để bao quát hết nguồn thu, vừa đảm bảo tăng thu thuế vừa đảm bảo công bằng xã hộitrong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.Về mặt xã hội: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phản ánh mối
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ KIM HƯƠNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN
TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ KIM HƯƠNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN
TỈNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HOÀNG HỮU HÒA
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Huế, tháng năm 2018
Tác gi ả luận văn
Nguyễn Thị Kim Hương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong Ban giám hiệu, Phòng đàotạo Sau Đại học trường Đại học Huế đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi học tập,nghiên cứu trong thời gian qua
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS.TS Hoàng Hữu
Hòa - Người đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn trong suốt thời gian nghiêncứu để tôi hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể Lãnh đạo, công chức: Cục Hải quantỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận tài liệu phục vụ cho việcnghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và các bạn trong lớp đã
động viên khuyến khích, giúp đỡ tôi trong thời gian qua để tôi có thể hoàn thành tốt
Trang 54 GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
5 GTT02 Chương trình quản lý giá tính thuế
6 HS Harmonized System (Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa
11 UBND Ủy ban nhân dân
12 VCIS Vietnam Customs Intelligence Information System (Hệ
thống thông tin tình báo Hải quan Việt nam)
13 VNACCS Viet Nam Automated Cargo Clearance System (Hệ
thống thông quan hàng hóa tự động của Việt Nam)
14 WCO World Customs Orgnization (Tổ chức Hải quan thế giới)
15 WTO World Trade Orgnization (Tổ chức Thương mại thế giới)
16 XNK Xuất nhập khẩu
17 TCHQ Tổng cục Hải quan
18 BTC Bộ Tài chính
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu của luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU Ở CƠ QUAN HẢI QUAN 6
1.1 Lý luận cơ bản về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu ở cơ quan Hải quan 6
1.1.1 Khái niệm, bản chất và vai trò của thuế xuất nhập khẩu 6
1.1.2 Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 11
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế XNK ở cơ quan hải quan 21 1.2.1 Nhóm nhân tố chủ quan 22
1.2.2 Nhóm nhân tố khách quan 22
1.3 Kinh nghiệm Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu ở một số nước trên Thế giới và ở một số Cục Hải quan địa phương và bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình 23
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý thuế XNK ở một số nước trên Thế giới 23
1.3.2 Kinh nghiệm quản lý thu thuế XNK ở một số Cục Hải quan địa phương 26
1.3.3 Rút ra bài học kinh nghiệp cho Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình 30
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 31
Trang 7Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC
HẢI QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH 33
2.1 Tổng quan về Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình 33
2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình 33
2.1.2 Tổ chức bộ máy tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình 33
2.1.3 Tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý thu thuế XNK tại các Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình 35
2.1.4 Khái quát bối cảnh thực hiện Quản lý thu thuế XNK gắn với các chính sách thuế xuất nhập khẩu 36
2.2 Phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình 37
2.2.1 Hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 37
2.2.2 Thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ năm 2012 – 2017 38
2.3 Kết quả khảo sát các đối tượng điều tra về quản lý thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình 52
2.4 Đánh giá chung công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình 56
2.4.1 Kết quả đạt được 56
2.4.2 Những hạn chế 58
2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 59
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 60
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH 61
3.1 Phương hướng và mục tiêu của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 61
3.1.1 Phương hướng chung 61
3.1.2 Mục tiêu của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình 63
Trang 83.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan
tỉnh Quảng Bình 64
3.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ cung cấp thông tin cho đối tượng nộp thuế và xây dựng chiến lược “tuân thủ pháp luật tự nguyện” của đối tượng nộp thuế 64 3.2.2 Xây dựng đội ngũ CBCC Hải quan đáp ứng quá trình hội nhập 66
3.2.3 Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế 67
3.2.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sau thông quan, khen thưởng, kỷ luật 68 3.2.5 Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan liên quan như Thuế, Kho bạc, Ngân hàng, Công An, Biên phòng… 70
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 71
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 72
1 Kết luận 72
2 Các kiến nghị và đề xuất 73
2.1 Đối với Chính phủ 74
2.2 Đối với Bộ Tài chính và các Bộ ngành liên quan 76
2.3 Đối với Tổng cục Hải quan 77
2.4 Đối với cộng đồng doanh nghiệp 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 85 BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Số lượng doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2017 41
Bảng 2.2 Số lượng tờ khai XNK đăng ký tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2012 - 2017 41Bảng 2.3 Tỷ lệ phân luồng tờ khai tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2012 - 2017 42
Bảng 2.4 Số thu nộp NSNN của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012
- 2017 (Phân loại theo các sắc thuế) 45
Bảng 2.5 Tình hình nợ đọng thuế tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn
Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình 56
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quản lý khai thuế nhập khẩu 17Biểu đồ 2.1: Kim ngạch XNK trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2012 đến năm
2017 37
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có nhiệm
vụ thực hiện quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan,các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Trong giai đoạn hiện nay, thu thuế xuất nhập khẩu đã và đang là một nguồn thuquan trọng, tập trung của ngân sách nhà nước, là phương tiện vật chất để nhà nướchoạt động và thực hiện chức năng quản lý của mình Trong những năm qua, chính sách
và cơ chế quản lý thu thuế xuất nhập khẩu đã có những thay đổi lớn và đạt được nhữngkết quả quan trọng cả về yêu cầu thu ngân sách và quản lý điều tiết vĩ mô trong quan
hệ kinh tế đối ngoại, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền đềcần thiết để chuyển nền kinh tế sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ công nghiệp
hoá hiện đại hoá và hội nhập.
Quản lý thuế xuất nhập khẩu là lĩnh vực quan trọng của quản lý nhà nước đối vớinguồn thu Ngân sách nhà nước (NSNN) Trong quá trình phát triển của mình, Nhànước dùng quyền lực chính trị vốn có để huy động, tập trung nguồn của cải xã hộithông qua hình thức đóng góp bắt buộc được gọi là thuế Lịch sử phát triển của xã hộiloài người đã chứng minh rằng: thuế ra đời là tất yếu gắn liền với sự ra đời, tồn tại củaNhà nước Trong cấu trúc hệ thống thuế của mỗi quốc gia, thuế xuất nhập khẩu (XNK)
là một trong những sắc thuế quan trọng, vừa là nguồn động viên cho ngân sách, vừa làcông cụ để điều tiết sản xuất trong nước, đồng thời cũng là đòn bẩy thúc đẩy kinh tếtrong nước và thương mại quốc tế phát triển Để phát huy tối đa vai trò của thuế XNKtrong cơ cấu thu NSNN, các cơ quan Nhà nước cần có những chính sách, quy định,công cụ phù hợp để quản lý thuế XNK có hiệu quả
Theo hệ thống thuế của Việt Nam, thuế XNK được coi là sắc thuế quan trọng, mộttrong những nguồn thu chủ yếu của NSNN Chính vì vậy, trong những năm qua Đảng vàNhà nước ta luôn quan tâm hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý thuế XNK để đáp ứngyêu cầu phát triển đất nước, góp phần bảo hộ và phát triển sản xuất trong nước, thu hútđầu tư trực tiếp từ nước ngoài, điều tiết kinh doanh và định hướng tiêu dùng
Trang 12Trong bối cảnh hiện nay, việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực
và thế giới đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế XNK phải được điềuchỉnh linh hoạt, đổi mới về thẩm quyền, kỹ năng, biện pháp quản lý để phù hợp hơn vớicác chuẩn mực, thông lệ, cam kết quốc tế, đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích quốc gia vềquyền thu thuế và tạo nguồn thu cho NSNN
Thời gian qua công tác quản lý thuế XNK ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnhQuảng Bình nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; tuy nhiên vẫn còn nhữngtồn tại như: tình trạng trốn thuế, nợ đọng thuế và gian lận thương mại còn khá phổ biến,điều này làm cho nguồn thu NSNN của tỉnh bị ảnh hưởng; hoạt động thanh tra, kiểm tra,kiểm soát việc chấp hành chính sách thuế đối với hàng hoá XNK chưa được coi trọng đúngmức nên hiệu quả quản lý thuế không cao, sự bình đẳng và công bằng về nghĩa vụ thuếcũng chưa được đảm bảo
Với mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý thuế XNK tại CụcHải quan tỉnh Quảng Bình, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế
lý kinh tế Luận văn đánh giá về thực trạng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu, các dạnggian lận thương mại và đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm tiếp tục đổi mới côngtác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế xuất nhậpkhẩu, luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩutại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu thuế XNK tại
cơ quan Hải quan;
- Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế XNK tại Cục Hải quantỉnh Quảng Bình;
- Đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế XNK tại CụcHải quan tỉnh Quảng Bình
Trang 133 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu chính của đề tài luận văn là những vấn đề liên quan đếncông tác quản lý thu thuế XNK ở cơ quan hải quan
Đối tượng khảo sát chủ yếu là các doanh nghiệp thường xuyên có hoạt độngXNK tại các cửa khẩu thuộc Cục hải quan tỉnh Quảng Bình
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình
- Phạm vi thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu thuế XNK giaiđoạn từ năm 2012 đến năm 2017; điều tra số liệu sơ cấp vào tháng 02, tháng 03 năm
2018 và đề xuất giải pháp đến năm 2020
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
a Số liệu thứ cấp
Được thu thập từ các nguồn: các báo cáo về công tác thu thuế XNK tại Cục Hảiquan tỉnh Quảng Bình, các văn bản hướng dẫn về thu thuế XNK của TCHQ, các tàiliệu có liên quan, trên sách, tạp chí chuyên ngành và các nguồn liên quan khác
b Số liệu sơ cấp
- Xác định quy mô mẫu
Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ướclượng thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair & Ctg 1988) Tuy nhiên, đểđảm bảo tính đại diện cao hơn của mẫu cho tổng thể, số lượng phiếu khảo sát phát ra là 120phiếu, tổng số phiếu thu về là 105 phiếu Sau khi nhập dữ liệu và làm sạch số liệu khôngphù hợp thì phiếu khảo sát hợp lệ để dùng xử lý số liệu là 100 phiếu
- Phương pháp chọn mẫu
Đề tài tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên các doanh
nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thông qua bảng hỏi về các nội dungchính, gồm: đánh giá về công tác quản lý thu thuế XNK, các nhân tố ảnh hưởng đến côngtác quản lý thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình
Trang 14Căn cứ vào các phương pháp chọn mẫu được tham khảo (chọn mẫu ngẫu nhiênhay còn gọi là chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi ngẫu nhiên), kết hợp với thực tiễncủa nghiên cứu Số lượng phiếu khảo sát phát ra thực tế là 120 phiếu và được thu thậptrong tháng 03 và 04/2018, sau khi loại đi 20 phiếu không đảm bảo yêu cầu (thiếuthông tin, đáp án đồng nhất quá lớn, ), số lượng phiếu thu được và đưa vào xử lý là
100 phiếu
- Thiết kế bảng hỏi
Thông tin số liệu điều tra được thu thập thông qua bảng hỏi được thiết kế sẵnbao gồm 2 phần: phần A là thông tin chung về mẫu điều tra; phần B là nội dung điềutra khảo sát (Hệ thống các tiêu chí, các chỉ tiêu cần khảo sát phù hợp với mục tiêunghiên cứu)
- Phương pháp dữ liệu thời gian được vận dụng để phân tích động thái của hoạtđộng quản lý thu thuế XNK ở Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình từ thời kỳ 2012 – 2017
- Dùng phương pháp so sánh để phân tích đặc điểm, tính chất của các nguồn thuthuế XNK ở Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và
đề xuất giải pháp hoàn thiện
- Sử dụng kiểm định ANOVA và test để phân tích ý kiến đánh giá của các hoạtđộng khảo sát
Trang 155 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm có 03chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu ở cơ
quan hải quan;
Chương 2 Thực trạng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh
Quảng Bình;
Chương 3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại
Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình
Trang 16CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU Ở CƠ QUAN HẢI QUAN
1.1 Lý luận cơ bản về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu ở cơ quan Hải quan
1.1.1 Khái niệm, bản chất và vai trò của thuế xuất nhập khẩu
1.1.1.1 Khái niệm
Theo từ điển Kinh tế học (Anh - Việt): “Thuế xuất nhập khẩu là khoản thuế màChính phủ đánh vào sản phẩm xuất nhập khẩu Thuế xuất nhập khẩu được sử dụng đểtăng nguồn thu cho Chính phủ và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước khỏi sự cạnhtranh của nước ngoài” [36]
Giáo trình Lý thuyết Thuế của Học viện Tài chính: “Thuế XK, thuế NK là sắcthuế đánh vào hàng hóa XK, NK theo quy định của pháp luật Việt Nam” [49]
Trên thực tế có rất nhiều loại thuế được chia ra do hai cơ quan thu chủ yếu đó là
cơ quan Thuế và cơ quan Hải quan Cơ quan Thuế chịu trách nhiệm thu thuế nội địa,
cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm thu thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩuqua biên giới Việt Nam, bao gồm:
+ Thuế xuất khẩu (thuế thu từ hàng hoá xuất khẩu): là khoản tiền người xuất khẩuphải nộp khi tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hoá ra khỏi biên giới [50]
+ Thuế nhập khẩu (thuế thu từ hàng hoá nhập khẩu) là loại thuế gián thu động viên
từ người tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu nhằm góp phần bảo đảm nguồn thu cho ngân sáchnhà nước và bảo hộ sản xuất trong nước Thuế nhập khẩu với mục tiêu kinh tế là bảo hộsản xuất trong nước và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc thu vàohàng hoá được phép nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ khu phi thuế quan vào thị trườngtrong nước; là thuế đánh vào hàng hóa khi nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới quốc gia;hàng hoá đưa từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước Thuế nhập khẩu là thuếgián thu - một trong những yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá [50]
Thuế nhập khẩu do các tổ chức, cá nhân có hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượngchịu thuế phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp theo quy định của pháp luật với mức độ vàthời hạn cụ thể Sử dụng tốt chính sách thuế nhập khẩu là phát huy đầy đủ chức năng,
Trang 17vai trò của thuế, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và điều tiết vĩ mô nềnkinh tế Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thuế nhập khẩu còn là công
cụ thể hiện chính sách kinh tế đối ngoại của quốc gia với các quốc gia khác trongthương mại quốc tế
Việc sử dụng có hiệu quả thuế nhập khẩu chính là phát huy đầy đủ các chứcnăng cơ bản của nó trong lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa Đặc biệt,trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực thì thuế nhập khẩu càng thể hiệnvai trò và tác dụng không chỉ là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, mà còn là công cụthể hiện chính sách đối ngoại giữa các quốc gia với nhau
1.1.1.2 Bản chất của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Đặc điểm của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phản ánh bản chất của thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu trên hai phương diện:
Về mặt kinh tế: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một phần của cải xã hội được
tập trung vào ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, cơ sở kinh
tế hay nền tảng của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một bộ phận thu nhập được tạo ra
từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của tổ chức, cá nhân trong xã hội Do đóviệc động viên thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải có giới hạn của nó, giới hạn đókhông thể vượt quá một mức nhất định trong tổng số thu nhập được tạo ra, mức thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu hợp lý sẽ có tác dụng tăng thu cho ngân sách nhà nước vàkích thích sản xuất kinh doanh phát triển, ngược lại nếu thuế suất quy định quá cao sovới thu nhập được tạo ra thì sẽ không khuyến khích kinh doanh chân chính nữa, do đóNhà nước sẽ bị thất thu Thực tế cho thấy, nếu quy định thuế suất quá cao thì đối tượngnộp thuế sẽ tìm cách để trốn thuế, lậu thuế và chi phí để chống trốn lậu thuế thường caonhưng không mang lại kết quả mong muốn Tuỳ theo tình hình thực tế để quy định mứcthuế suất từ 0% lên đến một giới hạn nào đó sẽ đưa đến kết quả số thuế thu được sẽ tăngtheo tỷ lệ thuận với tăng thuế suất, nếu thuế suất tăng vượt quá giới hạn cho phép thì kếtquả sẽ ngược lại
Trong trường hợp thuế suất quy định quá cao so với thu nhập được tạo ra, thì giảipháp duy nhất là phải hạ thấp thuế suất, đi đôi với việc tìm cách mở rộng diện thu thuế
Trang 18để bao quát hết nguồn thu, vừa đảm bảo tăng thu thuế vừa đảm bảo công bằng xã hộitrong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
Về mặt xã hội: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phản ánh mối quan hệ giữa Nhà
nước và các pháp nhân, thể nhân tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một công cụ được Nhà nước sử dụng để thực hiệnchức năng quản lý của mình đối với các hoạt động kinh tế đối ngoại, điều chỉnh cácquan hệ phân phối, phân phối lại thu nhập xã hội giữa các tổ chức, cá nhân và Nhànước do đó thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mang tính xã hội cao Nghiên cứu bản chất
xã hội của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giúp chúng ta quán triệt đầy đủ và sâu sắcyêu cầu trong việc hoạch định chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải đảmbảo rõ ràng, đơn giản, phù hợp với trình độ của cả người thu thuế và người nộp thuế.Việc tổ chức quản lý thu thuế phải đảm bảo tính công khai, dân chủ mới đem lại hiệuquả cao, nếu không thì dù chính sách thuế có hợp lý đến đâu cũng chỉ tồn tại trên giấy
1.1.1.3 Vai trò của thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nằm trong hệ thống thuế quốc gia cho nên cũng
có vai trò của thuế nói chung đó là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và điều tiết
vĩ mô nền kinh tế Dưới góc độ một sắc thuế cụ thể, vai trò của thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu được phát huy ở những góc độ khác nhau tuỳ theo thực trạng phát triển kinh
tế của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ thể hiện trên các mặt sau:
Một là, tạo nguồn thu ngân sách nhà nước: Để thực sự phát huy vai trò tạo
nguồn thu ngân sách nhà nước, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải bao quát hết cáchoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của các tổ chức, cá nhân, đảmbảo thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào ngânsách nhà nước Thông qua thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Nhà nước huy động mộtphần thu nhập được tạo ra từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá để tập trungvào ngân sách nhà nước Tuy nhiên, nếu Nhà nước dùng quyền lực của mình để huyđộng quá mức thu nhập thì phần thuộc về tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuấtkhẩu, nhập khẩu hàng hoá sẽ giảm xuống, họ sẽ cảm thấy công sức bỏ vào kinh doanhđược bù đắp không thoả đáng, từ đó họ chuyển sang kinh doanh ngầm để trốn thuế
Trang 19hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh, dẫn đến Nhà nước không thu được thuế, thất thuthuế.Vì vậy, khi tái phân phối thu nhập bằng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải chú
ý đến khả năng nộp thuế của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhậpkhẩu Khả năng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là tỷ lệ tối đa (từ thu nhập có đượcthông qua hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá) trích ra để nộp thuế mà khôngảnh hưởng hoặc thay đổi hoạt động kinh doanh của họ Khả năng nộp thuế tuỳ thuộcvào trình độ phát triển kinh tế, ý thức chấp hành pháp luật, truyền thống văn hoá củamỗi quốc gia Khả năng nộp thuế là một tiêu thức dùng để phân định ranh giới phânchia hợp lý thu nhập giữa Nhà nước động viên thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chưađạt giới hạn khả năng nộp thuế thì nguồn lực xã hội tập trung vào ngân sách nhà nướcchưa thật đầy đủ Ngược lại, nếu Nhà nước động viên vượt giới hạn khả năng nộp thuếthì sẽ bào mòn, dẫn đến triệt tiêu hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoácủa các tổ chức, cá nhân do đó làm giảm sút số thu trong tương lai, không đảm bảonuôi dưỡng nguồn thu
Hai là, kiểm soát và điều tiết đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá:
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá diễn ra ở hầu khắpcác nước, dưới nhiều hình thức đa dạng về chủng loại hàng hoá, có hàng hoá phục vụ
an ninh quốc phòng, có hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, có loại hàng hoáxâm hại đến chủ quyền an ninh quốc gia, đời sống nhân dân như ma tuý, vũ khí, vănhoá phẩm đồi truỵ…Vì vậy, thông qua việc kiểm tra, thu thuế đối với hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu để nắm được thực chất hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là loại hànggì? với số lượng bao nhiêu? và xuất khẩu đi nước nào? nhập khẩu từ nước nào? qua đóNhà nước kiểm soát được toàn bộ các loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, để cónhững điều chỉnh chính sách đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp thực tiễn
Để điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá ngoài các biện pháp phi thuếquan như hạn ngạch, giấy phép… thì biện pháp sử dụng công cụ thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu được các nước áp dụng một cách phổ biến Thông qua công cụ thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu, Nhà nước khuyến khích hay hạn chế hoạt động xuất khẩu, nhậpkhẩu đối với từng loại hàng hoá chẳng hạn: để khuyến khích xuất khẩu sản phẩm hoàn
Trang 20chỉnh, Nhà nước quy định thuế suất thuế xuất khẩu cao đối với nguyên liệu thô, sảnphẩm chưa qua chế biến nhằm hạn chế xuất khẩu Đối với nguyên liệu nhập khẩu cầncho sản xuất trong nước mà trong nước chưa sản xuất được nhưng chưa đáp ứng đượcnhu cầu thì Nhà nước quy định mức thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thấp thậm chíbằng 0% để khuyến khích nhập khẩu cho phát triển sản xuất trong nước Đối vớinhững sản phẩm mà trong nước đã sản xuất được đủ nhu cầu tiêu dùng trong nướchoặc những sản phẩm tiêu dùng cao cấp (ô tô, điều hoà…), thuế suất thuế nhập khẩuthường được quy định ở mức thuế cao để hạn chế nhập khẩu và hạn chế tiêu dùng.Như vậy, thông qua công cụ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nhà nước thực hiện điềutiết đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
Ba là, bảo hộ sản xuất trong nước: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà đặc biệt
là thuế nhập khẩu tác động trực tiếp vào giá cả hàng hoá nhập khẩu trên thị trường.Đối với những hàng hoá nhập khẩu là những sản phẩm mà trong nước đã sản xuấtđược hoặc những mặt hàng cần bảo hộ, Nhà nước đánh thuế nhập khẩu cao sẽ hạn chếtiêu dùng hàng nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng sản phẩn trong nước, trong điềukiện đó hàng sản xuất trong nước sẽ có điều kiện cạnh tranh so với hàng nhập khẩunhờ giá thành sản phẩm thấp hơn Khi đánh thuế nhập khẩu hàng tiêu dùng ở mứcthấp, tức Nhà nước không hạn chế nhập khẩu mặt hàng nhập khẩu với chất lượng cao,mẫu mã đẹp và với giá rẻ, đồng thời mức thuế nhập khẩu thấp sẽ trực tiếp thúc đẩy cácdoanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, kiện toàn tổ chức, cải tiến mẫu mã,
hạ giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập nếumuốn tồn tại và phát triển Đối với hàng hoá là đầu vào của các ngành sản xuất trongnước, hàng là máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nước, việc đánh thuế nhậpkhẩu thấp sẽ có tác dụng trực tiếp đến chi phí đầu vào của giá thành sản phẩm, với giáthành sản phẩm giảm (do thuế nhập khẩu thấp) sẽ giúp cho doanh nghiệp có điều kiệnđổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, từ đó nângcao khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước Thông qua công cụ thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu Nhà nước thể hiện quan điểm bảo hộ sản xuất trong nước,định hướng tiêu dùng và thu hút đầu tư Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, do
Trang 21bị ràng buộc phải thực hiện cam kết quốc tế về cắt giảm thuế nhập khẩu do vai trò bảo
hộ của thuế nhập khẩu phần nào bị hạn chế, hơn nữa nếu quá nhấn mạnh đến vai tròbảo hộ của thuế nhập khẩu không những không thực hiện được các cam kết quốc tế màcòn làm cho nền sản xuất trong nước trở nên trì trệ kém phát triển do ỷ lại vào sự bảo
hộ của Nhà nước Vì vậy, để phát huy tốt vai trò bảo hộ của thuế nhập khẩu buộc phải
có sự lựa chọn những ngành nghề phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước, đồngthời buộc các ngành được bảo hộ phải có chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiếnphương thức quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, chủ động trongcạnh tranh với hàng nhập khẩu khi hết thời hạn bảo hộ
Bốn là, khẳng định chủ quyền quốc gia và chống phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế: Vai trò này của công cụ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thể hiện ở
chỗ, bất kể một loại hàng hoá nào khi nhập khẩu vào Việt Nam đều phải khai báo, xuấttrình để kiểm tra và nộp thuế (nếu có), mọi hành động phân biệt đối xử của nước ngoàiđối với hàng hoá của Việt Nam nếu làm tổn hại đến nền sản xuất trong nước thì đềuphải chịu các biện pháp trả đũa thông qua việc áp dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
bổ sung
1.1.2 Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu
1.1.2.1 Khái niệm, mục tiêu và vai trò của quản lý thu thuế xuất nhập khẩu
a Khái niệm
Quản lý thu thuế là một dạng quản lý xã hội khi có nhà nước và gắn với quyềnlực nhà nước Quản lý thu thuế trước hết và quan trọng nhất thuộc trách nhiệm của nhànước cho nên người ta thường quan niệm quản lý thu thuế là quản lý nhà nước tronglĩnh vực thuế Tuy nhiên, hiện nay, để quản lý thu thuế có hiệu quả, ở những mức độnhất định cần có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong xã hội để hỗ trợ cho côngtác quản lý thuế của Nhà nước
Có rất nhiều khái niệm quản lý thuế như sau: “Quản lý thuế là quản lý việc thựcthi và đảm bảo thực thi các chính sách thuế hay là việc thực hiện quyền hành pháp và
tư pháp của nhà nước trong lĩnh vực thuế” (Đặng Tiến Dũng, 2003) “Quản lý thuế làquá trình tổ chức thực thi các luật thuế, là việc định ra một hệ thống các tổ chức, phân
Trang 22công các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho các tổ chức này, xác lậpmối quan hệ hữu hiệu trong việc thực thi luật thuế nhằm đạt được mục tiêu đã đề ratrong điều kiện môi trường luôn luôn biến động” (Vương Hoàng Long, 2000) Hoặctheo Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), “Quản lý thuế là một quá trình tổ chức, thực thichính sách thuế, thông qua quá trình tác động của các cơ quan thuế lên các tổ chức vàcông dân nhằm bảo đảm và tăng cường sự tuân thủ nghĩa vụ thuế một cách đầy đủ, tựnguyện và đúng thời hạn trong điều kiện môi trường quản lý thuế luôn biến động”.
Qua tham khảo các khái niệm trên đây, khái niệm quản lý thuế được tiếp cận theo
hai phạm vi Theo nghĩa rộng, quản lý thuế là tất cả các hoạt động của nhà nước liên
quan đến thuế Quản lý thuế không chỉ bao gồm hoạt động tổ chức điều hành quá trìnhthu nộp thuế và ngân sách nhà nước mà còn bao gồm hoạt động xây dựng chiến lượcphát triển hệ thống thuế, ban hành pháp luật thuế và cả hoạt động kiểm tra, giám sát việc
sử dụng tiền thuế của các tổ chức thụ hưởng ngân sách nhà nước Theo nghĩa hẹp, quản
lý thuế là quản lý hành chính nhà nước về thuế, bao gồm cả việc tổ chức, quản lý, điềuhành quá trình thu nộp thuế, hay nói một cách khác đó là hoạt động chấp hành của cơquan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là hệ thống cơ quan quản lý thuế từ trung ươngđến địa phương trong quản lý thu, nộp thuế cho nhà nước từ các tổ chức, cá nhân là đốitượng nộp thuế đã được xác định trọng các luật thuế
Để phù hợp với pháp luật thực định của nước ta, trong luận văn này, tác giảluận văn sử dụng khái niệm quản lý thuế XNK theo nghĩa hẹp
Như vậy, quản lý thu thuế XNK là quản lý về thuế XNK, bao gồm cả việc tổ
chức, quản lý, điều hành quá trình thu, nộp thuế XNK, hay nói cách khác đó là hoạtđộng chấp hành của cơ quan Hải quan trong quản lý thu, nộp thuế cho Nhà nước từ các
tổ chức, cá nhân có hoạt động XNK hàng hóa
b Mục tiêu của quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Mục tiêu bao trùm của quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là phát huymột cách tốt nhất, có hiệu quả nhất và đầy đủ các vai trò của công cụ thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu Tuỳ theo điều kiện về trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước trongtừng giai đoạn mà nhấn mạnh, quan tâm đến từng mục tiêu cụ thể ở những mức độ
Trang 23khác nhau, nhưng dù ở các nước phát triển hay các nước đang phát triển thì công tácquản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
- Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Bảo hộ hợp lý và có hiệu quả nền sản xuất trong nước và phù hợp với thông lệquốc tế
- Kiểm soát chặt chẽ và điều tiết linh hoạt đối với hoạt động xuất khẩu, nhậpkhẩu hàng hoá
- Khẳng định chủ quyền và bảo vệ an ninh quốc gia, chống phân biệt đối xửtrong thương mại quốc tế
c Vai trò của công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu
Quản lý thuế là một trong các nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩmquyền, trong đó có các cơ quan quản lý thuế Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế khôngchỉ đảm bảo sự vận hành thông suốt hệ thống cơ quan Nhà nước mà nó có tác động tíchcực tới quá trình thu, nộp thuế vào NSNN Đó chính là vai trò của quản lý thuế Căn cứvào đặc điểm của thuế XNK, vai trò của thuế XNK, có thể khái quát được vai trò công tácquản lý thuế XNK như sau:
Thứ nhất, công tác quản lý thuế XNK giúp kiểm soát hàng hóa XNK Thông
qua việc quản lý thu thuế XNK, cơ quan nhà nước sẽ quản lý được số lượng, chủngloại hàng hóa thực XNK, từ đó kiểm soát được tất cả các loại hàng hóa XNK vào, rathị trường nội địa Để từ đó cơ quan nhà nước có thể đưa ra chính sách hàng hóa phùhợp với giai đoạn, từng thời kỳ khác nhau
Thứ hai, công tác quản lý thuế XNK giúp đảm bảo nguồn thu cho NSNN Quản
lý hành chính nhà nước đối với thuế XNK nhằm đảm bảo nguồn thu thuế XNK đượcđầy đủ, chính xác, thường xuyên, ổn định cho NSNN
Thứ ba, công tác quản lý thuế XNK góp phần bảo hộ sản xuất trong nước.
Thông qua việc xây dựng đúng đắn cơ cấu và mối quan hệ giữa thuế XK, thuế NK,việc xác định đối tượng đánh thuế XK, thuế NK, thuế suất thuế XK, thuế NK, chế độmiễn giảm thuế XK, thuế NK, cùng với một số công cụ khác như hạn ngạch, thuế thời
vụ, thuế chống bán phá giá sẽ góp phần điều tiết đối với các tầng lớp xã hội trên hai
Trang 24mặt: khuyến khích, nâng đỡ những hoạt động kinh doanh cần thiết, làm ăn có hiệu quả,
có hàm lượng chất xám cao; thu hẹp, kìm hãm những ngành nghề, mặt hàng cần hạnchế sản xuất, hạn chế tiêu dùng theo hướng tiết kiệm, chống lãng phí
Thứ tư, công tác quản lý thuế XNK góp phần hạn chế tối đa các hành vi vi
phạm pháp luật về thuế Thông qua các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, thanh tra thuế,kiểm tra sau thông quan, xử phạt vi phạm hành chính sẽ hạn chế tối đa các hành vi trốnthuế, gian lận thuế, đặc biệt là các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóaqua biên giới
Thứ năm, công tác quản lý thuế XNK góp phần thực hiện các chính sách đối
ngoại Bên cạnh thuế XK, thuế NK là loại thuế trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia.Quản lý và sử dụng có hiệu quả thuế XNK chính là phát huy đầy đủ các chức năng cơbản của thuế XK và NK trong lĩnh vực hoạt động XNK hàng hóa Đặc biệt, trong điềukiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế XK,thuế NK chính là việc thực hiện các chính sách đối ngoại giữa các quốc gia với nhau
1.1.2.2 Chủ thể và các nguyên tắc quản lý thu thuế xuất nhập khẩu
a Chủ thể quản lý thu thuế XNK
Theo quy định của pháp luật nước ta thì cơ quan Hải quan là chủ thể duy nhấtchịu trách nhiệm thực thi nhiệm vụ quản lý thuế XNK Hệ thống tổ chức của Hải quanViệt Nam được phân thành 3 cấp:
- Cấp Trung ương: Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
- Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan;
- Chi cục Hải quan và Đội Kiểm soát Hải quan
b Các nguyên tắc của quản lý thu thuế XNK
Mỗi cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ khác nhau trong quản lý thuế Tuynhiên, hoạt động quản lý thuế của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đều phải tuântheo những nguyên tắc nhất định
* Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Nguyên tắc này chi phối hoạt động của các bên quan hệ quản lý thuế bao gồmcác cơ quan Nhà nước và người nộp thuế Nội dung của nguyên tắc này là quyền hạn,
Trang 25trách nhiệm của cơ quan quản lý; quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế đều là dopháp luật quy định Trong quan hệ quản lý, các bên liên quan có thể được lựa chọnnhững hoạt động nhất định nhưng phải trong phạm vi quy định của pháp luật về quản
lý thuế nhập khẩu
* Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Giống như mọi hoạt động quản lý khác, hoạt động quản lý thuế phải tuân thủnguyên tắc hiệu quả Các hoạt động quản lý thuế được thực hiện, các phương phápđược lựa chọn phải đảm bảo số thu vào NSNN là lớn nhất theo đúng luật thuế Đồngthời, chi phí quản lý thuế là tiết kiệm nhất Ví dụ như sự lựa chọn quy trình, thủ tục vềthuế rõ ràng, đơn giản phù hợp với điều kiện thực tiễn nhất định và trình độ của ngườinộp thuế và hứa hẹn mang lại nguồn thu cao hơn do tiết kiệm được chi phí vận hành
bộ máy thu thuế và chi phí của người nộp thuế so với việc áp dụng một quy trình, thủtục phức tạp hơn
* Thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế
Để đảm bảo hoạt động thu, nộp thuế đúng pháp luật, Nhà nước nào cũng tăngcường các hoạt động quản lý đối với người nộp thuế Trong điều kiện quản lý thuế hiện đại,
sự tăng cường vai trò của Nhà nước theo hướng tập trung vào kiểm tra, kiểm soát kết quảthực hiện nghĩa vụ thuế phù hợp với quy định của pháp luật (kiểm tra sau), đồng thời tạođiều kiện cho người nộp thuế chủ động lựa chọn cách thức khai thuế và nộp thuế phù hợpvới hoạt động kinh doanh của mình, tôn trọng tính tự giác của người nộp thuế Để đảmbảo nguyên tắc này cần có hệ thống các văn bản pháp luật rõ ràng, phù hợp; có các chếtài đủ mạnh đề xử lý vi phạm pháp luật về thuế
* Công khai, minh bạch
Công khai minh bạch là một trong những nguyên tắc quan trọng của quản lýthuế Nguyên tắc công khai đòi hỏi mọi quy định về quản lý thuế, bao gồm phápluật thuế và các quy trình, thủ tục thu nộp thuế phải công bố công khai cho ngườinộp thuế và tất cả những tổ chức, cá nhân có liên quan biết Nguyên tắc minh bạchđòi hỏi các quy định về quản lý thuế rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu và diễn đạt sao chochỉ có thể hiểu theo một cách nhất quán, không hiểu theo nhiều cách khác nhau
Trang 26Nguyên tắc minh bạch cũng đòi hỏi không quy định những ngoại lệ trong thực thipháp luật thuế, theo đó, cơ quan thuế hoặc công chức thuế được quyết định áp dụngnhững ngoại lệ cho là để hoạt động quản lý thuế của Nhà nước được mọi công dângiám sát, là môt trường tốt để phòng chống tham nhũng, cửa quyền, sách nhiễu; qua
đó, thúc đẩy hoạt động quản lý thuế đúng luật, trong sạch và tạo điều kiện thúc đẩysản xuất, kinh doanh phát triển
* Tuân thủ và phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế và mở rộngquan hệ hợp tác kinh tế cho mỗi nước Đồng thời, quá trình hội nhập cũng đòi hỏi mỗiquốc gia cần có những thay đổi quy định về quản lý, cũng như các chuẩn mực quản lýphù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế Việc thực hiện các cam kết và thông lệquốc tế về thuế tạo điều kiện cho hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước hộinhập với hệ thống quản lý thuế thế giới Tuân thủ thông lệ quốc tế cũng tạo thuận lợicho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài
1.1.2.3 Nội dung quản lý thu thuế XNK của cơ quan hải quan
a Quản lý khai thuế, nộp thuế XNK
Quản lý khai thuế XNK là khâu đầu tiên và là khâu đặc biệt quan trọng trongquá trình quản lý thuế XNK Quản lý khai thuế tại cơ quan Hải quan là quá trìnhcông chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ hải quan, kiểm tra các tiêu chí khai báo liênquan đến việc tính thuế XNK (tên hàng hoá, mã số hàng hoá, đơn vị tính, số lượng,trọng lượng, chất lượng, đơn giá, trị giá hải quan, thuế suất thuế XNK, xuất xứhàng hóa ), kiểm tra sự phù hợp giữa các loại chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan vàkiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai báo của doanh nghiệp với các quy địnhhiện hành của pháp luật, đăng ký tờ khai cho doanh nghiệp; xác định chính xác sốthuế phải nộp thông qua công tác kiểm tra thực tế hàng hóa; ra quyết định ấn địnhthuế nếu xác định doanh nghiệp khai báo chưa chính xác hoặc không trung thực;thực hiện công tác kế toán (nhập dữ liệu vào chương trình kế toán thuế) để theo dõithu nộp tiền thuế của đối tượng nộp thuế
Trang 27Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quản lý khai thuế nhập khẩu
Hồ sơ khai thuế XNK (hồ sơ hải quan) có thể được nộp trực tiếp tại các Chi cụcHải quan (do doanh nghiệp lựa chọn) hoặc được nộp thông qua giao dịch điện tử Trongquy trình quản lý rủi ro (QLRR) hiện nay, hồ sơ hải quan sẽ được phân thành ba luồng:xanh, vàng, đỏ Mục đích của việc phân thành ba luồng là nhằm quản lý được thuận lợi,chặt chẽ, đồng thời đảm bảo thực hiện nhanh chóng, đơn giản hoá các thủ tục hải quan,giảm bớt các thủ tục không cần thiết, phân loại được đối tượng cần quản lý qua đókhuyến khích ý thức chấp hành pháp luật hải quan của đối tượng nộp thuế Việc phânluồng do hệ thống QLRR của cơ quan Hải quan thực hiện dựa trên các tiêu chí do lườngmức độ rủi ro của hàng hoá NK và đối tượng nộp thuế Trong quá trình làm thủ tục hảiquan cho lô hàng XNK, căn cứ vào tình hình thực tế của lô hàng và thông tin mới thunhận được, lãnh đạo Cục Hải quan, Chi cục Hải quan có thể quyết định thay đổi hìnhthức mức độ kiểm tra do hệ thống QLRR xác định và chịu trách nhiệm về việc thay đổiquyết định hình thức, mức độ kiểm tra đó
Quản lý nộp thuế là quá trình cơ quan Hải quan thực hiện các phương pháp,biện pháp theo dõi, đánh giá, quản lý, đôn đốc thu hồi nợ thuế đảm bảo thu đúng, thu
đủ và kịp thời tiền thuế vào NSNN Ở nước ta, có rất nhiều loại hình kinh doanhXNK Mỗi loại hình hàng hóa XNK đều có những đặc điểm riêng, có thời gian nộpthuế khác nhau nên công tác quản lý nộp thuế được thực hiện khác nhau đối với từngloại hình cụ thể Việc đôn đốc thu hồi nợ thuế có thể áp dụng một hoặc nhiều phươngpháp, biện pháp cụ thể khác nhau tùy thuộc vào khoản nợ có khả năng thu hồi haykhoản nợ không có khả năng thu hồi
Quản lý khai thuế XNK
Kiểm tra/Đăng kýkhai báo thuế củadoanh nghiệp
Trang 28b Quản lý miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế XNK
- Hoàn thuế là việc cơ quan Hải quan hoàn trả lại khoản thuế XNK đã thu củađối tượng nộp thuế trong các trường hợp: hàng hoá NK đã nộp thuế NK nhưng còn lưukho, lưu bãi tại cửa khẩu đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất;hàng hoá đã nộp thuế NK nhưng không NK hoặc thực tế NK ít hơn hoặc đã dùng đểsản xuất hàng hoá XK
- Miễn thuế là việc thực hiện không thu thuế của đối tượng nộp thuế Cơ quan
Hải quan thực hiện quy trình miễn thuế NK thông qua 02 công việc cụ thể đó là:
+ Thực hiện đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế NK đối với các trường hợpphải đăng ký Danh mục miễn thuế
+ Làm thủ tục miễn thuế đối với các trường hợp được miễn thuế NK
- Giảm thuế là việc cơ quan Hải quan thực hiện giảm số tiền thuế phải nộp chođối tượng nộp thuế theo quy định Cụ thể: hàng hoá XNK đang trong quá trình giámsát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩmquyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế Mức thuế được giảm tương ứngvới tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá
Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư nướcngoài vào các lĩnh vực, ngành nghề Nhà nước khuyến khích đầu tư đồng thời nhằmđảm bảo an sinh xã hội; khuyến khích NK các mặt hàng có lợi cho sản xuất, các mặthàng trong nước chưa sản xuất được, hỗ trợ cho đối tượng NK hàng hoá trong trườnghợp bị tổn thất…
Để được hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế XNK thì đối tượng nộp thuế phải cóđầy đủ hồ sơ và hồ sơ phải đảm bảo đầy đủ theo yêu cầu của pháp luật và phải nộp cho
cơ quan Hải quan trong thời hạn quy định theo từng trường hợp cụ thể
c Quản lý thông tin về đối tượng nộp thuế XNK
Để quản lý người nộp thuế XNK trong điều kiện áp dụng cơ chế tự khai, tự nộpthuế, áp dụng QLRR trong quản lý hải quan và tiến tới thông quan tự động thì vấn đềthông tin về người nộp thuế đóng một vai trò vô cùng quan trọng Thông tin về ngườinộp thuế phải được thu thập, xây dựng thành hệ thống Cơ quan Hải quan thực hiện
Trang 29việc thu thập thông tin về người nộp thuế XNK để phục vụ cho công tác đánh giá việctuân thủ pháp luật Hải quan, pháp luật thuế và áp dụng các chế độ, chính sách quản lý,chính sách thuế đối với hàng hóa XNK.
Hệ thống thông tin về người nộp thuế XNK bao gồm toàn bộ các thông tin liên quanđến người nộp thuế như: tên, địa chỉ người nộp thuế, ngành nghề kinh doanh, mặt hàngXNK ; các thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế Hệ thống này mộtmặt là cơ sở để cơ quan Hải quan thực hiện quản lý thuế, đánh giá mức độ chấp hành phápluật của người nộp thuế, ngăn ngừa, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về thuế; mộtmặt là một công cụ hữu hiệu để cơ quan Hải quan phân bổ hợp lý các nguồn lực, áp dụnghiệu quả các biện pháp quản lý hải quan, quản lý thuế
d Kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan về thuế XNK
Công tác kiểm tra sau thông quan (KTSTQ), thanh tra thuế XNK được thựchiện sau khi hàng hóa đã được thông quan trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liênquan đến người XNK, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xácminh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế XNK Đốitượng kiểm tra của KTSTQ, thanh tra thuế gồm:
- Hồ sơ hải quan đang lưu giữ tại doanh nghiệp và đơn vị hải quan làm thủ tụchải quan cho hàng hóa liên quan
- Chứng từ, tài liệu liên quan hàng hóa XNK đã được thông quan như sổ kếtoán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu, dữ liệu liên quan, do doanhnghiệp lưu giữ ở dạng giấy tờ hoặc dữ liệu điện tử
- Hàng hóa, nơi sản xuất nếu cần thiết và còn điều kiện
Mục đích của KTSTQ, thanh tra thuế là nhằm xác định mức độ chính xác, trungthực của việc kê khai về hàng hóa, tự tính và nộp thuế, mức độ chấp hành pháp luậtcủa doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc truy thu, truy hoàn tiền thuế, xác định mức độ
ưu tiên trong quản lý của hải quan đối với hàng hóa XNK của doanh nghiệp và xử lý
vi phạm pháp luật về thuế, về hải quan Công tác KTSTQ, thanh tra thuế XNK là biệnpháp giám sát hiệu quả để vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện theo cơ
Trang 30chế “tự khai, tự chịu trách nhiệm” của doanh nghiệp, vừa đảm bảo ngăn ngừa cáctrường hợp vi phạm pháp luật thuế của doanh nghiệp cũng như của CBCC Hải quan.
Kết thúc cuộc KTSTQ, thanh tra thuế, căn cứ vào kết quả KTSTQ, thanh tra thuế,thủ trưởng cơ quan Hải quan ban hành quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hànhchính theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực thuế Cơ quan Hải quan các cấp thực hiện giải quyết khiếu nại, tốcáo liên quan về thuế NK theo thẩm quyền quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo
e Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế và xử lý vi phạm pháp luật
về thuế XNK
Khi đã hết thời hạn nộp thuế XNK, thời hạn bảo lãnh, thời hạn nộp tiền phạt viphạm hành chính về thuế trong lĩnh vực hải quan, thời hạn gia hạn nộp thuế XNK màngười nộp thuế không nộp thuế XNK, nộp tiền phạt vi phạm hành chính thì cơ quanHải quan sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế
để buộc người nộp thuế phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào NSNN
Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế XNK là tội phạm (buôn lậu, vận chuyểntrái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế) sẽ bị áp dụng các chế tài hình sự Các hành
vi vi phạm pháp luật về thuế XNK không phải là tội phạm (vi phạm về thủ tục thuế,khai sai, khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận thuế ) sẽ bị xử lý hành chính Cụ thể, đốivới các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự như dấu hiệu của tội trốnthuế, tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì cơ quan Hải quan
sẽ gửi hồ sơ đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền xem xét khởi tố,điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Đối với các hành vi vi phạm phápluật về thuế XNK thì cơ quan Hải quan thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính theoquy định của pháp luật
1.1.2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích công tác quản lý thu thuế XNK ở cơ quan hải quan
+ Về chỉ tiêu kế hoạch: là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các
nguồn lực, quyết định cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đã đề ra
Trang 31- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể: là các nhiệm vụ công tác trọngtâm về thuế của đơn vị được cấp trên giao: về số thu nộp ngân sách và định hướng tạothuận lợi cho doanh nghiệp để nuôi dưỡng nguồn thu.
- Kế hoạch được đưa ra hàng năm, dựa trên các yêu cầu: đáp ứng các mục tiêungân sách từng gia đoạn cụ thể, mục tiêu cơ cấu nợ đọng hàng năm, mục tiêu thu hồi
nợ đọng của các năm trước, các kết quả chống thất thu thuế thông qua các giải phápđưa ra, nhân lực thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể
+ Về tổ chức thực hiện:
- Thực hiện kế hoạch ngân sách: dự kiến nguồn thu, số thu, phương pháp thu
- Thực hiện các quy trình thủ tục hải quan liên quan đến thu thuế theo các quyđịnh của pháp luật
- Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý thu thuế như: quản lý thông tin đốitượng nộp thuế, xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thu thuế, tăng cường côngtác kiểm tra tính thuế, tổ chức thu nộp thuế hiệu quả, cưỡng chế thi hành quyết địnhhành chính về thuế, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm về thuế, hoàn thiện chế
độ kế toán thuế
- Trang bị điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để thực hiện công tácthu thuế
+ Về thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện: Thực hiện kế hoạch quản lý
thuế theo sát số thu từng quý Có đánh giá nguyên nhân chủ quan và khách quan đểđiều chỉnh phương pháp, nội dung cho phù hợp Kiểm tra đánh giá quá trình tổ chứcquản lý thu để tổ chức thu hiệu quả Khi cần thiết tổ chức các cuộc thanh tra nội bộ độtxuất để đánh giá các vấn đề thực tiễn phát sinh
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế XNK ở cơ quan hải quan
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thu thuế XNK nhưng tựuchung lại có thể phân thành hai nhóm: nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tốkhách quan
Trang 32- Thu nhập của cán bộ hải quan dù được Nhà nước quan tâm nhưng còn kháthấp, đời sống vẫn còn khó khăn, trong quá trình kiểm tra hàng hoá, hoá đơn chứng từ,thu thuế, không thể tránh khỏi bị đối tượng kinh doanh dùng lợi ích vật chất muachuộc, bỏ qua các hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng kinh doanh xuất nhập khẩudẫn đến thất thu thuế - Một số doanh nghiệp có ý thức chấp hành pháp luật Hải quan
và pháp luật về thuế chưa cao; các hành vi gian lận, trốn thuế ngày càng tinh vi gâyảnh hưởng lớn đến công tác quản lý thu thuế
1.2.2 Nhóm nhân tố khách quan
- Điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam thay đổi hay những biến động kinh tếquốc tế mà Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng sẽ có tác động không nhỏ tới việcchấp hành pháp luật về thuế của doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân và công tác quản
lý thu thuế của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có cơ quan Hải quan
- Do đặc điểm địa lý, địa hình, khu vực nơi cơ quan hải quan quản lý các đơn vịkinh doanh XNK khá phức tạp dẫn đến công tác kiểm tra hàng hoá XNK khó khănhơn Các đối tượng buôn lậu dễ lợi dụng địa hình phức tạp, khó quản lý (trà trộn hàngvận chuyển trong nước với hàng xuất khẩu, nhập khẩu; nhiều hãng vận chuyển cùnglàm việc một lúc, một nơi) để vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới gây thất thuthuế cho Ngân sách Nhà nước
- Do trình độ văn hoá, ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị kinh doanhXNK chưa cao làm cho công tác quản lý thu thuế gặp nhiều khó khăn
Trang 33- Do chính sách pháp luật về thuế thường xuyên thay đổi mà cơ chế quản lýchưa đồng bộ, chưa hỗ trợ cho công tác quản lý thu thuế Nhiều cơ chế, chính sách,quy định của Nhà nước thông thoáng mà chưa chặt chẽ dẫn đến sơ hở để cho cácDoanh nghiệp kinh doanh lợi dụng.
+ Ví dụ Luật Doanh nghiệp không quy định những điều kiện ràng buộc về lýlịch người sáng lập hoặc người điều hành doanh nghiệp, không quy định số lượngdoanh nghiệp hoặc số người được tham gia với tư cách là thành viên sáng lập hoặcngười điều hành Việc quản lý doanh nghiệp sau khi thành lập cũng đang bị buônglỏng, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực chất mới thực hiện việc cấp đăng ký kinhdoanh nhưng chưa quản lý được doanh nghiệp sau khi thành lập Nhiều doanh nghiệp
đã ngừng hoạt động nhưng các cơ quan quản lý không nắm được, gây nhiều khó khăncho công tác quản lý thu thuế Chính sách quản lý tiền tệ còn nhiều sơ hở, các doanhnghiệp khá tự do thanh toán bằng tiền mặt, kể cả thanh toán ngoại thương Tình hìnhthực tế hiện nay, các cơ sở kinh doanh tự do thanh toán bằng tiền mặt, không khốngchế giá trị giao dịch, mọi tổ chức cá nhân đều có tiền mặt để thanh toán Một số doanhnghiệp đã lợi dụng bằng cách lập hoá đơn ghi không đúng giá thanh toán, ghi tăng chiphí, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý thu thuế của cơ quan hải quan Sự kếthợp giữa cơ quan Thuế, Kho bạc và Hải quan nếu tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơnnữa cho việc nộp thuế của đối tượng nộp thuế và công tác quản lý thu thuế của cơ quanHải quan
1.3 Kinh nghiệm Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu ở một số nước trên Thế giới và ở một số Cục Hải quan địa phương và bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý thuế XNK ở một số nước trên Thế giới
1.3.1.1 Tại Trung Quốc
Cơ quan thuế Trung Quốc cung cấp kịp thời cho người nộp thuế Hướng dẫnmua và sử dụng hóa đơn thông qua việc in các tờ rơi hướng dẫn, giúp người nộp thuếnhanh chóng nắm được thủ tục Áp dụng hình thức miễn hoặc cho điền tờ khai trước,
bổ sung các số liệu cần thiết về ngành nghề quốc tế và loại hình đăng ký, nhằm kiểm
Trang 34tra được loại thuế sẽ thu, loại hóa đơn sẽ áp dụng, mẫu loại và số lượng, để người nộpthuế được hưởng các dịch vụ chất lượng cao của cơ quan thuế Chính phủ Trung Quốctăng cường khâu quản lý thu thuế và giám sát hành vi thu thuế Đây là một nhiệm vụrất quan trọng của Chính phủ Trong quá trình cải cách, cơ quan thuế phải tăng cườngnăng lực quản lý, tăng cường biện pháp quản lý để giám sát chống thất thu thuế, hạnchế hành vi gian lận thuế Tăng cường công tác phòng chống hành vi chuyển giá tạicác tập đoàn kinh tế đa quốc gia đang diễn ra ngày một tinh vi, phức tạp Chính phủTrung quốc cũng ban hành “Quy trình quản lý chống trốn thuế chung”, qua đó sẽ tăngcường hơn nữa việc điều tra và điều chỉnh các hành vi trốn thuế.
1.3.1.2 Tại Singapore
Áp dụng hệ thống kê khai thuế điện tử 24 giờ/ngày với quy trình kê khai đơngiản bằng việc triển khai các công nghệ thích hợp và luôn cải tiến.Việc quản lý chặtchẽ về thuế chủ yếu tập trung vào một số nhóm hàng xe máy, rượu, xăng dầu thuốc lá(quản lý trọng điểm) Hệ thống tuyển dụng, đào tạo, giám sát thực thi nhiệm vụ củacông chức Hải quan được thực hiện nghiêm minh, công bằng, khoa học
1.3.1.4 Tại Đài Loan
Thứ nhất, chuẩn hóa, đơn giản hóa và tự động hóa công tác quản lý thuế: Đểthực hiện công việc này, Đài loan đã ban hành “Quy trình hoạt động chuẩn” (Standardoperation program – SOP) và áp dụng cho toàn bộ hệ thống hải quan nhằm hài hòa hóaquy trình, thủ tục trong các dịch vụ liên quan tới thuế với phương châm công bằng,không thiên vị và minh bạch SOP đảm bảo những trường hợp liên quan tới thuế giốngnhau được các đơn vị, các cán bộ quản lý thuế khác nhau thực hiện ở những thời điểmkhác nhau phải được xử lý như nhau Văn bản SOP được đặt ở quầy phục vụ cho
Trang 35những người nộp thuế tham khảo khi giao dịch các vấn đề về thuế Cán bộ hải 35 quanthực hiện công tác thuế bắt buộc phải nghiêm chỉnh chấp hành SOP nhằm thúc đẩyhợp tác và tránh mâu thuẫn.
Thứ hai, đơn giản hóa dịch vụ liên quan đến thuế: đơn giản hóa thủ tục hoạt độngđược triển khai ở mọi công đoạn quản lý thuế nhằm tiết kiệm chi phí thu nộp thôngqua việc tối đa hóa chất lượng công tác trong khi nguồn nhân lực hạn chế
Thứ ba, tự động hóa toàn bộ dịch vụ liên quan đến thuế: hệ thống vận hành nội
bộ của cơ quan quản lý thuế đã được vi tính hóa và tự động hóa toàn bộ nhằm xử lýnhững dữ liệu phức tạp và khổng lồ theo một trật tự tích hợp, có hệ thống đối với việcđánh thuế và thu thuế Chất lượng các dịch vụ liên quan đến thuế đã được cải thiệnđáng kể và chi phí nguồn lực giảm Lợi ích sử dụng dữ liệu cũng được tối đa hóa.Người nộp thuế có thể khai nộp thuế quan mạng Internet hoặc hệ thống khai báo Việcnộp thuế có thể được tiến hành thông qua hệ thống thanh toán của ngành tài chính nhưthẻ tín dụng, ATM, chuyển khoản điện tử…
Thứ tư, giảm sai sót về việc phân loại và áp mức thuế; xây dựng những trườnghợp cần phải kiểm tra và kiểm toán thuế: Cơ quan Hải quan Đài loan đã xây dựng vàthực hiện cơ chế tự động xác định những trường hợp cần lựa chọn để kiểm tra và kiểmtoán Phương pháp đó đảm bảo cho việc kiểm toán thuế tập trung vào nững trường hợpnhạy cảm, có độ rủi ro cao, không kiểm tra tràn lan, đảm bảo cho người nộp thuế nộpđúng phần thuế phải nộp, tránh lãng phí nguồn lực, cảnh báo trước việc có thể bị ràsoát, kiểm tra, ngăn chặn vi phạm, hạn chế nhân tố chủ quan của con người vào việclựa chọn đơn vị kiểm tra thuế…
Thứ năm, chiến lược mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong các dịch vụliên quan tới thuế: Để xây dựng một hệ thống quản lý thuế hiệu quả, lành mạnh theohướng tự động hóa, Đài loan đã ban hành chiến lược mở rộng ứng dụng công nghệthông tin trong các dịch vụ liên quan đến thuế Chiến lược này được xây dựng nhằmứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ hoạt động nội bộ của cơ quan quản lý thuếcũng như công tác hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, tuyên truyền và việc khai thuế, nộp thuếcho người nộp thuế Các biện pháp đã triển khai nhằm ứng dụng công nghệ thông tin
Trang 36cũng bao gồm cả cách thức đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế khi cơ quan quản
lý thuế cung cấp dịch vụ, giải đáp thắc mắc về thuế (kể cả tuyên truyền chính sách)trên mạng Để thực hiện, người nộp thuế được cấp một thẻ chứng nhận số hóa để cóthể vào trang web của một cơ quan quản lý thuế nhằm tìm hiểu thông tin, chính sách
có liên quan, các khoản thuế đã nộp, thuế quá hạn… Đặc biệt, người nộp thuế có thểhỏi về mọi thông tin liên quan tới thuế và tình trạng hồ sơ, đơn từ của họ đang được xử
lý thế nào vào bất kỳ lúc nào qua trang web “thuế điện tử một cổng vào” và chươngtrình công bố thông tin thuế mới nhất trong kế hoạch e-tax (thuế điện tử) của cơ quanquản lý thuế
1.3.2 Kinh nghiệm quản lý thu thuế XNK ở một số Cục Hải quan địa phương 1.3.2.1 Tại Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh
Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh là một đơn vị Hải quan lớn nhất nước, thựchiện khối lượng công việc chiếm 40% khối lượng công việc của toàn ngành Hải quan
và số thu nộp NSNN hàng năm đạt gần 50% số thu từ hoạt động XNK của cả nước.Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh có 12 đơn vị tham mưu và 13 Chi cục Hải quan trựcthuộc, quản lý gần 30.000 doanh nghiệp với nhiều loại hình hàng hoá XNK Cục Hảiquan TP Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên trong toàn ngành thực hiện thủ tục hải quanđiện tử (với 12/12 Chi cục thực hiện, với số doanh nghiệp tham gia là 29.280 doanhnghiệp) Việc triển khai chương trình thủ tục hải quan điện tử đã tạo rất nhiều thuận lợicho doanh nghiệp trong hoạt động XNK hàng hoá
Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cũng đã phải triển khai nhiều biện pháp quản lýtrong kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt là hậu kiểm để tránh thất thu cho NSNN sau khitriển khai thủ tục hải quan điện tử Kết quả trong năm 2014, qua công tác KTSTQ, CụcHải quan TP Hồ Chí Minh đã truy thu 249,96 tỷ đồng (tăng 301,31% so với năm2013); qua kiểm tra, kiểm soát đã phát hiện nhiều vụ buôn lậu, vi phạm về giả mạogiấy tờ, hồ sơ hải quan điện tử, giả mạo chứng từ nộp tiền để thông quan hàng hoánhằm mục đích trốn thuế (năm 2013 đã lập tổng cộng 4.950 biên bản vi phạm với trịgiá hàng tịch thu và tiền phạt trên 97 tỷ đồng)
Trang 37Bên cạnh đó, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đã công khai, minh bạch mọi vănbản, chính sách liên quan đến hoạt động XNK, tăng cường đối thoại, gặp gỡ, trao đổivới doanh nghiệp Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đã, đang và tiếp tục chủ trì, phốihợp với các đơn vị khai thác, kinh doanh cảng biển, nhà ga hàng không để có biệnpháp hỗ trợ thủ tục cũng như chi phí cho doanh nghiệp Ngoài việc tích cực xử lý sốthuế nợ đọng không có khả năng thu hồi, Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh cũng tích cực
áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế để buộcngười nộp thuế phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào NSNN
Ngoài ra, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh còn thường xuyên tổ chức Hội nghịđối thoại doanh nghiệp để tiếp nhận, giải quyết các vướng mắc liên quan đến chínhsách quản lý XNK, quy trình thủ tục hải quan, chế độ giám sát hải quan… đến cộngđồng doanh nghiệp; thường xuyên phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam, Ban Quản lý Khu chế xuất và công nghiệp TP.Hồ Chí Minh để tuyêntruyền, phổ biến các quy định mới về thủ tục hải quan cho doanh nghiệp
Để cải cách công tác quản lý thuế, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cũng đãtriển khai đề án hiện đại hoá thu NSNN, thực hiện kết nối Kho bạc - Hải quan - Thuế
để trao đổi thông tin nộp thuế, đồng thời thực hiện phối hợp thu NSNN, bảo lãnh thuếtheo thoả thuận song phương giữa cơ quan Hải quan và Ngân hàng thương mại tại13/13 Chi cục Hải quan với khối lượng lên tới 90% dịch vụ thanh toán Nhờ đó thủ tụcthanh toán thuế được thực hiện nhanh chóng, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, số liệuthu thuế được cập nhật nhanh chóng, chính xác
1.3 2 2 Tại Cục Hải quan Thành phố Hà Nội
Cục Hải quan TP Hà Nội một trong những đơn vị lớn của ngành Hải quan với
bề dày truyền thống trong chặng đường gần 60 năm xây dựng và phát triển Cục Hảiquan TP Hà Nội có 12 phòng chức năng và 12 Chi cục trực thuộc, thực hiện thủ tụchải quan cho các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội, các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc
và Yên Bái Số doanh nghiệp Cục Hải quan TP.Hà Nội thực hiện nhiệm vụ quản lý là12.358 doanh nghiệp
Trang 38Để hoàn thành công tác quản lý thuế XNK, Cục Hải quan TP Hà Nội đã tíchcực đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu nghiệp
vụ hải quan; thường xuyên nghiên cứu cải tiến các quy trình nghiệp vụ, rút ngắn thờigian thông quan hàng hoá tạo môi trường thuận lợi nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản
lý chặt chẽ đối với hoạt động XNK hàng hoá Cục Hải quan TP Hà Nội đã mạnh dạnchấn chỉnh, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, phù hợp; đồng thời chú trọngviệc giáo dục chính trị, đạo đức nghề nghiệp, đẩy mạnh đào tạo lại chuyên môn nghiệp
vụ cho cán bộ lãnh đạo cũng như công chức thừa hành Cục Hải quan TP.Hà Nội cũng
đã thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp để giải quyết nhanh chóng, kịp thời cácvướng mắc của doanh nghiệp (Trong năm 2013, Cục Hải quan TP Hà Nội triển khai
tổ chức Hội nghị doanh nghiệp định kỳ 1 tháng 1 lần) Cục giao các đơn vị trực thuộcphối hợp chặt chẽ với các chi nhánh, điểm giao dịch của các Ngân hàng đã ký kết thỏathuận hợp tác với cơ quan Hải quan để thực hiện việc thu thuế, bảo lãnh thuế nhanhchóng, kịp thời cho doanh nghiệp Cục Hải quan TP Hà Nội cũng ưu tiên áp dụng chữ
ký số để khai thác thông tin về thanh toán, nộp thuế, bảo lãnh thuế bằng phương thứcđiện tử trên cổng thanh toán điện tử làm căn cứ để xem xét việc thông quan, giảiphóng hàng cũng như xét ân hạn thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
Bên cạnh đó, hàng năm, Cục Hải quan TP Hà Nội thường xuyên thực hiệnquyết liệt các giải pháp tăng thu thuế NK, chủ yếu là các biện pháp xử lý nợ thuếXNK, quản lý khai thác các nguồn thu mới, nâng cao hiệu quả công tác thu thập thôngtin, QLRR, KTSTQ, phòng chống buôn lậu; chú trọng phát hiện các hành vi gian lậnthương mại; tăng cường công tác trao đổi thông tin và tạo thuận lợi cho các doanhnghiệp có kim ngạch XNK lớn; từng bước áp dụng phương pháp quản lý hoạt độngdoanh nghiệp theo phương châm Hải quan và doanh nghiệp cùng đồng hành
1.3.2.3 Tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh
Bộ máy tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh có 10 đơn vị tham mưu,
08 Chi cục Hải quan trực thuộc và 03 Đội công tác trực thuộc Cục và 01 bộ phậntham gia tại Trạm kiểm soát Liên hợp Km 15
Trang 39Quảng Ninh là đơn vị hàng năm được giao số thu nộp NSNN tương đối lớn(năm 2013 được giao là 1.320 tỷ đồng) việc thu thuế gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên,tập thể lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh xác định dù gặp bất kỳ khó khăn nàocũng phải hoàn thành nhiệm vụ chính trị ở mức cao nhất, đặc biệt là nhiệm vụ thu nộpNSNN Do đó, ngay từ đầu năm, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã tập trung chỉ đạocác đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện ngay nhiệm vụ được giao, có lộtrình cụ thể.
Với quyết tâm của mình, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường cácbiện pháp quản lý thuế như: thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp nộp thuếđúng thời hạn, thành lập các Đoàn Kiểm tra đi thu đòi nợ thuế; tăng cường cưỡng chếdừng làm thủ tục hải quan đối với các doanh nghiệp cố tình chây ỳ trong việc nộpthuế, tiền phạt Danh sách các doanh nghiệp bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan
do nợ thuế được Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đăng tải hàng tháng trên trang thôngtin điện tử của Cục
Bên cạnh đó, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh cũng tăng cường công tác đấutranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, thường xuyên tổ chức đấu tranh có trọngtâm, trọng điểm, đánh trúng vào các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thươngmại; chú trọng công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan Chính vì vậy màtrong những năm qua, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và xử lý nhiều vụbuôn lậu, vận chuyển hàng cấm, lập nên những chiến công vang dội, mang tính điểnhình toàn quốc
Ngoài ra, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh thường xuyên phối hợp và phối hợprất tốt với các cơ quan hữu quan như cơ quan cảnh sát điều tra (PC46), Phòng cảnh sátđiều tra về tội phạm ma tuý (PC47) Công an tỉnh Quảng Ninh, Cảnh sát biển Vùng I,
Bộ đội Biên phòng,… để trao đổi thông tin, xác minh, thu thập chứng cứ làm rõ các vụviệc buôn lậu, vận chuyển ma tuý, sản phẩm của động vật hoang dã nguy cấp, cáchành vi trốn thuế qua khai báo về số lượng, trị giá…
Công tác phát triển nguồn nhân lực là một trong những công tác quan trọng,được Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm Để đạt được hiệu quả trong
Trang 40công tác quản lý thuế XNK, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh chú trọng công tác đào tạo
và đào tạo lại cho đội ngũ CBCC của mình Đặc biệt, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh
đã xây dựng được đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực giá, mã số, thuế… để đáp ứngyêu cầu quản lý thuế trong tình hình mới Chính vì vậy, trong các năm qua, Cục Hảiquan tỉnh Quảng Ninh luôn có số thuế truy thu qua tham vấn giá là rất lớn Bằng cáchnày Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã chủ động được nguồn thu thuế và hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ thu thuế của mình
1.3.3 Rút ra bài học kinh nghiệp cho Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình
Từ kinh nghiệm của Hải quan các địa phương trong nước về quản lý thu thuế
XK, thuế NK có thể rút ra cho Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình một số bài học sau:
- Minh bạch hóa và công khai các chế độ chính sách về thuế XK, thuế NK chocộng đồng doanh nghiệp để họ có cơ sở tính toán trước lượng thuế phải nộp, chủ độngtrong lập phương án kinh doanh, tạo sự phối hợp tốt hơn giữa đối tượng nộp thuế và cơquan hải quan, giảm thiểu các xung đột, tranh chấp không đáng có, đồng thời vẫn đảmbảo sự thông thoáng trong thông quan
- Hệ thống văn bản chính sách pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải ổn
định, rõ ràng minh bạch tuân thủ các cam kết Quốc tế Chính sách thuế XK, thuế NK
phải nhất quán theo một số nguyên tắc nhất định tọa điều kiện cho quản lý liên tục quátrình thu thuế XK, thuế NK
- Quy trình thủ tục Hải quan phải đảm bảo thông thoáng tạo thuận lợi cho hoạt
động xuất nhập khẩu, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng kiểm tra, kiểm soát gian lậnthương mại, trốn thuế Hầu hết các nước đều áp dụng QLRR trong quy trình nghiệp vụ
hải quan, tạo thông thoáng trong quá trình thông quan hàng hóa nhưng tăng cườngcông tác kiểm tra sau thông quan Nếu kiểm tra sau thông quan phát hiện có đối tượngnộp thuế có hành vi trốn thuế sẽ xử phạt rất nặng, đủ sức răn đe
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xuất nhập khẩu, việc này sẽ hạnchế sự tiếp xúc giữa cơ quan hải quan với doanh nghiệp, vừa giảm thiểu được tiêu cựcvừa giảm chi phí đi lại cho doanh nghiệp và giảm được biên chế cũng chi phí quản lý