Chủ yếu là tình hình buôn lậu và GI/TM trong nội địa mà chưa có một tài liệu nào để cập một cách toàn diện, có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn để từ đó đề ra các giải pháp phòng, ch
Trang 1
TRUONG DAI HOC THUONG Mal
DE TAI KHOA HOC CAP BO
"GIAN LAN TRONG HOAT DONG THUONG MAIL QUỐC TẾ
- MỘT SỐ GIẢI PHAP PHONG, CHONG TRONG
THỜI GIAN TỚI"
Rok ke
Ma sé : 2001 - 78 - 035
.Cơ quan quan ly : Bo Thuong mai
Co quan thuc hién : — Trường Đại học Thuong mai
Các thành viên tham gia
7 Shae sy £é Shi Shaan - Ohi ulitin dé tad
2 Fién sq Ogayén Quée Ghiuk - )ftá Chi ahisin để tài
Quữ nhấn tÀtguduyên Die Khitu - Chú (q/
A Fién si Dio Ghié Bich Woe ~My oléa
5, Gh ahda Od QDhuoug Aga - Ug vién
6 Gt ahda OGuyén Shi Bich Ghug - Cy vtén
7 Gi ahda Bai Anh itn - QMỤ niên
Hà Nội, 2002
4339 4A3
Trang 2MỤC LỤC
Trang
GHUONGE MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN TRONG HOẠT 3
ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm về gian lận Thương mại và các hình thức 3
GLTM trong Thương mại Quốc tế bbl Khái niệm về gian lận Thuong mai 3 1.1.2 Các hình thức gian lận Thương mại 7 1.1.3 Nguyên nhân và tác hại của gian lận Thương mại 9 1.2 Các phương pháp cợ bản phát hiện GIUM của Hải 20
quan quốc tế
1.2.4 Phỏng vấn các nhân viên của chủ hàng 32 1.2.5 Kiểm tra các chứng từ thanh toán 23 1.2.6, Kiểm tra các địa điểm mà hàng hoá đang được bán 22 1.2.7 Kiểm toán sau Hải quan (thông quan) 22 1.3 Hợp tíc Quốc tế trong việc ngăn ngừa và chong GLAM 23 1.3.1 Hiệp định chung vé thué quan va thuong mai +4 1.3.2 Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà toàn bộ thủ 28
1.3.3 Công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính lẫn nhau, ngăn 32
ngừa điều tra và trấn áp các vị phạm Hải quan (công ước INairobi) 1.3.4 Tuyên ngôn chống tham những của Hải quan Thế giới 32 1.4 Một số kinh nghiệm của các nước trên Thế giới vẻ 34
chong GLTM 1.4.1 Luật pháp Hải quan và vấn đề chống GLUTM ở một số nước 34
trên Thế giới 1.4.2 Một số kinh nghiệm của Trung Quốc 36
Trang 3Tình hình GIPM ở Việt Nam thời gian qua Tinh hinh chung
Thuc trang GLTM 6 Viét Nam trong thời gian qua Các thủ đoạn GI/PM chủ yếu ở Việt Nam GLTM qua lợi dụng chính sách thuế của Nhà nước GLTM qua giá hàng hoá XNK
GLTM thông qua việc khai báo sai số lượng, trọng lượng phẩm cấp hàng hoá XNK
GLTM qua việc cố ý xác định sai xuất xứ hàng hoá GLTM trong lĩnh vực sản xuất hàng gia công xuất khẩu
Quay vòng hàng xuất khẩu
GLTM thong qua thủ tục Hải quan cho hàng chuyển tiếp GLTM trong lĩnh vực liên doanh đầu tư
GLTM qua lợi dựng hàng hoá gửi kho ngoại quan GLTM qua lợi dụng kinh doanh hàng chuyển khẩu, hàng tạm nhập tái xuất
GLTM qua việc lợi dụng thời điểm đăng ký tờ khai Thực trạng tình hình chống GUPM ở Việt Nam
Hệ thống văn bản pháp quy hiện hành liên quan đến phòng, chống GUTM
Một số kết quả chống GVƯTM của Hải quan Việt Nam trong thời gian qua
Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác chống GLTM của Hải quan Việt Nam
Trang 4CHUONG IIL
KET LUAN
MOT SO GIAL PHAR PHONG,*CHONG CGLPM TRONG THOI
GIAN TỚI Mot sé quan điểm cơ bản về phong, chong GLTM
Du bao tinh hinh GLTM trong những năm tới Quan điểm cơ bản về phòng chéng GLTM Giải pháp phòng, chống GI/TM trong thời gian tai Hoàn thiện phap luat digu chinh hoat dong trong TMQT Triển khai có hiệu quả Luật Hải quan đã bạn hành
Nâng cao năng lực của lực lượng chống GLTM Chú trọng công tác phối hợp lực lượng, đặc biệt vai trò của * oO 2 H : x
quần chúng nhân dan trong đấu tranh chống G1L/TM Kiến nghị một số biện pháp chủ yếu
Các biện pháp về tổ chức, cán bộ Các biện pháp về kinh tế - xã hội Các biện pháp về cơ chế quản lý Tăng cường hợp tác Quốc tế DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
8i
bà 8l
113
Lis
119
Trang 5MO DAU
1- Tính cấp thiết của đề tài
Từ sau Đại hội Đẳng lần thứ VỊ, đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với nhiều nước trên Thế giới
Sự vận hành của nên kinh tế thị trường theo định hướng XEICN đã và đang đem lại sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực Đời sống kinh tế, chính
trị, xã hội đã có nhiều khởi sắc với những biến đổi quan trọng
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ chế, bên cạnh những mặt tích cực, nên kinh tế thị trường cũng đã làm nảy sinh nhiều tiêu cực, trong
đó có nạn gian lận Thương mại (GLTM) Ai cũng biết rằng kinh doanh là một nghệ thuật, bên cạnh đó có rất nhiều thủ đoạn, cùng với những mánh khoế luôn lách những sơ hở của các chính sách, sự thiếu nhất quán cửa các văn bản pháp luật Do đó đã làm phát sinh những tiêu cực, làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia và cộng đồng
Trong nhiều năm, hiện tượng GLƯUM trong hoạt động thương mại quốc tế đã phổ biến trên toàn Thế giới và trở thành một mối đe doa thực sự : đối với sự phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh chính trị của các quốc gia Những hậu quả xấu của nó đã tác động rõ rệt và nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội, phá hoại môi trường cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế Thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng
Do đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị quan trọng về công tác đấu tranh chống buôn lậu và GUTM Đấu tranh chống buộn lậu và GILTM đã trở thành vấn đề mang tính thời sự Trong Đại hội Đẳng IX, nhiều đại biểu cũng đã khẳng định buôn lậu và GLTM ở nước ta phải được coi là "quốc nạn” là kẻ thù “nội xâm”, 1à một trong những nguy cơ, thách thức cần trở quá trình đối mới của đất nước
Chính vì vậy, việc nghiên cứu các loại hình GƯM trong hoạt động thương mại quốc tế cũng như các giải pháp phòng, chống trong thời gian tới
ở nước ta đó là việc làm hết sức cần thiết, một việc làm vừa có ý nghĩa lý
2= Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
GLTM luôn đi cùng với hối lộ và tham những đang là vấn nạn được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều quốc gia quan tâm Có một số tài liệu trong
nước để cập đến vấn để này ở các góc độ khác nhau, phù hợp với tình hình
hiện tại của từng quốc gia GUYM ở Việt Nam trong những năm qua có
Trang 6chiều hướng gia tăng, đang là vấn để "nhức nhối" được Đảng và Nhà nước quan tâm Chủ yếu là tình hình buôn lậu và GI/TM trong nội địa mà chưa
có một tài liệu nào để cập một cách toàn diện, có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn để từ đó đề ra các giải pháp phòng, chống GUƯTM cho phù hợp với tình hình hiện nay ở nước ta nhằm giúp cho các cơ quan hữu trách quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu có hiệu quả
3- Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về gian lận trong hoạt động thương mại quốc tế (rong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá)
- Đánh giá thực trạng gian lận và phòng, chống gian lận trong hoạt dong TMQT ở Việt Nam thời gian qua
- Đề xuất một số kiến nghị và giải phấp phòng, chống gian lận trong hoạt động thương mại Quốc tế ở Việt Nam thời gian tới
4- Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn để GƯTM trong hoạt động TMỢQT (Trong lĩnh vực Hải quan) và các giải pháp phòng, chống GƯUYM trong hoạt động TMOQIT của Việt Nam
- Do thời gian và kinh phí có hạn chúng tôi chỉ sử dụng tư liệu khảo sát ở: Hải quan của một số Tỉnh, Thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lạng Sơn)
- Đề tài không đi theo diện rộng với tất cả các mặt hàng mà chỉ nghiên cứu theo cách tiếp cận với các vụ việc trên từng địa bàn, từ đó điển hình hoá và suy rộng
S- Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết được những vấn đề đặt ra ở phần đối tượng và phạm vi nghiên cứu, để tài sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp dưy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích Các phương pháp này được sử dụng trong sự kết hợp chặt chế với nhau trên
cơ sở các quan điển kinh doanh thương mại và pháp lý của Đảng và Nhà nước
6- Nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương
Chương I: Một số vấn dé lý luận về gian lận trong hoạt động
Thương mại Quốc tế
Chương II: Thuc trang gian lan và phòng chống gian lận trong hoạt
động Thương mại Quốc tế ở Việt Nam thời gian qua
Chương II: Một số giải pháp phòng, chống gian lận Thương mai trong
thời gian tới
Trang 7CHUONG I
MOT SO VAN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN TRONG
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
, 1.1- KHÁI NIỆM GLUTM VÀ CÁC HÌNH THỨC GLTM TRONG
THUONG MAI QUOC TE
1.1.1- Khái niệm về GLTM
Để hiểu khái niệm gian lận thương mại (GLTM) chúng ta cần nghiên cứu nội dung của hành vi gian lận trong lĩnh vực thương mại GL/TM (Commecial fraud) là những hành vi đối trá, mánh khoé, lừa lọc trong thương mại nhầm mục đích thu được một khoản lợi bất chính nào đó mà lẽ
ra những khoản lợi thu được này họ không được hưởng Chủ thể tham gia hành vi GUTM bao gồm: người mua, người bán hoặc cả người mua và người bán thông qua đối tượng là hàng hoá Mục đích của hành vi GLTM là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá
GLTM là một hiện tượng mang tính lịch sử vì chỉ khi có sản xuất hàng hoá, khi các sản phẩm được mang ra trao đổi trên thị trường, có người ‹ mua, người bán nhằm thực hiện phần giá trị được kết tính trong hàng hoá thì GLTM cũng mới xuất biện Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, thi trường ngày càng mở rộng, các sản phẩm đưa ra trao đổi buôn bán trên thị trường ngày càng nhiều, tiêu chuẩn và chủng loại hàng hoá ngày càng đa dạng, phong phú, đa công dụng thì GUTM cũng càng phức tạp va tinh vi hơn Ngày nay, mặc dù người ta khó có thể tiến hành xã hội hoá toàn cầu nhưng toàn cầu hoá về kinh tế lại là một quá trình tất yếu khách quan dẫn
ến GLTM mang tính toàn cầu trên cơ sở sự khác biệt các Nhà nước quốc
gia độc lập
GLTM ở Việt Nam không phải là vấn dé mdi, từ xa xưa ông cha ta đã đúc kết hành vi GLUTM thành câu: "Buôn gian, bán lận" để chỉ những mặt trái của việc buôn bán, để mọi người cảnh giác với thử đoạn, mánh khoé, lừa đối khách hàng của các gian thương Hiện nay chúng ta đang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có
sự điều tiết của Nhà nước Chấp nhận cơ chế thị trường tất yếu phải chấp nhận cạnh tranh Cạnh tranh là đấu ưanh giữa các mặt đối lập nhằm giải quyết mâu thuẫn để có sự phát triển trên cơ sở các điều kiện có lợi nhất Nguyên nhân và động cơ cuối cùng là lợi nhuận Trong cạnh tranh chắc chan sẽ xuất hiện hình thức và thủ đoạn GUTM càng phức tạp và tỉnh vi thể hiện ở hành vi trốn thuế, lấn tránh sự kiểm soát của Nhà nước, buôn lậu, lừa đảo, hối lọ, lấy cấp bí mật sản xuất, cạnh tranh tiêu cực phi kinh tế như
Trang 8vậy theo cách tiếp cận hệ thống hành vị GUTMI là sự thể hiện ra bên ngoài của hành vi gian lận trong lĩnh vực thương mại nhằm đạt được lợi nhuận không chính đáng ,
Ở nước ta hiện nay chưa có một văn bản pháp luật và hành chính nào
để cập một cách đây đủ khái niệm về GUTM cũng như GLTM trong lĩnh vực Hải quan Mặc dù vậy, thuật ngữ GLTM được sử dụng một cách rộng rãi ở các Bộ, Ngành, các tố chức khác nhau dựa trên những cảm tính chủ quan Sau đây chúng ta xem xét cách thức tổ chức Hải quan Thế giới định nghĩa về GƯIM
* GLTM trong lĩnh vục Hải quan
Khác với GUTM nói chung, GLTM trong lĩnh vực Hải quan là những hành vi gian lận nhằm trốn tránh việc kiểm soát của cơ quan Hải quan để trốn thuế xuất nhập khẩu Việc xác định khái niệm GL/TM trong lĩnh vực Hải quan đã được Hội đồng hợp tác Hải quan quốc tế (nay là tổ chức Hải quan Thé yidi World Customs Organization - WCO) thảo luận nhiều lần Ngày 9/6/1977 các nước thành viên họp tại Nairobi (Cộng hoà Kênia) đã dua ra dinh nghia: "GLTM trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vì phạm pháp luật Hải quan, lừa dối Hải quan để lấn tránh một phần hoặc toàn bộ việc - nộp thuế xuất nhập khẩu, vi phạm các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan qui định, để thu được một khoản lợi nào đó qua việc ví phạm pháp luật này
Song, hiện nay trong xu thế toàn cầu hoá thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì GUEM ngày càng phức tạp và tỉnh vi hơn, định nghĩa trên đã bộc lộ những khiếm khuyết và thiếu sót nhất định Vì vậy, tại hội
nghị quốc tế lần thứ 5 về chống GUTM trong lĩnh vực Hải quan do WCO
triệu tập tại Brusscls BÍ từ ngày 9/10/1995 đến ngày 13/10/1995 đã xem xét
và thống nhất đưa ra một định nghĩa mới như sau: “GLTM trong lĩnh vực Hải quan là hành ví ví phạm các điều khoản pháp qui hoặc pháp luật Hải quan nhằm trốn tránh hoặc cố ý trốn tránh nộp thuế Hải quan; phí và các khoản thu khác đối với việc di chuyển hàng hoá thương mại và/hoặc: Nhận
và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hoá không thuộc đối tượng đó và/hoặc: đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại _ bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và tập tục cạnh ranh thương mại chân chính"
Hiội nghị cũng đã phân tích tổng hợp đúc kết và liệt kê 16 loại hành
vị GLUIM chủ yếu Trên cơ sở đó với thực tiễn ở Việt Nam khái niệm GLTM được biết đến nhu sau: “"GLTM trong lĩnh vực Hải quan là hành ví gian lận các luông sản phẩm xuất nhập khẩu bằng cách lợi dụng sự sơ hở
4
Trang 9của luật pháp, chính sách và quản lý của các cơ quan Nhà nước để lấn tránh việc kiểm tra kiểm soát của Hải quan nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước và thu lợi bất chính cho riêng mình" định nghĩa này đã thể hiện được hành vi, đối tượng, chủ thể, khách thể, nghĩa vụ và mục đích của GLTM trong lĩnh vực Hải quan
* Sự khác nhan giữa GLTÁM và buôn lậu
Căn cứ vào điều 153 Bộ luật hình sự Việt Nam 2000 có thể, rút ra khái niệm buôn lậu "Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kìm khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hoá”
Theo tổ chức Hải quan Thế giới WCO: "GUTM trong lĩnh vực Hải
quan là hành vi vi phạm pháp luật Hải quan, lừa dối Hải quan để lẩn tránh
một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế XNK, vi phạm các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan qui định, để thu được một khoản lợi nào đó do việc vi nhạm này”
So sánh khái niệm GLTM trong linh vực Hải quan với khái niệm buôn lậu hoặc vận: chuyển trái phếp hàng hoá tiền tệ qua biên giới có thể thấy đây là hai khái niệm thống nhất nhưng không đồng nhất
_ GUTM thực chất đó là tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu có phép tắc, có công khai đến cơ quan Hải quan để làm thủ tục (khai báo, kiểm tra, nộp thuế) và công khai hợp pháp dưa hàng hoá qua cửa khẩu, nhưng lợi dụng những "kẽ hở" để khai báo gian dối như về mẫu mã, về số lượng, về chất lượng, về giá cả, về xuất xứ nhằm đạt được kết quả cuối cùng là gian lận được về mức thuế phải nộp Hành vi này có khi chỉ là thủ đoạn riêng của chủ hàng có khi có sự tiếp tay của nhân viên Hải quan bị biến chất
Còn buôn lậu đó là hành vị đưa hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới mà trốn tránh hoặc chống lại sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng cách không đi qua cửa khẩu, hoặc tuy có đi qua cửa khẩu nhưng dùng thủ đoạn bí mật bất hợp pháp như trà trộn hàng lậu trong các hàng hoá khác có làm thủ tục, cấu tạo chỗ bí mật để giấu hàng lậu để che giấu hàng hoá, trốn tránh, chống sự kiểm tra của Hải quan, nhằm đạt mục đích cuối cùng là thu được lợi nhuận thặng dư siêu ngạch Hành vi buôn lậu có khi chỉ mang, tính chất cá nhân (giá trị nhỏ), nhưng hầu hết phải là của những tổ chức bất hợp pháp có đường dây bất hợp pháp qua biên giới, có khi xuyên quốc gia
Vấn đề đặt ra là ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên Thế giới, hai khái niệm này chưa được phân định rõ ràng Nhiều nước coi buôn lậu là
Trang 10hành ví GLTM Tổ chức Hải quan Thế giới tại hội nghị lần thứ § về chống GLTM đã xếp buôn lậu vào một trong các hình thức GLM nhưng coi đó là
loại hình GLTM đặc biệt nguy hiểm `
Ở Việt Nam hiện nay, buôn lậu được coi là hành vi xấu mang cảm tính đạo đức chủ quan và không đồng nhất với GLTM Theo Bộ luật hình sự '2000 của nước ta qui định tại điều 153 là tội buôn lậu và điều 154 là tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới, tại Bộ luật này đã qui định
2 khung hình phạt khác nhau cho 2 tội danh trên Điều 153 hình phạt thấp nhất là phạt tiên 10 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng, cao nhất là tử hình, Còn điều 154 hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ 5 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng, hình phạt cao nhất chỉ phạt tù đến 10 năm Như vậy là GLUTM trong lĩnh vực Hải quan là một phần trong tội danh xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Điều đó phần nào phù hợp với quan điểm của tổ chức Hải quan Thế giới và Hải quan các nước, nhưng vẫn còn những khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại quốc tế và trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế Thế giới Trong Bộ luật hình sự 2000 của nước ta, hành vi GLUM được tách biệt với tội danh buôn lậu, như vậy xét về góc độ áp dụng luật pháp có thể, khởi tố hình sự tất cả các chủ thể có hành vi thoả mãn dấu hiệu cấu thành tội "vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới", Điều này cho phép xác định ranh giới giữa hình thức xử lý hành chính và xử lý hình sự Như vậy có thể khởi tố tất cả các trường hợp chủ hàng giấu điểm hàng hoá hoặc không có giấy tờ hợp lệ khi xuất nhập khẩu hoặc khai báo gian dối
Ỏ đây 'một vấn đề nối cộm là cùng một hành vi vi phạm như không khai báo hoặc khai báo không đúng Việc xử lý có thể áp dụng điều 153 Bo luật hình sự và ghép vào tội danh "tội buôn lậu", nhưng cũng hành vi đó cũng có thể áp dụng điều 12 Nghị định 16/CP và qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan Do đó việc phân định rõ ranh giới để xác định tội danh buôn lau va GLTM là một việc làm bức xúc ‘
Theo pháp luật Việt Nam, GƯTM không phải là một tội danh trong luật hình sự, nhưng các biểu hiện đặc trưng cửa nó lại trùng hợp với tội buôn lậu, một bộ phận của GLTM là buôn lậu và buôn lậu bao gồm cả GLTM Ca 2 khái niệm này vẫn thường đi đôi và gắn liên với nhau trong tiểm thức xã hội, chúng có phần nằm trong nhau nhưng không bao hầm tất
cả đặc biệt là GUTM ngoài buôn lậu còn bao gồm nhiều yếu tố khác như: buôn bán hàng giả, ăn cấp mẫu mã, khai báo sai về số lượng, chất lượng hàng hoá
6
Trang 11Sự khác nhau cơ bản giữa GUTM và buôn lậu là buôn lậu trước hết là hành vi GUTM nhưng ở mức cao hơn, tính chất phức tạp và nghiêm trọng hơn Nó là trường hợp đặc biệt của GLTM Có thể nói bản chất của những
kẻ buôn lậu là mạo hiểm, sử dụng "cơ bắp" và các phương tiện cần thiết để đưa hàng qua biên giới Còn bản chất của GLUTM là "cơ mưu, trí não" Tợi dụng sự sơ hở, không rõ ràng, không chính xác khoa học và đầy đủ của luật pháp, chính sách của các cơ quan quản lý chức năng để thực hiện hành vi
gian dối, lừa gạt qua cửa khẩu một cách công khai nhằm thu lợi bất chính
Như vậy phạm vi của khái nệm GILLTM rộng hơn khái niệm buôn lậu
Nếu xét ở góc độ nhận biết thì buôn lậu dé nhan thay hon con GLTM thông thường núp dưới những vỏ bọc hợp pháp Nếu xét ở khía cạnh xử lý thì xử lý GUTM trong lĩnh vực Hải quan khó khăn hon và khung hình phạt nhẹ hơn Nếu xét ở mức độ nguy hiểm đối với nên kinh tế thì hành vi buôn lậu mang ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều
Theo chúng tôi, buôn lậu trước hết phải là hành ví GUTM trong lĩnh vực Hải quan có mức độ nguy hiểm cho xã hội đáng kể Điều đó có nghĩa là hành vi khách quan và hàng hoá GUTM phải ở mức bị coi là nguy hiểm đáng kể, phải xử lý hình sự (về tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới) Dưới mức đó thì bị coi là GƯTM nguy hiểm chưa ˆ đáng kể (trong lĩnh vực Hải quan) và chỉ bị xử lý hành chính
Luật Hải quan Việt Nam đã được thông qua tại kỳ họp Quốc hội tháng 6/2001 Hy vọng rằng trong thời gian tới các văn bản dưới luật sẽ được ban hành sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và lĩnh vực Hải quan nói riêng Sẽ là rào cán hữu hiệu đối với tệ nan GLTM hién nay
1.1.2- Các hình thức GILTM
Trong nhiều năm, hiện tượng GLPM trong hoạt động thương mại quốc tế đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và trở thành một mối đe doa thực sự đối với sự phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh chính trị của các quốc gia Những hậu quả xấu của nó có tác động rõ rệt và nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội, đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước, làm tổn hại đến quyền lợi của người dân, phá hoại môi trường, cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế Thế giới, đồng thời gây tốn kém không nhỗ cho ngân sách các quốc gia trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống GL.TM
Vì những tác hại nghiêm trọng của tệ nạn này, tổ chức của Hải quan Thế giới đã triệu tập Hội nghị chống GLUTM với sự tham gia của đại diện
Trang 12Hải quan từ hơn 50 nước và tổ chức quốc tế Hội nghị đã xác định các hình thức GUTM và đề ra các biện pháp cụ thể phòng chống tệ nạn này
Theo tài liệu số 36.623 ngày 28/6/1995 của Hội nghị Quốc tế lần thứ
V về chống GUTM do WCO hop tai Bruse! (Bi) đã khẳng định GUTM tổn tại dưới {6 hình thức sau:
I- Buôn lậu hàng hoá qua biên giới hoặc ra khỏi kho Hải quan
2- Khai báo sai
3- Khai tăng, giảm trị giá hàng hoá
4- Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ (kể cả chế độ bạn ngạch thuế)
5- Lợi dụng chế độ ưu đãi hang gia công
6- Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất
7- Lợi dụng yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu (qua thoả thuận lợi dụng giấy phép nhập hàng đệt cho trang bị quân đội để nhập hàng đệt nói chung)
8- Lợi dụng chế độ quá cảnh (mang hàng hoá quá cảnh để tiêu dùng
ở nước hàng đi qua)
9- Khai sai về số lượng, trọng lượng, chất lượng hàng hoá
-10- Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, kể cả buôn bán trái phép hàng được ưu đãi thuế (Lợi dụng sự ưu đãi của Chính phủ về thuế xuất khẩu dành cho những đối tượng sử dụng nhất định)
FI- Ví phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc qui định về bảo
vệ quyền lợi người tiêu đùng
12- Sản xuất xà lưu thông hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã
13- Hàng giao dịch buôn bán không có số sách
14- Yêu cầu giả, khống việc hoàn hoặc truy hoàn thuế Hải quan (kể
cả làm chứng từ giả về hàng đã xuất khẩu)
15- Kinh doanh "ma", đăng ký kinh doanh lậu liễm nhằm hưởng tín
16- Thanh lý có chủ đích (Công ty kinh doanh một thời gian ngắn, để
nợ thuế nhiều rồi tuyên hố thanh lý để tránh nộp thuế, giám đốc Công ty đó thành lập Công ty mới ngay sau đó với cùng ý định Loại gian lận này còn được gọi là "Hội chứng phượng hoàng”)
Ngoài ra, GLTM còn biểu hiện trong việc chuyển tải hàng hoá Đó là
việc sử dụng một nước thứ 3 để che đấu nguồn gốc thực sự của hàng hoá nhằm che mắt Hải quan nước nhập khẩu Trong trường hợp này, nước thứ 3 -
§
Trang 13là nước cung cấp tài liệu giả hoặc dùng các thủ đoạn thay đổi nguồn gốc hàng từ nước xuất khẩu sang nước quá cảnh Đến khi hàng được nhập vào nước nhập khẩu sẽ tránh được các qui định hạn chế mặt hàng của nước nhập khẩu như: hạn ngạch, chế độ ưu đãi, bản quyền sẵn xuất
Cách phân loại trên thể hiện cái nhìn khoa học và là kết quả nghiên cứu các vấn để thực tiễn trong nhiều năm của hoạt động thương mại quốc tế
ở nhiều nước trên Thế giới Nó mang những nét chung của tình hình gian lận trong thương mại Thế giới, trong đó có Việt nam Tình hình thực tế ở nước ta thời gian qua cho thấy các thủ đoạn GUTM trong hoạt động thương mại quốc tế cũng chính là các hình thức mà tổ chức Hải quan Thế giới đã xác định như đã nêu trên
1.1.3- Nguyên nhân và tác hại của GLTM
1.1.3.1- Nguyên nhân và điều kiện làm gia tăng GLTM
GLLTM nói chung và buôn lậu nói riêng bao giờ cũng được thực hiện bởi con người cụ thể Vấn đề đặt ra là do nguyên nhân gì và trong điều kiện nào con người cụ thể lại thực hiện hành vi GLƯFM là cơ sở thiết yếu để đưa
ra các biện pháp phòng, chống trong thời gian tới
Nguyên nhân và điều kiện là bai khái niệm có quan hệ biện chứng với nhau, chuyển hoá lẫn nhau Một hiện tượng buôn lậu trong hoàn cảnh này là nguyên nhân phát sinh GUTM nhưng trong hoàn cảnh khác là điều kiện thúc đẩy hành vi GLTM Vì vậy, việc phân chia các hiện tượng làm phát sinh và thúc đẩy hanh vi GLTM thành nguyên nhân và điều kiện hoàn toàn mang tính chất tương đối
GLTM dù ở mức độ nào cũng phải được coi là một hiện tượng xã hội tiêu cực Vì vậy, muốn xác định, làm rõ nguyên nhân và điều kiện làm gia tăng GLUTM, phải tìm hiểu nó từ trong các quá trình, các hoạt động xã hội
và không chỉ trong quá trình hoạt động tiêu cực mà cả trong mặt trái của quá trình tích cực
Xét trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, có thể rút ra những nguyên nhân và điều kiện chủ yếu làm gia tang GLTM trong tình hình hiện nay
1- Nguyên nhân kinh tế - xế hội
"Thị trường bao giờ cũng tuân theo quy luật cung cầu và quy luật giá trị Do đó, có thể thấy rõ nguyên nhân trực tiếp làm cho tình hình buôn lậu
va GLTM tén tại là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu
Nước ta vốn là nước nông nghiệp lạc hậu lại chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh kéo dài Cho đến nay, nền kinh tế của nước ta vẫn
Trang 14là nên kinh tế sản xuất nhỏ, phân tán, NBLĐ thấp, hàng hoá sản xuất ra có hàm lượng chất xám chưa cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn yếu Mặt khác, nước ta nằm trong khu vực và gần kể với các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản là những nước có nên sản xuất hàng hoá phát triển, hàng hoá đa dạng, phong phú về chủng loại, hoàn hảo về chất lượng, giá cả thường thấp hơn hoặc ngang bằng giá hàng nội địa Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt của xã hội ngày càng tăng, không chỉ đòi hỏi về số lượng mà cả vẻ chất lượng theo xu thế chung của thời đại Bên cạnh đó, tâm lý sính hàng ngoại, xài sang, xa hoa lãng phí còn phổ biến trong nhân dân Do vậy, theo qui luật giá trị, hàng ngoại mặc nhiên xâm nhập vào nước ta ngày càng nhiều Đây chính là nguyên nhân chủ yếu để hàng ngoại trần ngập thị trường, cạnh tranh khốc liệt với hàng nội, làm cho sản xuất trong nước bị đình đốn, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bị phá sản, hàng vạn người lao động không có việc làm, thị ưường giá cả bị rối loạn Do đó, nếu chúng ta
có đẩy đủ hàng hoá đảm bảo chất lượng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, giá thành thấp thì hàng ngoại không thể xâm nhập được vào nước ta
và những kẻ buôn lậu và GLTM sẽ không còn "đất" để kiếm sống
Đồng thời, khi nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trưng, quan ` liêu bao cấp sang kính tế thị trường, nhiều ngành, nhiều cơ sở kinh tế đã bộc lộ yếu kém trong việc tự lo vốn, tự trả lương, tự lo thị trường Việc tự hạch toán trong sản xuất, kinh doanh bên cạnh những mặt tích cực đẩy mạnh sản xuất phát triển cũng đã phát sinh nhiều tiêu cực trong đó có tệ nan GLTM trong xuất nhập khẩu Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng GLUTM Mặc dù Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, ra nhiều
Chi thị, Nghị quyết, dùng nhiều biện pháp đã phòng chống nhưng vẫn chưa
ngăn chặn được lệ nạn này, trái lại ngày càng phát triển rất phức tạp và
Ngoài ra, việc phân cấp quản lý thiếu rõ ràng, hạ thấp yêu cầu quan
lý, kiểm soát đã là một trong những nguyên nhân, điều kiện tạo thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển GLTM
2- Nguyên nhân về luật pháp và cơ chế quản lý của Nhà nước
Cùng với việc chuyển sang cơ chế thị trường, hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về chống buôn lậu và GI/TM nói riêng đã được đổi mới về căn bản, kịp thời thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước
Tuy nhiên, việc xây dựng pháp luật còn chậm trễ chưa đáp ứng được
sự phát triển với tốc độ nhanh của nền kinh tế thị trường Pháp luật về quản
10
Trang 15lý kinh tế chưa được hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn nhiều sơ hở Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chính sách xuấi nhận khẩu và thuế xuất khẩu đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung, song còn nhiều điểm chưa hợp lý chưa được thông suốt trong các ngành, các cấp đã tạo kế hở cho bọn gian thương, tham những lợi dụng Đặc biệt, việc xác định thuế suất đối với từng mặt hàng xuất khẩu không những chỉ có tác dụng điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu, mà còn là yếu tố ngăn chặn hoặc tạo ra hiện tượng GIL/TM Mội số cơ chế, chính sách chưa được định hình rõ rệt còn thay đối nhiều như qui định
về danh mục những mặt hàng cấm xuất nhập khẩu (rước năm 2001), những mặt hàng xuất nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc hàng xuất nhập khẩu phải có giấy phép Một số mặt hàng lúc được xuất, nhập, lúc lại qui định tạm ngừng xuất, nhập trong thời gian quá ngắn, nhiều qui định của Nhà nước maiip tính chất chung chung chưa rõ ràng cụ thể nên tạo ra nhiều kẽ hở cho gian thương lợi dụng lách luật và “bẻ cong” để hợp pháp hoa 16 hang nhập lậu
Chẳng hạn, đối với: bánh kẹo, đồ điện tử gia dụng, thuốc chữa bệnh chưa có một văn bản pháp lưật nào qưi định rõ với số lượng bao nhiêu, trị pid hàng nhập lậu tới mức nào thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự Một số văn bản lại có sự chồng chéo nhau, không đồng nhất thâm chí còn chênh lệch quá lớn Ví dụ: Nếu áp dụng khoản 2 điều 6 Nghị định OI/CP để xử lý thì: mức phạt sẽ từ 1 + 10 triệu đồng, trường hợp có nhiều tình tiết nặng phạt đến 50 triệu đồng, còn nếu áp dụng khoản 2 điều 12 Nghị định 16/CP thì mức phạt củ từ 5 + 1O triệu đồng
Luật phấp của ta còn tạo rất nhiều khe hở để gian thương lợi dụng như thiếu sót trong quản lý xuất nhập khẩu để gian thương khai giảm giá trị
hàng xuất khẩu để hưởng chênh lệch thuế hoặc khai tăng piá trị xuất khẩu
để lấy hạn ngạch, quản lý hàng đổi hàng chưa chặt chế Một số văn bản pháp quy trong lĩnh vực chống GLUTM còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo, thậm chí phủ định lẫn nhau, cho nên kém hiệu quả trong việc chỉ đạo và thực hiện chống GLUTM
- Việc quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu vừa rườm rà gây khó khăn cho các đơn vị xuất nhập khẩu làm ăn chính đáng, vừa tạo ra sơ hở để gian thương lợi dụng Một số cơ quan nghiệp vụ thuộc nhóm kiểm tra nghiệp vụ thường gây ra chồng chéo, khó khăn về mặt thủ tục làm cho trong nhiều trường hợp bị mất cơ hội kinh doanh của họ và để nhanh chóng
họ sử dụng các thủ đoạn khác nhau, đặc biệt là các thủ đoạn mua chuộc cán
bộ Hải quan, cơ quan giám định làm giả chứng từ, quay vòng chứng từ để đưa hàng lậu vào Việt Nam
Trang 16- Công tác quản lý xuất, nhập cảnh ở khu vực biên giới, cửa khẩu còn nhiều thiếu sót Về khách quan, nước ta có 3.730 km biên giới đường bộ, 3.260 km đường biển, với sự kiến tạo địa hình lãnh thổ với nhiều núi non
hiểm trở, nhiều đường ngang lối tất nối liên nước ta với các nước láng
giểng Riêng biên giới Việt - Trung có 300 con đường mòn lớn nhỏ Đây là một khó khăn của nước ta trọng việc kiểm soát lưu thông hàng hoá với nước ngoài
Mặt khác Nhà nước ta đã ban hành các qui định quản lý vùng biên như: Chỉ thị 94/CT ngày 25/3/1993 của Chủ tịch Hlội đồng Bộ trưởng về tổ chức quản lý thị trường vùng biên giới Việt - Trung trong tình hình mới; Chi thị số 156/CT ngày 9/6/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức quản lý, trao đổi hàng hoá qua biên giới Việt - Lào; Chỉ thị số I33/CT ngày 5/5/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ uưởng về trao đổi hàng hoá qua biên giới Tây Nam Các văn bản đó cho phép đân cư biên giới qua lại hai bên và trao đổi, mua bán những hàng hoá, sản phẩm do mình lầm ra và trị giá mỗi lần trao đổi là 500.000đ theo Thông tư số 05/TMDL-KTTT của Bộ Thương mại ngày 7/5/1992 Đây cũng là sơ hở để người dân vùng biêu lợi dụng chở thuê hàng cho bọn buôn lậu và gây khó khăn cho công tác quản lý - hoạt động xuất, nhập cảnh
- Quan lý việc buôn bán và vận chuyển hang hoá trên biển vốn đã không dễ dàng lại càng phức tạp hơn trong điều kiện cụ thể ở Vịnh Bắc Bộ (rên 3.000 đảo lớn nhỏ và là nơi tiếp giáp giữa vùng biển Việt Nam với vùng biển Trung Quốc) và ở vùng biển Tây Nam (với 156 đảo lớn nhỏ, địa hình ven biển phức tạp, nhiều nơi là rừng ngập mặn, có rất nhiều kênh rạch
dễ chuyên chở, phân tán hàng hoá, có sự móc nối giữa bọn buôn lậu người Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, thậm chí có trường hợp lại được sự yểm trợ của một số toán vũ trang của Campuchia, Thái Lan) Ngoài ra, Phương
tiện vận tải biển, cảng biển, cảng sông chưa được quản lý tận gốc, tất cả
những điều đó đã mở ra các cơ hội cho gian thương hoạt động đưa hàng lậu, trốn thuế xuất nhập khẩu vào Việt Nam
3- Nguyên nhân về tâm lý xã hội
Trong nền kinh tế thị trường chứa đựng cả mặt tích cực và tiêu cực do
đó đã Lạo nên những tâm trạng tích cực và tiêu cực trong xã hội Đó cũng là quan hệ tất yếu khách quan giữa tồn tại xã hội với tâm lý, ý thức xã hội
Xoá bỏ bao cấp, xã hội đặt mỗi con người vào vị trí phải tự khẳng định mình và phải lo cho cuộc sống của chính mình Từ đó, nhiều biểu hiện
12
Trang 17tiêu cực nảy sinh, các giá trị đạo đức, chuẩn mực truyền thống bị phá vỡ tính chất cạnh tranh gay gắt đã làm xuất hiện sự đua chen, đố ky, sống thực dụng, chạy theo đồng tiền sự phân cực giàu nghèo cũng trở nên gay gắt Tất cả những điều đó làm nảy sinh tâm trạng băn khoăn, lo lắng hoài nghi
Một bộ phận dân cư ngơ ngắc trước cuộc sống mới, bên cạnh đó có một bộ phận chỉ lo làm tiền bằng mọi cách, thờ ơ với cuộc sống chung của
xã hội, phai nhạt lý tưởng, suy giảm niềm tin Ở nước ta, cũng đang có biểu hiện đi vào xã hội tiêu dùng, sính hàng ngoại, sống xa hoa, lãng phí Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã nêu: "Trong, mấy năm qua, chúng ta đã nhập hàng chục vạn ô tô, trị giá mấy trăm triệu
do la MY, nhập mấy triệu xe máy, trị giá mấy tỷ đô la Rồi tủ lạnh, máy diều hoà, máy giặt, bếp ga, đổ uống các loại, mỹ phẩm: chỉ riêng rượu ngoại cũng tới hàng triệu chai mỗi năm, thuốc lá ngoại tăng thêm hàng tỷ bao”, Điều đáng nói là tình trạng tiêu pha lãng phí như vậy diễn ra trong thời điểm nước ta còn rất nghèo GDP bình quân đầu người chưa được 400 USD/@măm Bên cạnh đó, hiện tượng tham những, hối lộ phổ biến trong các
cơ quan và các doanh nghiệp Nhà nước Một bộ phận không nhỏ đẳng viên:
Xa rời lý tưởng, sa sút đạo đức, chạy theo chủ nghĩa cá nhân dẫn tới tình trạng suy thoái ở một số nơi, một số bộ phận, kể cả trong lực lượng chống buôn lậu và GLTM Tình trạng toàn bộ Ban lãnh đạo Hải quan ở địa phương nhận hối lộ, tiếp tay cho bọn buôn lậu đã không còn là hiện tượng cá biệt (Quảng Trị, Cần Thơ .) Những xu hướng biến đổi tâm lý xã hội tiêu cực trong quá trình chuyển sang nên kinh tế thị trường nói trên là nguyên nhân
và điều kiện cho tinh trạng GILTM ngày càng gia tăng Chính vi vậy, việc làm rõ thực trạng, nhận điện đời sống tâm lý xã hội ở nước ta hiện nay có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, póp phần xây dựng đời sống tâm lý xã hội lành mạnh, hạn chế, khắc phục các tiêu cực xã hội trong đó có tệ nạn
GLTM
4- Sự yếu kém của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh chống buôn lậu tà GLTM
Tình hình buôn lậu và GLUTM càng ưở nên nhức nhối, trở thành
"quốc nạn" có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ chính các lực lượng chống buôn lậu và GƯIM
Lực lượng chống buôn lậu và GLTM thiếu về số lượng, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ lại chưa đáp ứng được yêu cầu đề -
Trang 18ra Qua khảo sát của Tổng cục Hải quan thì: "Trình độ cán bộ điều tra chống GI/TM chưa đồng đều trong một số đơn vị, chất lượng một số cần bộ còn thấp so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao, đặc biệt còn non kém trong những vấn đề cơ bản của nghiệp vụ điều tra chống GLTM"
Mặt khác, bộ máy chống buôn lậu và GLUTM được tổ chức theo đơn
vị hành chính lãnh thổ, đó cũng là một nguyên nhân để một số chính quyền địa phương can thiệp vào công việc của lực lượng này và làm cho việc chỉ đạo thống nhất từ Trung ương xuống địa phương bị hạn chế -
Việc xử lý các vụ vị phạm chưa nghiêm minh, hình phạt nhẹ, biện pháp thiếu kiên quyết, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn thiếu sự đồng bộ, thống nhất làm cho công tác này thiếu tác dụng răn đc Một số dịa phương vì lợi ích cục bộ đã có một số hành động nương nhẹ thậm chí còn tiếp tay cho bọn gian thương, như thu thuế "nhẹ tay" hơn mức thuế do luật thuế qui định hoặc làm ngơ để hàng lậu vào nội địa rồi tổ chức đón lõng ở tuyến sau để thu thuế buôn chuyến, nhằm tăng và thu hút nguồn thu Làm như vậy vô tình đã hợp thức hoá cho việc vận chuyển hàng lậu vào tiêu thụ trong nội địa Tất cả những điều đó làm cho quần chúng hoài nghĩ về sự công minh của pháp luật, giảm lòng tin vào chính quyền, gây ra tâm ly so
bị trả thù nên không tố giác tội phạm, không giúp đỡ các lực lượng chống buôn lậu và GLTM Đó cũng là nguyên nhân để gian thương coi thường pháp luật, thách thức dư luận, tiếp tục gian lận và lôi kéo những người khác cùng gian lận
Ngoài ra, đời sống và mức lương của cán bộ chống buôn lậu và GI.TM còn thấp nên cũng đã ảnh hưởng nhiều đến tỉnh thần, tư tưởng và trách nhiệm công tác cũng như việc gif gìn đạo đức của người cán hộ
Š- Diễn biến hoà bình của các thế lực thù dich chống phá
Cách mrạựng Việt Nam và sự nghiệp đối mới
"Diễn biến hoà bình" là một phần âm mưu của các thế lực thù địch chống phá đất nước ta về nhiều mặt Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, lợi dụng chủ trương đổi mới và những khó khăn, sơ hở của ta, dùng lợi nhuận _ kích thích các hoạt động buôn bán, kể cả những thủ đoạn gian lận trong thương mại để biến nước ta thành thị trường tiêu thụ, rút vàng, ngoại tệ mạnh và các tài nguyên quý của nước ta Nấm hàng, vàng, tiền, giá để chủ động tác động vào qui luật cúng cầu khống chế thị trường, phá chính sách tài chính - tiền tệ của nước ta, chúng tìm chỗ sơ hở nhất trong chính sách,
cơ chế quản lý, chỗ yếu nhất về trình độ nghiệp vụ kinh đoanh xuất nhập khẩu để đánh vào Chúng chủ trương phải đánh đau, đánh hiểm, không ổ ạt
14
Trang 19nhưng rộng khắp Khi cần không cần tính lời lỗ để kích thích sự phá hoại từ bên trong Biện pháp giá cả sử dụng linh ñoạt để tạo ra cạnh tranh, gây mâu thuẫn để mua chuộc, để chủ động đưa hàng vào rút hàng ra
Để thực hiện âm mưu biến nước ta thành thị trường tiêu thụ, nhằm mục đích dễ dàng khống chế nền kinh tế nước ta, một số nước đã thực hiện thính sách bù lỗ, hạ giá thành sản phẩm và sử dụng con đường tiểu ngạch, con đường buôn lậu, đẩy hàng hoá thừa ế vào nước ta vừa để khỏi ứ đọng vốn, vừa giải quyết nạn thất nghiệp ở nước họ Điều này được thể hiện rõ là trong những tháng đầu năm 1999 một khối lượng hàng tổn kho khá lớn của Trung Quốc như hàng công nghiệp nhẹ, thực phẩm đã được tuôn sang Việt Nam dưới mọi hình thức Việc đấy hàng hoá vào nước ta bằng con dường này sẽ pây cho chúng ta khó khăn về kinh tế, bên cạnh động cơ kinh tế, không loại trừ động cơ chính trị lầm mất ổn định về chính trị - xã hội của đất nước
6- Nguyên nhân về công tác tuyên truyền phổ biến giáo đực pháp luật
- Vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật phục vụ cuộc đấu tranh chống buôn lậu chưa , mạnh mẽ Báo chí và phương tiện thông tín đại chúng có những thời điểm chưa phản ánh kịp thời, đầy đủ thực trạng của tệ tham những, buôn lậu, còn
né tránh “hàng rào cấm địa" cho nên nhiều vụ buôn lậu, tham những lớn bị
"chìm" xuống lãng quên, rơi vào im lặng Đó cũng là nguyên nhân để gian thương có điều kiện che giấu tội lỗi, tiếp tục tội phạm Mặt khác, chúng ta chậm tổng kết công tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM chưa tập trung giải thích pháp luật để làm sáng tô nội dung, ý nghĩa của các qui định pháp luật làm cơ sở cho việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật đạt hiệu quả Vì vậy, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục pháp luật chống buén lau va GLTM sẽ có tác dụng thiết thực nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân nói chung và ý thức đấu tranh chống tội phạm buôn lậu và GIL/TM nói riêng
GLTM nói chung và buôn lậu nói riêng đều là những hành vi trái pháp luật Chúng đều có những nguyên nhân, động cơ thúc đẩy riêng, Xét theo giác độ quản lý Nhà nước về Hải quan thì động cơ chủ yếu thúc đẩy các hành vi GLUTM là chủ hàng muốn thu lợi riêng cho bản thân mình, không muốn làm nghĩa vụ đối với Nhà nước thông qua việc nộp các loại thuế và phí, hoặc việc buôn lậu những hàng hoá cấm xuất nhập khẩu cũng đem lại những món lời lớn Có thể nói động cơ hàng đầu của GLUTM là lợi nhuận cao
Trang 20GLƯTM được thực hiện thông qua các công cụ và con người, xem xót công cụ như là các quá trình tác nghiệp trong các điều kiện sai ảo có khả năng gian lận và con người là chủ (hể trong quá trình đó Đó là những nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát của GIL/PM theo một cách thức cộng sinh tạo ra một chuỗi bùng nổ trong hoạt động xuất nhập khẩu ,
L.1.3.2- Tac hai clia GLTM
+
GLTM dường như có lịch sử tồn tại song song với lịch sử của chính sách thuế hàng hoá mặt hàng nào càng bị hạn chế xuất nhập khẩu, càng bị đánh thuế cao thì đó là những mặt hàng thường bị GLTM nhất Các công cụ thống kê chỉ giúp chúng ta lượng hoá một cách tương đối tác hại của GI/TM thông qua các tiêu thức định lượng cụ thể, còn cách thite ma GLTM tac động đến xã hội lại theo nhiều chiều hướng khác nhau tới nhiều mặt của đời sống dưới những hình thức khác nhau dù trực tiếp lay gián tiếp
1- Tác hại của GLUTM dối với nền kinh tế quốc dan
* Gdy that thi cho ngân sách Nhà nước
Tác hại của GUTM đối với nên kinh tế quốc dân trước hết ở chỗ nó pây thất thu cho ngân sách Nhà nước Một trong những mục đích cơ bản của hành vi GLTM là trốn thuế Đối với Nhà nước, việc thất thu thế là tác” hại trực tiếp và GUTM có mối quan hệ ty lệ thuận với mức thất thu thuế, GLTM càng nhiều mức thất thu thuế càng lớn và ngược lại (chỉ riêng vụ Tân Trường Sanh gây that thu 900 ty đồng tiền thuế) Việc lượng hoá số tiền thất thu hàng năm chỉ rmnang tính ước lượng tương đối vì không ai có thể tính toán chính xác số thương vụ gian lận Nhà nước bị thất thu thuế lớn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tích luỹ vốn để tiến hành cân đối thu chỉ và đầu tư cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thay vì bù đấp các khoản thiếu hụt bằng các cú huých từ bên ngoài, quốc gia nào gia Ling thuế suất thì lại càng tạo ra hiệu năng GLTM để trốn thuế
Ở nước ta, các hành vi xuất nhập khẩu trốn lậu thuế thường được thực hiện qua đường biển, đường bộ và đường hàng không Trên tuyến đường hộ, đáng kể là các vụ việc gây thất thu ngân sách bằng con đường tiểu ngạch Xuất nhập khẩu tiểu ngạch ra đời rong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nó nhưng mấy năm gần đây khái niệm này không còn nguyên nghĩa như khi
nó mới ra đời Có thể nói qui mô, đối tượng cũng như sự thiên biến vạn hoá cửa loại hình xuất nhập khẩu này quả là điều đáng lo ngại Nhiều tư thương
và các doanh nghiệp Nhà nước là lợi dụng triệt để hình thức này nhằm mục đích trốn lậu thuế, gây thất thu không nhỏ cho ngân sách Nhà nước
Trên đường biển, các hình thức gian lận trong xuất nhập khẩu gây thất thu không kém, nhiều doanh nghiệp Nhà nước cũng nhữ tư thương
16
Trang 21thường lợi dụng việc làm thủ tục để gian lận Các thủ đoạn thường là khai báo sai về mặt hàng, về số lượng, về chủng loại, phẩm cấp hoặc xuất xứ nhằm trốn lậu thuế Nhiều vụ bị phát hiện, tính ra số thuế định trốn lậu lên đến hàng tỷ đồng
* GLIM làm đÌnNH trệ mỘI vố HgànH SN XUẤT IFOHB HƯỚC
Đối với sản xuất trong nước, khi GI/TM phát triển thì hàng ngoại rẻ hon, chất lượng phù hợp với kỳ vọng của người tiêu, dùng, biến thời điểm chân lý thành mốt de doa thất nghiệp của hàng ngàn công nhân trong những ngành công nghiệp non trẻ Một số ngành phải nhập khẩu những nguyên phụ liệu do trong nước chưa sản xuất được, khi sản xuất ra thành phẩm doanh nghiệp còn phải chịu thêm thuế lợi tức, thuế giá trị gia tăng Trong khi đó, hàng ngoại trốn thuế giá rẻ hơn, dẫn tới tình trạng hàng ngoại lấn at hàng nội, phá thế bình ổn giá cả, làm cho sản xuất trong nước bị đình đốn
và có nguy cơ phá sản Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam vấn
để bao hộ các ngành công nghiệp non trẻ là không thể tránh khỏi, hàng hoá nhập khẩu thường được qui định mức thuế suất dao động trong phạm ví L0 - 50%, đây là con số thực sự khuyến khích các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện các hành vị GUTM
Ở nước ta, có thời kỳ các sản phẩm của nhà máy sứ Hải dương đứng đầu ưong danh mục hàng gốm sứ gia dụng, nhưng cho đến nay, các loại gốm sứ tủa Trung quốc đưa vào tràn ngập thị trường, với giá rẻ hơn, mẫu
mã phong phú, hình thức bóng bẩy hơn đã đánh bại hàng gốm sứ Hải dương Hoặc như hàng điện dân dụng của Trung quốc và một số nước khác cũng vậy nhờ những ưu thế về giá cá và hình thức cùng với tâm lý sùng hàng ngoại của người tiêu đùng, hàng điện các loại đã tràn ngập thị ưường của ta đến tận ngõ ngách, vào từng gia đình Không chỉ có hàng gốm, sứ hàng điện dân dụng, các sản phẩm của ngành dệt may, và một số ngành khác của Việt nam cũng đang đứng trước một thách thức rất lớn của hàng ngoại nhập
* Lúc hạt đối với môi trường sùnh thái
Vì động cơ lợi nhuận, các gian thương có thể làm tất cả Trước hết phải kể đến các vụ xuất lậu động vật quí hiếm ra nước ngoài, chủ yếu là di Trung quốc qua biên giới phía bắc Đó là khỉ, tắc kè, mèo rừng, chồn muGp, chồn đen đang được vận chuyển ra khỏi đất nước một cách thẩm lặng nhưng dai dẳng Điều này gây tác hại không nhỏ tới môi sinh, làm mất cân bằng sinh thái, dẫn đến điệt chủng một số loài thú quí ở Việt nam Bên cạnh
đó, nạn khai thác rừng bừa bãi, không theo đúng qui định của Nhà nước để xuất lậu các loại gỗ quý, các lâm đặc sẵn khác như: kỳ nam, trầm hương
Trang 22gay nên nạn chặt phá rừng, làm xói mòn các khu rừng đầu nguồn là nguyên nhân của các trận lũ lụt hay hạn hán
Trong khi đó việc nhập khẩu bừa bãi một số sinh vật khác từ nước ngoài pây ra những tác hại khôn lường Chẳng hạn như việc nhập khẩu ốc bươu vàng, sâu quy đã trở thành những nạn dịch khủng khiếp mà Nhà nước đã phải phát động những chiến dịch rộng lớn, tốn rất nhiễu công sức, tiền của mới đập tắt được
Ngoài ra, việc nhập lậu các loại hàng hoá kém chất lượng gây tác hại nghiêm trọng đến quyền lợi cũng như sức khoẻ người tiêu dùng, Trong số các vụ bị phát hiện, có nhiều vụ hàng nhập là các đồ điện tử cũ, xe máy cũ, hay các loại thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo là những hàng hoá cấm nhập hoặc nhập có điều kiện Có những vụ cơ quan chức năng phát hiện một số
cơ quan doanh nghiệp nhập cả đồ phế thải, như vụ Công ty Vinafimex nhập
5 container gồm 78,5 tấn nhựa phế phẩm hay vụ Công ty lương thực, thực phẩm Trà Vinh nhập 101 container rác thải về cảng Sai Gon
Nếu không có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn thì Việt Nam
sẽ khó tránh được các tai hoạ là nơi chứa đồ phế thải của các nước công nghiệp phát triển như một số nước Châu Phi đã gặp phải
2- Về an nữnh, chính trị, xã hội
'Chính những tác hại mà GLƯUTM gây ra cho nền kinh tế quốc dân và văn hoá xã hội đã ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng một xã hội công bằng văn mình Niềm tin của đân chúng vào Nhà nước phải được nhìn nhận thông qua hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, khi GLUTM bùng phát sẽ kéo theo một chuỗi các yếu tố liên quan đến việc ngân sách bị thu hẹp không thể chỉ cho giáo dục đào tạo và phúc lợi xã hội, một bộ phận cần bộ bị thoái hoá biến chất nó tạo ra một xã hội tiêu thụ giả tạo trên một nền sản xuất mất cân xứng, thạm chí đẩy nền kinh tế tới chỗ trì trệ vì đa số gian thương, tham những không đầu tư vốn vào sản xuất mà thường đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, du lịch, dịch
vụ, vàng bạc, ngoại tệ hoặc ăn chơi xa xỉ Điều đó làm cho những kỳ vọng của đân chúng dần bị mai một và khi niềm tin bị mất đi thì hậu quả là không lường trước được kể cả ảnh hưởng của nó đến tình hình an ninh chính trị của đất nước
"Thực tế cho thấy GLUTM gây nên những hậu quả phức tạp và nặng nề
về mặt xã hội Đây là một yếu tố phi pháp làm tăng chênh lệch giữa kẻ giàu người nghèo, tạo đà cho việc thuê mướn và bóc lột sức lao động Một số tư thương đánh mất khuynh hướng tạo việc làm, chỉ mái mẽ làm giàu thông qua GUYM Một số lớn thuộc thành phần lao động bị đồng tiền thuê mướn
18
Trang 23cám dỗ, trong đó có cả trẻ em ở tuổi đến trường bỏ cả học hành, sản xuất đi làm cửu vạn cho bọn buôn lậu Không ít đối tượng chính sách cũng tham Bia hoặc tiếp tay cho gian thương gây nhiều phức tạp cho các lực lượng làm nhiệm vụ chống GL/TM, nhất là xử lý các vi phạm
GLTM làm cho đạo đức xã hội bị tha hoá Đồng tiền bất chính làm
‘hai ngay những người buôn gian bán lậu, làm nảy sinh rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, tham ô và những tệ nạn xã hội làm suy kiệt giống nòi Đó cũng
là nguyên nhân gây nên nhiều tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng xấu đến môi trường văn hoá của nhân đân
3- Tác hại của GUTM dưới góc độ quản lý
GLTM làm cho Nhà nước không thể kiểm soát được tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, liên doanh đầu tư với nước ngoài, công
tác của các cơ quan chức năng gặp khó khăn và giảm hiệu quả
Đối với quản lý vĩ mô, GLUTM làm đình đốn sản xuất, tăng thất nghiệp, tăng lượng người có thu nhập bất chính từ đó gia tăng các LỆ nạn xã
hội Do bị thất thu thuế, Nhà nước bị mất cân đối thu chỉ, khi dong tu ban
vận động từ trung tâm đến ngoại vi thì Nhà nước bị phụ thuộc ít nhiều vào nước ngoài Đặc biệt GLTM phá vỡ công tác bình ổn giá, các chiến lược” phát triển kinh tế - xã hội bị sai lệch chệch hướng
Đối với quản lý vi mô, các cơ quan quản lý cấp cơ sở gặp khó khăn một phần cũng do hệ thống luật chưa hoàn chỉnh, các giải pháp chống GLUTM còn mang tính tình huống, nặng về hành chính chưa giải quyết được
triệt để tận gốc Điều đó đã làm cho các cơ quan quản lý Nhà nước không
quản lý được hoạt động xuất nhập khẩu, làm cho hoạt động của các cơ quan chức năng kém hiệu quả, công tác hoạch định chính sách xã hội bị sai lệch
dơ không xác định được những tác động xấu do tệ nạn GL/TM gây nên Đối với lưu thông hàng hoá, GI/TM gây các cơn sốt về giá làm cho thị trường nội địa không được thiết lập, lưu thông hàng hoá bị rối loạn các dòng vận động, gây ách tắc cho sẵn xuất và tiêu dùng trong nước Cuối cùng, chúng
ta phải kể đến việc tiêu dùng một số hàng GLTM biến thị trường quốc nội thành bãi rác và các sản phẩm khi tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái cũng như công tác quản lý tài nguyên
GLTM đã gây tác hại đến mọi mặt của đời sống xã hội Việc nhận thức được toàn diện hậu quả do GLUTM gây ra có ý nghĩa to lớn trong công cuộc đổi mới hiện nay Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi đấu tranh chống buôn lậu và GLTM là vấn để sống còn của sự nghiệp Cách mạng nước ta
Trang 241.2- CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN PHAT HIEN GLTM CUA
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế, bên cạnh mặt tích cực, nền kinh
tế thị trường làm nảy sinh nhiều tiêu cực rong đó có vấn đề GLTM GLTM
có phần chìm và phần nổi, phần chúng ta nhìn thấy được là phần nổi do đã
bị phanh phi và xử lý, nhưng phần chìm là những hoạt động GI7TM có thể
bí mật hay ngang nhiên tuỳ thuộc vào mức độ thống nhất và bao thầu của các giao dich trong quá trình gian lận để tạo những Vỏ bọc hợp pháp ngày đêm bồn rút ngân sách quốc gia và làm mọt ruỗng bộ máy Nhà nước
Để phát hiện GUTM, đó là một quá trình nghiệp vụ khá phức tạp có thể tiến hành riêng rẽ hoặc đồng thời các phương pháp đã được lái quan Thế giới áp dụng như sau:
1.2.1- Sử dụng chuyên gia mặt hàng
Sử dụng chuyên gia mặt hàng là phương pháp khoa học nhất, cơ bản
và có hiệu quả nhất trong các phương pháp phát hiện GI7TM
Trong xu thế hội nhập, Thế giới hàng hoá ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều vẻ, mỗi hàng hoá có đặc điểm thương phẩm khác nhau Chuyên gia mặt hàng là người am hiểu tường tận về đặc điểm vật chất, đặc điểm thương phẩm của từng mặt hàng đó Vì vậy họ có thể phát hiện nhanh và chính xác sự sai lệch giữa hàng hoá thực tế với hồ sơ, giấy tờ khai báo về hàng hoá đó Đặc biệt, đối với những hàng hoá chuyên dùng, đặc chủng, khó xác định về mặt định lượng, nếu không phải là những chuyên gia được đào tạo chính qui có kiến thức sâu rộng về từng chuyên ngành thì khó có thể phát hiện ra những sai lệch và dễ dàng bỏ qua những hành vì
GLTM tỉnh vi này `
Ngoài ra, do có kiến thức chuyên sâu về mặt hàng, các chúyên gia có thể xác định được giá trị tương đối của hàng hoá nên họ cũng dễ dàng phát hiện ra các GL TM khác trong khai báo trị giá như: khai cao hơn hoặc thấp hơn trị giá giao dịch thực tế của hàng hoá đó
1.2.2- Kiểm tra thực tế hàng hoá xuất nhập khẩu
Để phát hiện GLƯTM, một trong những phạm vị quan trọng là cán bộ Hải quan phải kiểm tra thực tế hàng hoá xuất nhập khẩu Song, để kiểm tra
` toần bộ lô hàng xuất nhập khẩu là một việc làm không tưởng vì nó không phù hợp và không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của nền thương mại hiện đại Nhưng nếu áp dụng phương pháp kiểm tra đại diện có trong tam trọng điểm trên cơ sở phân tích chọn lọc đối tượng xuất nhập khẩu, mặt hàng xuất
nhập khẩu với số mẫu thích hợp, tì việc kiểm tra là rất cần thiết và có
20
Trang 25hiệu quả Thông qua việc kiểm tra thực tế và chọn lọc hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ giúp cho cán bộ Hải quan phát hiện được các trường hợp mô tả sai hàng hoá trên hoá đơn như hàng có phẩm cấp loại A lại được quy định thành loại B Ngoài ra, còn phát hiện các hành vi GLTM khác như: gian lận về số lượng, trọng lượng
+
Kiểm tra thực tế hàng hoá xuất nhận khẩu là việc làm thường xuyên của các nhân viên Liải quan Trong quá trình tiến hành nên mời chuyên gia mặt hàng cùng tham gia với các nhân viên Hải quan có như vậy việc tiến hành kiểm tra sẽ nhanh chóng hơn và chính xác hơn
1.2.3- Kiểm toán tức thời
Các kiểm toán viên Hải quan phải kịp thời kiểm tra ngay tính hợp lệ của chứng từ xuất nhập khẩu hàng hoá do chủ hàng xuất trình như:
- Hợp đồng mua bán hàng hoá: Kiểm toán viên xem xết về giá cả hàng hoá, các chi phí có liên quan, giữa người mưa và người bán có thông đồng với nhau để hợp thức hoá hổ sơ chứng từ của hàng hoá để trốn thuế hay không? Kiểm tra đối chiếu đơn đặt hàng của người mua với xác nhận của người bán xem có sự mâu thuẫn, nghỉ vấn gì không?
-*Vận đơn đường biển nhằm giúp xác định được ngày gửi hàng và đường đi của hàng hoá
- Xem xết các thư từ, điện tín giao dịch thương mại để đối chiếu với các hoá đơn chứng từ hiện có, nhằm tìm ra bản chất thật của vấn đề -
- Phiếu đóng gói là bản kê khai chỉ tiết tất cả các hàng hoá đựng, trong một kiện hàng (hòm, hộp, container ) Có trường hợp phiếu đóng gói này không có ích vì số hiệu về hàng hoá đã được phản ánh trên các chứng,
từ khác, song chứng từ này có thể giúp ta thông tin, mô tả hàng hoá về số lượng hàng hoá đã giao
- Số cái kế toán và các phi chép khác là một bức tranh toàn cảnh về lô hàng đang cân được kiểm tra Những sổ sách chứng từ này có thể giúp ta những bằng chứng có giá trị để kết luận trong trường hợp xuất nhập khẩu hàng không đúng với thực tế,
- Số kế toán kho và các phi chép về kho hàng giúp kiểm toán viên đối chiếu các số liệu về mặt hàng, số lượng hàng hoá thực nhập phẩm cấp, giá
Trang 26cả thực tế của các hàng hoá đó Ví dụ: Hoá đơn có thể bị làm giả hoặc khai sai nhưng sổ kho và phiếu kho thì luôn luôn là số liệu thực tế
1.2.4- Phòng vấn các nhân viên của chủ hàng
Đây là nghiệp vụ không chính thức nhưng cũng có thể cung cấp các thông tin vô cùng bổ ích vì các nhân viên liên quan đến hàng hoá xuất nhập
khẩu có thể tiết lộ những thông tỉn mà mọi số sách chứng từ không ghi
1.2.5- Kiểm tra các chứng từ thanh toán
Thông thường chỉ xác định được nếu có chuyển tiền qua ngân hàng thì mới xác định được số tiền thực trả và thực nhận có đúng như giấy tờ khai báo hay không Bởi vì khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về đến ngân hàng ngoại thương, đơn vị kinh doanh nhập khẩu sẽ kiểm tra chứng từ nếu thấy hợp lệ sẽ trả tiền cho ngân hàng và nhận được chứng từ thanh toán để
đi nhận hàng
1.2.6- Kiểm tra các địa điểm mà hàng hoá đang được bán
Xem xết giá cả tại các điểm hàng hoá đang được bán lẻ để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng nội địa và so sánh, tính toán lại trị giá Hải quan xem có phù hợp hay không?
1.2.7- Kiểm toán sau Hải quan
Kiểm tra sau thông quan hay kiểm tra sau giải phóng hàng là quá trình các nhân viên kiểm tra sau thông quan của ngành Hải quan
Kiểm tra các chứng từ thương mại, các chứng từ số sách kế toán để thẩm định lại mức độ chính xác của các thông tin về lô hàng mà trước đó chủ hàng đã khai báo với Hải quan Những chứng từ này do chủ hàng nắm giữ và hầu hết phát sinh sau khi hàng được giải phóng ra khỏi cửa khẩu
Kiểm tra sau thông quan là một biện pháp kiểm tra quan trọng trong qui trình thủ tục Hải quan hiện đại
Thực tế, trong khoảng thời gian hàng hoá còn được lưu piữ tại cửa khẩu, nhân viên Hải quan chỉ có thể kiểm tra chứng từ thương mại của hàng hoá, do đó chưa đủ thông tin để xét đoán và kết luận chủ hàng đã khai báo đúng hay sai Những chứng từ như sổ kế toán kho, phiếu chuyển tiền, tài khoản theo đối mua bán hàng do chủ hàng nắm giữ và chỉ phát sinh khi hàng đã được giải phóng khỏi cửa khẩu Hải quan Một số chứng từ khác như: phiếu xuất kho, phiếu thu tiền, hoá đơn bán hàng, giấy báo Có, ghi Có tài khoản "khoản phải thu” rất cần cho việc kiểm tra trị giá và số lượng chủng loại hàng hoá nhưng chỉ phát sinh khi hàng nhập khẩu đã được bán cho người thứ 3
22
Trang 27Kiểm toán Hải quan sẽ tạo được thuận lợi cho thương mại hoạt động,
vì hằng hoá khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu, Hải quan cửa khẩu căn cứ vào
khai báo và bộ chứng từ hàng hoá xuất nhập khẩu để làm thủ tục nhanh chóng cho lô hàng mà không tiến hành kiểm tra lô hàng ngay tại cửa khẩu, tại kho Nhưng sau khi hoàn thành thủ tục Hải quan việc kiểm toán Hải quan cho 16 hang sé dược tiến hành (có thể từ 3 + 5 năm mới kiểm toán Hải quan kể từ khi lô hàng được làm thủ tục xuất nhập khẩu)
Từ kinh nghiệm của các nước cho thấy: "Một hệ thống kiểm toán Hải quan đủ mạnh có thể ngăn chặn và phát hiện mọi hình thức GUTM" văn kiện số 39.300 của tổ chức Hải quan Thế giới cũng kết luận rằng: "Duy trì
và phát triển hệ thống kiểm toán Hải quan là tuyệt đối cần thiết" Bởi vì thực biện kiểm toán Hải quan sẽ giúp cơ quan Hải quan làm tròn chức năng như:
- Chống GI/TM có hiệu quả
- Đảm bảo chắc chấn hơn cho việc chấp hành nghiêm túc pháp luật Hải quan
- Giải phóng hàng hoá tại các cửa khẩu nhanh chóng hơn
- Đảm bảo thù đúng, thu đủ thuế
- Quản lý giấy phép, hạn ngạch, chống bán nhá giá có hiệu quả hơn
- Triển khai các quy trình, quy chế kiểm soát, kiểm tra được thuận lợi
1.3- HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG VIỆC NGAN NGUA VA CHONG GLTM
1.3.1- Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)
GATT được ký lần đầu vào năm 1947 mở đầu cho sự ra đời của hệ thống thương mại địa phương quốc tế và là tiền thân của tổ chức W'TO ngày nay Tính đến 8/2001, WTO đã có 136 thành viên và 44 quan sát viên thành
viên, tổ chức này mang lại một môi trường thương mại rÕ rang, minh bach,
có thể du đoán trước, với cơ chế rà soát chính sách thương mại thông qua tính công khai trong nước thành viên và trên thương trường quốc tế Việc thuế quan hoá các biện pháp phi thuế quan sau đó tiến tới giảm dân thuế quan cùng với định chế chặt chế về dịch vụ, sở hữu trí tuệ đảm bảo việc
mở rộng thị trường cho các nước thành viên, đặc biệt là các nước phát triển
Cho đến nay nhiều điều khoản của GATTT vẫn có giá trị nhưng được hoàn thiện thêm và mang mầu sắc mới, phù hợp với bối cảnh kinh tế quốc tế Các
nước thành viên đã thoả thuận về "Giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu theo -
Trang 28mục đích Hải quan " và ghi nhận trong Điều 7 GATT những quy định về
- Phải căn cứ vào giá trị thực tế của hàng hoá
- Không được dựa vào giá tri hàng hoá của nước xuất xứ hoặc giá trị
áp đặt tuỳ tiện vô căn cứ
- Phải là mức giá mà tại đó hàng hoá tương tự có thể bán trong chu
kỳ kinh doanh bình thường với điều kiện cạnh tranh lành mạnh, không có
sự thông đồng giữa người mua và người bán để lập chứng từ giả làm sai lệch giá trị thực của hàng hoá xuất nhập khẩu
Ngày 12/4/1979 các nước thành viên GATT đã ký Hiệp định thực hiện Điều 7 GATTT thống nhất về các phương pháp xác định giá hàng nhập khẩu theo mục đích Hải quan Hiệp định có hiệu lực từ ngày 1/1/1981 Đến năm 1994 Hiệp định này được sửa đổi thành Hiệp định thực hiện điều 7 GATTT -1994, gồm 4 phần 24 điều
Chắc chấn trong tương lai nền kinh tế ngày càng mang tính toàn cầu hoá, cùng với thời gian, tổ chức WTO với các Hiệp định quốc tế liên quan đến thuế quan sẽ còn phải tiếp tục bố sung hoàn thiện Dưới đây, chỉ giới „ thiệu tóm tất một số gian lận trị giá phổ biến trên Thế giới được phát hiện trong quá trình thực hiện Hiệp định trị giá GATT - 1994 được các nhà
chuyên môn đã tổng kết:
* Khai báo trị giá Hải quan thấp hơn thực tế biển hiện thông qua các hình thức sau
- Lập hoá đơn đôi: Người xuất khẩu sẽ lập 2 hoá đơn, hoá đơn có piá
trị thấp để người nhập khẩu trình Hải quan tính thuế; Hoá đơn có giá trị cao
hơn đúng với giá trị thực tế người nhập khẩu dùng để thanh toán tiền cho
- Lap hoá đơn giả: Gần như một dạng hoá đơn đôi, thông thường hoá đơn giả có 3 dạng: Đơn giá sai, số lượng hàng sai, đơn giá và số lượng hàng
- Hoá đơn thanh toán từng phần: Hoá đơn này hoàn toần hợp pháp nhưng trên đó chỉ ghi số tiền thực tế thanh toán lần cuối Các khoản tiền trả trước, tiền trả cho người thứ 3 theo yêu cầu của người bán không được phản ánh trong hoá đơn này Vì vậy về mặt pháp lý đây là hoá đơn thực nhưng về mặt kinh tế hoá đơn này là không hợp lý
- Theo điều 8.1 của Hiệp định trị giá GATTT - 1994, giá hàng chịu thuế phải cộng thêm một số khoản chỉ phí như phí bảo quyền, lệ phí giấy phép, các chỉ phí trợ giúp theo quy định của Hiệp định, chủ hàng có trách
24
Trang 29nhiệm phải khai báo những chỉ phí này nhưng một phần do phát hiện ra các chỉ phí này thường rất khó khăn, mặt khác do sức cám dỗ có lợi nhuận chốn thuế nên chủ hàng thường cố gắng dấu diếm các chỉ phí này hoặc nếu có khai báo thì cũng thấp hơn thực tế
- Hoa hồng cũng là một khoản mà chủ hàng dễ lãng quên hoặc đổi tên, hoa hồng bán hàng phải chịu thuế thường được chủ bàng quên hoặc cố
ý mô tả đổi tên thành Hoa hồng mua hàng (không chịu thuế) để trốn thuế
- Cước vận tải thường là một khoản chỉ phí dễ bị lạm dụng để trốn thuế (Nhất là cước phí vận tải đối với hàng nhập theo giá FOB) thường được chủ hàng cố ý bỏ quên hoặc có tính thì tính thấp hơn giá trị GATT -
1994 một số chỉ phí có thể loại trừ ra khỏi giá trị Hải quan một phần hay toàn bộ các khoản như:
+ Chỉ phí vận tải hàng nhập khẩu tới cẳng hoặc địa điểm xuất khẩu + Chỉ phí xếp hàng, dỡ hàng, chuyển hàng có liên quan đến van chuyển hàng xuất khẩu tới cảng hoặc địa điểm xuất khẩu
+ Chỉ phí bảo hiểm
Khoản tiền mà người xuất khẩu phải trả cho người nhập khẩu về quyển phân phối hoặc quyền bán lại hàng hoá xuất khẩu cũng không phải cộng vào giá thực tế để thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng xuất khẩu, nếu trên thực tế khoản tiền đó không phải là một điều kiện của việc bán hàng để xuất khẩu lô hàng đến nước xuất khẩu Chủ hàng thường cố tính trùng hoặc tính cao hơn thực tế để giảm giá hàng chịu thuế là giảm hớt
số thuế phải nộp
- Theo quy định của điều 15.4 của Hiệp định trị giá GATT thì chủ hàng phải khai báo mối quan hệ chủ hàng với người xuất khẩu (người bán)
có phải là quan hệ "Bên hữu quan” hay không? (Bên hữu quan là người bán
và người mua cớ quyền lợi kinh tế nên giá trị trên hoá đơn hợp pháp, nhưng không phù hợp vì họ có thể thông đồng để trốn thuế) Thông thường chủ hàng khai báo không có quan hệ với người bán hoặc có thể thì chủ hàng cùng tìm cách chứng minh rằng quan hệ này không ảnh hưởng tới mức giá thực tế ghi trên hoá đơn
- Theo quy định tại điều 6.2 của Hiệp định trị giá GATT thì người nhập khẩu có thể cung cấp các số liệu về chỉ phí sản xuất để xác định trị piá theo phương pháp 5 "Tri gia tinh toán" Song vì nhân viên Hải quan nhìn chung không thông thạo kế toán chỉ phí sản xuất nên khi cung cấp các số liệu này chủ hàng thường đưa các thông tin sai lệnh theo hướng có lợi cho mình, tức là khai báo thấp hơn so với thực tế
Trang 30- Ngoài ra, để trị giá Hải quan thấp hơn giá trị thực tế của hàng xuất nhập khẩu một thủ đoạn hữu hiệu mà chủ hàng thường áp dụng là xác định
"Nhận dạng” sai về hàng hoá
* Khai báo trị giá cao hơn thực tế
-Ổ một số nước, chủ hàng phải nộp thuế lợi tức cho cơ quan thuế nội
‘did cao hon là thuế nhập khẩu nộp cho Hải quan Vì vậy, các chủ hàng đã khai cao trị giá Hải quan nhằm tăng piá thành sản xuất để piảm lãi và từ đó tránh thuế lợi tức Trường hợp này đặc biệt phổ biến khi người mua và người bán có quan hệ với nhau Trường hợp người bán (xuất khẩu) đang cư trú ở một quốc gia có thuế lợi tức thấp hơn thì trị giá Hải quan hàng xuất khẩu cao hơn thực tế để lợi nhuận thực tế cao hơn, nhưng do thuế xuất lợi tức thấp nên số tiền nộp thuế thấp Ngược lại, ở nước nhập khẩu vì ứị giá Hải quan cao hơn giá trị thực tế dẫn đến lợi nhuận thấp, nên dù thuế suất thấp lợi tức có cao bao nhiêu thì tổng số tiền nộp thuế vẫn thấp
- Trong trường hợp người nhập khẩu nhập nhiều mặt hàng cùng một lúc thì tổng số tiền thực trả ghi trên hoá đơn không có gì thay đổi Nhưng những mặt hàng có thuế suất cao được khai báo trị giá Hải quan thấp hơn thực tế Vì vậy, những mặt hàng có thuế suất thấp hơn sẽ được điều chỉnh trị giá Hải quan cao hơn thực tế và đo đó chủ hang phải nộp thuế ít hơn thực tế
- Đối với những hàng hoá được quản lý bằng hạn ngạch xuất nhập khẩu (quota) thì chủ hàng đã khai giảm số lượng hàng hoá thực tế, và tăng đơn giá hàng hoá cao hơn thực tế để đảm bảo hợp lý về số tiền thực tế phải trả trong hoá đơn chứng từ thanh toán Và như vậy, chủ hàng đã gian lận được về hạn ngạch
- Có trường hợp đặc biệt, giá cả quá thấp có thể gây ra mhiều nghỉ ngờ và cũng có thể dẫn đến các cuộc điều tra về chống phá giá hoặc điều tra bắt nộp thêm thuế phụ thu Các cuộc điều tra như vậy, thường rất tốn kém, chủ hàng thường phải nộp thêm nhiều thuế, thậm chí còn bị nhạt, do vậy các chỉ phí đó cao hơn nhiễu lần so với số thuế phải nộp cho phần trị giá Hải quan đã khai báo cao hơn thực tế
* Mô tả sai hàng hoá trên hoá đơn
- Mỗi quốc gia có một chính sách thuế khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước Ở một số nước áp dụng thuế ưu tiên hoặc miễn thuế cho một số mặt hàng theo mục đích sử dụng sau khi nhập khẩu Vì vậy, người ta có thể mô tả hàng hoá sai lệch với thực tế nhưng phù hợp với các điều kiện miễn thuế, để trốn trách nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước
26
Trang 31- Ngược lại, có một số mặt hàng đang bị Nhà nước hạn chế hoặc cấm nhập nhưng vì siêu lợi nhuận có thể kiếm được nên chủ hàng vẫn nhập các mặt hàng này nhưng mô tả hàng hoá khác đi để đễ dàng qua các cửa khẩu Hải quan
- Ngoài ra, chủ hàng còn dùng một biện pháp hữu hiệu nữa là mô tả sai phẩm cấp, chất lượng của hàng hoá để hưởng thuế suất thấp hơn hoặc hoàn toàn trốn thuế
* Khai báo sưi nguÖn gốc xuất xứ
- Đối với một số hàng hoá được quản lý bằng hạn ngạch thì hạn ngạch xuất nhập khẩu giữa các nước thường có giới hạn về trị piá, số lượng hoặc mặt hàng cụ thể, Trong trường hợp này người xuất khẩu (có thể theo yêu cầu của người nhập khẩu) thường cố ý khai báo sai lệch nguồn gốc xuất
xứ nhằm để, trốn tránh các hạn chế của hạn ngạch xuất nhập khẩu
- Trong các chương trình thương mại đặc biệt ở một số quốc gia thường áp dụng chế độ ưu đãi thuế suất Chẳng hạn, hệ thống ưu đãi thuế quan chung hoặc chương trình thương mại tự do song phương hoặc chế độ tối huệ quốc (MEN) v.v rong những chương trình thương mại đặc biệt này nguồn gốc xuất xứ là vấn để mấu chốt hàng đầu để người ta xem xét áp dụng mức thuế suất là bao nhiêu,
*
- Ở một số nước, có một việc hay làm đó là công việc điều tra phát hiện thuế phụ thu, thuế chống bán phá giá trường hợp này chủ hàng thường khai báo sai lệch về nguồn xuất xứ để tránh các cuộc điều tra này và tránh nộp hai sắc thuế nói trên
Ngoài ra, khai báo sai nguồn gốc xuất xứ bằng cách cấp chúng nhận xuất xứ giả, phương pháp phổ biến là chuyển tải qua nước thứ ba và giả Giấy chứng nhận của nước này hoặc pha trộn hàng hoá nhiều nguồn pốc khác nhau trong cùng một container
Theo tinh than của Hiệp định thực hiện diéu 7 GATT -1994 thi khi chưa đủ căn cứ để xác định giá nhập khẩu hàng không phải là giá giao dịch thực tế trên thị trường quốc tế để phản bác thì Hải quan vẫn phải chấp nhận
„ trị giá hàng hoá chủ hàng khai báo, đồng thời cũng yêu cầu đơn giản hoá thủ tục để giải phóng hàng nhanh, không gây ách tắc hàng hoá Đây chính
là kẽ hở mà GUTM triệt để lợi dụng Chính vì vậy tại Hội thảo quốc tế về:
“Các vấn để phát sinh khi thực hiện Hiệp định trị piá GATT" tổ chức tại Brussell -Bỉ từ 27 + 29/9/1995 đã kết luận "Không thể thực hiện Hiệp định trị gid GATT mà lại không có hệ thống kiểm toán Hải quan”
Trang 321.3.2- Công tước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà toàn bộ thủ
tục Hải quan
Công ước này được làm tại KYOTO - Nhật Bản ngày 18/5/1973
và đã được chấp nhận tại kỳ họp 41/42 của Hội đồng hợp tác Hải quan Thế giới (nay là tổ chức Hải quan Thế giới WCO) :
` Hệ thống điểu hoà - là nội dung cốt lõi của Công ước HS
(Harmonized System) Hệ thống HS áp dụng theo Công ước này gồm 97 chương, tại cấp phân loại mã 6 chữ số chỉ có 5.018 chủng loại hàng hoá nhưng khi được quốc gia hoá thì con số này đã tăng lên trên 10.000 chủng loại hàng hoá Với dung lượng như vậy, bản danh mục hàng hoá của hệ thống HS đã được sắp xếp theo trật tự hoàn toàn thoả mãn nhu cầu của một -
danh mục biểu thuế quan, trên cơ sở đó có thể hình thành một hệ thống
phân loại và mã hoá phục vụ cho công tác xác định thuế và tính thuế ở mức chi tiết nhất, giúp cho công tác thu thuế chính xác và nhanh chóng
Đến tháng 6 năm 1996 đã có trên 150 cơ quan Hải quan các nước đã
ký kết và tham gia Công ước HS Việt Nam đã ký Công ước HS vào năm
1997 và đang từng bước điều chỉnh biểu thuế xuất nhập khẩu theo hệ thống
HS để tiến tới thực hiện đầy đủ Công ước này
Trong thực tế, hệ thống HS tạo thuận lợi cho các cơ quan Hải quan
và các cơ quan thương mại trong thống kê thương mại và áp dụng biểu thuế quan, đồng thời giúp hàng hoá được giải phóng nhanh hơn, thúc đẩy giao
lưu thương mại quốc tế phát triển Đối với Việt Nam xây dựng biểu thuế
xuất nhập khẩu theo danh mục hàng hoá của Công ước HS có những tác dụng to lớn:
* Góp phần đơn giản hoá thủ tục Hải quan
- Đối với cơ quan Hải quan và cơ quan thuế:
+ Nang cao tính chính xác của các quyết định ấp mã, áp thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu do doanh mục HS được sắp xếp một cách khoa học, cách mô tả hàng hoá nhất quán, có hướng dẫn đây đủ về các phương pháp xác định bản chất, thành phần của hàng hoá, từ đó tránh được tình trạng nhân viên Hải quan không biết phải áp mã nào cho hàng hoá như hiện nay
+ Giảm bớt chi phí cho hoạt động mô tả, mã hoá lại hàng hoá do chuyển từ hệ thống phân loại này sang hệ thống phân loại khác
Trang 33+ Góp phần chống gian lận về thuế
+ Tạo điều kiện thuận lợi chọ việc chuẩn hoá hệ thống chứng từ thương mại, từ đó đảm bảo những điều kiện để hệ thống này đồng thời sử dụng cho hoạt động liên quan đến trao đổi hàng hoá và trao đổi đữ liệu điện
tử Tham gia HS chính là tiền để để Hải quan Việt Nam sớm thực hiện tự
‘dong hoá qui trình thủ tục Hải quan
Khi thực hiện tin học hoá, tự động hoá thủ tục Hải quan các dữ liệu điện tử có liên quan sẽ được truyền thẳng từ máy của doanh nghiệp đến máy của cơ quan Hải quan, tại đây mọi vấn đề về thủ tục theo chế độ chính sách, quản lý mặt hàng, tính thuế đều được xử lý tự động trên máy Điều đó đặt ra yêu cầu phải có sự thống nhất cao giữa cơ quan Hải quan, các eơ quan chức năng và doanh nghiệp về tên hàng và mã hàng hoá Với tốc độ phát triển của công nghiệp và thương mại Thế giới như hiện nay những mặt hàng mới ra đời ngày càng nhiều, đo đó vấn đề cập nhật thống nhất tên gọi hàng hoá là hết sức cần thiết Mặt khác, khi thực hiện tin học hoá, tự động hoá thủ tục Hải quan, nhiều chứng từ đữ liệu sẽ được truyền thẳng từ nước ngoài qua doanh nghiệp Việt Nam rồi đến máy của Hải quan Vì vậy việc thống nhất hệ thống mã số và phân loại hàng hoá không những chỉ đặt ra trong phạm vị Hải quan và các doanh nghiệp Việt Nam mà còn cần có Sự: thống nhất trên phạm vi toàn Thế giới
- Đối với doanh nghiệp:
+ Tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài chủ động và dễ dàng hơn trong việc tự áp mã hàng hoá, từ đó ước tính được số thuế phải nộp để có kế hoạch nộp thuế kịp thời
+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài áp dụng hệ thống mã hoá hàng hoá trong việc chuyển chứng từ dữ liệu từ công ty mẹ hoặc chỉ nhánh ở nước ngoài hay trong thống kê kế toán về đoanh nghiệp của mình
* Góp phần thúc đây tiến trình hội nhập ở Việt Nam
Việc tham gia HS là phù hợp với tập quan thương mại quốc tế, Trong điểu kiện Việt Nam đã ra nhập ASEAN và sấp tới sẽ ra nhập các tổ chức thương mại quốc tế khác như: WTO việc tham gia Công ước HŠ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và phát uiển của Việt Nam Ngoài ra, hệ thống điều hoà HS cũng được st dung [am co sé trong đàm phán thương mại và những thoả thuận về thuế quan cũng như để xác định xuất xứ hàng hoá Vì vậy, việc tham gia Công ước HS sẽ góp phần tạo
cơ sở cho việc xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn phù hợp với thông lệ quốc -
Trang 34tế, từ đó mọi tranh chấp về thuế xuất nhập khẩu sẽ được giải quyết trên cơ
sở luật pháp quốc tế, l
Hiện nay có trên 70 nước tham gia Công ước này trong đó có những nước chỉ mới tham gia một số phụ lục, song trên thực tế 31 phụ lục, của Công ước KYOTO đã đưa ra được các chuẩn mực về thủ tục Hải quan cho
"từng loại hình xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển, chống GLUTM có hiệu quả vì lợi ích các thành viên Các phụ lục
đó là:
AI Thủ tục trước khi đăng ký tờ khai hàng hoá
A2 Thủ tục lưu kho tạm
A3 Thủ tục áp dụng đối với các phương tiện kinh doanh vận tải A4 Chế độ Hải quan đối với hàng hoá dự trữ trên các phương tiện
BI Thông quan hàng hoá cho tiêu dùng nội địa
B2 Việc miễn giảm thuế nhập khẩu và các loại thuế cho hàng hoá khai báo dùng nội địa
B3 Tái nhập khẩu trong cùng quốc pia
CL Xuất khẩu hẳn
- DI Qui tắc xuất xứ
D2 Chứng cứ xuất xứ bằng chứng từ
D3 Kiểm tra chứng cứ xuất xứ bằng chứng từ
BI Thủ tục quá cảnh Hải quan
E2 Thủ tục Hải quan đối với hàng chuyển tải
E3 Thủ tục hàng gửi kho ngoại quan
E4 Thủ tục hoàn thuế Hải quan
E5 Thủ tục Hải quan tạm nhập để tái xuất trong cùng một nước E6 Thủ tục Hải quan tạm nhập để gia công trong nước
E7 Thủ tục miễn thuế đối với hàng nhập thay thế
E8 Thủ tục tạm xuất để gia công ngoài nước
FI Thủ tục Hải quan cho khu vực tự do thuế quan
F2 Thủ tục gia công hàng hoá dùng nội địa
F3 Các ưu đãi Hải quan áp dụng với du khách
F4 Thủ tục Hải quan về vận chuyển bưu điện
30
Trang 35F5 Thủ tục về việc gửi hàng gap
F6 Thủ tục thoái trả thuế nhập khẩu và các loại thuế
F7 Thủ tục vận chuyển hàng hoá ven biển
GI Thông tin do cơ quan Hải quan cấp
G2 Quan hệ giữa cơ quan Hải quan và bên thứ ba
H1 Khiếu nại về các vấn đề Hải quan
H2 Các vi phạm Hải quan
JL Tha tục áp dụng vi tính trong Hai quan
Trên thực tế, Việt Nam đã tham gia Công ước này thang 10/1997 -véi mức độ chấp nhận 3 phụ lục: A1, BI và CI Năm 1995, Hải quan Việt Nam
đã phối hợp cùng với các Bộ, Ngành có liên quan tiến hành nghiên cứu, biên dịch, soạn thảo các tài liệu có liên quan đến hệ thếng HS và góp phần vào việc ban hành d@anh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam chỉ tiết đến 8 chữ số theo nguyên tắc cơ bản là dựa trên hệ thống HS
Việt Nam đã chính thức đưa hệ thống HỆ vào sử dụng từ ngày
01/01/2000 Đồng thời đã có chương trình cải cách hệ thống chính sách
thuế, sửa đối biểu thuế xuất nhập khẩu Hiện nay, chúng ta đang áp dụng biểu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng bạn hành kèm theo Quyết định
số 44/QĐÐ-TCHỌ ngày 20/01/1999 của Tổng cục tr: ưởng Tổng cục Hải quan Biểu thuế này đã có sự sửa đổi khung thuế suất và chuyển mã số cho một số mặt hàng để phù hợp với danh mục HS
"Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế Thế giới, vấn để áp dụng danh mục HS đã trở thành một tiêu chuẩn bắt buộc Biểu thuế áp dụng trong phạm vi khối ASBAN cũng được xây dựng lấy hệ thống HS làm cơ sở Tại
hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 8 tai Yangon, Myanmar
ngày 28 và 29/7/2000, vấn để xây dựng Danh mục biểu thuế hài hoà ASEAN (AHTN) tiếp tục được xúc tiến Các nước thành viên trong đó có Việt Nam đã đóng góp ý kiến vào bản dự thảo AHTN lần ! gồm khoảng 10.900 dòng thuế ở cấp độ 8 số trên cơ sở cấu trúc chương, nhóm, phân nhóm tuân thủ HS 2002, Khi Việt Nam chính thức tham gia AFTA năm
2003, bên cạnh việc áp dụng danh mục HS Việt Nam còn phải áp dụng biểu thuế AHTN cho các nước thành viên ASEAN Như vậy, trong những năm tới biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cần được tiếp tục điều chỉnh để phù hợp với tiến trình này
Tham gia Công ước HS là tham gia vào "Cuộc chơi lớn" trên qui mô toàn cầu Điều đó đòi hỏi cả những người sử dụng, các cơ quan quản lý cũng như cơ quan giám định, trọng tài không chỉ nắm rất vững về hàng-
Trang 36hoá, biết vận dụng đúng các nguyên tắc phân loại hàng hoá theo HS, mà còn cần sự hợp tác chặt chế, phối hợp thường xuyên, cập nhật thông tin, giúp đỡ lẫn nhau trên các nguyên tắc chung thống nhất để thực hiện nhất quán việc phân loại hàng hoá trong giao lưu quốc tế, để HS thực sự là ngôn ngữ chung toàn cầu về hàng hoá
Mục đích của Công ước là đơn giản hoá và hài hoà hoá sao cho khoa học, trong sáng, dễ hiểu, tránh mập mờ trong toàn bộ thủ tục Hải quan giữa các nước, đưa ra các chuẩn mực về thủ tục Hải quan cho từng loại hình xuất nhập khẩu (có ấp dụng các thành tựu hiện đại về khoa học: vi tính, Internet ) nhằm vừa tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mại quốc tế
và giao lưu quốc tế khác, vừa chống GLUTM có hiệu quả, thúc đẩy thương mại và các giao lưu quốc tế vì lợi ích chung của mọi quốc gia thành viên
1.3.3- Công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính lẫn nhau, ngăn ngừa, điều tra và trấn áp các ví phạm Hải quan (Công ước Nairobi) Tinh thần và nội dung Công ước Nairobi được kỹ tại Nairobi Thủ đô Cộng hoà Kênia vào ngày 9/6/1977 thể hiện rõ ràng các vi phạm pháp luật Hải quan, trong đó có buôn lậu và GƯTM trong lĩnh vực Hải quan đã làm tổn hại tới lợi ích kinh tế xã hội và thuế khoá của các quốc gia cũng như: làm tổn hại đến quyển lợi chính đáng của thương mại và cho rằng công tác đấu tranh chống GLTM phải được phối hợp một cách đồng bộ giữa các quốc gia thông qua việc hợp tác giúp đỡ hành chính lẫn nhau nhằm tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả của thương mại chân chính
Đây là lần đầu tiên Công ước đưa ra sự phân biệt giữa buôn lậu và GLTM va đưa ra một số hành vi GUTM như: cố ý khai gai giá cả hàng hoá, gian lận về xuất XỨ hàng hoá, gian lận trong giả mạo bộ chứng từ để xuất nhập khẩu hàng hoá, gian lận trong xuất nhập khẩu hàng giả, thay đổi niêm phong kẹp chì của Hải quan Đồng thời Công ước cũng đưa ra một số biện pháp ngăn ngừa GLM thông qua việc hợp tác giúp đỡ hành chính lẫn nhau giữa Hải quan các nước như: cung cấp thông tin, cung cấp hồ sơ, hoá đơn chứng từ, giá cả, xuất xứ, thuế liên quan đến một lô hàng mà một nước hữu quan yêu cầu
Điều cốt lõi của Công ước này là chống GLUTM, chống các vi phạm pháp luật Hải quan thực chất cũng là để tạo điều kiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế, thúc đẩy các giao lưu quốc tế vì lợi ích chung của mọi quốc gia thành viên
1.3.4- Tuyên ngôn chống than những của Hải quan Thế giới
Thế giới đã đánh giá đúng đắn tầm quan trọng đặc biệt của lực lượng Hai quan DG khong phai là những công chức hành chính mà là công cụ chủ
Trang 37yếu để quản lý có hiệu quả nền kinh tế bằng chức năng chống gian lận và
tạo điều kiện cho thương mại phát triển Tuyên ngôn A-ru-sa ngày 7/7/1993
vẻ chống tham những trong Hải quan tại phiên họp lần thứ 81 và 82 của tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã vạch ra một chương trình làm trong sạch nội bộ Hải quan, về cơ bản gồm một số điểm lớn sau:
- Luật phấp Hải quan rõ ràng, chính xác Thuế xuất nhận khẩu phải ở mức vừa phải, không nên có nhiều loại thuế suất, Quy chế hành chính trong thương mại càng ít càng tốt Đã là nguyên tắc thì không nên có nhiều ngoại lệ
- Thủ tục Hải quan phải đơn giản, nhất quán, đễ tiếp cận Phải có thủ tục để khách khiếu nại Hải quan và có cơ quan phán xử độc lập để đi đến
kết luận cuối cùng Có thể dựa vào Công ước KYOTO
- Tự động hoá là một công cụ hùng mạnh để chống tham những và GI/TM
- Các nhà điều hành Hải quan phải dùng biện pháp như thay đổi, luân
chuyển cán bộ nhân viên, kiểm tra bất thường
- Kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài
Nhìn chung, các Công ước quốc tế đã vạch ra xu hướng phát triển tất: yếu của thương mại quốc tế là ngày càng có tính toàn cầu hoá Vì vậy,
để hội nhập với thị trường quốc tế, từng quốc gia phải tích cực cải tiến thủ tục, hoàn chỉnh luật pháp theo hướng đơn giản hoá, đồng bộ, khoa học để tiến tới từng bước thống nhất hoá thủ tục Hải quan phục vụ cho thương mại quốc tế hoạt động có hiệu quả Biện pháp lâu dài, đúng đắn là các quốc gia cần chủ động tham gia ký kết các Công ước quốc tế có liên quan
Mặt khác, các Công ước quốc tế đều nhấn mạnh rằng: Muốn tham gia các Công ước quốc tế có hiệu quả, các quốc gia phải tích cực đấu tranh chống buôn lậu, GLUTM, tham những Đồng thời cũng nêu lên những biện pháp phòng, chống cụ thể và để ra những yêu cầu cấp thiết mà các nước tham gia vào Công ước quốc tế phải thoả mãn như: -
- Không thể tham gia ký kết thực hiện Hiệp định trị giá GA'TT mà lại không có hệ thống kiểm toán Hải quan
- Tham gia ký kết Công ước KYOTO phải pắn liền với hoàn chỉnh luật pháp quốc gia Phải qui định cụ thể về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa
vụ của người xuất nhập khẩu trong việc tuân thủ pháp luật, chấp hành các qui định của cơ quan quản lý Nhà nước, có các khung hình phạt cụ thể, rõ ràng phù hợp với từng hành vị vị phạm
- Để chống GLTM có hiệu quả, Hải quan các nước phải kết hợp chặt chẽ với nhau, giúp đỡ nhau về mọi mặt, cùng thống nhất phối hợp hành
Trang 38động và biện pháp xử lý về GLTM, tổ chức trao đối kinh nghiệm giữa các nước
Để làm được điều đó, các nước nên tham gia ký kết Công ude Nairobi
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Thế giới, hoạt động thương mại mang tính toàn cầu, theo đó hoạt động Hải quan cũng: mang tính toần cầu Vì vậy, công tác chống GLTM phải được quốc tế hoá và trong tương lai các tổ chức quốc tế vẫn phải tiếp tục bổ sung hoàn thiện các văn bản cũ,
ký kết thêm những Hiệp ước, Công ước mới để phù hợp với hoàn cảnh quốc
Trong Luật Hải quan các nước như Phiippine, Malaixia, Đài Loan, Nhat Ban, Pháp đều quy định các hành ví sau là vi phạm pháp luật Hải quan: Buôn lậu, trốn thuế, xuất nhận khẩu không có giấy phép Hải quan, GLTM, vận chuyển bất hợp pháp, nộp tờ khai giả v.V và giao cho nhân viên Hải quan thẩm quyền theo tố tụng khá rộng trong hoạt động điều tra
Họ có quyển khám xét, lực soát và giữ hàng hoá, đồ vật nếu có căn cứ nhận định rằng tại cửa hàng, cửa hiệu, nơi ở, kho của chủ hàng có chứa hàng hoá, phương tiện chưa làm thủ tục Hải quan bay trốn thuế Hải quan và bắt giữ cả người phạm pháp Ví dụ: Điều 107, Luật Hải quan Malaixia nêu rõ:
"Toà án cấp lệnh cho Hải quan khám xét vào bất cứ lúc nào, ngày hay đêm khi có căn cứ cho rằng: Tại nhà ở, cửa hàng hay các địa diểm khác có giấu giếm hay lưu giữ hàng hoá cấm hay chưa làm thủ tục Hải quan để tịch thu
34
Trang 39hàng hoá đó, tịch thu cả tài liệu, số sách liên quan Được bất giữ người tại nhà ở, cửa hàng hay các địa điểm khác, nơi phát hiện đang sở Hữu hàng hoá
Thời hạn điều tra của cơ quan Hải quan các nước phát triển, có Kinh nghiệm trong fĩnh vực chống buôn lậu và GUFM cũng được quy định rất rộng, giống như một cơ quan diều tra chuyên trách Thời hạn điều tra này
có khi là hàng năm để điều tra và hoàn tất hồ sơ ban đầu sau khi ra quyết định khởi tố vụ án Luật các nước cũng quy định địa bàn hoạt động của Hải quan không bị hạn chế, có biện pháp chế tài đối với đối tượng là người nước ngoài vi phạm pháp luật Hải quan, cũng như Hải quan có quyền kiểm tra chứng từ, sổ sách mua bán, thanh toán của các doanh nghiệp, cử cán hộ Hải quan thường trú tại Hải ngoại v.v
Đối với cộng đồng EU, Điều 13, Luật Hải quan EU quy định:
"Cơ quan Hải quan có quyền áp dụng tất cả các quy định trong Luật Hải quan để tiến hành mọi biện pháp kiểm tra mà họ thấy cần thiết nhằm đảm bảo Luật Hải quan được thi hành nghiêm chỉnh" và Điều 68 quy định:
“Nhằm xác minh sự đúng đắn của tờ khai, cơ quan Hải quan có quyền”
- Thẩm định hồ sơ so sánh sự hợp lý hợp pháp giữa tờ khai và hồ sơ
- Có quyển yêu cầu người khai xuất trình những lài liệu khác có liên quan
- Kiểm hoá chỉ tiết, có quyền lấy mẫu hoặc hiện vật nhằm phân tích chỉ tiết (tức giám định Hải quan)
Nhìn chung, theo pháp luật của nhiều nước thì những tội phạm phát sinh trong lĩnh vực thương mại đều thuộc thẩm quyển của cơ quan Hải quan Chẳng hạn, Điều 200, 201 và 216 Luật Hải quan Hàn Quốc quy định truy tố những trường hợp sau:
- Một người bị buộc tội vi phạm pháp luật Hải quan có thể chưa phải
là đối tượng bị truy tố của Uỷ viên công tố trừ khi việc buộc tội do Giám đốc cơ quan Hải quan hay Chánh thanh tra Hải quan đưa ra
- Khi các cơ quan không phải Hải quan bất giữ người bị tình nghỉ
vị phạm thì sau đó phải chuyển ngay cho co quan Hai quan
- Việc điều tra và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với những tội phạm trong lĩnh vực Hải quan đều do cơ quan Hải quan thực hiện và chịu trách nhiệm
Luật Hải quan các nước còn đề cập đến vấn đề phối hợp giữa Hải quan với các lực lượng khác khi cần thiết trong việc điều tra, xử lý GUTM
Trang 40Ví dụ: Có điều trong Luật Hải quan Philípine quy định: "Bất kỳ người nào đang thực hiện quyền khống chế theo Bộ luật Hải quan cũng có thể yêu cầu bất kỳ cảnh sát nào giúp đỡ khi có sự giúp đỡ đó là cần thiết cho việc thực hiện khám xét bắt giữ, hoặc tịch thu và người cảnh sát ấy
có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu hỗ trợ"
Việc xử lý các hành vi GLTM cũng được các nước quy định nghiêm ' ngặt, kết hợp xử phạt nhiều mặt Chẳng hạn, Luật Hải quan Indonésia quy định hình phạt rất nặng hoặc tịch thu hàng, phạt tiền sau khi đã nộp đủ thuế, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự với những kẻ GUTM nghiêm trọng để làm ee cho những kẻ khác
Fạt Pháp, Hải quan Pháp quy định trách nhiệm của chủ hàng đối với việc khai báo Hải quan và phân biệt cụ thể các loại ví phạm Nếu khai báo sai, nhưng sau đó chủ hàng chủ động làm Công văn gửi Hải quan điều chỉnh trước khi làm thủ tực xuất nhập khẩu cho hàng hoá thì không bị coi là GLTM mà chỉ phải truy nộp số tiền chênh lệch do khai sai đó Còn nếu chủ hàng thực hiện GUTM mà Hải quan phát hiện được thì ngoài số tiền thuế phải nộp đủ, chủ hàng còn phải nộp phạt không thấp hơn 1/3 tổng số tiền thuế phải nộp Trường hợp sau khi Hải quan phát hiện GI/TM đã yêu cầu chủ hàng đến truy nộp thuế và nộp phạt mà chủ hàng cũng không đến, thì
vụ việc được chuyển cho Toà án Mức phạt của Toà án không được thấp hơn mức phạt của Hai quan
Các vấn để như tên gọi cơ quan Hải quan, các tổ chức bộ máy Hải quan, quản lý Nhà nước về Hải quan, nợ thuế xuất nhập khẩu được quy định rât khoa học, hợp lý trong Luật Hải quan của các nước Ví dụ: Luật Hải quan Nhật Bản, Pháp cho phép chủ hàng được nợ hoặc hoãn nộp thuế Hải quan từ 1 - 3 tháng với điều kiện bất buộc phải có bảo đảm ký quỹ
có trái phiếu thế chấp, hoặc phải có quỹ bảo hiểm Các điều kiện này bảo đảm cho Hải quan chắc chắn thu đủ được các món nợ đến hạn của các chủ hàng (Xem Điều 112 - Bộ Luật Hải quan Cộng hoà Pháp)
1.4.2- Một số kinh nghiệm của Trung Quốc x
Công tác chống buôn lau GLTM ở Trung Quốc giao cho lực lượng Hải quan chủ trì là chính Trong mấy năm gần đây, Hải quan Trung Quốc
đã liên tiếp dính dáng đến nhiều vụ án nghiêm trọng (7 cán bộ Hải quan cấp trưởng đơn vị bị ra Toà, trong đó có 2 người bị tử hình) Hủ bại, thaim những diễn biến ở nhiều khâu công tác nghiệp vụ song trọng điểm xảy ra ở công tác kiểm tra hàng hoá thông quan Hiện nay Hải quan Trung Quốc đang tập trung vào việc cải cách, xây dựng liêm chính, đặc biệt là công tác này đã được Llải quan Trung Quốc thực hiện triệt để
Công tác kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu là khâu có ảnh hưởng xuyên suốt toàn bộ quy trình nghiệp vụ Hải quan Nó là cái chốt chặn bảo đắm lợi ích Quốc gia Song ở đây nhân viên Hải quan có cơ hội tiến xúc với chủ hàng, bọn gian thương luôn tìm cách lôi kéo dụ dỗ cán hộ Hải quan
đi vào con đường hủ bại Hiện tượng kiểm hay không? kiểm như thế nào?
Ai kiểm? Ai cho đi ai giữ lại, tính tuỳ tiện được duy trì rất cao!
36