tiểu vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệthương mại với Việt Nam Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặthàng tại Biểu thuế NK ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành Đối tượng nộp thuế tự khai
và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hoá
o Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hoá NK có xuất xứ từnước, nhóm nước hoặc tiểu vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế NK vớiViệt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạothuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác
o Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá NK có xuất xứ từnước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và khôngthực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế NK vào Việt Nam
Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất
ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế NK ưu đãi:
Thuế suấtthông thường = Thuế suấtưu đãi x 150%
Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối, căn cứ tính thuế là:
- Số lượng từng mặt hàng thực tế XK, NK ghi trong Tờ khai hải quan
Trang 29- Mức thuế tuyệt đối tính trên một dơn vị hàng hoá (Số lượng hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu là số lượng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trong Danh mụchàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối).
(2) Phương pháp tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %:
Căn cứ số lượng từng mặt hàng thực tế XK, NK ghi trong tờ khai hải quan,trị giá tính thuế và thuế suất từng mặt hàng để xác định số thuế phải nộp theo côngthức sau:
Số thuế XK, thuế NK phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàngthực tế XK, NK ghi trong tờ khai Hải quan x Trị giá tính thuế trên mộtđơn vị hàng hoá x Thuế suất của từng mặt hàng
Trường hợp số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực tế có chênh lệch
so với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giaohàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì số thuế XK,thuế NK phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hoá
(3) Thời điểm tính thuế:
Thời điểm tính thuế XK, thuế NK là thời điểm đối tượng nộp thuếđăng ký tờ khai hải quan với cơ quan hải quan
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, giá tínhthuế và tỷ giá dùng để tính thuế theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việtnam công bố tại thời điểm tính thuế
Trang 30 Đối với hàng hóa XK là ba mươi ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuếđăng ký tờ khai hải quan;
Đối với hàng hoá NK là hàng tiêu dùng thì phải nộp xong thuế trướckhi nhận hàng:
Trường hợp có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thờihạn bảo lãnh, nhưng không quá ba mươi ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng
ký tờ khai hải quan Hết thời hạn bảo lãnh mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thuếxong thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp số tiền thuế và tiền phạt chậm nộpthuế (nếu có) thay cho đối tượng nộp thuế Thời hạn chậm nộp thuế được tính từngày hết thời hạn bảo lãnh
Đối với hàng hóa NK là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa NKthì thời hạn nộp thuế là hai trăm bảy mươi lăm ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuếđăng ký tờ khai hải quan; trường hợp đặc biệt thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơnhai trăm bảy mươi lăm ngày phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệucủa doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ;
Đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuấthoặc tạm xuất, tái nhập là mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuấthoặc tạm xuất, tái nhập theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
1.3.4 Kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế
Thông tư 114/2005/TT- BTC ngày 15/12/2005 hướng dẫn về Kiểm tra sauthông quan đối với hàng hoá Xuất khẩu, Nhập khẩu như sau:
Trường hợp kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan:
o Kiểm tra hồ sơ Hải quan;
o Kết thúc việc kiểm tra hồ sơ Hải quan, cán bộ kiểm tra sau thông quan
có trách nhiệm kết luận về kết quả kiểm tra;
o Đối với những hồ sơ Hải quan chưa rõ ràng, chưa đầy đủ thì cơ quanHải quan có trách nhiệm thực hiện việc xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan và thông báo đến đơn vị được kiểm tra để giải trình, bổ sung các thôngtin, tài liệu cần thiết
Trang 31 Trường hợp kiểm tra tại đơn vị được kiểm tra:
o Khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở đơn vị được kiểm tra, cán bộ kiểm trasau thông quan thực hiện: Công bố Quyết định kiểm tra sau thông quan; Kiểm trachứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu đã được thông quan; Kiểm tra dữ liệu thương mại;
o Trong trường hợp cần phải làm rõ nội dung khai Hải quan, cán bộkiểm tra sau thông quan thực hiện việc xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan;
Kết thúc kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra lập Bản kết luận kiểm tra Bảnkết luận kiểm tra phải có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và đại diện hợp pháp củađơn vị được kiểm tra
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế xuất nhập khẩu
và sắp xếp, bố trí nhân sự vào từng vị tri phù hợp với chuyên môn được đào tạo đểđảm bảo thông suốt về mặt nghiệp vụ
Như vậy, trong hoạt động hải quan nói chung và quản lý thuế XNK nói riêngthì vấn đề tố chức, con người mang yếu tố hàng đầu và then chốt cần được quan tâm
và khai thác hàng đầu
1.4.1.2 Thủ tục thu nộp thuế
Để công tác thu nộp thuế được thuận lợi và hiệu quả, thì cơ quan hải quancần phải đơn giản hóa thủ tục thu nộp thuế và phải đổi mới trong việc tổ chức thựchiện quy trình, thủ tục hải quan Hiện nay, khi đối tượng nộp thuế phải tự khai báo,
Trang 32tính thuế và tự chịu trách nhiệm pháp lý thì cũng đã góp phần rút ngắn thời gianthông quan hàng hóa và quá trình nộp thuế cũng được thực hiện nhanh hơn Trongthương mại quốc tế cũng đặt ra yêu cầu cần phải đơn giản hóa quy trình, thủ tục hảiquan và thủ tục nộp thuế Cơ quan hải quan phải tổ chức thực hiện sao cho các thủtục hành chính càng ít cửa, ít giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm chi phí tối đa càngtốt Khi đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế XNK.
1.4.1.3 Công tác kế toán, kiểm tra, thanh tra và giám sát thuế
Trong những năm gần đây hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại đangngày càng trở nên tinh vi hơn Công tác chống buôn lậu ngày càng trở nên khó khăn
và phức tạp hơn Như vậy, công tác kế toán thuế cần phải được cập nhật thườngxuyên, bên cạnh đó công tác kiếm tra, thanh tra, giám sát thuế và chống buôn lậucủa Hải quan thật sự không đơn giản, cần được quan tâm và đầu tư đúng mức Đây
là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến quátrình quản lý thuế XNK Nếu làm tốtkhâu này sẽ góp phần làm giảm việc gian lận thương mại và trốn thuế, khi đó hiệuquả thu thuế XNK sẽ tăng lên đáng kể và tạo ra sự công bằng cho giữa các đốitượng nộp thuế
1.4.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác thu thuế và quản lý thuế có ảnhhưởng không nhỏ tới việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các đối tượng nộp thuế.Khi cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến và phù hợp với nhu cầu phát triển thì sẽ gópphần làm giảm thời gian khai báo hải quan, giảm thời gian quản lý và làm giảm việcgian lận trong thương mại và trốn thuế khi đó sẽ nâng cao việc hiệu quả trongquản lý thuế Như vậy, cơ quan hải quan nói riêng và Chính phủ nói chung cần phảichú trọng vào việc tăng cường, cải tiến và nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật chongành hải quan, khi đó sẽ nâng cao được hiện quả quán lý thuế XNK
1.4.1.5Xử lý vi phạm
Việc xử lý vi phạm đối với các đối tượng nộp thuế khi bị vi phạm cần phảicông khai, minh bạch và công bằng giữa các đối tượng vi phạm Đây là yếu tố vôcùng cần thiết cho công tác quản lý thuế XNK, vì khi đó sẽ tạo ra sự công bằng và
Trang 33răn đe các đối tượng có ý muốn gian lận thương mại và trốn thuế Như vậy, sẽ nângcao được nhận thức và ý thức chấp hành nộp thuế của các đối tượng nộp thuế, từ đó
sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý thuế XNK
1.4.2 Nhân tố khách quan
1.4.2.1Chính sách thuế XNK
Chính sách thuế XNK được thể hiện ở luật thuế XNK và các văn bán phápquy dưới luật như: Nghị định, quyết định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫncủa các Bộ, ban, ngành có liên quan trong lĩnh vực XNK
Như vậy, chính sách thuế XNK của quốc gia phải trải qua thời gian và nhiềulần cải cách thì mới phù họp và hoàn thiện, đầy đủ, nhằm khích lệ các đối tượnghoạt động trong lĩnh vực XNK gia tăng, góp phần và đạt được các mục tiêu chungcủa đất nước Đi cùng với quá trình thúc đẩy và mở rộng giao lưu thương mại quốc
tế, nâng cao hiệu quả quản lý XNK thì bên cạnh cải cách hệ thống thuế thì phải cảicách và sửa đổi chính sách thuế XNK cho phù hợp với yêu cầu của WTO (Tổ chứcthương mại thế giới) và tiến trình tự do hóa thương mại trên thế giới
1.4.2.2 Hoạt động thương mại quốc tế
Hoạt động thương mại quốc tế có ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý thuếXNK Khi hoạt động động thương mại quốc tế diễn ra thuận lợi, thì hàng hóa giữacác quốc gia được trao đổi nhiều hơn và thuận tiện hơn, khi đó sẽ có nhiều đốitượng tham gia vào hoạt động XNK hơn, số thuế thu được từ hoạt động XNK sẽtăng lên Bên cạnh đó nếu các đối tượng nộp thuế nộp nhiều lần hơn trong hoạtđộng XNK hàng hóa thì các đối tượng nộp thuế cũng sẽ chủ động chấp hành phápluật về thuế hơn trong quá trình nộp thuế Ngược lại, nếu hoạt động thương mạiquốc tế trở lên khó khăn hơn thì sẽ làm giảm bớt các đối tượng tham gia vào hoạtđộng XNK, khi đó sẽ giảm nguồn thu thuế từ hoạt động XNK Ngoài ra các đốitượng nộp thuế họ sẽ tìm mọi cách để giảm bớt chi phí, khi đó sẽ làm tăng tìnhtrạng trốn thuế và gian lận thương mại, gây ảnh hưởng lớn cho công tác quản lý vàthu thuế của cơ quan hải quan
Trang 341.4.2.3 Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước
Thực chất của chính sách bảo hộ sản xuất trong nước là Chính phủ nhằm bảo
vệ các nhà sản xuất trong nước có sự cạnh tranh với nước ngoài mục tiêu bảo hộgiữa các quốc gia là rất đa dạng Đối với các nước phát triển thì mục tiêu chính củabảo hộ là nhằm duy trì việc làm cho một số nhóm người lao động trong nước Cònđối với các nước có trình độ phát triển trung bình và thấp, các doanh nghiệp trongnước gặp khó khăn trong vấn đề cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như nội địa
mà nguyên nhân sâu xa của nó là thiếu vốn, công nghệ, trình độ quản lý, nguồn laođộng có trình độ thấp lại chủ yếu nhằm mục tiêu duy trì và phát triển một sốngành sản xuất quan trọng và có nhiều tiềm năng trở thành ngành cạnh tranh trongtương lai Bên cạnh đó, còn có lý do khác như các nước khi thực hiện chính sáchbảo hộ sản xuất trong nước nhằm mục tiêu duy trì cán cân thanh toán có lợi và cảithiện nguồn ngân sách Các nước thường bảo hộ bằng các hình thức: “ Hàng ràothuế quan hoặc hàng rào phi thuế quan” khi thực hiện chính sách bảo hộ sản xuấttrong nước thì hàng hóa giữa các nước được trao đối ít hơn Chính sự bảo hộ này đãlàm ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý và thu thuế XNK của quốc gia đó
1.4.2.4 Các chính sách thuế liên quan
Các chính sách thuế liên quan có ảnh hưởng tới việc quàn lý và thu thuếXNK Vì khi các chính sách này có sự tác động tiêu cực cho các ngành sản xuấtkinh doanh các hàng hóa nhằm phục vụ cho xuất khẩu thì khi đó sẽ làm cho việcxuất khẩu hàng hóa sang các nước bị giám sút và sẽ có ít người tham gia vào hoạtđộng XNK, và tương ứng với đó là nguồn thu thuế sẽ bị giảm sút Hay sự không ănkhớp giữa các chính sách, các chính sách có sự chồng chéo, không phù họp sẽ gây
ra tình trạng thủ tục rườm rà, tiêu cực trong hoạt động kinh doanh XNK làm ảnhhưởng đến công tác quản lý và thu thuế của cơ quan hải quan
Như vậy, yêu cầu đặt ra là mỗi một quốc gia cần phải có một hệ thống chínhsách phù hợp, tạo ra sự thông thoáng trong các hộ thống chính sách và làm cho cácchính sách này không bị chồng chéo vào nhau
Trang 351.4.2.5 Ý thức chấp hành của đối tượng nộp thuế
Ý thức chấp hành của đối tượng nộp thuế là yếu tố vô cùng quan trọng nógóp phần vào sự thành công hay không của công tác quản lý và thu thuế XNK Khicác đối tượng nộp thuế nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ nộp thuế thì sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho công tác quản lý và thu thuế của cơ quan hải quan Ngược lại, khicác đối tượng nộp thuế cố tình không chấp hành thực hiện nộp thuế sẽ dẫn đến tìnhtrạng nợ đọng thuế, trốn thuế khi đó sẽ gâyảnh hưởng rất lớn đối với quá trìnhquản lý và thu thuê cho cán bộ của cơ quan hải quan Vì vậy, cơ quan hải quan cầnphải chú trọng làm sao phải nâng cao được ý thức chấp hành của đối tượng nộpthuế, làm sao để cho họ hiểu được là thực hiện nộp thuế và chấp hành nghiêm chỉnh
1.5.1 Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu một số quốc gia
1.5.1.1 Hải quan New Zealand
New Zealand được biết đến là một trong những nước có mức đánh thuế thunhập cao trên thế giới (33%), xếp sau Thụy Điển 56,6%, Đan Mạch 55,4%, Hà Lan52%, Áo 50% Hiện nay, New Zealand áp dụng thuế hàng hóa và dịch vụ tiêudùng (Goods and Services Tax - GST) là 15% đối với hầu hết các loại hàng hóa vàdịch vụ Để quản lý thuế suất các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu, Cơ quan Hảiquan New Zealand đã áp dụng phương thức quản lý thuế xác định trị giá hải quantheo Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (Hiệp định Trị giá GATT) của Tổ
Trang 36chức Thương mại thế giới (WTO) Theo đó, Cơ quan Hải quan New Zealand đãtriển khai thực hiện quản lý thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu theo hai phương thứcchủ yếu sau:
- Quản lý thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu theo hệ thống văn bản phápquy Với phương thức quản lý này, New Zealand đã ban hành Luật Hải quan gồm
399 điều khoản và 4 phụ lục kèm theo Các quy định về trị giá hải quan được xâydựng chi tiết và cụ thể trong văn bản luật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DNnước này áp dụng thực hiện trong hoạt động thực tiễn
- Tích cực cải cách, hiện đại hóa và nâng cao nghiệp vụ quản lý hải quan.Đây được coi là bí quyết thành công của Cơ quan Hải quan NewZealand trong việcquản lý thuế XNK Cụ thể, Cơ quan Hải quan New Zealand đã triển khai chươngtrình hiện đại hóa hải quan mang tên “CusMod” Chương trình này không chỉ là sựphát triển và ứng dụng những hệ thống thông tin mới, mà còn là một bước tiến quantrọng trong việc cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho DN có hoạtđộng XNK tại New Zealand
1.5.1.2 Hải quan Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu phải chịu thuế nhập khẩu,đối tượng nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hàng hóa hoặc phải ký quỹ,bảo lãnh nộp thuế Việc ký quỹ, bảo lãnh nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải
có sự chấp thuận của cơ quan hải quan Quá thời hạn cho phép ký quỹ, bảo lãnh nếu
tổ chức đứng ra ký quỹ, bảo lãnh chưa nộp thuế thì phải nộp một khoản tiền phạtnhất định theo cam kết cùng với số thuế phải nộp Quy trình nộp thuế XNK ở HànQuốc được triển khai thực hiện theo 4 bước sau:
(i) Cơ quan Hải quan Hàn Quốc ra thông báo và yêu cầu nộp thuế;
(ii) Thực hiện lệnh thu thuế;
(iii) Bán tài sản tịch biên;
(iv) Trả nợ thuế bằng số tiền thu được từ việc bán tài sản
Để ngăn chặn việc trốn thuế, gian lận thương mại và thất thu thuế, Hải quanHàn Quốc còn đẩy mạnh công tác đào tạo nghiệp vụ hải quan cho đội ngũ thanh tra
Trang 37thuế và kiểm tra sau thông quan Đây là những bộ phận quan trọng trong việchướng dẫn, kiểm tra DN phải tuân thủ các chính sách về thuế Đồng thời, cơ quanHải quan Hàn Quốc cũng chủ động phối hợp với các cơ quan kiểm soát nội địa củanước này, nhằm kiểm soát hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại đối với nhữngmặt hàng trong diện chịu thuế.
1.5.1.3Hải quan Malaysia
Ở Malaysia, thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may và các mặt hàng khácđược áp thuế suất khá cao từ 0% đến 300% (tùy thuộc vào mặt hàng), nhằm bảo vệngành sản xuất trong nước Năm 2000, Chính phủ Malaysia đã quyết định điềuchỉnh giảm thuế đối với 136 loại sản phẩm thực phẩm từ 5-20%, xuống còn từ 2-12%, tùy theo các mặt hàng thực phẩm Còn đối với các mặt hàng nhập khẩu phục
vụ cho phát triển công nghiệp như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu nhập khẩu đểchế biến và tái xuất sẽ được miễn thuế Trong những năm qua, Malaysia rất coitrọng công tác quản lý thuế XNK
Theo đó, Tổng cục Hải quan Malaysia tập trung vào công tác trao đổi thôngtin về thủ tục hải quan, trong đó có thông tin liên quan đến chống gian lận thươngmại và thất thu thuế đối với những mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu khó xác định mã
số Nhằm thúc đẩy sự tham gia của DN vào quá trình chống gian lận thương mại,thất thu thuế hàng hóa XNK, Malaysia đã thành lập Ủy ban hỗn hợp giữa cơ quanhải quan và các DN đại lý, để hỗ trợ DN trong việc khai hải quan, trong đó có việcxác định mã số hóa theo các quy tắc phân loại hàng hóa (HS), xác định trị giá tínhthuế theo Hiệp định Trị giá GATT
Bên cạnh việc triển khai Hiệp định Trị giá GATT/WTO, Cơ quan Hải quanMalaysia còn áp dụng các biện pháp quản lý hải quan hiện đại như quản lý rủi ro,kiểm tra sau thông quan Để hỗ trợ cho hoạt động quản lý hải quan trong Tổng cụcHải quan Malaysia còn có Cục Ngăn chặn và Điều tra là đơn vị chịu trách nhiệmtoàn bộ thông tin tình báo và tiến hành điều tra những vụ việc ở mức độ quốc gia;Cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị quản lý công tác kiểm tra sau thông quan.Hai đơn vị này cùng với Cục Nghiệp vụ phối hợp chia sẻ thông tin và hướng dẫn
Trang 38Hải quan địa phương thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn gian lận thương mại,chống thất thu thuế nhập khẩu
1.5.2 Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu một số tỉnh thành:
1.5.2.1Hải quan Cửa Lò, Nghệ An
- Chi Cục đã xây dựng, vận hành và đưa chế độ kế toán thuế xuất nhậpkhẩu mới thay thế cho chế độ kế toán cũ áp dụng trong thời bao cấp; chất lượngcông tác kế toán thuế xuất nhập khẩu được nâng cao một bước mới thích ứng với cơchế thị trường và cơ chế quản lý mới, đáp ứng được sự điều hành và quản lý vĩ môđối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá
- Đã tạo lập được các tiền đề, điều kiện để từng bước lập lại kỷ cương,trật
tự trong công tác kế toán thuế xuất nhập khẩu trong Chi Cục Hải quan Chế độ kếtoán xuất nhập khẩu đã nâng lên một bước
- Xây dựng và hoàn thiện công tác kế toán thuế xuất nhập khẩu, công táckiểm tra kế toán cũng đã từng bước được Chi Cục quan tâm và đổi mới
- Tuy nhiên Quy trình thu thuế tuy được cải tiến nhưng với việc Hải quan
ra thông báo thuế bổ sung khi có kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá xuất nhập khẩugây phức tạp cho công tác quản lý và tốn kém chi phí
- Một bộ phận nhỏ các cán bộ nhân viên Hải quan còn hạn chế về chuyênmôn nghiệp vụ và trình độ chưa đáp ứng được nhu cầu Hiện tượng gây nhũngnhiễu đa giảm nhưng chưa loại trừ triệt để, nhiều vướng mắc ở khâu nghiệp vụ vẫnchưa được giải quyết kịp thời
1.5.2.2Cục Hải quan Lạng Sơn
- Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hải quan
và từng bước hiện đại hoá hoạt động của mình nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới nềnkinh tế và phục vụ tốt hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch trên địa bàn tỉnh
- Căn cứ vào chương trình, kế hoạch, nội dung thực hiện hiện đại hoá củaTCHQ, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã thành lập Tổ bán chuyên trách công táchiện đại hoá, thực hiện việc rà soát, sắp xếp, ổn định, kiện toàn tổ chức bộ máy cácđơn vị thuộc và trực thuộc Cục
Trang 39- Hiện nay Cục đang đẩy mạnh ứng dụng tin học, tiếp tục vận hành các hệthống phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu nghiệp vụ như: Hệthống thu thập và xử lý dữ liệu tờ khai, hệ thống quản lý thông tin cưỡng chế, hệthống thông tin vi phạm pháp luật hải quan, hệ thống đăng ký, quản lý mã số doanhnghiệp xuất nhập khẩu.
1.5.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu cho Cục Hải
quan tỉnh Long An
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thuế XNK của các nước trên thế giới,
có thể thấy mỗi nước đều có phương thức quản lý thuế khác nhau và đều đã gặt háiđược những thành công bước đầu Những phương thức quản lý thuế XNK của cácnước cũng là bài học kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam trong việc triển khai thựchiện công việc này trong thời
(1) Nghiên cứu mô hình quản lý thuế XNKđó là xây dựng bộ phận quản lýthông tin tình báo tại các Cục Hải quan địa phương ở trên cả nước, để tiến hànhđiều tra và kiểm tra sau thông quan Các Cục Hải quan địa phương sau khi nhậnđược thông tin tình báo của Tổng cục Hải quan sẽ xây dựng kế hoạch hành độngđấu tranh chống các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại khu vực quản lý hảiquan mà mình quản lý
(2) Tập trung kiểm tra các trường hợp khai báo nhầm loại hình đối với hànghóa phải kiểm tra thực tế 100%; đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định, DNđược phân loại rủi ro cao về thuế, các mặt hàng rủi ro cao như xăng dầu, điện thoại
di động, thiết bị điện tử, phân bón, hóa chất, vải, vật liệu xây dựng, rượu, bia, thuốclá…
(3) Tăng cường xử lý vi phạm khi DN không chấp hành nghĩa vụ thuế đốivới Nhà nước Xem xét nếu DN nộp thuế có động thái chây ỳ, cơ quan hải quan cóthể ra quyết định tịch biên tài sản sở hữu Đồng thời, triển khai đồng bộ các biệnpháp áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ của DN Đây là một trongnhững giải pháp cần đẩy mạnh triển khai thực hiện nhằm hạn chế rủi ro về vi phạmpháp luật hải quan
Trang 40(4) Đẩy mạnh công tác đào tạo nghiệp vụ hải quan cho đội ngũ thanh tra thuế
và kiểm tra sau thông quan của các đơn vị hải quan để ngăn chặn việc trốn thuế,gian lận thuế
Kết luận Chương 1:
Trong Chương 1, tác giả tập trung nghiên cứu sâu các khái niệm về thuế xuấtnhập khẩu, vai trò của thuế xuất nhập khẩu; quản lý thuế xuất nhập khẩu và sự cầnthiết phải quản lý thuế xuất nhập khẩu Qua đó, tác giá cũng nêu các yếu tố ảnhhưởng đến quản lý thuế xuất nhập khẩu.Bên cạnh đó, tác giả nêu một số kinhnghiệm của hải quan các nước và các tỉnh về công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu.Đây là cơ sở lý luận để tác giả thực hiện phân tích trong chương tiếp theo