Vậy dùng khái niệm nào cho môn học này?1 Trong công trình Các thể loại và loại hình mỹ thuật của nhà nghiên cứu Nguyễn Trân viết: Nghệ thuật tạo hình là một loại hình nghệ thuật có quan
Trang 1VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH
LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI
HÀ NỘI 2018
Trang 22
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Chủ biên PGS.TS Hoàng Minh Phúc
GIÁO TRÌNH
LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI
Trang 3Trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành mỹ thuật, lịch sử mỹ thuật thế giới là một trong những môn học cần thiết giúp sinh viên nắm bắt được diễn trình phát triển của mỹ thuật Trên cơ sở đó, nội dung giáo trình Lịch sử mỹ thuật thế giới được trình bày gồm những chương mục sau đây:
Chương 1: Những vấn đề chung về Lịch sử mỹ thuật thế giới
Chương 2: Mỹ thuật nguyên thuỷ
Chương 3: Mỹ thuật cổ đại
Chương 4: Mỹ thuật Trung cổ
Chương 5: Mỹ thuật Phục hưng
Chương 6: Mỹ thuật thế kỷ XVII, XVIII
Chương 7: Mỹ thuật thế kỷ XIX
Chương 8: Mỹ thuật thế kỷ XX
Mặc dù đã rất nỗ lực trong quá trình biên soạn, song tài liệu khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những góp ý của bạn đọc để tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Trang 4Chương 1: Những vấn đề chung về lịch sử mỹ thuật thế giới 4
Chương 2: Mỹ thuật nguyên thủy
1 Nguồn gốc của nghệ thuật tạo hình
2 Đặc điểm nghệ thuật thời kỳ nguyên thủy
3 Những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu
Chương 6: Mỹ thuật thế kỷ XVII, XVIII
4 Chủ nghĩa Tân Ấn tượng
5 Chủ nghĩa Hậu Ấn tượng
Trang 55
Chương 8: Mỹ thuật thế kỷ XX
1 Chủ nghĩa dã thú
2 Chủ nghĩa lập thể
3 Nghệ thuật trừu tượng
Tài liệu tham khảo
Trang 66
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 77
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI
1 Khái niệm mỹ thuật và lịch sử mỹ thuật
1.1 Khái niệm về mỹ thuật
Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông định nghĩa mỹ thuật là:
Từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạo hình chủ yếu là hội họa, đồ họa,
điêu khắc, kiến trúc Nói cách khác, từ mỹ thuật (đẹp + nghệ thuật) chỉ cái
đẹp do con người hoặc thiên nhiên tạo ra mà mắt ta nhìn thấy được, vì lý
do này người ta còn dùng từ nghệ thuật thị giác (art visuel) để nói về mỹ thuật [16, tr.106]
Trong một số công trình về lịch sử mỹ thuật đã xuất bản, các tác giả thường sử dụng khái niệm lịch sử nghệ thuật thay vì lịch sử mỹ thuật Chính vì vậy, chúng
ta cũng có cụm từ nghệ thuật tạo hình Vậy dùng khái niệm nào cho môn học này?1
Trong công trình Các thể loại và loại hình mỹ thuật của nhà nghiên cứu Nguyễn
Trân viết:
Nghệ thuật tạo hình là một loại hình nghệ thuật có quan hệ đến sự thụ cảm bằng thị giác và sự tạo thành hình tượng lấy từ thế giới bên ngoài đưa lên mặt phẳng hoặc trong không gian nào đấy, mặt phẳng đó có thể là giấy, bìa, có thể là bản gỗ, tường, trần nhà… Không gian đó có khi ở ngoài trời, có khi ở trong nhà… Liệt vào nghệ thuật tạo hình còn có cả kiến trúc và nghệ thuật ứng dụng (trước đây ta thường gọi đó là mỹ thuật đời sống) Tuy nhiên, kiến trúc và một bộ phận lớn của nghệ thuật ứng dụng (như bàn ghế, áo quần, ấm chén…) có điểm khác với hội họa, đồ họa và điêu khắc ở chỗ, chúng luôn cần được tái tạo một cách trực tiếp và chặt chẽ với thực tế bên ngoài [24, tr.5]
Tiếng Pháp nghệ thuật tạo hình được gọi là Plastic Art, nhưng mỹ thuật là
Beaux Arts (tiếng Anh là Fine Art) Tuy nhiên theo thời gian, khi các loại hình
mỹ thuật phát triển, khái niệm mỹ thuật cũng vì thế mở rộng và chuẩn xác ngữ nghĩa cho phù hợp với chức năng của nghệ thuật Ví dụ: Nghệ thuật tạo hình được gọi là Plastic Art, các lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng được gọi chung là Applied Art bao gồm: nghệ thuật trang trí là Decorative Art, nghệ thuật thiết kế
1 Để thống nhất về mặt thuật ngữ và cập nhật tính hiện đại của lịch sử nghệ thuật, trong nội dung Giáo trình tác giả sử dụng cụm từ mỹ thuật và Lịch sử mỹ thuật cho sát nghĩa với thời điểm hiện tại
Trang 88
là Design Art, nghệ thuật thủ công là Craft Art… Hoặc mỹ thuật và kiến trúc không gọi là nghệ thuật tạo hình nữa mà gọi là Nghệ thuật không gian (Temporal Arts) để phân biệt với Nghệ thuật thời gian bao gồm văn, thơ, âm nhạc (Temporal Arts) và Nghệ thuật sân khấu điện ảnh là nghệ thuật không gian
- thời gian (Spacial Temporal Arts)… Những khái niệm này, ở thời kỳ Phục hưng và các từ điển mỹ thuật thế kỷ XIX trở về trước chưa có Ngay cả, khái niệm Nghệ thuật tổng hợp bao gồm nghệ thuật thính giác và thị giác cũng mới được bổ sung trong thế kỷ XX, XXI
Do vậy, khái niệm nghệ thuật tạo hình bao gồm cả hội họa, đồ họa, điêu
khắc, kiến trúc và mỹ thuật ứng dụng hiện nay được thay thế bằng khái niệm mỹ
thuật bao gồm hội họa, đồ họa, điêu khắc, các loại hình nghệ thuật mới (như instalation, performance, video art…) và được gọi chung là nghệ thuật thị giác hay Visual Art Nghệ thuật kiến trúc và mỹ thuật ứng dụng do sự phát triển đặc
thù đã tách thành những ngành độc lập
1.2 Khái niệm Lịch sử mỹ thuật
Lịch sử mỹ thuật là môn học nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của các loại hình nghệ thuật theo tiến trình thời gian Tuy nhiên, như khái niệm về
mỹ thuật, các nhà nghiên cứu đi trước do yếu tố lịch sử phần lớn sử dụng khái niệm lịch sử nghệ thuật Do vậy, các khái niệm lịch sử nghệ thuật vẫn được dẫn dắt như là một phần không thể thiếu của lịch sử
Giáo trình Lịch sử nghệ thuật đã đưa ra khái niệm về Lịch sử nghệ thuật
như sau:
Lịch sử nghệ thuật là lĩnh vực nghiên cứu nghệ thuật với các thành phần: tác phẩm, hoạt động, nghệ sĩ trong bối cảnh lịch sử gắn với chúng Các nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật nhận xét giá trị, định vị tác phẩm, nghệ
sĩ, hoạt động nghệ thuật trong diễn biến văn hóa, xã hội, chính trị của mỗi giai đoạn, thời kỳ Bộ môn lịch sử nghệ thuật xem xét nghệ sĩ và tác phẩm của họ trên nhiều khía cạnh khác nhau: theo biên niên sử với phong cách, trường phái của từng thời đại và tiểu sử nghệ sĩ, theo chủ đề, theo sự liên
hệ với khảo cổ học [8, tr.11]
Việc nghiên cứu nghệ thuật như một môn lịch sử ra đời từ thế kỷ XVI khi
chủ nghĩa nhân văn thời kỳ Phục hưng coi trọng các ý niệm chủ nghĩa cổ điển,
tính chất cổ, sự suy tàn… kết hợp với nghiên cứu tiểu sử tác giả, tác phẩm, sắp
xếp các nghệ sĩ tiền bối hay đương thời theo quan điểm lịch sử Từ đó, mới có các công trình nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật, về cuộc đời các họa sĩ, về giáo trình hội họa hay điêu khắc…
Trên thực tế, khái niệm về lịch sử mỹ thuật có nhiều quan điểm và nhiều quan điểm trái ngược Ví dụ:
- Học giả Winckelmann người Đức (1717-1768) quan niệm lịch sử nghệ thuật như một khoa học đến từ khảo cổ học
- Học giả Heghel người Đức, trước năm 1828 đã đặt ra hai câu hỏi cơ bản trong tác phẩm mỹ học của mình: nghệ thuật tự giải phóng khỏi tư tưởng như thế nào?
Và làm sao nghệ thuật của các thời kỳ khác nhau trở thành một bộ phận của đời
Trang 99
sống tinh thần hiện tại? Trong khi đó, tinh thần mỗi thời đại phản ánh trong phong cách, vậy mà nghệ thuật là một trong những yếu tố cấu thành của sự phát triển của tinh thần
- Năm 1827, K.F Rumohr - người sáng lập khoa nghiên cứu hiện đại các tư liệu trong Lịch sử nghệ thuật đã phản đối những quan điểm trên của Winckelmann
và Heghel Ông là người đầu tiên xây dựng và sắp xếp các tác phẩm tại Bảo tàng Berlin theo các trường phái nghệ thuật, chú ý tới các kỹ thuật thể hiện tác phẩm của các nghệ sĩ, tới những yêu cầu của ông chủ đối với các đơn đặt hàng với họa sĩ… Ông quan điểm, tác phẩm nghệ thuật phải gắn với môi trường, chủng tộc và phong tục…
Tính đến nay, khi các trường phái, trào lưu nghệ thuật không ngừng được
mở rộng và bộ sưu tập tác phẩm của các nghệ sĩ tại các bảo tàng quốc gia không ngừng được tăng lên thì vai trò của lịch sử mỹ thuật vẫn tập trung nghiên cứu những khía cạnh sau:
- Tác phẩm của họa sĩ
- Cuộc đời hoạt động nghệ thuật của nghệ sĩ
- Bối cảnh lịch sử và môi trường mà nghệ sĩ sinh sống và sáng tác
Và các nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật sẽ xem xét tiểu sử nghệ sĩ, tác phẩm và hoạt động sáng tác của các nghệ sĩ dựa trên biên niên sử với phong cách, trường phái của từng thời đại trên cơ sở liên ngành với các lĩnh vực khảo
cổ học, dân tộc học, văn hóa học…
2 Phương pháp học tập và nghiên cứu lịch sử mỹ thuật
2.1 Phương pháp nghiên cứu một tác phẩm mỹ thuật
Để hiểu được một tác phẩm mỹ thuật, trước hết chúng ta phải xem xét từng nội dung sau:
- Họa sĩ/Điêu khắc gia: là người sáng tác, tạo ra tác phẩm
- Tác phẩm: là thành quả sáng tạo của người họa sĩ nhờ vào các chất liệu, vật liệu để làm nên những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ
- Bối cảnh lịch sử: xã hội đương thời người họa sĩ sinh trưởng và hoạt động nghề nghiệp Đây chính là quá trình sáng tạo để tạo ra tác phẩm của người họa
sĩ
2.2 Nghiên cứu theo diễn trình lịch sử
Phương pháp sử dụng diễn trình lịch sử (biên niên sử) để nghiên cứu lịch
sử mỹ thuật là phương pháp phổ biến và dễ tiếp cận Ưu việt của phương pháp này ở chỗ người học dễ dàng định vị được tác phẩm nghệ thuật, nghệ sĩ trong bối cảnh của thời đại Nhưng nhược điểm là khó nhận biết, so sánh những đặc điểm tương đồng hay dị biệt giữa những tác phẩm, tác giả từ những nền văn hóa khác nhau Trong trường hợp này, để tìm hiểu kỹ hơn, người học có thể sử dụng
Họa sĩ
Điêu khắc gia
Tác phẩm Quá trình sáng tạo
Trang 102.3 Nghiên cứu theo chủ đề sáng tác
Đề nghiên cứu lịch sử mỹ thuật, ngoài các tiếp cận thông thường theo trình tự thời gian, chúng ta có thể xem xét tác phẩm nghệ thuật từ chủ đề sáng tác của người nghệ sĩ Những chủ đề chính được đề cập đến trong các tác phẩm như sau:
- Chân dung và thân thể con người
2.4 Nghiên cứu theo chất liệu
Các chất liệu hội họa
Trang 11Câu hỏi ôn tập
1 Anh (chị) hãy nêu khái niệm về mỹ thuật?
2 Anh (chị) hãy nêu khái niệm về lịch sử mỹ thuật?
3 Nêu những phương pháp nghiên cứu và học tập lịch sử mỹ thuật?
Tài liệu tham khảo
1 Đặng Thái Hoàng, Nguyễn Văn Đỉnh và các tác giả (2006), Giáo trình Lịch
sử nghệ thuật, Nxb Xây dựng, Hà Nội
2 Đặng Thị Bích Ngân (Chủ biên) (2002), Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ
thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội
Trang 1313
Chương 2
MỸ THUẬT NGUYÊN THỦY
Mục tiêu bài học
- Giúp sinh viên nắm được nguồn gốc, sự ra đời nghệ thuật tạo hình
- Các giai đoạn phát triển của mỹ thuật ở thời kỳ nguyên thủy
- Đặc điểm của mỹ thuật thời nguyên thủy
- Con người thời kỳ nguyên thủy đã làm nghệ thuật ra sao
- Vai trò của mỹ thuật ở thời kỳ nguyên thủy
1 Nguồn gốc của nghệ thuật tạo hình
Con người xuất hiện cách đây khoảng hơn 3 triệu năm, từ chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, sống bầy đàn đến việc lấy thức ăn từ hái lượm, săn bắn, lấy tán cây, hang động làm nơi trú ẩn Dần dần, trong quá trình tiến hóa, con người đã làm chủ thiên nhiên, phát minh ra lửa, khai thác tự nhiên và tạo cho mình nơi cư trú cố định Từ những cơ sở vật chất đơn sơ đó, con người tạo
ra những tác phẩm nghệ thuật Bằng trí tưởng tượng người nghệ sỹ nguyên thủy
đã tạo ra những tác phẩm hội họa, điêu khắc đầu tiên cho nhân loại, lý do thúc đẩy sự sáng tạo đó có nhiều giả thuyết cho rằng: có thể bắt nguồn từ tôn giáo, từ nhu cầu trang trí hang động, hay nhu cầu muốn tái hiện những hình ảnh họ nhìn thấy được trong cuộc sống hàng ngày như cảnh đi săn, hình ảnh bò rừng, voi, hươu… lên vách hang động nơi họ sinh sống, trang trí những vật dụng hàng ngày như đồ gốm, trang trí cơ thể, làm đẹp bản thân Ở thời điểm đó, chưa xuất
hiện những khái niệm nghệ sĩ và người sáng tác nhưng dù từ lý do nào họ cũng
là những nhà thiết kế đồ trang sức xa xưa nhất, là những người thợ vẽ hoa văn
trang trí gốm tài ba nhất và đã để lại cho nhân loại rất nhiều bằng chứng về những tác phẩm đầu tiên trong lịch sử nhân loại trên nhiều nơi trên thế giới Những tác phẩm được tìm thấy sớm nhất có niên đại khoảng 35.000 năm TCN
và tập trung nhiều ở châu Âu và châu Phi
Trang 1414
Ở thời kỳ nguyên thủy, các tác phẩm nghệ thuật từ tạo hình đến đồ gia
dụng đã có mặt trong đời sống của người nguyên thủy tự nhiên như cuộc sống hàng ngày của họ Những hình vẽ trên vách hang, trên lăng mộ, trên những mảnh gốm, những tác phẩm điêu khắc bằng đất nung, bằng đá hình người, hình thú… từ đơn giản đến phức tạp được lưu giữ cùng thời gian bên cạnh đời sống của người nguyên thủy
2 Đặc điểm nghệ thuật thời kỳ nguyên thủy
“Con người thấu hiểu hiện thực khách quan đến đâu, nghệ thuật cùng tiến thêm đến đó Tác phẩm nghệ thuật là biểu hiện sự nhận biết về thế giới xung quanh mình của con người ở thời kỳ sơ khai nhất” [3, tr.10] Những tác phẩm thời kỳ này đã thể hiện trình độ sáng tạo, trí tưởng tượng, sự quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo của người nguyên thủy Từ những hình vẽ độc lập, đơn lẻ đến các hình tượng theo một chủ đề nhất định cho thấy con người thời kỳ nguyên thủy có khả năng diễn tả điêu luyện và sống động những động tác chuyển động và cấu trúc của động vật như bò rừng, ngựa, hươu, sư tử… Những hình vẽ được đơn giản hóa, sơ đồ hóa hoặc vẽ ước lệ nhưng không kém phần sinh động, chính điều này đòi hỏi ở họ sự quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo để thể hiện những hình vẽ này
Theo cách phân kỳ của khảo cổ học, thời kỳ nguyên thủy được gọi là thời
kỳ đồ đá dựa vào công cụ và chất liệu đá mà người nguyên thủy sử dụng trong giai đoạn này Thời kỳ nguyên thủy, con người sống với nhau theo chế độ thị tộc
và chia thành từng nhóm nhỏ sống trong hang đá, hoặc trong lòng đất Họ săn bắn, đánh cá, hái lượm để lấy thức ăn, cùng làm chung, ăn chung và có quan hệ
họ hàng gần gũi Những tác phẩm nghệ thuật thường tập trung thể hiện hình dáng động vật (chủ yếu là hình vẽ trên các vách hang động) và con người (tập trung vào các tác phẩm điêu khắc nhỏ được làm bằng đá vôi, ngà…) Do vậy,
nghệ thuật nguyên thủy còn được là nghệ thuật hang động Hình tượng con
người trên vách hang động chỉ chiếm vị trí phụ bên cạnh hình tượng thú Nhưng trong điêu khắc lại phát hiện chủ yếu là tượng người, đặc biệt là tượng phụ nữ
Trang 1515
(venus) được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới với các kích thước to nhỏ khác nhau bằng các chất liệu như ngà, sừng, xương, đá hoặc đất nung Nhìn chung, mảng tượng này đều có chung một đặc điểm là tỷ lệ chung chưa cân đối, các chi tiết ngực, bụng, mông được cường điệu, phần đầu, chân dung và tay chân diễn tả đơn giản hoặc gần như không diễn tả
Bên cạnh các hình vẽ trên hang động, các tác phẩm điêu khắc (tượng tròn), còn có những tác phẩm được chạm khắc trang trí hoa văn trên dao găm, trên sản phẩm gốm, đồ trang sức… chỉ đơn thuần mang tính chất trang trí làm đẹp cho sản phẩm nhưng đây là tiền thân của nghệ thuật trang trí sau này
3 Những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu
3.1 Tác phẩm trong hang động
Hang động Altamira (Tây Ban Nha)
Hang Altamira được phát hiện bởi Marcelino Sanz de Santuola năm 1879, nằm
ở thị trấn Santilana del Mar vùng Catabria, cách thành phố Santander 30km và được Unesco công nhận là Di sản thế giới năm 1985 Hang Altamira với chiều dài gần 300m, cao 2m, hiện lưu giữ 150 hình vẽ tiêu biểu nhất minh chứng cho nghệ thuật nguyên thủy thời kỳ đồ đá với niên đại từ 15.000-12.000 năm TCN
Bò rừng, Hang Altamira, 15.000 năm TCN
Nguồn: 30.000 Years of Art
Trang 1616
Đề tài trên vách hang động chủ yếu là động vật hoang dã như bò rừng, ngựa, sơn dương, gấu, hươu nai, sư tử và những dấu vân tay vẽ bằng than màu vàng nâu Xung quanh những con vật còn có những đường nét gấp khúc thể hiện không gian nơi con vật trú ngụ với đường nét mang tính tả thực, sống động, màu sắc được làm từ khoáng chất khiến màu sắc không phai màu mà tươi sáng… Nhiều học giả gọi Altamira là thánh đường đồ đá của châu Âu và cho rằng các hình vẽ trong hang động Altamira ở Tây Ban Nha có nhiều nét tương đồng với những
bích họa trong một số hang động ở Pháp cùng thời kỳ
Hang Lascaux (Dordogne, Pháp)
Hang Lascaux nằm ở phía Tây Nam nước Pháp được phát hiện năm 1940 có
niên đại 16.000 năm TCN Nơi đây còn được gọi là Nhà nguyện Sistine thời tiền
sử là một minh chứng quan trọng cho lịch sử nghệ thuật thời tiền sử và được
Unesco xếp hạng Di sản thế giới năm 1979 Các tác phẩm khắc họa trên vách hang chủ yếu là hình vẽ tả thực về các loài động vật trong cuộc sống như bò rừng, ngựa, hươu, tê giác, gấu, nai…, những hình người nhảy múa (có thể trong một lễ nghi nào đó) và một số hình khác trừu tượng khác Các hình vẽ đề sử dụng khoáng sản màu để tô, một số hình khác được khắc sâu trên đá cho thấy sự phát triển về năng lực sáng tạo, khả năng quan sát và đôi bàn tay khéo léo, thành thạo trong từng nét vẽ Người nguyên thủy đã tạo ra một thế giới hình ảnh sắc nét, phong phú và đa dạng nơi mình sinh sống mô tả chi tiết cuộc sống săn bắt của người tiền sử
Hang Font de Gaume (Les Eyzies, Pháp)
Được phát hiện năm 1901, Font de Gaume có niên đại khoảng 25.000 năm TCN Theo thống kê của các nhà khảo cổ, Font de Gaume có khoảng 230 hình vẽ động vật từ voi mamut, bò rừng, ngựa, tuần lộc, tê giác… trong đó có 82 hình bò rừng, 40 hình con ngựa, 20 hình voi mamut Các con vật được tô vẽ nhiều màu, màu chủ đạo thường là màu đỏ, nâu và đen; có một số hình ảnh mới được vẽ chồng lên những hình đã vẽ trước đó, điều này giúp chúng ta có thể phân biệt được trình tự thời gian của quá trình phát triển nghệ thuật Bên cạnh những hình
vẽ đã phát hiện từ năm 1901, năm 1966 các nhà khảo cổ học còn tìm thấy những
Trang 1717
hình phù điêu bò rừng đặc biệt ấn tượng với đường nét tinh xảo, tô màu nâu đỏ bên trên lớp đá vôi màu vàng, sát phía nền của hang
Hình vẽ trên vách hang Lascaux (Pháp)
Hình vẽ trên vách hang Font de Gaume (Pháp)
Trang 1818
Hình vẽ trên vách hang Combarelles (Pháp)
Hình vẽ trên vách hang Chauvet (Pháp)
Hang Combarelles (Pháp)
Được tìm thấy cùng năm với hang Font de Gaume năm 1901, chiều dài hang gần 300m diễn tả rất nhiều hình ảnh ngựa (hơn 100 hình vẽ), tuần lộc, sư tử cái, bò rừng, voi mamut, những hình kỷ hà về nhân vật nữ (không có đầu)…
Hang Chauvet (Pháp)
Hang Chauvet được phát hiện trong những năm gần đây 1994, nằm gần d’Arc có niên đại từ 30.000 năm TCN Những tác phẩm tạo hình ở đây rất phong phú và đa dạng, thể hiện 13 loại động vật khác nhau như ngựa, bò, tuần lộc, sư tử, báo, gấu, cú, tê giác và linh cẩu Những hình thức nghệ thuật này
Trang 19Pont-19
cũng phản ánh đời sống tinh thần rất phong phú của người nguyên thủy dựa trên đời sống, văn hóa và tín ngưỡng từ cách nay 30.000 năm trước Việc đặt ra câu hỏi: vậy ý nghĩa của những tác phẩm này là gì? luôn được đặt ra, nhưng không thể tìm được câu trả lời chính xác Xã hội nguyên thủy hiện hữu thông qua các tác phẩm nghệ thuật, khiến nghệ thuật như một lời khẳng định sự hiện diện của một nền văn hóa, một niềm tin đối với tín ngưỡng, với các linh hồn của thế giới siêu nhiên
Hang Niaux (Pháp)
Niaux nằm ở chân đồi phía bắc của dãy núi Pyrenees, ngay phía nam Pháp, được tìm thấy và công nhận năm 1906 có niên đại 14.000 năm TCN Hình vẽ trong hang Niaux với hơn 100 con vật: 29 con ngựa, 52 con trâu, 3 gia súc, thuộc về
dê 15, 2 hươu, 2 cá, 2 hình người, và nhiều dấu hiệu và dấu chấm câu Đa số hình vẽ được thể hiện ở khu vực cuối hang Những hình vẽ này phần lớn thể hiện đường viền bằng 2 màu đen và đỏ, không tô màu, không gợi khối như những hình vẽ trong hang động Lascaux hay Altamiral Theo phân tích hóa học, người nguyên thủy đã sử dụng mangan và than (gỗ mềm) trộn với chất kết dính (mỡ động vật, nhựa cây hoặc dầu) để vẽ
Trang 2020
Hình ảnh bò rừng, ngựa với mũi tên bị bắn trên cơ thể ở hang Niaux (Pháp)
3.2 Tác phẩm điêu khắc
Venus of Willendorf (Áo)
Tìm thấy năm 1908 tại thị trấn Willendorf (Áo) có niên đại từ 30.000-25.000 năm TCN Tượng cao 11 cm, phần ngực, bụng và mông được cường điệu, tay và chân nhỏ, tỷ lệ không cân đối, phần đầu không có chân dung, thay vào đó là những vòng tròn đều đặn chạy vòng quanh, che kín khôn mặt Bức tượng được khắc bằng đá vôi và mang đậm tính phồn thực
Venus of Willendorf, cao 11cm Venus of Lespugue, cao 15cm
Trang 21
Venus of Laussel (Pháp)
Cao 44cm, chạm khắc trên đá vôi, tìm thấy ở Dordogne (Pháp), có niên đại từ 29.000-22.000 năm TCN Hình tượng người phụ nữ khỏa thân, đầu ở tư thế nghiêng, khuôn mặt không được mô tả (đây cũng là đặc điểm chung đối với các tượng venus thời kỳ nguyên thủy); ngực, bụng và hông lớn, mái tóc dài, tay phải cầm chiếc sừng bò hình lưỡi liềm, phía trên sừng bò có khắc vạch, tay trái đặt lên bụng, đây là tác phẩm đầu tiên thể hiện hình tượng người cầm đồ vật
Venus of Brassempouy (Pháp)
Bức tượng này chỉ còn lại chiếc đầu, cao 3,65cm, khắc trên ngà voi mamut, được tìm thấy ở hang Brassempouy (Landes, Pháp), có niên đại 21.000 năm TCN Đây là bức tượng có phong cách hiện đại nhất, và mang tính tả thực về khuôn mặt, kiểu tóc, sống mũi và cổ cao thanh tú
Bò rừng (Pháp)
Tác phẩm được tìm thấy ở Madeleine
gần Dordogne (Pháp) có niên đại 15.000
năm TCN, miêu tả hình ảnh một con bò
rừng, đầu quay nghiêng đang liếm cơ thể
mình Loại động vật này nay đã bị tuyệt
chủng và chúng ta thường thấy chúng
trong trang trí nội thất hoặc các hình vẽ
Bò rừng
Trang 2222
trên vách hang động Hình dáng con bò được chạm khắc tài tình và trông giống
vũ khí của người nguyên thủy
3.3 Nghệ thuật kiến trúc thời kỳ tiền sử
Chưa thể đưa nghệ thuật kiến trúc thành một ngành nghiên cứu riêng biệt ở trong xã hội nguyên thủy, nhưng tạm phân loại một số kiến trúc đơn giản trong giai đoạn này: 1 Kiến trúc cư trú (nhà ở, hang động); 2 Kiến trúc thờ cúng (mộ hoặc nơi thực hành nghi lễ thờ cúng)
Do lối sống du mục trong suốt một thời gian dài hàng chục vạn năm sống trong hang động thiên nhiên và hang động gia công, người nguyên thủy chuyển dần sang lối sống định cư, tạo nơi ở dù còn rất đơn sơ như đào hầm trong lòng đất, lấy cây ghép thành lều, sử dụng các liếp chắn gió với các vật liệu dễ tìm như cành cây, tre, nứa và trát bùn đất hình chóp nón, nhà vuông mái dốc hai bên hay hình vòm khum (thời kỳ đồ đá cũ); nhà sàn, nhà bằng đất không nung (hậu kỳ đá mới)…, một số kiến trúc thờ cúng như mộ đá (dolmen), cột đá (menhir), lan can
đá (cromlech) (thời kỳ đồ đồng) ở một số nơi như Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển… Từ nhu cầu định cư, thôn xóm dần được hình thành, làng mạc tập trung, các hình thức kiến trúc nhà ở khác dần dần ra đời phù hợp với khí hậu, lối sống, cách sinh hoạt của từng bộ tộc
a Dolmen (còn gọi là phòng đá, thạch đài hay bàn đá)
Là ngôi mộ nguyên thủy là nơi mai táng và thờ cúng các lãnh chủ và phù thủy lúc bấy giờ Đó là những công trình làm bằng 2 cột đá lớn dựng đứng, bên trên đặt một tấm đá ngang Ban đầu kích thước của phòng đá nhỏ (dài 2m và cao 1,5m), dần dần được xây bằng các khối đá lớn hơn đặt cách nhau tới 20m và tấm
đá lợp nặng tới hàng chục tấn Cách xây dựng phòng đá được dự đoán là : Đầu tiên người ta dựng những cột đá đứng trước, phủ đá và đất tới cột, nén chặt, tiếp
đó đặt đòn khiên, con lăn trượt tấm đá mái lên Sau đó tháo dỡ nền đá nhỏ, tháo đòn khiêng và con lăn Phòng đá được tìm thấy ở một số nơi như Đức, Thụy Điển, Pháp, Anh Phòng đá tìm thấy ở Đức, phía trên còn đắp đất như hình ngôi
mộ đích thực
Trang 23c Cromlech (lan can đá, thạch hoàn)
Là một vòng tròn hoặc những vòng tròn đồng tâm, dựng nên bởi những cột đá, trên lợp các tấm đá dài tạo thành hình vòng tròn khép kín Lan can đá dùng để cúng ma thuật, ở giữa là một tấm đá dùng để đặt vật hy sinh cho lễ cúng
Newgrange (Ireland)
Nghĩa trang Newgrange được tìm thấy năm 1699, là nơi chôn cất các vị vu dòng Tara khoảng 3.200-2.500 năm TCN, đây là một trong những đài tưởng niệm ấn
tượng nhất thời tiền sử ở Châu Âu Nằm ở thung lũng Boyne, Ireland, được
công nhận là Di sản thế giới năm 1993 Chiều dài là 18m, bức tường thành làm bằng đá khổng lồ, tiếp theo là 35 cột đá nặng từ 20-40 tấn xếp dựng đứng quanh
ụ đá để tạo thành một vòng tròn lớn, phía trong tạo thành hình oval Nhiều ý
kiến cho rằng đây là nơi chôn cất hoặc tế thần dành cho người Ireland cổ đại hoặc là một đài thiên văn quan sát mặt trời của đền thờ Trên những phiến đá
Trang 24Stonehenge là một tượng đài cự thạch và là trung tâm nghi lễ thời kỳ đồ đá mới
và thời kỳ đồ đồng ở miền nam nước Anh Stonehenge có niên đại từ 3100-2000 năm TCN, được Unesco công nhận là Di sản thế giới năm 1986 và là một trong những địa điểm tiền sử nổi tiếng thế giới
Stonehenge bao gồm các công sự bằng đất (xây dựng từ năm 3100-2800 năm TCN) bao quanh một vòng đá (xây dựng trong khoảng 2500-2000 năm TCN)
Đá có 2 loại: những khối cứng chắc để tạo ra vòng ngoài công trình và những khối đá mềm hơn (đá xanh) lấy từ các vỉa than và quặng, tạo ra vòng trong của Stonehenge Những khối đá nặng từ 25-50 tấn được mang đến từ dãy núi Prezeli (miền Tây xứ Wales) nằm cách Stonehenge 200km, bằng cách nào đó những viên đá cực lớn được vận chuyển đến khu với những phương tiện vận chuyển
Trang 25Câu hỏi ôn tập
1 Phân tích những đặc điểm của Mỹ thuật nguyên thủy?
2 Anh (chị) hãy nêu nhận xét về quá trình phát triển của Mỹ thuật nguyên thủy?
3 Anh (chị) hãy nêu vai trò của mỹ thuật ở thời kỳ nguyên thủy như thế nào?
4 Anh (chị) hãy nêu một số tác phẩm tiêu biểu của các “nghệ sĩ” thời kỳ nguyên thủy?
Tài liệu tham khảo
1 Phạm Thị Chỉnh (2006), Lịch sử mỹ thuật thế giới, Nxb Đại học Sư phạm, Hà
Nội
2 Wend Beckett (Lê Thanh Lộc dịch) (1996), Lịch sử hội hoạ, Nxb Văn hoá
Thông tin, Hà Nội
3 (2007), 30,000 years of art: The story of Human Creativity Across Time and
Space, Phaidon Press, London
4 (2009), 10,000 years of art, Phaidon Press, London
Trang 2626
Chương 3
MỸ THUẬT CỔ ĐẠI
Mục tiêu bài học
- Giúp sinh viên hiểu được lịch sử hình thành phát triển của nghệ thuật cổ đại
- Đặc điểm của nghệ thuật Ai Cập, Hy Lạp, La Mã
- Nhận biết và đánh giá các công trình kiến trúc, điêu khắc, các tác phẩm mỹ thuật, nghệ thuật gốm… của Ai Cập cổ đại, La Mã cổ đại và Hy Lạp cổ đại
NGHỆ THUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI 1.1 Khái quát chung về nghệ thuật Ai Cập cổ đại
Ai Cập nằm ở Đông Bắc Châu Phi, là trung tâm thương mại cho các tuyến đường đến và đi từ Tây Á, Địa Trung Hải và Trung Phi Phía Bắc giáp với Địa Trung Hải, phía Đông giáp với Biển Đỏ và sa mạc, phía Tây là sa mạc… Lãnh thổ Ai Cập dài và hẹp, chạy dọc suốt 6.650km chiều dài của sông Nile Đây là con sông dài nhất thế giới, bồi đắp nên nền văn minh Ai Cập cổ xưa, nhà triết học nổi tiếng Herodotos đã nói rằng: “Ai Cập là quà tặng của sông Nile” Hiện tượng nước dâng định kỳ của sông Nile đã mang lại sự màu mỡ, sự giàu có cho
Ai Cập, thúc đẩy hình thành nền văn minh Ai Cập, hình thành quan niệm bất tử đặc biệt của người Ai Cập đồng thời cũng để lại một dấu ấn sâu đậm trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại
Ai Cập cổ đại được tính từ 6000-3100 năm TCN, các nhà sử học thường gọi giai đoạn này là thời kỳ Tiền vương triều của Ai Cập - thời kỳ Ai Cập cổ đại dần thống nhất các tiểu bang phân tán Năm 3100 TCN vua Narmer đã thống nhất Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập, thiết lập vương triều thứ nhất Quá trình phát triển của nghệ thuật Ai Cập cổ đại được chia làm 3 thời kỳ:
1 Cổ vương quốc: 3100-2130 năm TCN
2 Trung vương quốc: 2130-1580 năm TCN
3 Tân vương quốc: 1580-332 năm TCN
Trang 2727
Cổ vương quốc là thời kỳ trị vì của vương triều thứ 1-10, trung tâm là
Memphis Vị Pharaoh đầu tiên là Menes Narmer, người có công thống nhất đất
nước Ai Cập Đây là thời kỳ các ngành nghề của Ai Cập cổ đại phát triển toàn diện như nông nghiệp, thương nghiệp, kiến trúc… các Pharaoh được coi là hóa thân của thần thánh, họ bắt đầu xây dựng Mastaba và Kim tự tháp Kim tự tháp đầu tiên ở dạng bậc thang do vua Djoser cho xây cất, đến vương triều thứ tư nghệ thuật kiến trúc của Kim tự tháp đã đạt đến đỉnh cao với Khufu, Khafra, Menkaure ở cao nguyên Giza Ở giai đoạn này, những chuẩn mực của thẩm mỹ cũng gắn liền với truyền thống tôn thờ thần linh và nghệ thuật tập trung chủ yếu
ở các loại hình đồ vật thờ cúng, bích họa, phù điêu tô màu, các sản phẩm mỹ nghệ như gương, lược và bình gốm, đồ kim hoàn với những trang trí hình học sinh động, các hình ảnh cách điệu hóa hình tượng các thánh thần, nghệ thuật điêu khắc tập trung ở mảng chân dung các Pharaoh và các tượng thờ khác
Trung vương quốc là thời kỳ trị vì của vương triều thứ 11 đến 17, Ai Cập
mở rộng xuống phía Nam (Thượng Ai Cập), thủ đô chính là Thebes Nghệ thuật tạo hình thời kỳ này chủ yếu gắn bó với đền đài, vừa có xu hướng giữ gìn các chuẩn mực truyền thống, vừa tìm tòi những phong cách và ý tưởng nghệ thuật mới
Tân vương quốc từ vương triều thứ 18 đến 30, thủ đô chính là Thebes Kiến
trúc, nghệ thuật gắn liền với đền đài và lăng mộ đục trong đá tại Thung lũng các
vị vua thay thế cho Kim tự tháp ở các giai đoạn trước Văn minh Ai Cập đạt tới
giai đoạn cực thịnh Tên tuổi các vị vua nổi tiếng trong giai đoạn này là Tutankhamon, Ramesses II, Ramesses III, Ramesses IV, Akhenaton, Thutmosis III, Hatshepsu (nữ hoàng đầu tiên của Ai Cập) gắn liền với các các đền đài nổi tiếng ở Karank, Thebes và Luxor… Từ vương triều thứ 21 trở đi, quyền lực các vua Ai Cập sa sút, đất nước bắt đầu suy yếu và bị chia cắt thành nhiều quốc gia
tự trị Từ năm 332-30TCN, Ai Cập lần lượt bị các quốc gia xâm lăng Assyria,
Ba Tư và cuối cùng là La Mã thống trị (từ năm 27TCN đến năm 117 SCN)
1.2 Sự phát triển các loại hình nghệ thuật Ai Cập cổ đại
Trang 2828
1.2.1 Nghệ thuật kiến trúc
1.2.1.1 Kiến trúc lăng mộ
Ở Ai Cập cổ đại, con người quan niệm, có sự hồi sinh sau khi chết, cái chết và
sự sống luôn gắn kết với nhau, cái chết đối với họ chỉ là một sự gián đoạn tạm thời của sự sống, do vậy việc bảo tồn xác ướp sẽ giúp họ hồi sinh Từ nghi thức
đó, kiến trúc kim tự tháp ra đời không chỉ có chức năng là lăng mộ, là nơi thờ Pharaoh mà còn để khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của các vị vua Ai Cập Theo tín ngưỡng Ai Cập cổ đại, mỗi vị Pharaoh là hóa thân của một vị thần nên kim
tự tháp còn có cấu trúc như một đền thờ Tất cả các kim tự tháp của Ai Cập đều được xây ở bờ phía Tây của sông Nile, hướng về phía Mặt Trời lặn và là biểu tượng vùng đất của những người chết trong Ai Cập cổ đại Trải qua nhiều giai đoạn phát triển và biến cố của lịch sử, kim tự tháp ban đầu xây bằng gạch có bậc thang, chuyển dần sang chất liệu đá, hình chóp với 4 mặt trơn nhẵn và không có bậc thang Từ thời kỳ Tân vương quốc trở đi Ai Cập không xây dựng các kim tự tháp nữa, các Pharaoh được mai táng trong các hầm khoét sâu vào vách đá ở
Thung lũng các vị vua Với 62 mộ táng, năm 1979 nơi đây đã được Unesco công
nhận là Di sản văn hóa của nhân loại
Kim tự tháp Djoser
Kim tự tháp bậc thang Djoser được xây dựng tại Saqqara dành cho Pharaoh Djoser là vị vua triều đại thứ ba của Ai Cập Người thiết kế và lập kế hoạch xây dựng là Imhotep là tể tướng, kỹ sư, bác sĩ và là nhà khoa học nổi tiếng của Ai Cập cổ Ban đầu Djoser chỉ định xây một lăng mộ Mastaba với một phòng chôn cất bên dưới, mặt bằng hình bình hành Nhưng trải qua hàng loạt công việc xây dựng mastaba đã trở thành một kim tự tháp cao 60m với sáu tầng được xây chồng lên nhau, sử dụng 11,6 triệu mét khối đá và đất sét, các hầm bên dưới kim
tự tháp tạo nên một đường dẫn dài khoảng 5,5km Djoser là vị vua đầu tiên xây kim tự tháp, từ sau Djoser các vị vua kế nhiệm tiếp tục xây dựng kim tự tháp để chuẩn bị cuộc sống sau khi chết ngay từ khi lên ngôi
Trang 29Kim tự tháp Cheops
Trang 3030
Kim tự tháp Cheops hay Kheops là nơi an nghỉ của Pharaoh Khufre (2589-2566 TCN), vị vua thứ hai của triều đại thứ tư Cheops là công trình lớn nhất trong quần thể 3 kim tự tháp ở Giza gồm: Cheops, Menkaure, Khafre được xếp vào một trong 7 kỳ quan của thế giới còn lại đến ngày nay Kim tự tháp Cheops cao 148m, hình chóp, mỗi cạnh dài 230m, xây dựng trong khuôn viên 5ha, nguyên vật liệu là đá vôi mài nhẵn có trọng lượng từ 2,5-30 tấn/tảng Xung quanh kim
tự tháp, có nhiều công trình kiến trúc khác được xây dựng như: thần điện, kim tự tháp nhỏ là mộ cho hoàng hậu và các phi tần, khu mộ dành cho hoàng tộc và triều thần… phía trước kim tự tháp có tượng nhân sư canh giữ (sphinx), phần đầu được tạc dựa trên chân dung của Khufu, mình sư tử cao 20m, dài 73,5m làm bằng đá khối
Các hình thức cột trong nghệ thuật Ai Cập cổ đại
Trang 3131
(thần đạo) Chính điện là một căn phòng lớn với những hàng cột bao quanh còn được gọi là phòng cột Trên các di tích còn lại, cho thấy người Ai Cập thời cổ đại đã tạo ra nhiêu kiểu dáng cột: cột hình bó sậy, cột hình hoa súng, cột hình cây thốt nốt Các đền thờ Ai Cập thường được xây dựng ở hai bên bờ sông Nile, tập trung ở phía nam đất nước như đền Karnac, Luxor, hay đền Abu Simbel Tất cả kim tự tháp và đền thờ Ai Cập đều mang vẻ đẹp của sự đồ sộ, vững chắc Điều này bộc lộ một phần ở hình thức vĩ đại của các thể loại kiến trúc Ai Cập cổ đại
Đền thờ Karnak
Đền thờ Kaknar (1391-1351 TCN) Đền thờ Abu Simbel 1265TCN)
(1301-Đền Karnac là một trong những ngôi đền đẹp nhất thờ thần mặt trời của người
Ai Cập cổ đại ở Thebes xây dựng trong thời kỳ Tân vương quốc Ngôi đền được xây dựng và mở rộng từ năm 1306-1280TCN và do Ramsses II (vương triều 19) khởi công Đền Karnac có điện tích hơn 1,5x0,8km2, công trình này gồm nhiều ngôi đền, các công trình tín ngưỡng phụ, khu vực trung tâm là nơi thờ thần Amun-Re có tường bao xung quanh [20, tr.98]
Nhìn chung Karnac được bao xây dựng theo cấu trúc chung của các đền miếu ở
Ai Cập, phía ngoài là cổng đền, qua đường thần đạo tới sân rộng hình chữ nhật, phòng cột đỡ trần nhà, có mái che và hậu cung Phòng chính trong đền Karnac
có diện tích khoảng 5000m2 với 16 hàng cột đỡ trần nhà, 134 cây cột đá lớn Các cột được tạo dáng thon với mũ cột đều trang trí hoa văn hoa lá
Trang 3232
Đền thờ Abu Simbel
Abusimbel là ngôi đền được đục trong đá lớn nhất của Ai Cập cổ đại, được xây dựng trong khoảng thời gian 1301-1265TCN Kích thước đền là 36x33cm Đền thờ 3 vị thần quan trọng bảo hộ nhà nước Ai Cập, Amun-Re, Ptah và Re-Horakhty Ngôi đền hiện nay nằm ở Nubia Mặt tiền là 4 pho tượng lớn tạc vua Ramsses II cao 22m, phần trên của pho trượng thứ 2 bị đổ trong trận động đất sau khi hoàn tất công việc xây dựng không lâu Bên trong đền có 2 sảnh cột, phần trong cùng là đàn thờ, tám cái cột hình chữ nhật ở sảnh cột phía ngoài là côt có tượng thờ, cung quanh tường được trang trí nhiều phù điêu ghi lại những chiến công lừng lẫy của vua Ramsses II
Các hình thức trang trí cột của người Ai Cập cổ đại
1.2.2 Nghệ thuật điêu khắc
Các loại hình nghệ thuật Ai Cập gắn bó với nhau rất chặt chẽ, tất cả các công trình kiến trúc, điêu khắc và hội họa của Ai Cập phần lớn đều có ý nghĩa thờ cúng Các quan niệm tín ngưỡng đã sinh ra sự chuẩn hóa các hình tượng nghệ thuật, phát triển và tạo ra được nhiều hình thức độc đáo, đa dạng trong các thời
kỳ lịch sử khác nhau Trong đó, nổi bật nhất là kiến trúc và kiến trúc chi phối các loại hình khác như hội họa và điêu khắc Trong các kiến trúc lăng mộ và kiến trúc đền thờ đều có hệ thống tượng tròn (Pharaoh, nhân sư, tượng các vị thần, tượng lăng mộ) và phù điêu trang trí nhằm làm đẹp cho công trình kiến trúc
Trang 3333
Trong nghệ thuật Ai Cập cổ đại thì điêu khắc và hội hoạ thường không phân biệt
mà trộn lẫn với nhau Những phù điêu thường được chạm khắc lên tường những kiến trúc cổ hay trong những phòng mộ với các chủ đề miêu tả nhằm mục đích tôn vinh các Pharaoh hay các vị thần Mỹ thuật của Ai Cập (hội họa, điêu khắc, kiến trúc) đều tách khỏi, tiến lên một bước so với nghệ thuật thời tiền sử và quá trình tích lũy những thành tựu của nó đã hình thành một phong cách Chính vì thế mà nhân loại xem Ai Cập là một trong những khởi điểm sớm nhất của nghệ thuật
Thời kỳ Cổ vương quốc điêu khắc tập trung vào phong cách tả thực, đến thời kỳ Trung vương quốc và Tân vương quốc tính chất trọng thực đã giảm bớt Tỷ lệ các pho tượng được kéo dài, tạo dáng thanh mảnh cho tượng và phù hợp với kích thước của từng đền thờ và kim tự tháp
Viên thư lại Tượng vua Rahotep và hoàng hậu Nofret
Tượng viên thư lại
Tượng Viên thư lại (The Seated Scrib) là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của nghệ thuật Ai Cập cổ đại, được tìm thấy trong ngôi mộ cổ ở Saqqara
năm 1850 Bức tượng được tạc trong giai đoạn 2620-2500 TCN, hiện nằm trong
bộ sưu tập cổ vật Ai Cập tại bảo tàng Louvre (Pháp) Miêu tả viên thư lại đang ngồi tại nơi làm việc trong tư thế ngồi nghiêm trang, chân xếp bằng tròn, một tay cầm bút, một tay cầm giấy viết, mắt nhìn chăm chú về phía trước Toàn thân
tô màu, mắt được gắn thủy tinh khiến bức tượng trông giống thật Người Ai Cập
Trang 3434
coi trọng công việc thư lại và đề cao tầm quan trọng của chữ viết Trong xã hội
Ai Cập cổ đại, thư lại là người rất quan trọng và có nhiệm vụ: giữ hồ sơ thuế, hồ
sơ xét xử và nhiều loại văn bản khác Họ có nhiệm vụ ghi chép lại những câu chuyện về các vị thần, đọc và viết giúp mọi người
Tượng vua Rahotep và hoàng hậu Nofret
Tượng vua Rahotep và hoàng hậu Nofret được tìm thấy năm 1871 trong một mastaba Bức tượng được làm theo nguyên tắc nhìn thẳng, cao 120cm ở tư thế ngồi, hiện nay được trưng bày tại bảo tàng Cairo, Ai Cập
Rahotep mình trần, mặc váy ngắn màu trắng, có ria mép và mái tóc ngắn màu đen, toàn thân sơn màu nâu đỏ, cổ đeo vòng có bùa hình trái tim Tay trái đặt lên đùi, tay phải đặt trước ngực Nofret đội tóc giả dài ngang vai, trên tóc đội một vương miện trang trí hoa Bà mặc chiếc váy dài màu trắng, phần cổ áo được cắt may khéo léo, hai tay đặt trước ngực Cả hai bức tượng đều khảm thủy tinh trên mắt khiến cho bức tượng sống động như thật Chữ tượng hình trên ghế đằng sau vua Rahotep và hoàng hậu Nofret cho biết chức danh của họ Những bức tượng được tìm thấy ở triều đại thứ 4 (thời kỳ cổ vương quốc) cho thấy một cách thể hiện chân dung nhân vật lý tưởng hóa
Tượng Nefertiti (1370-1330 TCN)
Tượng Nefertiti cao 47cm, được tìm thấy năm 1912 ở sa mạc Amarna Đây là một trong những tác phẩm điêu khắc được tìm thấy nguyên vẹn nhất thể hiện
người phụ nữ đẹp thời cổ đại Bức tượng mô tả một người phụ nữ có gương mặt
khả ái, đầu đội vương miện hình trụ cao màu xanh, chiếc cổ vươn cao, nụ cười
bí ẩn Nefertiti là vợ của Pharaoh Akhenaten (Amenhotep IV) thuộc vương triều
thứ 17 thời kỳ Tân vương quốc, bà là người ủng hộ chủ trương cải cách tôn giáo
đa thần của chồng Nhiều tượng chân dung của bà được giữ đến ngay nay, đã đánh dấu sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật Ai Cập Tượng mang nhiều chất hiện thực, sống động, bớt đi lối vẽ trang nghiêm, quy tắc ở thời Cố vương quốc mở ra phong cách Amarna của thời Tân vương quốc Bức tượng hiện lưu giữ tại Bảo tàng Berlin (Đức)
Trang 35Tượng thần Ptah
Thần Ptah là thần sáng tạo, thần bảo trợ thủ công, những kiến trúc cơ bản cũng như bảo hộ cho những công nhân xây dựng kim tự tháp
Trang 3737
Phù điêu miêu tả cảnh sinh hoạt trong hoàng gia (phong cách Amarna) Trong nghệ thuật Ai Cập, phù điêu phát triển và được thể hiện theo ước lệ tạo hình Những ước lệ này chi phối trong nghệ thuật Ai Cập từ thời Cổ vương quốc
và tồn tại suốt chiều dài lịch sử cổ đại Ai Cập Đến thời kỳ Tân vương quốc, khi Akhenaten xóa bỏ hệ thống thờ đa thần của người dân Ai Cập và đề cao thần mặt trời Hệ thống tôn giáo cũ trong đời sống người Ai Cập cổ đại rất khó mất đi
vì đó đã là truyền trống hàng trăm năm, nhưng những thay đổi trong hệ thống tôn giáo mới này đã ảnh hưởng rất lớn đến phong cách nghệ thuật mà đại diện là phong cách Amarna Hình tượng nhân vật được kéo dài và phóng đại, yếu tố lý tưởng hóa giảm đi thay vào đó là những hình ảnh mang phong cách biểu tượng hơn Bức phù điêu miêu tả cảnh sinh hoạt của gia đình Akhenaten và Nefertiti đang chơi đùa cùng hai người con là một ví dụ, phía trên là hình ảnh thần mặt trời Aten, các khuôn mặt trong bức phù đều được miêu tả gầy gò với cằm nhọn, đôi môi dày, cổ thon dài, bụng nhô ra, hông rộng… Hình ảnh hoàng hậu Nefertiti xuất hiện trên hầu hết các phù điêu miêu tả về triều đại của nhà vua Akhenaten cho thấy sự ảnh hưởng lớn của bà trong vương triều
1.2.3 Nghệ thuật bích họa
Ngay từ thời kỳ Cổ vương quốc, bên cạnh những bức chạm nổi có tô màu còn
có nhiều tranh vẽ trên tường (bích hoạ) Trong các bức tranh này, ngoại trừ tính ước lệ trong cách tạo hình như đã đề cập ở nghệ thuật điêu khắc, tất cả các yếu
Trang 3838
tố khác đều đạt tới vẻ đẹp hoàn thiện Màu sắc trong sáng, tươi tắn với những nhịp điệu phong phú cùa mảng sáng tối, đậm nhạt, của màu sắc và của đường nét Hình tượng các con vật được diễn tả tỉ mỉ, chính xác và hài hoà Tuy vậy những bức tranh tường này vẫn bộc lộ cảm xúc sâu sắc của các tác giả khi vẽ tranh Tính khoa học thể hiện rất cao trong nghệ thuật tranh tường song không khô cứng mà vẫn mềm mại, giàu sức sống Nội dung được chuyến tải rất phong phú Đó là tôn giáo, là các cuộc tế lễ, cầu đảo, hoặc sinh hoạt của con người Dưới đây là những hình bích họa trang trí trong khu vực lăng mộ của Nebamun (1350TCN) ở Thebes (Lexur ngày nay) nằm ở phía Tây sông Nile của Ai Cập Một số hình ảnh trang trí nổi tiếng của ngôi mộ hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Anh, London
Ngôi mộ của ông được phát hiện năm 1820, trên bức tường trát là những hoạt cảnh mô tả quan điểm lý tưởng hóa cuộc sống như cảnh săn bắn ở đầm lầy, vũ công trong buổi tiệc, ao trong vườn, chăn gia súc… Cảnh săn bắn ở đầm lầy tả cảnh Nebamun đang đi săn trên một chiếc thuyền nhỏ với vợ Hatshepsut và con gái của họ, trong khu đầm lầy của sông Nile là đám sậy papyrus, người đàn ông đang cầm cây gậy ném, phía dưới cá bơi lội tung tăng, trên trời là chim muông với gam màu sắc nhẹ nhàng Trang phục màu trắng, với đồ trang sức tinh tế nổi bật trên nền da nâu và mái tóc đen Bên dưới là cảnh khu vườn, ở thế giới bên kia khu vườn cũng giống như ở trần gian của những gia đình Ai Cập giàu có: cá bơi đầy hồ, hoa trái sung túc, phía bên phải của hồ bơi là một nữ thần nghiêng người cung cấp trái cây và thức uống cho Nebamun Bức tranh diễn tả một bữa tiệc với nhiều món ăn ngon, có những nhạc công chơi đàn, và vũ nữ nhảy múa…
Đó là những khung cảnh đẹp đẽ, một cuộc sống phong phú và đầy đủ để chứng ming rằng dù ở nơi đâu, thế giới trần gian hay thế giới bên kia cuộc sống của họ luôn đầy đủ, và sung túc
Trang 3939
Bích họa trong khu mộ của Nebamun ở Thebes, Ai Cập (1350TCN)
Kết luận
- Nhìn chung, hội họa, điêu khắc ở Ai Cập cổ đại đã cùng với kiến trúc gặt hái
được những thành tựu lớn, đặc biệt trong việc tìm tòi thể hiện những cái thuộc
về con người, nó góp phần đặt định những cái chuẩn cho nghệ thuật phương
đông, Chẳng hạn ở Trung Quốc, các nhà nghệ sỹ lấy việc hướng tới tự nhiên
làm mục tiêu khám phá Nghệ thuật Ai Cập đã đóng góp phần xứng đáng vào
việc sắp xếp thứ hạng văn minh của đất nước này, đất nước được xem là nơi
đánh dấu buổi bình minh của lịch sử nhân loại
Trang 40sộ hóa những hình tượng được miêu tả lên thành mức biểu trưng Phối hợp miêu
tả cục bộ, đơn giản hóa cấu trúc Nắm chắc khối cơ bản như khối trụ, lập phương, quy trình phức tạp thành đơn giản, lược bỏ chi tiết để gây ấn tượng cụ thể
- Nghệ thuật Ai Cập có nét đặc thù riêng biệt, về hội họa và phù điêu, người Ai
cập có cách nhìn khuôn mặt nghiêng hay chính diện nét tạo hình dứt khoát, khỏe
khoắn và độc đáo Màu sắc sử dụng đơn giản như trắng, nâu, vàng, đỏ Trong điêu khắc, họ luôn phối hợp các hình kỷ hà, chắc chắn, giản dị Chủ đề trang trí trên đồ gốm thường diễn tả pong tục chôn cất người chết, cảnh cúng lễ, làm ruộng hay bơi thuyền qua sông Nile
- Ai Cập cổ đại là sự nối tiếp văn minh thời tiền sử đồ đá mới, từ thời Cổ vương quốc với sự định đô ở Memphis của nhà vua Narmer đã xây dựng 1 nền văn minh khác hẳn với Lưỡng Hà (về chính trị, tôn giáo, chữ viết và lý tưởng nghệ thuật) Điều này dẫn đến sự thống nhất hóa vương quốc và đi đến được một bản chất thần thánh có khả năng hun đúc liên tục về tinh thần Ai Cập kéo dài 4 thế
kỷ Đó là một nền nghệ thuật rất phát triển và đã được khẳng định từ nguồn gốc ban đầu của nó Các kiến trúc tôn giáo thờ cúng đã được thể hiện bên cạnh và bên trong Mastaba và Kim tự tháp Nghệ thuật gắn với trang trí hầm mộ
- Ở Ai Cập cổ đại, việc bảo tồn xác ướp để đặt trong các kim tự tháp, mastaba và các ngôi mộ được chú ý Các kiến trúc sư, các nhà điêu khắc, họa sỹ đều bị ảnh hưởng bởi việc phục vụ cho thần thánh và Pharaon Hội họa và điêu khắc xuất hiện trong những lăng mộ diễn tả cuộc sống và hình ảnh hàng ngày là 1 minh chứng cho ước vọng vĩnh cửu sau khi chết Hội họa, điêu khắc kết hợp với kiến