1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ HUẾ

111 100 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Từ việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động thu Thuế tạicác doanh nghiệp, luận văn làm rõ thực trạng công tác quản lý Thuế thu nhập doanhnghiệp đối với doanh nghiệp nh

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trên luận văn là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Phan Duy Minh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Học trường Đại học Kinh

tế Huế đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt khóa học

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Xuân Châu đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốtnghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo; cán bộ công chức Chi cục thuế đã tạođiều kiện cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu phục vụ cho luận văn, chia sẻnhiều thông tin quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này

Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã động viên tinh thần chotôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Tác giả luận văn

Phan Duy Minh

Trang 3

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: PHAN DUY MINH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10

Niên khóa: 2015 - 2017

Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN XUÂN CHÂU

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬPDOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HUẾ

1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu.

Từ việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động thu Thuế tạicác doanh nghiệp, luận văn làm rõ thực trạng công tác quản lý Thuế thu nhập doanhnghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chị cục Thuế thành phố Huế, thông qua

đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế tại chi cục thuếthành phố Huế

Về đối tượng nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu việc hoàn thiện côngtác quản lý Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chicục Thuế thành phố Huế

2 Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng.

Luận văn đa phần sử dụng phương pháp thu nhập tài liệu thứ cấp, nguồn dữ liệuđược thu thập qua báo cáo hoạt động, kết quả thu ngân sách nhà nước tại Chi cục Thuếthành phố Huế và các số liệu tại các đội chức năng của Chi cục Thuế Ngoài ra còn sửdụng phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm trong nhiền năm côngtác tại Chi cục Thuế nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu đề tài

3 Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác quản lýthuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuếthành phố Huế Đã phân tích đúng thực trạng, hạn chế cũng như nguyên nhân dẫnđến những hạn chế trong công tác quản lý Thuế Từ đó đề xuất những giải phápnhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệpnhỏ và vừa tại Chi cục Thuế thành phố Huế

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBCC: Cán bộ công chức

CNTT: Công nghệ thông tin

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tiêu chí Doanh nghiệp nhỏ và vừa 5Bảng 1.2 Thu thuế TNDN ở Việt Nam giai đoạn 2009-2012 9Bảng 2.1 Tình hình dân số và lao động của Thành phố Huế giai đoạn 2013 - 2015 36Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu kinh tế của Thành phố Huế giai đoạn 2013-2015 37Bảng 2.3 Số lượng DNVVN đóng trên địa bàn Thành phố Huế

giai đoạn 2013-2015 (phân theo loại hình doanh nghiệp) 39Bảng 2.4 Số lượng DNVVN đóng trên địa bàn Thành phố Huế 41

giai đoạn 2013-2015 (phân theo ngành nghề kinh doanh) 41Bảng 2.5 Tình hình sử dụng lao động của Chi cục thuế Thành phố Huế

giai đoạn 2013 -2015 46Bảng 2.6 Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách tại Chi cục thuế Thành phố

Huế giai đoạn 2013- 2015 49Bảng 2.7 Kết quả thu NSNN từng sắc thuế tại Chi cục thuế Thành phố Huế 51

giai đoạn 2013-2015 51Bảng 2.8 Tình hình hoạt động của các DNNVV ở thành phố Huế

giai đoạn 2013-2015 52Bảng 2.9 Tình hình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế tại Chi cục thuế Thành

phố Huế giai đoạn 2013- 2015 54Bảng 2.10 Tình hình DN được phân cấp, kê khai nộp thuếgiai đoạn 2013-2015 55Bảng 2.11 Kết quả thu thuế TNDN của DNNVV tại Chi cục thuế Thành phố Huế

giai đoạn 2013 - 2015 57Bảng 2.12 Tình hình nộp thuế TNDN của DNNVV tại Chi cục thuế

Thành phố Huế giai đoạn 2013-2015 58Bảng 2.13 Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế 62Bảng 2.14 Tình hình kiểm tra thuế tại các DNNVV của Chi cục thuế

Thành phố Huế giai đoạn 2013 - 2015 64Bảng 2.15 Tình hình nợ thuế của DNNVV tại Chi cục thuế

Thành phố Huế giai đoạn 2013-2015 67

Trang 6

Bảng 2.16 Đánh giá của doanh nghiệp đối với công tác quản lý thuế của Chi cục

Thuế thành phố Huế 69Bảng 2.17 Đánh giá của CBCC thuế đối với DNNVV tại Chi cục Thuế thành phố

Huế 71

Trang 7

doanh giai đoạn 2013 - 2015 59Biểu đồ 2.4 Tình hình nợ thuế TNDN của DNNVV phân theo loại nợ giai đoạn

2013-2015 68

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii

MỤC LỤC viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: 3

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn: 3

5 Dự kiến những đóng góp của đề tài 4

6 Kết cấu luận văn 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 5

1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của DNNVV 5

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa 5

1.1.2 Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa 6

1.2 Công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV tại Chi cục Thuế thành phố Huế 7

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN 7

1.2.2 Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu trong công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV 10

1.2.3 Nội dung công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV 16

Trang 9

1.2.4 Qui trình quản lý thuế TNDN đối với DNNVV 20

1.3 Các nhân tố tác động đến công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV.24 1.3.1 Nhân tố khách quan 24

1.3.2 Nhân tố chủ quan 26

1.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV 27

1.4.1 Số thu thuế và thực hiện dự toán thuế TNDN 27

1.4.2 Vi phạm đăng ký và kê khai thuế 28

1.5 Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp của một số địa phương trong nước 30

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý thuế tại Cục thuế thành phố Đà Nẵng 30

1.5.2 Kinh nghiệm quản lý thuế tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh 31

1.5.3 Bài học có thể rút ra cho Chi cục Thuế thành phố Huế 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP35 ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HUẾ 35

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Huế 35

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 35

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 36

(Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Huế năm 2015) 36

2.1.3 Đặc điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừathuộc phân cấp quản lý của Chi cục thuế thành phố Huế 39

2.2 Giới thiệu tổng quan về Chi cục Thuế Thành phố Huế 42

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 42

2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy 42

2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ 44

Trang 10

2.2.4 Tình hình phân bố cán bộ công chức tại Chi cục thuế thành phố Huế 45 2.2.5 Tình hình và kết quả thu NSNN tại Chi cục Thuế Thành phố Huế giai

đoạn 2013-2015 48

2.3 Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế Thành phố Huế 52

2.3.1 Quản lý đăng ký thuế 52

2.3.2 Quản lý thuế qua công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế 53

2.3.3 Quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế 55

2.3.4 Quản lý thuế qua công tác kiểm tra 60

2.3.5 Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 66

2.4.1 Đánh giá của doanh nghiệp nhỏ và vừa .69

2.4.2 Đánh giá của CBCC thuế .70

2.5 Đánh giá thực trạng quản lý thuế thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế Thành phố Huế 71

2.5.1 Những kết quả đạt được 71

2.5.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân 73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 79

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HUẾ 80

3.1 Định hướng cải thiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 80

3.1.1 Định hướng chung của chính phủ 80

3.1.2 Đối với Chi cục thuế Thành phố Huế 81

3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 82

3.2.1 Giải pháp mang tính vĩ mô 82

Trang 11

3.2.2 Giải pháp mang tính vi mô tại Chi cục thuế Thành phố Huế 87

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

1 KẾT LUẬN 94

2 KIẾN NGHỊ 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHIẾU KHẢO SÁT

QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

NHẬN XÉT LUẬN VĂN

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với xu thế toàn cầu hóa kinh tế tại Việt Nam hoạt động sản xuất kinhdoanh, thương mại và đầu tư của các thành phần kinh tế ngày càng tăng cả về quy

mô vốn và số lượng Hoạt động kinh tế diễn ra hết sức phức tạp, đa dạng, nhà đầu

tư tìm mọi cách tối đa hóa lợi nhuận của mình bằng nhiều cách, trong đó vấn đềtrốn thuế và tránh thuế luôn được chú trọng Mặt khác, hội nhập kinh tế khu vực vàthế giới diễn ra với tốc độ ngày càng cao điều đó đặt ra cho chúng ta phải đổi mới

cơ chế chính sách, cách thức quản lý Nhà nước về thuế phải cho phù hợp với sự vậnhành của nền kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước và là công cụ điều tiết vĩ

mô nền kinh tế Như vậy, có thể thấy rằng Thuế là một biện pháp kinh tế của mọiNhà nước Song để biện pháp đó đạt hiệu quả sẽ rất cần đến một bộ phận chuyêntrách, chất lượng trong quá trình quản lý thuế

Một trong những bước đột phá trong công tác quản lý thuế đó là Luật Quản

lý Thuế được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực từ ngày01/7/2007 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế số21/2012/QH13 Đây là phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại đang được hầu hếtcác nước trên thế giới áp dụng Theo cơ chế quản lý thuế này đã tạo môi trườngthuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, đủ, kịpthời vào ngân sách Nhà nước Công tác quản lý thuế đã thay đổi phương thức quản

lý theo cơ chế người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế; Cơ quan thuế thực hiệnquản lý thuế chủ yếu theo chức năng kết hợp một phần quản lý theo đối tượng từ đó

có điều kiện tập trung nguồn lực phục vụ cho việc tư vấn hỗ trợ cho tổ chức, cánhân nộp thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinhdoanh có vi phạm pháp luật thuế, tạo điều kiện cho cơ quan thuế tổ chức quản lýthuế hiệu quả

Trang 13

Nhận thức tầm quan trọng đó, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, chính sáchthuế TNDN ngày càng được hoàn thiện, phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hộicủa đất nước và xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới Việc áp dụng thuế suấtriêng đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ là một bước đột phá của Luậtthuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nướcđối với đối tượng này, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tăngtích tụ nhiều hơn, tiếp tục mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh.

Đối với cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế doanh nghiệp có vị trí vô cùng quantrọng; số thu ngân sách hàng năm từ các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng hơn 60 % số thulĩnh vực ngoài quốc doanh của cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế Do đó việc quản lý thuếthu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp luôn luôn được sự quan tâm của cáccấp lãnh đạo cục Thuế cũng như chính quyền địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế

Mặt khác, quá trình quản lý thuế đối với các doanh nghiệp cũng phát sinhnhiều vấn đề phức tạp như tình hình trốn thuế, gian lận thương mại; nhiều vướngmắc, bất cập trong quá trình thực hiện về chính sách chế độ thuế, quy trình quản lýthuế và các thủ tục hành chính… ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh củangười nộp thuế Chính vì vậy, để góp phần tìm các giải pháp hữu hiệu về quản lýthuế nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế phát sinh vào ngân sáchNhà nước, chống thất thu ngân sách có hiệu quả Đồng thời, đảm bảo tính côngbằng hợp lý trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế Nhà nước giữa các thành phần kinhtế; khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn làm ăn lâu dài, phát triển sản xuất-kinhdoanh đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển nền kinh tế thành phố Huế Vìvậy, việc tôi nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập

doanh nghi ệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi cục thuế thành phố Huế”

có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn cho nên tôi đã chọn đề tài này đểnghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung:

Đánh giá công tác quản lý Thuế TNDN, đề xuất các giải pháp nâng caohiệu quả công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp

Trang 14

nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế thành phố Huế.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV tại chi cục thuế thành phốHuế, tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Về thời gian: Thực trạng quản lý thuế TNDN đối với DNNVV tại chi cụcthuế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2013 – 2015, từ đó đềxuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối vớiDNNVV trên địa bàn đến năm 2020

- Về nội dung: Tập trung vào các nội dung chủ yếu của công tác quản lý thuếTNDN, quả lý đăng ký thuế, quản lý thuế qua công tác tuyên truyền hỗ trợ ngườinộp thuế, quản lý thuế qua công tác kiển tra, quả lý nợ và cưỡng chế nợ

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn:

4.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp:

- Tổng hợp những thông tin đã có sẵn

- Nguồn dữ liệu thu thập:

+ Số liệu thứ cấp cần thiết cho đề tài được thu thập từ các nguồn: Cục Thống

kê, Phòng thống kê, các đội kiểm tra thuế, đội kê khai kế toán tin học Đội cưỡngchế quản lý và thu nợ thuế thuộc Chi cục Thuế thành phố Huế, niên giám thống kê

Trang 15

4.2 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia và đối tượng nộp thuế.

Trực tiếp tiến hành tham vấn ý kiến một số cán bộ có kinh nghiệm lâunăm trong công tác tại Chi cục thuế thành phố Huế, cán bộ quản lý thuế…nhằmtận dụng những kinh nghiệm và tri thức chuyên sâu của các chuyên gia để làmsang tỏ các vấn đề có tính phức tạp

Tiến hành tham vấn ý kiến một số doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Chi cụcThuế thành phố Huế quản lý để có thể nhìn nhận công tác quản lý thuế của Chicục Thuế thành phố Huế đối với đơn vị một cách khách quan và tính phức tạptrong công tác quản lý thuế

5 Dự kiến những đóng góp của đề tài

Góp phần hạn chế, khắc phục một số tồn tại còn hạn chế trong công tácquản lý thuế TNDN đối với DNNVV

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn đượckết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế thu nhập doanhnghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chương 2: Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanhnghiệp nhỏ và vừa tại chi chục thuế thành phố Huế

Chương 3: Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện côngtác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chicục thuế thành phố Huế

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của DNNVV

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trên thế giới, các nước có quan niệm rất khác nhau về DNNVV, nguyên nhân

cơ bản dẫn đến sự khác nhau này là tiêu thức dùng để phân loại quy mô DN khác nhau.Tuy nhiên trong hàng loạt các tiêu thức phân loại đó có hai tiêu thức được sử dụng ởphần lớn các nước là quy mô vốn và số lượng lao động

Tại Việt Nam tiêu chí xác định DNNVV được thể hiện trong nghị định số

56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ

sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)” [3], cụ thể như sau:

Bảng 1.1 Tiêu chí Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quy mô

Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

I Nông, lâm

nghiệp và thủy

sản

10 ngườitrở xuống

20 tỷ đồngtrở xuống

từ trên 10người đến

200 người

từ trên 20 tỷđồng đến

100 tỷ đồng

từ trên 200người đến

300 người

II Công nghiệp

và xây dựng

10 ngườitrở xuống

20 tỷ đồngtrở xuống

từ trên 10người đến

200 người

từ trên 20 tỷđồng đến

100 tỷ đồng

từ trên 200người đến

300 ngườiIII Thương mại

và dịch vụ

10 ngườitrở xuống

10 tỷ đồngtrở xuống

từ trên 10người đến

50 người

từ trên 10 tỷđồng đến 50

tỷ đồng

từ trên 50người đến

100 người

(Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính Phủ)

Trang 17

Mục đích phân loại DNNVV như vậy, vừa là để triển khai các chủ trương,chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp; mặt khác để tăng cường quản lý nhànước về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta Việc phân loại củaChính phủ thể hiện sự đặc biệt coi trọng vai trò, vị trí quan trọng của DNNVV trongnền kinh tế quốc dân.

1.1 2 Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.2.1 Đặc điểm

- Tổ chức sản xuất, quản lý linh hoạt, gọn nhẹ, các quyết định quản lý thực hiệnnhanh nên dễ thích nghi trước những thay đổi của thị trường đặc biệt là nhu cầu nhỏ, lẻ,

có tính địa phương, góp phần tiết kiệm chi phí quản lý DN

- Vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi nhanh, điều đó tạo sức hấp dẫntrong đầu tư sản xuất kinh doanh, mọi thành phần kinh tế vào khu vực này

- Nguồn vốn tài chính hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn tự có cũng như bổ sung đểthực hiện quá trình tích tụ, tập trung nhằm duy trì hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh

- Cơ sở vật chất,trình độ công nghệ kỹ thuật thường yếu kém, lạc hậu Trình

độ quản lý nói chung và quản trị các mặt theo các chức năng còn hạn chế Đa số cácchủ DN nhỏ chưa được đào tạo bài bản,đặc biệt những kiến thức về kinh tế thịtrường,về quản trị kinh doanh, về văn bản pháp luật, phần lớn quản lý bằng kinhnghiệm và thực tiễn là chủ yếu

1.1.2.2 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế

DNNVV tạo ra tổng sản phẩm trong nước Nhờ DNNVV mà của cải vật chất vàdịch vụ trong nền kinh tế quốc dân tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, chủngloại hàng hóa, dịch vụ phong phú thỏa mãn nhu cầu của xã hội

DNNVV khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, tham gia các hoạt động xãhội, môi trường bảo đảm sự phát triển bền vững của nền kinh tế

DNNVV giữ vị trí quan trọng trong việc đóng góp nguồn thu cho NSNN.DNNVV có vai trò góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có vai trò chủ chốt giảiquyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp Khi các DNNVV pháttriển sẽ tạo nhiều cơ hội tăng việc làm, thu hút lao động nâng cao thu nhập của dân

Trang 18

cư góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội Các DNNVV pháttriển sẽ tạo điều kiện phát huy lợi thế của mỗi vùng để phát triển các ngành, các khucông nghiệp, tạo điều kiện cho CQT nuôi dưỡng, khai thác nguồn thu.

DNNVV chiếm đa số về mặt số lượng trong tổng số các cơ sở sản xuất kinhdoanh và ngày càng gia tăng mạnh Tốc độ gia tăng các DNNVV nhanh hơn các

DN lớn Hiện nay các nhà nghiên cứu cho rằng các các DNNVV chiếm khoảng hơn95% tổng số các DN hoạt động

1.2 Công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV tại Chi cục Thuế thành phố Huế.

1.2.1 Khái ni ệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN.

1.2.1.1 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) xuất hiện rất sớm trong lịch sử pháttriển của thuế Hiện nay ở các nước phát triển, thuế TNDN giữ vai trò đặc biệt quantrọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu Ngân sách Nhà nước và thực hiện phânphối thu nhập Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộpthuế TNDN là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập vàmục tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch

sử nhất định

Để hiểu rõ về thuế TNDN trước hết cần tìm hiểu về thu nhập doanh nghiệp:thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định thường là một năm Tuynhiên, trong thực tế không phải toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp đều là đối tượngđiều chỉnh của thuế TNDN Thuế TNDN chỉ điều chỉnh phần thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế là phần thu nhập làm cơ sở đánh thuế thu nhập, nó đượcxác định trên cơ sở các khoản thu nhập nhận được sau khi đã trừ một số khoản chi phí

để tạo ra thu nhập đó Tuỳ theo chính sách thuế thu nhập của mỗi nước mà nội dung,phương pháp xác định các khoản miễn trừ và thu nhập chịu thuế có sự khác nhau

Vậy, thuế TNDN là gì? Theo giáo trình thuế của Học viện tài chính năm

2008 định nghĩa “ThuếTNDN là sắc thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế” [11]

Trang 19

Hay theo Tài liệu bồi dưỡng cho công chức mới năm 2011 của Tổng cục

Thuế định nghĩa: “Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế đánh vào thu nhập phát sinh của cơ sở sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định thường là một kỳ kinh doanh.” [19]

1.2.1.2 Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp

Đặc điểm của thuế TNDN được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn cócủa nó Những thuộc tính đó có tính ổn định tương đối qua các giai đoạn phát triển.Ngoài những đặc điểm chung của thuế là có tính cưỡng chế và tính pháp lý cao, làkhoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp thì thuế TNDN còn có một sốđặc điểm riêng để phân biệt với các sắc thuế khác và các công cụ tài chính khác Cụthể như sau:

- Thuế TNDN là một loại thuế trực thu, tính chất trực thu của loại thuế nàyđược biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế.Người nộp thuế theo Luật quy định là người chịu thuế duy nhất và cuối cùng trongmột chu kỳ sản xuất kinh doanh

- Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào thu nhập chịu thuế của doanhnghiệp, bởi vậy mức động viên vào ngân sách nhà nước đối với loại thuế này phụthuộc rất lớn vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chỉ khi cácdoanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

1.2.1.3.Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

Th ứ nhất, thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN.

Thuế TNDN là một trong những loại thuế trực thu Thuế TNDN và thuế thunhập cá nhân chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước Ở cácnước phát triển hai loại thuế chủ yếu này đã làm cho thuế trực thu chiếm tỷ trọnglớn trong tổng thu Ngân sách Nhà nước Ví dụ như Mỹ: thuế trực thu chiếm 74,8%,Nhật Bản là 74% Hầu hết các nước có thu nhập quốc dân bình quân đầu người thấpthì thuế gián thu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thuế ngân sách; ví dụ như:Philipin chiếm 60%, Thái Lan chiếm 66%, Ấn Độ 63%, Kênia 61%, Gana 65%

Trang 20

Ở Việt Nam, tỷ trọng thuế TNDN trong tổng số thu Ngân sách Nhà nước (trừdầu thô) năm 2009 đạt là 19,3%, năm 2010 là chiếm 22,5%, năm 2011 là 22,4%,năm 2012 là 19,1% (Bảng 1.2)

Bảng 1.2 Thu thuế TNDN ở Việt Nam giai đoạn 2009-2012

(tỷ đồng)

Thuế TNDN (trừ dầu thô)/Tổng thu NSNN (trừ dầu thô) (%)

Th ứ hai, thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều

tiết vĩ mô nền kinh tế

Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật về thuế TNDN áp dụng chungcho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳngtrong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển Như vậy, với các doanhnghiệp cùng sản xuất một mặt hàng như nhau, cùng bán giá bán trên thị trường nhưnhau, nếu cơ sở sản xuất nào càng hạ thấp được giá thành sản phẩm, càng thu đượcnhiều lợi nhuận thì càng phát triển mạnh, và ngược lại thì dễ dẫn tới bị phá sản

Thông qua việc xác định phạm vi thu thuế và không thu thuế, Nhà nước thểhiện sự ưu đãi của mình đối với một số đối tượng trong xã hội không phải nộp thuếhoặc thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước đối với việc phát triển của một lĩnhvực ở một vùng nào đó

Ngoài việc quy định thuế suất cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, Nhà nướccũng đưa ra thuế suất ưu đãi để áp dụng đối với từng ngành nghề, mặt hàng, lĩnh

Trang 21

vực thể hiện mức độ khuyến khích hay không khuyến khích của Nhà nước đối vớinhững ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực đó trong nền kinh tế.

Không những chỉ khuyến khích đầu tư bằng việc định ra một thuế suất hợp

lý, mà thuế TNDN còn được sử dụng là một biện pháp khuyến khích bỏ vốn đầu tưvào các ngành nghề, mặt hàng, các vùng mà Nhà nước cần tập trung khuyến khíchđẩy mạnh sản xuất, khai thác tiềm năng về vốn trong dân cư và của các nhà đầu tưnước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, rủi ro để phát triển sảnxuất bằng việc sử dụng biện pháp miễn, giảm thuế TNDN theo mức độ khác nhau

Th ứ ba, thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách công

bằng xã hội.

Một trong những mục tiêu của thuế TNDN là điều tiết thu nhập, đảm bảo sựcông bằng trong phân phối thu nhập xã hội Thuế TNDN được áp dụng cho các loạihình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, không những đảm bảo bình đẳngcông bằng về chiều ngang mà còn cả công bằng về chiều dọc Về chiều ngang, bất

kể một doanh nghiệp nào kinh doanh bất cứ hình thức nào nếu có thu nhập chịuthuế thì phải nộp thuế TNDN Về chiều dọc, cùng một ngành nghề không phân biệtquy mô kinh doanh nếu có thu nhập chịu thuế thì đều phải nộp thuế TNDN Vớimức thuế suất thống nhất, doanh nghiệp nào có thu nhập cao thì phải nộp thuế nhiềuhơn (theo số tuyệt đối) doanh nghiệp có thu nhập thấp [6]

1.2.2 Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu trong công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV.

1.2.2.1 Khái niệm về công tác quản lý thuế.

Thuế là gì?

Cho đến nay trong các sách báo kinh tế trên thế giới vẫn chưa có sự thốngnhất tuyệt đối về khái niệm thuế Đứng trên các góc độ khác nhau theo các quanđiểm của các nhà kinh tế khác nhau thì có định nghĩa về thuế khác nhau

Trên góc độ phân phối thu nhập: “ Thuế là hình thức phân phối và phân phốilại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quý tiền tệ tậptrung của nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ của nhà nước.”[6]

Trang 22

Trên góc độ người nộp thuế: “ Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổchức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứngnhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng , nhiệm vụ của nhà nước.”[6]

Trên góc độ kinh tế học :” Thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà nước

sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khuvực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của nhà nước.”[6]

Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra được một số đặc trưng chung của thuế

là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật pháp qui định đối với cácpháp nhân và thể nhân thuộc đối tượng chịu thuế nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu củanhà nước Thuế là hình thức phân phối lại bộ phận nguồn tài chính của xã hội,không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp

Quản lý thuế:

Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng phápquyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất cácnguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ cấu có thể có để đạt được các mụctiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưuquốc tế Trong các quản lý tài chính công là quá trình nhà nước hoạch định, xâydựng chính sách, chế độ; sử dụng hệ thống các công cụ và phương pháp thích hợptác động đến các hoạt động của tài chính công, làm cho chúng vận hành phù hợpvới yêu cầu khách quan của nền kinh tế - xã hội, nhằm phục vụ tốt nhất cho việcthực hiện các chức năng do Nhà nước đảm nhận

Quản lý thuế là một nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế Ngoài ra, nó

là một nhánh quan trọng của quản lý tài chính công Do vậy, khái niệm quản lý thuếcũng có một số nét tương đồng với hai khái niệm trên

Trong hoạt động quản lý, các vấn đề về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý,công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòihỏi phải được xác định đúng đắn Khái niệm này đã chỉ rõ chủ thể quản lý là Nhànước Nhà nước ở đây có thể là cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tưpháp Tùy theo tổ chức bộ máy của nền hành chính từng quốc gia, mỗi nước có cơ

Trang 23

quan nhà nước 2 trực tiếp quản lý thuế phù hợp Thông thường, đó là cơ quan thuế,

cơ quan hải quan

Đối tượng của quản lý thuế là các quan hệ phát sinh trước, trong và sau quátrình triển khai tổ chức thu nộp thuế cho nhà nước Các quan hệ này có thể diễn ragiữa cơ quan thuế với người nộp thuế, giữa người nộp thuế với nhau, giữa nội bộ cơquan thuế, thậm chí giữa cơ quan thuế trong nước với cơ quan thuế các nước khác

Vì vậy, nó hết sức đa dạng và phức tạp đòi hỏi phải có các công cụ và phương phápquản lý thích hợp

Công cụ của quản lý thuế là pháp luật, là kế hoạch, chính sách và một số công

cụ khác Pháp luật là công cụ quản lý thuế có tính định hướng và điều tiết quan trọngnhất Nó tạo tiền đề để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, duy trì sự ổn định lâu dài củanền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững Nó tạo

cơ chế pháp lý hữu hiệu để thực hiện sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ về thuếgiữa các chủ thể kinh tế Kế hoạch cũng là một công cụ không thể thiếu trong quản lýthuế Nếu quản lý thuế không lên kế hoạch ngắn hạn, trung và dài hạn một cách cụthể thì không thể đánh giá so sánh được chất lượng hiệu quả của quản lý thuế qua cáctừng giai đoạn, không rút ra được những kinh nghiệm bổ ích phục vụ công tác quản

lý thuế Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với nhiều nhân tố tác động đếnquản lý thuế từ trong và ngoài nước, công tác lập kế hoạch và quản trị chiến lượctrong quản lý thuế càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Trong hệ thống các công cụ quản lý, các chính sách là bộ phận năng độngnhất, có độ nhạy cảm cao trước những biến động trong đời sống kinh tế xã hội củađất nước Các chính sách về kinh tế rất đa dạng nhiều loại, trực tiếp hoặc gián tiếptác động tới quản lý thuế Những chính sách chủ yếu tác động tới quản lý thuế gồm

có chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách thuế Chínhsách kinh tế đối ngoại thay đổi theo hướng mở cửa, hội nhập sâu vào nền kinh tế thếgiới thì công tác quản lý thuế trở nên khó khăn, phức tạp hơn, phải đối mặt vớinhững vấn đề mới phát sinh như thuế trùng, giá chuyển nhượng, cạnh tranh thuế Chính sách cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng chuyển dịch từ nông nghiệp, côngnghiệp sang dịch vụ thì cơ cấu nguồn thu từ thuế cũng có sự thay đổi

Trang 24

Chính sách thuế thay đổi để phù 3 hợp với yêu cầu của hội nhập như cắtgiảm thuế quan và tuân theo các nguyên tắc quốc tế thì nguồn thu từ thuế xuất nhậpkhẩu cũng bị ảnh hưởng Ngoài ra, nó có thể tác động tới bộ máy quản lý thuế, chutrình quản lý thuế Bộ máy quản lý thuế phải hình thành thêm những phòng chứcnăng mới, chu trình quản lý thuế phải thiết kế phù hợp với chuẩn mực quốc tế Vớinhững lý do trên, hệ thống các chính sách kinh tế là công cụ vô cùng quan trọng cầnđược xây dựng phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế trong nước và xu thế toàn cầuhóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng gia tăng.

1.2.2.2 Mục tiêu trong công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV tại Chi cục Thuế thành phố Huế.

Th ứ nhất, đảm bảo thực hiện tốt nhất dự toán thuế thuế TNDN Dự toán thuế

do chính sách những cơ quan sử dụng trực tiếp ngân sách nhà nước lập dự toánthuế, được lập cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước và được thực hiệncùng thời gian của năm ngân sách

Hàng năm, Chi cục thuế có các khoản thu được cấp tỉnh giao theo dự toánhàng năm bao gồm: Thuế GTGT (trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu và hoạt động sổ

xố kiến thiết); thuế TNDN (trừ các đơn vị hạch toán toàn ngành và hoạt động xổ sốkiến thiết); thuế thu nhập cá nhân; thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài; Thuế tiêuthụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước; Thuế bảo vệ môi trường

Do đó, mục tiêu quan trọng hướng đến đầu tiên của cấp Chi cục thuế phảithực hiện tốt dự toán các sắc thuế được giao trong đó bao gồm thuế TNDN

Th ứ hai, quản lý thu thuế TNDN phải đảm bảo thi hành nghiêm pháp luật về

thuế và phát huy được vai trò tích cực của thuế

Các nhà quản lý thuế ở cấp thành phố trực thuộc tỉnh phải thực hiện đúngquyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm được quy định trong luật Quản lý thuế Cùng với

đó, các DNNVV phải tuân thủ theo những gì pháp luật quy định, làm theo trình tự,thủ tục nộp thuế

Chi cục thuế phải quản lý chặt chẽ nguồn thu các sắc thuế (trong đó bao gồmthuế TNDN) đối với các DNNVV, ổn định ngân sách, thực hiện các mục tiêu đầu tư

Trang 25

nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương Kiểm tra, giám sát chặt chẽ mọi hoạtđộng kinh doanh trên địa bàn thành phố về các mặt: Thu nhập, giá cả mặt hàng, hoạtđộng sản xuất kinh doanh của nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau Để từ đó cóđược số thu thuế ổn định ngân sách, hướng tới mục tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng, thúcđẩy phát triển kinh tế của địa phương.

Th ứ ba, chống thất thu thuế TNDN đối với các DNNVV trên địa bàn.

Với đặc thù của DNNVV ở địa bàn thành phố đều là các doanh nghiệp cóquy mô nhỏ, vốn thấp và các doanh nghiệp này luôn tìm mọi cách để trốn, tránh,lách thuế v.v , không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.Đây cũng là đối tượng làm thất thu lớn đối với ngân sách Nhà nước hàng năm

Do đó nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng của cơ quan quản lý thuế là phải chốngthất thu thuế có hiệu quả, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các trường hợp làmthất thu thuế, đảm bảo môi trường công bằng cho các doanh nghiệp phát triển, cạnhtranh lành mạnh

Th ứ tư, phải tối thiểu hóa chi phí nâng cao hiệu quả quản lý thuế Chi phí cho

quản lý thuế trước hết là những chi phí của chính phủ liên quan đến quản lý thuế

Nó bao gồm chi phí trả lương cho đội ngũ cán bộ ngành thuế, chi phí in ấn tài liệu,ghi chép lưu giữ sổ sách hóa đơn chứng từ, chi cho cơ sở vật chất, trang thiết bị máymóc, chi phí tư vấn cho ĐTNT, chi phí khác Ngoài ra chi phí cho quản lý thuế cònphải kể đến các chi phí tuân thủ của NNT Nếu Nhà nước chỉ quan tâm đến tối thiểuhóa chi phí cho bộ máy hành thu, đẩy gánh nặng chi phí cho ĐTNT thì không giảiquyết tốt được mối quan hệ giữa cơ quan thuế với NNT NNT trước những chi phítuân thủ cao sẽ tìm cách tránh thuế, trốn thuế gây khó khăn cho cơ quan thuế

Th ứ năm, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và

dân cư Quản lý thuế là một trong những nội dung cơ bản của quản lý tài chính nhànước Giống như các hoạt động quản lý khác, quản lý thuế cũng phải thông quacông cụ luật pháp, chính sách để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, các tổ chứckinh tế Đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách đó, bằng côngtác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế, ý thức chấp hành pháp luật 5 thuế của

Trang 26

người dân được nâng cao Ý thức chấp hành pháp luật biểu hiện một xã hội vănminh, hiện đại Nhà nước phải quản lý bằng luật pháp, mọi người dân trong nướcphải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Th ứ sáu, phải thu đúng, thu đủ và là công cụ hỗ trợ, tư vấn định hướng cho

doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đúng qui định

1.2.2.3 Yêu cầu trong công tác quản lý thuế TNDN.

Th ứ nhất, quản lý thuế TNDN phải tuân thủ đúng pháp luật.

Các công chức thực hiện công tác quản lý thuế phải thực hiện đúng quyềnhạn, nghĩa vụ, trách nhiệm được quy định trong luật Quản lý thuế tránh gây phiền

hà, sách nhiễu, đưa ra những yêu cầu không cần thiết đối với người nộp thuế Cùngvới đó, phải thực hiên các biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức của các doanhnghiệp, hướng dẫn người nộp thuế tuân thủ theo những gì pháp luật quy định, làmtheo trình tự, thủ tục nộp thuế

Th ứ hai, Quản lý thuế TNDN ở cấp thành phố trực thuộc tỉnh phải đảm bảo

hoàn thành dự toán được cấp có thẩm quyền giao

Là một đơn vị trực thuộc sự quản lý của Cục thuế tỉnh, việc hoàn thành dựtoán nói chung và dự toán nói riêng được giao hàng năm là một trong những yêucầu hàng đầu mà đơn vị cần thực hiên Đây cũng là nội dung đánh giá mức độ hoànthành nhiệm vụ của đơn vị Để hoàn thành được dự toán được cấp có thẩm quyềngiao đầu năm, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu không chỉ của bản thân nỗi cán bộ côngchức trong đơn vị mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan

Th ứ ba, quản lý thuế TNDN ở cấp thành phố trực thuộc tỉnh phải đảm bảo

tính hiệu quả

Tính hiệu quả thể hiện ở chỗ số thu từ thuế đạt được lớn nhất nhưng chi phílại tiết kiệm nhất Do đó, yêu cầu cần phải có một cơ chế quản lý tốt với bộ máyquản lý gọn nhẹ, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, áp dụng triệt để khoa họccông nghệ, các phần mềm quản lý để quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế tránh tìnhtrạng bỏ sót nguồn thu Nghiên cứu, kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền thựchiện cắt giảm những thủ tục rườm rà, tạo điều kiện tốt nhất cho người nộp thuếtrong hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế

Trang 27

Th ứ tư, phải nâng cao ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế.

Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế, phổ biếnnhững quy trình, thủ tục về thuế TNDN để người nộp thuế hiểu và tuân thủ Đảmbảo đối tượng nộp thuế phải có ý thức tự hoàn thành đúng nghĩa vụ, trách nhiệmcủa mình, không trốn thuế, tránh thuế Quản lý thuế không chỉ nhằm mục đích hoànthành dự toán được giao mà còn nhằm định hướng các đối tượng theo các ngànhnghề lĩnh vực cần đầu tư phát triển, giúp người nộp thuế hiểu được quyền lợi vànghĩa vụ của mình

Th ứ năm, quản lý thuế phải theo nguyên tắc công khai, minh bạch.

Công khai trong quản lý thuế là công khai quy trình, thủ tục nộp thuế, thuthuế Nếu công khai quy trình thu nộp thuế thì các cơ sở kinh doanh có thể nắm rõđược những việc cần phải làm và từ đó sẽ thuận lợi và giảm thiểu thời gian hơntrong nộp thuế Việc công khai, minh bạch trong quản lý thuế có tác dụng tránh sựnhũng nhiễu của công chức thuế đối với người nộp thuế và tạo điều kiện cho ngườinộp thuế dễ dàng thực hiện nghĩa vụ của mình

Th ứ sáu, tuân thủ tính cưỡng chế trong quản lý thuế.

Cần có các biện pháp tích cực, kiên quyết xử lý đối với các hành vi dây dưa,chây ỳ không nộp thuế, chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước theo quy định Có nhưvậy mới có tác dụng răn đe, ngăn chặn được các trường hợp vi phạm về thuế

Các đơn vị kinh doanh không hiệu quả, tự ý giải thể luôn xảy ra tình trạng nợthuế, trốn thuế, cần có các biện pháp chế tài hiệu quả phù hợp trong quản lý thuếgiúp thu hồi tiền phạt, tiền nợ kịp thời vào ngân sách nhà nước

1.2.3 N ội dung công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV.

Căn cứ chức năng nhiệm vụ Ngành thuế và các quy định của Luật Quản lýthuế, Luật thuế TNDN cùng các văn bản hướng dẫn thi hành, Tổng cục Thuế - BộTài chính đã ban hành các quy trình quản lý thuế áp dụng chung cho nội bộ Ngànhthuế các cấp từ Tổng cục Thuế, Cục Thuế đến các Chi cục Thuế Trong đó, các giaiđoạn chính liên quan đến công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV bao gồm:

Trang 28

1- Quản lý đăng ký thuế

2- Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

3- Quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế

4- Thanh tra, kiểm tra thuế

5- Quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế

Quản lý đăng ký thuế

Các doanh nghiệp mới thành lập trước khi tiến hành các hoạt động sản xuấtkinh doanh phải đăng ký mã số thuế và khi tạm ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh thì phảithông báo tạm ngừng hoặc đóng cửa mã số thuế Và nội dung của Quy trình quyđịnh cụ thể công tác quản lý thuế đối với cán bộ thuế từ khâu tiếp nhận hồ sơ đăng

ký, cấp mã số thuế và đóng cửa mã số thuế doanh nghiệp Quy trình này là cơ sở để

cơ quan thuế lập Sổ bộ xác định số NNT đang hoạt động và phải kê khai, thực hiệnnghĩa vụ thuế nói chung và nghĩa vụ thực hiện thuế TNDN nói riêng

Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Quy trình đã thống nhất, chuẩn hóa về nội dung, trình tự thực hiện công táctuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của

cơ quan thuế và hướng dẫn, giúp đỡ người nộp thuế (NNT) thực hiện quyền, nghĩa

vụ về thuế đồng thời đảm bảo phân định rõ để thực hiện đúng chức năng nhiệm vụtrong công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT tại cơ quan thuế các cấp

Các bước công việc chính của Quy trình gồm: lập kế hoạch tuyên truyền, hỗtrợ NNT và tổ chức thực hiện các hình thức tuyên truyền, cụ thể: hàng năm căn cứvào chính sách pháp luật thuế, căn cứ nhu cầu hỗ trợ của NNT và kết quả thực hiệntuyên truyền, hỗ trợ NNT của năm trước để xây dựng kế hoạch, nội dung kế hoạchcho công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT năm sau Việc tổ chức thực hiện được quyđịnh cụ thể đối với từng hình thức tuyên truyền, hỗ trợ: qua hệ thống tuyên giáo;qua tờ rơi, ấn phẩm, pano, áp phích; qua các phương tiện thông tin đại chúng; quatrang thông tin điện tửvà các hình thức tuyên truyền khác.Việc giải đáp vướng mắc

về thuế được quy định trình tự, nội dung các bước công việc là: tiếp nhận vướngmắc, giải đáp vướng mắc, tổ chức tập huấn, đối thoại với NNT, khảo sát, thăm dò ý

Trang 29

kiến về nhu cầu hỗ trợ của NNT, tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tụchành chính thuế của NNT theo quy chế “một cửa”…

Công tác tuyên truyền - hỗ trợ đối với DNNVV có vai trò quan trọng trongviệc hướng dẫn thực hiện việc tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế một cách đầy đủ, chínhxác Đồng thời công tác này còn tạo điều kiện thuận lợi nhất để các DN thực hiệnnghĩa vụ thuế một cách công bằng, minh bạch, đơn giản và thuận tiện

Quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế

Mục đích của quy trình nhằm nhằm đảm bảo theo dõi, quản lý NNT thựchiện các thủ tục hành chính thuế về khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế, hoàn thànhnghĩa vụ thuế đầy đủ, đúng quy định và đảm bảo công chức thuế, CQT thực thiđúng nhiệm vụ, quyền hạn của Luật QLT, các Luật thuế hiện hành và các văn bảnhướng dẫn thi hành Luật

Nội dung của Quy trình gồm các bước quản lý tình trạng kê khai thuế củaNNT, xử lý hồ sơ khai thuế, xử lý vi phạm về việc nộp Hồ sơ khai thuế (HSKT), và

kế toán thu NSNN Cụ thể như: hàng tháng, trước thời hạn nộp HSKT, cán bộ làmcông tác kê khai phải rà soát, cập nhật Danh sách NNT phải nộp HSKT để tiến hànhtheo dõi, đôn đốc việc nộp HSKT Sau khi HSKT được nộp cho cơ quan thuế, các

số liệu trên HSKT phải được nhập hoặc truyền vào các ứng dụng quản lý thuế củangành và cán bộ kê khai phải rà soát HSKT Đối với những HSKT có lỗi số họcphải gửi thông báo yêu cầu NNT điều chỉnh hồ sơ, đối với những HSKT nộp chậmquá thời hạn quy định phải lập Biên bản vi phạm pháp luật về thuế và đề xuất lãnhđạo cơ quan thuế tiến hành xử phạt hoặc ấn định thuế

Thanh tra, kiểm tra thuế

Nội dung cơ bản của quy trình thanh tra quy định cụ thể từ bước thu thập,khai thác thông tin dữ liệu, đánh giá, phân tích lựa chọn NNT để lập kế hoạch thanhtra đến bước tổ chức thực hiện thanh tra và xử lý kết quả sau thanh tra

Nội dung của quy trình kiểm tra quy định các bước phải kiểm tra tại trụ sở cơquan thuế và trình tự thực hiện cuộc kiểm tra tại trụ sở NNT Do đó, hàng tháng saukhi nhận HSKT của NNT, cán bộ làm công tác kiểm tra phải tiến hành kiểm tra việc

Trang 30

ghi chép phản ánh các chỉ tiêu trong HSKT để đánh giá rủi ro, nhận diện sai phạm

và đưa ra các biện pháp xử lý như yêu cầu NNT khai bổ xung thông tin tài liệu hoặc

đề xuất kiểm tra tại trụ sở NNT

Quy trình này cũng quy định cụ thể thời gian thực hiện đối với cán bộ thuế từkhâu kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở Cơ quan thuế đến khâu kiểm tra, thanh tratại trụ sở NNT Mục đích của quy trình nhằm:

+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế của người nộpthuế để chống thất thu thuế qua việc kê khai thuế, đồng thời ngăn chặn và xử lý kịpthời những hành vi vi phạm về thuế

+ Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế trongviệc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế

+ Thực hiện cải cách hành chính trong việc kiểm tra thuế từ đó tránh gâyphiền nhiễu và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế phát triển sản xuất, kinhdoanh hàng hoá, dịch vụ

Quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế

Nội dung của quy trình quy định cụ thể trình tự xử lý công việc quản lý thu

nợ thuế từ khâu phân tích thông tin, xác định đối tượng nợ thuế, số tiền nợ thuế đểlập chỉ tiêu thu nợ, phân loại nợ thuế đến khâu đề xuất các biện pháp xử lý thu nợ

và thực hiện đôn đốc thu nợ hoặc cưỡng chế nợ thuế Các biện pháp xử lý thu nợnhư: Lập thông báo nợ thuế gửi cho NNT, xem xét gia hạn nộp thuế, điều chỉnh thứ

tự thu nợ thuế, chậm nộp tiền thuế

Cưỡng chế nợ thuế được quy định thực hiện bằng các biện pháp: trích tiền từtài khoản Ngân hàng của NNT qua việc thu thập, xác minh thông tin về tài khoảnNgân hàng; khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập của NNT hoặc kêbiên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên, đình chỉ sử dụng hóa đơn Nội dung quản

lý thuế của quy trình nhằm đưa ra các biện pháp đôn đốc, thu nợ tiền thuế một cáchkịp thời, đầy đủ, tránh thất thu cho NSNN

Trang 31

1.2.4 Qui trình quản lý thuế TNDN đối với DNNVV

Tổ chức bộ máy quản lý thuế ở cấp thành phố trực thuộc tỉnh

Bộ máy quản lý thuế là tổng thể các cơ quan hành chính có quan hệ hữu cơvới nhau trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quan hệ công tác được quy định để tổchức thực thi các luật thuế

Bộ máy quản lý thuế nhà nước được tổ chức thống nhất, thành hệ thống dọc

từ Trung ương đến các Quận, Huyện Ở Trung ương có Tổng cục thuế thuộc Bộ tàichính Ở Tỉnh, Thành phố, Đặc khu trực thuộc Trung ương có Cục thuế thuộc Tổngcục thuế đồng thời chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân (UBND) cùng cấp Ở cácquận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có Chi cục thuế chịu sự quản lý songtrùng của Cục thuế và UBND quận, huyện, thị xã, thành phố cùng cấp Các đội thuếphường, xã trực thuộc Chi cục quản lý và UBND phường, xã, thị trấn cùng cấp

Bộ máy quản lý thuế ở cấp thành phố trực thuộc tỉnh là một bộ phận của bộmáy quản lý Nhà nước, nó không tồn tại riêng biệt mà tồn tại trong mối quan hệ vớicác cơ quan Nhà nước khác Do vậy, bộ máy quản lý thuế phải phù hợp với tổ chức

bộ máy Nhà nước nói chung để đảm bảo sự thống nhất trong quản lý, điều hành vàphối hợp hoạt động giữa các cơ quan Nhà nước Yêu cầu này đòi hỏi tổ chức bộmáy quản lý thuế ở cấp thành phố trực thuộc tỉnh phải tương thích với tổ chức bộmáy Nhà nước ở các cấp chính quyền và tương thích bởi tổ chức bộ máy các cơquan hành pháp có liên quan

Nguồn thu của thuế chính là từ kết quả của hoạt động kinh tế Bởi vậy, quy

mô nền kinh tế, cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và phạm vi hoạt độngcủa bộ máy thu thuế Thành phố trực thuộc tỉnh thường có cơ cấu kinh tế đơn giản,quy mô nhỏ, phạm vi diễn ra các hoạt động kinh tế hẹp, do đó bộ máy quản lý thuếgọn nhẹ, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu

Chi cục thuế cấp thành phố trực thuộc tỉnh bao gồm các bộ phận quản lý thuếnhư đội quản lý kê khai thuế, đội kế toán thuế, đội kiểm tra thuế, đội quản lý nợ vàcưỡng chế thuế, đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế v.v…, mỗi bộ phận thựchiện một số nghiệp vụ quản lý theo chức năng

Trang 32

Lập dự toán thu thuế

Qua việc đánh giá, phân tích tình hình thực hiện dự toán thu NSNN, nhiệm

vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình về kinh tế - tài chính của cácdoanh nghiệp thuộc diện Chi cục thuế quản lý, Chi cục thuế thuộc Cục thuế lập dựtoán thu NSNN trên địa bàn, lĩnh vực được phân cấp quản lý

Công tác lập dự toán thu thuế bao gồm các bước sau:

- Chuẩn bị lập dự toán: Đây là khâu khởi đầu tạo tiền đề cho quá trình xâydựng dự toán Công tác chuẩn bị lập dự toán được tiến hánh chu đáo sẽ là một trongnhững điều kiện tiên quyết cho việc nâng cao chất lượng của công tác xây dựng dựtoán thu thuế

+ Các phòng/đội Kiểm tra thuế: Lập danh sách theo dõi doanh nghiệp hoànthuế trọng điểm thuộc phạm vi được phân công quản lý đối với doanh nghiệp sảnxuất, kinh doanh xuất khẩu, dự án đầu tư trên địa bàn; thu thập và phân tích thôngtin về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (tình hình xuất nhập khẩu,tình hình kinh doanh, tình hình thực hiện dự án đầu tư ), về tình hình thực hiệnpháp luật về thuế và chế độ thu nộp, hoàn thuế để dự kiến số thuế phải hoàn trongnăm kế hoạch theo đúng quy định của các Luật Thuế, Luật Quản lý thuế, Luật Ngânsách nhà nước Trên cơ sở danh sách theo dõi từng doanh nghiệp trọng điểm, đánhgiá ước thực hiện hoàn thuế năm 2014 và dự kiến số hoàn thuế năm 2015 của từngdoanh nghiệp, so sánh tăng, giảm so với các năm trước, nguyên nhân tăng giảm;trên cơ sở đó tổng hợp ước hoàn năm 2014, dự toán hoàn thuế 2015 của các doanhnghiệp thuộc phạm vi quản lý chuyển phòng Kê khai và Kế toán thuế tổng hợp

+ Phòng/đội Kê khai và Kế toán thuế phối hợp với bộ phận Tin học thu thập,phân tích thông tin, tổng hợp báo cáo ước hoàn thuế năm 2014, dự toán hoàn thuếnăm 2015 thuộc phạm vi quản lý của cơ quan thuế (Văn phòng Cục, Chi cục Thuế)gửi phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán tổng hợp chung (bao gồm biểu chi tiết

và tổng hợp theo các mẫu kèm công văn này)

+ Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán phân tích, đánh giá chung, so sánh,đối chiếu với số ước thực hiện về thu NSNN của thuế GTGT, với tình hình phát

Trang 33

triển kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh trên từng địa bàn đảm bảo phù hợp, làm

rõ các yếu tố tăng, giảm đột biến về ước hoàn năm 2014 và dự toán hoàn năm2015 trình Lãnh đạo Cục Thuế phê duyệt gửi Tổng cục Thuế kịp thời, đúng thờihạn và đảm bảo chất lượng

Cần theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từngđịa bàn thu, từng khu vực thu, từng sắc thuế, tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả thu

và dự báo thu hàng tháng, hàng quý sát đúng với thực tế phát sinh Đồng thời, xácđịnh cụ thể các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịpthời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả

Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát kê khai thuế của người nộp thuế ngay từ đầunăm, tập trung kiểm tra các tờ khai có sự mâu thuẫn như doanh thu lớn nhưng sốthuế nộp ít, có cùng quy mô kinh doanh nhưng số thuế nộp ít hơn; những lĩnh vựckinh doanh có dấu hiệu tiềm ẩn kê khai không đủ thuế như nhà hàng, khách sạn,khai thác tài nguyên – khoáng sản,…

Tăng cường rà soát, đối chiếu, xác định chính xác số DN đang hoạt động,ngừng, nghỉ kinh doanh, bỏ trốn, mất tích Tổ chức thực hiện tốt việc phân cấp quản

lý thuế đối với DN mới thành lập, DN di chuyển, sáp nhập (thay đổi địa chỉ kinhdoanh, trụ sở doanh nghiệp) nâng cao hiệu quả quản lý thuế

- Xét duyệt dự toán: Là khâu phê duyệt chuẩn tính pháp lý của dự toán Thựcchất đây là công việc trao đổi phân tích các vấn đề trong dự thảo dự toán giữa Chicục thuế trực thuộc tỉnh và Cục thuế

- Giao dự toán: Khi dự toán thu thuế đã được Cục thuế thông qua thì dự toánthu thuế được giao chính thức cho Chi cục thuế để tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế

Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế là giai đoạn tiếp theo của việc lập dự toánthu thuế Giai đoạn này rất quan trọng có tính quyết định đến việc phấn đấu hoànthành các chỉ tiêu dự toán thu thuế đã được giao Việc tổ chức thực hiện dự toán thuthuế cần phải thực hiện tốt các quy trình quản lý thu thuế, thực hiện tốt các nghiệp

vụ kế toán, thống kê, kiểm tra thuế và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các biện

Trang 34

pháp chuyên môn nghiệp vụ với sự chỉ đạo các các cấp chính quyền cũng như cácban ngành chức năng có liên quan.

Trước tiên Chi cục thuế hướng dẫn các doanh nghiệp báo cáo kế hoạch sảnxuất kinh doanh, dự kiến số thuế và các khoản thu khác nộp ngân sách Tổ chức lập

dự toán thu ngân sách nhà nước đối với các lĩnh vực, các doanh nghiệp Sau đó tổnghợp số liệu xây dựng dự toán thu ngân sách báo cáo Cục thuế

Để hoàn thành tốt dự toán thu Chi cục phải rà soát, đánh giá lại nguồn thu,phân tích những yếu tố làm ảnh hưởng đến nguồn thu trên địa bàn Nâng cao năng lựcquản lý, kiểm tra các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn kịpthời các hành vi trốn thuế, gian lận thuế Đôn đốc kịp thời các khoản truy thu đã cóquyết định xử lý qua kiểm tra, thanh tra thuế, kiểm toán nhà nước Triển khai đồng bộcác biện pháp thu hồi nợ đọng thuế, đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế theo đúng thủ tục,trình tự quy định của pháp luật

Nội dung quản lý thuế trong giai đoạn tổ chức thực hiện dự toán thu thuế bao gồm:

- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế

- Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế

- Xóa nợ tiền thế, tiền phạt

- Quản lý thông tin về người nộp thuế

- Kiểm tra, thanh tra thuế

- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

- Xử lý vi phạm pháp luật về thuế

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

Đánh giá thực hiện dự toán thu thuế

Việc đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu thuế được thực hiện khi kếtthúc năm tài chính Việc phân tích đánh giá này nhằm xác định mức độ hoàn thành

dự toán, nêu lên những thành quả và tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện dựtoán cùng với những nguyên nhân của nó và rút ra những bài học kinh nghiệm cầnthiết làm cơ sở cho việc lập dự toán thu thuế những năm sau được tốt hơn và tổchức thực hiện dự toán thu thuế đạt hiệu quả hơn

Trang 35

Chi cục thuế tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, lập báo cáo về tìnhhình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơquan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết,đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế.

Chi cục trưởng Chi cục thuế chịu trách nhiệm toàn diện về đánh giá thựchiện dự toán thu thuế trên địa bàn

1.3 Các nhân tố tác động đến công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV.

Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, trong

đó có những yếu tố khách quan và những nhân tố chủ quan:

1.3.1 Nhân tố khách quan

Th ứ nhất, sự phát triển của nền kinh tế Hiệu quả của công tác quản lý thuế

phụ thuộc không nhỏ vào mức độ phát triển của nền kinh tế Tình hình kinh tế, xãhội ổn định và phát triển sẽ là nhân tố tích cực tạo động lực thúc đẩy tiến trình sảnxuất kinh doanh, kích thích tăng năng suất lao động, đẩy lượng cung - cầu hàng hoálên cao giúp NNT quay vòng vốn nhanh, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả

và tăng cường đầu tư mở rộng, tăng năng lực tài chính Do đó, tạo ra nhiều giá trịthặng dư, tăng nguồn thu cho NSNN Mặt khác, sự phát triển kinh tế sẽ đồng hànhvới sự phát triển của khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho quản

lý nhà nước nói chung cũng như công tác quản lý thuế nói riêng, khi khoa học côngnghệ cao, cơ sở hạ tầng tốt thì khả năng quản lý thuế cũng sẽ được nâng cao, đạthiệu quả hơn Song khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, khủng hoảng sẽ làm gia tăngtình trạng thất nghiệp, hóa tồn kho, tiêu thụ chậm gây ứ đọng vốn làm cho nhiềudoanh nghiệp rơi vào tình trạng nợ nần, thậm chí thua lỗ, phá sản và làm thất thucho NSNN, nợ đọng thuế tăng cao Đồng thời buộc Nhà nước phải ban hành cácChính sách giãn, giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp cho nên số thu về thuế cànggiảm mạnh và công tác quản lý thuế TNDN cũng gặp nhiều khó khăn thách thức

Th ứ hai, cơ chế, chính sách Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật ảnh

hưởng rất lớn tới hiệu quả thực thi của Pháp luật và hiệu quả quản lý của cơ quanNhà nước Các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách có hoàn chỉnh, đồng bộ, sát

Trang 36

với thực tế, phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, phù hợp vớicác điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa…đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tế thìhiệu quả mang lại mới cao Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật còn tồn tại bất cập,thiếu các quy định cần thiết hoặc chưa bao trùm hết các tình huống xảy ra thì sẽ làmphát sinh nhiều vướng mắc, tạo ra nhiều kẽ hở và làm giảm hiệu quả quản lý củaNhà nước Một môi trường pháp lý vững mạnh, an toàn không chỉ đảm bảo cho cáchoạt động diễn ra một cách thuận lợi mà còn tạo cơ hội thu hút các chủ thể trong vàngoài nước sẵn sàng tham gia sản hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư một cáchmạnh mẽ làm tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Th ứ ba, phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư Nếu như các khoản

thu nhập và chi phí được thanh toán toàn bộ qua hệ thống ngân hàng dưới hình thứcchuyển khoản thì sẽ rất thuận tiện cho cơ quan thuế trong việc kiểm tra, giám sátcác hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh thực tế của NNT Thông qua hệ thốngNgân hàng, cơ quan thuế dễ dàng xác minh việc kê khai doanh thu, chi phí củaNNT có đầy đủ, đúng quy định hay không nên sẽ hạn chế được tình trạng thất thu

do bỏ sót doanh thu hoặc gian lận kê khai khống chi phí khi xác định thu nhập chịuthuế của NNT

Luật thuế TNDN chỉ quy định bắt buộc việc thanh toán qua ngân hàng đối vớihoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa; mọi tiêu dùng khác đều chưa quy định bắt buộc.Đây chính là kẻ hở các CSKD thực hiện gian lận thương mại, mua bán khống hóađơn nhằm hợp thức hóa chi phí không có thực để làm giảm TNCT dẫn đến giảm sốthuế TNDN phải nộp Mặt khác, thói quen thanh toán bằng tiền mặt và không lấyHoá đơn khi mua hàng hoá dịch vụ của đại bộ phận dân chúng hiện nay đã vô tìnhtiếp tay, tạo kẽ hở cho NNT trốn thuế gây thất thu lớn cho NSNN Bên cạnh đó, việcthanh toán bằng tiền mặt như hiện nay đang gây chậm trễ, khó khăn cho cơ quan thuếtrong công tác đôn đốc thu thuế Nếu việc thu nộp thuế được thực hiện toàn bộ thôngqua chuyển khoản không những giảm thiểu được thời gian, chi phí cho cả NNT, cơquan thuế mà còn giảm tải bớt khối lượng công việc cho Kho bạc Nhà nước, hệ thốngNgân hàng và làm tăng hiệu quả quản lý thu thuế Vì vậy, sự phát triển của hệ thống

Trang 37

ngân hàng cùng với việc phát triển hình thức thanh toán qua chuyển khoản sẽ là điềukiện tất yếu để thực hiện tốt công tác quản lý thuế TNDN.

1.3.2 Nhân tố chủ quan

M ột là, ý thức chấp hành Pháp luật thuế của NNT Ý thức chấp hành

phápluật nói chung và pháp luật thuế nói riêng tỉ lệ thuận với ý thức và trách nhiệmnộp thuế Khi NNT có ý thức chấp hành luật thuế tốt, họ sẽ tự giác trong kê khai,nộp thuế Hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra Chính vì vậy, công tác quản lý thu thuế sẽgặp nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn Khi ý thức của NNT chưa cao, chưa tựgiác, họ sẽ luôn tìm mọi cách để lách luật, trốn thuế dẫn đến thất thu cho NSNN.Tóm lại ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế cũng là một trongnhững nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thuế TNDN Ý thức chấp hành phápluật của người dân có thể được nâng cao dần qua công tác thanh tra, kiểm tra vàtuyên truyền hỗ trợ NNT của cơ quan thuế

Hai là, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của cơ quan thuế Cơ sở vật chấtkỹthuật phát triển, điều kiện làm việc bảo đảm và hiện đại hoá sẽ làm giảm thiểu thờigian, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản lý thuế nói chung cũng như quản lýthuế TNDN nói riêng Trình độ khoa học kỹ thụât, sự hỗ trợ của các phương tiện hiệnđại và đặc biệt là trang thiết bị tin học tiên tiến ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả côngtác quản lý thuế TNDN Việc áp dụng công nghệ tin học vào quản lý đã giúp cho cơquan thuế quản lý chặt chẽ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và chấp hànhnghĩa vụ nộp thuế của NNT từ đó hạn chế được tình trạng gian lận trốn thuế Việcquản lý thuế trên hệ thống máy tính đã giảm đáng kể khối lượng công việc, giảm thờigian cho các thủ tục hành chính phục vụ công tác quản lý thuế và đẩy nhanh công tácthu nộp thuế Đồng thời, việc nối mạng vi tính nội bộ và phát triển các ứng dụng hỗtrợ quản lý thuế trong toàn ngành thuế đã làm tăng khả năng cung cấp, trao đổi thôngtin trên phạm vi cả nước cũng làm tăng hiệu quả công tác quản lý thuế

Ba là, năng lực trình độ, phương thức làm việc của cán bộ thuế Trên bất kỳ

mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của đời sống xã hội, chất lượng nguồn nhân lực luôn làyếu tố tiên quyết tới sự thành công hay thất bại Do đó, trình độ chuyên môn nghiệp

Trang 38

vụ của lực lượng cán bộ ngành thuế có vai trò quyết định đến sự thành công và tínhhiệu quả của công cuộc thực hiện quản lý thuế Khi đội ngũ nhân lực cao, hội đủkhả năng về trí tuệ, trình độ, phương pháp làm việc khoa học, hiện đại thì sẽ dễdàng hoàn thành được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra Khi cán bộ thuế không nắm vững

hệ thống quy phạm Pháp luật thuế, cơ chế chính sách của Ngành, không tinh thôngquy trình nghiệp vụ và không có những phương thức làm việc khoa học thì công tácquản lý không thể đạt hiệu quả cao và ngược lại Đặc biệt, trong cơ chế thị trườnghiện nay, sự phát triển các ngành nghề và hoạt động sản xuất kinh doanh của NNTngày càng đa dạng, phức tạp và mức độ lách Luật, trốn thuế ngày càng tinh vi thìđòi hỏi sự chuyên sâu, chuyên nghiệp của cán bộ thuế càng phải được nâng cao

B ốn là, sự phối kết hợp trong nội bộ Ngành thuế và giữa Ngành thuế với các

sở ban ngành liên quan Để thực hiện tốt công tác quản lý thuế, huy độngđúng, đủnguồn thu cho NSNN, bên cạch các yếu tố cần thiết như đã nêu trên, thì cơ quanthuế cần phải nắm bắt kịp thời các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh củaNNT Với đặc thù hoạt động quản lý thuế theo mô hình chức năng hiện nay củangành thuế, đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các bộ phận chức năng trongnội bộ ngành thuế thì cán bộ thuế ở mỗi khâu công việc mới có được cách đánh giánhìn nhận bao quát về tình hình hoạt động của NNT để đưa ra cách ứng xử quản lýthuế phù hợp Ngoài ra, sự phối kết hợp trong cung cấp thông tin giữa cơ quan thuếvới hệ thống các Ngân hàng thương mại, Kho Bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thịtrường, Công an, Hải quan… sẽ hỗ trợ cho cơ quan thuế dễ dàng phát hiện ra cáchành vi phạm của NNT như: kê khai không trung thực (thiếu) doanh thu bán hànghoá dịch vụ, mua bán hàng hoá bất hợp pháp không có hoá đơn chứng từ hoặc gianlận trốn thuế… Vì vậy, sự phối kết hợp không đồng bộ, thiếu nhất quán đôi khi dẫntới việc nắm bắt thông tin về NNT thiếu chính xác, không đầy đủ tạo cơ hội cho NNT

né tránh nghĩa vụ thuế, thất thu cho NSNN

1.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV 1.4.1 Số thu thuế và thực hiện dự toán thuế TNDN.

Các cơ quan thuế đều thực hiện công tác thu thuế, thu đúng, thu đủ, hiệu quả,đảm bảo số thu theo dự toán, tránh thất thu ngân sách Dự toán là con số cụ thể, có căn

Trang 39

cứ nên các cơ quan thuế luôn phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu cao, cao hơn nữa là vượt

dự toán của đơn vị mình Tất cả các nguồn thu trong đó thuế TNDN cũng dược dựtoán cụ thể Đây là chỉ tiêu quan trọng để xem xét hoàn thành nhiệm vụ, hiệu quả củacông tác quản lý thuế

1.4.2 Vi phạm đăng ký và kê khai thuế.

- Cán bộ quản lý thuế có trách nhiệm giải thích, cung cấp thông tin liên quanđến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; cán bộ quản lý thuế có tráchnhiệm công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địabàn xã, phường, thị trấn

- Giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế

- Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghịtheo quy định của pháp luật

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuếtheo thẩm quyền

- Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng kiểm trathuế, thanh tra thuế và giải thích khi có yêu cầu

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầucủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1.4.3 Số thuế tăng thêm qua thanh tra, kiểm tra thuế.

Số thuế nộp vào NSNN rất dễ thất thu, chủ yếu từ ý thức của NNT Cơ quanthuế tập trung đẩy nhanh, đẩy mạnh việc thực hiện thanh, kiểm tra hàng năm, đặcbiệt là kiểm tra tại các DN Số thuế TNDN tăng thêm qua thanh, kiểm tra là rất lớn,cho thấy chất lượng của các cuộc thanh, kiểm tra ngày càng được nâng cao, pháthiện những sai phạm tiến hành truy thu và phạt và số thuế tăng thêm được thu vềlàm giảm thất thu NSNN

1.4.4 Nợ thuế TNDN.

Nợ thuế TNDN hiện rất cao, cần hạ thấp Cụ thể hơn, có thể sử dụng tỷ lệ nợthuế TNDN trên tổng thu thuế TNDN cần hạ thấp để góp phần vào việc thực hiệnchỉ tiêu tỷ lệ nợ thuế nói chung

Trang 40

1.4.5 Chất lượng dịch vụ cung cấp cho NNT.

Một số tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp cho NNT: cơ sở vậtchất; tính tiện lợi của việc kê khai thuế qua mạng internet; chất lượng đường truyềnkhi thực hiện khai thuế qua mạng internet; tinh thần, thái độ,đồng phục,…của cánbộ; tính kịp thời, bổ ích, thiết thực của các nội dung thông tin đăng trên website CụcThuế, Chi cục Thuê,…Tỷ lệ NNT hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cungcấp trong đó có thuế TNDN càng cao, chứng tỏ cơ quan thuế đã quản lý tốt, tạomức độ thuận lợi càng cao cho NNT

1.4.6 Trách nhiệm cán bộ quản lý thuế và cải cách hành chính trong công tác quản lý thuế.

1.4.6.1 Trách nhiện cán bộ quản lý thuế.

- Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục

về thuế tại trụ sở, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên cácphương tiện thông tin đại chúng

- Cán bộ quản lý thuế có trách nhiệm giải thích, cung cấp thông tin liên quanđến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; cán bộ quản lý thuế có tráchnhiệm công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địabàn xã, phường, thị trấn

- Giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lýthuế

- Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghịtheo quy định của pháp luật

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuếtheo thẩm quyền

- Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng kiểm trathuế, thanh tra thuế và giải thích khi có yêu cầu

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầucủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Ngày đăng: 07/08/2018, 23:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Âu Thị Nguyệt Liên, “Chú trọng tăng cường & nâng cao chất lượng các hình thức tuyên truyền hỗ trợ góp phần hoàn thành nhiệm vụ công tác thuế”, Tạp chí thuế Thừa Thiên Huế số 02-2014 ngày 16/5/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chú trọng tăng cường & nâng cao chất lượng các hình thứctuyên truyền hỗ trợ góp phần hoàn thành nhiệm vụ công tác thuế
20. Tổng cục Thuế (2011), “Kiến thức về quản lý thuế”, Tài liệu bồi dưỡng cho công chức mới, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức vềquản lý thuế
Tác giả: Tổng cục Thuế
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2011
22. Website Cổng thông tin điện tử Thành phố Huế:http://www.huecity.gov.vn 23. Website Cục Thuế Thừa Thiên Huế: http://www.thuathienhue.gdt.gov.vn24. Website Tổng Cục Thuế: http://www.gdt.gov.vn Link
1. Chi cục Thuế thành phố Huế, Báo cáo nhanh năm 2013, 2014, 2015 Khác
2. Chi cục thuế Thành phố Huế , Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2013, 2014, 2015 Khác
3. Chính phủ, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Khác
4. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Niên giám thống kê năm 2013, 2014, 2015 Khác
5. Nguyễn Công Cường (2014), Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Huế, Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, Học viện Hành chính Quốc gia Khác
6. Lê Thị Thanh Hà (2008), Giáo trình thuế, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh Khác
7. Trương Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Quản lý thuế và các nguồn thu của Chính phủ, Học viện Hành chính, Hà Nội Khác
8. Lê Minh Hải (2014), Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, Học viện Hành chính Quốc gia Khác
9. Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Khác
10. Nguy ễn Ngọc Hùng (2012), Giáo trình qu ản lý thuế, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Khác
11. Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Hiệu (2008), Giáo trình nghiệp vụ thuế, NXB Tài chính, Hà Nội Khác
14. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật Quản lý thuế, Hà Nội Khác
15. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2008), Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội Khác
16. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Hà Nội Khác
17. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội Khác
18. Phạm Hồng Thắng (2009), Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Huế Khác
19. Tổng cục Thuế (2011), Chương trình cải cách và hiện đại hóa ngành Thuế từ năm 2011 đến năm 2020, NXB Tài chính, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w