1.1.2 Nội dung điều tra chống buôn lậu Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hải quan mà phát hiệnđược hành vi vi phạm pháp luật hải quan đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thái Bảo
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN 4
1.1 Lý luận chung về điều tra chống buôn lậu 4
1.1.1 Vấn đề buôn lậu 4
1.1.2 Nội dung điều tra chống buôn lậu 6
1.1.3 Nguyên nhân của buôn lậu 7
1.1.4 Ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động buôn lậu đối với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước 10
1.1.5 Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của ngành Hải quan đối với hoạt động phòng chống buôn lậu 13
1.2 Kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động phòng, chống buôn lậu, của Hải quan các nước trên thế giới 21
1.2.1 Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) 21
1.2.2 Hải quan một số nước trên thế giới 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU 25
2.1 Giới thiêu chung về Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng Cục hải quan 25
2.1.1 Lịch sử hình thành và chức năng nhiệm vụ của Cục điều tra chống buôn lậu trực thuộc Tổng Cục Hải quan 25
2.1.2 Hệ thống tổ chức của Cục Điều tra chống buôn lậu trực thuộc Tổng Cục Hải quan 29
2.2 Cơ sở pháp lý cho hoạt động chống buôn lậu và gian lận đối với hàng hóa xuất nhập khẩu 31
Trang 32.3 Thực trạng buôn lậu, trong thời kỳ mở cửa nền kinh tế và phát triển kinh
tế thị trường 42
2.3.1 Thực trạng chung cả nước 42
2.3.2 Tình hình hoạt động điều tra chống buôn lậu của Cục điều tra chống buôn lậu 48
2.3.3 kết quả 52
2.4 Hạn chế còn tồn tại 56
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU CỦA CỤC PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU – TỔNG CỤC HẢI QUAN 64
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống buôn lậu của Cục diều tra chống buôn lậu – Tổng Cục hải quan 68
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật 68
3.2.2 Cải cách thủ tục hành chính 69
3.2.3 Kiểm tra sau thông quan 70
3.2.4 Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức giác ngộ nâng cao đời sống cho nhân dân 70
3.2.5 Đẩy mạnh sản xuất trong nước 71
3.2.6 Tăng cường phối hợp giữa các bộ ngành trong công tác chống buôn lâu đồng thời phân định rõ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan chuyên ngành 71
3.2.7 Xây dựng lực lương chống buôn lậu trong sạch 73
3.2.8 Trang bị máy móc thiết bị hiện đại cho lực lượng chống buôn lậu .74
3.2.9 Một số giải pháp cụ thể cần được thực hiện: 74
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC THAM KHẢO 78
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 cơ cấu tổ chức của ngành hải quan được quy định và thiết lập 15
hình 2.2: sơ đồ bộ máy tổ chức của tổng cục hải quan 26
Trang 9
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tệ nạn buôn lậu, ở nước ta trong những năm gần đây diễn biến phứctạp, mang tính thời sự; có xu hướng gia tăng về quy mô, chủng loại hàng hóa,thủ đoạn ngày càng tinh vi; có nơi, có lúc trở nên nóng bỏng, quyết liệt Buônlậu thật sự trở thành chủ điểm gây trở ngại cho công cuộc xây dựng và pháttriển đất nước
Thực trạng trên đã và đang là những vấn đề bức xúc của toàn xã hội.Chính vì vậy Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương chính sáchđể ngănchặn, phòng ngừa "hiểm họa" này đánh giá: "buôn lậu đang diễn biến hết sứcnghiêm trọng, đã gây ra những hậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội, cản trởquá trình phát triển lành mạnh của kinh tế đất nước"
Để giải quyết vấn đề này, Đảng và Nhà nước xác định đây là nhiệm vụtrọng tâm, thường xuyên, cấp bách và lâu dài; đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân,toàn dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống nhằm từng bước ngănchặn và tiến tới đẩy lùi tệ nạn buôn lậu Cuộc đấu tranh này chỉ có thể giànhthắng lợi nếu được phối hợp triển khai mạnh mẽ trên địa bàn toàn quốc vàtrên từng địa bàn cụ thể, trong đó đấu tranh phòng chống buôn lậu trên từngđịa bàn có ý nghĩa quan trọng
Trong thực tiễn tại Cục điều tra chống buôn lậu – Tổng Cục hải quanđang diễn ra từng ngày từng giờ tham gia điều tra rất nhiều vụ án trên rấtnhiều địa bàn , từ đơn giản đến những vụ mang tính phức tạp , ảnh hưởng sâurộng, việc cấp bách thiết yếu được đặt ra là về vấn đề giải pháp để triệt phácác đường dây buôn lậu, xử lý kịp thời và công minh, minh bạch Và đây làmột trong nhưng vấn nạn mang tính cấp thiết, cần được nghiên cứu, quan tâm,cải cách, sửa đổi để đạt hiệu quả tối ưu nhất cho Hải quan Việt Nam
Trang 10Xuất phát từ những lý do trên, cho nên em đã xin phép nhà trường chophép em chuyển tới Cục điều tra chống buôn lậu – Tổng Cục hải quan để cậpnhật tài liệu , nghiên cứu về vấn nạn buôn lậu Và trong thời gian thực tập tạiCục điều tra chống buôn lậu – Tổng Cục hải quan em đã lựa chọn đề tài
nghiên cứu: ": Một số giải pháp phòng chống buôn lậu tại Cục điều tra chống buôn lậu – Tổng Cục hải quan"
Theo em, đây là đề tài mang tính thời sự, cần được quan tâm trong bốicảnh ngành Hải quan Việt Nam đang từng bước đẩy mạnh cải cách, hiện đạihóa ngành
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu là hoạt động phòng chống buôn lậu và của ngành Hải quan
-Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác đấu tranh phòng chống buônlậu của Cục điều tra chống buôn lậu – Tổng Cục hải quan hiện nay
-Mục đích nghiên cứu chính của luận văn
Khái quát những vấn đề lý luận về buôn lậu và đấu tranh chống buônlậu
Làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngành Hải quan trongđấu tranh phòng chống buôn lậu
Đánh giá thực trạng đấu tranh phòng chống buôn lậu ở Cục điều trachống buôn lậu – Tổng Cục hải quan thời gian qua; đề xuất những giải phápnhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu của Cục điều trachống buôn lậu – Tổng Cục hải quan trong thời gian tới
Trang 113 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là những chính sách, giải pháp của ngành Hải quan
và những kết quả, hạn chế trong hoạt động phòng chống buôn lậu Thời giannghiên cứu: từ năm 2011 đến 2013
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HồChí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng về nhà nước và pháp luật đối vớihoạt động Hải quan làm cơ sở lý luận để nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp: lôgíc và lịch sử, phân tích vàtổng hợp; cụ thể: phương pháp luật học so sánh, phương pháp thống kê, phântích, phương pháp điều tra, gắn lý luận với thực tiễn, để chọn lọc tri thứckhoa học cũng như kinh nhiệm thực tiễn để thực hiện mục đích và nhiệm vụluận văn đề ra
Trong quá trình nghiên cứu tác giả tham khảo, kế thừa có chọn lọc cáccông trình nghiên cứu, bài viết có liên quan đến lĩnh vực luận văn đề cập
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo; luậnvăn được kết cấu thành 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU CỦA CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU – TỔNG CỤC HẢI QUAN
Trang 12CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA PHÒNG
CHỐNG BUÔN LẬU CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN
1.1 Lý luận chung về điều tra chống buôn lậu
1.1.1 Vấn đề buôn lậu
1.1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1.1 Buôn lậu
Thuật ngữ buôn lậu được sử dụng với những ý nghĩa rất khác nhau Từ
góc độ của khoa học về ngôn ngữ, cụm từ "buôn lậu" có ý nghĩa là buôn bán
những hàng hoá trốn thuế và hàng cấm Đây là một khái niệm kế thừa nhữnghiểu biết xưa nay của cụm từ này và khá phù hợp với quan niệm phổ thônghiện nay
Từ góc độ khoa học pháp lý thì thuật ngữ "buôn lậu" được hiểu rắc rối
hơn Khi nói đến cụm từ buôn lậu, bản thân nó về mặt pháp lý chưa phản ánhmột thông tin rành mạch nào Muốn hiểu được phải đặt trong ngữ cảnh cụ thể
Thí dụ: khi nói "khởi tố bị can buôn lậu "có nghĩa là đối tượng tham gian buôn lậu và thuật ngữ được hiểu như một hành vi Còn khi nói "đấu tranh chống buôn lậu" thì thuật ngữ được hiều là một hiện tượng tiêu cực của xã
hội Cho nên lúc này thuật ngữ buôn lậu bao gồm nhiều hành vi, nhiều tộidanh khác nhau như: vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới,buôn bán ma tuý, buôn bán vũ khí, chất độc, văn hoá phẩm đồi trụy, đồ cổ,động vật quý hiếm "
Trong "Quốc triều Hình luật" của triều Lê (1428- 1788) được xem là bộluật hình sự hoàn chỉnh nhất của thể chế phong kiến Việt Nam, tội danh buônlậu không được quy định Mặc dù vậy "Quốc triều Hình luật" đã quy định
"những trang trại ven bờ biển mà đón tiếp thuyền buôn, ngầm dỡ hộ hàng hoálên bờ thì bị xử biếm (cách chức), phạt gấp 3 tang vật để sung công "Những
Trang 13người bán ruộng đất ở bờ cõi, binh khí; các thứ chất nổ có thể chế hoả tiễn,hoả pháo cho người nước ngoài đều phải tội chém", " bán mắm muối ra nướcngoài thì bị xử đi Châu Xa" Các mặt hàng cấm xuất khẩu lúc đó được quyđịnh gồn: ruộng đất, thuốc nổ, vũ khí, sắt, đồng, vàng da trâu, gỗ lim, vỏ quế,trân châu, ngà voi Những hành vi cụ thể, tách biệt nói trên trong tiềm thức
xã hội đều được gộp chung lại là hiện tượng buôn lậu chứ không có tội danhbuôn lậu
Trước năm 1985, thuật ngữ "tội buôn lậu" đã được đề cập trong một sốvăn bản pháp luật nước ta như Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn của lựclượng cảnh sát nhân dân (20/7/1962); Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buônlậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép (10/6/1982) Song về cơ bản tội danh
"buôn lậu" lúc đó chưa được hướng dẫn nhận diện đầy đủ với các yếu tố cấuthành và dấu hiệu pháp lý đặc trưng Phần lớn người ta vẫn chịu ảnh hưởngcủa các quan niệm truyền thống, cho rằng buôn lậu bao gồm các hành vi kinhdoanh trái phép, trốn thuế, đầu cơ tích trữ, buôn bán hàng cấm
Từ năm 1985 Bộ luật Hình sự (27/6/1985) của nước CHXHCN Việt Nam
ra đời đã chính thức ghi nhận tội danh buôn lậu điều 97: "Người nào buôn bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá thì bị phạt " Bắt đầu từ đây, tội danh buôn lậu đã được xác định với 4 yếu tố cấu
thành tội phạm và những dấu hiệu pháp lý đặc trưng, nên đã có tác dụng hướngdẫn nhận thức cũng như chỉ đạo thực thi pháp luật [1]
1.1.1.1.2 Điều tra chống buôn lậu
Điều tra chống buôn lậu là hoạt động của các cơ quan chức năng Nhà
nước sử dụng luật pháp, các công cụ phương tiện nghiệp vụ để điều tra, làm rõcác hoạt động buôn lậu cũng như các đối tượng buôn lậu [26]
Trang 14Bản chất của điều tra chống buôn lậu là một quá trình đấu tranh khôngkhoan nhượng của các cơ quan chức năng với các đối tượng buôn lậu
Trong khái niệm này, các cơ quan chức năng ở đây là các cơ quan đượcNhà nước giao nhiệm vụ chống buôn lậu, có thể là Tổng Cục hải quan, bộphận Hải quan các tỉnh (Việt Nam hiện có 34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố vàCục Điều tra chống buôn lậu), bộ đội biên phòng, cảnh sát kinh tế Phạm vicủa bài nghiên cứu tập trung chủ yếu vào công tác chống buôn lậu của CụcĐiều tra chống buôn lậu trực thộc Tổng Cục Hải quan
Các công cụ, phương tiện nghiệp vụ sử dụng để chống buôn lậu có thể
là các biện pháp nghiệp vụ hải quan, trình độ nhân lực của các cán bộ chốngbuôn lậu, các tàu cao tốc trên biển, phương tiện dò tìm, các dụng cụ nghiêncứu, thí nghiệm để phát hiện hàng lậu Nó bao gồm tổng thể các phương tiệnhữu hình và vô hình để hỗ trợ cho các chiến dịch chống buôn lậu
1.1.2 Nội dung điều tra chống buôn lậu
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hải quan mà phát hiệnđược hành vi vi phạm pháp luật hải quan đến mức truy cứu trách nhiệm hình
sự thì lực lượng hải quan có trách nhiệm tiến hành điều tra và áp dụng cácbiện pháp điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Pháp lệnh Tổchức điều tra hình sự, hoặc làm rõ bằng các biện pháp hành chính khác đểphục vụ cho việc xử lý hành chính, truy tố hoặc chuyển cho cơ quan điều tra
có thẩm quyền
Việc điều tra nhằm để xác định đúng 4 yếu tố cấu thành tội phạm của
hai tội danh “buôn lậu” và “vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới” về các nội dung như tội phạm xâm hại vào quan hệ xã hội nào mà Luật
hình sự bảo vệ; tầm quan trọng của quan hệ xã hội đó đến đâu, tính chất, mức
độ của sự xâm hại vào quan hệ đó được thể hiện ở hình thức nào; công cụphương tiện, thủ đoạn, phương pháp, thời gian, địa điểm xảy ra hành vi xâm
Trang 15hại; hậu quả gây nên những thiệt hại cho quan hệ xã hội đó trong chừng mựcnào; hành vi xâm hại vào quan hệ xã hội được thể hiện đến đâu, như thế nào;mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; động cơ, mục đích khi thựchiện hành vi xâm hại, năng lực hành vi và độ tuổi của người thực hiện hành vixâm hại ở mức độ nào v.v…
Ngoài ra còn cần chú ý phát hiện các tình tiết khác mà cơ quan hảiquan cần phục vụ cho công tác bảo vệ nội bộ ngành và cuộc đấu tranh chốngbuôn lậu của hải quan; các sơ hở trong đấu tranh chống buôn lậu và những sơ
hở trong chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như các quy định của ngành
và các cơ quan khác mà đối tượng đã lợi dụng
Cũng cần chú ý rằng Hải quan không phải là cơ quan Điều tra mà là
cơ quan được áp dụng một số biện pháp điều tra ban đầu đối với tội buôn lậu,vận chuyển trái phép theo các điều luật 153, 154 của Bộ Luật Hình sự Thờihạn điều chỉnh Luật Tố tụng hình sự quy định cho cơ quan Hải quan là 15ngày đối với vụ đơn giản, 7 ngày đối với vụ phức tạp Vì vậy, tùy theo tìnhhình cụ thể của từng vụ án mà áp dụng biện pháp điều tra cho thích hợp.Thông thường, trong các vụ án buôn lậu, hải quan chỉ thực hiện công đoạnđầu như khởi tố, điều tra, sau đó chuyển cho Viện Kiểm sát hoặc cơ quanĐiều tra.[14,267-268]
1.1.3 Nguyên nhân của buôn lậu
Hoạt động buôn lậu ra đời giống như bạn đồng hành với sự phát triểnthương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế Có rất nhiều nguyên nhân dẫnđến sự ra đời và gia tăng hoạt động buôn lậu
-Nguyên nhân đầu tiên chắc chắn là lợi nhuận Đây là nguyên nhân chủ
yếu nhất vì nó là cơ bản để tính toán khi gian lận Lợi nhuận này được dựatrên cơ sở giá tính thuế, Thuế suất so với giá mua thực tế Vốn dĩ quy luật củathị trường là có cầu ắt phải có cung và hàng hoá có chất lượng tương đương
Trang 16thì hàng hoá nào có giá thấp hơn sẽ thắng thế, và được tiêu thụ nhanh chóngtrên thị trường Xét về lợi ích kinh tế, việc cung ứng bằng hàng hoá chínhnghạch, với Thuế suất cao như đồ điện tử, rượu, điện thoại di động thì buônlậu chúng là một phương án được cân nhắc và có thể trở thành tối ưu đối vớinhững đối tượng buôn lậu sẵn sàng làm trái pháp luật - vì trong trường hợpnày lợi nhuận thu được sẽ là cao hơn rất nhiều so với nhập khẩu chính ngạch
-Nguyên nhân thứ 2 là do một số hàng hoá bị cấm hoặc bị hạn chế nhập
khẩu hay xuất khẩu, tiêu biểu với các mặt hàng này là những mặt hàng màNhà nước quản lý chặt chẽ không cho nhập khẩu hoặc phải có giấy phép nhưthuốc lá, tân dược, xăng dầu hay một số mặt hàng không cho xuất khẩu mà
có thể mang lại siêu lợi nhuận như than, xăng dầu, quặng Với mỗi quốc gia,những chính sách về xuất, nhập khẩu hàng hoá là khác nhau Chính vì vậyhoạt động buôn lậu ra đời và phát triển như một bộ phận tất yếu, dù là một bộphận phi pháp của nền kinh tế quốc dân
Tình hình buôn lậu ở nước ta diễn biến phức tạp như hiện nay là do rấtnhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan
Trước hết, đó là hậu quả của cuộc đấu tranh gay gắt giữa hàng nội vàhàng ngoại trên thị trường nước ta Thị trường bao giờ cũng tuân theo quyluật cung cầu và giá trị hàng hoá Hàng tốt giá rẻ sẽ chiến thắng hàng xấu màgiá thành cao Đây là quy luật phổ biến vận hành trong bất kỳ nền kinh tếhàng hoá nào Nước ta trong những năm gần đây thì sản xuất phát triển, hànghoá làm ra nhiều hơn, phong phú hơn phần nào đáp ứng được mặt cung - cầu.Nhưng hệ thống công nghệ trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất còn lạc hậu,chắp vá, không đồng bộ, năng suất và hiệu quả thấp Vì vậy nhiều mặt hàngchất lượng kém, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và do đó chưa đủsức cạnh tranh với hàng ngoại ngay trên chính thị trường của mình và cũng rấtkhó khăn trong việc tìm thị trường của nước ngoài
Trang 17Nước ta nằm trong khu vực và gần kề với các nước như Trung Quốc,Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc hàng hoá của những nước này có chất lượngkhá hơn hoặc giá rẻ hơn và đang trong tình trạng dư thừa Chưa nói đến một
số nước thực hiện chính sách bù lỗ, hạ giá thành sản phẩm và bằng con đườngtiểu ngạch, con đường buôn lậu, nhằm đẩy hàng hoá ế thừa vào thị trườngnước ta để vừa khỏi ứ đọng vốn, vừa giải quyết được vấn đề thất nghiệp Bêncạnh động cơ kinh tế và thông qua lợi ích kinh tế, việc đẩy hàng hoá vào nước tabằng con đường này dễ gây cho chúng ta khó khăn về mặt kinh tế; làm mất thế
ổn định về chính trị - xã hội, về an ninh - quốc phòng
Vì lợi ích Cục bộ, một số địa phương, huyện, tỉnh, đã thu thuế nhẹ hơnthuế nhập khẩu hoặc làm ngơ để cho hàng lậu vào nội địa, tổ chức đón lõng ởtuyến sau để thu thuế buôn chuyến, nhằm tăng và thu hút nguồn thu Làm nhưvậy vô hình chung đã hợp thức hoá cho việc vận chuyển hàng lậu vào tiêu thụtrong nội địa Một số địa phương khác chưa nhận thức đầy đủ nên chưa đặt côngtác chống buôn lậu lên ngang tầm với yêu cầu; quản lý còn lỏng lẻo, chưa thật sựchỉ đạo một cách thường xuyên, cấp uỷ, chính quyền quan tâm chỉ đạo công tácchống buôn lậu và thì ở đó tệ buôn lậu giảm; còn nơi nào buông lơi, không quantâm đúng mức thì nạn buôn lậu ở đó bùng lên rất phức tạp, tạo thành điểm nóngvới hậu quả là lượng hàng lậu tuồn vào nội địa rất lớn
Hiện nay, lực lượng chống buôn lậu vẫn còn yếu, thiếu về phương tiện,thiếu sự phối hợp chặt chẽ, chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quầnchúng nên hoạt động chống buôn lậu còn đơn độc, chưa được sự đồng tìnhủng hộ mạnh mẽ của nhân dân Việc xử lý các vụ buôn lậu chưa nghiêm nênhiệu quả phòng ngừa còn thấp Ngoài ra chính sách thuế xuất nhập khẩu củanước ta vẫn còn nhiều chỗ bất cập; có những thuế suất cao, trùng lặp, cònnhiều kẽ hở và việc giáo dục tuyên truyền về đạo đức kinh doanh trong toàn
xã hội chưa tốt, chưa thường xuyên, chưa có chiến lược sách lược phù hợp
Trang 181.1.4 Ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động buôn lậu đối với tình hình kinh tế
- xã hội của đất nước
1.1.4.1Tác động tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Sự ra đời của hàng rào thuế quan nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ an ninh trật tự xã hội và nền văn hoá truyền thống của dân tộc tatrong suốt thời gian qua thế, nhưng sự xuất hiện và phát triển của tệ nận buôn lậu đã có ảnh hưởng không nhỏ tới toàn bộ nền kinh tế - văn hoá - xã hội
- Về kinh tế:
Tệ nạn buôn lậu ngày một gia tăng và với các thủ đoạn tinh vi xảoquyệt gây thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế đất nước Tệ buôn lậu trốnthuế qua các cửa khẩu hàng năm làm thất thu ngân sách Nhà nước gây khókhăn trở ngại cho Nhà nước trong công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lýhoạt động thu nộp thuế, gây thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước
Tệ nạn buôn lậu tràn lan như một bệnh dịch ở hầu khắp các địa phươngtrong cả nước, từ đồng bằng đến miền núi, từ nông thôn đến thành thị, hầukhắp các cửa khẩu từ Bắc vào Nam các khu vực biên giới với Trung Quốc,Lào và Campuchia đều có hoạt động của bọn buôn lậu Từ hoạt động xuấtkhẩu đến nhập khẩu, thương mại tiểu ngạch hay chính ngạch, bất cứ khi nào,nơi nào lĩnh vực nào tuyến đường nào cũng có tệ nạn, nhức nhối và nóngbỏng Dân cư ở khu vực biên giới tiếp tay cho buôn lậu về làm thuê cho họ thì
có thể có được nhiều tiền hơn và như vậy họ bỏ bê ruộng vườn không chịulàm ăn phát triển kinh tế vùng biên giới, kinh tế vùng biển vốn dĩ đã khó khănnay lại càng khó khăn hơn
Buôn lậu tác động đến sản xuất trong nước làm cho hàng hoá trong nướckhó có thể cạnh tranh với hàng lậu, hàng giả với giá hạ hơn Nó thậm chí làm chosản xuất trong nước phải điêu đứng và kìm hãm sự phát triển sản xuất
Trang 19Hơn thế nữa buôn lậu tạo tâm lý tiêu dùng sa sỉ thích hàng ngoại haytâm lý “sính hàng ngoại”, vượt quá năng lực sản xuất trong nước, đối lập vớiyêu cầu “thắt lưng buộc bụng”, cần kiệm xây dựng đất nước hiện nay Nhìnchung tệ nạn buôn lậu mại kìm hãm sự phát triển kinh tế đất nước, kìm hãm
sự phát triển kinh tế dựa vào nội lực trong nước
- Về chính trị an ninh, an toàn xã hội và văn hoá:
Buôn lậu xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cả nước, sự xuất hiện và hoạtđộng của chúng đã gây rối loạn và xáo trộn về trật tự an ninh an toàn xã hội.Chúng tổ chức buôn lậu thành đường dây từ khâu mua vận chuyển qua biên giớiđến tiêu thụ với sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau trong đó có cả ngườinước ngoài, cán bộ hải quan, làm cho tình hình an ninh biên giới bất ổn, khókiểm soát và xử lý phức tạp Bọn buôn lậu lôi kéo một bộ phận lớn quần chúngnhân dân khu vực biên giới cửa khẩu tham gia vào hoạt động buôn lậu chống lại
sự kiểm soát của hải quan - cơ quan quản lý Nhà nước, lợi dụng sự kém hiểu biếtcủa quần chúng, dùng đồng tiền để lôi kéo họ tiếp tay cho buôn lậu, khi bị bắt thì
họ chống trả quyết liệt bởi họ không hiểu, không biết những việc mà mình làm làtrái với pháp luật hoặc họ cố tình làm trái với các quy định của Nhà nước để kiếmsống, bọn gian thương và các lực lượng diễn biến hoà bình còn lợi dụng sự kémhiểu biết này để tuyên truyền văn hoá phẩm đồi truỵ, tư tưởng cực đoan chủ nghĩa,lôi kéo họ chống lại chính quyền Nhà nước, làm cho trật tư xã hội bị đảo lộntình hình chống buôn lậu ngày càng phức tạp hơn, an ninh chính trị ở khu vựcbiên giới bị đe doạ nghiêm trọng
+ Bọn buôn lậu lôi kéo một bộ phận cán bộ Nhà nước tham gia vàohoạt động buôn lậu và gian lận làm suy đồi tư tưởng và làm mất tư cách đạođức của họ Những kẻ hám lợi bỏ qua tất cả để chạy theo đồng tiền bất chấpluật pháp của Nhà nước để làm giàu cá nhân, gây mất lòng tin của quầnchúng, mất ổn định về chính trị, an ninh và an toàn xã hội
Trang 20+ Một số mặt hàng mà pháp luật cấm như thuốc phiện, thuốc nổ các sảnphẩm văn hoá phẩm đồi truỵ, đã được bọn chúng đưa vào làm suy đồi tưtưởng, tư cách đạo đức của nhân dân không chỉ ở khu vực biên giới mà trong
cả nước, tác động đến nhiều mặt khác của đời sống xã hội như gia tăng tộphạm, cướp của giết người để lấy tiền mua ma tuý, tuyên truyền tư tưởng cựcđoan chống chính quyền, chênh lệch giữa kẻ giàu và người nghèo ngày cànglớn, ảnh hưởng đến chính trị an ninh, an toàn xã hội, văn hoá truyền thốngcủa dân tộc
1.1.4.2.Tác động đến doanh nghiệp và người tiêu dùng
Trong điều kiện đất nước còn nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu, sản xuấttrong nước còn gặp nhiều khó khăn, năng suất lao động thấp, chất lượng sảnphẩm chưa cao, giá thành và chi phí sản xuất cao, các sản phẩm trong nướckhó hoặc không thể cạnh tranh được với hàng lậu, nhiều doanh nghiệp sảnxuất phải đứng trước nguy cơ đóng cửa do không tiêu thụ được sản phẩm.Một số hàng có khả năng thay thế do buôn lậu được bán với giá thấp và chấtlượng cao hơn do được sản xuất với công nghệ hiện đại chi phí cho sản phẩmthấp, đã chiếm lĩnh thị trường làm cho doanh nghiệp phải điêu đứng vàkhông bảo vệ được kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình Một số mặt hàngbuôn lậu có chất lượng kém nhưng mẫu mã đẹp giá thấp hơn nhiều so với giácủa sản phẩm trong nước, làm cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanhgặp nhiều khó khăn, trở ngại trong cạnh tranh, tiêu thụ và cải tiến chất lượngsản phẩm, hạ giá thành, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
Buôn lậu không chỉ tác động đến sản xuất trong nước mà còn tác độngrất lớn đến người tiêu dùng trong nước Một số khách hàng thích và ưu tindùng hàng ngoại hàng rẻ dễ bị lừa gạt vì trong số đó có những mặt hàng đãqua sử dụng được mông má lại hoặc chất lượng kém, Một số mặt hàng nhưdược phẩm thuốc bảo vệ thực vật, không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà
Trang 21còn gây thiệt hại cả về sức khoẻ, tính mạng cho cả người và động vật, thựcvật, thiệt hại cả về ngắn hạn lẫn lâu dài do hàng hoá chất lượng kém, quá hạn
sử dụng, hàng giả, không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng Một số mặthàng như ma tuý, chất kích thích, khác không chỉ tác động đến sức khoẻ màcòn tác động đến đạo đức lối sống của người tiêu dùng, làm suy đồi tư tưởngđạo đức và gây ra các tệ nạn khác như: trộm cắp, cướp giật, giết người, Cácmặt hàng như thuốc nổ, thuốc súng tác động đến tính mạng, an ninh chính trịquốc gia, gây đảo lộn trật tự an toàn xã hội, làm cho lưu thông hàng hoá bị rốiloạn, trật tự thị trường bị đảo lộn và không được thiết lập gây lên các cơn sốt
về hàng hoá và giá cả gây khó khăn cho công tác quản lý thị trường, quản lýhoạt động XNK
1.1.5 Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của ngành Hải quan đối với hoạt
động phòng chống buôn lậu
Thuật ngữ “Hải quan” du nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 1950
và xuất hiện lần đầu tiên trên văn bản của cơ quan Nhà nước năm 1954 của
Bộ Công thương về thành lập Sở Hải quan thuộc Bộ Công thương
Ở nước ta, ngày 30/8/1984, Nghị quyết số 547/NQ-HĐNN Hội đồngNhà nước phê chuẩn thành lập Tổng Cục Hải quan và ngày 20/10/1984 PhóChủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tô Hữu ký Nghị định số 139/HĐBT quy địnhnhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Tổng Cục Hải quan Tổng Cục Hải quantrực thuộc Chính phủ Nghị định 139/HĐBT nêu rõ “Tổng Cục Hải quan, cơquan thuộc Hội đồng Bộ trưởng, là công cụ chuyên chính nửa vũ trang củaĐảng và Nhà nước có chức năng:
- Kiểm tra và quản lý hàng hóa, hành lý, ngoại hối và các loại công cụvận tải xuất nhập qua biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Thi hành chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu;
Trang 22- Ngăn ngừa và chống các vi phạm luật lệ Hải quan và các luật lệ khácliên quan đến việc xuất nhập khẩu;
- Chống các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa quabiên giới;
Qua nghiên cứu lịch sử phát triển, hình thành của Hải quan Việt Namcho thấy, cơ quan hải quan chiếm một vị trí quan trọng trong bộ máy nhànước, tầm quan trọng được thể hiện:
Thứ nhất, cơ quan hải quan, mặc dù tên gọi, cơ cấu tổ chức bộ máy có
thể thay đổi theo từng giai đoạn để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện lịch sửcủa đất nước, nhưng là cơ quan quản lý duy nhất trong hệ thống bộ máy hànhchính Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Hải quan đối vớihàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quácảnh; thực hiện nhiệm vụ thu thuế và các khoản thu khác theo quy định đốivới hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Thứ hai, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử,văn hóa qua biên giới; chống luôn là một trong những nhiệm vụ cơ bản, quantrọng hàng đầu được Nhà nước giao cho cơ quan hải quan từ những ngày đầuthành lập nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh kinh tế, trật tự trong lĩnh vực quản
lý nhà nước về hải quan
Để thích ứng với nhiệm vụ nêu trên, cơ cấu tổ chức của ngành Hải quanđược quy định và thiết lập như hình trên:
Trang 23Hình 1.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÀNH HẢI QUAN ĐƯỢC QUY ĐỊNH VÀ
THIẾT LẬP (http://www.customs.gov.vn/)[24]
Trang 24Tổng Cục Hải quan là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, được tổ chức theo
nguyên tắc tập trung thống nhất thành hệ thống từ trung ương đến địa phương,gồm: Tổng Cục Hải quan; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (gọi chung là Cục Hải quan địa phương) trực thuộc Tổng Cục Hảiquan Hiện tại, ngành Hải quan có 34 Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố
và Cục điều tra chống buôn lậu quản lý các địa bàn trên toàn quốc; Chi CụcHải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan và các đơn vị tương đương trựcthuộc Cục Hải quan địa phương
- Cơ cấu tổ chức của Tổng Cục Hải quan gồm:
+ Bộ máy giúp việc Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan: Vụ giám sátquản lý về hải quan, Vụ kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, Vụ Pháp chế, VụHợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch - tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra, Vănphòng, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan , CụcCông nghệ thông tin (http://www.customs.gov.vn/)[24]
+ Đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng Cục Hải quan : Viện nghiên cứu hảiquan, Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu MiềnBắc, Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu MiềnTrung, Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu MiềnNam, Báo Hải quan, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức Hảiquan (http://www.customs.gov.vn/)[24]
Để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu và, ngành Hải quan cóquan hệ phối hợp với các lực lượng chức năng trong và ngoài phạm vi địa bànhoạt động của mình (địa bàn hoạt động hải quan)
- Địa bàn hoạt động hải quan:
Địa bàn hoạt động hải quan là những khu vực, phạm vi mà tại đó cơquan Hải quan có quyền hạn và trách nhiệm tiến hành các hoạt động kiểm tra,
Trang 25giám sát, kiểm soát hải quan đối với đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu,quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
Hướng dẫn Luật Hải quan, ngày 23/12/2002 Chính phủ ban hành Nghịđịnh 107/2002/NĐ-CP quy định phạm vi địa bàn hoạt động hải quan quan hệphối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa quabiên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan, Điều 2 quy định:
1 Phạm vi địa bàn hoạt động hải quan là khu vực có ranh giới cụ thể tạikhu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế,cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủtục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khuvực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyềncủa Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan
2 Phạm vi địa bàn hoạt động hải quan khác là khu vực có ranh giới xácđịnh tại những nơi có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnhcần có hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan
- Quan hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan:
Trên cơ sở quy định về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan nêu trên thìmối quan hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phéphàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan là:
Trang 26+ Trong phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan: “ Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan các cấp có trách nhiệm bố trí lực lượng, phương tiện, điều kiện vật chất để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi
phạm pháp luật hải quan.”(Điều 13 Nghị định 107/2002/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2002 quy định về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; quan
hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan)
+ Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan thì cơ quan hải quan cótrách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan trong hoạt động phòng, chốngbuôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác viphạm pháp luật hải quan, cụ thể:
Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan trên tuyến biên giới đường bộ,
Bộ đội biên phòng hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước
Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan trên biển, Bộ đội biên
phòng, Cảnh sát biển chủ trì hoặc phối hợp với các lực lượng chức năng
Tổ chức phối hợp chặt chẽ với Cơ quan quản lý thị trường, Cơ quanCông an các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng này
-Thẩm quyền xử lý đối với các hành vi buôn lậu và của Hải quan Việt Nam:
Theo quy định hiện hành, đối với các hành vi buôn lậu, vận chuyển tráiphép hàng hóa qua biên giới, thì cơ quan hải quan sẽ tiến hành: Xử phạt viphạm hành chính theo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002; khởi
tố và tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự đối với 2 tội danh: “Tộibuôn lậu” theo Điều 153 và “Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biêngiới” theo Điều 154 Bộ Luật hình sự năm 1999
Xử phạt vi phạm hành chính theo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hànhchính năm 2002:
Trang 27+ Thẩm quyền xử phạt:
Tại Điều 34, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002 và Điều
28, Nghị định 97/2007/NĐ-CP, ngày 7 tháng 6 năm 2007 quy định việc xử lý
vi phạm hành chính và cưỡng chế quyết định hành chính trong lĩnh vực Hảiquan quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan,
cụ thể như sau:
+ Đội trưởng Đội nghiệp vụ Hải quan
+ Chi Cục trưởng Chi Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộcCục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọichung là Cục Hải quan), Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải độitrưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu,Tổng Cục Hải quan
+ Cục trưởng Cục Hải quan
+ Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng Cục Hải quan.+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 30 củaPháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tạiNghị định 97/2007/NĐ-CP)
+ Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển (có quyền xử phạt theo quy địnhtại các Điều 32 và 33 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi
vi phạm hành chính về hải quan được quy định tại điều 13 Nghị định 97/2007/NĐ-CP)
Ngoài việc xử phạt theo thẩm quyền, cơ quan Hải quan còn được giaothẩm quyền thực hiện: Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảođảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính; cưỡng chế thi hành quyết định hànhchính lĩnh vực hải quan
- Các hình thức xử phạt:
Trang 28Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạmhành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hảiquan thì các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quangồm có: Các hình thức xử phạt chính, các hình thức xử phạt bổ sung, các biệnpháp khắc phục hậu quả cụ thể như sau:
+ Các hình thức xử phạt chính: Gồm cảnh cáo; phạt tiền
+ Các hình thức xử phạt bổ sung, gồm: Tước quyền sử dụng giấy phép,chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạmhành chính
- Các biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc tiêu huỷ tang vật vi phạm là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá gâyhại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa,phương tiện vi phạm
+ Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị
tiêu thụ, tẩu tán, tiêu huỷ trái với quy định của pháp luật.
Việc quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcHải quan đã thể hiện sự răn đe, trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật đối vớinhững cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý nhà nướcthông qua việc buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi vềvật chất hoặc tinh thần Ngoài ra việc quy định hình thức xử phạt còn mangtính giáo dục đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt, góp phần nâng cao ý thứccủa công dân trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản lý nhà nước
- Khởi tố và tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo Bộ luật tốtụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004:
Trang 29Trên cơ sở quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 vàPháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 đã quy định Hải quan có quyềnkhởi tố đối với tội danh: “Tội buôn lậu” theo Điều 153 và “Tội vận chuyểntrái phép hàng hóa qua biên giới” theo Điều 154 Bộ Luật hình sự năm 1999
Tại Điều 20 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 quy định,
cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình màphát hiện tội phạm quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật hình sự thìCục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thôngquan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trungương, Chi Cục trưởng Chi Cục Hải quan cửa khẩu có quyền:
+ Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường phạm tội quả tang,chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án,lấy lời khai , thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trựctiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hảiquan, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biệnpháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra
và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn haimươi ngày, kể từ ngày khởi tố vụ án;
+ Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêmtrọng hoặc tội phạm ít nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lờikhai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên qua trực tiếp đến vụ
án, khám người trong khu vực kiểm soát của Hải quan, chuyển hồ sơ vụ áncho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày raquyết định khởi tố vụ án
Với những thẩm quyền và được thực hiện những biện pháp để đấutranh đối với hành vi xâm phạm trật tự quản lý nhà nước về Hải quan như :
Xử phạt vi phạm hành chính (đã nêu ở trên), điều tra hình sự đã góp phần
Trang 30thể hiện rất rõ vị trí, vai trò của ngành Hải quan trong việc bảo vệ lợi ích, chủquyền an ninh quốc gia
1.2 Kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động phòng, chống buôn lậu, của Hải quan các nước trên thế giới
1.2.1 Tổ chức Hải quan thế giới (WCO)
Tổ chức Hải quan thế giới (gọi tắt là World Customs Organization
-WCO) mà tiền thân là Hội đồng hợp tác Hải quan (chính thức đổi tên từ1994) là một tổ chức liên chính phủ độc lập, có vai trò tăng cường tính hiệuquả và hiệu lực của các cơ quan Hải quan trên thế giới Hiện nay WCO có
177 thành viên chính thức trên toàn thế giới và là tổ chức quốc tế duy nhất cónăng lực về các vấn đề Hải quan và cơ quan ngôn luận của cộng đồng Hảiquan quốc tế Để tạo ra một diễn đàn trao đổi kinh nghiệm giữa các đoàn đạibiểu của hải quan, WCO xây dựng và phát triển nhiều công ước và công cụquốc, cũng như cung cấp các trợ giúp kỹ thuật và đào tạo cho các thành viên.Cùng với phát triển của thương mại quốc tế thì hoạt động buôn lậu ngày cànggia tăng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi chính đáng của các nướctham gia hoạt động thương mại quốc tế, hơn nữa buôn lậu - không chỉ giớihạn trong từng quốc gia mà còn mang tính quốc tế với những phương thức,thủ đoạn hết sức tinh vi, do đó cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa hảiquan các nước, vùng lãnh thổ Xuất phát từ lý do này WCO đã thông qua một
số Công ước quan trọng như: Công ước về hỗ trợ hành chính lẫn nhau trongngăn chặn, trấn áp và điều tra các vi phạm Hải quan - Công ước Nairobi, cóhiệu lực từ năm 1980 (đã nêu ở trên); Công ước về hỗ trợ hành chính lẫn nhautrong các vấn đề Hải quan - Công ước Johannesburg, thông qua tháng 7 năm
2003 Ngoài ra WCO còn tổ chức nhiều hội nghị quốc tế về chuyên đề về
“chống ” tại các khu vực khác nhau trên thế giới Đây là những điều kiện hết
Trang 31quan trọng giúp Hải quan các nước, vùng lãnh thổ tăng cường hợp tác, hỗ trợlẫn nhau trong đấu tranh chống buôn lậu.
Chức năng của các văn phòng tình báo này là thu thập, phân tích các
dữ liệu cũng như phổ biến các thông tin về xu hướng, phương thức thủ đoạn,tuyến đường trọng điểm và các vụ việc buôn lậu, điển hình Cơ chế hoạt độngcủa RILO được hỗ trợ bởi Mạng kiểm soát hải quan ( mạng CEN) Đây là một
cơ sở dữ liệu toàn cầu về thu thập, phân tích thông tin với các mục tiêu traođổi thông tin tình báo, mục đích của cơ chế hoạt động này là nhằm tăngcường tính hiệu quả trong trao đổi chia sẻ thông tin cũng như hợp tác giữa các
cơ quan Hải quan nhằm chống lại các loại tội phạm xuyên quốc gia
Trong xu thế hội nhập và hợp tác, Hải quan Việt Nam đã chính thức gianhập WCO từ ngày 01/07/1993; đồng thời Hải quan Việt Nam là thành viêncủa Văn phòng tình báo khu vực châu Á - Thái Bình Dương (gọi tắt là RILOA/P), đơn vị thực hiện nhiệm vụ đầu mối là Cục Điều tra chống buôn lậu -Tổng Cục Hải quan
1.2.2 Hải quan một số nước trên thế giới
- Ở Australia: Thời gian vừa qua, Hải quan Australia đã tăng cường đầu
tư trang bị các công cụ kiểm tra container (gồm các hệ thống máy soi tia X vàcác thiết bị hỗ trợ khác) Việc sử dụng các công cụ kiểm tra container chophép Hải quan Australia tăng cường khả năng phát hiện hàng vi phạm trongvận tải đường biển, xác định các chuyến hàng khai báo chưa chính xác, trốnthuế, gian lận và buôn lậu Các thiết bị kiểm tra đều sử dụng công nghệ mớinhư kỹ thuật không đâm xuyên giúp giảm đáng kể thời gian kiểm tra vàkhông làm ảnh hưởng tới quá trình thông quan hàng hoá Quá trình lựa chọnkiểm tra được thực hiện trên cơ sở đánh giá, phân loại các tiêu chí rủi ro,ngoài số container có chỉ số rủi ro thấp thì các công cụ kiểm tra giúp cơ quanHải quan kiểm tra một tỷ lệ lớn các container thuộc diện rủi ro cao Các nhân
Trang 32viên Hải quan tại cảng đến đánh dấu container cần kiểm tra, container đóđược chuyển đến nơi đặt các công cụ kiểm tra theo một tuyến đường vậnchuyển được thiết kế riêng, đặt dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan nhằmgiảm thiểu mức độ ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp Hệ thống máysoi của Hải quan Australia đáp ứng các tiêu chuẩn của cơ quan An toàn hạtnhân và bảo vệ phóng xạ của Australia cũng như các quy định của Tổ chức Y
tế Thế giới, việc tổ chức và vận hành hệ thống máy soi của Hải quan Australiacũng được chuẩn hoá và được cấp chứng nhận ISO 9000:2001 về quản lý chấtlượng Bên cạnh đó, việc sử dụng các công cụ kiểm tra container được kếthợp các nguồn lực khác của cơ quan Hải quan như chó nghiệp vụ và các côngnghệ kiểm tra khác (quét bằng tia i-on và kiểm tra hoá chất) Các công cụkiểm tra container được kết nối với các quy trình khác của Hải quan Australianhư hệ thống tuân thủ, thông tin tình báo và đánh giá rủi ro để xác định sựđồng nhất của dữ liệu về hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu Kết quả hoạt độngtrong thời gian qua cho thấy, việc ra quyết định kiểm tra của Hải quanAustralia đã có hiệu quả cao hơn so với trước đồng thời tạo thuận lợi cho kinhdoanh thương mại [24]
Tóm lại, từ kinh nghiệm thực tế cho thấy, trong xu thế toàn cầu hóa, đểnâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, hiện tại Hải quan cácnước, vùng lãnh thổ trên thế giới có xu hướng xúc tiến, ký kết các thỏa thuậnhợp tác hỗ trợ hành chính, phối hợp chống buôn lậu - trong khuôn khổ songphương và đa phương (điều này được thể hiện rất rõ qua các hoạt động hợptác trong các khối ASEAN - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á; APEC -Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương; ASEM - Diễn đàn hợptác Á - Âu )
Trong kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh chạy đua theo lợi nhuậnnên tình trạng buôn lậu và là điều khó tránh khỏi Vì vậy để phòng chống các
Trang 33hoạt động buôn lậu và cần có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh để ngăn chặn vàrăn đe những hành vi kinh doanh trái phép làm ảnh hưởng đến an ninh kinh
tế, trật tự xã hội
Trong nền kinh tế mở, cần chú trọng cải tiến các hoạt động nghiệp vụ hảiquan gắn với việc tăng cường trang thiết bị kỹ thuật để ngành Hải quan thực hiệntốt hơn chức năng của mình đối với hoạt động phòng chống buôn lậu
Trang 34CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BUÔN
Cục điều tra chống buôn lậu là một Cục nghiệp vụ quan trọng của
Tổng Cục Hải quan nên sự ra đời và phát triển của Cục gắn liền với sự pháttriển của Tổng Cục Hải quan Việt Nam
Tổng Cục Hải quan ra đời với cái tên khai sinh là: “Sở Thuế quan và thuế gián thu” trực thuộc Bộ Tài Chính theo sắc lệnh số 27 vào ngày
10/9/1945 Hải quan Việt Nam đã trải qua 5 giai đoạn phát triển: giai đoạnđầu là 1945 - 1954, giai đoạn thứ 2 là 1954 - 1975, giai đoạn thứ 3 là 1975 -
1986, giai đoạn thứ 4 là 1986 - 2000, giai đoạn thứ 5 là từ 2000 trở đi
Đáng chú ý là giai đoạn 1975 - 1986 Đây là giai đoạn Hải quan thốngnhất lực lượng và triển khai hoạt động trên phạm vi cả nước Khoảng thời giannày, tính chất các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biêngiới có biểu hiện phức tạp và phổ biến Trong hoàn cảnh đó, Cục điều tra chống
buôn lậu đã được thành lập vào tháng 2/1985, đây chính là thời điểm mà Tổng
Cục Hải quan chính thức triển khai hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và tổ chức mới Toàn bộ hệ thống tổ chức và công tác Hải quan đượcchuyển từ Bộ Công thương sang Tổng Cục Hải quan trực thuộc Chính Phủ
Trong quá trình phát triển của mình với nhiều nhiệm vụ khác nhau, Cục điềutra chống buôn lậu đã trở thành một bộ phận trọng yếu của Tổng Cục hải quan
Trang 35HÌNH 2.2: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN
(Website của Tổng Cục Hải quan www.customs.gov.vn)[24]
Giai đoạn 1986 - 2000 đánh dấu sự chuyển biến của đất nước trong quátrình đổi mới, bắt đầu chủ trương mở cửa, phát triển nền kinh tế nhiều thànhphần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa Trong thời gian này, Cục điều tra chống buôn lậu đã đượctrang bị thêm nhiều thiết bị để thực hiện nhiệm vụ của mình như máy soinghiệp vụ, máy và chó nghiệp vụ phát hiện ma tuý, tàu cao tốc chống buônlậu trên biển Hải quan Việt Nam đã tham gia và chính thức trở thành thànhviên của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) từ ngày 01/07/1993 Năm 2001Luật Hải quan đã ra đời, kể từ đây ngành hải quan đã có cơ sở pháp lý củariêng mình Năm 2002, Tổng Cục Hải quan được Thủ tướng ban hành quyếtđịnh là trực thuộc Bộ Tài chính
Từ năm 2006, ngành Hải quan triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Hải quan và Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu sửađổi bổ sung Hải quan Việt Nam nói chung và Cục Điều tra chống buôn lậunói riêng từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phương pháp làm việc, công
Trang 36nhận một số công ước quốc tế trong quá trình thực hiện các cam kết gia nhập
WTO (Website của Tổng Cục Hải quan www.customs.gov.vn)[24]
2.1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của Cục Điều tra chống buôn lậu
Theo Quyết định số 1016/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ Tài chính
và Quyết định số 2055/QĐ-BTC ngày 12/8/2010, Cục Điều tra chống buônlậu có nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:
Vị trí và chức năng:
1 Cục Điều tra chống buôn lậu là đơn vị trực thuộc Tổng Cục Hải quan,
có chức năng tham mưu, giúp Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan quản lý,hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trong ngành hải quan và trực tiếp tổchức thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan; thực thibảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan; phòng,chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (gọi chung làkiểm soát hải quan); phòng, chống ma túy trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạnđược giao và theo quy định của pháp luật
2 Cục Điều tra chống buôn lậu có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mởtài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật
Trang 37c) Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung cácvăn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực được phân công quản lý.
2 Trình Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan các văn bản hướng dẫn quytrình, quy chế về thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan; thực thi bảo vệquyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả; kiểm soát hải quan và phòng, chống ma túy
3 Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thànhphố thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan; thực thibảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả; kiểm soát hải quan và phòng,chống ma túy
4 Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ phục vụ choquản lý hải quan; thu thập, xử lý thông tin từ các nguồn công khai và bí mật(bao gồm ở cả trong nước và nước ngoài) liên quan đến hoạt động hải quan
5 Tổ chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật theo quy định củapháp luật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý các hành vibuôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy qua biên giới và các hành vikhác vi phạm pháp luật hải quan theo phân cấp và phân công của Tổng Cụctrưởng Tổng Cục Hải quan; xử lý hoặc tiến hành khởi tố theo quy định củapháp luật
6 Tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật vềphòng, chống ma túy trong lĩnh vực hải quan
7 Thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuếtheo quy định của pháp luật và theo phân công của Tổng Cục trưởng TổngCục Hải quan
8 Thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan
9 Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để phòng chống khủng
bố và rửa tiền trong lĩnh vực hải quan
Trang 3810 Tổng hợp, phân tích, dự báo, cảnh báo và cung cấp thông tin phục vụcông tác xây dựng pháp luật, chế độ, chính sách, quản lý điều hành và chỉ đạonghiệp vụ; cung cấp thông tin cho các tổ chức liên quan theo quy định củapháp luật và Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan.
11 Hướng dẫn, giải thích nghiệp vụ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụđược giao theo quy định của pháp luật
12 Phối hợp đề xuất việc bố trí công chức và trang bị phương tiện kỹ thuậtnghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, chó nghiệp vụ của lực lượng kiểm soát hảiquan; phòng, chống ma túy; thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan; thựcthi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả của ngành hải quan
14 Tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đạitrong lĩnh vực được phân công quản lý
15 Phối hợp xây dựng nội dung, chương trình và tham gia giảng dạy, đàotạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan
16 Thực hiện hợp tác quốc tế trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quyđịnh của pháp luật và phân công của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan
17 Tổng kết đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
18 Tổ chức lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến lĩnh vực quản lý theoquy định của pháp luật và Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan
19 Quản lý cán bộ, công chức và quản lý tài chính, tài sản được giao theoquy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Tài chính
20 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan
giao và theo quy định của pháp luật (Website của Tổng Cục Hải quan www.customs.gov.vn) [24]
2.1.2 Hệ thống tổ chức của Cục Điều tra chống buôn lậu trực thuộc Tổng
Cục Hải quan
Cục điều tra chống buôn lậu gồm các bộ phận sau:
Trang 391) Phòng tham mưu tổng hợp (Phòng 1)
2) Phòng thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan còn gọi là tình
báo hải quan (Phòng 2)
3) Phòng quản lý rủi ro (Phòng 3)
4) Phòng tham mưu xử lý vi phạm (Phòng 4)
5) Phòng kiểm soát ma túy (Phòng 5)
6) Phòng hành chính, quản trị, Tài vụ và Tổ chức (Phòng 6)
7) Đội kiểm soát hải quan khu vực phía bắc (Đội 1)
8) Đội kiểm soát hải quan khu vực phía nam (Đội 2)
9) Đội kiểm soát ma túy (Đội 3)
10)Hải đội kiểm soát hải quan số 1 (Hải đội 1)
11)Hải đội kiểm soát hải quan số 2 (Hải đội 2) đóng tại thành phố Đà
Nẵng
12)Hải đội kiểm soát hải quan số 3 (Hải đội 3) đóng tại Quảng Ninh
13)Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ phát hiện ma túy và chất nổ (đơn
vị sự nghiệp) (Website www.customs.gov.vn) [24]
Tính đến thời điểm 15/04/2014, cơ cấu tổ chức của Cục Điều tra chốngbuôn lậu như sau:
1) Cục trưởng Nguyễn Phi Hùng phụ trách chung và phụ trách trực tiếpPhòng 6 và Phòng 2
2) Phó Cục trưởng Nguyễn Ngọc tuấn phụ trách Phòng 1 và Hải đội 23) Phó Cục trưởng Nguyễn Hùng Anh phụ trách Phòng 3 và Đội 1
4) Phó Cục trưởng Nguyễn Văn Tường phụ trách Hải đội 3 và Đội 2
5) Phó Cục trưởng Nguyễn Văn Quý phụ trách Phòng 5 và Đội 3
6) Phó Cục trưởng Mai Xuân Thành phụ trách Hải Đội 1 và Phòng 6 cùngvới Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ
Trang 402.2 Cơ sở pháp lý cho hoạt động chống buôn lậu và gian lận đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Cơ sở pháp lý liên quan tới hoạt động chống buôn lậu :
Luật pháp được sử dụng ở đây là nền tảng, cơ sở cho các hoạt động củacán bộ chống buôn lậu có thể kể ra như Bộ luật Hình sự Việt Nam ban hànhnăm 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự ban hành năm 2004, Luật Hải quan banhành năm 2001, các Nghị Định, Thông tư hướng dẫn liên quan Dựa vào đó,các cơ quan chức năng mới có cơ sở để đấu tranh chống tội phạm buôn lậu
- Luật Hải quan quy định : Hải quan có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra,giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyểntrái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối vớihàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhànước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhậpcảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Chương IV Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hảiquan(2001) gồm 5 điều, từ Điều 63 đến Điều 67 quy định về trách nhiệm cơquan Hải quan trong việc phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hànghóa qua biên giới
Điều 63 Nhiệm vụ của Hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
+ Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan hải quan cáccấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phéphàng hóa qua biên giới
+ Cơ quan hải quan các cấp được thành lập đơn vị chuyên trách để thựchiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa quabiên giới